*KINH NGUYỆN CẦU HỒN*
I- Truyền thống & Ý nghĩa Lễ Các Linh Hồn*
- “Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Kitô đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an nghỉ trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Kitô.”
(Trích thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Thessalonia)
- “…Lạy Chúa nhân từ! Xin thương đoàn tụ con cái Cha đang tản mát khắp nơi. Xin thương cho ông bà, cha mẹ, anh chị em chúng con đã qua đời và tất cả những ai ly trần trong ơn nghĩa Chúa, nơi chúng con hy vọng sẽ tới, để cùng nhau hưởng vinh quang Chúa muôn đời.”
* Lời Hiệp thông vị Linh mục chủ tế đọc trong Thánh Lễ hàng ngày, Giáo Hội nhắc chúng ta luôn nhớ đến những người đã qua đời- đặc biệt tháng 11 cầu nguyện cho các linh hồn nơi Luyện ngục- sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa trên Nước Hằng Sống.
Truyền thống tốt đẹp này do Viện Phụ Đan Viện Chiny, nước Đức khởi đầu từ ngày 2/11/998.
Đến Thế kỷ 10, Đức Giáo Hoàng Gioan 10 thiết lập Lễ Cầu cho các Linh Hồn trong toàn Giáo Hội.
Tại Ba Lan, đêm Lễ Cầu Hồn đèn Thánh đường thắp sáng nhắc mọi người nhớ cầu nguyện cho các Linh Hồn sớm được giải thoát khỏi Luyện Hình.
Nước Hungary có tục lệ cao quí vào ngày 2/11, các trẻ em mồ côi được tập trung tại Nhà thờ lãnh quà, đồ chơi và dùng bữa ăn đầm ấm dưới sự săn sóc đầy tình thương của tín hữu.
Riêng tại Việt Nam, rất tôn trọng chữ hiếu, dịp Tết mọi người kéo nhau lên nghĩa trang viếng mộ ông bà, cha mẹ, anh chị em và họ hàng đã qua đời, mang hoa đèn đặt trên mộ, sơn quét sạch sẽ, rồi đọc kinh cầu nguyện. Ngày 2/11, đi viếng nhà thờ, đọc kinh lãnh ơn Toàn xá chỉ cho các linh hồn.
Năm 1992, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành giáo lý về Lễ Cầu Hồn với 3 điểm chính:
- Cần có Luyện Ngục: Dù người qua đời trong ơn nghĩa Chúa vẫn còn vướng mắc tì ố, cần phải thanh tẩy trước khi vào Thiên Đàng là nơi Sách Khải Huyền đã minh định;
“ Người ta sẽ đem vinh hiển và giáu sang của các dân tộc đến đó. Kẻ ô uế, làm điều gian ác, dối trá, không thể được vào, nhưng chỉ những kẻ đã được ghi tên trong Sách Sự Sống của Chiên Con.” (KH.21: 26 & 27)
- Luyện Ngục để thanh tẩy: là dấu hiệu sau cùng của người được Thiên Chúa tuyển chọn.
- Người sống cứu người chết: bằng cầu nguyện, xin lễ, bố thí, lãnh ơn xá chỉ cho người qua đời.
Đặc ân trong ngày này các Linh Mục được phép làm 3 Thánh Lễ chỉ cho các Linh Hồn.
Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế ‘Vui Mừng và Hy vọng’ đã xác quyết:
“Chúa Giêsu đã mang lại chiến thắng khi Người sống lại và nhờ cái chết của Người, Người giải phóng chúng ta khỏi sự chết, đồng thời làm cho con người có khả năng hiệp thông với anh chị em đã qua đời trong ân sủng Chúa Kitô và làm cho chúng ta hy vọng rằng người ấy đã thực sự trong Chúa.”
Giáo Hội giành riêng tháng 11 cầu cho các Linh Hồn, đồng thời cũng dạy chúng ta một bài học quí giá:
- Cuộc sống chúng ta hiện nay là để chuẩn bị cho sự chết ngày mai.
- Cái chết là ngưỡng cửa để ta bước vào đời sống vinh hiển.
- Nhớ đến người chết chính là tình yêu hiệp thông, sự báo hiếu công ơn người đã gây dựng, giúp ta trong cuộc sống trần thế.
