Theo trang mạng của Tổng Giáo Phận San Francisco, nhân ngày Lễ Kính Thánh Giuse Thợ, 1 tháng 5 năm 2021, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Joseph Cordileone đã công bố lá thư mục vụ gửi dân Chúa trong Tổng Giáo phận của ngài, tức tổng giáo phận có quyền tài phán trên người Công Giáo khét tiếng phò phá thai là Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Nancy Pelosi.
Mời bạn đọc xem trọn Thư Mục Vụ nói trên của ngài (nguyên văn xem tại https://sfarch.org/inthewomb#introduction)
Tóm lược
“Trước khi tạo hình con trong lòng mẹ, Ta đã biết con, trước khi con sinh ra, Ta đã thánh hiến con, ta đã chỉ định con làm tiên tri cho các dân tộc” (Grm 1: 5).
Một Giêrêmia tuổi trẻ đã nghe Chúa nói những lời trên hơn 2500 năm trước đây. Trong thời đại chúng ta đang sống, tai họa phá thai đã làm ngơ thực tại này: con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, được Thiên Chúa biết đến và yêu thương. Bức thư mục vụ này gửi đến tất cả những người Công Giáo, nhưng đặc biệt những người Công Giáo trong đời sống công cộng, kêu gọi họ suy tư sâu sắc về tệ nạn phá thai và về ý nghĩa của việc rước lễ, Bánh Hằng Sống.
Có bốn điểm mấu chốt trong bức thư này:
1. Sự trầm trọng của tội ác phá thai: Khoa học dạy rằng sự sống của con người bắt đầu từ lúc thụ thai. Sự kết thúc cuộc đời qua việc phá thai đã làm tổn thương sâu sắc người phụ nữ và phá hủy nền tảng của một xã hội công chính; nó là “ưu tiên trổi vượt” vì nó vi phạm quyền sống, nền tảng của mọi quyền khác. Là người Công Giáo, chúng ta phải là tiếng nói cho những người không có tiếng nói và bất lực; không có ai thiếu khả năng tự vệ hơn một đứa trẻ trong bụng mẹ.
2. Hợp tác với tội ác luân lý: Ai là người mang tội khi một vụ phá thai diễn ra? Việc này không bao giờ chỉ là hành động của người mẹ. Những người giết hoặc hỗ trợ giết đứa trẻ trực tiếp tham gia vào việc thực hiện một hành vi xấu xa nghiêm trọng. Người nào đó gây áp lực hoặc khuyến khích người mẹ phá thai, trả tiền hoặc cung cấp tài trợ cho các tổ chức cung cấp dịch vụ phá thai, hoặc hỗ trợ các ứng cử viên thúc đẩy luật phò phá thai cũng hợp tác ở các mức độ khác nhau vào một điều xấu xa đạo đức nghiêm trọng.
3. Ý nghĩa của việc quyết định lên rước Mình Thánh Chúa: Trong 2000 năm qua, Giáo hội đã dạy một cách nhất quán rằng những người rước Thánh Thể phải công khai tuyên xưng đức tin Công Giáo của mình và nghiêm túc phấn đấu sống theo các giáo huấn đạo đức của Giáo hội. Những ai khước từ giáo huấn của Giáo Hội về tính thánh thiêng của sự sống con người và những ai không tìm cách sống phù hợp với giáo huấn đó thì tự đặt mình vào thế mâu thuẫn với sự hiệp thông của Giáo hội, và do đó không nên lãnh nhận bí tích hiệp thông đó, tức Thánh Thể. Xét theo nhiều cách khác nhau, tất cả chúng ta đều thiếu sót, nhưng có một sự khác biệt lớn giữa việc phấn đấu để sống theo các lời dạy của Giáo hội và việc bác bỏ các lời dạy đó.
4. Các trách nhiệm của người Công Giáo trong đời sống công cộng: Từ ba điểm trên, có thể thấy rằng những người Công Giáo nổi bật trong đời sống công cộng có trách nhiệm đặc biệt là làm chứng cho sự viên mãn của giáo huấn của Giáo hội. Ngoài lợi ích thiêng liêng của chính họ, còn có nguy cơ tai tiếng: nghĩa là, bằng cách làm chứng giả của họ, những người Công Giáo khác có thể nghi ngờ giáo huấn của Giáo hội về phá thai, Bí tích Thánh Thể hoặc cả hai. Điều này ngày càng trở nên thách thức trong thời đại chúng ta.
Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hoán cải, không chỉ những người Công Giáo nổi bật trong đời sống công cộng. Chúng ta nên hiểu những gì đang bị đe dọa ở đây và cùng nhau làm việc để xây dựng nền văn hóa sự sống. Với những người cần nghe rõ thông điệp này: Qúy vị hãy quay lưng lại với điều ác và trở về với niềm tin Công Giáo trọn vẹn của qúy vị. Chúng tôi đang chờ đón qúy vị với vòng tay rộng mở để hân hoan chào đón qúy vị trở về.
