Bài Học Khó Nghèo Nơi Hang Đá
Mỗi lần ngắm nhìn hang đá, không ai mà không thấy cảnh đập vào mắt là cảnh nghèo nàn của Thánh Gia. Đây là bài học đầu tiên Chúa Hài Đồng muốn căn dặn. Dễ thu nhận và thực hiện, Vì trước mặt, chung quanh nhan nhàn người nghèo khó túng bấn. Không thể làm ngơ. Thánh Gia không nhà. Thiếu thốn đủ thứ, từ nhà cửa, giường chiếu, qun áo đến tiện nghi khác.. Và lớn lên trong cảnh thanh bần... Mục đích nêu cao đời sống khó nghèo. Khi đi truyền giáo, bài giảng đầu tiên Chúa nói trước dân chúng : Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ. (Mt 5, 3)
Tinh thần khó nghèo:
Lối sống xã hội đã tạo ra ‘‘Cơn Sốt Tiền Của’’, ngăn cách giàu nghèo. Người sống vì tiền, vơ vét tiền của. Vàng båc là thần tượng của người giàu. Trong khi đó người nghèo hận thù oán ghét người giàu và mong tai họa đến với người giàu. Đối nghịch với hai người trên, là người có tinh thần khó nghèo. Tinh thÀn khó nghèo được hiểu :
- Người có tinh thần nghèo khó dù có dư tiền, giàu có... không phạm tội về tiền bạc.Họ khôn ngoan dùng chính tiền để mưu lợi ích cho mình và người khác. Họ giống như giòng nước mát nơi sa mạc khô cằn. Giòng nước quảng đại nước uống giải khát cho những ai tìm đến. Cho đi dồi dào vui tươi, không tính toán
- Người cò tinh thần nghèo khó dù có nghèo xác xơ vẫn sống vui vẻ, trong cảnh bần cùng của mình. Không oán trách, ghen tỵ. Vì họ không bọ cơn khát tiền dày vò. Họ ngủ ngon lành an bình, êm ấm. An vui với mọi tình huống cuộc sống. Thanh thản.
- Giàu có thường hiểu nghĩa vật chất, nhà cửa tiện nghi, ruộng vườn, xe cộ. Nhưng cũng hiểu theo tinh thần luân lý nữa. Như quyền lực, trách nhiệm công việc, liên hệ thân thuộc bạn bè. Người giàu có vật chất không mảy may thèm khát tiền bạc. Nhiều người miệt mài kiếm tiền, giàu sang, bỏ bê giáo dục con cái tiền trở thành nô lệ
-Giàu có luân lý thì người có tinh thần nghèo khó không dính bén hoặc bám vứu vào tình yêu liên hệ thân thuộc hay bạn bè. Nhờ có thoát khỏi ràng buộc luân lý
Để tự do hướng niềm vui hoàn toàn. Để yêu mợi người kẻ gần người xa.
Nhưng người nghèo tiền mà không tinh thần không dính dáng của cải trần gian. Theo truyền thống Do Thái, người nghèo tinh thần là người không biết luật Thiên Chúa
Giáo Huấn Giáo Hội
Thánh Phaolô khích lệ tự nguyện sống nghèo : Anh em biết Đức Kitô quảng đại như thế nào : Người vốn giàu sang phú qúy, nhưng đã tự trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có (2Cr 8,9). Thánh nhân mong ước : Không phải bắt anh em sống eo hẹp cho người khác biết nghèo khó. Cần thiết là phải sống đồng đều. Trong hoàn cảnh hiện tại, anh em có được dư giả, giúp đỡ ai đang lâm cảnh túng thiếu để rồi khi được dư giả họ cũng sẽ lại giúp đỡ« anh em, lúc anh em lâm cảnh túng thiếu. Như thế sẽ có đồng đều. Hợp với lời chép : Kẻ được nhiều thì không dư, mà người được ít thì không thiếu. (2Cr 13- 15)
Thánh Tông Đồ cũng nghĩ đến những người giàu cả đời này và đời sau : Những người giàu ở trần gian này, anh hãy truyền cho họ sống tự cao tự đại, cùng đừng đặt hy vọng của cải phù vân, nhưng vào Thiên Chúa, Đấng cung cấp dồi dào mọi sự cho chúng ta hưởng dùng. Họ phải làm việc thiện và trở nên giàu có về các việc tốt lành, phải ăn ở rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ. Như vậy họ tích trữ cho mình một vốn liếng vững chắc cho tương lai, để được sống thật. (1Tm 6, 17-19)
Công Đồng Vatican cắt nghĩa thêm : Khó nghèo trong đời tu không phải hạn hẹp trong lệ thuộc bề trên khi sử dụng của cải, nhưng phải nghèo khó trong thực tế và trong tinh thần để chỉ lo thu tích kho tàng trên trời. (x.Mt 6,20) (Sl. Canh Tân Thích Nghi Đời Sống Dòng Tu, tr. 13)
Những người sống Phúc Nghèo
Người tốt. Thời trung cổ, Giáo Hội Công Giáo bị rơi vào tình trạng thối nát vì hàng giáo sĩ sống giầu sang, lạm dụng chúc quyền để kiếm tiền, Thiên Chúa tỏ cho giáo hoàng đương thời qua thị kiến : Một vương cung thánh đường bị nghiêng sụp đổ.