Trong Cựu Ước, sách Ma-ca-bê 2 chương 12 nói đến việc nhớ ơn người đã qua đời:
“Vì tưởng nhớ, cầu nguyện cho người đã an nghỉ được giải thoát khỏi Luyện Hình là một việc đạo đức.”
Ngoài ra, còn cho chúng ta hiểu biết thêm những sự việc liên quan đến ngày Lễ Cầu Hồn như:
- Luyện ngục không phải là nơi đầy đọa với những cực hình như Hỏa ngục, nhưng là nơi để thanh lọc trọn vẹn khỏi những tì ố trước khi lãnh nhận phúc Trường Sinh hưởng Nhan Thánh Chúa- Linh Hồn nơi Luyện Ngục chịu những hình phạt tạm thời do tội lỗi mình gây ra. Gọi là những Linh Hồn đáng thương không thể tự mình lập công để giải thoát hay giảm nhẹ đau khổ, mà tùy thuộc vào lời cầu nguyện và việc lành của các tín hữu nơi trần thế, cùng lời chuyển cầu lên các Thánh cầu xin Thiên Chúa. Chúng ta phải tin là Luyện Ngục có thật, vì khi Đức Mẹ hiện ra tại Mễ Du đa cho Vicka Jacob được thị kiến Thiên Đàng-
- Thánh Lễ không thể mua ít hay nhiều bằng tiền bạc, vì Thánh Lễ là vô giá như ngụ ngôn trong Phúc Âm nói về bà góa nghèo dâng cúng chỉ 2 đồng nhưng được Chúa ca ngợi vì lòng thành của bà:
“Đức Giêsu vừa ngó lên thấy những kẻ giàu bỏ tiền vào rương, lại thấy một bà góa nghèo bỏ vào 2 đồng tiền. Ngài phán rằng: quả thật ta bảo cùng các ngươi, bà góa này đã bỏ vào nhiều hơn mọi người khác, vì những người kia đều lấy của dư mình mà làm của dâng, nhưng bà này thiếu thốn mà đã dâng của mình có để nuôi chính mình.” (Lc.21: 1- 4)
- Ơn Toàn xá: được lãnh nhận khi xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, để nhượng cho các Linh Hồn (Muốn hiểu rõ hơn về Ơn Toàn Xá, xin tham khảo theo Cẩm nang Ân Xá của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ban hành năm 2006 hay trao đổi với các Linh Mục sở tại để hiểu rõ hơn.)
- Các Thánh cùng thông công:
Các Thánh là Giáo Hội Khải hoàn.
Giáo Hữu là Giáo hội Chiến đấu
Linh Hồn là Giáo Hội Đền tội.
Ba Giáo Hội được Chúa Thánh Linh kết hợp làm một Đại gia đình con cái Chúa trong tình thương yêu trợ giúp và cầu nguyện cho nhau.
II-Thơ Kinh Dâng Nguyện
*Tiếng Chuông Cầu Hồn*
“Ai sống và tin vào Thày thì dù đã chểt cũng sẽ được sống,
ai sống và tin vào Thày sẽ không bao giờ phải chết “
( Gio. 11:26 )
Nắng chiều lịm tắt sau đồi
Sương dâng lan toả chơi vơi ngập ngừng,
Hồi chuông nhỏ giọt rưng rưng,
Tiễn đưa ly biệt nghe chừng phiêu du.
Những ngày thơ ấu năm xưa,
Chuông nhà thờ đổ tôi chưa hiểu gì,
Tưởng rằng tạm biệt người đi,
Dù xa xôi mấy ngày kia cũng về.
Như thuyền rời bến sơn khê,
Chim thiên di vẫn nhớ quê thuở nào.
Như người viễn xứ nôn nao,
Tình quê chan chứa làm sao không buồn.
Bao lần tắt nắng chiều hôm,
Bao lần chuông nhỏ giọt buồn tiễn ai,
Bao lần viễn khách thở dài,
Song thân khuất bóng con trai muộn về.
Người em vĩnh biệt chiều quê,
Anh đang chinh chiến nặng thề nước non.
Chị ơi ! Kiếp sống mỏi mòn,
Khi chị nằm xuống em rời quê xưa.
