* Điển tích trong truyện KIỀU *
Trong thi văn cổ Việt Nam xưa, ta thường gặp những truyện tích được thu gọn trong một câu câu hay một đoạn ngắn, thường dùng Hán tự mà ta gọi là Điển tích hay Điển cố.
Điển tích luôn nêu cao những gương anh hùng dân tộc, những gương đạo đức trung hiếu tiết nghĩa…
Trong thơ văn cổ 2 tác phẩm tiêu biểu có nhiều Điển tích :
-Nhị Thập Tứ Hiếu của Lý Văn Phức, nêu ra 24 gương hiếu là 24 Điển tích.
-Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, đoạn ông chủ quán dẫn chứng nhiều Điển tích.
-Trong ca dao tục ngữ nhiều câu lấy ý từ Điển tích như :
‘ Có công mài sắt có ngày nên kim- ( Truyện Lý Bạch thuở nhỏ lười học thấy cụ già mài sắt để thành chiếc kim, ông chợt hiểu ở đời phải kiên tâm mói mong kết quả.)
Nợ như chúa Trổm- ( Truyện nhân gian kể có ông tên Trổm mắc nợ rất nhiều, khi lên làm vua người theo đòi nợ rất đông, có nợ thật cũng có nợ giả lợi dụng sự sang giàu của chúa Trổm. )
Nước mắt cá sấu- Người ta thấy cá xấu khi giết được con mồi nước mắt chảy ra- Chỉ người giả dối.)
Có ai lên núi mà coi,
Coi Bà Quản Tượng cỡi voi bành vàng. ( Bà Triệu )
Nực cười châu chấu đá xe,
Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng. ( Lý Thường Kiệt )
Truyện Kiều- Nguyễn Du
*Trong Đại thi phẩm truyện Kiều Nguyễn Du cũng dùng nhiều Điển tích trong câu thơ để thu gọn lời và tăng thêm ý tình.
Vậy ta hãy tìm hiểu những Điển tích thi hào Nguyễn Du ghi trong Truyện Kiều.
-Trải qua một cuôc bể dâu, ( Câu 1 )
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
( Do câu : ‘Tang hải biến vi tang điền ‘ nghĩa là ‘ Biển xanh hóa thành ruộng dâu’
-Lạ gì bỉ sắc tư phong, ( 5 )
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
( Do câu : ‘ Tạo vật đố hồng nhan ‘ nghĩa là trời ghét người đẹp )
-Cảo thơm lần dở trước đèn, ( 7 )
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
( Cảo thơm do câu ‘ Phương thảo’ ám chỉ pho sách hay )
-Đầu lòng hai ả Tố Nga, ( 15 )
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
( ví hai chị em Kiều đẹp như Hằng Nga và Tố Nga )
-Mai cốt cách, tuyết tinh thần, ( 17 )
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
( Mai cốt cách tên nàng Mai Phi được vua Đường Huyền Tông sủng ái, sau vua ái mộ Dương Quí Phi, nên Mai Phi bị thất sủng. )
-Cung thương lầu bậc ngũ âm, ( 31 )
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
( Ngũ âm nhạc cổ : hồ -xử- sang- xề- cống như tân nhạc : đồ,rê,mi,la,sol,la,si )
-Phong lưu rất mực hồng quần, ( 35 )
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
( Xưa bên Trung Hoa con gái mặc quần hồng và cài trâm-cặp kê sắp lấy chồng )
-Êm đềm trướng rủ màn che, ( 37 )
Tường Đông ong bướm đi về mặc ai.
( Tường Đông do 2 tiếng ‘ Đông lân ‘ do câu trong sách Mạnh Tử ‘ Du đông lân nhi lâu ký xử tư ‘ nghĩa là sang nhà láng giềng bên đông để chọc ghẹo gái
-Thanh Minh trong tiết tháng ba, ( 43 )
Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp Thanh.
( Theo lịch Tàu thời gian được chia làm 8 tiết : Lập xuân-Lập thu- Lập hạ- Lập đông-Xuân phân- Thu phân- Hạ chí- Đông chí. )
-Dập dìu tài tử giai nhân, ( 47 )
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
( Có bản chép áo quần như nêm là sai vì không đối chữ vì ‘giai nhân’ là danh từ không thể đối với ‘như nêm ‘ là động từ và cũng không đúng ý nghĩa- ‘Nen’ là một loại cỏ không lá chỉ có thân mọc chen với lúa rất nhiều. )
-Thuyền tình vừa ghé tơi nơi, ( 69 )
Thì đà châm gẫy, bình rơi bao giờ.
( Do câu ‘ Nhất phiến tình chu phương đáo ngạn- Bình trầm đa chiết dễ đa thì.’ Nghĩa là Chiếc lá thuyền tình vừa tới bến- Bình chìm hoa gẫy đã từ lâu.)
-Sắm sanh nếp tử xe châu, ( 77 )
Vùi nông một nấm, mặc dầu cỏ hoa.
( Quan tài bằng gỗ tử quí và xe chở quan tài có rèm châu che phủ )
-Trải bao thỏ lặn ác tà, ( 79 )
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm.
( Thỏ lặn : Trăng tàn – Ác tà : chim, ý nói trời sắp tối. Trích sự tích Đức Thích Ca thấy con thỏ nhảy vào lửa cho đồng loại ăn khỏi chết đói, Ngài thương tình cưu giúp đưa lên cung trăng, nên từ đó cho là trên trăng có thỏ, )
-Nào người phượng chạ loan chung, ( 89 )
Nào người tích lục tham hồng là ai?
( Tích lục tham hồng : tiếc màu xanh mê mầu hồng, ý nói mê sắc đẹp )
-Nguyên người quanh quất đâu xa, ( 147 )
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
( Trâm anh chỉ dòng dõi sang giàu- Trâm là kim cài tóc-Anh là vải mũ che đầu )
-Trộm nghe thơm nức hương lân, ( 155 )
Một nền Đổng Tước, khóa xuân hai Kiều.
( Thời Tam Quốc, bên Đông Ngô có hai chị em xinh đẹp tên Đại Kiều và Tiểu Kiều. Đại Kiều lấy Tôn Sách- Tiểu Kiều lấy Chu Du-Tào Tháo xây đài Đổng Tước để vui chơi- Chu Du dùng hỏa công đánh tan Tào Tháo, nếu thất bại thì 2 nàng Kiều sẽ bị nhốt trong Đổng Tước đài. )
-May thay giải cấu tương phùng, ( 159 )
Gặp tuần đố lá, thỏa lòng tìm hoa.
( May thay không hẹn mà gặp trong hội đố lá biết bao người đẹp tham gia vui chơi )
-Xem thơ nức nở khen thầm, ( 207 )
Giá đành tú khẩu, cẩm tâm khác thường.
( Tú khẩu : miệng như thêu- Cẩm tâm : lòng như gấm- Ý nói văn đẹp như thêu gấm dệt vóc)
-Giọng Kiều rên rỉ trướng loan, ( 223 )
Nhà huyên chợt tỉnh hỏi : Cơn cớ gì?
( Huyên là thứ cỏ hoa vàng trông đẹp, giải được buồn sầu, còn có tên ‘ Vong ưu thảo ‘
Ám chỉ mẹ hiền làm cho con cái quên nỗi buồn. )
-Vâng lời khuyên giải thấp cao, ( 227 )
Chưa xong điều nghĩ, đã dào mạch tương.
( Tích truyện hai bà vợ vua Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh, đi tìm vua Thuấn chết ở đất Thương Ngô. Đến sông Tiêu Tương 2 bà khóc lóc thảm thiết rồi gieo minh chết dưới dòng sông. )
-Sầu đong càng lắc càng đầy, ( 247 )
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê !
( Ba mùa thu dồn vào một ngày thì dài lắm- Kinh Thi có câu ‘Nhất nhật bất kiến như tam thu hề ‘ nghĩa là ‘ Một ngày không gặp mặt lâu bằng ba mùa thu ‘ )
-Mây Tần tỏa kín song the, ( 249 )
Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao.
( Mây Tần ý nói nơi có người đẹp như gái nước Tần- Tần thi có câu ‘ Tần vân như mỹ nhân ‘ ý nói mây Tần như gái đẹp )
-Vì chàng duyên nợ ba sinh, ( 257 )
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi.
( Duyên nợ ba sinh ý nói sống chết trung thành vơi nhau- Do điển tích : Đời Đường Viên Trạch đi chơi với bạn là Lý Nguyên Thiệu gặp người đàn bà gánh nước, Thiệu nói : Người đàn bà này đã có thai ba năm đợi tôi vào làm con bà. Xin hẹn bạn năm sau tại chùa Thiên Trúc Hàng Châu. Chiều hôm ấy Trạch mất, ba hôm sau Thiệu đến thăm người đàn bà, thì thấy đẻ con trai.Đứa bé thấy Thiệu đến thăm thì cười. )
-Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều, ( 265 )
Xăm xăm dè nẻo Lam kiều lần sang.
( Truyện Bùi Hằng gặp Vân Anh ở cầu Lam muốn lấy vợ. Bà mẹ Vân Anh ra điều kiện nếu tìm được chày ngọc hợp vớí chiếc cối để giã thuốc thì gả. Sau Bùi Hằng gặp tiên cho chày ngọc hợp với cối ngọc nên được lấy Vân Anh. )
-Thâm nghiêm kín cổng cao tường, ( 267 )
Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh.
( Lá thắm chim xanh là cách đưa tin- Tích truyện Vu Hựu nhặt được chiếc lá có đề thơ từ trong cung vua theo dòng nước chảy ra. Ông liền lấy chiếc lá khác họa lại bài thơ đợi dòng nước chảy ngược vào cung thả trôi vào. Sau vua thả bớt cung nữ, hai người đem thơ so lại cho là trời se duyên nên kết thành vợ chồng
-Dù khi lá thăm chỉ hồng, ( 323 )
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.
( Lá thắm chỉ hồng là duyên vợ chồng do điển tích đời Đường : Vi Cố đợi người mối lái để xem mặt vợ tương lai. Ông gặp cụ già ngồi đọc sách dưới trăng, hỏi ông đang đọc sách gì? Ông trả lời là sách ghi tên những người lấy nhau. Vi Cố hỏi vậy cụ cho biết cháu sẽ lấy ai? Cụ già cho biết Vi Cố sẽ lấy đứa bé 3 tuổi con bà bán rau ngoài chợ, vì tôi đã lấy sợi tơ hồng buộc chân hai người với nhau. Vi Cố hỏi muốn xem mặt được không? Cụ già nói được và sáng hôm sau dẫn Vi Cố ra chợ chỉ vào một đứa bé mặt mày lem luốc bảo đây là vợ anh. Vi Cố bực mình thuê người giết đưa bé nhưng không chết. 14 năm sau Vi Cố lấy cháu gái quan Thứ sử. Lấy nhau rồi Cố thấy vợ cài chiếc hoa trên sống mũi. Hỏi truyện mới biết vợ là đứa trẻ minh muốn giết. Từ đó Vi Cố chịu là duyên số do trời định không thể cưỡng lại được. )
-Sông Tương một giải nông sờ, ( 365 )
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.
( Tích truyên đời nhà Chu, có người con gái tên Lương Y gặp chàng Lý Sinh nhưng phải xa nhau
Nên làm bài thơ có những câu rất chí tình cảm động :
Quân tại Tương giang đầu : Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp tai Tương giang vĩ : Thiếp ở cuối sông Tương
Tương tư bất tương kiến : Nhớ nhau nhưng chẳng thấy
Đồng ẩm Tương giang thủy : Cùng uống nước sông Tương. )
-Nàng rắng gió bắt mưa cầm. ( 385 )
Đã toan tệ với tri âm bấy trầy.
( Tích truyện vào đời Xuân Thu, Bá Nha-Tử Kỳ là hai bạn tri âm. Một hôm Bá Nha ngồi dưới thuyền bỗng đàn đứt giây, biết có người nghe lén. Bá Nha tin rằng chỉ có Tử kỳ hiểu được tâm trạng minh gửi trong tiếng đàn, nên mời Tử Kỳ xuống thuyền nghe đàn và kết nghĩa tri âm. Sau được tin Tử Kỳ đã qua đời, Bá Nha đập đàn vi cho rằng từ nay ngoài Tử Kỳ không còn ai thưởng thức được tiếng đàn mình. )
-Xắn tay mở khóa động đào, ( 391 )
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai.
( Thiên Thai là núi mà Lưu Thần- Nguyễn Triệu đi ngao du gặp tiên nữ )
-Khen tài nhả ngọc phun châu, ( 405 )
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này.
( Nàng Ban Chiếu đời Hán và Tạ Đào Uẩn đời Tấn rất giỏi văn thơ cũng đến như Kiều mà thôi. )
-Nàng rằng trộm liếc dung quang, ( 409 )
Chẳng sân ngọc bội, thời thường Kim Môn.
( Ngoc bội và Kim Môn chỉ nơi giàu sang quyền quí- Sách Lễ ký nói người quân tử quí như ngọc- Kim Môm là cửa Kim Mã, ai thi đậu đều cho ở cửa kim để đợi được bổ dụng. )
-Sinh rằng : giai cấu là duyên, ( 419 )
Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.
( Kẻ hay người dở không biết có thành duyên không? Người quyết đinh có thể thay đổi đươc số trời. )
-Nhặt thưa, gương rọi đầu cành, ( 433 )
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu.
( Trướng huỳnh là màn có đom đóm chiếu sáng, chỉ màn treo phòng học- Truyên xưa kể học trò nghèo thường bắt đom đóm chiếu sáng để học thay đèn. )
-Tiếng sen sẽ động giấc hòe, ( 437 )
Bóng trăng đã xế, hoa lê lại gần.
( Sách Nam Kha của ông Lý Công Tá chép rằng Thuần Vu Phần nằm mộng tới nước Hòe An được vua gả công Chúa và được bổ nhiệm đất Nam kha làm thái thú. Sau cầm quân đánh giăc bị thua, công chúa mất, vua nghi cách chức đuổi đi. Vu Phần nằm mơ dưới gốc cây hòe, uất ức bỏ đi tu tiên )
-Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần, ( 439 )
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
( Theo tích Sở Tương Vương mơ thấy nữ thần núi Vu Giáp đến ân ái với mình )
-Chén hà sánh giọng quỳnh tương, ( 453 )
Dải là hương lớn, bình gương bóng lồng.
( Quỳnh tương là rượu ngon và trong- Đường Thi có câu ‘ Nhất ẩm quỳnh tương bách cảm sinh “ nghĩa là uống một chén rượu quỳnh tương sinh trăm điều nhớ. )
-Nàng rằng ‘hồng diệp xích thằng’ ( 459 )
Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri.
( Hồng diệp là hồng hay lá thắm- Xích thằng là tơ hồng hay chỉ hồng- Xem tích truyện ‘Lá thắm chỉ hồng’ trong câu 323 đã diễn nghĩa trên. )
-Rằng nghe nổi tiếng Cầm Đài, ( 463 )
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.
( Tên cái đài mà Tư Mã Tương Như gặp nàng Trác Văn Quân )
-So dần giây vũ, giây văn, ( 471 )
Bốn giây to nhỏ thay vần cung thương.
( Âm cung thấp và chậm- Âm thương cao và mau, là 2 cung chính nhạc cổ )
-Khúc đâu Hán Sở chiến trường, ( 473 )
Nghe như tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau.
