Bất cứ động thái nào của Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI đều được dư luận lưu ý, nhất là lúc ngài cùng Đức Hồng Y Sarah, một vị giáo phẩm có tiếng bảo thủ và không ăn khớp bao nhiêu với đường hướng của Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô, viết chung một tác phẩm nói về chức linh mục. Một vị Giáo Hoàng hưu trí và một vị Hồng Y viết về chức linh mục hẳn không có gì cần gây chấn động. Nhưng Reuters và nhiều cơ quan thông tấn khác không ngần ngại coi đó là một trái bom. Chắc chắn vì thời điểm công bố nó nhằm đúng lúc Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô sắp cho công bố Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng về Vùng Amazon, trong đó, có người phỏng đoán ngài sẽ cho phép truyền chức linh mục cho các người đàn ông hiện có gia đình (viri probati). Động thái của Đức Bênêđíctô XVI, vì thế, bị một số người coi là một phản kháng chống lại mưu toan ấy.
Tạp chí Catholic World Report (https://www.catholicworldreport.com/2020/01/12/pope-emeritus-benedict-cardinal-sarah-author-new-book-on-priesthood-celibacy) tuy cho rằng tác phẩm này được hình thành trong mùa hè và mùa thu năm 2019, lúc đang diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon, nhưng nhấn mạnh: trong phần dẫn nhập, hai tác giả viết rằng các ngài “trong tình anh em, cung hiến các suy tư này cho dân Chúa và, dĩ nhiên, trong tinh thần vâng lời con thảo, với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Nền giải thích “gián đoạn”
Dù Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI vốn không ưa thích nền giải thích “gián đoạn”, nhưng nhiều người vẫn cứ muốn ngài trở thành người “gián đoạn” đối với vị kế nhiệm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Một trong số người này là Nicole Winfield của A.P. (xem Pope Benedict XVI breaks silence to reaffirm priest celibacy).
Nữ ký giả trên gọi đây là “cuốn sách gây chấn động vào đúng lúc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang cân nhắc có nên cho phép những người đàn ông có vợ được tấn phong để giải quyết nạn thiếu linh mục hay không”.
Windfield cũng cho rằng việc lên tiếng của Đức Bênêđíctô là một điều “ngoại thường, vì ngài từng hứa sẽ giữ ‘im lặng trước thế giới’ khi từ nhiệm năm 2013, và thề hứa vâng lời vị tân Giáo Hoàng”. Động thái này “đụng ngay vào trái tim của một vấn đề đầy chính sách hiện người ta đang mong Đức Phanxicô cân nhắc trong những tuần lễ tới, và có thể được xem như một mưu toan công khai của vị cựu Giáo Hoàng nhằm xoay chiều suy nghĩ của vị đương kim”.
Ký giả này nhận định thêm: “hệ luận của một can thiệp như thế khá nghiêm trọng, vì sự chống đối hiện nay đối với Đức Phanxicô bởi phe bảo thủ và duy truyền thống luôn tiếc nuối nền chính thống của Đức Bênêđíctô, một số người trong số họ thậm chí còn coi việc ngài từ nhiệm là bất hợp pháp.
“Chắc chắn việc này sẽ gây lo âu trở lại đối với sự khôn ngoan trong quyết định của Đức Bênêđíctô trở thành “Giáo Hoàng hưu trí” chứ không phải chỉ là một Giám Mục hưu trí, và tình huống vô tiền khoáng hậu ngài đã tạo ra qua việc có đến hai Giáo Hoàng, một hưu trí và một cai trị, sống cạnh nhau tại Vatican”.
Windfield thậm chí còn phê phán luôn cả ấn bản tiếng Anh của cuốn sách, trong đó liệt kê tác giả là “Đức Bênêđíctô XVI” mà không hề nhắc đến tước “hưu trí” gì cả.
