ĐỜI TU SAU NGÀY 11 THÁNG CHÍN : CHÚNG TA PHẢI NÊU LÊN NHỮNG DẤU CHỈ NÀO ?
Chúng ta đang sống dưới cái bóng mờ của ngày 11 tháng chín. Tất cả chúng ta chắc còn nhớ ngày hôm ấy mình đang ở đâu. Đấy không phải chỉ là một biến cố kinh hoàng. Từ đó tới nay, con người ở nhiều nơi còn phải chịu những đau khổ tệ hại hơn nhiều, ở Darfur chẳng hạn. Đúng ra, đó là một biến cố làm biểu tượng cho một thế giới chúng ta đang cư ngụ vào lúc khởi đầu Thiên niên kỷ mới này. Và đời tu nay phải nói gì với cái thế giới mới này đây ?
Đó là một thế giới được in đậm nét một nghịch lý. Chúng ta chưa bao giờ thấy mình được ràng buộc chặt với nhau bởi phương cách truyền thông tức thời như ngày nay. Chúng ta đang sống trong một thế giới bé nhỏ thân thiết là ngôi làng toàn cầu này. Chưa bao giờ như ngày nay, chúng ta bị in đậm nét của mỗi một nền văn hoá thế giới như thế. Thanh niên thiếu nữ dù ở đâu cũng đều có thể mặc cùng những y phục như nhau, nghe cùng những bài hát như nhau, và mơ cùng những giấc mơ như nhau. Và ngay cả khi không có điều kiện để có những vật dụng hàng chính hiệu, họ có thể mua những “hàng nhái” giá rẻ hơn. Họ thường mang dấu ấn của bản sắc thế hệ rõ rệt hơn là bản sắc địa phương. Chúng ta tất cả cùng ở trong McWorld (Thế giới McDonald), trong Pepsi-planet (Hành tinh Pepsi) hoặc Coca-culture (Văn hoá Côca).
Đàng khác, đó là một thế giới chưa từng bị phân hoá sâu xa do bạo lực tôn giáo như thế bao giờ. Khắp nơi trên hành tinh này, các Kitô hữu, các tín hữu Do-thái, những người theo đạo Hồi, những người theo Ấn độ giáo và Phật giáo đối diện với nhau mang tính cách gây hấn. Ở Bắc Ailen, vùng Balkan, Trung Đông, Ấn Độ, Inđônêsia, Nigeria và ở nhiều nơi khác nữa, các phương tiện truyền thông ra như làm cho nó bùng nổ ra. Đúng là sự thân thiết gần gũi của cái thế giới toàn cầu là cái gây nên bạo lực. Hầu hết những vụ thảm sát đều xảy ra ở nhà, do những con người sống gần nhau, và trong ngôi làng toàn cầu này, chúng ta tất cả đều là những người hàng xóm của nhau. Vậy đời tu phải nói gì cho cái thế giới thân thiết mà bạo lực này ? Và cái thế giới này nói cho chúng ta điều gì ?
Tôi xin tập trung vào ba khía cạnh của nền văn hoá chúng ta. Trước hết, có một sự khủng hoảng gọi là khủng hoảng vô gia cư. Tất cả chúng ta đều đang cư ngụ ở ngôi làng toàn cầu, nhưng 11 tháng chín mở toang cái bạo lực trước nay vẫn bị che giấu. Vậy chúng ta, những tu sĩ, chúng ta có thể thành một dấu chỉ về ngôi nhà chung của nhân loại trong Thiên Chúa như thế nào ? Thứ hai, tương lai nào đang đợi chờ chúng ta? 11 tháng chín tượng trưng cho sự khởi đầu của kỷ nguyên ra như chỉ mang đến một tương lai bạo lực. Thứ ba, đối diện với tình trạng bấp bênh này, càng ngày càng gia tăng một thứ văn hoá kiểm soát, đấu tranh để nắm quyền lãnh đạo. Đối diện với mỗi một khía cạnh trên, đời tu ôm ấp một lời hy vọng. Còn một chủ đề thứ tư nữa, là chủ đề nền tảng, nhưng tôi thấy khó nói, đó là văn hoá của chủ nghĩa tiêu thụ với lời khấn thanh bần. Tôi sẽ không nói gì về điểm này, bởi vì điều này đã quá hiển nhiên. Nhiều người cũng đã viết khá nhiều liên can đến chứng từ của chúng ta về đức thanh bần trong nền văn hoá của chợ búa này, thế nên tôi xin nhìn vào một vài đề tài khác ít hiển nhiên hơn.
KHỦNG HỎANG VÔ GIA CƯ
Nhiều người trong các bạn đang có vẻ như bị máy bay đến trễ. Các bạn đã bay đến từ khắp nơi trên thế giới. Chúng ta là những cư dân của ngôi làng toàn cầu. Gia đình tôi thường nói một cách ganh tỵ : “Cứ vào tu với các ông Đa Minh rồi sẽ được chu du khắp thế giới”. Mỗi sáng, khi chúng ta mở hộp thư điện tử ra sẽ thấy có những thông điệp từ khắp hành tinh này được gửi tới. Chúng ta là những công dân của một thế giới mới trong đó, đối với nhiều người, không gian không còn là cái gì quan trọng lắm. Fukuyama nói đến sự kết thúc của lịch sử, và Richard O’Brien còn thêm “kết thúc của địa dư”(1). Zygmunt Bauman đã viết rằng “trong cái thế giới chúng ta đang cư ngụ này, khoảng cách ra như không thành vấn đề lắm. Đôi khi khoảng cách có đó như chỉ để xoá đi mà thôi. Cứ như thể không gian đã có đó nhưng lại có một lời mời gọi thường hằng là phải coi nhẹ nó đi, phủ nhận nó đi, và từ khước nó đi. Không gian thôi không còn là một chướng ngại, chỉ cần một phút là người ta đã chinh phục được rồi”(2).
