Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Thượng Hội Đồng sẽ được long trọng khai mạc tại Vatican và sẽ kéo dài hơn 3 tuần lễ bàn về việc biện phân ơn gọi của tuồi trẻ ngày nay.
Danh sách tham dự
Tin tức đầu tiên liên quan đến danh sách các tham dự viên của Thượng Hội Đồng. Theo Cindy Wooden của Catholic News Service (17/9/2018), thì Tòa Thánh đã cho công bố danh sách các vị tham gia Thượng Hội Đồng về Tuổi Trẻ sẽ diễn ra trong tháng 10 năm 2018. Các tham dự viên này do các Hội Đồng Giám Mục và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cử.
Về thành phần các vị tham dự, đứng đầu danh sách là ĐTC Phanxicô trong tư cách là Chủ tịch. Tiếp đến là ĐHY Tổng thư ký Lorenzo Baldisseri, người Italia. ĐTC bổ nhiệm 4 vị HY làm Chủ tịch Thừa ủy đến từ 4 châu lục, thay ngài chủ tọa các phiên họp khoáng đại. Đó là ĐHY Sako, Thượng Phụ Giáo chủ Công Giáo Canđê bên Irak; ĐHY Tsarahazana, người Madagascar; ĐHY Charles Maung Bo, người Myanmar; và ĐHY Rabat người Papua Tân Guinea, thuộc Úc châu.
Từ Hoa Kỳ, trong số các vị do Đức Giáo Hoàng đề cử có Hồng Y Joseph W. Tobin của Newark, New Jersey, Hồng Y Blase J. Cupich của Chicago, vốn được coi là “đồng minh” của Đức Phanxicô. Và như đã biết, Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, sẽ tham dự với tư cách đại diện Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Tổng Giám Mục Chaput của Philadelphia sẽ tham dự trong tư cách thành viên của Hội Đồng Thường Trực của Thượng Hội Đồng.
Trong số các nghị phụ, có các vị thủ lãnh 15 Giáo Hội Công Giáo nghi lễ đông phương, sau đó là các đại biểu do các HĐGM bầu lên và được ĐTC phê chuẩn, trong đó có Việt Nam với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, GM phụ tá giáo phận Vinh, và Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Saigòn.
Hiệp Hội Bề Trên Cả các dòng tu đề cử 10 thành viên tham dự trong đó 8 là linh mục và 2 là tu sĩ. Luật lệ Thượng Hội Đồng không dự trù các thành viên với quyền bỏ phiếu cho phụ nữ. Bù vào đó, Đức Giáo Hoàng sẽ đề cử một số “cộng tác viên” và “quan sát viên” tại Thượng Hội Đồng, trong đó có 30 phụ nữ và một số người trẻ đã trưởng thành. Họ sẽ tham dự các buổi thảo luận của Thượng Hội Đồng, nhưng không có quyền bỏ phiếu đối với các đề nghị sau cùng của Thượng Hội Đồng để đệ trình lên Đức Giáo Hoàng.
Được biết, trong danh sách 50 dự thính viên Thượng HĐGM thế giới kỳ này có một người Việt Nam là anh Giuse Cao Hữu Minh Trí, thuộc ban mục vụ giới trẻ Công Giáo tại Sàigòn, và là người dấn thân trong giới doanh nhân.
Quy luật mới cho Thượng Hội Đồng
Theo tin Tòa Thánh, ngày 18 tháng 9 vừa qua, Đức Phanxicô đã ban hành tông hiến Episcopalis Communio (Hiệp thông giám mục) cập nhật hóa việc tổ chức Thượng Hội Đồng giám mục thế giới, một tháng trước khi Thượng Hội Đồng về giới trẻ chính thức khai mạc.
Theo Elise Harris của tờ Crux, trong văn kiện mới, Đức Phanxicô phần lớn vẫn duy trì diễn trình Thượng Hội Đồng hiện thời giữa lúc nhiều người thuộc cánh bảo thủ trong Giáo Hội tỏ ý lo ngại sẽ có những thay đổi đáng kể đối với cơ cấu và chức năng của Thượng Hội Đồng, tiếp theo sau các cuộc hội họp đầy sóng gió trong hai năm 2014 và 2015 về gia đình.