Sandro Magister (xin xem A Bombshell Book. Ratzinger and Sarah Ask Francis Not to Make an Opening for Married Priests) cũng nằm trong số những người thích nền “giải thích gián đoạn”. Ký giả này minh nhiên nối kết trước tác này với Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon và nhất là việc sắp công bố tông huấn dựa vào các nghị bàn tại Thượng Hội Đồng này.
Ông quả quyết: khi rõ ràng và mạnh mẽ biện luận để ủng hộ luật độc thân của linh mục, các vị đã “ngỏ với đức đương kim Giáo Hoàng gần như bằng các lời lẽ của một tối hậu thư”. Ông trích dẫn (lời của Đức Hồng Y Sarah): “Có một mối nối kết hữu thể học và bí tích giữa chức linh mục và luật độc thân. Bất cứ sự giảm bớt nào đối với mối nối kết này đều có nghĩa là nghi vấn huấn quyền của Công Đồng và của các vị Giáo Hoàng Phaolô VI, Gioan Phaolô II, và Bênêđíctô XVI. Con khiêm cung nài xin Đức Giáo Hoàng che chở chúng con một cách dứt khoát khỏi một biến cố như thế, bằng cách phủ quyết chống lại bất cứ việc làm suy yếu nào luật độc thân linh mục, dù chỉ giới hạn tại vùng này hay vùng nọ”.
Điều lý thú, không những đồng ý với Tạp chí Catholic World Report, khi cho rằng tác phẩm này được soạn thảo nhân dịp Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon, Sandro Magister còn liệt kê ngày viết của từng bài một. Như bài đầu tiên, tức bài dẫn nhập, do cả hai tác giả ký tên, viết hồi tháng 9 năm 2019. Bài hai của Đức Bênêđíctô viết ngày 17 tháng 9. Bài ba do Đức Hồng Y Sarah viết ngày 25 tháng 11, bài 4 do hai tác giả viết ngày 3 tháng 12... Nghĩa là trước hoặc ngay sau Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon.
Edward Pentin (xin xem Pope Benedict Co-Authors New Book With Cardinal Sarah on the Priesthood) cũng nhấn mạnh đến việc hai tác giả xin “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đừng cho phép việc phong chức linh mục cho các người đàn ông có vợ trong Giáo Hội Latinh”. Nếu không, sẽ đặt “tương lai Giáo Hội vào thế nguy hiểm”.
Chống các phương tiện truyền thông không chống Đức Phanxicô
Tuy nhiên, Pentin trích dẫn bài báo của ký giả Guènois, thuộc tờ Figaro, viết rằng cuốn sách không chứa “bất cứ lời gây hấn hay bút chiến” nào chống Đức Phanxicô. “Trái lại”, ký giả này cho hay cả hai tác giả “đều tự trình bầy mình như hai Giám Mục” vâng phục Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “trân qúi sự thật” và hành động “trong tinh thần yêu thương đối với sự hợp nhất của Giáo Hội”.
Các ngài cũng nhấn mạnh các ngài không hề hành động theo “ý thức hệ” vốn chỉ “chia rẽ” hay theo “những cuộc cãi cọ giữa người ta, các ma-nớp chính trị, các trò chơi quyền lực, các thao túng ý thức hệ và các chỉ trích cay đắng vô tình sa vào bàn tay ma qủy, kẻ chia rẽ, cha các gian dối”.
Nhân dịp này, theo Pentin, Guènois giải thích diễn trình hoàn thành cuốn sách. Theo ông, cả Đức Bênêđíctô XVI lẫn Đức Hồng Y Sarah đều đã khai triển được một liên kết mạnh mẽ trong mấy năm qua. Đức Hồng Y thường tới thăm Đức Giáo Hoàng hưu trí tại Đan viện Mater Ecclesiae. Ý tưởng về một công trình chung nẩy sinh cách nay một năm, nhưng hình thức của công trình thì chỉ xuất hiện trong thời gian Thượng Hội Đồng Amazon, trong đó, Đức Hồng Y Sarrah là một thành viên và là nơi 2/3 các nghị phụ ủng hộ việc phong chức linh mục cho các viri probati tại Amazon.