Điều ấy như là một thứ tham dự trước vào những niềm hy vọng cánh chung của chúng ta. Khi gập người phụ nữ xứ Samari, Đức Giêsu hứa có một lúc Thiên Chúa sẽ được tôn thờ không phải trên ngọn núi của người Samari, cũng không phải ở Giêrusalem, “nhưng trong Thần Khí và trong chân lý”. Người Samari nhân hậu, trong một bản văn khác, rời khỏi không gian thánh thiêng là Giêrusalem. Hiến tế dâng lên Thiên Chúa được tiến dâng ở bên vệ đường, khi người ấy săn sóc con người bị thương tích vì rơi vào tay bọn cướp. Kitô giáo giải thoát chúng ta khỏi một tôn giáo của những không gian thánh để đi vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. “Thiên Chúa là trung tâm. Cái trung tâm này ở khắp mọi nơi và chu vi thì lại không ở đâu cả”(3). Cyberspace (không gian vô hạn) có phần hơi giống sự hoàn thành của lời hứa của Kitô giáo. Margaret Wertheim đã viết rằng “trong khi các Kitô hữu thời đầu loan báo thiên đàng như là một thực tại trong đó linh hồn con người sẽ được giải phóng khỏi sự mỏng manh yếu đuối và những thất bại của xác phàm, thì các kiện tướng của cyberspace ngày nay cũng thế coi mình như là nơi bản ngã sẽ được giải phóng khỏi những giới hạn của hiện thân thể lý”(4).
Ngày 11 tháng chín là một biểu tượng cho thấy ngôi làng toàn cầu của chúng ta xa Vương Quốc nơi toàn thể nhân loại được ở trong nhà của mình như thế nào. Trong ngày ấy, bạo lực của nền văn hoá thế giới của chúng ta vẫn được ẩn giấu đã trở thành khả thị. Hành tinh của chúng ta thực sự đang phải chịu thương đau vì cuộc khủng hoảng vô gia cư. Chúng ta cảm thấy ít được thoải mái trong ngôi làng toàn cầu này. Trước tiên, chúng ta những người đang có mặt trong Hội Nghị này, chúng ta đã được cấp chiếu khán nhập cảnh và đã thông qua những sự kiểm soát về di dân. Nhưng có hàng triệu con người đang cố gắng du hành, đang tìm cách trốn cho khỏi tình trạng nghèo đói và áp bức mà không thể được. Có một sự hất ra khỏi chỗ mênh mông của những người đang tìm kiếm một ngôi nhà mới. Châu Âu đang xây lên những bức tường để ngăn không cho đám đông người muốn vào. Chưa bao giờ trong lịch sử lại có nhiều người sống trong các trại tị nạn và, nói sát chữ, vô gia cư đến như thế.
Ngay cả những người đang còn ở trong nhà, theo một nghĩa nào đó, cũng bị hất ra khỏi chỗ. Cộng đồng nhân loại đang bị vỡ vụn bởi những sự bất bình đẳng càng ngày càng leo thang. Và truyền thông hiện đại muốn nói rằng người nghèo có thể được thoáng nhìn thấy thiên đàng của sự thịnh vượng trên màn ảnh TV mỗi ngày, nhưng chưa được vào. Các người du cư kinh tế đang thống trị thế giới chúng ta có thể chuyển tiền của họ đi bất cứ đâu họ muốn. Họ không có bổn phận ràng buộc nào với các công nhân của bất cứ quốc gia nào. Nếu lao động trở thành quá đắt ở Anh quốc, thì họ có thể di chuyển sang Mêhicô, và rồi sang Inđônêsia. Bauman viết, “các bản báo cáo vắn tắt thay thế cho những bổn phận ràng buộc kéo dài. Người ta nhất định không trồng một cây cam để chỉ vắt được một quả chanh”(5). Điều này sản sinh ra một sự bấp bênh kinh khủng. Ngay cả những người đang có việc làm cũng không thể tin tưởng rằng ngày mai mình vẫn sẽ có một công việc. Một số nhà kinh tế trình bày cho chúng ta hình ảnh về một thế giới ôn hoà của mậu dịch tự do. Nhưng nhà của chúng ta đang bị bóp méo bởi những hàng rào mậu dịch, định giá cả và những tiền trợ cấp khiến cho những nước nghèo bị loại ra ngoài. Điều này một phần bị buộc bởi những mạng lưới xấu xa rửa tiền, bởi các tổ chức maphia tội phạm, buôn ma tuý, bán phụ nữ và trẻ em để làm việc mãi dâm, thị trường các bộ phận thân thể và võ khí.
Cuối cùng, có một sự áp đặt của văn hoá toàn cầu thực ra là văn hoá của phương Tây, và nói rộng ra là của Mỹ. John Baptist Metz lập luận rằng “một thời gian dài các nước không phải phương Tây bị bao vây bởi một “cuộc thực dân hoá thứ hai” : Qua việc xâm lăng của văn hoá kỹ nghệ phương Tây và những phương tiện truyền thông của nó, nhất là truyền hình là cái giam giữ con người làm tù nhân trong một cái thế giới giả tạo, một cái thế giới ảo. Nó làm cho những con người ấy càng ngày càng xa lìa những hình ảnh văn hoá của riêng họ, khỏi ngôn ngữ uyên nguyên của họ và khỏi lịch sử của riêng họ nữa. Sự thực dân hoá về tinh thần này còn khó kháng cự hơn nhiều bởi vì nó được đưa ra như một viên kẹo có tẩm thuốc độc và vì sự sợ hãi nhẹ nhàng (gentle terror) cái kỹ nghệ văn hoá phương Tây này vận hành không phải như một cố gắng đẩy cho ra xa nhưng như một liều thuốc mê vậy”(6). Chúng ta là “những cái ngã không neo”, căn nhà cũ tiện nghi dễ thở của chúng ta đang bị tháo gỡ phá hủy. Vào ngày 11.9 cơn phẫn nộ mênh mông đã thành tổng quát đó bùng nổ ngay giữa trung tâm của thế giới phương Tây.
