Vatican: Cái chết bi thảm của Sư Huynh Roger Schutz, sáng lập viên Cộng Đoàn Đại Kết Taizé đã làm nhiều người thương tiếc, một phần vì nhiều người Công Giáo ngưỡng mộ đến sự hy sinh của thầy và những bày tỏ cảm kích của các giáo sĩ Vatican về sự đại kết.
Nhưng qua cái chết của Sư Huynh Roger một vấn đề được triền miên tuân thủ và khá nhức đầu trong đối thoại đại kết đó là: Luật Giáo Hội Công Giáo chống lại việc Rước Lễ chung hay là cho Rước Lễ cho người tín hữu Kitô đã chịu phép rửa tội mà không phải Công Giáo.
Sư Huynh Roger đã bị người đàn bà mắc bệnh tâm thần đâm chết trong buổi cầu nguyện tại Nhà Thờ Hòa Giải ở Taizé vào ngày 16/8 và đã được tiễn đưa chôn cất tới nơi an nghỉ cuối cùng vào ngày Thứ Ba 23/8 là một người đã tiếp xúc trong 3 thời Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXII lúc còn là Tổng Giám Mục Angelo Roncalli giữ chức vụ Khâm Sứ Tòa Thánh tại Pháp đã cho phép Cộng Đoàn Đại Kết Taizé xử dụng nhà thờ Công Giáo để cầu nguyện. Chính Sư Huynh Roger cũng là một người bạn thân thiết với Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã biết Ngài trước khi được mời tham dự Công Đồng Vaticanô II. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm Cộng Đoàn Đại Kết Taizé tại miền Tây nước Pháp và đã ca ngợi những cố công của Sư Huynh Roger trong việc mang lại những tín hữu Kitô cùng nhau cầu nguyện.
Mặc dầu có sự tha thiết trong tình đại kết, Sư Huynh Roger một mục sư trong Giáo Hội Cải Cách Thụy Sĩ đã không tin đến sự Rước Lễ chung, và điều này cũng không được thực hành trong các buổi kinh phụng vụ tại Taizé. Sư Huynh đã có một sự gắn bó mật thiết với Bộ Giáo Lý Đức Tin do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger làm Tổng Trưởng nay là đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI.
Sự cố đã xảy đến với Đức Hồng Y Ratzinger khi Ngài chủ sự lễ an táng cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 8/4/2005. Đức Hồng Y có lẽ đã kinh ngạc khi thấy Sư Huynh Roger ngồi trên chiếc xe lăn đẫn đầu cho một hàng những người sẽ được Đức Hồng Y cho rước lễ.
Liệu phải làm gì đây? Trong suốt gần 23 năm làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, là một người nghiêm khắc, cột trụ sắt bảo vệ tín lý giáo hội. Hơn 15 tháng sau khi nhậm chức Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin (25/11/1981), thì ngày 12/3/1983 Bộ Giáo Lý Đức Tin tái khẳng định ra vạ tuyệt thông cựu Tổng Giám Mục Huế là Đức Tổng Giám Mục Phêrô Martin Ngô Đình Thục. Từ lâu Đức Hồng Y Ratzinger là một người đã bảo vệ đến luật cấm trong việc rước lễ chung hay nói một cách khác là cho người ngoài Công Giáo lên rước lễ. Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt mà người ngoài Công Giáo được phép rước lễ, nhưng trong một giây phút khoảng khắc trong lễ an táng, không tài nào để Đức Hồng Y thẩm tra đến vấn đề.
Cuối cùng cũng giống như bao nhiêu vị mục tử khác trong các giáo phận địa phương trong tình huống này: Đức Hồng Y Ratzinger đã cho Sư Huynh Roger rước lễ. Thế nhưng một điều rất khác biệt ở đây là Thánh Lễ an táng Cố Giáo Hoàng cả hàng triệu người khắp nơi trên thế giới đang hiệp thông, theo dõi đã chứng kiến và suy tư. Tức khắc có người bắt đầu hỏi: "Hình như Sư Huynh Roger đã theo đạo Công Giáo?" hay là "Phải chăng Đức Hồng Y Ratzinger đã thay đổi ý định trong việc cho Rước Lễ người ngoài Công Giáo?".
Theo giáo sĩ tại Vatican câu trả lời cho 2 câu hỏi trên hẳn nhiên vẫn là không.