Guènois cho rằng: khả thể Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể phê chuẩn đề nghị của các nghị phụ Thượng Hội Đồng Amazon là “một trong các ngòi nổ phát sinh ra dự án này” dù Đức Bênêđíctô XVI đã “soạn một số nhận định cho một tài liệu có thể có về ‘cuộc khủng hoảng chức linh mục’. “Cuối cùng, ngài bỏ cuộc vì ‘mệt mỏi’, và Đức Hồng Y Sarah quyết định tiếp nối.
Guènois cho biết thêm “qua việc trao đổi tài liệu và trong các buổi làm việc, các ngài nói tiếng Pháp và tiếng Ý, các ngài đã tinh chỉnh hai bản văn liên hệ và viết phần dẫn nhập và phần kết luận chung với nhau”.
Riêng Charles Collins của tạp chí Crux (xin xen Benedict is defending celibacy from the media, not from Francis), cho rằng khi vừa nghe tin cuốn sách, “Twitter bùng nổ, với ý kiến chung cho rằng Đức Bênêđíctô cố gắng điều khiển bàn tay Đức Phanxicô về luật độc thân linh mục”. Nhưng theo ông, có lẽ không phải như vậy.
Lý do là cả Đức Bênêđíctô, Đức Hồng Y Sarah lẫn Đức Phanxicô đều nhất trí: sẽ không có kiểu “độc thân nhiệm ý” (optional celibacy) cho các linh mục. Collins trưng dẫn lời Đức Phanxicô trên đường từ Panama trở về Rôma đầu năm 2019: Độc thân là một hồng phúc Chúa ban cho Giáo Hội, và “tôi không đồng ý cho phép độc thân nhiệm ý”...
Thứ hai, ý niệm luật trừ vì lý do mục vụ (thiếu linh mục) như tại các hòn đảo xa xôi của Nam Thái Bình Dương và vùng Amazon của Đức Phanxicô không hẳn xa lạ đối với Đức Bênêđíctô vì ngài đã cho phép các mục sự Anh giáo có vợ được tấn phong linh mục khi trở lại Công Giáo. Chính ngài lập ra 3 tòa bản quyền để quản trị các cộng đồng từ Anh giáo trở lại Công Giáo.
Vậy thì tại sao lại bận tâm xuất bản một cuốn sách như thế trong bối cảnh hiện nay? Collins cho hay: theo các trích đoạn đăng trên tạp chí America, các tác giả biểu lộ quan ngại rằng “thứ Thượng Hội Đồng kỳ lạ của truyền thông đã thắng thế so với Thượng Hội Đồng đích thực” nên các tác giả kêu gọi Giáo Hội “không nên bị ấn tượng” bởi “các vận động xấu xa, những dối trá ma qủy, những cách thế sai lạc chúng muốn dùng để hạ giá luật độc thân linh mục” trong các tường trình của truyền thông về Thượng Hội Đồng Amazon.
Thành thử theo, Collins, tô vẽ trước tác này như một cuộc tấn công vào Đức Phanxicô là việc của truyền hình cáp chứ không phản ảnh thực tại.
Bình luận chính thức của Tòa Thánh
Trên trang mạng chính thức của Tòa Thánh, Vatican News, Andrea Tornielli, giám đốc xã luận của Bộ Truyền Thông Tòa Thánh (xem A contribution on priestly celibacy in filial obedience to the Pope), cũng nhắc lại cam kết của nhị vị tác giả tác phẩm trên trong việc “vâng phục con thảo đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, luôn tìm kiếm sự thật trong “tinh thần yêu mến tình hợp nhất của Giáo Hội”.
Tornielli cũng nhắc lại luật trừ từng được Đức Bênêđíctô XVI áp dụng trong Tông hiến Anglicanorum coetibus, dành cho các mục sư Anh Giáo tìm cách hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Ông cũng nhắc lại các tuyên bố công khai của Đức Phanxicô về luật độc thân linh mục để nhấn mạnh việc ngài nhất quyết không thay đổi luật này.