Vậy cho nên có một cơn khủng hoảng vô gia cư, cả theo nghĩa đen lẫn theo nghĩa văn hoá. Và phản ứng lan rộng đối với cuộc khủng hoảng này là phải xây những cộng đoàn cùng theo một khuynh hướng như nhau, với những cộng đoàn này chúng ta có thể cảm thấy an toàn và được ở nhà của mình. Bà Thatcher đã đặt câu hỏi nổi tiếng về một đối thủ chính trị, “Nhưng ông ấy có thực là một người của chúng ta không ?” Thế là chúng ta đã trở thành sợ sự khác biệt. Richard Sennet viết, “ Hình ảnh của cộng đoàn đang được gột sạch sẽ bất cứ thứ gì làm họ khác biệt... Theo kiểu này thì huyền thoại về cộng đồng liên đới là một nghi thức thanh tẩy … Nét nổi bật trong các cộng đoàn là người ta cảm thấy thuộc về nhau và chia sẻ cho nhau, vì họ giống hệt nhau”(7).
Việc tìm kiếm những người giống như chúng ta có thể nhận thấy ở bất cứ chỗ nào, từ trên Internet cho đến các nhóm tôn giáo. Trên Internet, người ta rảo khắp để tìm những người khác biết chia sẻ những mối quan tâm và những khẩu vị của mình, cho dù đó là vấn đề chính trị, thể thao hay tình dục. Và nếu như có những khác biệt nổi lên, thì người ta có thể đơn giản là tắt không liên lạc nữa hoặc là thay đổi địa chỉ điện thư của mình. Các nhóm tôn giáo cực đoan (fondamentalist) cũng chiêu tập những người cùng theo một khuynh hướng như mình. Tôi ngờ rằng sự phân cực bên trong Hội Thánh công giáo hôm nay một phần cũng bắt nguồn từ trong việc thấy khó sống với những người khác với bản thân mình. Hội Thánh luôn luôn bị vỡ vụn bởi những đấu tranh, từ thời thánh Phêrô và thánh Phaolô đụng độ nhau ở Antiôkhia. Điểm mới đó là chúng ta khó vượt qua được những chia rẽ bằng một ngôn ngữ chung. Chúng ta không thể tìm được những từ ngữ để chia sẻ sự hiệp thông với những người chúng ta khác với họ, kể cả bên trong Hội Thánh.
Nay, trong cuộc khủng hoảng vô gia cư, đời sống tu trì ắt hẳn có một ơn gọi cấp bách là nên dấu chỉ cho ngôi nhà mênh mông rộng lớn của Thiên Chúa, nên Vương Quốc rộng mở, trong đó ai nấy đều cảm thấy mình thuộc về đó và cảm thấy thoải mái. Nếu chúng ta đang ở nhà trong sự rộng rãi khoáng đạt của Thiên Chúa, thì chúng ta có thể ở nhà với bất cứ người nào. Chúng ta có thể thực hiện điều này bằng đủ mọi cách. Hàng ngàn anh chị em tu sĩ đơn giản từ bỏ nhà của mình để ở nhà với những người xa lạ. Một cộng đoàn nữ tu nhỏ bé ở trong những ngôi làng theo đạo Hồi từ Morocco đến Inđônêsia, học sử dụng những ngôn ngữ ngoại quốc, ăn những thức ăn ngoại quốc, dấn thân vào những con đường khác của con người.
Chúng ta cũng ôm ấp những khác biệt về văn hoá và chủng tộc bên trong những cộng đoàn của chúng ta. Tôi đã đi qua Burundi khi toàn thể xứ sở này đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng để thăm một dan viện các nữ đan sĩ ở phía Bắc. Một nửa cộng đoàn là những người Tutsi và một nửa kia là những người Hutu. Tất cả các chị đều đã mất gia đình, trừ một chị tập sinh. Và đang khi tôi ở đó thì cha sở của các chị gọi tới nói rằng cha mẹ của chị ấy đã bị sát hại. Ấy thế mà những con người ấy vẫn cứ sống chung với nhau, trong bình an. Điều ấy đã chỉ khả dĩ nhờ có một đời sống cầu nguyện sâu xa và một nỗ lực không ngơi nghỉ nhằm kiến tạo sự hiệp thông. Những con người ấy cũng đau khổ lắm khi cùng nhau nghe những tin tức trên đài phát thanh, và như thế chia sẻ cho nhau những nỗi buồn phiền. Trong một xứ sở đã bị thiêu rụi và chỉ còn toàn một màu xám, và chẳng ai còn có thể gieo trồng, thì ngọn đồi của các chị vẫn cứ xanh bởi vì không ai đến đấy và đồng lúa của các chị vẫn cứ mọc lên, trong an toàn : một ngọn đồi xanh giữa một miền đất toàn một màu xám là một dấu hiệu của hy vọng.
Sự khác biệt khắc nghiệt nhất chúng ta khó đón nhận trong đời tu có lẽ không phải là vấn đề liên can đến chủng tộc hay văn hoá. Nhưng là vấn đề liên can đến thần học. Tôi có thể sống thoải mái với một người anh em đến từ một lục địa khác. Nhưng liệu tôi có thể cảm thấy đang ở nhà mình một cách sâu xa với một người đang có một Giáo hội học hoặc một Kitô học khác không ? Liệu chúng ta có thể vươn qua những đường ranh đổ vỡ ý thức hệ của Hội Thánh chúng ta không ? Chỉ có thể được nếu chúng ta làm được điều này đó là chúng ta có thể thành một dấu chỉ cho thấy sự mênh mông rộng rãi của Thiên Chúa. Các cộng đoàn gồm toàn những người theo cùng một khuynh hướng như nhau là những dấu chỉ yếu kém về Vương Quốc.
