Thánh Bộ Giáo Hoàng Truyền Giáo (PMS) phát động đợt quyên góp đặc biệt hỗ trợ các nạn nhân động đất Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
(Tin Vatican)
Theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, Thánh bộ Giáo hoàng Truyền giáo (PMS) đang huy động các linh mục truyền giáo, các tu sĩ, và giáo dân, đồng thời phát động một đợt quyên góp đặc biệt để hỗ trợ những người sống sót sau trận động đất ngày 7 tháng 2 ở Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Bắc Syria.
Khi số người chết trong trận động đất kinh hoàng tuần trước ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tiếp tục gia tăng một cách khủng khiếp, Ban Giám đốc các quốc gia của Thánh bộ Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), đã phát động một đợt quyên góp đặc biệt để cứu trợ cho những người sống xót, đáp lại lời kêu gọi đoàn kết của Đức Thánh Cha Phanxicô với nhân dân hai nước láng giềng.
Các Hội truyền giáo Công Giáo, còn được gọi là Missio, bao gồm Thánh bộ Truyền bá Đức tin, Thánh bộ Thánh Phêrô Tông đồ, Thánh bộ phát triển trẻ thơ và Thánh bộ Linh mục và Tu sĩ Truyền giáo.
Theo cơ quan Fides, số tiền thu được từ việc quyên góp do các PMS quốc gia thực hiện sẽ được bá cáo thông qua Đức Tổng Giám Mục Emilio Nappa, Chủ tịch PMS, phối hợp với các Ban Giám đốc PMS của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, để phân phối theo nhu cầu cấp thiết nhất.
Kêu gọi những tấm lòng hảo tâm
Linh mục Adrian E. Loza, OFM, Giám đốc Quốc gia của Hội Truyền giáo Giáo hoàng Ú châu cho biết trong tuyên bố do Ban Giám đốc Quốc gia PMS-Úc: “Thông điệp của tôi là lời kêu gọi cầu nguyện và quảng đại giúp đỡ trong thời gian tiếp theo, “Sau những khoảnh khắc động đất kinh hoàng đã qua, giai đoạn thứ hai và thứ ba đã bắt đầu, đây là thời gian thương nhớ và xây dựng lại. Chúng ta sẽ phải xây dựng lại và sửa chữa nhiều tòa nhà, nhà thờ và giúp cho mọi người tiến tới.”
PMS-Úc là một trong những Ban giám đốc quốc gia đầu tiên đưa ra lời kêu gọi giúp đỡ cho các nạn nhân động đất Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cùng với các Hội tại Thụy Sĩ, Pháp, Tây Ban Nha, Malta và Hoa Kỳ.
Tình hình ở tỉnh Aleppo thật thê thảm
“Tình hình ở Aleppo ngày nay thật là một thảm họa, hỗn loạn và hoang vu”, Đức cha Mounir Saccal, giám đốc quốc gia của PMS ở Syria và Tổng đại diện của Giáo Hội Công Giáo Syro ở Aleppo, cho biết. “Hôm nay chúng tôi chôn cất những người chết, và chúng tôi ý thức mức độ của thảm họa này, chúng tôi không thể đáp ứng nhu cầu kinh tế để khắc phục các thiệt hại”, Đức Giám Mục nói với PMS Tây Ban Nha.
Đức cha nài nỉ: “Xin giúp chúng tôi để các Kitô hữu còn sống có thể ở lại tiếp tục làm chúng tá cho Chúa nơi đây, để gìn giữ 'chiếc nôi' Kitô giáo, và cầu nguyện cho chúng tôi có đủ sức mạnh để an ủi lẫn nhau, hầu tìm thấy niềm tin và hy vọng cho những gì tốt đẹp hơn.”
Hơn 50.000 nạn nhân
Theo ước tính mới nhất, cho đến nay, hơn 50.000 người đã thiệt mạng trong trận động đất cực mạnh 7,8 độ richter, hàng chục nghìn người bị thương và hàng triệu người mất nhà cửa và phải vật lộn để sinh tồn, đặc biệt là ở Syria, nơi đã bị chiến tranh tàn phá, nơi viện trợ quốc tế không đến được do luật trừng phạt và vì những xung đột đang diễn ra trong nước. Còn nơi mà thảm cảnh động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ là nơi sinh sống của gần 14 triệu người, trong đó có khoảng 2 triệu người tị nạn, chủ yếu đến từ Syria.
