Văn phòng Báo chí tổ chức một cuộc họp báo vào thứ Sáu, 18 tháng 10, trong đó bốn vị tham dự Thượng Hội Đồng chia sẻ một số vấn đề xuất hiện trong các nhóm làm việc nhỏ.
Sau đây là tường trình của Vatican News.
Các tham dự viên Thượng Hội Đồng đã khảo sát một loạt các vấn đề tại các “circuli minores” (các nhóm nhỏ). Họ đã chia sẻ thành quả các cuộc thảo luận của họ tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu. Nhưng, như cha Giacomo Costa, Dòng Tên, Thư ký của Ủy ban Thông tin Thượng hội đồng, đã xác nhận, kết quả của các cuộc thảo luận này vẫn chưa đại diện cho “quan điểm của Thượng Hội Đồng”. Ngài cho biết, ở giai đoạn này, các tham dự viên vẫn đang bày tỏ “suy nghĩ và nhận xét cá nhân” của họ, trong khi Thượng hội đồng tiếp tục “xem xét sự đóng góp của mọi người”.
Canh tân đời sống thánh hiến
Nữ tu Daniela Adriana Cannavina là Tổng thư ký của CLAR tại Colombia. Bà mở màn cuộc họp báo bằng cách tóm tắt một số đề nghị xuất hiện trong nhóm làm việc của mình. Chúng bao gồm nhu cầu canh tân và tăng cường đời sống thánh hiến ở Vùng Amazon. Bà nói, các tu sĩ nam nữ làm việc trong khu vực mang theo họ “tiếng nói kinh nghiệm sống với người dân bản địa của họ".
Nữ tu Daniela nói tiếp, một Thượng Hội Đồng tập chú vào Amazon đã gây tiếng vang đối với Giáo hội hoàn cầu. Bà nói, đó là lý do tại sao chúng ta cần phải “vượt quá nỗi sợ hãi và lo lắng của mình, và thực hiện các thay đổi”, đáp ứng các thực tại của Vùng Amazon trong tư cách “những nhà huyền nhiệm và tiên tri”.
Xem xét lại các cơ cấu
Nữ tu Daniela cho biết nhóm làm việc của bà đã thảo luận về việc đã đến lúc những người thánh hiến nam nữ phải “xem xét lại các cơ cấu của họ”, nếu họ muốn tiến về phía trước với “nhiệt tình truyền giáo mới”. Bà cho biết nhóm của bà nhấn mạnh sự cần thiết phải “đối thoại và chia sẻ trách nhiệm” giữa các mục tử và giáo dân. Bà nói, di chuyển “ra ngoài vùng thoải mái của chúng ta” và cung cấp một sự hiện diện có tính tăng cường “khởi đi từ các đặc sủng của chúng ta” cũng đã được nhấn mạnh.
Về vai trò của phụ nữ, nữ tu Daniela đã nói đến việc cho phép họ đảm nhận một số thừa tác mục vụ nào đó “một cách có trách nhiệm”. Một lần nữa, bà nhấn mạnh “sự hợp tác và đồng trách nhiệm” như một ưu tiên, minh xác điều này không phải là vấn đề “chủ nghĩa giáo sĩ trị hay quyền lực”. Bà nói, đời sống tu trì là để phục vụ.
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về cổ vũ tân phúc âm hóa. Sự can thiệp của ngài tập trung vào tính phổ quát và bổ sung của Giáo hội. Ngài mô tả Giáo hội là “duy nhất, nhưng bao gồm nhiều người khác nhau”. Theo ngài, đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải tôn trọng mọi nền văn hóa và mọi dân tộc, bởi vì “tôn trọng ngụ ý công nhận tính bổ sung”.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella nói, không một nền văn hóa nào có thể làm cạn kiệt sự phong phú của thực tại Kitô giáo. Mỗi truyền thống và nền văn hóa đều có một điều gì đó để nói, “để di sản chung của chúng ta có thể được giải thích”. Thực thế, ngài nói thêm, chúng ta cần thăng tiến một số yếu tố nào đó của các nền văn hóa Amazon.
Về phương diện trên, Đức Tổng Giám Mục cho biết nhóm của ngài đã đề nghị “một nghi thức Amazon cho vùng Amazon”. Ngài nói, người dân bản địa có thể sống các nền văn hóa khác nhau, nhưng tất cả họ đều có những yếu tố có thể truyền đạt “sự vĩ đại của đức tin Kitô giáo”. Một nghi thức Amazon có nghĩa là làm cho các biểu thức của đức tin trở thành “có thể trông thấy và đụng chạm được”, theo các đặc điểm độc đáo của các nền văn hóa đó.