Điều này đòi chúng ta một cái gì nhiều hơn là chỉ chịu đựng lẫn nhau. Thật ra, chúng ta phải dám nói lên điều bất đồng ý kiến của chúng ta. Điều này đòi chúng ta phải chú ý đến nhau và thái độ này lôi kéo chúng ta vượt ra khỏi những giới hạn hẹp hòi của những thiện cảm hoặc ngôn ngữ của riêng chúng ta. Liệu tôi có dám để cho mình bị trí tưởng tượng của người khác đụng chạm đến không, và liệu tôi có dám đi vào vùng đất là những hy vọng và sợ hãi của họ không ? Chúng ta phải lao vào một sự mở rộng căng thẳng của trái tim và tâm trí chúng ta, đó là cái thánh Tôma Aquinô gọi là latitudo cordis, là đức tính kéo chúng ta vào trong căn nhà có thể chứa được tất, tức là chính Thiên Chúa.
Trong cuốn Larry’s Party, nhà viết tiểu thuyết người Canada khai thác cho thấy ngôn ngữ cung cấp cho chúng ta ngôi nhà để chúng ta có thể vào mà ở như thế nào. Cuộc hôn nhân đầu tiên của Larry đổ vỡ bởi vì anh và người vợ trẻ đã không có một ngôn ngữ chung đủ rộng để họ gập được nhau và yêu thương nhau. Cuối cùng khi họ hoà giải được với nhau chính là vì ngôn ngữ của họ đã đủ rộng để họ có thể ở với nhau lần đầu tiên. Larry hỏi, “Liệu đó có phải là vấn đề của chúng ta không ? Vấn đề là chúng ta đã không biết đủ từ ngữ ?”(8) Nên một dấu chỉ về ngôi nhà chung của nhân loại trong Thiên Chúa đòi chúng ta phải tìm tiếm những từ ngữ đủ rộng để chúng ta có thể sống trong bình an với những người xa lạ. Những người xa lạ này có thể là người theo một niềm tin khác hoặc thuộc về một nhóm chủng tộc khác. Nhưng một sự chuẩn bị sống còn và cũng là bản trắc nghiệm xem có chân thực không đó là chúng ta thậm chí phải tìm những từ ngữ mở ra những cầu nối xuyên qua sự phân cực bên trong Hội Thánh của mình và bên trong Hội Dòng của mình nữa.
Đây là sự tuân phục rất cần thiết cho ngày hôm nay, đặc biệt là sau ngày 11.9. Không phải là một sự tuân phục chỉ lo tùng phục mù quáng các bề trên dòng tu độc tài. Nhưng đúng hơn đó là một sự chú ý sâu xa đến những người nói những ngôn ngữ khác, và sống bằng những thiện cảm và trí tưởng tượng khác. Đó là chính sự phơi bày khổ hạnh cho những địa dư khác của tâm trí và trái tim, thậm chí ngay trong lòng các cộng đoàn của riêng chúng ta nữa, đến độ chúng ta có thể bị kéo thẳng ra khỏi những nhà tù chật chội ngăn cách con người với nhau. Đây là một sự tuân phục sáng tạo, trong đó chúng ta cùng nhau tìm kiếm những từ ngữ mới và những từ ngữ cũ có khả năng cống hiến cho chúng ta luồng sinh khí và cảm thấy sống thoải mái với nhau. Các cộng đoàn tu trì phải là những lò tôi luyện cho một ngôn ngữ đã được đổi mới.
Một buổi chiều kia ở Rotterdam, tôi gặp một số bạn trẻ. Tôi hỏi họ tại sao họ vẫn còn đến nhà thờ trong khi những người cùng trang lứa với họ thì không. Họ cảm thấy khó trả lời. Rồi đến đêm, một anh bạn trẻ chắc là đã chiến đấu vất vả với câu hỏi của tôi trở lại mang theo một lá thư cho tôi. Anh giải thích cho biết anh đến với cộng đoàn của chúng tôi bởi vì ở đấy anh có thể sử dụng những từ ngữ mà anh không thể nào sử dụng được ở nhà anh : “Vinh danh Thiên Chúa” và “Thánh, thánh, chí thánh”, những từ ngữ tôn vinh chúc tụng và đầy minh triết. Anh cần một chỗ nào đó anh có thể chia sẻ những lời ấy với những người khác và để ở với họ cùng một nhà.
(Còn tiếp 1 kỳ)
PHỤ CHÚ
1 - Global Financial Integration : The End of Geography, London 1992, trích dẫn Z. Bauman, Globalization : the Human Consequences, London 1998, p. 12.
2 - Globalization, p. 77.
3 - Allan de Lille. Được thánh Bonaventura trích dẫn, trong The Soul’s Journey into God, trans. Ewart Cousins, New York, 1978, p. 100, c. f. William Cavanagh ‘The city : Beyond secular parodies’ in Radical Orthodox 7, ed. J. Millband, Catherine Pickstock and Graham Ward, London 1999, p. 200.
4 - Trích dẫn Bauman : Globalization, p. 19.
5 - Liquid Modernity, Cambridge 2000, p. 122.
6 - Trong ed. H. Reagan and A. Torrance, Christ and Context, Edinburgh 1993, p.212, được T. J. Gorringe trích dẫn, op. cit. p. 85.
7 - “the myth of purified community” (huyền thoại về cộng đồng đã được gột rửa), The Uses of Disorder : Personal Identity and City Style, London 1996, p. 36, được Bauman trích dẫn, op. cit. p. 80.