Dẫn nhập
“Trước khi tạo hình con trong lòng mẹ, Ta đã biết con, trước khi con sinh ra, Ta đã thánh hiến con, ta đã chỉ định con làm tiên tri cho các quốc gia” (Grm 1: 5).
Những lời lẽ trên của Sách Tiên tri Giêrêmia nói lên một cách sâu sắc và cảm động tình yêu và mục đích cao cả mà vì thế Thiên Chúa đã mang mỗi người chúng ta vào thế giới ngay từ giây phút đầu tiên chúng ta hiện hữu. Tuy nhiên, buồn thay, trong “nền văn hóa vứt bỏ” ngày nay - như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi nó một cách hết sức sống động - phẩm giá của mỗi người và mọi người không được dành cho thứ giá trị cố hữu của nó. Trong một nền văn hóa coi trọng lợi nhuận, quyền lực, danh tiếng và khoái lạc hơn tất cả những điều khác, nhiều người kết cục trở thành nạn nhân của nền văn hóa vứt bỏ này, từ những người nhập cư đang lao đao và người lao động nghèo đến người cao niên và gặp khó khăn về thể lý. Não trạng vứt bỏ này cũng gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường, một thiệt hại đặc biệt tác động xấu đến người nghèo. Nhưng khi chính sự hiện hữu của một con người vô tội - một điều tuyệt đối về mặt đạo đức - bị vứt bỏ, thì đó là dấu hiệu cho thấy một xã hội đã thực sự trở nên rối loạn nghiêm trọng. Đó là số phần của những đứa trẻ chưa sinh và thực trạng của xã hội chúng ta.
Năm 2023, quốc gia của chúng ta sẽ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 của phán quyết Roe khét tiếng. Nhiều thế hệ người Mỹ nay đã và đang lớn lên không biết sống trong một đất nước biết coi trọng và bảo vệ cuộc sống của những thành viên nhỏ nhất, không được bảo vệ và dễ bị tổn thương nhất trong xã hội là như thế nào. Năm mươi năm, hơn 60,000,000 cái chết, và nhiều triệu cuộc sống hơn nữa bị thương tích sau đó, đã đến lúc cần phải đánh giá lại một cách thẳng thắn và trung thực. Phá thai không chỉ giết chết đứa trẻ, nó làm người phụ nữ bị tổn thương sâu xa. Làm thế nào lại không phải như thế cho được? Bản năng làm mẹ rất mạnh mẽ: người mẹ sẵn sàng dùng mọi phương thế để bảo vệ con mình. Thật vậy, biết bao lần những người trong chúng ta đảm nhận thừa tác vụ của Giáo hội thường xuyên nghe thấy những lời than thở từ các phụ nữ sau khi phá thai, “Tôi không muốn trải qua điều đó, nhưng tôi cảm thấy như tôi không có lựa chọn nào khác”? Lời than thở này cho thấy sự dối trá của khẩu hiệu "phò lựa chọn".
Đây đặc biệt là thời điểm đối với những người Công Giáo chúng ta, những người mà đức tin kêu gọi chúng ta vận động cho lợi ích phổ quát của một nền đạo đức nhất quán về sự sống, trong mọi giai đoạn và trong mọi điều kiện, lên tiếng kêu gọi đất nước chúng ta trở lại với việc tôn trọng sự sống của con người. Và điều này đặc biệt đúng đối với những người Công Giáo nổi bật trong mọi tầng lớp của đời sống công cộng - giải trí, truyền thông, chính trị, giáo dục, thế giới doanh nghiệp, v.v. - vì họ có một ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến việc lên khuôn các thái độ và thực hành của người ta trong quốc gia chúng ta.
Phá thai là cái rìu đặt dưới gốc cây nhân quyền: khi nền văn hóa của chúng ta khuyến khích việc vi phạm sự sống ở tình trạng trẻ nhất và dễ bị tổn thương nhất, thì các chuẩn mực đạo đức khác sẽ không thể đứng vững lâu dài. Do đó, trong lá thư mục vụ này, tôi muốn đề cập đến bốn chủ đề: sự cần thiết đối với người Công Giáo và mọi người thiện chí phải hiểu phá thai xấu xa nghiêm trọng như thế nào; làm thế nào để tránh sự hợp tác đầy tội lỗi vào tội ác này; làm thế nào áp dụng những nguyên tắc này vào vấn đề của người Công Giáo và việc rước lễ; và trách nhiệm chuyên biệt mà những người Công Giáo nổi bật trong đời sống công cộng vốn có liên quan đến ích chung. Do đó, bức thư được xây dựng trong bốn phần, tương ứng với mỗi một trong số bốn xem xét này. Tôi bắt đầu với các nguyên tắc của luật pháp và khoa học vì phá thai không phải là một vấn đề “Kitô giáo” hay “Công Giáo”: phẩm giá của con người là một giá trị mà tất cả chúng ta phải khẳng định.