Các nẻo đường tử đạo
Đức Giám Mục Mario Antonio da Silva của Roraima ở Ba Tây, đã mô tả Thượng hội đồng này như một cơ hội để tiếp xúc với sự sống, rừng, nước, động vật, khoáng sản, nhưng đặc biệt là các cộng đồng đầy khôn ngoan”, và điều đó có thể đã có câu trả lời cho nhiều thách thức trong vùng Amazon.
Ngài nói, Thượng hội đồng là cơ hội để toàn thể Giáo hội nhận ra những nẻo đường từng được các vị tử đạo khai triển để lắng nghe “các cộng đồng Kitô giáo đang lớn tiếng nói lên các vấn đề của họ”. Ngài nhận diện di dân như một trong những thách thức lớn trong khu vực của mình, nói rằng thường thì điều này đi đôi với “cuộc khủng hoảng nhân đạo”.
Đức Giám Mục da Silva nói tiếp, nhóm của ngài đã và đang “theo đuổi một diễn trình biện phân, và đã đưa ra các đề nghị “kêu gọi cho có nhiều trách nhiệm hơn”.
Giấc mơ của Thiên Chúa
Ông Mauricio Lopez là Thư ký điều hành của REPAM (Red Eclesial Pan Amazònica). Ông bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng cách nhắc đến “yếu tố chiêm niệm trong linh đạo Inhã”, và mời mọi người có mặt trong Văn phòng Báo chí Tòa thánh giữ một phút im lặng, để “chiêm niệm thực tại của chúng ta và viễn kiến của Chúa về thực tại này”.
Ông Lopez nói, chúng ta phải thấy thực tại như nó hiện là. Còn quan trọng hơn nữa là chúng ta phải nhìn thấy thực tại như Chúa nhìn, tự hỏi bản thân mình, “Đâu là giấc mơ của Thiên Chúa đối với thực tại?” Ông nói, để làm được như vậy, chúng ta phải “nhìn vào trái tim của chúng ta và nhìn vào khuôn mặt của những người khác”.
Ngoại vi và trung tâm
Thượng Hội Đồng dành cho Amazon này không phải “ngoại vi lấy chỗ của trung tâm”, mà là trung tâm “được soi sáng từ ngoại vi”. Ông Lopez nói đừng sợ hãi và đừng đánh mất tầm nhìn đối với “tầm quan trọng của con người, tương lai của họ và các hy vọng của họ”.
Ông kết luận bằng một lời kêu gọi cho có ba loại hoán cải: mục vụ, sinh thái và đồng nghị. Ông Lopez nói, Thiên Chúa mời gọi chúng ta trở nên thành phần trong dự án của Người, “để tìm được ý nghĩa trong đời sống”.
Một câu hỏi về tội lỗi sinh thái
Trong buổi họp báo vào thứ Sáu tuần trước, Đức Tổng Giám Mục Pedro Brito Guimarâes đã sử dụng thuật ngữ “tội sinh thái”. Câu hỏi đầu tiên tại cuộc họp báo Thứ Sáu này đã xin một thí dụ.
Nữ tu Daniela bắt đầu bằng cách định nghĩa tội sinh thái như bất cứ điều gì “Loại trừ anh chị em bản địa của chúng ta khỏi lãnh thổ của họ”, hay “gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ”, vì sự hủy diệt không thể đảo ngược do các công ty khai thác mỏ và dầu khí gây ra.
Mauricio Lopez đồng nhất hóa nó với “tội lỗi bất bình đẳng trong cơ cấu”: vi phạm quyền lợi, chiếm đất, phá hủy ngôi nhà chung của chúng ta. Ông trích dẫn sự bất bình đẳng của một thế giới nơi một nhóm nhỏ sở hữu 90% mọi tài nguyên.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết tội sinh thái tự phát biểu nó ra “khi con người trở thành cá nhân chủ nghĩa”, khi họ không nhận ra giá trị của “thiên nhiên, sáng thế, sự sống và các mối liên hệ”. Theo ngài, tội này xảy ra, khi chúng ta “dựng lên các rào cản chống lại Thiên Chúa” và Sáng thế, vốn là một “biểu hiện của Thiên Chúa”.