( Trận chiến Hán Sở tranh hùng, Hán thắng Sở- Trận chiến có giáo sắt gươm vàng chạm nhau vang rền )
-Khúc đâu Tư Mã Phương Cầu, ( 475 )
Nghe như ai oán,như sầu phải chăng.
( Khúc Phượng Cầu Hoàng của Tư Mã Tương Như làm nàng Trắc Văn Quân mê say rồi hai người se duyên )
-Kê Khang này khúc Quảng Lăng, ( 477 )
Một rằng Lưu thùy, hai rằng Hành vân.
( Khúc Quảng Lăng của Kê Khang là cảnh tan rã bại trận của đất Quảng Lăng do Gia Cát Đàn và Võ Khâu Kiệm khởi nghĩa chống nhà Tần,khôi phục nhà Ngụy )
-Quá quan này khúc Chiêu Quân, ( 479 )
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia,
( Khúc đàn Chiêu Quân gảy khi qua cửa ải sang cống Hồ để tỏ lòng thương chúa nhà Hán và nhớ nhà mình. )
-Ra tuồng trên bộc trong dâu, ( 507 )
Thì con người ấy ai cầu làm chi.
( Tương truyền ngày xưa, trên bờ sông bộc và trong bãi dâu là nơi trai gái nước Tần và nước Vệ thường hẹn hò gặp nhau nơi đây. )
-Sự đâu chưa kịp đôi hồi, ( 539 )
Duyên đâu chưa kịp một lời trao tơ.
( Trao tơ là thành vợ chồng do truyện tích đời nhà Đường là Trương Gia Chinh co 5 người con gái, chàng Quách Nguyên Chấn muốn lấy 1 cô làm vợ. Ông Gia Chinh cho 5 cô ngồi sau bức rèm, mỗi cô cầm một sợi chỉ khác màu để ló ra ngoài cho chàng rể tương lai chọn lựa. Chàng Nguyên Chấn rút được sợi chỉ hồng cô thứ 3 cầm và lấy làm vợ. )
-Duyên hội ngộ, đức cù lao, ( 601 )
Bên tình bên hiếu bên nào trọng hơn.
( Cù lao do câu ‘ Cửa tự cù lao ‘ hay thương nghe nói ‘ Chín chữ cù lao ‘ chỉ công ơn cha mẹ nuôi dưỡng gồm : 1 sinh ra- 2 nâng niu- 3 vuốt ve – 4 cho bú mớm – 5 nuôi cho lớn- 6 dạy dỗ- 7 săn sóc trông nom- 8 khuyên răn – 9 giữ gìn. )
-Nuôi con cũng ước về sau, ( 657 )
Gieo tơ phải lựa, gieo cầu đáng nơi.
( Gieo cầu để kén rể- Tích truyện vua Vũ Đế cho công chúa đứng trên lầu ném quả cầu giữa đám đông, chàng nào bắt được sẽ chọn làm rể. )
-Dâng thơ đã thẹn nàng Oanh, ( 671 )
Lại thua ả Lý bán mình hay sao.
( Truyện nàng Đề Oanh dâng thơ xin chuộc tội cho cha là Thuần Vu Ý, được vua Văn Đế khen là co hiếu, tha tội cho cha nàng.- Còn nàng Lý Kỳ nhà nghèo phải bán mình cho làng để cúng thần rắn, lấy tiền cứu mẹ. Sau vua Việt Vương cảm phục lấy làm vợ. )
-Nợ tình chưa trả cho ai, ( 709 )
Khối tinh mang xuống tuyền đài chưa tan.
( Giai thoại để lại một thiên tình sử đã đi vào văn chương và âm nhạc giữa cô gái xinh đẹp con quan thứ sử và anh lái đò. Hàng ngày cô gái đứng trên lầu nhìn xuống dòng sông thấy anh lái đò cất tiếng hát thật hay. Nàng say mê giọng hát và sinh bênh tương tư. Quan biết tâm sự con gái sai người vời anh đến, nhưng khi nàng gặp mặt thấy chàng xấu xí nên thất vọng.Ngay cả chàng cũng thấy giai cấp và bản thân quá chênh lênh không thể hoài vọng, nên gieo mình xuống dòng sông. Hồn chàng nhập vào cây bạch đằng. Thợ tiện lấy gỗ tiện thành chén trà. Quan mua chén về cùng con gái ngồi trên lầu uống trà, khi rót nước vào chén thấy hình anh lái thuyền nổi lên
Sau nhân dân đặt tên là truyện Trương Chi – Mỵ Nương với những lời thơ trữ tình :
Chén không có nước thì thôi,
Hễ chén có nước thấy người hò khoan,
Mỵ Nương sực nhớ đến chàng,
Rơi hai dòng lệ là tan khối tình. )
-Vài tuần chưa cạn chén khuyên, ( 803 )
Mái ngoài nghỉ đã giục liền ruổi xe.
( Chén khuyên là chén mời lúc tiễn biệt khuyên nhau- Đường thi có câu ‘ Khuyên quân cảnh tận nhất bôi tửu – Tây xuất dương quan vô cố nhân.’ Nghĩa là khuyên anh hãy cạn chén này, khi ra khỏi cửa tây không ai tiễn đưa )
-Cửa hàng buôn bán cho may, ( 941 )
Đêm đêm hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu.
( Những ngày hàn thực để đồ ăn nguội- Nguyên tiêu là Tết rằm tháng giêng 3 tháng 3 truy niệm Giới Tử Thôi chết cháy trong rừng vì không chịu ra ăn lộc vua. )
-Xót người tựa cửa hôm mai, ( 1043 )
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
( Đời Chiến Quốc, Vương Tôn Giả theo phò vua nước Tề, bà mẹ thường ra tựa cửa chờ mong ông về )
-Dám nhờ cốt nhục tử sinh, ( 1099 )
Còn nhiều kết cỏ ngâm vành về sau.
( Đời Chiến Quốc, Ngụy Thù làm tướng nước Tần lúc sắp chểt dặn con chôn theo người thiếp yêu quí, nhưng Ngụy Khóa không nghe lời, viện lẽ người sắp chểt hay nói xàm. Sau Ngụy Khóa đánh nhau với tướng Tần là Đỗ Hồi bất phân thắng bại. Đêm ấy có cụ già đến bảo rằng : Tôi cám ơn tướng quân đã không chôn sống con tôi, ngày mai tướng quân hãy dụ Đỗ Hồi đến bãi cỏ tôi sẽ giúp cho thắng trận. Ngụy Khóa dụ Đỗ Hồi đến bãi cỏ tự nhiên vấp ngã bị Ngụy Khóa bắt hỏi tại sao vấp ngã thì Đỗ Hồi trả lời hình như có ai lấy cỏ cột chân tôi lại- Còn tích ngậm vành là Dương Bảo cứu một con chim sẻ bị chim cắt cắn bị thương, ông đem về nuôi rồi thả ra. Sau chim sẻ ngậm 4 vành ngọc về trả ơn.
-Dập dìu lá gió cành chim, ( 1231 )
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh.
( Tích truyện nàng Tích Đào đời Đường, còn nhỏ làm thơ có câu : ‘ Chi nghinh Nam Bắc điểu- Điệp Tông vãng lai phong ‘ nghĩa là cảnh đón chim Nam Bắc-Gió đưa lá qua lại- Cha nàng xem thơ biết sau con là kỹ nữ, đón nhiều khách tới lui. )
-Khi về hỏi liễu Chương Đài, ( 1261 )
Cành xuân đã bẻ cho người tình chung.
( Truyện đời Đường, Hán Hoành làm quan huyện Lâm Tri, xa nhà đã 3 năm một hôm nhớ quá, làm thơ gửi về cho vợ là Liễu thị ở phố Chương Đài trong thành Trường An, ý nghĩa :
Hỏi thăm cây liễu ở Chương Đài,
Ngày trước xanh xanh nay còn chăng?