8 - London 1998, p. 336.
Chúng ta đang sống dưới cái bóng mờ của ngày 11 tháng chín. Tất cả chúng ta chắc còn nhớ ngày hôm ấy mình đang ở đâu. Đấy không phải chỉ là một biến cố kinh hoàng. Từ đó tới nay, con người ở nhiều nơi còn phải chịu những đau khổ tệ hại hơn nhiều, ở Darfur chẳng hạn. Đúng ra, đó là một biến cố làm biểu tượng cho một thế giới chúng ta đang cư ngụ vào lúc khởi đầu Thiên niên kỷ mới này. Và đời tu nay phải nói gì với cái thế giới mới này đây ?
Đó là một thế giới được in đậm nét một nghịch lý. Chúng ta chưa bao giờ thấy mình được ràng buộc chặt với nhau bởi phương cách truyền thông tức thời như ngày nay. Chúng ta đang sống trong một thế giới bé nhỏ thân thiết là ngôi làng toàn cầu này. Chưa bao giờ như ngày nay, chúng ta bị in đậm nét của mỗi một nền văn hoá thế giới như thế. Thanh niên thiếu nữ dù ở đâu cũng đều có thể mặc cùng những y phục như nhau, nghe cùng những bài hát như nhau, và mơ cùng những giấc mơ như nhau. Và ngay cả khi không có điều kiện để có những vật dụng hàng chính hiệu, họ có thể mua những “hàng nhái” giá rẻ hơn. Họ thường mang dấu ấn của bản sắc thế hệ rõ rệt hơn là bản sắc địa phương. Chúng ta tất cả cùng ở trong McWorld (Thế giới McDonald), trong Pepsi-planet (Hành tinh Pepsi) hoặc Coca-culture (Văn hoá Côca).
Đàng khác, đó là một thế giới chưa từng bị phân hoá sâu xa do bạo lực tôn giáo như thế bao giờ. Khắp nơi trên hành tinh này, các Kitô hữu, các tín hữu Do-thái, những người theo đạo Hồi, những người theo Ấn độ giáo và Phật giáo đối diện với nhau mang tính cách gây hấn. Ở Bắc Ailen, vùng Balkan, Trung Đông, Ấn Độ, Inđônêsia, Nigeria và ở nhiều nơi khác nữa, các phương tiện truyền thông ra như làm cho nó bùng nổ ra. Đúng là sự thân thiết gần gũi của cái thế giới toàn cầu là cái gây nên bạo lực. Hầu hết những vụ thảm sát đều xảy ra ở nhà, do những con người sống gần nhau, và trong ngôi làng toàn cầu này, chúng ta tất cả đều là những người hàng xóm của nhau. Vậy đời tu phải nói gì cho cái thế giới thân thiết mà bạo lực này ? Và cái thế giới này nói cho chúng ta điều gì ?
Tôi xin tập trung vào ba khía cạnh của nền văn hoá chúng ta. Trước hết, có một sự khủng hoảng gọi là khủng hoảng vô gia cư. Tất cả chúng ta đều đang cư ngụ ở ngôi làng toàn cầu, nhưng 11 tháng chín mở toang cái bạo lực trước nay vẫn bị che giấu. Vậy chúng ta, những tu sĩ, chúng ta có thể thành một dấu chỉ về ngôi nhà chung của nhân loại trong Thiên Chúa như thế nào ? Thứ hai, tương lai nào đang đợi chờ chúng ta? 11 tháng chín tượng trưng cho sự khởi đầu của kỷ nguyên ra như chỉ mang đến một tương lai bạo lực. Thứ ba, đối diện với tình trạng bấp bênh này, càng ngày càng gia tăng một thứ văn hoá kiểm soát, đấu tranh để nắm quyền lãnh đạo. Đối diện với mỗi một khía cạnh trên, đời tu ôm ấp một lời hy vọng. Còn một chủ đề thứ tư nữa, là chủ đề nền tảng, nhưng tôi thấy khó nói, đó là văn hoá của chủ nghĩa tiêu thụ với lời khấn thanh bần. Tôi sẽ không nói gì về điểm này, bởi vì điều này đã quá hiển nhiên. Nhiều người cũng đã viết khá nhiều liên can đến chứng từ của chúng ta về đức thanh bần trong nền văn hoá của chợ búa này, thế nên tôi xin nhìn vào một vài đề tài khác ít hiển nhiên hơn.
KHỦNG HỎANG VÔ GIA CƯ
Nhiều người trong các bạn đang có vẻ như bị máy bay đến trễ. Các bạn đã bay đến từ khắp nơi trên thế giới. Chúng ta là những cư dân của ngôi làng toàn cầu. Gia đình tôi thường nói một cách ganh tỵ : “Cứ vào tu với các ông Đa Minh rồi sẽ được chu du khắp thế giới”. Mỗi sáng, khi chúng ta mở hộp thư điện tử ra sẽ thấy có những thông điệp từ khắp hành tinh này được gửi tới. Chúng ta là những công dân của một thế giới mới trong đó, đối với nhiều người, không gian không còn là cái gì quan trọng lắm. Fukuyama nói đến sự kết thúc của lịch sử, và Richard O’Brien còn thêm “kết thúc của địa dư”(1). Zygmunt Bauman đã viết rằng “trong cái thế giới chúng ta đang cư ngụ này, khoảng cách ra như không thành vấn đề lắm. Đôi khi khoảng cách có đó như chỉ để xoá đi mà thôi. Cứ như thể không gian đã có đó nhưng lại có một lời mời gọi thường hằng là phải coi nhẹ nó đi, phủ nhận nó đi, và từ khước nó đi. Không gian thôi không còn là một chướng ngại, chỉ cần một phút là người ta đã chinh phục được rồi”(2).