Đức Giám Mục da Silva nói rằng, thay vì bản liệt kê các tội lỗi, ngài thích kêu gọi phải chú ý tới “việc hoán cải cụ thể và thành thật” nhiều hơn. Ngài nói, tham lam, lợi nhuận, thừa mứa, tất cả những thứ này đều chứa “DNA của điều ác và tội lỗi”. Nhưng, ngài nói, thay vì “tội sinh thái”, chúng ta nên kêu gọi việc “hoán cải sinh thái”.
Một câu hỏi về việc tài trợ
Giám mục Mario Antonio da Silva đã trả lời một câu hỏi liên quan đến việc tài trợ của các phía thứ ba vốn không chủ trương cùng các giá trị như Giáo Hội Công Giáo. Ngài tái khẳng định cam kết của Giáo Hội trong việc bảo vệ sự sống từ khi sinh ra đến khi chết tự nhiên. Xác định rằng tất cả các khoản tài trợ chỉ được sử dụng để “cổ vũ và khai triển các vấn đề về sự sống”, ngài đã liệt kê “trẻ em, phụ nữ mang thai, các gia đình và người già” trong số những người thụ hưởng.
Với tư cách là Thư ký điều hành của REPAM, Ông Mauricio Lopez đã minh xác rằng tổ chức của ông không phải là “một định chế, mà là một mạng lưới”, không có tài nguyên riêng. Ông gọi Thượng Hội Đồng cho vùng Amazon là “Thượng Hội Đồng phò sự sống, đại diện cho chính sự sống”, như một diễn trình tìm cách “đem ý nghĩa cho sự sống”.
Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Tiến sĩ Paolo Ruffini, nói thêm rằng tiền dâng cho Giáo Hội Công Giáo được dành cho các công việc bác ái, và điều này được ưu tiên sử dụng cho các mục đích không hẳn Kitô giáo.
Một câu hỏi về các vùng ngoại vi
Trở lại câu hỏi làm thế nào Thượng hội đồng Amazon có thể giúp đưa các vùng ngoại vi vào trung tâm, Mauricio Lopez cho biết Amazon “có thể lay động chúng ta và giúp chúng ta một cách tích cực để gần gũi hơn với dự án phò sự sống của Chúa”. Ông nói thêm, điều này ngụ ý việc khai triển “một viễn ảnh hoàn cầu nhiều hơn”. Các tín liệu khoa học cho chúng ta biết chúng ta phải đánh giá và hành động trong thực tại hiện nay của chúng ta.
Và ông nói, thời gian ấy “là lúc này”.
Sau đây là tường trình của Vatican News.
Các tham dự viên Thượng Hội Đồng đã khảo sát một loạt các vấn đề tại các “circuli minores” (các nhóm nhỏ). Họ đã chia sẻ thành quả các cuộc thảo luận của họ tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu. Nhưng, như cha Giacomo Costa, Dòng Tên, Thư ký của Ủy ban Thông tin Thượng hội đồng, đã xác nhận, kết quả của các cuộc thảo luận này vẫn chưa đại diện cho “quan điểm của Thượng Hội Đồng”. Ngài cho biết, ở giai đoạn này, các tham dự viên vẫn đang bày tỏ “suy nghĩ và nhận xét cá nhân” của họ, trong khi Thượng hội đồng tiếp tục “xem xét sự đóng góp của mọi người”.
Canh tân đời sống thánh hiến
Nữ tu Daniela Adriana Cannavina là Tổng thư ký của CLAR tại Colombia. Bà mở màn cuộc họp báo bằng cách tóm tắt một số đề nghị xuất hiện trong nhóm làm việc của mình. Chúng bao gồm nhu cầu canh tân và tăng cường đời sống thánh hiến ở Vùng Amazon. Bà nói, các tu sĩ nam nữ làm việc trong khu vực mang theo họ “tiếng nói kinh nghiệm sống với người dân bản địa của họ".
Nữ tu Daniela nói tiếp, một Thượng Hội Đồng tập chú vào Amazon đã gây tiếng vang đối với Giáo hội hoàn cầu. Bà nói, đó là lý do tại sao chúng ta cần phải “vượt quá nỗi sợ hãi và lo lắng của mình, và thực hiện các thay đổi”, đáp ứng các thực tại của Vùng Amazon trong tư cách “những nhà huyền nhiệm và tiên tri”.