Phần 1. Nền tảng nhân bản: Luật pháp và Khoa học
“Chúng tôi coi những sự thật này là hiển nhiên, đó là mọi người... đều được Tạo hóa ban cho một số Quyền bất khả chuyển nhượng, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Với những lời lẽ gây xúc động này, Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ khẳng định rằng các quyền căn bản của con người không tìm thấy nguồn gốc của chúng ở bất cứ cá nhân, tòa án hay chính phủ nào: các quyền căn bản của con người không được ban tặng, chúng vốn cố hữu và phải được thừa nhận như vậy. Những sự thật này là hiển nhiên vì chúng phát xuất từ chính bản chất của điều phải là mới thành con người, và chúng chỉ có thể tiếp cận đối với lý trí mà thôi. Việc khẳng định các quyền bất khả chuyển nhượng này trong Tuyên ngôn Độc lập của chúng ta không phải là vấn đề của tín lý tôn giáo, mà đúng hơn xuất phát từ cùng một nền tảng luật tự nhiên như các giải đáp cho các câu hỏi đạo đức khác mà luật pháp của chúng ta vốn dựa vào: cấm ăn cắp, nói dối, gian lận, phân biệt chủng tộc, giết người, v.v. Hơn nữa, những quyền cố hữu này, mà lý trí con người có thể biết được, được trình bày trong Tuyên bố Độc lập với một thứ tự ưu tiên dứt khoát. Do đó, quyền mưu cầu hạnh phúc của người ta bị giới hạn khi quyền đó tước đi quyền tự do hoặc quyền sống của người khác; quyền tự do của một người bị hạn chế khi quyền đó tước đi quyền sống của người khác. Quyền sống là nền tảng của tất cả các quyền khác. Nếu không bảo vệ quyền sống thì không cuộc nói chuyện nào khác về quyền lợi có ý nghĩa cả.
Ai sở hữu quyền sống? Luật tự nhiên dạy và Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố rằng mọi hữu thể nhân bản đều có phẩm giá tạo nên nền tảng cho các quyền bất khả chuyển nhượng này. Những người ủng hộ phá thai đồng thanh nêu ra một loạt các câu hỏi lý thuyết về “điều gì tạo nên sự sống của con người? Khi nào nó bắt đầu?" Câu trả lời từ khoa học rất rõ ràng: một cuộc sống con người mới, khác biệt về mặt di truyền học bắt đầu từ lúc thụ thai, được định nghĩa là quá trình thụ tinh: "Sự phát triển của phôi thai bắt đầu ở Giai đoạn 1 khi tinh trùng thụ tinh một tế bào trứng và chúng cùng nhau tạo thành hợp tử" (1). Vì phôi thai là một sinh vật nhân bản độc nhất và đang phát triển, nên sinh vật nhân bản này có quyền sống cố hữu ngay từ khi được thụ thai. Như vậy, việc xâm hại một cách thô bạo của hành vi phá thai đã kết liễu một đời người. Tương tự như vậy, những phương tiện ngừa thai, tức ngăn cản việc phôi thai bám trụ (implantation), thực chất là thuốc phá thai giết chết một con người vô tội đang lớn lên.
Sự kinh hoàng của việc phá thai biểu lộ tỏ tường trong thực tại sinh học của điều thực sự xảy ra trong việc “chấm dứt thai kỳ”, nó bạo lực xiết bao. Hãy chứng kiến lời khai trước Quốc hội Hoa Kỳ của Bác sĩ Anthony Levatino, người đã thực hiện các vụ phá thai trước khi từ bỏ thực hành này. Trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội, Bác sĩ Levatino mô tả, một cách đầy chi tiết ghê rợn, thủ tục giết một thai nhi 24 tuần tuổi đời. Ông giải thích, bác sĩ phá thai, sau khi hút hết nước ối bảo vệ đứa trẻ trong tử cung, đưa một dụng cụ giống như móng vuốt vào tử cung. Công cụ giống như móng vuốt bắt đầu xé nát đứa trẻ, dần dần chặt đứt tứ chi đứa bé, lấy các phần cơ thể ra, từng phần một. Bác sĩ Levatino mô tả phần khó khăn nhất của diễn trình, lấy đầu của em bé ra:
"Đầu của một em bé ở độ tuổi đó có kích thước bằng một quả mận lớn và lúc này đang bồng bềnh trong khoang tử cung. Qúy vị có thể chắc chắn giữ yên được nó nếu chiếc kẹp Sopher được dang ra bằng chừng ngón tay của qúy vị. Qúy vị sẽ biết mình có được nó đúng vào lúc qúy vị đè chiếc kẹp xuống và thấy chất sền sệt màu trắng xuất ra cổ tử cung. Đó là bộ não của em bé. Sau đó, qúy vị có thể lấy các mảnh sọ ra. Đôi khi một khuôn mặt nhỏ sẽ xuất hiện và trừng trừng nhìn qúy vị" (2).