Cuộc đòi trải mấy nắng mưa,
Xa quê biền biệt vẫn chưa trọn thề,
Nơi đây cách vạn sơn khê,
Không nghe chuông nhỏ lê thê giọt buồn.
Mỗi lần nhạt nắng chiều hôm,
Đâu đây văng vẳng tiếng buồn thở than,
Dù cho năm tháng phai tàn,
Không quên lời nguyện Chuông vang Cầu Hồn.
(*) Ghi chú : - Nơi xứ đạo Việt Nam xưa kia, mỗi khi có ai qua đời, chuông nhà thờ vang lên báo hiệu để mọi người cầu nguyện tiễn biệt người quá cố.
Hoàn cảnh xã hội ngày nay nơi đất khách quê người, rất tiếc không còn duy trì được tập tục tốt đẹp này.
ĐVTH
*REQUIEM *
( Cầu Cho Các Linh Hồn)
“Requiem aeternam dona eis, Domine ! Et lux perpetua luceat eis.”
(Lạy Chúa! Xin cho các Linh Hồn được nghỉ yên muôn đời! Và được hưởng Ánh sáng ngàn thu.)
* Lạy Chúa! Hãy lắng nghe con dâng lời,
Cho các Linh Hồn được nghỉ yên muôn đời.
Xin đưa các Linh Hồn về bên Chúa,
Được hưởng Ánh sáng huy hoàng ngàn thu.
Ôi! Ngày ấy kinh hoàng,
Tiếng loa thét vang vang,
Muôn kẻ chết chỗi dậy,
Từ khắp chốn trần gian.
Tất cả phải tập trung,
Chúa uy nghi vô cùng,
Từ trời cao ngự xuống,
Sẽ thưởng phạt chí công.
Giờ biết nói gì đây,
Công tội đã phơi bày,
Không thể nào che giấu,
Đã quá muộn còn đâu.
Ôi! Lạy Chúa Ki-Tô,
Xin cứu vớt Linh Hồn,
Khỏi cực hình hỏa ngục,
Thoát bể lửa trầm luân.
Chúa cứu Mai-đệ-Liên, (1)
Thứ tha người trộm hiền,
Biết ăn năn thống hối,
Được gia nhập đoàn chiên.
Quyền năng Chúa khôn bì,
Với tấm lòng từ bi,
Hãy giơ tay cứu vớt,
Đừng hủy diệt con đi.
Con sấp mình nài van,
Lòng đau xót vô vàn,
Quyết ăn năn xám hối,
Hồng phúc được Chúa ban.
Chiếu Ánh sáng muôn nơi,
Cùng Các Thánh trên trời,
Cho Linh Hồn an nghỉ,
Nơi Thiên Quốc muôn đời.
Bản Ai Ca tiến dâng, (2)
Kêu cầu Chúa từ nhân,
Đoái thương kẻ đã chết,
Và con nữa mai sau.
Thánh! Thánh! Thánh! Chí Thánh!
Thiên Chúa các đạo binh,
Tầng trời hoan hô Chúa.
Trời đất đầy quang vinh.
Ôi! Lạy Chiên Thiên Chúa!
Đấng xóa tội trần gian.
Ôi! Lạy Chiên Thiên Chúa!
Cho Linh Hồn nghỉ an.
Lạy Chúa! Hãy lắng nghe con dâng lời,
Cho các Linh Hồn nghỉ yên muôn đời.
Xin đưa các Linh Hồn về bên Chúa!
Được hưởng Ánh sáng huy hoàng ngàn thu.
ĐVTH
- Ghi chú : (*) Requiem là bản Thánh ca Cầu Hồn nổi tiếng của nhạc sư Wolfgang Amadeus Mozart. Ông đã sáng tác nhạc phẩm này 2 tuần lễ trước khi từ trần do sự ủy nhiệm của một nhân vật giấu tên, viết cho người nhưng cũng là viết cho chính mình trong những ngày cuối đời trên giường bệnh. Đây là nhạc phẩm cuối cùng đời ông.
(1) Tên Bà Thánh Madalena thường được phiên âm sang Hán- Việt là Mai-đệ-Liên.
(2) Bản giao hưởng Requiem được coi như một tấu khúc bi thương cầu cho người qua đời.
