Đức Thánh Cha nói về cuộc chiến ở Thánh Địa: Không có hai quốc gia, hòa bình đích thực mãi xa vời
Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Ý 'La Stampa', Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu, cảnh báo thế giới đang trên bờ vực thẳm, và cho hay tuyên cáo gần đây 'Fiducia supplicans' là tìm cách hòa nhập chứ không phải chia rẽ.
(Tin Vatican)
"Thỏa thuận Oslo rất rõ ràng - với giải pháp một đất nước hai chính thể. Cho đến khi thỏa thuận đó được áp dụng, thì hòa bình thực sự vẫn xa vời."
Đây là nhận định của Đức Thánh Cha Phanxicô về các sự kiện ở Thánh địa, sau các cuộc tấn công của Hamas và cuộc chiến đang tàn phá các thành phố ở giải Gaza.
Đức Thánh Cha đã chia sẻ suy nghĩ của mình với ký giả Domenico Agasso, một nhà báo chuyên về Vatican của tờ báo Ý, La Stampa, được xuất bản hôm thứ Hai (29/1/2024).
Nói về nhiều cuộc xung đột đang diễn ra, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho hòa bình, đồng thời bày tỏ niềm tin rằng đối thoại là con đường duy nhất hướng tới một tương lai hòa bình.
ĐTC kêu gọi tất cả các bên "hãy ngừng ném bom và bắn tên lửa cũng như chấm dứt mọi thái độ thù địch ở mọi nơi." Đức Thánh Cha kêu gọi “lệnh ngừng bắn toàn cầu” vì “chúng ta đang trên bờ vực thẳm”.
Hy vọng cho Thánh địa và Ukraine
Đức Thánh Cha giải thích sự xác tín của ngài đối với việc xác định không có bất kỳ cuộc chiến nào là “chính đáng”, đừng có biện minh rằng việc tự bảo vệ mình là hợp pháp! Mà cần phải nói rằng phải tránh “biện minh cho các cuộc chiến, vì nó luôn sai lầm”.
ĐTC bày tỏ lo ngại về sự leo thang quân sự ở khắp Trung Đông, nhưng cho biết ngài có một số hy vọng "bởi vì các cuộc họp bí mật đang diễn ra để cố gắng đạt được một thỏa thuận. Một thỏa thuận ngừng bắn đã là một kết quả tốt."
Đức Thánh Cha Phanxicô nêu ra trường hợp Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem, là “một nhân vật quan trọng”, người “biết biến báo” và cố gắng hòa giải.
ĐTC cho biết ngài đã nói chuyện qua cuộc gọi video với Giáo xứ Công Giáo Holy Family ở Gaza hàng ngày, đồng thời nói thêm “việc giải phóng các con tin Israel” là một ưu tiên hàng đầu.
Về Ukraine, Đức Thánh Cha nhắc lại nhiệm vụ được giao phó cho Đức Hồng Y Matteo Zuppi, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tòa Thánh đang cố gắng làm trung gian cho việc trao đổi tù nhân và trao trả thường dân Ukraine”. "Đặc biệt, chúng tôi đang làm việc với bà Maria Lvova-Belova, ủy viên Nga về quyền lợi trẻ em, về việc hồi hương những trẻ em Ukraina bị cưỡng bức đưa về Nga. Một số đã được trở về với gia đình của các em."
Tuyên cáo 'Fiducia supplicans' là tìm cách bao gồm
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng “Chúa Kitô kêu gọi mọi người từ bên trong”, đề cập đến Tuyên cáo Fiducia supplicans cho phép ban phép lành cho những cặp vợ chồng không hợp luật hoặc đồng giới.
ĐTC nói: “Tin Mừng nhằm thánh hóa mọi người”. “Dĩ nhiên là phải có thiện chí. Và cần phải đưa ra những hướng dẫn chính xác về đời sống Kitô hữu (tôi nhấn mạnh rằng không phải sự kết hợp mà là những con người mới được chúc phúc). Vì tất cả chúng ta đều là tội nhân: tại sao chúng ta lại phải làm như vậy? Tại sao có danh sách những tội nhân có thể được tha thứ để hòa nhập vào Giáo Hội và một danh sách khác những tội nhân không thể được hòa nhập vào Giáo Hội? Đây không phải là Tin Mừng.”
Về những lời chỉ trích tài liệu, Đức Thánh Cha lưu ý rằng “những người phản đối kịch liệt thuộc về các nhóm nhỏ ý thức hệ”.
ĐTC mô tả Giáo hội ở Châu Phi là “một trường hợp đặc biệt”, vì “đối với họ, đồng tính luyến ái là một điều gì ‘xấu xa’ theo quan điểm văn hóa; họ không thể chấp nhận điều đó”.
Tuy nhiên, ĐTC nói thêm, “tôi tin rằng dần dần mọi người sẽ an tâm về tinh thần của bản tuyên cáo,” vốn “nhằm mục đích bao gồm chứ không chia rẽ. Nó mời gọi chúng ta chào đón và sau đó phó thác mọi người, và tín thác vào Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận đôi khi ngài cảm thấy cô đơn, “nhưng tôi vẫn luôn phấn đấu tiến về phía trước, ngày qua ngày”, ngài nói thêm rằng ngài không sợ ly giáo.
“Trong Giáo hội, luôn có những nhóm nhỏ thể hiện những phản ánh có tính chất ly giáo. Chúng ta phải tôn trọng họ nhưng rồi mọi sự sẽ qua đi… để nhìn và tiến về phía trước.”
Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Ý 'La Stampa', Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu, cảnh báo thế giới đang trên bờ vực thẳm, và cho hay tuyên cáo gần đây 'Fiducia supplicans' là tìm cách hòa nhập chứ không phải chia rẽ.
(Tin Vatican)
"Thỏa thuận Oslo rất rõ ràng - với giải pháp một đất nước hai chính thể. Cho đến khi thỏa thuận đó được áp dụng, thì hòa bình thực sự vẫn xa vời."
Đây là nhận định của Đức Thánh Cha Phanxicô về các sự kiện ở Thánh địa, sau các cuộc tấn công của Hamas và cuộc chiến đang tàn phá các thành phố ở giải Gaza.
Đức Thánh Cha đã chia sẻ suy nghĩ của mình với ký giả Domenico Agasso, một nhà báo chuyên về Vatican của tờ báo Ý, La Stampa, được xuất bản hôm thứ Hai (29/1/2024).
Nói về nhiều cuộc xung đột đang diễn ra, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho hòa bình, đồng thời bày tỏ niềm tin rằng đối thoại là con đường duy nhất hướng tới một tương lai hòa bình.
ĐTC kêu gọi tất cả các bên "hãy ngừng ném bom và bắn tên lửa cũng như chấm dứt mọi thái độ thù địch ở mọi nơi." Đức Thánh Cha kêu gọi “lệnh ngừng bắn toàn cầu” vì “chúng ta đang trên bờ vực thẳm”.
Hy vọng cho Thánh địa và Ukraine
Đức Thánh Cha giải thích sự xác tín của ngài đối với việc xác định không có bất kỳ cuộc chiến nào là “chính đáng”, đừng có biện minh rằng việc tự bảo vệ mình là hợp pháp! Mà cần phải nói rằng phải tránh “biện minh cho các cuộc chiến, vì nó luôn sai lầm”.
ĐTC bày tỏ lo ngại về sự leo thang quân sự ở khắp Trung Đông, nhưng cho biết ngài có một số hy vọng "bởi vì các cuộc họp bí mật đang diễn ra để cố gắng đạt được một thỏa thuận. Một thỏa thuận ngừng bắn đã là một kết quả tốt."
Đức Thánh Cha Phanxicô nêu ra trường hợp Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem, là “một nhân vật quan trọng”, người “biết biến báo” và cố gắng hòa giải.
ĐTC cho biết ngài đã nói chuyện qua cuộc gọi video với Giáo xứ Công Giáo Holy Family ở Gaza hàng ngày, đồng thời nói thêm “việc giải phóng các con tin Israel” là một ưu tiên hàng đầu.
Về Ukraine, Đức Thánh Cha nhắc lại nhiệm vụ được giao phó cho Đức Hồng Y Matteo Zuppi, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tòa Thánh đang cố gắng làm trung gian cho việc trao đổi tù nhân và trao trả thường dân Ukraine”. "Đặc biệt, chúng tôi đang làm việc với bà Maria Lvova-Belova, ủy viên Nga về quyền lợi trẻ em, về việc hồi hương những trẻ em Ukraina bị cưỡng bức đưa về Nga. Một số đã được trở về với gia đình của các em."
Tuyên cáo 'Fiducia supplicans' là tìm cách bao gồm
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng “Chúa Kitô kêu gọi mọi người từ bên trong”, đề cập đến Tuyên cáo Fiducia supplicans cho phép ban phép lành cho những cặp vợ chồng không hợp luật hoặc đồng giới.
ĐTC nói: “Tin Mừng nhằm thánh hóa mọi người”. “Dĩ nhiên là phải có thiện chí. Và cần phải đưa ra những hướng dẫn chính xác về đời sống Kitô hữu (tôi nhấn mạnh rằng không phải sự kết hợp mà là những con người mới được chúc phúc). Vì tất cả chúng ta đều là tội nhân: tại sao chúng ta lại phải làm như vậy? Tại sao có danh sách những tội nhân có thể được tha thứ để hòa nhập vào Giáo Hội và một danh sách khác những tội nhân không thể được hòa nhập vào Giáo Hội? Đây không phải là Tin Mừng.”
Về những lời chỉ trích tài liệu, Đức Thánh Cha lưu ý rằng “những người phản đối kịch liệt thuộc về các nhóm nhỏ ý thức hệ”.
ĐTC mô tả Giáo hội ở Châu Phi là “một trường hợp đặc biệt”, vì “đối với họ, đồng tính luyến ái là một điều gì ‘xấu xa’ theo quan điểm văn hóa; họ không thể chấp nhận điều đó”.
Tuy nhiên, ĐTC nói thêm, “tôi tin rằng dần dần mọi người sẽ an tâm về tinh thần của bản tuyên cáo,” vốn “nhằm mục đích bao gồm chứ không chia rẽ. Nó mời gọi chúng ta chào đón và sau đó phó thác mọi người, và tín thác vào Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận đôi khi ngài cảm thấy cô đơn, “nhưng tôi vẫn luôn phấn đấu tiến về phía trước, ngày qua ngày”, ngài nói thêm rằng ngài không sợ ly giáo.
“Trong Giáo hội, luôn có những nhóm nhỏ thể hiện những phản ánh có tính chất ly giáo. Chúng ta phải tôn trọng họ nhưng rồi mọi sự sẽ qua đi… để nhìn và tiến về phía trước.”