Cành liễu dài rủ xuống như xưa
Tin chắc có ai bẻ mất rồi.
Liễu thị bị tướng Sa trà Ly bắt làm thiếp. sau nhờ Hứa Tuấn giúp 2 vợ chồng lại sum họp. )
-Lạ cho cái sóng khuynh thành, ( 1301 )
Làm cho đổ quán xiêu thành như chơi.
( Do bài thơ của Lý Diên Niên có câu : ‘ Phương Bắc có người đẹp- Nhất thời không ai bằng- Liếc một lần nghiêng thành- Liếc lần nữa nghiêng nước. )
-Thế trong dầu lớn hơn người, ( 1349 )
Trước hàm sư tử gửi người đằng la.
( TRuyện Trần Thường có người vợ rất ghen, nên ông Tô Đông Pha có thơ rằng ‘ Hốt văn Hà Đông sư tử hống- TRụ trượng lạc thú tâm mang nhiên. ‘ nghĩa là nghe tiếng sư tử Hà Đông rống rơi gậy không hay lúc nào- Nhân tích truyện đó sau người ta dung chữ ‘ Sư tử Hà Đông chỉ người vợ dữ và ghen )
-Cúi đầu nhìn xuống mái nhà, ( 1351 )
Dấm chua lại tội bằng ba lửa nồng.
( Dấm chua do tich Kim Hoàng Đế xứ Mãn Châu rất yêu quí 2 cung tần.Dăn Hoàng hậu khi ông chết chôn theo để hầu hạ dưới suối vàng, nhưng Hoàng hậu là người rất ghen tuông nghĩ rằng nếu 2 cung nữ chôn theo sẽ tiếp túc hoan lạc, nên truyền ngâm giấm cho xương thịt tan rã.)
-Trông lên mặt sắt đen sì, ( 1409 )
Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời.
( Tích Triệu Biện làm quan đời Tống rất công minh, mênh danh là ‘ Thiết điện ngự sử ‘ quan có mặt sắt uy quyền ngay thẳng giống Bao Công xử án phân minh không nể sợ cường quyền.)
-Tin nhà ngày một vắng tin, ( 1479 )
Mặn tình cát lũy, nhạt tình tào khang,
( Cát lũy giây sắn chỉ vợ nhỏ- Tào khang là bổng và cám chỉ vợ lớn- Do truyện đời Hán vua Quang Vũ muốn gả chị cho ông Tống Hoàng nên dò hỏi ‘ Ngạn văn, qui dịch giao, phu dịch thê hữu chư? nghĩa là sang đổi bạn, giàu đổi vợ có không? Hoàng thưa ‘ Thân văn, bần tiện chi giao bất khả vong- Tào khang chi thê bất khả hạ đường.’ nghĩa là Thần nghe nói bạn bè thuở nghèo nàn chớ quên- Vợ là lúc tấm cám chớ để nằm nhà dưới-Vua nghe nói thế không dám ép Tống Hoàng.)
-Gần miền nghe có một thày, ( 1683 )
Phi phu tri quí, cao tay thông huyền.
( Phi phu tri quí là đốt bùa gọi quỉ đến- Cao tay thông huyền là thông đến nỗi huyền bí. )
-Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai, ( 1715 )
Cửa nhà đâu mất, lâu đài nào đây?
( Hoàng lương là lúa kê vàng, chỉ giấc mơ đẹp- Tích truyện Lư Sinh gặp đạo sĩ ở quán trọ than nghèo. Đạo sĩ lấy cái gối trong bị bảo nằm ngủ sẽ thấy vinh qui. Lư Sinh mơ thi đâu tiến sĩ làm quan lấy vợ đẹp con khôn, khi tỉnh dạy vẫn thấy nồi kê chưa chin. Sinh chợt hiểu mọi sự trên đời còn qua mau hơn nồi kê chờ chin, )
-Đưa nàng đến trước Phật đường, ( 1919 )
Tam qui, ngũ giới, cho nàng xuất gia.
( Tam qui gồm Qui Phật- Qui pháp- Qui tang- Ngũ giới gồm 5 điều phải xa lánh “ Giết sinh vật- Trôm cắp – Tà dâm- Nói càn – Uông rượu.’
-Cùng đường dù tính chữ tòng, ( 2119 )
Biết người, biết mặt, biết lòng làm sao?
( Bài thơ Trang Tử có câu :
Họa hổ, họa bì, nan họa cốt : Vẽ hổ, vẽ da, khó vẽ xương.
Tri nhân, tri diên, bất tri âm : Biết người, biết mặt, chẳng biết lòng.)
-Đường đường một đấng anh hào, ( 2160 )
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
( Từ Hải võ gậy giỏi hơn người- Lược thao do chữ ‘ Tam lược lục thao ‘- Tam lược có 3 thiên
Thượng- Trung- Hạ- Lục thao có 6 thiên là Long -Hổ- Vân- Vũ-Báo -Khuyển.)
-Giang sơn hồ thủy vẫy vùng, ( 2173 )
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.
( Thanh gươm, cay đàn và con thuyền chỉ người tài hoa chí lớn lo việc thiên hạ.
Do câu thơ của Hoàng Sào đời Đường :
Bán kiên cung kiếm bằng thiên túng : Vai đeo cung kiếm trời cho
Nhật trao giang sơn tận địa duy : Một chèo đi khắp sông hồ núi non. )
-Bấy lâu nghe tiếng má đào, ( 2181 )
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
( Mắt xanh là đặc biệt yêu mến- Do tích Nguyễn Tịnh đời Tấn gặp người tri kỷ thì mắt đổi màu xanh, người thường thì lộ màu trắng. )
-Từ rằng lời nói hữu tình, ( 2191 )
Khiến lòng lại nhớ đến Bình Nguyên Quân.
( Đời Chiến Quốc, Bình Nguyên Quân tên Triệu Thắng làm tướng quốc nước Triệu, tính tình hào phóng hay giúp đỡ người, trong nhà luôn có 3 ngàn tân khách có thơ khen rằng :
Vi tri can phủ hương thùy thi : Biết cùng ai tỏ tâm tình?
Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân: Khiến người lại nhớ đến Binh Nguyên Quân
-Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, ( 2329 )
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân.
( Sâm là sao hôm- Thương là sao mai-Hai sao này không bao giờ gặp nhau-Sự tích vua Cao Tôn Thị đời thượng cổ có 2 người con gái tên Ái Bá và Thục Trâm hay đánh lộn. Vua bức mình đầy Ái Bá ra phía đông nơi Sao Mai, còn Thục Trâm sang phía tây nơi Sao Hôm. )
Thân tàn gạn đục khơi trong
Là nhờ quân tử khác lòng người ta. ( 2353 )
( dịch câu : " Khích trọc dưỡng thanh " )
Khúc đâu đầm ấm dương hòa ( 2359-3563 )
Ấy là Hồ Điệp hay là Trang Sinh
Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên.
( Hồ Điệp; con bướm- Trang Sinh là Trang Tử nằm mơ thấy mình hóa bướm- Vua Thục Đế mất nước hóa thành chim cuốc kêu than mất nước )
Trăng soi châu rỏ duềnh quyên
Ấm sao hạt ngoc Lam Điền mới đông ( 2364 )
( Lam Điền nơi có nhiều ngoc quí )
Thiện Tâm ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài ( 2389 )
( Kết thúc truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng lời Tam Hợp Đạo Cô để bày tỏ quan niệm minh :
Phúc họa đạo trời- Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra )
Kết.
Mục đích bài viết để giúp độc giả đỡ mất thời giờ và phải ngưng cảm hứng tìm điển tích trong lời thơ.
Bài Tổng hợp chỉ tiêu biểu nên khó tránh những sai sót.
Mong thông cảm và chân thành cảm tạ !