Quí Vị trên 60 tuổi đều quen thuộc với bài Requiem được hát lên trong nghi lễ an táng tại Thánh đường Việt Nam ngày xưa.
III- Suy niệm về Sự Chết
“Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi,
Hồn tôi mới được nghỉ ngơi muôn đời
Nếu chết là một chấm hết, thì cái chấm hết ấy có lẽ chỉ có giá trị đối với sự thù hận. Người chết không còn hận thù nhau nữạ Dù có căm thù sâu sắc đến đâu, nằm kề bên nhau trong một nghĩa địa, những người chết sẽ không bao giờ thấy một cuộc chiến giữa những người chết. Nếu có một thế giới không còn chiến tranh, không còn vũ khí, không còn hận thù nhau nữẫ. có lẽ đó là thế giới của nghĩa trang. Nơi đó chính là nơi an nghỉ khỏi mọi thù hận.
Cái chết, dù độc ác đến đâu, cũng trở thành đấu chỉ của hòa bình... Ðó là điều mà chúng ta có thể xác quyết khi nhìn ngắm cái chết của Ðức Kitô trên thập giá. Ngài chết để lôi kéo mọi người đến với Ngàị Và để thực hiện điều đó, trong những giây phút cuối cùng của cuộc sống trần gian, Ngài đã tha thứ ngay cho những kẻ đang hành hạ Ngài.
Trong cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tưởng nhớ đến những người quá cố. Những người quá cố đó có thể là những người thân của chúng ta, họ cũng có thể là những người chúng ta chưa hề quen biết, nhưng nhất là những người đã từng là kẻ thù của chúng ta. Tâm tình của người Kitô chúng ta trước hết phải là tâm tình tha thứ của Chúa Giêsữ. Cái chết của Chúa Giêsu đã trở thành nguồn ơn cứu rỗi và hòa bình. Cái chết của những người Nhật Bản tại Hiroshima đã trở thành một lời kêu gọi xây dựng hòa bình và tha thứ... Cái chết của những người mà chúng ta đang ngậm ngùi tưởng niệm trong ngày tháng qua cũng phải là một âm vang của chính cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá: “ Xin Cha tha cho chúng.”
Đinh văn Tiến Hùng- Tổng hợp
I- Truyền thống & Ý nghĩa Lễ Các Linh Hồn*
- “Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Kitô đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an nghỉ trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Kitô.”
(Trích thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Thessalonia)
- “…Lạy Chúa nhân từ! Xin thương đoàn tụ con cái Cha đang tản mát khắp nơi. Xin thương cho ông bà, cha mẹ, anh chị em chúng con đã qua đời và tất cả những ai ly trần trong ơn nghĩa Chúa, nơi chúng con hy vọng sẽ tới, để cùng nhau hưởng vinh quang Chúa muôn đời.”
* Lời Hiệp thông vị Linh mục chủ tế đọc trong Thánh Lễ hàng ngày, Giáo Hội nhắc chúng ta luôn nhớ đến những người đã qua đời- đặc biệt tháng 11 cầu nguyện cho các linh hồn nơi Luyện ngục- sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa trên Nước Hằng Sống.
Truyền thống tốt đẹp này do Viện Phụ Đan Viện Chiny, nước Đức khởi đầu từ ngày 2/11/998.
Đến Thế kỷ 10, Đức Giáo Hoàng Gioan 10 thiết lập Lễ Cầu cho các Linh Hồn trong toàn Giáo Hội.
Tại Ba Lan, đêm Lễ Cầu Hồn đèn Thánh đường thắp sáng nhắc mọi người nhớ cầu nguyện cho các Linh Hồn sớm được giải thoát khỏi Luyện Hình.
Nước Hungary có tục lệ cao quí vào ngày 2/11, các trẻ em mồ côi được tập trung tại Nhà thờ lãnh quà, đồ chơi và dùng bữa ăn đầm ấm dưới sự săn sóc đầy tình thương của tín hữu.
Riêng tại Việt Nam, rất tôn trọng chữ hiếu, dịp Tết mọi người kéo nhau lên nghĩa trang viếng mộ ông bà, cha mẹ, anh chị em và họ hàng đã qua đời, mang hoa đèn đặt trên mộ, sơn quét sạch sẽ, rồi đọc kinh cầu nguyện. Ngày 2/11, đi viếng nhà thờ, đọc kinh lãnh ơn Toàn xá chỉ cho các linh hồn.