Xem xét lại các cơ cấu
Nữ tu Daniela cho biết nhóm làm việc của bà đã thảo luận về việc đã đến lúc những người thánh hiến nam nữ phải “xem xét lại các cơ cấu của họ”, nếu họ muốn tiến về phía trước với “nhiệt tình truyền giáo mới”. Bà cho biết nhóm của bà nhấn mạnh sự cần thiết phải “đối thoại và chia sẻ trách nhiệm” giữa các mục tử và giáo dân. Bà nói, di chuyển “ra ngoài vùng thoải mái của chúng ta” và cung cấp một sự hiện diện có tính tăng cường “khởi đi từ các đặc sủng của chúng ta” cũng đã được nhấn mạnh.
Về vai trò của phụ nữ, nữ tu Daniela đã nói đến việc cho phép họ đảm nhận một số thừa tác mục vụ nào đó “một cách có trách nhiệm”. Một lần nữa, bà nhấn mạnh “sự hợp tác và đồng trách nhiệm” như một ưu tiên, minh xác điều này không phải là vấn đề “chủ nghĩa giáo sĩ trị hay quyền lực”. Bà nói, đời sống tu trì là để phục vụ.
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về cổ vũ tân phúc âm hóa. Sự can thiệp của ngài tập trung vào tính phổ quát và bổ sung của Giáo hội. Ngài mô tả Giáo hội là “duy nhất, nhưng bao gồm nhiều người khác nhau”. Theo ngài, đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải tôn trọng mọi nền văn hóa và mọi dân tộc, bởi vì “tôn trọng ngụ ý công nhận tính bổ sung”.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella nói, không một nền văn hóa nào có thể làm cạn kiệt sự phong phú của thực tại Kitô giáo. Mỗi truyền thống và nền văn hóa đều có một điều gì đó để nói, “để di sản chung của chúng ta có thể được giải thích”. Thực thế, ngài nói thêm, chúng ta cần thăng tiến một số yếu tố nào đó của các nền văn hóa Amazon.
Về phương diện trên, Đức Tổng Giám Mục cho biết nhóm của ngài đã đề nghị “một nghi thức Amazon cho vùng Amazon”. Ngài nói, người dân bản địa có thể sống các nền văn hóa khác nhau, nhưng tất cả họ đều có những yếu tố có thể truyền đạt “sự vĩ đại của đức tin Kitô giáo”. Một nghi thức Amazon có nghĩa là làm cho các biểu thức của đức tin trở thành “có thể trông thấy và đụng chạm được”, theo các đặc điểm độc đáo của các nền văn hóa đó.
Các nẻo đường tử đạo
Đức Giám Mục Mario Antonio da Silva của Roraima ở Ba Tây, đã mô tả Thượng hội đồng này như một cơ hội để tiếp xúc với sự sống, rừng, nước, động vật, khoáng sản, nhưng đặc biệt là các cộng đồng đầy khôn ngoan”, và điều đó có thể đã có câu trả lời cho nhiều thách thức trong vùng Amazon.
Ngài nói, Thượng hội đồng là cơ hội để toàn thể Giáo hội nhận ra những nẻo đường từng được các vị tử đạo khai triển để lắng nghe “các cộng đồng Kitô giáo đang lớn tiếng nói lên các vấn đề của họ”. Ngài nhận diện di dân như một trong những thách thức lớn trong khu vực của mình, nói rằng thường thì điều này đi đôi với “cuộc khủng hoảng nhân đạo”.
Đức Giám Mục da Silva nói tiếp, nhóm của ngài đã và đang “theo đuổi một diễn trình biện phân, và đã đưa ra các đề nghị “kêu gọi cho có nhiều trách nhiệm hơn”.
Giấc mơ của Thiên Chúa
Ông Mauricio Lopez là Thư ký điều hành của REPAM (Red Eclesial Pan Amazònica). Ông bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng cách nhắc đến “yếu tố chiêm niệm trong linh đạo Inhã”, và mời mọi người có mặt trong Văn phòng Báo chí Tòa thánh giữ một phút im lặng, để “chiêm niệm thực tại của chúng ta và viễn kiến của Chúa về thực tại này”.
Ông Lopez nói, chúng ta phải thấy thực tại như nó hiện là. Còn quan trọng hơn nữa là chúng ta phải nhìn thấy thực tại như Chúa nhìn, tự hỏi bản thân mình, “Đâu là giấc mơ của Thiên Chúa đối với thực tại?” Ông nói, để làm được như vậy, chúng ta phải “nhìn vào trái tim của chúng ta và nhìn vào khuôn mặt của những người khác”.
Ngoại vi và trung tâm
Thượng Hội Đồng dành cho Amazon này không phải “ngoại vi lấy chỗ của trung tâm”, mà là trung tâm “được soi sáng từ ngoại vi”. Ông Lopez nói đừng sợ hãi và đừng đánh mất tầm nhìn đối với “tầm quan trọng của con người, tương lai của họ và các hy vọng của họ”.
