Theo tin Zenit, ngày 1 tháng 6, 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra tự sắc về “sự minh bạch, kiểm soát và cạnh tranh, trong các thủ tục phán định các khế ước công cộng của Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican”. Luật lệ mới sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi công bố.
Văn phòng Báo Chí của Tòa Thánh giải thích rằng “văn kiện này là thành quả của việc làm đồng lực có phối hợp của Phủ Quốc Vụ Khanh và nhiều cơ quan khác nhau của Giáo Triều Rôma, trong đó, có Hội Đồng Kinh Tế, Văn Phòng Kinh Tế, Cơ quan Quản Trị Di Sản Tông Tòa và Cơ Quan Cai Trị Thị Quốc Vatican”.
Văn Phòng trên nhận định “đây là một bộ luật độc đáo, thay thế việc qui định hiện hành tại một số cơ quan cá thể và nay được áp dụng cho mọi cơ quan phải phúc trình cho Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican”.
Văn Phòng cũng cho biết: văn kiện trên dựa vào “luật lệ quốc tế tiến bộ nhất về vấn đề này”, dĩ nhiên với một tinh thần gia đình khi đưa ra nguyên tắc hướng dẫn đó là “sự cần cù của người cha nhân hậu trong gia đình, người luôn mong muốn một lối quản trị hữu hiệu và hợp đạo đức các tài nguyên của mình”. Người cha này, tất nhiên, nhằm cổ vũ “sự minh bạch, việc kiểm soát và xử lý hợp tình hợp lý các cuộc cạnh tranh có thực chất giữa những người muốn thiết lập mối liên hệ kinh tế với các bộ phận liên hệ”.
Bẩy chìa khóa để hiểu các qui định mới
Nhân dịp này, Vatican News làm nổi bật một số khía cạnh chủ chốt quanh đạo luật gồm tới 86 điều mới này, nhằm cải tiến việc quản trị các tài nguyên và giảm thiểu nguy cơ tham nhũng tại các cơ quan của Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican. Ngoài 86 điều trên, còn 12 điều phụ liên quan đến các vấn đề tố tụng.
Như trên đã nói, đạo luật mới này dựa vào Công Ước Liên Hiệp Quốc chống tham nhũng được ký tại Merida, và thay thế cho các qui định trước đây tại Cơ quan Quản Trị Di Sản Tông Tòa và Cơ Quan Cai Trị Thị Quốc Vatican cũng như mọi cơ quan của Giáo Triều Rôma.
Sau đây là 7 điểm chủ chốt được Vatican News phân tích:
Điểm một: Như người cha nhân lành của gia đình
Ngay ở đầu tự sắc của ngài, Đức Phanxicô nhấn mạnh nguyên tắc chung và rất được kính trọng, mà dựa vào đó, mọi quản trị viên buộc phải chăm lo chức năng của mình là sự cần cù của một người cha nhân lành của gia đình.
Đức Giáo Hoàng nhìn nhận rằng khả thể thực hiện được nhiều tiết kiệm nhờ việc lựa chọn các đề nghị khác nhau là điều có tính quyết định trong việc quản lý các tài sản công cộng, nơi tính cấp bách cần phải có một nền quản trị trung thanh và trung thực được cảm nhận và khẩn trương hơn bao giờ hết.
Tự sắc cho rằng các qui định mới nhằm cổ vũ sự minh bạch, việc kiểm soát và cạnh tranh trong các thủ tục phán định các khế ước công cộng được qui định nhân danh Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican.
Bình đẳng trong đối xử và khả thể trong việc tham dự qua một Đăng Ký thích đáng và các thủ tục chuyên biệt sẽ là một bảo đảm cho các tác nhân kinh tế muốn cung cấp hàng hóa, dịch vụ, lao động và công trình cho Tòa Thánh và Thị Quốc.
Điểm hai: Mục tiêu của đạo luật
Điều thứ nhất giải thích mục tiêu của đạo luật mới: sử dụng bền vững các qũi nội bộ, minh bạch trong các thủ tục phán định, “bình đẳng trong đối xử và không kỳ thị đối với các đề nghị, đặc biệt qua các biện pháp có khả năng chống lại các thỏa thuận bất hợp pháp trong vấn đề cạnh tranh và tham nhũng”.