Theo Tornielli, ngay lúc còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires, Đức Phanxicô đã triệt để đề cao luật độc thân linh mục. Rồi cuộc họp báo trên đường từ Panama trở về Rôma, với câu nói thời danh được Tornielli trích dẫn: “Tôi được nhắc nhở câu nói của Thánh Phaolô VI: ‘tôi thà chết còn hơn thay đổi luật độc thân... Bản thân tôi, tôi nghĩ luật độc thân là một hồng phúc dành cho Giáo Hội. Thứ hai, tôi không đồng ý cho phép sống độc thân nhiệm ý, không”. Tuy nhiên, cùng một lúc, ngài cho thấy khả thể truyền chức cho các viri probati ở những vùng xa xôi hẻo lánh kinh niên thiếu linh mục. Tuy nhiên “chưa có quyết định về phía tôi. Quyết định của tôi hiện là: độc thân nhiệm ý trước chức phó tế, không. Đó là một điều đối với tôi, một điều thiết thân, tôi sẽ không làm vậy, điều này vẫn còn rõ ràng. Tôi có thể ‘đóng [vấn đề]’ được không? Có lẽ. Nhưng tôi không muốn xuất hiện trước mặt Thiên Chúa với quyết định như thế”.
Còn về các bàn luận và quyết định trong Thượng Hội Đồng Amazon, Tornielli cho hay: có những Giám Mục yêu cầu phong chức linh mục cho các viri probati. Tuy nhiên, ngày 26 tháng 10, trong diễn văn bế mạc của ngài, sau khi theo dõi mọi giai đoạn bàn thảo, Đức Phanxicô đã không nhắc gì tới đề tài phong chức cho các viri probati, dù là thoáng qua. Thay vào đó, ngài nhắc lại 4 chiều kích của Thượng Hội Đồng: hội nhập văn hóa, sinh thái, xã hội và cuối cùng, chiều kích mục vụ. Và ngài yêu cầu giới truyền thông nên tập chú vào 4 khía cạnh đó khi phổ biến tin tức về Thượng Hội Đồng Giám Mục Amazon, tránh sa vào nguy cơ chỉ tập chú vào việc ‘bên nào thắng bên nào thua’...
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, trong tuyên bố ngày 13, cũng đã chính thức nhắc lại lời lẽ của Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Panama trở về Rôma để đáp ứng việc công bố trước tác của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Sarah: “ ‘Tôi thà chết hơn là thay đổi luật độc thân’. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi trích dẫn lời lẽ nổi tiếng của thánh Phaolô VI, đã phát biểu rõ ràng lập trường của ngài...”
Nguyên văn tuyên bố của Ông Matteo Bruni:
Trả lời các câu hỏi của các nhà báo, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, Matteo Bruni, tuyên bố như sau:
Lập trường của Đức Thánh Cha về luật độc thân đã được mọi người biết. Trong cuộc đàm thoại với các nhà báo trên chuyến trở về từ Panama, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “Một câu của Thánh Phaolô VI xuất hiện trong đầu tôi: ‘Tôi thà chết còn hơn thay đổi luật độc thân’”. Và ngài nói thêm: “Bản thân tôi, tôi nghĩ luật độc thân là một hồng phúc cho Giáo Hội. Tôi không đồng ý cho phép việc độc thân nhiệm ý, không. Chỉ một ít khả thể có thể có tại những địa điểm xa xôi hẻo lánh – tôi nghĩ tới các đảo Thái Bình Dương... [...] khi có nhu cầu mục vụ, ở đó, mục tử phải nghĩ đến các tín hữu”.