Tuy nhiên, các người chỉ trích xưa nay thất vọng đối với diễn trình hiện thời có thể vẫn thất vọng khi không có gì thay đổi đáng kể. Quả thế, một cách chủ yếu, cơ cấu và chức năng hiện thời của Thượng Hội Đồng vẫn được duy trì, nhất là vẫn duy trì các qui định nói về phải tiến hành ra sao các cuộc hội họp, ai được tham dự và ai được quyền bỏ phiếu.
Đặc biệt hơn nữa, Đức Phanxicô vẫn duy trì quyền của ngài được chỉ định bất cứ ai ngài muốn để phục vụ trong ủy ban soạn thảo các kết luận của Thượng Hội Đồng. Đây vốn là điểm tranh luận lớn trong các cuộc hội họp của các năm 2014-2015, với một số nghị phụ lý luận rằng Đức Giáo Hoàng đã xây dựng vây cánh bằng cách chỉ định các vị giáo phẩm sẵn sàng tạo ra một thành phẩm theo ý của ngài.
Đối với trường hợp hai năm trên, thành phẩm hợp ý chính là việc mở cửa để những người ly dị tái hôn phần đời, dù không sống tiết dục, vẫn có thể được lãnh nhận các bí tích. Điều này đã được Đức Phanxicô cô đọng trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia) năm 2016 của ngài.
Một số vị tham dự các cuộc họp năm 2014-2015 gợi ý phải bầu các thành viên của ủy ban soạn thảo giúp cơ cấu này phản ảnh ý kiến của Thượng Hội Đồng. Đức Phanxicô không chấp nhận luận điểm này, và nay chính thức duy trì hiện trạng: ngài toàn quyền chỉ định các thành viên này.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo giới thiệu Tông Hiến, Hồng Y Lorenzo Baldisseri, tổng thư ký Thượng Hội Đồng, cho hay một trong các mục đích chính của văn kiện mới là làm cho Thượng Hội Đồng “thêm năng động, và vì thế, bén nhọn hơn trong đời sống Giáo Hội”.
Ngài cho hay năng động tính trên phần lớn tùy thuộc “mối liên hệ tuần hoàn” (circulatory relationsip) giữa Thượng Hội Đồng và các giáo hội địa phương, các giáo hội Đông Phương và các hội đồng giám mục.
Ngài mô tả mối liên hệ tuần hoàn này như sau: “Thượng Hội Đồng ‘khởi đi’ từ các giáo hội địa phương, nghĩa là, từ nền, từ dân Chúa rải rác khắp mặt đất” và sau cuộc hội họp, Thượng Hội Đồng “ ‘trở về’ với các giáo hội đặc thù, nơi các kết luận được Đức Giáo Hoàng đúc kết phải được diễn dịch bằng cách ý thức tới các nhu cầu cụ thể của dân Chúa, trong một diễn trình hội nhập văn hóa nhất thiết phải có tính sáng tạo”.
Nhân dịp này, phát ngôn viên Tòa Thánh, Greg Burke, cho rằng đối với Đức Phanxicô, hạn từ “tính thượng hội đồng” (synodality) “không phải là một nhiệm ý (option) trong Giáo Hội” mà là qui luật căn bản.
Tưởng cũng nên biết: thiết lập năm 1965 bởi Đức Phaolô VI bằng tự sắc Apostolica sollicitudo (quan tâm tông truyền), Thượng Hội Đồng giám mục thế giới trên thực tế là một cơ chế tham vấn cho Đức Giáo Hoàng nhằm củng cố các dây nối kết với Đức Giáo Hoàng và các giàm mục khác.
Theo mô tả trên liên mạng, mục đích của nó là cung cấp chó các giám mục cơ hội để “tương tác với nhau và chia sẻ tin tức và kinh nghiệm, trong việc cùng nhau tìm ra các giải pháp mục vụ có giá trị và áp dụng hoàn cầu”.
Chính vì thế, trong yếu tính nó là “một cuộc hội họp các giám mục đại diện cho hàng giám mục Công Giáo, có trách vụ giúp Đức Giáo Hoàng trong việc cai trị Giáo Hội hoàn vũ bằng cách góp ý kiến”
Thượng Hội Đồng gồm 1 vị tổng thư ký và một phó tổng thư ký thường trực và 15 thành viên: 3 vị từ mỗi châu lục, với Châu Á và Châu Đại Dương kể là 1, và 3 vị do Đức Giáo Hoàng chỉ định.
Trong số 15 thành viên, 12 vị được các Hồng Y và giám mục tham dự kỳ Thượng Hội Đồng trước bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Khi nhiệm kỳ chấm dứt lúc kết thúc Thượng Hội Đồng được các vị chuẩn bị cho, một hội đồng mới sẽ được bầu để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng kế tiếp.