Trong thi văn cổ Việt Nam xưa, ta thường gặp những truyện tích được thu gọn trong một câu câu hay một đoạn ngắn, thường dùng Hán tự mà ta gọi là Điển tích hay Điển cố.
Điển tích luôn nêu cao những gương anh hùng dân tộc, những gương đạo đức trung hiếu tiết nghĩa…
Trong thơ văn cổ 2 tác phẩm tiêu biểu có nhiều Điển tích :
-Nhị Thập Tứ Hiếu của Lý Văn Phức, nêu ra 24 gương hiếu là 24 Điển tích.
-Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, đoạn ông chủ quán dẫn chứng nhiều Điển tích.
-Trong ca dao tục ngữ nhiều câu lấy ý từ Điển tích như :
‘ Có công mài sắt có ngày nên kim- ( Truyện Lý Bạch thuở nhỏ lười học thấy cụ già mài sắt để thành chiếc kim, ông chợt hiểu ở đời phải kiên tâm mói mong kết quả.)
Nợ như chúa Trổm- ( Truyện nhân gian kể có ông tên Trổm mắc nợ rất nhiều, khi lên làm vua người theo đòi nợ rất đông, có nợ thật cũng có nợ giả lợi dụng sự sang giàu của chúa Trổm. )
Nước mắt cá sấu- Người ta thấy cá xấu khi giết được con mồi nước mắt chảy ra- Chỉ người giả dối.)
Có ai lên núi mà coi,
Coi Bà Quản Tượng cỡi voi bành vàng. ( Bà Triệu )
Nực cười châu chấu đá xe,
Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng. ( Lý Thường Kiệt )
Truyện Kiều- Nguyễn Du
*Trong Đại thi phẩm truyện Kiều Nguyễn Du cũng dùng nhiều Điển tích trong câu thơ để thu gọn lời và tăng thêm ý tình.
Vậy ta hãy tìm hiểu những Điển tích thi hào Nguyễn Du ghi trong Truyện Kiều.
-Trải qua một cuôc bể dâu, ( Câu 1 )
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
( Do câu : ‘Tang hải biến vi tang điền ‘ nghĩa là ‘ Biển xanh hóa thành ruộng dâu’
-Lạ gì bỉ sắc tư phong, ( 5 )
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
( Do câu : ‘ Tạo vật đố hồng nhan ‘ nghĩa là trời ghét người đẹp )
-Cảo thơm lần dở trước đèn, ( 7 )
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
( Cảo thơm do câu ‘ Phương thảo’ ám chỉ pho sách hay )
-Đầu lòng hai ả Tố Nga, ( 15 )
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
( ví hai chị em Kiều đẹp như Hằng Nga và Tố Nga )
-Mai cốt cách, tuyết tinh thần, ( 17 )
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
( Mai cốt cách tên nàng Mai Phi được vua Đường Huyền Tông sủng ái, sau vua ái mộ Dương Quí Phi, nên Mai Phi bị thất sủng. )
-Cung thương lầu bậc ngũ âm, ( 31 )
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
( Ngũ âm nhạc cổ : hồ -xử- sang- xề- cống như tân nhạc : đồ,rê,mi,la,sol,la,si )
-Phong lưu rất mực hồng quần, ( 35 )
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
( Xưa bên Trung Hoa con gái mặc quần hồng và cài trâm-cặp kê sắp lấy chồng )
-Êm đềm trướng rủ màn che, ( 37 )
Tường Đông ong bướm đi về mặc ai.
( Tường Đông do 2 tiếng ‘ Đông lân ‘ do câu trong sách Mạnh Tử ‘ Du đông lân nhi lâu ký xử tư ‘ nghĩa là sang nhà láng giềng bên đông để chọc ghẹo gái
-Thanh Minh trong tiết tháng ba, ( 43 )
Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp Thanh.
( Theo lịch Tàu thời gian được chia làm 8 tiết : Lập xuân-Lập thu- Lập hạ- Lập đông-Xuân phân- Thu phân- Hạ chí- Đông chí. )
-Dập dìu tài tử giai nhân, ( 47 )
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
( Có bản chép áo quần như nêm là sai vì không đối chữ vì ‘giai nhân’ là danh từ không thể đối với ‘như nêm ‘ là động từ và cũng không đúng ý nghĩa- ‘Nen’ là một loại cỏ không lá chỉ có thân mọc chen với lúa rất nhiều. )
-Thuyền tình vừa ghé tơi nơi, ( 69 )
Thì đà châm gẫy, bình rơi bao giờ.
( Do câu ‘ Nhất phiến tình chu phương đáo ngạn- Bình trầm đa chiết dễ đa thì.’ Nghĩa là Chiếc lá thuyền tình vừa tới bến- Bình chìm hoa gẫy đã từ lâu.)
-Sắm sanh nếp tử xe châu, ( 77 )
Vùi nông một nấm, mặc dầu cỏ hoa.
( Quan tài bằng gỗ tử quí và xe chở quan tài có rèm châu che phủ )
-Trải bao thỏ lặn ác tà, ( 79 )
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm.
( Thỏ lặn : Trăng tàn – Ác tà : chim, ý nói trời sắp tối. Trích sự tích Đức Thích Ca thấy con thỏ nhảy vào lửa cho đồng loại ăn khỏi chết đói, Ngài thương tình cưu giúp đưa lên cung trăng, nên từ đó cho là trên trăng có thỏ, )
-Nào người phượng chạ loan chung, ( 89 )
Nào người tích lục tham hồng là ai?
( Tích lục tham hồng : tiếc màu xanh mê mầu hồng, ý nói mê sắc đẹp )
-Nguyên người quanh quất đâu xa, ( 147 )
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
( Trâm anh chỉ dòng dõi sang giàu- Trâm là kim cài tóc-Anh là vải mũ che đầu )
-Trộm nghe thơm nức hương lân, ( 155 )
Một nền Đổng Tước, khóa xuân hai Kiều.
( Thời Tam Quốc, bên Đông Ngô có hai chị em xinh đẹp tên Đại Kiều và Tiểu Kiều. Đại Kiều lấy Tôn Sách- Tiểu Kiều lấy Chu Du-Tào Tháo xây đài Đổng Tước để vui chơi- Chu Du dùng hỏa công đánh tan Tào Tháo, nếu thất bại thì 2 nàng Kiều sẽ bị nhốt trong Đổng Tước đài. )
-May thay giải cấu tương phùng, ( 159 )
Gặp tuần đố lá, thỏa lòng tìm hoa.
( May thay không hẹn mà gặp trong hội đố lá biết bao người đẹp tham gia vui chơi )
-Xem thơ nức nở khen thầm, ( 207 )
Giá đành tú khẩu, cẩm tâm khác thường.
( Tú khẩu : miệng như thêu- Cẩm tâm : lòng như gấm- Ý nói văn đẹp như thêu gấm dệt vóc)
-Giọng Kiều rên rỉ trướng loan, ( 223 )
Nhà huyên chợt tỉnh hỏi : Cơn cớ gì?
( Huyên là thứ cỏ hoa vàng trông đẹp, giải được buồn sầu, còn có tên ‘ Vong ưu thảo ‘
Ám chỉ mẹ hiền làm cho con cái quên nỗi buồn. )
-Vâng lời khuyên giải thấp cao, ( 227 )
Chưa xong điều nghĩ, đã dào mạch tương.
( Tích truyện hai bà vợ vua Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh, đi tìm vua Thuấn chết ở đất Thương Ngô. Đến sông Tiêu Tương 2 bà khóc lóc thảm thiết rồi gieo minh chết dưới dòng sông. )
-Sầu đong càng lắc càng đầy, ( 247 )
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê !
( Ba mùa thu dồn vào một ngày thì dài lắm- Kinh Thi có câu ‘Nhất nhật bất kiến như tam thu hề ‘ nghĩa là ‘ Một ngày không gặp mặt lâu bằng ba mùa thu ‘ )
-Mây Tần tỏa kín song the, ( 249 )
Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao.
( Mây Tần ý nói nơi có người đẹp như gái nước Tần- Tần thi có câu ‘ Tần vân như mỹ nhân ‘ ý nói mây Tần như gái đẹp )
-Vì chàng duyên nợ ba sinh, ( 257 )
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi.
( Duyên nợ ba sinh ý nói sống chết trung thành vơi nhau- Do điển tích : Đời Đường Viên Trạch đi chơi với bạn là Lý Nguyên Thiệu gặp người đàn bà gánh nước, Thiệu nói : Người đàn bà này đã có thai ba năm đợi tôi vào làm con bà. Xin hẹn bạn năm sau tại chùa Thiên Trúc Hàng Châu. Chiều hôm ấy Trạch mất, ba hôm sau Thiệu đến thăm người đàn bà, thì thấy đẻ con trai.Đứa bé thấy Thiệu đến thăm thì cười. )
-Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều, ( 265 )
Xăm xăm dè nẻo Lam kiều lần sang.
( Truyện Bùi Hằng gặp Vân Anh ở cầu Lam muốn lấy vợ. Bà mẹ Vân Anh ra điều kiện nếu tìm được chày ngọc hợp vớí chiếc cối để giã thuốc thì gả. Sau Bùi Hằng gặp tiên cho chày ngọc hợp với cối ngọc nên được lấy Vân Anh. )
-Thâm nghiêm kín cổng cao tường, ( 267 )
Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh.
( Lá thắm chim xanh là cách đưa tin- Tích truyện Vu Hựu nhặt được chiếc lá có đề thơ từ trong cung vua theo dòng nước chảy ra. Ông liền lấy chiếc lá khác họa lại bài thơ đợi dòng nước chảy ngược vào cung thả trôi vào. Sau vua thả bớt cung nữ, hai người đem thơ so lại cho là trời se duyên nên kết thành vợ chồng
-Dù khi lá thăm chỉ hồng, ( 323 )
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.
( Lá thắm chỉ hồng là duyên vợ chồng do điển tích đời Đường : Vi Cố đợi người mối lái để xem mặt vợ tương lai. Ông gặp cụ già ngồi đọc sách dưới trăng, hỏi ông đang đọc sách gì? Ông trả lời là sách ghi tên những người lấy nhau. Vi Cố hỏi vậy cụ cho biết cháu sẽ lấy ai? Cụ già cho biết Vi Cố sẽ lấy đứa bé 3 tuổi con bà bán rau ngoài chợ, vì tôi đã lấy sợi tơ hồng buộc chân hai người với nhau. Vi Cố hỏi muốn xem mặt được không? Cụ già nói được và sáng hôm sau dẫn Vi Cố ra chợ chỉ vào một đứa bé mặt mày lem luốc bảo đây là vợ anh. Vi Cố bực mình thuê người giết đưa bé nhưng không chết. 14 năm sau Vi Cố lấy cháu gái quan Thứ sử. Lấy nhau rồi Cố thấy vợ cài chiếc hoa trên sống mũi. Hỏi truyện mới biết vợ là đứa trẻ minh muốn giết. Từ đó Vi Cố chịu là duyên số do trời định không thể cưỡng lại được. )
-Sông Tương một giải nông sờ, ( 365 )
Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.
( Tích truyên đời nhà Chu, có người con gái tên Lương Y gặp chàng Lý Sinh nhưng phải xa nhau
Nên làm bài thơ có những câu rất chí tình cảm động :
Quân tại Tương giang đầu : Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp tai Tương giang vĩ : Thiếp ở cuối sông Tương
Tương tư bất tương kiến : Nhớ nhau nhưng chẳng thấy
Đồng ẩm Tương giang thủy : Cùng uống nước sông Tương. )
-Nàng rắng gió bắt mưa cầm. ( 385 )
Đã toan tệ với tri âm bấy trầy.
( Tích truyện vào đời Xuân Thu, Bá Nha-Tử Kỳ là hai bạn tri âm. Một hôm Bá Nha ngồi dưới thuyền bỗng đàn đứt giây, biết có người nghe lén. Bá Nha tin rằng chỉ có Tử kỳ hiểu được tâm trạng minh gửi trong tiếng đàn, nên mời Tử Kỳ xuống thuyền nghe đàn và kết nghĩa tri âm. Sau được tin Tử Kỳ đã qua đời, Bá Nha đập đàn vi cho rằng từ nay ngoài Tử Kỳ không còn ai thưởng thức được tiếng đàn mình. )
-Xắn tay mở khóa động đào, ( 391 )
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai.
( Thiên Thai là núi mà Lưu Thần- Nguyễn Triệu đi ngao du gặp tiên nữ )
-Khen tài nhả ngọc phun châu, ( 405 )
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này.
( Nàng Ban Chiếu đời Hán và Tạ Đào Uẩn đời Tấn rất giỏi văn thơ cũng đến như Kiều mà thôi. )
-Nàng rằng trộm liếc dung quang, ( 409 )
Chẳng sân ngọc bội, thời thường Kim Môn.
( Ngoc bội và Kim Môn chỉ nơi giàu sang quyền quí- Sách Lễ ký nói người quân tử quí như ngọc- Kim Môm là cửa Kim Mã, ai thi đậu đều cho ở cửa kim để đợi được bổ dụng. )
-Sinh rằng : giai cấu là duyên, ( 419 )
Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.
( Kẻ hay người dở không biết có thành duyên không? Người quyết đinh có thể thay đổi đươc số trời. )
-Nhặt thưa, gương rọi đầu cành, ( 433 )
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu.
( Trướng huỳnh là màn có đom đóm chiếu sáng, chỉ màn treo phòng học- Truyên xưa kể học trò nghèo thường bắt đom đóm chiếu sáng để học thay đèn. )
-Tiếng sen sẽ động giấc hòe, ( 437 )
Bóng trăng đã xế, hoa lê lại gần.
( Sách Nam Kha của ông Lý Công Tá chép rằng Thuần Vu Phần nằm mộng tới nước Hòe An được vua gả công Chúa và được bổ nhiệm đất Nam kha làm thái thú. Sau cầm quân đánh giăc bị thua, công chúa mất, vua nghi cách chức đuổi đi. Vu Phần nằm mơ dưới gốc cây hòe, uất ức bỏ đi tu tiên )
-Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần, ( 439 )
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
( Theo tích Sở Tương Vương mơ thấy nữ thần núi Vu Giáp đến ân ái với mình )
-Chén hà sánh giọng quỳnh tương, ( 453 )
Dải là hương lớn, bình gương bóng lồng.
( Quỳnh tương là rượu ngon và trong- Đường Thi có câu ‘ Nhất ẩm quỳnh tương bách cảm sinh “ nghĩa là uống một chén rượu quỳnh tương sinh trăm điều nhớ. )
-Nàng rằng ‘hồng diệp xích thằng’ ( 459 )
Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri.
( Hồng diệp là hồng hay lá thắm- Xích thằng là tơ hồng hay chỉ hồng- Xem tích truyện ‘Lá thắm chỉ hồng’ trong câu 323 đã diễn nghĩa trên. )
-Rằng nghe nổi tiếng Cầm Đài, ( 463 )
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.
( Tên cái đài mà Tư Mã Tương Như gặp nàng Trác Văn Quân )
-So dần giây vũ, giây văn, ( 471 )
Bốn giây to nhỏ thay vần cung thương.
( Âm cung thấp và chậm- Âm thương cao và mau, là 2 cung chính nhạc cổ )
-Khúc đâu Hán Sở chiến trường, ( 473 )
Nghe như tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau.