Và hai người xuất hiện là thánh Phanxicô và Đaminh. Hai vị sáng lập dòng sống khó nghèo, ăn xin theo tinh thần Phúc Âm. Thời ấy chúa chiên bị chê bai vì chỉ mong uống sữa, lấy lông chiên mà không cho chiên ăn, không canh giữ chiên khỏi sói rừng ăn thịt
Ngày xưa, có vị vua giàu sang, nhưng không hạnh phúc, như thiếu cái gì. Vua cho vời vị ẩn tu đến hỏi bí quyết sông hạnh phúc. Nhà ẩn sĩ cho biết ‘‘vua có thể mặc áo của người sung sướng nhất đời, ngài sẽ hạnh phúc. Vua mới sai quân đi khắp nơi tìm người sung sướng nhất trên đời, và mượn áo của người ấy đem về. Quan quân đi cùng khấp nước gặp đủ hạng, nhưng áo của họ đều xa áo nhà vua. Hơn nữa họ không phải là người hạnh phúc, ngày đêm yến tiệc truy hoa, nét mặt ưu phiền. Ngày nọ, quan quân đến miền quê hẻo lánh, nghèo nàn, gặp anh nông dân vui vẻ vác cuốc ra đồng. Anh vui vẻ, vừa đi ca hát ngêu ngao, mặt tươi tỉnh hÒn nhiên, rạng lên niềm hạnh phúc trong tim. Họ gật gù bảo nhau : Đây đúng là người hạnh phúc nhất trên đời. Quân lính định đè anh ta xuống mượn chiếc áo, nhưng anh không có áo che thân, vì quá nghèo. Trở về, quần thần thuật lại sự việc. Nhà vua chợt hiểu ý nhà đạo sỹ. Vua đem của cải phân phát cho người nghèo, sống thanh đạm như anh nông phu. Và vua đã tìm thấy hạnh phúc trong đời. (TTTM. 2. 1998, tr. 3)
Người ta thường nghĩ rằng giàu có tiền bạc là mua được hạnh phúc. Có tiền mua tiên cũng được’’ Nhưng chưa chắc, vì ‘‘tiền bạc là tên đầy tớ tốt, nhưng cũng là ông chủ khắc nghiệt’. Nhiều người nhờ đức nghèo tôi luyện trở thành anh hùng, thánh thiện. Như Thánh Antôn tu rừng bán gia sản cha mẹ để lại phân phát cho người nghèo, và tìm hạnh phúc trong đồng hoang cô tịch
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu viết trong nhật ký Một Tâm Hồn về ‘‘quan niệm giới răn mới’’ giúp người khác :
-Trong dòng, chẳng mấy khi gặp kẻ thù nghịch. Cũng không thiếu kẻ mình ưa thích. Chị này ta cảm thấy lòng tự nhiên yêu, muốn lui tới chuyện trò. Còn chị kia muốn đi quanh cho khỏi gặp mặt. Đó là tự nhiên. Đức Giêsu dạy chị khó yêu, khó thương kia. Ta phải thương yêu hết lòng, phải cầu nguyện cho nhiều, dầu cho cách ăn ở của chị chẳng yêu gì ta, ta cũng phải thương yêu chị.