Năm 1992, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành giáo lý về Lễ Cầu Hồn với 3 điểm chính:
- Cần có Luyện Ngục: Dù người qua đời trong ơn nghĩa Chúa vẫn còn vướng mắc tì ố, cần phải thanh tẩy trước khi vào Thiên Đàng là nơi Sách Khải Huyền đã minh định;
“ Người ta sẽ đem vinh hiển và giáu sang của các dân tộc đến đó. Kẻ ô uế, làm điều gian ác, dối trá, không thể được vào, nhưng chỉ những kẻ đã được ghi tên trong Sách Sự Sống của Chiên Con.” (KH.21: 26 & 27)
- Luyện Ngục để thanh tẩy: là dấu hiệu sau cùng của người được Thiên Chúa tuyển chọn.
- Người sống cứu người chết: bằng cầu nguyện, xin lễ, bố thí, lãnh ơn xá chỉ cho người qua đời.
Đặc ân trong ngày này các Linh Mục được phép làm 3 Thánh Lễ chỉ cho các Linh Hồn.
Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế ‘Vui Mừng và Hy vọng’ đã xác quyết:
“Chúa Giêsu đã mang lại chiến thắng khi Người sống lại và nhờ cái chết của Người, Người giải phóng chúng ta khỏi sự chết, đồng thời làm cho con người có khả năng hiệp thông với anh chị em đã qua đời trong ân sủng Chúa Kitô và làm cho chúng ta hy vọng rằng người ấy đã thực sự trong Chúa.”
Giáo Hội giành riêng tháng 11 cầu cho các Linh Hồn, đồng thời cũng dạy chúng ta một bài học quí giá:
- Cuộc sống chúng ta hiện nay là để chuẩn bị cho sự chết ngày mai.
- Cái chết là ngưỡng cửa để ta bước vào đời sống vinh hiển.
- Nhớ đến người chết chính là tình yêu hiệp thông, sự báo hiếu công ơn người đã gây dựng, giúp ta trong cuộc sống trần thế.
Trong Cựu Ước, sách Ma-ca-bê 2 chương 12 nói đến việc nhớ ơn người đã qua đời:
“Vì tưởng nhớ, cầu nguyện cho người đã an nghỉ được giải thoát khỏi Luyện Hình là một việc đạo đức.”
Ngoài ra, còn cho chúng ta hiểu biết thêm những sự việc liên quan đến ngày Lễ Cầu Hồn như:
- Luyện ngục không phải là nơi đầy đọa với những cực hình như Hỏa ngục, nhưng là nơi để thanh lọc trọn vẹn khỏi những tì ố trước khi lãnh nhận phúc Trường Sinh hưởng Nhan Thánh Chúa- Linh Hồn nơi Luyện Ngục chịu những hình phạt tạm thời do tội lỗi mình gây ra. Gọi là những Linh Hồn đáng thương không thể tự mình lập công để giải thoát hay giảm nhẹ đau khổ, mà tùy thuộc vào lời cầu nguyện và việc lành của các tín hữu nơi trần thế, cùng lời chuyển cầu lên các Thánh cầu xin Thiên Chúa. Chúng ta phải tin là Luyện Ngục có thật, vì khi Đức Mẹ hiện ra tại Mễ Du đa cho Vicka Jacob được thị kiến Thiên Đàng-
- Thánh Lễ không thể mua ít hay nhiều bằng tiền bạc, vì Thánh Lễ là vô giá như ngụ ngôn trong Phúc Âm nói về bà góa nghèo dâng cúng chỉ 2 đồng nhưng được Chúa ca ngợi vì lòng thành của bà:
“Đức Giêsu vừa ngó lên thấy những kẻ giàu bỏ tiền vào rương, lại thấy một bà góa nghèo bỏ vào 2 đồng tiền. Ngài phán rằng: quả thật ta bảo cùng các ngươi, bà góa này đã bỏ vào nhiều hơn mọi người khác, vì những người kia đều lấy của dư mình mà làm của dâng, nhưng bà này thiếu thốn mà đã dâng của mình có để nuôi chính mình.” (Lc.21: 1- 4)
- Ơn Toàn xá: được lãnh nhận khi xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, để nhượng cho các Linh Hồn (Muốn hiểu rõ hơn về Ơn Toàn Xá, xin tham khảo theo Cẩm nang Ân Xá của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ban hành năm 2006 hay trao đổi với các Linh Mục sở tại để hiểu rõ hơn.)