Bởi vì những câu hỏi đến việc cho Sư Huynh Roger rước lễ đã không bị quên lãng, Tòa Thánh Vatican đã đưa ra một thông tư không chính thức cắt nghĩa đến trường hợp này và thông tư cũng không có mang chữ ký.
Cuối cùng chủ yếu vẫn là: tất cả là một sự lầm lỗi đáng tiếc. Có lẽ vì già yếu ngồi trên xe lăn, ngay từ đầu Thánh Lễ Sư Huynh Roger đã được di chuyển đến một chỗ thuận lợi có thể quan sát gần khuôn viên bàn thánh và Sư Huynh đã không chủ tâm để đến một chỗ dành riêng cho những người sẽ được lên Rước Lễ từ vị chủ tế là Đức Hồng Y Ratzinger.
Viên chức Vatican nói đến khi Sư Huynh ngồi trên xe lăn tiến lên rước lễ "thật không thể từ chối để không cho Thầy rước Bí Tích Rất Thánh".
Trong thông tư có ghi chú rằng Sư Huynh Roger đã chia sẻ niềm tin Công Giáo trong sự hiện diện thật của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể. Thông tư cũng nói đến trường hợp xảy ra với thầy Roger không phải là độc nhất vô nhị và nhấn mạnh rằng sự kiện thầy được Rước Lễ không đưa ra một sự giải quyết phổ quát.
Nhưng vấn đề có những sắc thái mà hiện nay vẫn còn được nghiên cứu và bàn thảo bên trong Giáo Hội.
Theo Giáo Luật nói một cách chung, Giáo Luật 915 không cho phép người bị vạ tuyệt thông hay cố chấp phạm tội nặng công khai nhận rước lễ, theo lý thuyết mà nói thì giáo luật này áp dụng cho các thừa tác viên nhiều hơn
Giáo luật 213, 843.1 và 912 nói đến quyền của người Công Giáo được chuẩn bị một cách thích đáng được nhận rước lễ.
Đi xa hơn nữa Giáo Luật 844 theo bản dịch của Đức Ông Nguyễn Văn Phương và các Linh Mục có ghi rõ như sau:
"844.1- Các thừa tác viên Công Giáo chỉ ban các Bí Tích cách hợp pháp cho những người Công Giáo. Cũng vậy, người tín hữu Công Giáo chỉ lãnh nhận các Bí Tích cách hợp pháp nơi các thừa tác viên Công Giáo, đừng kể những trường hợp nói ở các triệt 2,3 và 4 của điều này và ở triệt 2 của điều 861."
"2. Mỗi khi nhu cầu đòi hỏi, hay thực sự một ích lợi thiêng liêng thúc đẩy, và miễn là trách được nguy cơ sai lầm và lãnh đạm, những tín hữu Công Giáo nào không thể đến với một thừa tác viên Công Giáo, do tình trạng bất khả kham về luân lý hay luân lý, được phép lãnh nhận các Bí Tích Thống Hối, Mình Thánh và Xức Dầu Bệnh Nhân với những thừa tác viên không Công Giáo, nếu trong Giáo Hội của học có các Bí Tích ấy hữu hiệu."
"3. Các thừa tác viên Công Giáo cũng ban các Bí Tích Thống Hối, Mình Thánh và Xức Dầu bệnh nhân một cách hợp pháp cho các phần tử thuộc các Giáo Hội Đông Phương không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo, nếu họ tự ý xin và chuẩn bị sẵn sàng lãnh nhận Bí Tích. Điều này cũng có giá trị đối với các phần tử của các Giáo Hội khác, ở trong cùng điều kiện như các Giáo Hội Đông Phương nói trên về phương diện các Bí Tích, dựa theo sự phán đoán của Tòa Thánh."
"4. Trong khi nguy tử, hay theo sự nhận định của Giám Mục Giáo Phận hoặc của Hội Đồng Giám Mục có nhu cầu quan trọng khác đòi hỏi, thì các thừa tác viên Công Giáo được phép ban các Bí Tích ấy cách hợp pháp cho những người Kitô hữu không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo, khi những người này không thể đến với thừa tác viên thuộc cộng đoàn của họ và tự ý xin lãnh Bí Tích, với điều kiện là họ tuyên xưng Đức Tin Công Giáo về các Bí Tích ấy và họ đã chuẩn bị hợp lệ."
