Theo tin Catholic News Service, trong cuộc họp báo ngày 10 tháng Tư, Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết hội đồng Hồng Y cố vấn của Đức Phanxicô đã hoàn tất dự thảo hiến chế cải tổ Giáo Triều Rôma và dự thảo này sẽ được gửi tới các hội đồng giám mục thế giới, các trưởng cơ quan Giáo Triều, các bề trên các dòng tu và một số giáo hoàng đại học để cho nhận xét và gợi ý gởi về hội đồng Hồng Y cố vấn.

Hội đồng trên có nhiệm vụ tu chính dự thảo và đệ trình Đức Giáo Hoàng vào cuối năm 2019.

Dự thảo hiến chế trên có tên là Hãy Truyền Giảng Tin Mừng (“Praedicate Evangelium”). Nguyên tựa đề này cũng đủ nói lên sự nổi bật của việc cải tổ giáo triều hiện nay.

Thực thế, theo Inés San Martin của tạp chí Crux, “Văn kiện mới của Vatican đặt việc truyền giảng Tin Mừng trước cả vấn đề tín lý” (https://cruxnow.com/vatican/2019/04/22/new-vatican-document-to-put-evangelization-ahead-of-doctrine/). Ký giả này cho rằng một tường trình mới đây của Dario Menor Torres trên tuần san Tây Ban Nha Vida Nueva đã cho thấy một số yếu tố mới trong dự thảo hiến chế cải tổ Giáo Triều Rôma.

Mới mẻ lớn nhất là việc thiết lập một “siêu bộ” lo việc truyền giảng Tin Mừng, có tiềm năng quan trọng hơn cả thánh bộ Giáo Lý Đức Tin mà xưa nay vốn được gọi là “thánh bộ tối cao”.

Có nguồn gốc từ Toà án dị giáo Rôma, cơ quan tín lý trên là thánh bộ lâu đời nhất trong số các thánh bộ Rôma, và những người trong cuộc vẫn gọi nó là Văn phòng Thánh (Holy Office), vì nó có nhiệm vụ ban hành và bảo vệ tín lý Công Giáo và bảo vệ Giáo hội khỏi lạc giáo.

Ngày nay, ngoài việc bảo vệ tín lý, nó còn được giao nhiệm vụ xét xử các linh mục bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, với 17 viên chức phụ trách riêng nhiệm vụ này.

Một điều mới lạ trong hiến chế mới là giáo triều sẽ không còn được chia thành các “thánh bộ” (“congregations”) và “các hội đồng giáo hoàng” (“pontifical councils”) vẫn nổi tiếng xưa nay nữa; thay vào đó, tất cả các bộ phận độc lập của Vatican sẽ được gọi là “bộ” (dicastery), một từ ngữ đã từng được áp dụng cho một số cơ quan mới được Giáo hoàng Phanxicô thành lập.

“Siêu bộ” mới để truyền giảng Tin Mừng sẽ là kết quả của việc kết hợp hai cơ quan đã có rồi: Thánh bộ Truyền giảng Tin Mừng cho Các Dân tộc, còn được gọi là Propaganda Fidei, được giao nhiệm vụ giám sát “các lãnh thổ truyền giáo”; và Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc Âm hóa, được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tạo lập vào năm 2010 để đối đầu với sự tục hóa nhanh chóng ở các nước phương Tây.

Tường trình của Menor dựa trên các cuộc phỏng vấn mà ông đã tiến hành với Đức Hồng Y Ấn Độ Oswald Gracias và Đức Hồng Y người Tây Ban Nha Oscar Rodriguez Maradiaga, cả hai là thành viên của Hội đồng Hồng Y Cố vấn của Đức Giáo Hoàng, được thành lập vào đầu triều Giáo hoàng của Đức Phanxicô để giúp cải cách Giáo Triều.

Đức Hồng Y Maradiaga nói với Vida Nueva: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nhấn mạnh rằng Giáo hội có tính truyền giáo. Vì lý do này, điều hợp lý là chúng ta đặt ở vị trí đầu tiên bộ truyền giảng Tin Mừng chứ không phải bộ giáo lý đức tin”.

Đức Hồng Y nói “Bằng cách này, Đức Thánh Cha gửi một tín hiệu quan trọng về cuộc cải cách đến toàn thể dân Chúa”.

Đức Hồng Y Gracias đồng ý.

Vị Hồng Y người Ấn Độ nói với Vida Nueva “Quan điểm chính của Tông Hiến mới là sứ mệnh của Giáo hội có tính truyền giáo. Điều này đặt nó ở trung tâm Giáo hội và mọi việc Giáo Triều làm. Nó sẽ là bộ đầu tiên. Tên của bản văn cho thấy rằng truyền giảng Tin Mừng là mục tiêu chính, trước bất cứ điều gì khác”.

Crux đã có độc quyền truy cập bài báo trước khi ấn bản tuần này đến tay người mua báo vào Thứ Bảy.