Điều 5 liệt kê các nguyên tắc căn bản sau đây: tính hợp đạo đức trong xu hướng của các chọn lựa kinh tế và của các đối nhân liên quan tới các khía cạnh tôn trọng Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội; tính độc lập và tính phụ đới quản trị trong các chọn lựa quản trị của Cơ Quan; hợp tác trung thành giữa các Cơ Quan và các văn phòng khác nhau của Cơ Quan Cai Trị Thị Quốc để có được việc tiết kiệm chi phí, hiệu quả và hiệu năng, đặt kế hoạch và hợp lý hóa chi phí, tránh những hoạt vụ (operation) không cần thiết và, nhất là, thủ tục phán định phải minh bạch, khách quan và vô tư.
Điểm ba: Không xung đột quyền lợi
Các biện pháp được chấp thuận phải chống lại việc xung đột quyền lợi, các thoả thuận bất hợp pháp trong vấn đề cạnh tranh và tham nhũng, để tránh “bất cứ sự cạnh tranh méo mó nào và bảo đảm sự bình đẳng trong đối xử với mọi tác nhân kinh tế”.
Điểm bốn: Các động lực để loại trừ
Các tác nhân kinh tế cần bị loại bỏ khỏi việc đăng ký và tham gia cạnh tranh: những ai vào lúc đó đang bị điều tra, bị các biện pháp ngăn ngừa hay bị kết tội ở mức thứ nhất vì tham gia các tổ chức tội phạm, tham nhũng, lừa đảo, vi phạm khủng bố, rửa tiền cho các hoạt động tội ác và lạm dụng lao động trẻ em.
Tuy nhiên, trong các lý do để loại trừ cũng có vấn đề không tuân theo các nghĩa vụ liên quan đến trả thuế hay đóng góp vào an sinh xã hội theo qui định của các quốc gia nơi họ hoạt động, cả việc cư ngụ hay thiết lập ở các nước “có chế độ ưu đãi tài chánh”.
Điểm năm: Trung ương tập quyền
Trừ một vài ngoại lệ, mọi hàng hóa và dịch vụ phải được các cơ quan mua sắm một cách bình thường theo phương thức trung ương tập quyền, nếu không, sẽ có nguy cơ bị vô hiệu hóa khế ước liên quan. Điều 15 nói rằng “thẩm quyền trung ương” một đàng là Cơ Quan Quản Trị Di Sản Tông Tòa đối với các bộ sở của Giáo Triều Rôma và các định chế liên thuộc Tòa Thánh, và đàng khác là Cơ Quan Cai Trị Thị Quốc. Các ngoại lệ cho việc trung ương tập quyền này có được dự trù, nhưng phải thật hữu lý.
Văn phòng Kinh Tế, sau khi nghe Cơ Quan Quản Trị Di Sản Tông Tòa và Cơ Quan Cai Trị Thị Quốc, sẽ công bố và cập nhật mỗi 6 tháng bảng liệt kê giá cả và chi phí tham chiếu các hàng hóa và dịch vụ, cùng với chi phí việc làm của các chuyên gia đã đăng ký. Các giá cả này sẽ được tính toán, có xem xét tới giá cả và chi phí của thị trường nơi các cơ quan của Vatican tiếp nhận các cung cấp. Các cơ quan này phải đặt kế hoạch mua sắm hạn chót là 31 tháng 10 hàng năm.
Điểm sáu: Những người lệ thuộc Vatican trong các Uỷ Ban Phán Định
Văn Phòng Kinh Tế sẽ lập danh sách các người lệ thuộc và các chuyên gia có thẩm quyền tạm thời để thi hành chức năng lên kế hoạch chuyên môn và thành viên ủy ban chọn lựa. Họ sẽ được rút thăm và tham gia lần lượt vào các Ủy Ban, luôn dựa trên các khả năng chuyên môn chuyên biệt của họ.
Một cách rất chi tiết là “các bất tương hợp” đối với việc được liệt vào danh sách. Trong đó có họ hàng đến cấp thứ bốn hay thân thuộc tới cấp thứ hai của bên tác nhân kinh tế cung cấp đề nghị; cả việc đã là thành viên trong 5 năm trước của tác nhân kinh tế cung cấp đề nghị.
Điểm bẩy: Các qui định quốc tế
Dù các nguyên tắc căn bản và các mục tiêu thuộc trật tự giáo luật cũng như đặc tính đặc thù của Thị Quốc Vatican được nhấn mạnh, tuy nhiên, với đạo luật mới do Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành, người ta gặp lại nhiều qui định và các thực hành tốt vốn được nhiều quốc gia trên thế giới trân quí.