"5. Về những trường hợp nói đến trong triệt 2,3 và 4, Giám Mục Giáo Phận hay Hội Đồng Giám Mục không được ra những quy luật tổng quát khi chưa tham khảo ý kiến với người có thẩm quyền, ít ra là cấp địa phương của Giáo Hội hay cộng đoàn không công giáo liên hệ. "
Giáo Luật nói rằng các tín hữu Giáo hội Đông Phương không Công Giáo không hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo có thể được lên Rước Lễ-- giống như Chính Thống Giáo khi không hoàn toàn hiệp thông nhưng được rước lễ bao lâu mà tín hữu tự ý xin và ở trong tình trạng ân sủng tức là không mắc tội trọng.
Những giáo hội Đông Phương hiệp thông đến sự hiểu biết về Bí Tích Thánh Thể Công Giáo tức là tuyên xưng sự hiện diện Mình và Máu thật của Đức Kitô chứ không phải chỉ là biểu tượng và họ cùng chia sẻ Bí Tích Truyền Chức Thánh.
Trái lại các tín hữu trong những giáo hội xuất xứ do Sự Cải Cách có thể được cho rước lễ chỉ trong trường hợp nguy tử hoặc "nhu cầu quan trọng khác đòi hỏi" và trong điều kiện là họ không thể đến với thừa tác viên nơi chính cộng đoàn của họ và đang sống trong tình trạng ân sủng.
Như thế đối với giáo luật nghiêm khắc của giáo hội Công Giáo, nếu chỉ tinh sự hiện diện thật của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể mà thôi thì không đủ để cho phép những tín hữu Tin Lành cũng như Anh Giáo được lên rước lễ.
Thế nhưng ở đây những tranh luận đã được đưa ra. Một số người lý luận rằng "nhu cầu quan trọng" có thể bao gồm đến những trường hợp khác nhau thí dụ như trong lễ an táng Công Giáo hay Hôn Nhân mà họ không thể đến được với chính vị thừa tác viên của giáo hội mình.
Người khác lại đưa ra luận lý rằng một người đồng ý đến niềm tin Công Giáo trong Bí Tích Thánh Thể có thể tuyên xưng một cách đơn giản khi thưa "Amen" sau khi thừa tác viên trao Mình Chúa nói "Mình Thánh Chúa Kitô".
Trong cẩm nang đại kết vào năm 1993 của Tòa Thánh Vatican đã nói đến những trường hợp "ngoại lệ" trong việc cho Rước Lễ trong những nghi thức hôn nhân cho người khác tôn giáo. Ngôn từ dùng trong văn kiện này đã không bác bỏ đến việc cho Rước Lễ chung đã ảnh hưởng đến đường lối của các Giáo Hội địa phương chỉ thị cho vấn đề này.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến bản chất ngoại lệ trong việc Rước Lễ chung và nói rằng việc thi hành phải tuân thủ theo những chỉ thị của các địa phận địa phương và các điều khoản của giáo luật. Giống như hầu hết các Hội Đồng Giám Mục khác, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra những chỉ dẫn nhưng đã không đưa ra những điều luật cụ thể trong việc cho Rước Lễ chung.
Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nơi và phổ biến khá rộng rãi là đối với những người không thể Rước Lễ thì có thể tiến lên tới Thừa Tác Viên cho rước lễ, đặt 2 cánh tay úp chéo trên ngực và xin chúc lành. Mặc dầu điều này tỏ ra những dấu chỉ tìnhđại kết, việc hành xử này đã không được các viên chức Bộ Phụng Tự đề nghị hay đưa ra áp dụng.
Theo viên chức Vatican, có người đã hỏi điều này thì Bộ Phụng Tự đã trả lời là đối với những người đi lên rước lễ, thì đó không phải là lúc để xin chúc lành và hẳn nhiên mọi người đã được vị chủ tế trao ban phép lành vào cuối Thánh Lễ trước khi ra về rồi. Việc lên xin chúc lành thay cho việc rước lễ có thể gây nên sự hoang mang trong phụng vụ và có thể cổ võ đến tư tưởng là mọi người đi lên trong lúc Rước Lễ là để xin một sự gì đó.