- Các Thánh cùng thông công:
Các Thánh là Giáo Hội Khải hoàn.
Giáo Hữu là Giáo hội Chiến đấu
Linh Hồn là Giáo Hội Đền tội.
Ba Giáo Hội được Chúa Thánh Linh kết hợp làm một Đại gia đình con cái Chúa trong tình thương yêu trợ giúp và cầu nguyện cho nhau.
II-Thơ Kinh Dâng Nguyện
*Tiếng Chuông Cầu Hồn*
“Ai sống và tin vào Thày thì dù đã chểt cũng sẽ được sống,
ai sống và tin vào Thày sẽ không bao giờ phải chết “
( Gio. 11:26 )
Nắng chiều lịm tắt sau đồi
Sương dâng lan toả chơi vơi ngập ngừng,
Hồi chuông nhỏ giọt rưng rưng,
Tiễn đưa ly biệt nghe chừng phiêu du.
Những ngày thơ ấu năm xưa,
Chuông nhà thờ đổ tôi chưa hiểu gì,
Tưởng rằng tạm biệt người đi,
Dù xa xôi mấy ngày kia cũng về.
Như thuyền rời bến sơn khê,
Chim thiên di vẫn nhớ quê thuở nào.
Như người viễn xứ nôn nao,
Tình quê chan chứa làm sao không buồn.
Bao lần tắt nắng chiều hôm,
Bao lần chuông nhỏ giọt buồn tiễn ai,
Bao lần viễn khách thở dài,
Song thân khuất bóng con trai muộn về.
Người em vĩnh biệt chiều quê,
Anh đang chinh chiến nặng thề nước non.
Chị ơi ! Kiếp sống mỏi mòn,
Khi chị nằm xuống em rời quê xưa.
Cuộc đòi trải mấy nắng mưa,
Xa quê biền biệt vẫn chưa trọn thề,
Nơi đây cách vạn sơn khê,
Không nghe chuông nhỏ lê thê giọt buồn.
Mỗi lần nhạt nắng chiều hôm,
Đâu đây văng vẳng tiếng buồn thở than,
Dù cho năm tháng phai tàn,
Không quên lời nguyện Chuông vang Cầu Hồn.
(*) Ghi chú : - Nơi xứ đạo Việt Nam xưa kia, mỗi khi có ai qua đời, chuông nhà thờ vang lên báo hiệu để mọi người cầu nguyện tiễn biệt người quá cố.
Hoàn cảnh xã hội ngày nay nơi đất khách quê người, rất tiếc không còn duy trì được tập tục tốt đẹp này.
ĐVTH
*REQUIEM *
( Cầu Cho Các Linh Hồn)
“Requiem aeternam dona eis, Domine ! Et lux perpetua luceat eis.”
(Lạy Chúa! Xin cho các Linh Hồn được nghỉ yên muôn đời! Và được hưởng Ánh sáng ngàn thu.)
* Lạy Chúa! Hãy lắng nghe con dâng lời,
Cho các Linh Hồn được nghỉ yên muôn đời.
Xin đưa các Linh Hồn về bên Chúa,
Được hưởng Ánh sáng huy hoàng ngàn thu.
Ôi! Ngày ấy kinh hoàng,
Tiếng loa thét vang vang,
Muôn kẻ chết chỗi dậy,
Từ khắp chốn trần gian.
Tất cả phải tập trung,
Chúa uy nghi vô cùng,
Từ trời cao ngự xuống,
Sẽ thưởng phạt chí công.
Giờ biết nói gì đây,
Công tội đã phơi bày,
Không thể nào che giấu,
Đã quá muộn còn đâu.
Ôi! Lạy Chúa Ki-Tô,
Xin cứu vớt Linh Hồn,
Khỏi cực hình hỏa ngục,
Thoát bể lửa trầm luân.
Chúa cứu Mai-đệ-Liên, (1)
Thứ tha người trộm hiền,
Biết ăn năn thống hối,
Được gia nhập đoàn chiên.