( Trận chiến Hán Sở tranh hùng, Hán thắng Sở- Trận chiến có giáo sắt gươm vàng chạm nhau vang rền )
-Khúc đâu Tư Mã Phương Cầu, ( 475 )
Nghe như ai oán,như sầu phải chăng.
( Khúc Phượng Cầu Hoàng của Tư Mã Tương Như làm nàng Trắc Văn Quân mê say rồi hai người se duyên )
-Kê Khang này khúc Quảng Lăng, ( 477 )
Một rằng Lưu thùy, hai rằng Hành vân.
( Khúc Quảng Lăng của Kê Khang là cảnh tan rã bại trận của đất Quảng Lăng do Gia Cát Đàn và Võ Khâu Kiệm khởi nghĩa chống nhà Tần,khôi phục nhà Ngụy )
-Quá quan này khúc Chiêu Quân, ( 479 )
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia,
( Khúc đàn Chiêu Quân gảy khi qua cửa ải sang cống Hồ để tỏ lòng thương chúa nhà Hán và nhớ nhà mình. )
-Ra tuồng trên bộc trong dâu, ( 507 )
Thì con người ấy ai cầu làm chi.
( Tương truyền ngày xưa, trên bờ sông bộc và trong bãi dâu là nơi trai gái nước Tần và nước Vệ thường hẹn hò gặp nhau nơi đây. )
-Sự đâu chưa kịp đôi hồi, ( 539 )
Duyên đâu chưa kịp một lời trao tơ.
( Trao tơ là thành vợ chồng do truyện tích đời nhà Đường là Trương Gia Chinh co 5 người con gái, chàng Quách Nguyên Chấn muốn lấy 1 cô làm vợ. Ông Gia Chinh cho 5 cô ngồi sau bức rèm, mỗi cô cầm một sợi chỉ khác màu để ló ra ngoài cho chàng rể tương lai chọn lựa. Chàng Nguyên Chấn rút được sợi chỉ hồng cô thứ 3 cầm và lấy làm vợ. )
-Duyên hội ngộ, đức cù lao, ( 601 )
Bên tình bên hiếu bên nào trọng hơn.
( Cù lao do câu ‘ Cửa tự cù lao ‘ hay thương nghe nói ‘ Chín chữ cù lao ‘ chỉ công ơn cha mẹ nuôi dưỡng gồm : 1 sinh ra- 2 nâng niu- 3 vuốt ve – 4 cho bú mớm – 5 nuôi cho lớn- 6 dạy dỗ- 7 săn sóc trông nom- 8 khuyên răn – 9 giữ gìn. )
-Nuôi con cũng ước về sau, ( 657 )
Gieo tơ phải lựa, gieo cầu đáng nơi.
( Gieo cầu để kén rể- Tích truyện vua Vũ Đế cho công chúa đứng trên lầu ném quả cầu giữa đám đông, chàng nào bắt được sẽ chọn làm rể. )
-Dâng thơ đã thẹn nàng Oanh, ( 671 )
Lại thua ả Lý bán mình hay sao.
( Truyện nàng Đề Oanh dâng thơ xin chuộc tội cho cha là Thuần Vu Ý, được vua Văn Đế khen là co hiếu, tha tội cho cha nàng.- Còn nàng Lý Kỳ nhà nghèo phải bán mình cho làng để cúng thần rắn, lấy tiền cứu mẹ. Sau vua Việt Vương cảm phục lấy làm vợ. )
-Nợ tình chưa trả cho ai, ( 709 )
Khối tinh mang xuống tuyền đài chưa tan.
( Giai thoại để lại một thiên tình sử đã đi vào văn chương và âm nhạc giữa cô gái xinh đẹp con quan thứ sử và anh lái đò. Hàng ngày cô gái đứng trên lầu nhìn xuống dòng sông thấy anh lái đò cất tiếng hát thật hay. Nàng say mê giọng hát và sinh bênh tương tư. Quan biết tâm sự con gái sai người vời anh đến, nhưng khi nàng gặp mặt thấy chàng xấu xí nên thất vọng.Ngay cả chàng cũng thấy giai cấp và bản thân quá chênh lênh không thể hoài vọng, nên gieo mình xuống dòng sông. Hồn chàng nhập vào cây bạch đằng. Thợ tiện lấy gỗ tiện thành chén trà. Quan mua chén về cùng con gái ngồi trên lầu uống trà, khi rót nước vào chén thấy hình anh lái thuyền nổi lên
Sau nhân dân đặt tên là truyện Trương Chi – Mỵ Nương với những lời thơ trữ tình :
Chén không có nước thì thôi,
Hễ chén có nước thấy người hò khoan,
Mỵ Nương sực nhớ đến chàng,
Rơi hai dòng lệ là tan khối tình. )
-Vài tuần chưa cạn chén khuyên, ( 803 )
Mái ngoài nghỉ đã giục liền ruổi xe.
( Chén khuyên là chén mời lúc tiễn biệt khuyên nhau- Đường thi có câu ‘ Khuyên quân cảnh tận nhất bôi tửu – Tây xuất dương quan vô cố nhân.’ Nghĩa là khuyên anh hãy cạn chén này, khi ra khỏi cửa tây không ai tiễn đưa )
-Cửa hàng buôn bán cho may, ( 941 )
Đêm đêm hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu.
( Những ngày hàn thực để đồ ăn nguội- Nguyên tiêu là Tết rằm tháng giêng 3 tháng 3 truy niệm Giới Tử Thôi chết cháy trong rừng vì không chịu ra ăn lộc vua. )
-Xót người tựa cửa hôm mai, ( 1043 )
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
( Đời Chiến Quốc, Vương Tôn Giả theo phò vua nước Tề, bà mẹ thường ra tựa cửa chờ mong ông về )
-Dám nhờ cốt nhục tử sinh, ( 1099 )
Còn nhiều kết cỏ ngâm vành về sau.
( Đời Chiến Quốc, Ngụy Thù làm tướng nước Tần lúc sắp chểt dặn con chôn theo người thiếp yêu quí, nhưng Ngụy Khóa không nghe lời, viện lẽ người sắp chểt hay nói xàm. Sau Ngụy Khóa đánh nhau với tướng Tần là Đỗ Hồi bất phân thắng bại. Đêm ấy có cụ già đến bảo rằng : Tôi cám ơn tướng quân đã không chôn sống con tôi, ngày mai tướng quân hãy dụ Đỗ Hồi đến bãi cỏ tôi sẽ giúp cho thắng trận. Ngụy Khóa dụ Đỗ Hồi đến bãi cỏ tự nhiên vấp ngã bị Ngụy Khóa bắt hỏi tại sao vấp ngã thì Đỗ Hồi trả lời hình như có ai lấy cỏ cột chân tôi lại- Còn tích ngậm vành là Dương Bảo cứu một con chim sẻ bị chim cắt cắn bị thương, ông đem về nuôi rồi thả ra. Sau chim sẻ ngậm 4 vành ngọc về trả ơn.
-Dập dìu lá gió cành chim, ( 1231 )
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh.
( Tích truyện nàng Tích Đào đời Đường, còn nhỏ làm thơ có câu : ‘ Chi nghinh Nam Bắc điểu- Điệp Tông vãng lai phong ‘ nghĩa là cảnh đón chim Nam Bắc-Gió đưa lá qua lại- Cha nàng xem thơ biết sau con là kỹ nữ, đón nhiều khách tới lui. )
-Khi về hỏi liễu Chương Đài, ( 1261 )
Cành xuân đã bẻ cho người tình chung.
( Truyện đời Đường, Hán Hoành làm quan huyện Lâm Tri, xa nhà đã 3 năm một hôm nhớ quá, làm thơ gửi về cho vợ là Liễu thị ở phố Chương Đài trong thành Trường An, ý nghĩa :
Hỏi thăm cây liễu ở Chương Đài,
Ngày trước xanh xanh nay còn chăng?