Làm thế nào một người có lương tâm tốt lại dám mô tả một thủ tục như vậy là “an toàn”?
Tất cả chúng ta đều được kêu gọi chống đối việc phá thai vì chúng ta thừa nhận quyền sống của hữu thể nhân bản, bản sắc nhân bản độc đáo của mỗi bào thai đang sống, đang phát triển từ lúc thụ thai và bạo lực khủng khiếp của thủ thuật này. Ngoài những động lực nhân bản này, chúng ta, những người Công Giáo cũng được cổ vũ bởi những động lực tôn giáo nữa. Điều này không có nghĩa là chúng ta tìm cách áp đặt các niềm tin tôn giáo của mình lên người khác, nhưng nó có nghĩa là sự hiểu biết tôn giáo của chúng ta về con người nhân bản như được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa thâm hậu hóa quyết tâm chung tay với những người khác, bất kể niềm tin tôn giáo hay thiếu niềm tin ấy của họ, để phục vụ, dạy dỗ, chữa lành và bảo vệ cộng đồng nhân loại, nhất là những người cần nhất. Chúng ta chia sẻ với những người khác niềm tin rằng phẩm giá con người là bẩm sinh; nhưng chúng ta cũng tin rằng nó có một giá trị không thể đánh giá được. Đấng Cứu Rỗi đã dạy chúng ta rằng hai điều răn lớn là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí, hết sức chúng ta và yêu người lân cận như chính chúng ta (Mt 22: 36–40; Mc 12: 28–31; Lc 10: 27). Và, vì chúng ta tin rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự vừa là anh chúng ta, là con người như chúng ta trong mọi sự trừ tội lỗi, vừa thực sự là Thiên Chúa nhập thể, nên Người kết hợp trong chính Người cả hai điều răn: trong Chúa Kitô, chúng ta yêu Thiên Chúa bằng cách yêu thương và phục vụ người lân cận. Chúa Kitô đã làm cho sự thật này trở thành minh nhiên trong dụ ngôn về Sự Phán Xét Sau Cùng của Người. Khi người ta hỏi nhà vua: “Lạy Chúa, khi nào chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, hay khát mà cho uống đâu? Khi nào chúng con thấy Chúa là người xa lạ mà chào đón Chúa, hay trần truồng mà mặc áo cho Chúa đâu? Khi nào chúng con thấy Chúa ốm đau, ở tù mà đến thăm viếng đâu?”, Vua trả lời: “thật, Ta bảo thật cho các con, bất cứ điều gì các con làm cho một trong những người anh em nhỏ bé nhất của Ta, thì chính các con đã làm cho Ta ”(Mt 25: 37–40).
Không phải chỉ “bận tâm” đến việc phá thai, Giáo Hội Công Giáo còn cung cấp nhiều dịch vụ y tế, xã hội và giáo dục ở đây tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Người Công Giáo đấu tranh cho các biểu thức khác nhau của việc làm môn đệ này: phản đối phân biệt chủng tộc, đấu tranh cho quyền của những người bị áp bức, giúp đỡ người bệnh và người già, làm việc cho bình đẳng hơn về kinh tế, v.v. Một số người nói rằng chúng ta chỉ nên dành sức lực của mình cho các nhu cầu “không gây tranh cãi” và giữ im lặng về việc phá thai; chúng ta nên thừa nhận rằng, không giống như tất cả những vấn đề khác, đây là một "vấn đề riêng tư". Nhưng đâu phải như vậy. Thật thế, chính sự hiện hữu của đứa trẻ đang lớn lên đó là kết quả của sự hiệp thông giữa hai con người, và bản thân người mẹ và người cha là một phần của bầu trời liên hệ giữa con người với nhau. Tất cả những con người này đều bị tổn hại ở mức độ ít nhiều khác nhau bởi hành động kết liễu cuộc sống của đứa trẻ chưa chào đời.
Vì vậy, vì lý do chính đáng, các giám mục Hoa Kỳ coi đây là vấn đề chính trị “trổi vượt” của thời và nơi chốn chúng ta “vì nó trực tiếp tấn công chính sự sống, vì nó diễn ra trong cung thánh gia đình, và vì số lượng sinh mạng bị tiêu diệt” (3).
Ý thức được những hậu quả sâu xa của việc phá thai, Giáo hội cũng tham gia vào việc giúp đỡ phụ nữ và các gia đình của họ. Hơn nữa, sự xói mòn lòng tôn kính đối với phẩm giá cố hữu của con người đang đầu độc nền văn hóa rộng lớn hơn, góp phần vào việc coi thường quyền lợi của “người khác”, cho dù người đó có thể là ai. Xã hội ngày càng phân cực và thiếu lịch thiệp của chúng ta cho thấy một sự thiếu tôn trọng đối với “người khác” trong nhiều vấn đề, và Giáo Hội Công Giáo cam kết xây dựng lại tình liên đới của con người. Trong trường hợp giết chết những đứa trẻ chưa sinh, Giáo hội cố gắng trở thành tiếng nói cho những người không có tiếng nói, nói thay cho những người hoàn toàn không thể tự nói theo nghĩa đen.