Văn phòng Báo Chí của Tòa Thánh giải thích rằng “văn kiện này là thành quả của việc làm đồng lực có phối hợp của Phủ Quốc Vụ Khanh và nhiều cơ quan khác nhau của Giáo Triều Rôma, trong đó, có Hội Đồng Kinh Tế, Văn Phòng Kinh Tế, Cơ quan Quản Trị Di Sản Tông Tòa và Cơ Quan Cai Trị Thị Quốc Vatican”.
Văn Phòng trên nhận định “đây là một bộ luật độc đáo, thay thế việc qui định hiện hành tại một số cơ quan cá thể và nay được áp dụng cho mọi cơ quan phải phúc trình cho Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican”.
Văn Phòng cũng cho biết: văn kiện trên dựa vào “luật lệ quốc tế tiến bộ nhất về vấn đề này”, dĩ nhiên với một tinh thần gia đình khi đưa ra nguyên tắc hướng dẫn đó là “sự cần cù của người cha nhân hậu trong gia đình, người luôn mong muốn một lối quản trị hữu hiệu và hợp đạo đức các tài nguyên của mình”. Người cha này, tất nhiên, nhằm cổ vũ “sự minh bạch, việc kiểm soát và xử lý hợp tình hợp lý các cuộc cạnh tranh có thực chất giữa những người muốn thiết lập mối liên hệ kinh tế với các bộ phận liên hệ”.
Bẩy chìa khóa để hiểu các qui định mới
Nhân dịp này, Vatican News làm nổi bật một số khía cạnh chủ chốt quanh đạo luật gồm tới 86 điều mới này, nhằm cải tiến việc quản trị các tài nguyên và giảm thiểu nguy cơ tham nhũng tại các cơ quan của Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican. Ngoài 86 điều trên, còn 12 điều phụ liên quan đến các vấn đề tố tụng.
Như trên đã nói, đạo luật mới này dựa vào Công Ước Liên Hiệp Quốc chống tham nhũng được ký tại Merida, và thay thế cho các qui định trước đây tại Cơ quan Quản Trị Di Sản Tông Tòa và Cơ Quan Cai Trị Thị Quốc Vatican cũng như mọi cơ quan của Giáo Triều Rôma.
Sau đây là 7 điểm chủ chốt được Vatican News phân tích:
Điểm một: Như người cha nhân lành của gia đình
Ngay ở đầu tự sắc của ngài, Đức Phanxicô nhấn mạnh nguyên tắc chung và rất được kính trọng, mà dựa vào đó, mọi quản trị viên buộc phải chăm lo chức năng của mình là sự cần cù của một người cha nhân lành của gia đình.
Đức Giáo Hoàng nhìn nhận rằng khả thể thực hiện được nhiều tiết kiệm nhờ việc lựa chọn các đề nghị khác nhau là điều có tính quyết định trong việc quản lý các tài sản công cộng, nơi tính cấp bách cần phải có một nền quản trị trung thanh và trung thực được cảm nhận và khẩn trương hơn bao giờ hết.
Tự sắc cho rằng các qui định mới nhằm cổ vũ sự minh bạch, việc kiểm soát và cạnh tranh trong các thủ tục phán định các khế ước công cộng được qui định nhân danh Tòa Thánh và Thị Quốc Vatican.
Bình đẳng trong đối xử và khả thể trong việc tham dự qua một Đăng Ký thích đáng và các thủ tục chuyên biệt sẽ là một bảo đảm cho các tác nhân kinh tế muốn cung cấp hàng hóa, dịch vụ, lao động và công trình cho Tòa Thánh và Thị Quốc.
Điểm hai: Mục tiêu của đạo luật
Điều thứ nhất giải thích mục tiêu của đạo luật mới: sử dụng bền vững các qũi nội bộ, minh bạch trong các thủ tục phán định, “bình đẳng trong đối xử và không kỳ thị đối với các đề nghị, đặc biệt qua các biện pháp có khả năng chống lại các thỏa thuận bất hợp pháp trong vấn đề cạnh tranh và tham nhũng”.