Theo hãng tin Zenit, khi công bố văn kiện mới, Đức Phanxicô cho rằng Thượng Hội Đồng là một trong “các gia tài qúy báu nhất của Công Đồng Vatican II” vì đây là “một sự hợp tác hữu hiệu” của Thượng Hội Đồng các giám mục với Đức Giáo Hoàng trong các vấn đề có tầm quan trọng lớn, nghĩa là, các vấn đề “đòi nhận thức và khôn ngoan đặc biệt vì lợi ích của toàn thể Giáo Hội”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng Giáo Hội đang bước vào một “giai đoạn phúc âm hóa” mới mẻ hướng về một “một trạng thái truyền giáo thường trực”. Thượng Hội Đồng được mời gọi “trở nên một máng chuyển lớn lao hơn nữa” để phúc âm hóa thế giới ngày nay.
Đức Phanxicô nói rằng trong mấy năm gần đây, càng ngày càng có ước nguyện được thấy Thượng Hội Đồng trở thành “một biểu tượng đặc thù cho việc thể hiện hữu hiệu mối lo toan của hàng giám mục đối với toàn thể Giáo Hội”. Ngài giải thích: điều này dựa vào “xác tín vững chắc” rằng mọi mục tử được lập nên “để phục vụ Dân Thánh của Thiên Chúa, Dân mà các ngài vốn thuộc về do bí tích Rửa Tội”.
Các giám mục vì thế cùng một lúc là “thầy dạy và học trò” trong nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ này bao gồm sứ mệnh của các ngài và cả cam kết lắng nghe tiếng nói của Chúa Kitô, Đấng nói qua dân Chúa một cách khiến cho các ngài trở thành “vô ngộ trong đức tin” (“infallibile in credendo”). Do đó, Thượng Hội Đồng phải “mỗi ngày mỗi trở thành dụng cụ ưu tuyển để lắng nghe dân Chúa nhiều hơn”. Nó làm thế bằng cách tham khảo với các tín hữu của các giáo hội đặc thù; vì, theo Đức Phanxicô, dù Thượng Hội Đồng là một định chế chủ yếu của các giám mục, tuy nhiên, nó không thể hiện hữu “tách biệt khỏi mọi tín hữu khác”.
Đức Phanxicô nói rằng ngài hy vọng Thượng Hội Đồng sẽ “bằng cách riêng của nó, góp phần vào việc khôi phục sự hợp nhất nơi mọi Kitô hữu, theo thánh ý Chúa”. Nhờ thế, nó có thể giúp Giáo Hội “tìm được cách thi hành quyền tối thượng (của giáo hoàng), một quyền, dù không hề từ bỏ điều chủ yếu trong sứ mệnh của mình, tuy nhiên vẫn cởi mở đối với một tình huống mới” như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói trong Ut unum sint.
Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ giới trẻ trong thời gian Thượng Hội Đồng
Cũng theo tin Zenit, trong thời gian Thượng Hội Đồng sắp tới, Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ giới trẻ một lần nữa tại Đại Sảnh Phaolô VI. Ngài đã gặp họ một lần tại Cuộc Gặp Mặt Tiền Thượng Hội Đồng hồi tháng 3 đầu năm nay. Và các đóng góp của họ dịp đó đã được lồng vào Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng sắp tới.
Trong bối cảnh diễn ra Thượng Hội Đồng, ngày 6 tháng 10, ngài sẽ gặp họ một lần nữa để lắng nghe họ, đón nhận các đề nghị của họ để có thể dùng trong Tài Liệu Cuối Cùng của Thượng Hội Đồng.
Cuộc gặp gỡ trên giúp người trẻ trình bầy các kinh nghiệm cụ thể về đời sống học tập và làm việc của họ, các cảm quan của họ, tương lai của họ và các chọn lựa ơn gọi của họ. Đức Giáo Hoàng sẽ hiện diện với họ trọn buổi sinh hoạt có tên là “WE FOR -Unique, supportive, creative” (Chúng tôi ủng hộ - điều độc đáo, trợ giúp, sáng tạo) do Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo bảo trợ.
Buổi sinh hoạt sẽ bao gồm các chứng từ của giới trẻ với các chương trình ca nhạc và nghệ thuật xen kẽ, xoay quanh các chủ đề thân thương với giới trẻ: tìm kiếm căn tính, các mối liên hệ và đời sống như một phục vụ và dâng tặng.