Kỳ tới: Phần 2: Hợp tác với điều ác luân lý
Mời bạn đọc xem trọn Thư Mục Vụ nói trên của ngài (nguyên văn xem tại https://sfarch.org/inthewomb#introduction)
Tóm lược
“Trước khi tạo hình con trong lòng mẹ, Ta đã biết con, trước khi con sinh ra, Ta đã thánh hiến con, ta đã chỉ định con làm tiên tri cho các dân tộc” (Grm 1: 5).
Một Giêrêmia tuổi trẻ đã nghe Chúa nói những lời trên hơn 2500 năm trước đây. Trong thời đại chúng ta đang sống, tai họa phá thai đã làm ngơ thực tại này: con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, được Thiên Chúa biết đến và yêu thương. Bức thư mục vụ này gửi đến tất cả những người Công Giáo, nhưng đặc biệt những người Công Giáo trong đời sống công cộng, kêu gọi họ suy tư sâu sắc về tệ nạn phá thai và về ý nghĩa của việc rước lễ, Bánh Hằng Sống.
Có bốn điểm mấu chốt trong bức thư này:
1. Sự trầm trọng của tội ác phá thai: Khoa học dạy rằng sự sống của con người bắt đầu từ lúc thụ thai. Sự kết thúc cuộc đời qua việc phá thai đã làm tổn thương sâu sắc người phụ nữ và phá hủy nền tảng của một xã hội công chính; nó là “ưu tiên trổi vượt” vì nó vi phạm quyền sống, nền tảng của mọi quyền khác. Là người Công Giáo, chúng ta phải là tiếng nói cho những người không có tiếng nói và bất lực; không có ai thiếu khả năng tự vệ hơn một đứa trẻ trong bụng mẹ.
2. Hợp tác với tội ác luân lý: Ai là người mang tội khi một vụ phá thai diễn ra? Việc này không bao giờ chỉ là hành động của người mẹ. Những người giết hoặc hỗ trợ giết đứa trẻ trực tiếp tham gia vào việc thực hiện một hành vi xấu xa nghiêm trọng. Người nào đó gây áp lực hoặc khuyến khích người mẹ phá thai, trả tiền hoặc cung cấp tài trợ cho các tổ chức cung cấp dịch vụ phá thai, hoặc hỗ trợ các ứng cử viên thúc đẩy luật phò phá thai cũng hợp tác ở các mức độ khác nhau vào một điều xấu xa đạo đức nghiêm trọng.
3. Ý nghĩa của việc quyết định lên rước Mình Thánh Chúa: Trong 2000 năm qua, Giáo hội đã dạy một cách nhất quán rằng những người rước Thánh Thể phải công khai tuyên xưng đức tin Công Giáo của mình và nghiêm túc phấn đấu sống theo các giáo huấn đạo đức của Giáo hội. Những ai khước từ giáo huấn của Giáo Hội về tính thánh thiêng của sự sống con người và những ai không tìm cách sống phù hợp với giáo huấn đó thì tự đặt mình vào thế mâu thuẫn với sự hiệp thông của Giáo hội, và do đó không nên lãnh nhận bí tích hiệp thông đó, tức Thánh Thể. Xét theo nhiều cách khác nhau, tất cả chúng ta đều thiếu sót, nhưng có một sự khác biệt lớn giữa việc phấn đấu để sống theo các lời dạy của Giáo hội và việc bác bỏ các lời dạy đó.
4. Các trách nhiệm của người Công Giáo trong đời sống công cộng: Từ ba điểm trên, có thể thấy rằng những người Công Giáo nổi bật trong đời sống công cộng có trách nhiệm đặc biệt là làm chứng cho sự viên mãn của giáo huấn của Giáo hội. Ngoài lợi ích thiêng liêng của chính họ, còn có nguy cơ tai tiếng: nghĩa là, bằng cách làm chứng giả của họ, những người Công Giáo khác có thể nghi ngờ giáo huấn của Giáo hội về phá thai, Bí tích Thánh Thể hoặc cả hai. Điều này ngày càng trở nên thách thức trong thời đại chúng ta.
Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hoán cải, không chỉ những người Công Giáo nổi bật trong đời sống công cộng. Chúng ta nên hiểu những gì đang bị đe dọa ở đây và cùng nhau làm việc để xây dựng nền văn hóa sự sống. Với những người cần nghe rõ thông điệp này: Qúy vị hãy quay lưng lại với điều ác và trở về với niềm tin Công Giáo trọn vẹn của qúy vị. Chúng tôi đang chờ đón qúy vị với vòng tay rộng mở để hân hoan chào đón qúy vị trở về.
Dẫn nhập
“Trước khi tạo hình con trong lòng mẹ, Ta đã biết con, trước khi con sinh ra, Ta đã thánh hiến con, ta đã chỉ định con làm tiên tri cho các quốc gia” (Grm 1: 5).