Điều 5 liệt kê các nguyên tắc căn bản sau đây: tính hợp đạo đức trong xu hướng của các chọn lựa kinh tế và của các đối nhân liên quan tới các khía cạnh tôn trọng Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội; tính độc lập và tính phụ đới quản trị trong các chọn lựa quản trị của Cơ Quan; hợp tác trung thành giữa các Cơ Quan và các văn phòng khác nhau của Cơ Quan Cai Trị Thị Quốc để có được việc tiết kiệm chi phí, hiệu quả và hiệu năng, đặt kế hoạch và hợp lý hóa chi phí, tránh những hoạt vụ (operation) không cần thiết và, nhất là, thủ tục phán định phải minh bạch, khách quan và vô tư.
Điểm ba: Không xung đột quyền lợi
Các biện pháp được chấp thuận phải chống lại việc xung đột quyền lợi, các thoả thuận bất hợp pháp trong vấn đề cạnh tranh và tham nhũng, để tránh “bất cứ sự cạnh tranh méo mó nào và bảo đảm sự bình đẳng trong đối xử với mọi tác nhân kinh tế”.
Điểm bốn: Các động lực để loại trừ
Các tác nhân kinh tế cần bị loại bỏ khỏi việc đăng ký và tham gia cạnh tranh: những ai vào lúc đó đang bị điều tra, bị các biện pháp ngăn ngừa hay bị kết tội ở mức thứ nhất vì tham gia các tổ chức tội phạm, tham nhũng, lừa đảo, vi phạm khủng bố, rửa tiền cho các hoạt động tội ác và lạm dụng lao động trẻ em.
Tuy nhiên, trong các lý do để loại trừ cũng có vấn đề không tuân theo các nghĩa vụ liên quan đến trả thuế hay đóng góp vào an sinh xã hội theo qui định của các quốc gia nơi họ hoạt động, cả việc cư ngụ hay thiết lập ở các nước “có chế độ ưu đãi tài chánh”.
Điểm năm: Trung ương tập quyền
Trừ một vài ngoại lệ, mọi hàng hóa và dịch vụ phải được các cơ quan mua sắm một cách bình thường theo phương thức trung ương tập quyền, nếu không, sẽ có nguy cơ bị vô hiệu hóa khế ước liên quan. Điều 15 nói rằng “thẩm quyền trung ương” một đàng là Cơ Quan Quản Trị Di Sản Tông Tòa đối với các bộ sở của Giáo Triều Rôma và các định chế liên thuộc Tòa Thánh, và đàng khác là Cơ Quan Cai Trị Thị Quốc. Các ngoại lệ cho việc trung ương tập quyền này có được dự trù, nhưng phải thật hữu lý.
Văn phòng Kinh Tế, sau khi nghe Cơ Quan Quản Trị Di Sản Tông Tòa và Cơ Quan Cai Trị Thị Quốc, sẽ công bố và cập nhật mỗi 6 tháng bảng liệt kê giá cả và chi phí tham chiếu các hàng hóa và dịch vụ, cùng với chi phí việc làm của các chuyên gia đã đăng ký. Các giá cả này sẽ được tính toán, có xem xét tới giá cả và chi phí của thị trường nơi các cơ quan của Vatican tiếp nhận các cung cấp. Các cơ quan này phải đặt kế hoạch mua sắm hạn chót là 31 tháng 10 hàng năm.
Điểm sáu: Những người lệ thuộc Vatican trong các Uỷ Ban Phán Định
Văn Phòng Kinh Tế sẽ lập danh sách các người lệ thuộc và các chuyên gia có thẩm quyền tạm thời để thi hành chức năng lên kế hoạch chuyên môn và thành viên ủy ban chọn lựa. Họ sẽ được rút thăm và tham gia lần lượt vào các Ủy Ban, luôn dựa trên các khả năng chuyên môn chuyên biệt của họ.
Một cách rất chi tiết là “các bất tương hợp” đối với việc được liệt vào danh sách. Trong đó có họ hàng đến cấp thứ bốn hay thân thuộc tới cấp thứ hai của bên tác nhân kinh tế cung cấp đề nghị; cả việc đã là thành viên trong 5 năm trước của tác nhân kinh tế cung cấp đề nghị.
Điểm bẩy: Các qui định quốc tế
Dù các nguyên tắc căn bản và các mục tiêu thuộc trật tự giáo luật cũng như đặc tính đặc thù của Thị Quốc Vatican được nhấn mạnh, tuy nhiên, với đạo luật mới do Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành, người ta gặp lại nhiều qui định và các thực hành tốt vốn được nhiều quốc gia trên thế giới trân quí.