Điều ấy như là một thứ tham dự trước vào những niềm hy vọng cánh chung của chúng ta. Khi gập người phụ nữ xứ Samari, Đức Giêsu hứa có một lúc Thiên Chúa sẽ được tôn thờ không phải trên ngọn núi của người Samari, cũng không phải ở Giêrusalem, “nhưng trong Thần Khí và trong chân lý”. Người Samari nhân hậu, trong một bản văn khác, rời khỏi không gian thánh thiêng là Giêrusalem. Hiến tế dâng lên Thiên Chúa được tiến dâng ở bên vệ đường, khi người ấy săn sóc con người bị thương tích vì rơi vào tay bọn cướp. Kitô giáo giải thoát chúng ta khỏi một tôn giáo của những không gian thánh để đi vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. “Thiên Chúa là trung tâm. Cái trung tâm này ở khắp mọi nơi và chu vi thì lại không ở đâu cả”(3). Cyberspace (không gian vô hạn) có phần hơi giống sự hoàn thành của lời hứa của Kitô giáo. Margaret Wertheim đã viết rằng “trong khi các Kitô hữu thời đầu loan báo thiên đàng như là một thực tại trong đó linh hồn con người sẽ được giải phóng khỏi sự mỏng manh yếu đuối và những thất bại của xác phàm, thì các kiện tướng của cyberspace ngày nay cũng thế coi mình như là nơi bản ngã sẽ được giải phóng khỏi những giới hạn của hiện thân thể lý”(4).
Ngày 11 tháng chín là một biểu tượng cho thấy ngôi làng toàn cầu của chúng ta xa Vương Quốc nơi toàn thể nhân loại được ở trong nhà của mình như thế nào. Trong ngày ấy, bạo lực của nền văn hoá thế giới của chúng ta vẫn được ẩn giấu đã trở thành khả thị. Hành tinh của chúng ta thực sự đang phải chịu thương đau vì cuộc khủng hoảng vô gia cư. Chúng ta cảm thấy ít được thoải mái trong ngôi làng toàn cầu này. Trước tiên, chúng ta những người đang có mặt trong Hội Nghị này, chúng ta đã được cấp chiếu khán nhập cảnh và đã thông qua những sự kiểm soát về di dân. Nhưng có hàng triệu con người đang cố gắng du hành, đang tìm cách trốn cho khỏi tình trạng nghèo đói và áp bức mà không thể được. Có một sự hất ra khỏi chỗ mênh mông của những người đang tìm kiếm một ngôi nhà mới. Châu Âu đang xây lên những bức tường để ngăn không cho đám đông người muốn vào. Chưa bao giờ trong lịch sử lại có nhiều người sống trong các trại tị nạn và, nói sát chữ, vô gia cư đến như thế.
Ngay cả những người đang còn ở trong nhà, theo một nghĩa nào đó, cũng bị hất ra khỏi chỗ. Cộng đồng nhân loại đang bị vỡ vụn bởi những sự bất bình đẳng càng ngày càng leo thang. Và truyền thông hiện đại muốn nói rằng người nghèo có thể được thoáng nhìn thấy thiên đàng của sự thịnh vượng trên màn ảnh TV mỗi ngày, nhưng chưa được vào. Các người du cư kinh tế đang thống trị thế giới chúng ta có thể chuyển tiền của họ đi bất cứ đâu họ muốn. Họ không có bổn phận ràng buộc nào với các công nhân của bất cứ quốc gia nào. Nếu lao động trở thành quá đắt ở Anh quốc, thì họ có thể di chuyển sang Mêhicô, và rồi sang Inđônêsia. Bauman viết, “các bản báo cáo vắn tắt thay thế cho những bổn phận ràng buộc kéo dài. Người ta nhất định không trồng một cây cam để chỉ vắt được một quả chanh”(5). Điều này sản sinh ra một sự bấp bênh kinh khủng. Ngay cả những người đang có việc làm cũng không thể tin tưởng rằng ngày mai mình vẫn sẽ có một công việc. Một số nhà kinh tế trình bày cho chúng ta hình ảnh về một thế giới ôn hoà của mậu dịch tự do. Nhưng nhà của chúng ta đang bị bóp méo bởi những hàng rào mậu dịch, định giá cả và những tiền trợ cấp khiến cho những nước nghèo bị loại ra ngoài. Điều này một phần bị buộc bởi những mạng lưới xấu xa rửa tiền, bởi các tổ chức maphia tội phạm, buôn ma tuý, bán phụ nữ và trẻ em để làm việc mãi dâm, thị trường các bộ phận thân thể và võ khí.
Cuối cùng, có một sự áp đặt của văn hoá toàn cầu thực ra là văn hoá của phương Tây, và nói rộng ra là của Mỹ. John Baptist Metz lập luận rằng “một thời gian dài các nước không phải phương Tây bị bao vây bởi một “cuộc thực dân hoá thứ hai” : Qua việc xâm lăng của văn hoá kỹ nghệ phương Tây và những phương tiện truyền thông của nó, nhất là truyền hình là cái giam giữ con người làm tù nhân trong một cái thế giới giả tạo, một cái thế giới ảo. Nó làm cho những con người ấy càng ngày càng xa lìa những hình ảnh văn hoá của riêng họ, khỏi ngôn ngữ uyên nguyên của họ và khỏi lịch sử của riêng họ nữa. Sự thực dân hoá về tinh thần này còn khó kháng cự hơn nhiều bởi vì nó được đưa ra như một viên kẹo có tẩm thuốc độc và vì sự sợ hãi nhẹ nhàng (gentle terror) cái kỹ nghệ văn hoá phương Tây này vận hành không phải như một cố gắng đẩy cho ra xa nhưng như một liều thuốc mê vậy”(6). Chúng ta là “những cái ngã không neo”, căn nhà cũ tiện nghi dễ thở của chúng ta đang bị tháo gỡ phá hủy. Vào ngày 11.9 cơn phẫn nộ mênh mông đã thành tổng quát đó bùng nổ ngay giữa trung tâm của thế giới phương Tây.