Cành liễu dài rủ xuống như xưa
Tin chắc có ai bẻ mất rồi.
Liễu thị bị tướng Sa trà Ly bắt làm thiếp. sau nhờ Hứa Tuấn giúp 2 vợ chồng lại sum họp. )
-Lạ cho cái sóng khuynh thành, ( 1301 )
Làm cho đổ quán xiêu thành như chơi.
( Do bài thơ của Lý Diên Niên có câu : ‘ Phương Bắc có người đẹp- Nhất thời không ai bằng- Liếc một lần nghiêng thành- Liếc lần nữa nghiêng nước. )
-Thế trong dầu lớn hơn người, ( 1349 )
Trước hàm sư tử gửi người đằng la.
( TRuyện Trần Thường có người vợ rất ghen, nên ông Tô Đông Pha có thơ rằng ‘ Hốt văn Hà Đông sư tử hống- TRụ trượng lạc thú tâm mang nhiên. ‘ nghĩa là nghe tiếng sư tử Hà Đông rống rơi gậy không hay lúc nào- Nhân tích truyện đó sau người ta dung chữ ‘ Sư tử Hà Đông chỉ người vợ dữ và ghen )
-Cúi đầu nhìn xuống mái nhà, ( 1351 )
Dấm chua lại tội bằng ba lửa nồng.
( Dấm chua do tich Kim Hoàng Đế xứ Mãn Châu rất yêu quí 2 cung tần.Dăn Hoàng hậu khi ông chết chôn theo để hầu hạ dưới suối vàng, nhưng Hoàng hậu là người rất ghen tuông nghĩ rằng nếu 2 cung nữ chôn theo sẽ tiếp túc hoan lạc, nên truyền ngâm giấm cho xương thịt tan rã.)
-Trông lên mặt sắt đen sì, ( 1409 )
Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời.
( Tích Triệu Biện làm quan đời Tống rất công minh, mênh danh là ‘ Thiết điện ngự sử ‘ quan có mặt sắt uy quyền ngay thẳng giống Bao Công xử án phân minh không nể sợ cường quyền.)
-Tin nhà ngày một vắng tin, ( 1479 )
Mặn tình cát lũy, nhạt tình tào khang,
( Cát lũy giây sắn chỉ vợ nhỏ- Tào khang là bổng và cám chỉ vợ lớn- Do truyện đời Hán vua Quang Vũ muốn gả chị cho ông Tống Hoàng nên dò hỏi ‘ Ngạn văn, qui dịch giao, phu dịch thê hữu chư? nghĩa là sang đổi bạn, giàu đổi vợ có không? Hoàng thưa ‘ Thân văn, bần tiện chi giao bất khả vong- Tào khang chi thê bất khả hạ đường.’ nghĩa là Thần nghe nói bạn bè thuở nghèo nàn chớ quên- Vợ là lúc tấm cám chớ để nằm nhà dưới-Vua nghe nói thế không dám ép Tống Hoàng.)
-Gần miền nghe có một thày, ( 1683 )
Phi phu tri quí, cao tay thông huyền.
( Phi phu tri quí là đốt bùa gọi quỉ đến- Cao tay thông huyền là thông đến nỗi huyền bí. )
-Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai, ( 1715 )
Cửa nhà đâu mất, lâu đài nào đây?
( Hoàng lương là lúa kê vàng, chỉ giấc mơ đẹp- Tích truyện Lư Sinh gặp đạo sĩ ở quán trọ than nghèo. Đạo sĩ lấy cái gối trong bị bảo nằm ngủ sẽ thấy vinh qui. Lư Sinh mơ thi đâu tiến sĩ làm quan lấy vợ đẹp con khôn, khi tỉnh dạy vẫn thấy nồi kê chưa chin. Sinh chợt hiểu mọi sự trên đời còn qua mau hơn nồi kê chờ chin, )
-Đưa nàng đến trước Phật đường, ( 1919 )
Tam qui, ngũ giới, cho nàng xuất gia.
( Tam qui gồm Qui Phật- Qui pháp- Qui tang- Ngũ giới gồm 5 điều phải xa lánh “ Giết sinh vật- Trôm cắp – Tà dâm- Nói càn – Uông rượu.’
-Cùng đường dù tính chữ tòng, ( 2119 )
Biết người, biết mặt, biết lòng làm sao?
( Bài thơ Trang Tử có câu :
Họa hổ, họa bì, nan họa cốt : Vẽ hổ, vẽ da, khó vẽ xương.
Tri nhân, tri diên, bất tri âm : Biết người, biết mặt, chẳng biết lòng.)
-Đường đường một đấng anh hào, ( 2160 )
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
( Từ Hải võ gậy giỏi hơn người- Lược thao do chữ ‘ Tam lược lục thao ‘- Tam lược có 3 thiên
Thượng- Trung- Hạ- Lục thao có 6 thiên là Long -Hổ- Vân- Vũ-Báo -Khuyển.)
-Giang sơn hồ thủy vẫy vùng, ( 2173 )
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.
( Thanh gươm, cay đàn và con thuyền chỉ người tài hoa chí lớn lo việc thiên hạ.
Do câu thơ của Hoàng Sào đời Đường :
Bán kiên cung kiếm bằng thiên túng : Vai đeo cung kiếm trời cho
Nhật trao giang sơn tận địa duy : Một chèo đi khắp sông hồ núi non. )
-Bấy lâu nghe tiếng má đào, ( 2181 )
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
( Mắt xanh là đặc biệt yêu mến- Do tích Nguyễn Tịnh đời Tấn gặp người tri kỷ thì mắt đổi màu xanh, người thường thì lộ màu trắng. )
-Từ rằng lời nói hữu tình, ( 2191 )
Khiến lòng lại nhớ đến Bình Nguyên Quân.
( Đời Chiến Quốc, Bình Nguyên Quân tên Triệu Thắng làm tướng quốc nước Triệu, tính tình hào phóng hay giúp đỡ người, trong nhà luôn có 3 ngàn tân khách có thơ khen rằng :
Vi tri can phủ hương thùy thi : Biết cùng ai tỏ tâm tình?
Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân: Khiến người lại nhớ đến Binh Nguyên Quân
-Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, ( 2329 )
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân.
( Sâm là sao hôm- Thương là sao mai-Hai sao này không bao giờ gặp nhau-Sự tích vua Cao Tôn Thị đời thượng cổ có 2 người con gái tên Ái Bá và Thục Trâm hay đánh lộn. Vua bức mình đầy Ái Bá ra phía đông nơi Sao Mai, còn Thục Trâm sang phía tây nơi Sao Hôm. )
Thân tàn gạn đục khơi trong
Là nhờ quân tử khác lòng người ta. ( 2353 )
( dịch câu : " Khích trọc dưỡng thanh " )
Khúc đâu đầm ấm dương hòa ( 2359-3563 )
Ấy là Hồ Điệp hay là Trang Sinh
Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên.
( Hồ Điệp; con bướm- Trang Sinh là Trang Tử nằm mơ thấy mình hóa bướm- Vua Thục Đế mất nước hóa thành chim cuốc kêu than mất nước )
Trăng soi châu rỏ duềnh quyên
Ấm sao hạt ngoc Lam Điền mới đông ( 2364 )
( Lam Điền nơi có nhiều ngoc quí )
Thiện Tâm ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài ( 2389 )
( Kết thúc truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng lời Tam Hợp Đạo Cô để bày tỏ quan niệm minh :
Phúc họa đạo trời- Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra )
Kết.
Mục đích bài viết để giúp độc giả đỡ mất thời giờ và phải ngưng cảm hứng tìm điển tích trong lời thơ.
Bài Tổng hợp chỉ tiêu biểu nên khó tránh những sai sót.
Mong thông cảm và chân thành cảm tạ !