Những lời lẽ trên của Sách Tiên tri Giêrêmia nói lên một cách sâu sắc và cảm động tình yêu và mục đích cao cả mà vì thế Thiên Chúa đã mang mỗi người chúng ta vào thế giới ngay từ giây phút đầu tiên chúng ta hiện hữu. Tuy nhiên, buồn thay, trong “nền văn hóa vứt bỏ” ngày nay - như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi nó một cách hết sức sống động - phẩm giá của mỗi người và mọi người không được dành cho thứ giá trị cố hữu của nó. Trong một nền văn hóa coi trọng lợi nhuận, quyền lực, danh tiếng và khoái lạc hơn tất cả những điều khác, nhiều người kết cục trở thành nạn nhân của nền văn hóa vứt bỏ này, từ những người nhập cư đang lao đao và người lao động nghèo đến người cao niên và gặp khó khăn về thể lý. Não trạng vứt bỏ này cũng gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường, một thiệt hại đặc biệt tác động xấu đến người nghèo. Nhưng khi chính sự hiện hữu của một con người vô tội - một điều tuyệt đối về mặt đạo đức - bị vứt bỏ, thì đó là dấu hiệu cho thấy một xã hội đã thực sự trở nên rối loạn nghiêm trọng. Đó là số phần của những đứa trẻ chưa sinh và thực trạng của xã hội chúng ta.
Năm 2023, quốc gia của chúng ta sẽ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 của phán quyết Roe khét tiếng. Nhiều thế hệ người Mỹ nay đã và đang lớn lên không biết sống trong một đất nước biết coi trọng và bảo vệ cuộc sống của những thành viên nhỏ nhất, không được bảo vệ và dễ bị tổn thương nhất trong xã hội là như thế nào. Năm mươi năm, hơn 60,000,000 cái chết, và nhiều triệu cuộc sống hơn nữa bị thương tích sau đó, đã đến lúc cần phải đánh giá lại một cách thẳng thắn và trung thực. Phá thai không chỉ giết chết đứa trẻ, nó làm người phụ nữ bị tổn thương sâu xa. Làm thế nào lại không phải như thế cho được? Bản năng làm mẹ rất mạnh mẽ: người mẹ sẵn sàng dùng mọi phương thế để bảo vệ con mình. Thật vậy, biết bao lần những người trong chúng ta đảm nhận thừa tác vụ của Giáo hội thường xuyên nghe thấy những lời than thở từ các phụ nữ sau khi phá thai, “Tôi không muốn trải qua điều đó, nhưng tôi cảm thấy như tôi không có lựa chọn nào khác”? Lời than thở này cho thấy sự dối trá của khẩu hiệu "phò lựa chọn".
Đây đặc biệt là thời điểm đối với những người Công Giáo chúng ta, những người mà đức tin kêu gọi chúng ta vận động cho lợi ích phổ quát của một nền đạo đức nhất quán về sự sống, trong mọi giai đoạn và trong mọi điều kiện, lên tiếng kêu gọi đất nước chúng ta trở lại với việc tôn trọng sự sống của con người. Và điều này đặc biệt đúng đối với những người Công Giáo nổi bật trong mọi tầng lớp của đời sống công cộng - giải trí, truyền thông, chính trị, giáo dục, thế giới doanh nghiệp, v.v. - vì họ có một ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến việc lên khuôn các thái độ và thực hành của người ta trong quốc gia chúng ta.
Phá thai là cái rìu đặt dưới gốc cây nhân quyền: khi nền văn hóa của chúng ta khuyến khích việc vi phạm sự sống ở tình trạng trẻ nhất và dễ bị tổn thương nhất, thì các chuẩn mực đạo đức khác sẽ không thể đứng vững lâu dài. Do đó, trong lá thư mục vụ này, tôi muốn đề cập đến bốn chủ đề: sự cần thiết đối với người Công Giáo và mọi người thiện chí phải hiểu phá thai xấu xa nghiêm trọng như thế nào; làm thế nào để tránh sự hợp tác đầy tội lỗi vào tội ác này; làm thế nào áp dụng những nguyên tắc này vào vấn đề của người Công Giáo và việc rước lễ; và trách nhiệm chuyên biệt mà những người Công Giáo nổi bật trong đời sống công cộng vốn có liên quan đến ích chung. Do đó, bức thư được xây dựng trong bốn phần, tương ứng với mỗi một trong số bốn xem xét này. Tôi bắt đầu với các nguyên tắc của luật pháp và khoa học vì phá thai không phải là một vấn đề “Kitô giáo” hay “Công Giáo”: phẩm giá của con người là một giá trị mà tất cả chúng ta phải khẳng định.