Quyền năng Chúa khôn bì,
Với tấm lòng từ bi,
Hãy giơ tay cứu vớt,
Đừng hủy diệt con đi.
Con sấp mình nài van,
Lòng đau xót vô vàn,
Quyết ăn năn xám hối,
Hồng phúc được Chúa ban.
Chiếu Ánh sáng muôn nơi,
Cùng Các Thánh trên trời,
Cho Linh Hồn an nghỉ,
Nơi Thiên Quốc muôn đời.
Bản Ai Ca tiến dâng, (2)
Kêu cầu Chúa từ nhân,
Đoái thương kẻ đã chết,
Và con nữa mai sau.
Thánh! Thánh! Thánh! Chí Thánh!
Thiên Chúa các đạo binh,
Tầng trời hoan hô Chúa.
Trời đất đầy quang vinh.
Ôi! Lạy Chiên Thiên Chúa!
Đấng xóa tội trần gian.
Ôi! Lạy Chiên Thiên Chúa!
Cho Linh Hồn nghỉ an.
Lạy Chúa! Hãy lắng nghe con dâng lời,
Cho các Linh Hồn nghỉ yên muôn đời.
Xin đưa các Linh Hồn về bên Chúa!
Được hưởng Ánh sáng huy hoàng ngàn thu.
ĐVTH
- Ghi chú : (*) Requiem là bản Thánh ca Cầu Hồn nổi tiếng của nhạc sư Wolfgang Amadeus Mozart. Ông đã sáng tác nhạc phẩm này 2 tuần lễ trước khi từ trần do sự ủy nhiệm của một nhân vật giấu tên, viết cho người nhưng cũng là viết cho chính mình trong những ngày cuối đời trên giường bệnh. Đây là nhạc phẩm cuối cùng đời ông.
(1) Tên Bà Thánh Madalena thường được phiên âm sang Hán- Việt là Mai-đệ-Liên.
(2) Bản giao hưởng Requiem được coi như một tấu khúc bi thương cầu cho người qua đời.
Quí Vị trên 60 tuổi đều quen thuộc với bài Requiem được hát lên trong nghi lễ an táng tại Thánh đường Việt Nam ngày xưa.
III- Suy niệm về Sự Chết
“Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi,
Hồn tôi mới được nghỉ ngơi muôn đời
Nếu chết là một chấm hết, thì cái chấm hết ấy có lẽ chỉ có giá trị đối với sự thù hận. Người chết không còn hận thù nhau nữạ Dù có căm thù sâu sắc đến đâu, nằm kề bên nhau trong một nghĩa địa, những người chết sẽ không bao giờ thấy một cuộc chiến giữa những người chết. Nếu có một thế giới không còn chiến tranh, không còn vũ khí, không còn hận thù nhau nữẫ. có lẽ đó là thế giới của nghĩa trang. Nơi đó chính là nơi an nghỉ khỏi mọi thù hận.
Cái chết, dù độc ác đến đâu, cũng trở thành đấu chỉ của hòa bình... Ðó là điều mà chúng ta có thể xác quyết khi nhìn ngắm cái chết của Ðức Kitô trên thập giá. Ngài chết để lôi kéo mọi người đến với Ngàị Và để thực hiện điều đó, trong những giây phút cuối cùng của cuộc sống trần gian, Ngài đã tha thứ ngay cho những kẻ đang hành hạ Ngài.
Trong cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tưởng nhớ đến những người quá cố. Những người quá cố đó có thể là những người thân của chúng ta, họ cũng có thể là những người chúng ta chưa hề quen biết, nhưng nhất là những người đã từng là kẻ thù của chúng ta. Tâm tình của người Kitô chúng ta trước hết phải là tâm tình tha thứ của Chúa Giêsữ. Cái chết của Chúa Giêsu đã trở thành nguồn ơn cứu rỗi và hòa bình. Cái chết của những người Nhật Bản tại Hiroshima đã trở thành một lời kêu gọi xây dựng hòa bình và tha thứ... Cái chết của những người mà chúng ta đang ngậm ngùi tưởng niệm trong ngày tháng qua cũng phải là một âm vang của chính cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá: “ Xin Cha tha cho chúng.”
Đinh văn Tiến Hùng- Tổng hợp