Danh sách tham dự
Tin tức đầu tiên liên quan đến danh sách các tham dự viên của Thượng Hội Đồng. Theo Cindy Wooden của Catholic News Service (17/9/2018), thì Tòa Thánh đã cho công bố danh sách các vị tham gia Thượng Hội Đồng về Tuổi Trẻ sẽ diễn ra trong tháng 10 năm 2018. Các tham dự viên này do các Hội Đồng Giám Mục và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cử.
Về thành phần các vị tham dự, đứng đầu danh sách là ĐTC Phanxicô trong tư cách là Chủ tịch. Tiếp đến là ĐHY Tổng thư ký Lorenzo Baldisseri, người Italia. ĐTC bổ nhiệm 4 vị HY làm Chủ tịch Thừa ủy đến từ 4 châu lục, thay ngài chủ tọa các phiên họp khoáng đại. Đó là ĐHY Sako, Thượng Phụ Giáo chủ Công Giáo Canđê bên Irak; ĐHY Tsarahazana, người Madagascar; ĐHY Charles Maung Bo, người Myanmar; và ĐHY Rabat người Papua Tân Guinea, thuộc Úc châu.
Từ Hoa Kỳ, trong số các vị do Đức Giáo Hoàng đề cử có Hồng Y Joseph W. Tobin của Newark, New Jersey, Hồng Y Blase J. Cupich của Chicago, vốn được coi là “đồng minh” của Đức Phanxicô. Và như đã biết, Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, sẽ tham dự với tư cách đại diện Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Tổng Giám Mục Chaput của Philadelphia sẽ tham dự trong tư cách thành viên của Hội Đồng Thường Trực của Thượng Hội Đồng.
Trong số các nghị phụ, có các vị thủ lãnh 15 Giáo Hội Công Giáo nghi lễ đông phương, sau đó là các đại biểu do các HĐGM bầu lên và được ĐTC phê chuẩn, trong đó có Việt Nam với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, GM phụ tá giáo phận Vinh, và Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Saigòn.
Hiệp Hội Bề Trên Cả các dòng tu đề cử 10 thành viên tham dự trong đó 8 là linh mục và 2 là tu sĩ. Luật lệ Thượng Hội Đồng không dự trù các thành viên với quyền bỏ phiếu cho phụ nữ. Bù vào đó, Đức Giáo Hoàng sẽ đề cử một số “cộng tác viên” và “quan sát viên” tại Thượng Hội Đồng, trong đó có 30 phụ nữ và một số người trẻ đã trưởng thành. Họ sẽ tham dự các buổi thảo luận của Thượng Hội Đồng, nhưng không có quyền bỏ phiếu đối với các đề nghị sau cùng của Thượng Hội Đồng để đệ trình lên Đức Giáo Hoàng.
Được biết, trong danh sách 50 dự thính viên Thượng HĐGM thế giới kỳ này có một người Việt Nam là anh Giuse Cao Hữu Minh Trí, thuộc ban mục vụ giới trẻ Công Giáo tại Sàigòn, và là người dấn thân trong giới doanh nhân.
Quy luật mới cho Thượng Hội Đồng
Theo tin Tòa Thánh, ngày 18 tháng 9 vừa qua, Đức Phanxicô đã ban hành tông hiến Episcopalis Communio (Hiệp thông giám mục) cập nhật hóa việc tổ chức Thượng Hội Đồng giám mục thế giới, một tháng trước khi Thượng Hội Đồng về giới trẻ chính thức khai mạc.
Theo Elise Harris của tờ Crux, trong văn kiện mới, Đức Phanxicô phần lớn vẫn duy trì diễn trình Thượng Hội Đồng hiện thời giữa lúc nhiều người thuộc cánh bảo thủ trong Giáo Hội tỏ ý lo ngại sẽ có những thay đổi đáng kể đối với cơ cấu và chức năng của Thượng Hội Đồng, tiếp theo sau các cuộc hội họp đầy sóng gió trong hai năm 2014 và 2015 về gia đình.
Tuy nhiên, các người chỉ trích xưa nay thất vọng đối với diễn trình hiện thời có thể vẫn thất vọng khi không có gì thay đổi đáng kể. Quả thế, một cách chủ yếu, cơ cấu và chức năng hiện thời của Thượng Hội Đồng vẫn được duy trì, nhất là vẫn duy trì các qui định nói về phải tiến hành ra sao các cuộc hội họp, ai được tham dự và ai được quyền bỏ phiếu.