Tuy nhiên, ngay cả Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chúc lành thay vì cho Rước Lễ đối với những vị lãnh đạo ngoài Công Giáo, sự việc xảy ra khá nổi danh đối với một nhóm Giám Mục Tin Lành Lutheranô trong chuyến tông du của Giáo Hoàng tại Thụy Điển vào năm 1989. Mặc dầu không được chuẩn y chính thức, việc thực hành ban phép lành cho người ngoài Công Giáo hay cho các trẻ em chưa chịu Rước Lễ Lần Đầu khi đi lên trong lúc Rước Lễ đã phổ biến từ lúc đó, có lẽ một phần vì thấy Đức Giáo Hoàng đã làm như thế nên tôi làm theo.
Nhưng sự việc đôi khi không được diễn ra êm xuôi, tại một Cộng Đoàn Việt Nam, vị Linh Mục Việt Nam nói rằng việc lên xin chúc lành lúc rước lễ chỉ dành cho Linh Mục ban phép lành vì người là đại diện Chúa Kitô, các thừa tác viên đặc biệt (những người trao Mình Thánh Chúa lúc Rước Lễ) là những giáo dân không được phép ban phúc lành. Trong 2 hàng lên rước lễ song đôi, một hàng do Linh Mục cho rước lễ, hàng kia do thừa tác viên đặc biệt, một đứa bé Việt Nam 4 tuổi cùng lên với mẹ nói lên rước lễ trong hàng do Linh Mục cho rước lễ để nhận phép lành. Chẳng may gần đến cuối thì hàng lên rước lễ do vị thừa tác viên đã hết, nên người phụ nữ chuyển qua hàng này và đứa bé lại lẽo đẽo theo sau. Tới phiên thằng bé, thừa tác viên đặc biệt cho rước lễ không biết phải sử xự thế nào chỉ biết cười với nó không dám chúc lành và rồi đứa bé nhất định không chịu đi. Vị Linh Mục đang cho rước lễ đứng kế bên lanh trí thấy vậy nên choàng tay qua rồi ban phúc lành cho nó. Nó vui mừng an bình bước ra đi, được hai bước nó quắc mắt lườm thừa tác viên và lẩm bẩm thật to "I hate you!" trước sự kinh ngạc của những người chung quanh. Và thừa tác viên đặc biệt cho rước lễ ngày hôm đó lại chính là bố nó.. .
Nhưng qua cái chết của Sư Huynh Roger một vấn đề được triền miên tuân thủ và khá nhức đầu trong đối thoại đại kết đó là: Luật Giáo Hội Công Giáo chống lại việc Rước Lễ chung hay là cho Rước Lễ cho người tín hữu Kitô đã chịu phép rửa tội mà không phải Công Giáo.
Sư Huynh Roger đã bị người đàn bà mắc bệnh tâm thần đâm chết trong buổi cầu nguyện tại Nhà Thờ Hòa Giải ở Taizé vào ngày 16/8 và đã được tiễn đưa chôn cất tới nơi an nghỉ cuối cùng vào ngày Thứ Ba 23/8 là một người đã tiếp xúc trong 3 thời Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXII lúc còn là Tổng Giám Mục Angelo Roncalli giữ chức vụ Khâm Sứ Tòa Thánh tại Pháp đã cho phép Cộng Đoàn Đại Kết Taizé xử dụng nhà thờ Công Giáo để cầu nguyện. Chính Sư Huynh Roger cũng là một người bạn thân thiết với Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã biết Ngài trước khi được mời tham dự Công Đồng Vaticanô II. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm Cộng Đoàn Đại Kết Taizé tại miền Tây nước Pháp và đã ca ngợi những cố công của Sư Huynh Roger trong việc mang lại những tín hữu Kitô cùng nhau cầu nguyện.
Mặc dầu có sự tha thiết trong tình đại kết, Sư Huynh Roger một mục sư trong Giáo Hội Cải Cách Thụy Sĩ đã không tin đến sự Rước Lễ chung, và điều này cũng không được thực hành trong các buổi kinh phụng vụ tại Taizé. Sư Huynh đã có một sự gắn bó mật thiết với Bộ Giáo Lý Đức Tin do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger làm Tổng Trưởng nay là đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI.