Theo tường trình trên tờ Vida Nueva, Đức Phanxicô có thể ký tông hiến mới vào ngày 29 tháng 6, Lễ trọng hai thánh Phêrô và Phaolô.

Phù hợp với những điều Đức Hồng Y Gracias nói với Crux hồi đầu tháng này, bản thảo Praedicate Evangelium đã được gửi đến các hội nghị thế giới của các hội đồng giám mục, các vị đứng đầu các bộ của Vatican và các viên chức khác của Giáo hội để xem xét tài liệu và gửi đề nghị vào cuối tháng Năm.

Kế hoạch là tổng hợp tất cả các đề nghị, thực hiện các sửa đổi cần thiết và để Hội đồng các Hồng Y cố vấn xem xét lại trong cuộc họp ngày 25-27 tháng 6 của các vị.

Ngoài siêu bộ truyền giảng Tin Mừng,người ta cho rằng tông hiến còn quy định việc thành lập một Bộ Bác ái và sáp nhập Thánh bộ Giáo dục Công Giáo và Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa.

Ngoài ra, Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, do Đức Phanxicô thành lập để hỗ trợ ngài đưa ra các biện pháp mà Giáo hội hoàn cầu có thể thực hiện để ngăn chặn và chống nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục, sẽ trở thành một phần của cấu trúc giáo triều giúp làm cho nó “hữu hiệu hơn”.

Ký giả Menor viết rằng Praedicate Evangelium đặt Giáo Triều phục vụ cả Đức Giáo Hoàng và hợp đoàn giám mục.

Đức Hồng Y Maradiaga nói: “Là những người kế vị các tông đồ, các giám mục không hề có một vị trí giáo hội dưới những người làm việc trong Giáo triều Rôma. Do đó, một khi tông hiến được phê chuẩn, một giám mục từ bất cứ giáo phận nào, dù nhỏ đến đâu, sẽ có quyền phẩm trật y hệt các vị đứng đầu các bộ của Vatican.

Sau khi văn bản được phê duyệt – để thử nghiệm trong 25 năm - các bộ của Vatican sẽ không còn là công cụ để Đức Giáo Hoàng giám sát các giáo hội địa phương nữa, nhưng thực sự sẽ ở đó để phục vụ các giám mục khắp nơi trên thế giới. Họ sẽ không còn là một “cơ quan” ở giữa Đức Giáo Hoàng và hợp đoàn giám mục, mà là một định chế phục vụ cả hai.

Tòa thánh mới để làm từ thiện, sẽ tiếp thu những gì ngày nay được gọi là Văn phòng Giáo hoàng, sẽ đến ngay sau khi Bộ trưởng Ngoại giao và Tu viện Truyền giáo, như một lời nhắc nhở rằng từ thiện cũng là một yếu tố chính của đức tin Công Giáo. Văn phòng này sẽ đưa thức ăn vào từ các khoản đóng góp mà Đức Giáo Hoàng nhận được và cũng bằng cách khai thác vào ngân hàng trung ương của Vatican, Cơ quan quản lý tội phạm của Tòa thánh, hay APSA. (Một tổ chức riêng biệt, Viện Công trình Tôn giáo, thường được gọi là ngân hàng Vatican, nhưng chủ yếu phục vụ các mệnh lệnh và thể chế tôn giáo.)

Bộ mới lo bác ái, 1 bột bộ sẽ bao gồm cơ chế hiện nay gọi là Văn phòng Từ thiện của Đức Giáo Hoàng, sẽ đến ngay sau Phủ Quốc Vụ Khanh và bộ Truyền Giảng Tin Mừng, như để nhắc nhở người ta nhớ rằng bác ái cũng là yếu tố chủ chốt của đức tin Công Giáo. Văn phòng này sẽ "nuôi ăn" từ các quyên tặng Đức Giáo Hoàng nhận được và cũng bằng cách bòn tiền từ ngân hàng trung ương của Vatican, tức Cơ Quan Quản Trị Gia Sản Tòa Thánh vốn gọi tắt là APSA.

Tất cả những cải cách trên là sự tiếp nối các thay đổi đã được thực hiện, như việc sáp nhập các văn phòng truyền thông của Vatican vào Bộ Truyền Thông; và sự hợp nhất của hầu hết các hội đồng giáo hoàng vào hai cơ cấu lớn: Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống và Bộ Phát triển Con người Toàn diện.

Đức Hồng Y Maradiaga nói rằng tông hiến “cung cấp cho dân Chúa một viễn cảnh cải cách mới và dũng cảm trong tinh thần Phanxicô” và ngài nói thêm tông hiến rút tỉa rất nhiều từ các văn kiệnn lớn đầu tiên của vị giáo hoàng người Argentina, như Evangelii Gaudium, Laudato Si ', và Amoris Laetitia.

Đức Hồng Y Gracias nói với Vida Nueva: “Bản thân tôi cảm thấy hài lòng với kết quả này. Đây không chỉ là một sự thay đổi thẩm mỹ nhưng nó sẽ còn là một động lực thúc đẩy sự thay đổi tâm thức hiện đang diễn ra”.