Phần 1. Nền tảng nhân bản: Luật pháp và Khoa học
“Chúng tôi coi những sự thật này là hiển nhiên, đó là mọi người... đều được Tạo hóa ban cho một số Quyền bất khả chuyển nhượng, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Với những lời lẽ gây xúc động này, Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ khẳng định rằng các quyền căn bản của con người không tìm thấy nguồn gốc của chúng ở bất cứ cá nhân, tòa án hay chính phủ nào: các quyền căn bản của con người không được ban tặng, chúng vốn cố hữu và phải được thừa nhận như vậy. Những sự thật này là hiển nhiên vì chúng phát xuất từ chính bản chất của điều phải là mới thành con người, và chúng chỉ có thể tiếp cận đối với lý trí mà thôi. Việc khẳng định các quyền bất khả chuyển nhượng này trong Tuyên ngôn Độc lập của chúng ta không phải là vấn đề của tín lý tôn giáo, mà đúng hơn xuất phát từ cùng một nền tảng luật tự nhiên như các giải đáp cho các câu hỏi đạo đức khác mà luật pháp của chúng ta vốn dựa vào: cấm ăn cắp, nói dối, gian lận, phân biệt chủng tộc, giết người, v.v. Hơn nữa, những quyền cố hữu này, mà lý trí con người có thể biết được, được trình bày trong Tuyên bố Độc lập với một thứ tự ưu tiên dứt khoát. Do đó, quyền mưu cầu hạnh phúc của người ta bị giới hạn khi quyền đó tước đi quyền tự do hoặc quyền sống của người khác; quyền tự do của một người bị hạn chế khi quyền đó tước đi quyền sống của người khác. Quyền sống là nền tảng của tất cả các quyền khác. Nếu không bảo vệ quyền sống thì không cuộc nói chuyện nào khác về quyền lợi có ý nghĩa cả.
Ai sở hữu quyền sống? Luật tự nhiên dạy và Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố rằng mọi hữu thể nhân bản đều có phẩm giá tạo nên nền tảng cho các quyền bất khả chuyển nhượng này. Những người ủng hộ phá thai đồng thanh nêu ra một loạt các câu hỏi lý thuyết về “điều gì tạo nên sự sống của con người? Khi nào nó bắt đầu?" Câu trả lời từ khoa học rất rõ ràng: một cuộc sống con người mới, khác biệt về mặt di truyền học bắt đầu từ lúc thụ thai, được định nghĩa là quá trình thụ tinh: "Sự phát triển của phôi thai bắt đầu ở Giai đoạn 1 khi tinh trùng thụ tinh một tế bào trứng và chúng cùng nhau tạo thành hợp tử" (1). Vì phôi thai là một sinh vật nhân bản độc nhất và đang phát triển, nên sinh vật nhân bản này có quyền sống cố hữu ngay từ khi được thụ thai. Như vậy, việc xâm hại một cách thô bạo của hành vi phá thai đã kết liễu một đời người. Tương tự như vậy, những phương tiện ngừa thai, tức ngăn cản việc phôi thai bám trụ (implantation), thực chất là thuốc phá thai giết chết một con người vô tội đang lớn lên.
Sự kinh hoàng của việc phá thai biểu lộ tỏ tường trong thực tại sinh học của điều thực sự xảy ra trong việc “chấm dứt thai kỳ”, nó bạo lực xiết bao. Hãy chứng kiến lời khai trước Quốc hội Hoa Kỳ của Bác sĩ Anthony Levatino, người đã thực hiện các vụ phá thai trước khi từ bỏ thực hành này. Trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội, Bác sĩ Levatino mô tả, một cách đầy chi tiết ghê rợn, thủ tục giết một thai nhi 24 tuần tuổi đời. Ông giải thích, bác sĩ phá thai, sau khi hút hết nước ối bảo vệ đứa trẻ trong tử cung, đưa một dụng cụ giống như móng vuốt vào tử cung. Công cụ giống như móng vuốt bắt đầu xé nát đứa trẻ, dần dần chặt đứt tứ chi đứa bé, lấy các phần cơ thể ra, từng phần một. Bác sĩ Levatino mô tả phần khó khăn nhất của diễn trình, lấy đầu của em bé ra:
"Đầu của một em bé ở độ tuổi đó có kích thước bằng một quả mận lớn và lúc này đang bồng bềnh trong khoang tử cung. Qúy vị có thể chắc chắn giữ yên được nó nếu chiếc kẹp Sopher được dang ra bằng chừng ngón tay của qúy vị. Qúy vị sẽ biết mình có được nó đúng vào lúc qúy vị đè chiếc kẹp xuống và thấy chất sền sệt màu trắng xuất ra cổ tử cung. Đó là bộ não của em bé. Sau đó, qúy vị có thể lấy các mảnh sọ ra. Đôi khi một khuôn mặt nhỏ sẽ xuất hiện và trừng trừng nhìn qúy vị" (2).
Làm thế nào một người có lương tâm tốt lại dám mô tả một thủ tục như vậy là “an toàn”?