Liên quan tới cung cách trong đó chủ đề này thích ứng với việc làm tổng quát hơn của Thượng Hội Đồng Giám Mục mới đây về Toàn vùng Amazon và việc rao giảng Tin mừng của nó, trong phiên họp cuối cùng, Đức Thánh Cha nói rằng “tôi rất hài lòng khi chúng ta không sa vào chỗ bị cầm tù bởi các nhóm lựa lọc chuyên chỉ nhìn những gì Thượng Hội Đồng quyết định về điểm này hay điểm nọ thuộc nội bộ Giáo Hội, và bác bỏ toàn bộ [việc làm] củaThượng Hội Đồng vốn là các chẩn đoán mà chúng ta đã thực hiện trong bốn chiều kích” (mục vụ, văn hóa, xã hội và sinh thái)”.
Tạp chí Catholic World Report (https://www.catholicworldreport.com/2020/01/12/pope-emeritus-benedict-cardinal-sarah-author-new-book-on-priesthood-celibacy) tuy cho rằng tác phẩm này được hình thành trong mùa hè và mùa thu năm 2019, lúc đang diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon, nhưng nhấn mạnh: trong phần dẫn nhập, hai tác giả viết rằng các ngài “trong tình anh em, cung hiến các suy tư này cho dân Chúa và, dĩ nhiên, trong tinh thần vâng lời con thảo, với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
Nền giải thích “gián đoạn”
Dù Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI vốn không ưa thích nền giải thích “gián đoạn”, nhưng nhiều người vẫn cứ muốn ngài trở thành người “gián đoạn” đối với vị kế nhiệm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Một trong số người này là Nicole Winfield của A.P. (xem Pope Benedict XVI breaks silence to reaffirm priest celibacy).
Nữ ký giả trên gọi đây là “cuốn sách gây chấn động vào đúng lúc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang cân nhắc có nên cho phép những người đàn ông có vợ được tấn phong để giải quyết nạn thiếu linh mục hay không”.
Windfield cũng cho rằng việc lên tiếng của Đức Bênêđíctô là một điều “ngoại thường, vì ngài từng hứa sẽ giữ ‘im lặng trước thế giới’ khi từ nhiệm năm 2013, và thề hứa vâng lời vị tân Giáo Hoàng”. Động thái này “đụng ngay vào trái tim của một vấn đề đầy chính sách hiện người ta đang mong Đức Phanxicô cân nhắc trong những tuần lễ tới, và có thể được xem như một mưu toan công khai của vị cựu Giáo Hoàng nhằm xoay chiều suy nghĩ của vị đương kim”.
Ký giả này nhận định thêm: “hệ luận của một can thiệp như thế khá nghiêm trọng, vì sự chống đối hiện nay đối với Đức Phanxicô bởi phe bảo thủ và duy truyền thống luôn tiếc nuối nền chính thống của Đức Bênêđíctô, một số người trong số họ thậm chí còn coi việc ngài từ nhiệm là bất hợp pháp.
“Chắc chắn việc này sẽ gây lo âu trở lại đối với sự khôn ngoan trong quyết định của Đức Bênêđíctô trở thành “Giáo Hoàng hưu trí” chứ không phải chỉ là một Giám Mục hưu trí, và tình huống vô tiền khoáng hậu ngài đã tạo ra qua việc có đến hai Giáo Hoàng, một hưu trí và một cai trị, sống cạnh nhau tại Vatican”.
Windfield thậm chí còn phê phán luôn cả ấn bản tiếng Anh của cuốn sách, trong đó liệt kê tác giả là “Đức Bênêđíctô XVI” mà không hề nhắc đến tước “hưu trí” gì cả.
Sandro Magister (xin xem A Bombshell Book. Ratzinger and Sarah Ask Francis Not to Make an Opening for Married Priests) cũng nằm trong số những người thích nền “giải thích gián đoạn”. Ký giả này minh nhiên nối kết trước tác này với Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon và nhất là việc sắp công bố tông huấn dựa vào các nghị bàn tại Thượng Hội Đồng này.