Sự cố đã xảy đến với Đức Hồng Y Ratzinger khi Ngài chủ sự lễ an táng cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 8/4/2005. Đức Hồng Y có lẽ đã kinh ngạc khi thấy Sư Huynh Roger ngồi trên chiếc xe lăn đẫn đầu cho một hàng những người sẽ được Đức Hồng Y cho rước lễ.
Liệu phải làm gì đây? Trong suốt gần 23 năm làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, là một người nghiêm khắc, cột trụ sắt bảo vệ tín lý giáo hội. Hơn 15 tháng sau khi nhậm chức Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin (25/11/1981), thì ngày 12/3/1983 Bộ Giáo Lý Đức Tin tái khẳng định ra vạ tuyệt thông cựu Tổng Giám Mục Huế là Đức Tổng Giám Mục Phêrô Martin Ngô Đình Thục. Từ lâu Đức Hồng Y Ratzinger là một người đã bảo vệ đến luật cấm trong việc rước lễ chung hay nói một cách khác là cho người ngoài Công Giáo lên rước lễ. Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt mà người ngoài Công Giáo được phép rước lễ, nhưng trong một giây phút khoảng khắc trong lễ an táng, không tài nào để Đức Hồng Y thẩm tra đến vấn đề.
Cuối cùng cũng giống như bao nhiêu vị mục tử khác trong các giáo phận địa phương trong tình huống này: Đức Hồng Y Ratzinger đã cho Sư Huynh Roger rước lễ. Thế nhưng một điều rất khác biệt ở đây là Thánh Lễ an táng Cố Giáo Hoàng cả hàng triệu người khắp nơi trên thế giới đang hiệp thông, theo dõi đã chứng kiến và suy tư. Tức khắc có người bắt đầu hỏi: "Hình như Sư Huynh Roger đã theo đạo Công Giáo?" hay là "Phải chăng Đức Hồng Y Ratzinger đã thay đổi ý định trong việc cho Rước Lễ người ngoài Công Giáo?".
Theo giáo sĩ tại Vatican câu trả lời cho 2 câu hỏi trên hẳn nhiên vẫn là không.
Bởi vì những câu hỏi đến việc cho Sư Huynh Roger rước lễ đã không bị quên lãng, Tòa Thánh Vatican đã đưa ra một thông tư không chính thức cắt nghĩa đến trường hợp này và thông tư cũng không có mang chữ ký.
Cuối cùng chủ yếu vẫn là: tất cả là một sự lầm lỗi đáng tiếc. Có lẽ vì già yếu ngồi trên xe lăn, ngay từ đầu Thánh Lễ Sư Huynh Roger đã được di chuyển đến một chỗ thuận lợi có thể quan sát gần khuôn viên bàn thánh và Sư Huynh đã không chủ tâm để đến một chỗ dành riêng cho những người sẽ được lên Rước Lễ từ vị chủ tế là Đức Hồng Y Ratzinger.
Viên chức Vatican nói đến khi Sư Huynh ngồi trên xe lăn tiến lên rước lễ "thật không thể từ chối để không cho Thầy rước Bí Tích Rất Thánh".
Trong thông tư có ghi chú rằng Sư Huynh Roger đã chia sẻ niềm tin Công Giáo trong sự hiện diện thật của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể. Thông tư cũng nói đến trường hợp xảy ra với thầy Roger không phải là độc nhất vô nhị và nhấn mạnh rằng sự kiện thầy được Rước Lễ không đưa ra một sự giải quyết phổ quát.
Nhưng vấn đề có những sắc thái mà hiện nay vẫn còn được nghiên cứu và bàn thảo bên trong Giáo Hội.
Theo Giáo Luật nói một cách chung, Giáo Luật 915 không cho phép người bị vạ tuyệt thông hay cố chấp phạm tội nặng công khai nhận rước lễ, theo lý thuyết mà nói thì giáo luật này áp dụng cho các thừa tác viên nhiều hơn
Giáo luật 213, 843.1 và 912 nói đến quyền của người Công Giáo được chuẩn bị một cách thích đáng được nhận rước lễ.
Đi xa hơn nữa Giáo Luật 844 theo bản dịch của Đức Ông Nguyễn Văn Phương và các Linh Mục có ghi rõ như sau:
"844.1- Các thừa tác viên Công Giáo chỉ ban các Bí Tích cách hợp pháp cho những người Công Giáo. Cũng vậy, người tín hữu Công Giáo chỉ lãnh nhận các Bí Tích cách hợp pháp nơi các thừa tác viên Công Giáo, đừng kể những trường hợp nói ở các triệt 2,3 và 4 của điều này và ở triệt 2 của điều 861."