- Nếu tôi là người có của, tôi không thể nhìn một người đói khát mà không cho uống. Tôi thực hành dấu ấy trong đời thiêng liêng, tùy kiếm được nhiều ít, tôi đem phân phát cho những linh hồn đang bên bờ vực thẳm trầm vong đời đời. Hành động như thế, thật không không còn lúc nào nói được là tôi hành động cho bản thân tôi.
- Ai xin cũng cho con chưa lấy làm đủ, con phải đi trước lòng ước ao của người con phải tỏ mình rất hảo tâm, rất hân hạnh giúp đỡ chị em, và khi lấy đồ vật con quen dùng, con ở như sung sướng vì bớt được một bên
rồi
- Một chị nhà tập kể giai thoại sau : Có người xin tôi chiếc kim đan mà tôi vÅn thích dùng, tôi lấy làm tiếc lắm. Bấy giờ chị Têrêxa bảo tôi : Chị giàu có quá. Chị không thể sung sướng được đâu. Thánh Nữ khiển trách khéo.
- Yêu trong lòng mà thôi, chưa đủ, phải có việc làm minh chứng tình yêu ấy. Làm vui lòng người bán, người cảm thấy tự nhiên sung sướng, nhưng sự có chẳng thuộc về đức thương yêu, bởi vì kẻ có tội cũng làm được. (Bản dịch của Kim Thiếu. tr.222-223)
Thế giới ngày nay, không thiếu người giàu có lòng quảng đại sống tinh thần nghèo, giúp người nghèo. Năm 1998, Hoa Kỳ đã đóng góp 130 tỷ Mỹ Kim cho các cơ quan từ thiện. Số người đóng góp nhỏ những gia đình có lợi nhuận nhỏ, dưới 50.000 Mỷ Kim. Bà Barbara Decker, ở Cleveland, Ohaio, đã lập ra ‘‘qũi nhỏ’’ giúp các em kém may mắn, phát biểu : Chúng tôi như giọt nước nhỏ vào thùng sẽ làm cho đầy tràn. Nhà triệu phú Andrew Carnegie đã viết trong tác phẩm The Gospel of Wealth (Phúc Âm Của Sự Giàu Có) kêu gợi những nhà giàu tùy từ tâm, giúp người nghèo. (TTTM, 2.1998, ttr.12-13)
Lối sống của Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô, là Giáo Hoàng của người nghèo, sống gần gũi với quần chúng.
- Thời gian làm việc bên Argentine, ĐHY Jorge Marino Bergoglio vẫn đi làm bằng xe bus, hay di chuyển bằng taxi và tự nấu cơm lấy. Viếng thăm an ủi những khu ổ chuột…Mỗi khi về Roma họp, Ngài không bao giờ yêu cầu mang xe đón.
- Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, ĐGH đã trả lại nhà trọ Casta Santa Marta trả tiền trọ trong thời gian tham gia mật viện, và cám ơn nhân viên phục vụ tại đây.
- Chọn tên là Phanxicô là tên Thánh Phanxicô. Trong mật viện khi thấy số phiếu nghiêng về ĐHY Jorge Marino Bergoglio, vị Hồng Y ngồi bên cạnh ghé tai nói : Nên nghĩ đến người nghèo. Và khi kết quả, vị Hồng Y niên trưởng hỏi ngài lấy tên gì. Thì Ngài trả lời : Xin nhận tên Phanxicô
- Đức Phanxicô không ở trong cung điện Vatican, làm việc tại khách sạn Casta Santa, Marta, nơi các Hồng Y trú ngụ khi bầu giáo hoàng. Để dễ tiếp xúc với những người chung quanh.
- Trong nghi lễ phụng vụ, Ngài ngồi ngai giáo hoàng không trải nệm đỏ, nhẫn giáo hoàng thưởng, không bằng kim loại qúi giá. Trang phục thường.