Ông quả quyết: khi rõ ràng và mạnh mẽ biện luận để ủng hộ luật độc thân của linh mục, các vị đã “ngỏ với đức đương kim Giáo Hoàng gần như bằng các lời lẽ của một tối hậu thư”. Ông trích dẫn (lời của Đức Hồng Y Sarah): “Có một mối nối kết hữu thể học và bí tích giữa chức linh mục và luật độc thân. Bất cứ sự giảm bớt nào đối với mối nối kết này đều có nghĩa là nghi vấn huấn quyền của Công Đồng và của các vị Giáo Hoàng Phaolô VI, Gioan Phaolô II, và Bênêđíctô XVI. Con khiêm cung nài xin Đức Giáo Hoàng che chở chúng con một cách dứt khoát khỏi một biến cố như thế, bằng cách phủ quyết chống lại bất cứ việc làm suy yếu nào luật độc thân linh mục, dù chỉ giới hạn tại vùng này hay vùng nọ”.
Điều lý thú, không những đồng ý với Tạp chí Catholic World Report, khi cho rằng tác phẩm này được soạn thảo nhân dịp Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon, Sandro Magister còn liệt kê ngày viết của từng bài một. Như bài đầu tiên, tức bài dẫn nhập, do cả hai tác giả ký tên, viết hồi tháng 9 năm 2019. Bài hai của Đức Bênêđíctô viết ngày 17 tháng 9. Bài ba do Đức Hồng Y Sarah viết ngày 25 tháng 11, bài 4 do hai tác giả viết ngày 3 tháng 12... Nghĩa là trước hoặc ngay sau Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon.
Edward Pentin (xin xem Pope Benedict Co-Authors New Book With Cardinal Sarah on the Priesthood) cũng nhấn mạnh đến việc hai tác giả xin “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đừng cho phép việc phong chức linh mục cho các người đàn ông có vợ trong Giáo Hội Latinh”. Nếu không, sẽ đặt “tương lai Giáo Hội vào thế nguy hiểm”.
Chống các phương tiện truyền thông không chống Đức Phanxicô
Tuy nhiên, Pentin trích dẫn bài báo của ký giả Guènois, thuộc tờ Figaro, viết rằng cuốn sách không chứa “bất cứ lời gây hấn hay bút chiến” nào chống Đức Phanxicô. “Trái lại”, ký giả này cho hay cả hai tác giả “đều tự trình bầy mình như hai Giám Mục” vâng phục Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “trân qúi sự thật” và hành động “trong tinh thần yêu thương đối với sự hợp nhất của Giáo Hội”.
Các ngài cũng nhấn mạnh các ngài không hề hành động theo “ý thức hệ” vốn chỉ “chia rẽ” hay theo “những cuộc cãi cọ giữa người ta, các ma-nớp chính trị, các trò chơi quyền lực, các thao túng ý thức hệ và các chỉ trích cay đắng vô tình sa vào bàn tay ma qủy, kẻ chia rẽ, cha các gian dối”.
Nhân dịp này, theo Pentin, Guènois giải thích diễn trình hoàn thành cuốn sách. Theo ông, cả Đức Bênêđíctô XVI lẫn Đức Hồng Y Sarah đều đã khai triển được một liên kết mạnh mẽ trong mấy năm qua. Đức Hồng Y thường tới thăm Đức Giáo Hoàng hưu trí tại Đan viện Mater Ecclesiae. Ý tưởng về một công trình chung nẩy sinh cách nay một năm, nhưng hình thức của công trình thì chỉ xuất hiện trong thời gian Thượng Hội Đồng Amazon, trong đó, Đức Hồng Y Sarrah là một thành viên và là nơi 2/3 các nghị phụ ủng hộ việc phong chức linh mục cho các viri probati tại Amazon.
Guènois cho rằng: khả thể Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể phê chuẩn đề nghị của các nghị phụ Thượng Hội Đồng Amazon là “một trong các ngòi nổ phát sinh ra dự án này” dù Đức Bênêđíctô XVI đã “soạn một số nhận định cho một tài liệu có thể có về ‘cuộc khủng hoảng chức linh mục’. “Cuối cùng, ngài bỏ cuộc vì ‘mệt mỏi’, và Đức Hồng Y Sarah quyết định tiếp nối.