(Tin Vatican)
Theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, Thánh bộ Giáo hoàng Truyền giáo (PMS) đang huy động các linh mục truyền giáo, các tu sĩ, và giáo dân, đồng thời phát động một đợt quyên góp đặc biệt để hỗ trợ những người sống sót sau trận động đất ngày 7 tháng 2 ở Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Bắc Syria.
Khi số người chết trong trận động đất kinh hoàng tuần trước ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tiếp tục gia tăng một cách khủng khiếp, Ban Giám đốc các quốc gia của Thánh bộ Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), đã phát động một đợt quyên góp đặc biệt để cứu trợ cho những người sống xót, đáp lại lời kêu gọi đoàn kết của Đức Thánh Cha Phanxicô với nhân dân hai nước láng giềng.
Các Hội truyền giáo Công Giáo, còn được gọi là Missio, bao gồm Thánh bộ Truyền bá Đức tin, Thánh bộ Thánh Phêrô Tông đồ, Thánh bộ phát triển trẻ thơ và Thánh bộ Linh mục và Tu sĩ Truyền giáo.
Theo cơ quan Fides, số tiền thu được từ việc quyên góp do các PMS quốc gia thực hiện sẽ được bá cáo thông qua Đức Tổng Giám Mục Emilio Nappa, Chủ tịch PMS, phối hợp với các Ban Giám đốc PMS của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, để phân phối theo nhu cầu cấp thiết nhất.
Kêu gọi những tấm lòng hảo tâm
Linh mục Adrian E. Loza, OFM, Giám đốc Quốc gia của Hội Truyền giáo Giáo hoàng Ú châu cho biết trong tuyên bố do Ban Giám đốc Quốc gia PMS-Úc: “Thông điệp của tôi là lời kêu gọi cầu nguyện và quảng đại giúp đỡ trong thời gian tiếp theo, “Sau những khoảnh khắc động đất kinh hoàng đã qua, giai đoạn thứ hai và thứ ba đã bắt đầu, đây là thời gian thương nhớ và xây dựng lại. Chúng ta sẽ phải xây dựng lại và sửa chữa nhiều tòa nhà, nhà thờ và giúp cho mọi người tiến tới.”
PMS-Úc là một trong những Ban giám đốc quốc gia đầu tiên đưa ra lời kêu gọi giúp đỡ cho các nạn nhân động đất Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cùng với các Hội tại Thụy Sĩ, Pháp, Tây Ban Nha, Malta và Hoa Kỳ.
Tình hình ở tỉnh Aleppo thật thê thảm
“Tình hình ở Aleppo ngày nay thật là một thảm họa, hỗn loạn và hoang vu”, Đức cha Mounir Saccal, giám đốc quốc gia của PMS ở Syria và Tổng đại diện của Giáo Hội Công Giáo Syro ở Aleppo, cho biết. “Hôm nay chúng tôi chôn cất những người chết, và chúng tôi ý thức mức độ của thảm họa này, chúng tôi không thể đáp ứng nhu cầu kinh tế để khắc phục các thiệt hại”, Đức Giám Mục nói với PMS Tây Ban Nha.
Đức cha nài nỉ: “Xin giúp chúng tôi để các Kitô hữu còn sống có thể ở lại tiếp tục làm chúng tá cho Chúa nơi đây, để gìn giữ 'chiếc nôi' Kitô giáo, và cầu nguyện cho chúng tôi có đủ sức mạnh để an ủi lẫn nhau, hầu tìm thấy niềm tin và hy vọng cho những gì tốt đẹp hơn.”
Hơn 50.000 nạn nhân
Theo ước tính mới nhất, cho đến nay, hơn 50.000 người đã thiệt mạng trong trận động đất cực mạnh 7,8 độ richter, hàng chục nghìn người bị thương và hàng triệu người mất nhà cửa và phải vật lộn để sinh tồn, đặc biệt là ở Syria, nơi đã bị chiến tranh tàn phá, nơi viện trợ quốc tế không đến được do luật trừng phạt và vì những xung đột đang diễn ra trong nước. Còn nơi mà thảm cảnh động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ là nơi sinh sống của gần 14 triệu người, trong đó có khoảng 2 triệu người tị nạn, chủ yếu đến từ Syria.