Đặc biệt hơn nữa, Đức Phanxicô vẫn duy trì quyền của ngài được chỉ định bất cứ ai ngài muốn để phục vụ trong ủy ban soạn thảo các kết luận của Thượng Hội Đồng. Đây vốn là điểm tranh luận lớn trong các cuộc hội họp của các năm 2014-2015, với một số nghị phụ lý luận rằng Đức Giáo Hoàng đã xây dựng vây cánh bằng cách chỉ định các vị giáo phẩm sẵn sàng tạo ra một thành phẩm theo ý của ngài.
Đối với trường hợp hai năm trên, thành phẩm hợp ý chính là việc mở cửa để những người ly dị tái hôn phần đời, dù không sống tiết dục, vẫn có thể được lãnh nhận các bí tích. Điều này đã được Đức Phanxicô cô đọng trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia) năm 2016 của ngài.
Một số vị tham dự các cuộc họp năm 2014-2015 gợi ý phải bầu các thành viên của ủy ban soạn thảo giúp cơ cấu này phản ảnh ý kiến của Thượng Hội Đồng. Đức Phanxicô không chấp nhận luận điểm này, và nay chính thức duy trì hiện trạng: ngài toàn quyền chỉ định các thành viên này.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo giới thiệu Tông Hiến, Hồng Y Lorenzo Baldisseri, tổng thư ký Thượng Hội Đồng, cho hay một trong các mục đích chính của văn kiện mới là làm cho Thượng Hội Đồng “thêm năng động, và vì thế, bén nhọn hơn trong đời sống Giáo Hội”.
Ngài cho hay năng động tính trên phần lớn tùy thuộc “mối liên hệ tuần hoàn” (circulatory relationsip) giữa Thượng Hội Đồng và các giáo hội địa phương, các giáo hội Đông Phương và các hội đồng giám mục.
Ngài mô tả mối liên hệ tuần hoàn này như sau: “Thượng Hội Đồng ‘khởi đi’ từ các giáo hội địa phương, nghĩa là, từ nền, từ dân Chúa rải rác khắp mặt đất” và sau cuộc hội họp, Thượng Hội Đồng “ ‘trở về’ với các giáo hội đặc thù, nơi các kết luận được Đức Giáo Hoàng đúc kết phải được diễn dịch bằng cách ý thức tới các nhu cầu cụ thể của dân Chúa, trong một diễn trình hội nhập văn hóa nhất thiết phải có tính sáng tạo”.
Nhân dịp này, phát ngôn viên Tòa Thánh, Greg Burke, cho rằng đối với Đức Phanxicô, hạn từ “tính thượng hội đồng” (synodality) “không phải là một nhiệm ý (option) trong Giáo Hội” mà là qui luật căn bản.
Tưởng cũng nên biết: thiết lập năm 1965 bởi Đức Phaolô VI bằng tự sắc Apostolica sollicitudo (quan tâm tông truyền), Thượng Hội Đồng giám mục thế giới trên thực tế là một cơ chế tham vấn cho Đức Giáo Hoàng nhằm củng cố các dây nối kết với Đức Giáo Hoàng và các giàm mục khác.
Theo mô tả trên liên mạng, mục đích của nó là cung cấp chó các giám mục cơ hội để “tương tác với nhau và chia sẻ tin tức và kinh nghiệm, trong việc cùng nhau tìm ra các giải pháp mục vụ có giá trị và áp dụng hoàn cầu”.
Chính vì thế, trong yếu tính nó là “một cuộc hội họp các giám mục đại diện cho hàng giám mục Công Giáo, có trách vụ giúp Đức Giáo Hoàng trong việc cai trị Giáo Hội hoàn vũ bằng cách góp ý kiến”
Thượng Hội Đồng gồm 1 vị tổng thư ký và một phó tổng thư ký thường trực và 15 thành viên: 3 vị từ mỗi châu lục, với Châu Á và Châu Đại Dương kể là 1, và 3 vị do Đức Giáo Hoàng chỉ định.
Trong số 15 thành viên, 12 vị được các Hồng Y và giám mục tham dự kỳ Thượng Hội Đồng trước bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Khi nhiệm kỳ chấm dứt lúc kết thúc Thượng Hội Đồng được các vị chuẩn bị cho, một hội đồng mới sẽ được bầu để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng kế tiếp.