Ông kết luận bằng một lời kêu gọi cho có ba loại hoán cải: mục vụ, sinh thái và đồng nghị. Ông Lopez nói, Thiên Chúa mời gọi chúng ta trở nên thành phần trong dự án của Người, “để tìm được ý nghĩa trong đời sống”.
Một câu hỏi về tội lỗi sinh thái
Trong buổi họp báo vào thứ Sáu tuần trước, Đức Tổng Giám Mục Pedro Brito Guimarâes đã sử dụng thuật ngữ “tội sinh thái”. Câu hỏi đầu tiên tại cuộc họp báo Thứ Sáu này đã xin một thí dụ.
Nữ tu Daniela bắt đầu bằng cách định nghĩa tội sinh thái như bất cứ điều gì “Loại trừ anh chị em bản địa của chúng ta khỏi lãnh thổ của họ”, hay “gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ”, vì sự hủy diệt không thể đảo ngược do các công ty khai thác mỏ và dầu khí gây ra.
Mauricio Lopez đồng nhất hóa nó với “tội lỗi bất bình đẳng trong cơ cấu”: vi phạm quyền lợi, chiếm đất, phá hủy ngôi nhà chung của chúng ta. Ông trích dẫn sự bất bình đẳng của một thế giới nơi một nhóm nhỏ sở hữu 90% mọi tài nguyên.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết tội sinh thái tự phát biểu nó ra “khi con người trở thành cá nhân chủ nghĩa”, khi họ không nhận ra giá trị của “thiên nhiên, sáng thế, sự sống và các mối liên hệ”. Theo ngài, tội này xảy ra, khi chúng ta “dựng lên các rào cản chống lại Thiên Chúa” và Sáng thế, vốn là một “biểu hiện của Thiên Chúa”.
Đức Giám Mục da Silva nói rằng, thay vì bản liệt kê các tội lỗi, ngài thích kêu gọi phải chú ý tới “việc hoán cải cụ thể và thành thật” nhiều hơn. Ngài nói, tham lam, lợi nhuận, thừa mứa, tất cả những thứ này đều chứa “DNA của điều ác và tội lỗi”. Nhưng, ngài nói, thay vì “tội sinh thái”, chúng ta nên kêu gọi việc “hoán cải sinh thái”.
Một câu hỏi về việc tài trợ
Giám mục Mario Antonio da Silva đã trả lời một câu hỏi liên quan đến việc tài trợ của các phía thứ ba vốn không chủ trương cùng các giá trị như Giáo Hội Công Giáo. Ngài tái khẳng định cam kết của Giáo Hội trong việc bảo vệ sự sống từ khi sinh ra đến khi chết tự nhiên. Xác định rằng tất cả các khoản tài trợ chỉ được sử dụng để “cổ vũ và khai triển các vấn đề về sự sống”, ngài đã liệt kê “trẻ em, phụ nữ mang thai, các gia đình và người già” trong số những người thụ hưởng.
Với tư cách là Thư ký điều hành của REPAM, Ông Mauricio Lopez đã minh xác rằng tổ chức của ông không phải là “một định chế, mà là một mạng lưới”, không có tài nguyên riêng. Ông gọi Thượng Hội Đồng cho vùng Amazon là “Thượng Hội Đồng phò sự sống, đại diện cho chính sự sống”, như một diễn trình tìm cách “đem ý nghĩa cho sự sống”.
Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Tiến sĩ Paolo Ruffini, nói thêm rằng tiền dâng cho Giáo Hội Công Giáo được dành cho các công việc bác ái, và điều này được ưu tiên sử dụng cho các mục đích không hẳn Kitô giáo.
Một câu hỏi về các vùng ngoại vi
Trở lại câu hỏi làm thế nào Thượng hội đồng Amazon có thể giúp đưa các vùng ngoại vi vào trung tâm, Mauricio Lopez cho biết Amazon “có thể lay động chúng ta và giúp chúng ta một cách tích cực để gần gũi hơn với dự án phò sự sống của Chúa”. Ông nói thêm, điều này ngụ ý việc khai triển “một viễn ảnh hoàn cầu nhiều hơn”. Các tín liệu khoa học cho chúng ta biết chúng ta phải đánh giá và hành động trong thực tại hiện nay của chúng ta.
Và ông nói, thời gian ấy “là lúc này”.