Guènois cho biết thêm “qua việc trao đổi tài liệu và trong các buổi làm việc, các ngài nói tiếng Pháp và tiếng Ý, các ngài đã tinh chỉnh hai bản văn liên hệ và viết phần dẫn nhập và phần kết luận chung với nhau”.
Riêng Charles Collins của tạp chí Crux (xin xen Benedict is defending celibacy from the media, not from Francis), cho rằng khi vừa nghe tin cuốn sách, “Twitter bùng nổ, với ý kiến chung cho rằng Đức Bênêđíctô cố gắng điều khiển bàn tay Đức Phanxicô về luật độc thân linh mục”. Nhưng theo ông, có lẽ không phải như vậy.
Lý do là cả Đức Bênêđíctô, Đức Hồng Y Sarah lẫn Đức Phanxicô đều nhất trí: sẽ không có kiểu “độc thân nhiệm ý” (optional celibacy) cho các linh mục. Collins trưng dẫn lời Đức Phanxicô trên đường từ Panama trở về Rôma đầu năm 2019: Độc thân là một hồng phúc Chúa ban cho Giáo Hội, và “tôi không đồng ý cho phép độc thân nhiệm ý”...
Thứ hai, ý niệm luật trừ vì lý do mục vụ (thiếu linh mục) như tại các hòn đảo xa xôi của Nam Thái Bình Dương và vùng Amazon của Đức Phanxicô không hẳn xa lạ đối với Đức Bênêđíctô vì ngài đã cho phép các mục sự Anh giáo có vợ được tấn phong linh mục khi trở lại Công Giáo. Chính ngài lập ra 3 tòa bản quyền để quản trị các cộng đồng từ Anh giáo trở lại Công Giáo.
Vậy thì tại sao lại bận tâm xuất bản một cuốn sách như thế trong bối cảnh hiện nay? Collins cho hay: theo các trích đoạn đăng trên tạp chí America, các tác giả biểu lộ quan ngại rằng “thứ Thượng Hội Đồng kỳ lạ của truyền thông đã thắng thế so với Thượng Hội Đồng đích thực” nên các tác giả kêu gọi Giáo Hội “không nên bị ấn tượng” bởi “các vận động xấu xa, những dối trá ma qủy, những cách thế sai lạc chúng muốn dùng để hạ giá luật độc thân linh mục” trong các tường trình của truyền thông về Thượng Hội Đồng Amazon.
Thành thử theo, Collins, tô vẽ trước tác này như một cuộc tấn công vào Đức Phanxicô là việc của truyền hình cáp chứ không phản ảnh thực tại.
Bình luận chính thức của Tòa Thánh
Trên trang mạng chính thức của Tòa Thánh, Vatican News, Andrea Tornielli, giám đốc xã luận của Bộ Truyền Thông Tòa Thánh (xem A contribution on priestly celibacy in filial obedience to the Pope), cũng nhắc lại cam kết của nhị vị tác giả tác phẩm trên trong việc “vâng phục con thảo đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô”, luôn tìm kiếm sự thật trong “tinh thần yêu mến tình hợp nhất của Giáo Hội”.
Tornielli cũng nhắc lại luật trừ từng được Đức Bênêđíctô XVI áp dụng trong Tông hiến Anglicanorum coetibus, dành cho các mục sư Anh Giáo tìm cách hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Ông cũng nhắc lại các tuyên bố công khai của Đức Phanxicô về luật độc thân linh mục để nhấn mạnh việc ngài nhất quyết không thay đổi luật này.