Theo hãng tin Zenit, khi công bố văn kiện mới, Đức Phanxicô cho rằng Thượng Hội Đồng là một trong “các gia tài qúy báu nhất của Công Đồng Vatican II” vì đây là “một sự hợp tác hữu hiệu” của Thượng Hội Đồng các giám mục với Đức Giáo Hoàng trong các vấn đề có tầm quan trọng lớn, nghĩa là, các vấn đề “đòi nhận thức và khôn ngoan đặc biệt vì lợi ích của toàn thể Giáo Hội”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng Giáo Hội đang bước vào một “giai đoạn phúc âm hóa” mới mẻ hướng về một “một trạng thái truyền giáo thường trực”. Thượng Hội Đồng được mời gọi “trở nên một máng chuyển lớn lao hơn nữa” để phúc âm hóa thế giới ngày nay.
Đức Phanxicô nói rằng trong mấy năm gần đây, càng ngày càng có ước nguyện được thấy Thượng Hội Đồng trở thành “một biểu tượng đặc thù cho việc thể hiện hữu hiệu mối lo toan của hàng giám mục đối với toàn thể Giáo Hội”. Ngài giải thích: điều này dựa vào “xác tín vững chắc” rằng mọi mục tử được lập nên “để phục vụ Dân Thánh của Thiên Chúa, Dân mà các ngài vốn thuộc về do bí tích Rửa Tội”.
Các giám mục vì thế cùng một lúc là “thầy dạy và học trò” trong nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ này bao gồm sứ mệnh của các ngài và cả cam kết lắng nghe tiếng nói của Chúa Kitô, Đấng nói qua dân Chúa một cách khiến cho các ngài trở thành “vô ngộ trong đức tin” (“infallibile in credendo”). Do đó, Thượng Hội Đồng phải “mỗi ngày mỗi trở thành dụng cụ ưu tuyển để lắng nghe dân Chúa nhiều hơn”. Nó làm thế bằng cách tham khảo với các tín hữu của các giáo hội đặc thù; vì, theo Đức Phanxicô, dù Thượng Hội Đồng là một định chế chủ yếu của các giám mục, tuy nhiên, nó không thể hiện hữu “tách biệt khỏi mọi tín hữu khác”.
Đức Phanxicô nói rằng ngài hy vọng Thượng Hội Đồng sẽ “bằng cách riêng của nó, góp phần vào việc khôi phục sự hợp nhất nơi mọi Kitô hữu, theo thánh ý Chúa”. Nhờ thế, nó có thể giúp Giáo Hội “tìm được cách thi hành quyền tối thượng (của giáo hoàng), một quyền, dù không hề từ bỏ điều chủ yếu trong sứ mệnh của mình, tuy nhiên vẫn cởi mở đối với một tình huống mới” như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói trong Ut unum sint.
Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ giới trẻ trong thời gian Thượng Hội Đồng
Cũng theo tin Zenit, trong thời gian Thượng Hội Đồng sắp tới, Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ giới trẻ một lần nữa tại Đại Sảnh Phaolô VI. Ngài đã gặp họ một lần tại Cuộc Gặp Mặt Tiền Thượng Hội Đồng hồi tháng 3 đầu năm nay. Và các đóng góp của họ dịp đó đã được lồng vào Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng sắp tới.
Trong bối cảnh diễn ra Thượng Hội Đồng, ngày 6 tháng 10, ngài sẽ gặp họ một lần nữa để lắng nghe họ, đón nhận các đề nghị của họ để có thể dùng trong Tài Liệu Cuối Cùng của Thượng Hội Đồng.
Cuộc gặp gỡ trên giúp người trẻ trình bầy các kinh nghiệm cụ thể về đời sống học tập và làm việc của họ, các cảm quan của họ, tương lai của họ và các chọn lựa ơn gọi của họ. Đức Giáo Hoàng sẽ hiện diện với họ trọn buổi sinh hoạt có tên là “WE FOR -Unique, supportive, creative” (Chúng tôi ủng hộ - điều độc đáo, trợ giúp, sáng tạo) do Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo bảo trợ.
Buổi sinh hoạt sẽ bao gồm các chứng từ của giới trẻ với các chương trình ca nhạc và nghệ thuật xen kẽ, xoay quanh các chủ đề thân thương với giới trẻ: tìm kiếm căn tính, các mối liên hệ và đời sống như một phục vụ và dâng tặng.