"2. Mỗi khi nhu cầu đòi hỏi, hay thực sự một ích lợi thiêng liêng thúc đẩy, và miễn là trách được nguy cơ sai lầm và lãnh đạm, những tín hữu Công Giáo nào không thể đến với một thừa tác viên Công Giáo, do tình trạng bất khả kham về luân lý hay luân lý, được phép lãnh nhận các Bí Tích Thống Hối, Mình Thánh và Xức Dầu Bệnh Nhân với những thừa tác viên không Công Giáo, nếu trong Giáo Hội của học có các Bí Tích ấy hữu hiệu."
"3. Các thừa tác viên Công Giáo cũng ban các Bí Tích Thống Hối, Mình Thánh và Xức Dầu bệnh nhân một cách hợp pháp cho các phần tử thuộc các Giáo Hội Đông Phương không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo, nếu họ tự ý xin và chuẩn bị sẵn sàng lãnh nhận Bí Tích. Điều này cũng có giá trị đối với các phần tử của các Giáo Hội khác, ở trong cùng điều kiện như các Giáo Hội Đông Phương nói trên về phương diện các Bí Tích, dựa theo sự phán đoán của Tòa Thánh."
"4. Trong khi nguy tử, hay theo sự nhận định của Giám Mục Giáo Phận hoặc của Hội Đồng Giám Mục có nhu cầu quan trọng khác đòi hỏi, thì các thừa tác viên Công Giáo được phép ban các Bí Tích ấy cách hợp pháp cho những người Kitô hữu không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo, khi những người này không thể đến với thừa tác viên thuộc cộng đoàn của họ và tự ý xin lãnh Bí Tích, với điều kiện là họ tuyên xưng Đức Tin Công Giáo về các Bí Tích ấy và họ đã chuẩn bị hợp lệ."
"5. Về những trường hợp nói đến trong triệt 2,3 và 4, Giám Mục Giáo Phận hay Hội Đồng Giám Mục không được ra những quy luật tổng quát khi chưa tham khảo ý kiến với người có thẩm quyền, ít ra là cấp địa phương của Giáo Hội hay cộng đoàn không công giáo liên hệ. "
Giáo Luật nói rằng các tín hữu Giáo hội Đông Phương không Công Giáo không hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo có thể được lên Rước Lễ-- giống như Chính Thống Giáo khi không hoàn toàn hiệp thông nhưng được rước lễ bao lâu mà tín hữu tự ý xin và ở trong tình trạng ân sủng tức là không mắc tội trọng.
Những giáo hội Đông Phương hiệp thông đến sự hiểu biết về Bí Tích Thánh Thể Công Giáo tức là tuyên xưng sự hiện diện Mình và Máu thật của Đức Kitô chứ không phải chỉ là biểu tượng và họ cùng chia sẻ Bí Tích Truyền Chức Thánh.
Trái lại các tín hữu trong những giáo hội xuất xứ do Sự Cải Cách có thể được cho rước lễ chỉ trong trường hợp nguy tử hoặc "nhu cầu quan trọng khác đòi hỏi" và trong điều kiện là họ không thể đến với thừa tác viên nơi chính cộng đoàn của họ và đang sống trong tình trạng ân sủng.
Như thế đối với giáo luật nghiêm khắc của giáo hội Công Giáo, nếu chỉ tinh sự hiện diện thật của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể mà thôi thì không đủ để cho phép những tín hữu Tin Lành cũng như Anh Giáo được lên rước lễ.
Thế nhưng ở đây những tranh luận đã được đưa ra. Một số người lý luận rằng "nhu cầu quan trọng" có thể bao gồm đến những trường hợp khác nhau thí dụ như trong lễ an táng Công Giáo hay Hôn Nhân mà họ không thể đến được với chính vị thừa tác viên của giáo hội mình.
Người khác lại đưa ra luận lý rằng một người đồng ý đến niềm tin Công Giáo trong Bí Tích Thánh Thể có thể tuyên xưng một cách đơn giản khi thưa "Amen" sau khi thừa tác viên trao Mình Chúa nói "Mình Thánh Chúa Kitô".