Theo Tornielli, ngay lúc còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires, Đức Phanxicô đã triệt để đề cao luật độc thân linh mục. Rồi cuộc họp báo trên đường từ Panama trở về Rôma, với câu nói thời danh được Tornielli trích dẫn: “Tôi được nhắc nhở câu nói của Thánh Phaolô VI: ‘tôi thà chết còn hơn thay đổi luật độc thân... Bản thân tôi, tôi nghĩ luật độc thân là một hồng phúc dành cho Giáo Hội. Thứ hai, tôi không đồng ý cho phép sống độc thân nhiệm ý, không”. Tuy nhiên, cùng một lúc, ngài cho thấy khả thể truyền chức cho các viri probati ở những vùng xa xôi hẻo lánh kinh niên thiếu linh mục. Tuy nhiên “chưa có quyết định về phía tôi. Quyết định của tôi hiện là: độc thân nhiệm ý trước chức phó tế, không. Đó là một điều đối với tôi, một điều thiết thân, tôi sẽ không làm vậy, điều này vẫn còn rõ ràng. Tôi có thể ‘đóng [vấn đề]’ được không? Có lẽ. Nhưng tôi không muốn xuất hiện trước mặt Thiên Chúa với quyết định như thế”.
Còn về các bàn luận và quyết định trong Thượng Hội Đồng Amazon, Tornielli cho hay: có những Giám Mục yêu cầu phong chức linh mục cho các viri probati. Tuy nhiên, ngày 26 tháng 10, trong diễn văn bế mạc của ngài, sau khi theo dõi mọi giai đoạn bàn thảo, Đức Phanxicô đã không nhắc gì tới đề tài phong chức cho các viri probati, dù là thoáng qua. Thay vào đó, ngài nhắc lại 4 chiều kích của Thượng Hội Đồng: hội nhập văn hóa, sinh thái, xã hội và cuối cùng, chiều kích mục vụ. Và ngài yêu cầu giới truyền thông nên tập chú vào 4 khía cạnh đó khi phổ biến tin tức về Thượng Hội Đồng Giám Mục Amazon, tránh sa vào nguy cơ chỉ tập chú vào việc ‘bên nào thắng bên nào thua’...
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, trong tuyên bố ngày 13, cũng đã chính thức nhắc lại lời lẽ của Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Panama trở về Rôma để đáp ứng việc công bố trước tác của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Sarah: “ ‘Tôi thà chết hơn là thay đổi luật độc thân’. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi trích dẫn lời lẽ nổi tiếng của thánh Phaolô VI, đã phát biểu rõ ràng lập trường của ngài...”
Nguyên văn tuyên bố của Ông Matteo Bruni:
Trả lời các câu hỏi của các nhà báo, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, Matteo Bruni, tuyên bố như sau:
Lập trường của Đức Thánh Cha về luật độc thân đã được mọi người biết. Trong cuộc đàm thoại với các nhà báo trên chuyến trở về từ Panama, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “Một câu của Thánh Phaolô VI xuất hiện trong đầu tôi: ‘Tôi thà chết còn hơn thay đổi luật độc thân’”. Và ngài nói thêm: “Bản thân tôi, tôi nghĩ luật độc thân là một hồng phúc cho Giáo Hội. Tôi không đồng ý cho phép việc độc thân nhiệm ý, không. Chỉ một ít khả thể có thể có tại những địa điểm xa xôi hẻo lánh – tôi nghĩ tới các đảo Thái Bình Dương... [...] khi có nhu cầu mục vụ, ở đó, mục tử phải nghĩ đến các tín hữu”.
Liên quan tới cung cách trong đó chủ đề này thích ứng với việc làm tổng quát hơn của Thượng Hội Đồng Giám Mục mới đây về Toàn vùng Amazon và việc rao giảng Tin mừng của nó, trong phiên họp cuối cùng, Đức Thánh Cha nói rằng “tôi rất hài lòng khi chúng ta không sa vào chỗ bị cầm tù bởi các nhóm lựa lọc chuyên chỉ nhìn những gì Thượng Hội Đồng quyết định về điểm này hay điểm nọ thuộc nội bộ Giáo Hội, và bác bỏ toàn bộ [việc làm] củaThượng Hội Đồng vốn là các chẩn đoán mà chúng ta đã thực hiện trong bốn chiều kích” (mục vụ, văn hóa, xã hội và sinh thái)”.