Vậy cho nên có một cơn khủng hoảng vô gia cư, cả theo nghĩa đen lẫn theo nghĩa văn hoá. Và phản ứng lan rộng đối với cuộc khủng hoảng này là phải xây những cộng đoàn cùng theo một khuynh hướng như nhau, với những cộng đoàn này chúng ta có thể cảm thấy an toàn và được ở nhà của mình. Bà Thatcher đã đặt câu hỏi nổi tiếng về một đối thủ chính trị, “Nhưng ông ấy có thực là một người của chúng ta không ?” Thế là chúng ta đã trở thành sợ sự khác biệt. Richard Sennet viết, “ Hình ảnh của cộng đoàn đang được gột sạch sẽ bất cứ thứ gì làm họ khác biệt... Theo kiểu này thì huyền thoại về cộng đồng liên đới là một nghi thức thanh tẩy … Nét nổi bật trong các cộng đoàn là người ta cảm thấy thuộc về nhau và chia sẻ cho nhau, vì họ giống hệt nhau”(7).
Việc tìm kiếm những người giống như chúng ta có thể nhận thấy ở bất cứ chỗ nào, từ trên Internet cho đến các nhóm tôn giáo. Trên Internet, người ta rảo khắp để tìm những người khác biết chia sẻ những mối quan tâm và những khẩu vị của mình, cho dù đó là vấn đề chính trị, thể thao hay tình dục. Và nếu như có những khác biệt nổi lên, thì người ta có thể đơn giản là tắt không liên lạc nữa hoặc là thay đổi địa chỉ điện thư của mình. Các nhóm tôn giáo cực đoan (fondamentalist) cũng chiêu tập những người cùng theo một khuynh hướng như mình. Tôi ngờ rằng sự phân cực bên trong Hội Thánh công giáo hôm nay một phần cũng bắt nguồn từ trong việc thấy khó sống với những người khác với bản thân mình. Hội Thánh luôn luôn bị vỡ vụn bởi những đấu tranh, từ thời thánh Phêrô và thánh Phaolô đụng độ nhau ở Antiôkhia. Điểm mới đó là chúng ta khó vượt qua được những chia rẽ bằng một ngôn ngữ chung. Chúng ta không thể tìm được những từ ngữ để chia sẻ sự hiệp thông với những người chúng ta khác với họ, kể cả bên trong Hội Thánh.
Nay, trong cuộc khủng hoảng vô gia cư, đời sống tu trì ắt hẳn có một ơn gọi cấp bách là nên dấu chỉ cho ngôi nhà mênh mông rộng lớn của Thiên Chúa, nên Vương Quốc rộng mở, trong đó ai nấy đều cảm thấy mình thuộc về đó và cảm thấy thoải mái. Nếu chúng ta đang ở nhà trong sự rộng rãi khoáng đạt của Thiên Chúa, thì chúng ta có thể ở nhà với bất cứ người nào. Chúng ta có thể thực hiện điều này bằng đủ mọi cách. Hàng ngàn anh chị em tu sĩ đơn giản từ bỏ nhà của mình để ở nhà với những người xa lạ. Một cộng đoàn nữ tu nhỏ bé ở trong những ngôi làng theo đạo Hồi từ Morocco đến Inđônêsia, học sử dụng những ngôn ngữ ngoại quốc, ăn những thức ăn ngoại quốc, dấn thân vào những con đường khác của con người.
Chúng ta cũng ôm ấp những khác biệt về văn hoá và chủng tộc bên trong những cộng đoàn của chúng ta. Tôi đã đi qua Burundi khi toàn thể xứ sở này đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng để thăm một dan viện các nữ đan sĩ ở phía Bắc. Một nửa cộng đoàn là những người Tutsi và một nửa kia là những người Hutu. Tất cả các chị đều đã mất gia đình, trừ một chị tập sinh. Và đang khi tôi ở đó thì cha sở của các chị gọi tới nói rằng cha mẹ của chị ấy đã bị sát hại. Ấy thế mà những con người ấy vẫn cứ sống chung với nhau, trong bình an. Điều ấy đã chỉ khả dĩ nhờ có một đời sống cầu nguyện sâu xa và một nỗ lực không ngơi nghỉ nhằm kiến tạo sự hiệp thông. Những con người ấy cũng đau khổ lắm khi cùng nhau nghe những tin tức trên đài phát thanh, và như thế chia sẻ cho nhau những nỗi buồn phiền. Trong một xứ sở đã bị thiêu rụi và chỉ còn toàn một màu xám, và chẳng ai còn có thể gieo trồng, thì ngọn đồi của các chị vẫn cứ xanh bởi vì không ai đến đấy và đồng lúa của các chị vẫn cứ mọc lên, trong an toàn : một ngọn đồi xanh giữa một miền đất toàn một màu xám là một dấu hiệu của hy vọng.
Sự khác biệt khắc nghiệt nhất chúng ta khó đón nhận trong đời tu có lẽ không phải là vấn đề liên can đến chủng tộc hay văn hoá. Nhưng là vấn đề liên can đến thần học. Tôi có thể sống thoải mái với một người anh em đến từ một lục địa khác. Nhưng liệu tôi có thể cảm thấy đang ở nhà mình một cách sâu xa với một người đang có một Giáo hội học hoặc một Kitô học khác không ? Liệu chúng ta có thể vươn qua những đường ranh đổ vỡ ý thức hệ của Hội Thánh chúng ta không ? Chỉ có thể được nếu chúng ta làm được điều này đó là chúng ta có thể thành một dấu chỉ cho thấy sự mênh mông rộng rãi của Thiên Chúa. Các cộng đoàn gồm toàn những người theo cùng một khuynh hướng như nhau là những dấu chỉ yếu kém về Vương Quốc.