Trong cẩm nang đại kết vào năm 1993 của Tòa Thánh Vatican đã nói đến những trường hợp "ngoại lệ" trong việc cho Rước Lễ trong những nghi thức hôn nhân cho người khác tôn giáo. Ngôn từ dùng trong văn kiện này đã không bác bỏ đến việc cho Rước Lễ chung đã ảnh hưởng đến đường lối của các Giáo Hội địa phương chỉ thị cho vấn đề này.
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến bản chất ngoại lệ trong việc Rước Lễ chung và nói rằng việc thi hành phải tuân thủ theo những chỉ thị của các địa phận địa phương và các điều khoản của giáo luật. Giống như hầu hết các Hội Đồng Giám Mục khác, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra những chỉ dẫn nhưng đã không đưa ra những điều luật cụ thể trong việc cho Rước Lễ chung.
Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nơi và phổ biến khá rộng rãi là đối với những người không thể Rước Lễ thì có thể tiến lên tới Thừa Tác Viên cho rước lễ, đặt 2 cánh tay úp chéo trên ngực và xin chúc lành. Mặc dầu điều này tỏ ra những dấu chỉ tìnhđại kết, việc hành xử này đã không được các viên chức Bộ Phụng Tự đề nghị hay đưa ra áp dụng.
Theo viên chức Vatican, có người đã hỏi điều này thì Bộ Phụng Tự đã trả lời là đối với những người đi lên rước lễ, thì đó không phải là lúc để xin chúc lành và hẳn nhiên mọi người đã được vị chủ tế trao ban phép lành vào cuối Thánh Lễ trước khi ra về rồi. Việc lên xin chúc lành thay cho việc rước lễ có thể gây nên sự hoang mang trong phụng vụ và có thể cổ võ đến tư tưởng là mọi người đi lên trong lúc Rước Lễ là để xin một sự gì đó.
Tuy nhiên, ngay cả Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chúc lành thay vì cho Rước Lễ đối với những vị lãnh đạo ngoài Công Giáo, sự việc xảy ra khá nổi danh đối với một nhóm Giám Mục Tin Lành Lutheranô trong chuyến tông du của Giáo Hoàng tại Thụy Điển vào năm 1989. Mặc dầu không được chuẩn y chính thức, việc thực hành ban phép lành cho người ngoài Công Giáo hay cho các trẻ em chưa chịu Rước Lễ Lần Đầu khi đi lên trong lúc Rước Lễ đã phổ biến từ lúc đó, có lẽ một phần vì thấy Đức Giáo Hoàng đã làm như thế nên tôi làm theo.
Nhưng sự việc đôi khi không được diễn ra êm xuôi, tại một Cộng Đoàn Việt Nam, vị Linh Mục Việt Nam nói rằng việc lên xin chúc lành lúc rước lễ chỉ dành cho Linh Mục ban phép lành vì người là đại diện Chúa Kitô, các thừa tác viên đặc biệt (những người trao Mình Thánh Chúa lúc Rước Lễ) là những giáo dân không được phép ban phúc lành. Trong 2 hàng lên rước lễ song đôi, một hàng do Linh Mục cho rước lễ, hàng kia do thừa tác viên đặc biệt, một đứa bé Việt Nam 4 tuổi cùng lên với mẹ nói lên rước lễ trong hàng do Linh Mục cho rước lễ để nhận phép lành. Chẳng may gần đến cuối thì hàng lên rước lễ do vị thừa tác viên đã hết, nên người phụ nữ chuyển qua hàng này và đứa bé lại lẽo đẽo theo sau. Tới phiên thằng bé, thừa tác viên đặc biệt cho rước lễ không biết phải sử xự thế nào chỉ biết cười với nó không dám chúc lành và rồi đứa bé nhất định không chịu đi. Vị Linh Mục đang cho rước lễ đứng kế bên lanh trí thấy vậy nên choàng tay qua rồi ban phúc lành cho nó. Nó vui mừng an bình bước ra đi, được hai bước nó quắc mắt lườm thừa tác viên và lẩm bẩm thật to "I hate you!" trước sự kinh ngạc của những người chung quanh. Và thừa tác viên đặc biệt cho rước lễ ngày hôm đó lại chính là bố nó.. .