- Ngài vẫn đi giầy đen cũ sửa lại khi còn ở bên Argentine, và điện thoại cho người thợ giày bên nhà để dành những đôi giầy còn tốt cho ngài
- Thứ Năm Tuần Thánh (11.04. 2013) rửa chân cho tù nhân trẻ, trong đó có phụ nữ không Công Giáo
- Đi thăm, dâng lễ với hơn 10 ngàn người nhập cư trại tỵ nạn đảo Lampedusa (13.7.2013), ngoài Roma. Tiếp xúc với những người tỵ nạn, Đức Thánh Cha nói : Những người anh em chúng ta là : những người đang khóc trên con tàu vượt biên, những bà mẹ đang khóc sướt mướt khi ôm trẻ con, những người cha lo âu cùng cực không biết gì nuôi gia đình. (Vietcatholic New 8.7.2013)
- Trên đường dự Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ ở Argentine ngài sách cặp da và cho biết trong cặp chỉ có dao cạo râu, sách Kinh Nguyện và sách viết về Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
- Trước khi tới chủ tọa Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ tại Brasil (22.7.2013) ĐGH đi bộ tới thăm làng ổ chuột, ghé thăm một số gia đình. Tại đại hội, Ngài chỉ dùng xe Jeep, không dùng xe tránh đạn papemobile.
- Ngày 26.10.2013, tại công trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đang huấn dụ các gia đình biết ‘‘ xin lỗi và cám ơn’’.Thì em Carlos, 6 tuổi, mồ côi, trong gia đình Columbia, rất tự nhiên lên ôm chân ĐGH và tự nhiên ngồi vào ghế của ngài. Ngài xoa đầu và cười với em.
- Ngày 06.11.2013, sau triều yết chung, Đức Giáo Hoàng đã ôm hôn và cầu nguyện cho một người dị hình (neurofibromatosist)
Ngày 31.10.2013, Đức Phanxicô đã tiếp 200 thành viên Hội Thánh Phêrô, trao cho Ngài số tiền quyên giúp trong giáo phận Roma, do Giáo Hội tài trợ hoạt động từ thiện. Trong dịp này Ngài đã khuyến khích Kitô hữu biểu lộ niềm tin trong đời sống hàng ngày qua hoạt động bác ái. Một niềm tin được sống cách nghiêm túc thường gợi lên lối sống bác ái chân thực. Chúng ta có biết bao nhiêu nhân chứng đơn sơ trở thành tông đồ bác ái trong gia đình, nơi trường học, giáo xứ, nơi làm việc và cuộc sống gặp gỡ ngoài xã hội, đường phố và mọi nơi. Họ coi trọng Tin Mừng, là người môn đệ chân thực của Chúa, sẵn sàng ra bảo vệ những nghèo khó. Mỗi người chúng ta được mời gọi là người an ủi, động cơ khiêm tốn nhưng quảng đại của Chúa Quan Phòng và lòng thương xót của Chúa. Hãy trở thành tông đồ cảm thông chia sẻ an ủi với mọi người. (Radio Catican 31.10.2013)
Xin dâng lên Chúa lời cầu tận đáy lòng biết từ tâm :
Ôi lạy Chúa, mở cho con đôi mắt
Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi
Con mù lòa, bên vệ đường hành khất
Xin chữa cho con nhìn thấy mặt Ngài.
Cúi lạy Ngài, cho tai con nghe rõ
Trong tha nhân cầu khẩn lượng hải hà
Họ khổ đau, họ kêu gào tha thứ
Đừng để con cứ giả điếc làm ngơ.
Cúi lạy Ngài, xin mở rộng tay con
Luôn nắm lại giữ khư tất cả
Trước cửa nhà có người nghèo đói lả
Xin dåy con biết chia sẻ vui lòng.
Cúi lạy Ngài, cho chân con vững chãi
Để tiến bước dẫu dng sá hiểm nguy
Nguyện theo Ngài, thập giá đâu quản ngại
Chúa cầm tay mà dẫn con đi.
Cúi lạy Ngài, giữ lòng con tin tưởng
Mặc ai bảo : Chúa đã chết đâu còn
Khi chiều về gánh thời gian trĩu nặng
Xin dừng chân ở lại với con luôn.
(Thánh thi Kinh Nhật Tụng, Thứ V, tuần 2)