Điều này đòi chúng ta một cái gì nhiều hơn là chỉ chịu đựng lẫn nhau. Thật ra, chúng ta phải dám nói lên điều bất đồng ý kiến của chúng ta. Điều này đòi chúng ta phải chú ý đến nhau và thái độ này lôi kéo chúng ta vượt ra khỏi những giới hạn hẹp hòi của những thiện cảm hoặc ngôn ngữ của riêng chúng ta. Liệu tôi có dám để cho mình bị trí tưởng tượng của người khác đụng chạm đến không, và liệu tôi có dám đi vào vùng đất là những hy vọng và sợ hãi của họ không ? Chúng ta phải lao vào một sự mở rộng căng thẳng của trái tim và tâm trí chúng ta, đó là cái thánh Tôma Aquinô gọi là latitudo cordis, là đức tính kéo chúng ta vào trong căn nhà có thể chứa được tất, tức là chính Thiên Chúa.
Trong cuốn Larry’s Party, nhà viết tiểu thuyết người Canada khai thác cho thấy ngôn ngữ cung cấp cho chúng ta ngôi nhà để chúng ta có thể vào mà ở như thế nào. Cuộc hôn nhân đầu tiên của Larry đổ vỡ bởi vì anh và người vợ trẻ đã không có một ngôn ngữ chung đủ rộng để họ gập được nhau và yêu thương nhau. Cuối cùng khi họ hoà giải được với nhau chính là vì ngôn ngữ của họ đã đủ rộng để họ có thể ở với nhau lần đầu tiên. Larry hỏi, “Liệu đó có phải là vấn đề của chúng ta không ? Vấn đề là chúng ta đã không biết đủ từ ngữ ?”(8) Nên một dấu chỉ về ngôi nhà chung của nhân loại trong Thiên Chúa đòi chúng ta phải tìm tiếm những từ ngữ đủ rộng để chúng ta có thể sống trong bình an với những người xa lạ. Những người xa lạ này có thể là người theo một niềm tin khác hoặc thuộc về một nhóm chủng tộc khác. Nhưng một sự chuẩn bị sống còn và cũng là bản trắc nghiệm xem có chân thực không đó là chúng ta thậm chí phải tìm những từ ngữ mở ra những cầu nối xuyên qua sự phân cực bên trong Hội Thánh của mình và bên trong Hội Dòng của mình nữa.
Đây là sự tuân phục rất cần thiết cho ngày hôm nay, đặc biệt là sau ngày 11.9. Không phải là một sự tuân phục chỉ lo tùng phục mù quáng các bề trên dòng tu độc tài. Nhưng đúng hơn đó là một sự chú ý sâu xa đến những người nói những ngôn ngữ khác, và sống bằng những thiện cảm và trí tưởng tượng khác. Đó là chính sự phơi bày khổ hạnh cho những địa dư khác của tâm trí và trái tim, thậm chí ngay trong lòng các cộng đoàn của riêng chúng ta nữa, đến độ chúng ta có thể bị kéo thẳng ra khỏi những nhà tù chật chội ngăn cách con người với nhau. Đây là một sự tuân phục sáng tạo, trong đó chúng ta cùng nhau tìm kiếm những từ ngữ mới và những từ ngữ cũ có khả năng cống hiến cho chúng ta luồng sinh khí và cảm thấy sống thoải mái với nhau. Các cộng đoàn tu trì phải là những lò tôi luyện cho một ngôn ngữ đã được đổi mới.
Một buổi chiều kia ở Rotterdam, tôi gặp một số bạn trẻ. Tôi hỏi họ tại sao họ vẫn còn đến nhà thờ trong khi những người cùng trang lứa với họ thì không. Họ cảm thấy khó trả lời. Rồi đến đêm, một anh bạn trẻ chắc là đã chiến đấu vất vả với câu hỏi của tôi trở lại mang theo một lá thư cho tôi. Anh giải thích cho biết anh đến với cộng đoàn của chúng tôi bởi vì ở đấy anh có thể sử dụng những từ ngữ mà anh không thể nào sử dụng được ở nhà anh : “Vinh danh Thiên Chúa” và “Thánh, thánh, chí thánh”, những từ ngữ tôn vinh chúc tụng và đầy minh triết. Anh cần một chỗ nào đó anh có thể chia sẻ những lời ấy với những người khác và để ở với họ cùng một nhà.
(Còn tiếp 1 kỳ)
PHỤ CHÚ
1 - Global Financial Integration : The End of Geography, London 1992, trích dẫn Z. Bauman, Globalization : the Human Consequences, London 1998, p. 12.
2 - Globalization, p. 77.
3 - Allan de Lille. Được thánh Bonaventura trích dẫn, trong The Soul’s Journey into God, trans. Ewart Cousins, New York, 1978, p. 100, c. f. William Cavanagh ‘The city : Beyond secular parodies’ in Radical Orthodox 7, ed. J. Millband, Catherine Pickstock and Graham Ward, London 1999, p. 200.
4 - Trích dẫn Bauman : Globalization, p. 19.
5 - Liquid Modernity, Cambridge 2000, p. 122.
6 - Trong ed. H. Reagan and A. Torrance, Christ and Context, Edinburgh 1993, p.212, được T. J. Gorringe trích dẫn, op. cit. p. 85.
7 - “the myth of purified community” (huyền thoại về cộng đồng đã được gột rửa), The Uses of Disorder : Personal Identity and City Style, London 1996, p. 36, được Bauman trích dẫn, op. cit. p. 80.
8 - London 1998, p. 336.