Tất cả chúng ta đều được kêu gọi chống đối việc phá thai vì chúng ta thừa nhận quyền sống của hữu thể nhân bản, bản sắc nhân bản độc đáo của mỗi bào thai đang sống, đang phát triển từ lúc thụ thai và bạo lực khủng khiếp của thủ thuật này. Ngoài những động lực nhân bản này, chúng ta, những người Công Giáo cũng được cổ vũ bởi những động lực tôn giáo nữa. Điều này không có nghĩa là chúng ta tìm cách áp đặt các niềm tin tôn giáo của mình lên người khác, nhưng nó có nghĩa là sự hiểu biết tôn giáo của chúng ta về con người nhân bản như được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa thâm hậu hóa quyết tâm chung tay với những người khác, bất kể niềm tin tôn giáo hay thiếu niềm tin ấy của họ, để phục vụ, dạy dỗ, chữa lành và bảo vệ cộng đồng nhân loại, nhất là những người cần nhất. Chúng ta chia sẻ với những người khác niềm tin rằng phẩm giá con người là bẩm sinh; nhưng chúng ta cũng tin rằng nó có một giá trị không thể đánh giá được. Đấng Cứu Rỗi đã dạy chúng ta rằng hai điều răn lớn là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí, hết sức chúng ta và yêu người lân cận như chính chúng ta (Mt 22: 36–40; Mc 12: 28–31; Lc 10: 27). Và, vì chúng ta tin rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự vừa là anh chúng ta, là con người như chúng ta trong mọi sự trừ tội lỗi, vừa thực sự là Thiên Chúa nhập thể, nên Người kết hợp trong chính Người cả hai điều răn: trong Chúa Kitô, chúng ta yêu Thiên Chúa bằng cách yêu thương và phục vụ người lân cận. Chúa Kitô đã làm cho sự thật này trở thành minh nhiên trong dụ ngôn về Sự Phán Xét Sau Cùng của Người. Khi người ta hỏi nhà vua: “Lạy Chúa, khi nào chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, hay khát mà cho uống đâu? Khi nào chúng con thấy Chúa là người xa lạ mà chào đón Chúa, hay trần truồng mà mặc áo cho Chúa đâu? Khi nào chúng con thấy Chúa ốm đau, ở tù mà đến thăm viếng đâu?”, Vua trả lời: “thật, Ta bảo thật cho các con, bất cứ điều gì các con làm cho một trong những người anh em nhỏ bé nhất của Ta, thì chính các con đã làm cho Ta ”(Mt 25: 37–40).
Không phải chỉ “bận tâm” đến việc phá thai, Giáo Hội Công Giáo còn cung cấp nhiều dịch vụ y tế, xã hội và giáo dục ở đây tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Người Công Giáo đấu tranh cho các biểu thức khác nhau của việc làm môn đệ này: phản đối phân biệt chủng tộc, đấu tranh cho quyền của những người bị áp bức, giúp đỡ người bệnh và người già, làm việc cho bình đẳng hơn về kinh tế, v.v. Một số người nói rằng chúng ta chỉ nên dành sức lực của mình cho các nhu cầu “không gây tranh cãi” và giữ im lặng về việc phá thai; chúng ta nên thừa nhận rằng, không giống như tất cả những vấn đề khác, đây là một "vấn đề riêng tư". Nhưng đâu phải như vậy. Thật thế, chính sự hiện hữu của đứa trẻ đang lớn lên đó là kết quả của sự hiệp thông giữa hai con người, và bản thân người mẹ và người cha là một phần của bầu trời liên hệ giữa con người với nhau. Tất cả những con người này đều bị tổn hại ở mức độ ít nhiều khác nhau bởi hành động kết liễu cuộc sống của đứa trẻ chưa chào đời.
Vì vậy, vì lý do chính đáng, các giám mục Hoa Kỳ coi đây là vấn đề chính trị “trổi vượt” của thời và nơi chốn chúng ta “vì nó trực tiếp tấn công chính sự sống, vì nó diễn ra trong cung thánh gia đình, và vì số lượng sinh mạng bị tiêu diệt” (3).
Ý thức được những hậu quả sâu xa của việc phá thai, Giáo hội cũng tham gia vào việc giúp đỡ phụ nữ và các gia đình của họ. Hơn nữa, sự xói mòn lòng tôn kính đối với phẩm giá cố hữu của con người đang đầu độc nền văn hóa rộng lớn hơn, góp phần vào việc coi thường quyền lợi của “người khác”, cho dù người đó có thể là ai. Xã hội ngày càng phân cực và thiếu lịch thiệp của chúng ta cho thấy một sự thiếu tôn trọng đối với “người khác” trong nhiều vấn đề, và Giáo Hội Công Giáo cam kết xây dựng lại tình liên đới của con người. Trong trường hợp giết chết những đứa trẻ chưa sinh, Giáo hội cố gắng trở thành tiếng nói cho những người không có tiếng nói, nói thay cho những người hoàn toàn không thể tự nói theo nghĩa đen.
Kỳ tới: Phần 2: Hợp tác với điều ác luân lý