Mùng Hai Tết: Tổ Abraham và Tổ Lộc Tục
Mùng Hai Tết là ngày người tín hữu nhớ tới tổ tiên, ông bà cha mẹ, tất cả những người đã sinh thành ra mình, cho mình dòng máu đỏ, và nuôi dưỡng mình trở nên thành người.
Người Việt Nam có câu tục ngữ, “Chim có tổ, người có tông”, ý muốn nói làm người phải biết tổ biết tông. Tổ của người Do Thái, theo như Sáng Thế Ký 11:28, là tổ phụ Abraham, một người xuất phát từ vùng đất Ur, Chaldeans, nay thuộc về Iraq. Từ tổ Abraham sinh ra tổ Isaac. Từ tổ Isaac sinh ra tổ Giacóp, và Mười Hai chi tộc. Người thứ tư của Mười Hai chi tộc là Giuđa. Từ Giuđa kéo xuống thêm mấy đời nữa là vua Đavít. Từ vua Đavít của những năm 1000 B.C. kéo xuống là tổ phụ thợ mộc Giuse của thôn xóm Nazaret, cha nuôi của Đức Giêsu, người đã hạ sinh tại thành phố Bếtlêhem vào những năm 6-4 B.C.
Tổ của người Việt Nam theo như sách sử ghi lại chính là Lộc Tục Kinh Dương Vương xuất phát từ vùng đất Xích Quỷ, phía Nam núi Ngũ Lĩnh, nay thuộc về Trung Hoa. Từ tổ Lộc Tục năm 2879 B.C. sinh ra Lạc Long Quân. Từ tổ Lạc Long Quân sinh ra Mười Tám đời Hùng Vương của thời Hồng Bàng. Sau thời Hồng Bàng là An Dương Vương với Thành Cổ Loa, và rồi Triệu Đà, Hai Bà Trưng. Tiếp nối dòng lịch sử dựng nước là Tiền Lý với Lý Nam Đế năm 544, Ngô với Ngô Quyền năm 939 kéo xuống tới năm 1945, khi đó Vua Bảo Đại của họ Nguyễn thoái trào.
Cả hai tổ phụ, tổ phụ Abraham và tổ phụ Lộc Tục đều đã được tao nặn từ bùn đất, được sinh ra, phát nguồn từ Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên trời và đất làm nơi cho con người cư ngụ. Qua Đức Giêsu, một người Do Thái sinh ra tại thành phố Bếtlêhem vào đầu thiên niên kỷ thứ Nhất Công Nguyên, người tín hữu Việt Nam trở thành hậu dụê của tổ phụ Abraham. Bởi huyết thống Việt Nam, tín hữu Việt Nam chính là hậu dụê của tổ phụ Lộc Tục, cháu bốn đời Vua Thần Nông thời kỳ Tam Hoàng (Thiên Hoàng Toại Nhân, vua phát minh ra lửa, Nhân Hoàng Phục Hy, vua chăn nuôi, và Địa Hoàng Thần Nông, vua nông nghiệp).
Ngày Mùng Hai Tết là ngày người tín hữu tưởng nhớ tới tổ tiên. Bởi thế, vào ngày Mùng Hai Tết, người tín hữu Việt Nam cũng sẽ nhớ tới công đức của tổ phụ Lộc Tục, tổ phụ Lạc Long Quân, và tổ phụ Hùng Vương của thời kỳ xây dựng thủ đô Phong Châu. Trong Thánh Lễ của Mùng Hai Tết, người tín hữu cũng không quên cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho dân tộc Việt Nam những ông tổ của một thời đã đặt nền móng, xây dựng nên những trang sử thiên anh hùng ca của làm người, người Việt Nam, máu đỏ da vàng.
Lạy Chúa, trong ngày Mùng Hai Tết, cùng với cộng đồng Việt Nam khắp nơi trên thế giới, con xin dâng lên Thiên Chúa, Chúa của tổ phụ Lộc Tục, tổ phụ Lạc Long Quân, và tổ phụ Hùng Vương, những lời tạ ơn cho những trang lịch sử uy hùng của một thời kỳ xây dựng quê hương Việt Nam.
Mùng Hai Tết là ngày người tín hữu nhớ tới tổ tiên, ông bà cha mẹ, tất cả những người đã sinh thành ra mình, cho mình dòng máu đỏ, và nuôi dưỡng mình trở nên thành người.
Người Việt Nam có câu tục ngữ, “Chim có tổ, người có tông”, ý muốn nói làm người phải biết tổ biết tông. Tổ của người Do Thái, theo như Sáng Thế Ký 11:28, là tổ phụ Abraham, một người xuất phát từ vùng đất Ur, Chaldeans, nay thuộc về Iraq. Từ tổ Abraham sinh ra tổ Isaac. Từ tổ Isaac sinh ra tổ Giacóp, và Mười Hai chi tộc. Người thứ tư của Mười Hai chi tộc là Giuđa. Từ Giuđa kéo xuống thêm mấy đời nữa là vua Đavít. Từ vua Đavít của những năm 1000 B.C. kéo xuống là tổ phụ thợ mộc Giuse của thôn xóm Nazaret, cha nuôi của Đức Giêsu, người đã hạ sinh tại thành phố Bếtlêhem vào những năm 6-4 B.C.
Tổ của người Việt Nam theo như sách sử ghi lại chính là Lộc Tục Kinh Dương Vương xuất phát từ vùng đất Xích Quỷ, phía Nam núi Ngũ Lĩnh, nay thuộc về Trung Hoa. Từ tổ Lộc Tục năm 2879 B.C. sinh ra Lạc Long Quân. Từ tổ Lạc Long Quân sinh ra Mười Tám đời Hùng Vương của thời Hồng Bàng. Sau thời Hồng Bàng là An Dương Vương với Thành Cổ Loa, và rồi Triệu Đà, Hai Bà Trưng. Tiếp nối dòng lịch sử dựng nước là Tiền Lý với Lý Nam Đế năm 544, Ngô với Ngô Quyền năm 939 kéo xuống tới năm 1945, khi đó Vua Bảo Đại của họ Nguyễn thoái trào.
Cả hai tổ phụ, tổ phụ Abraham và tổ phụ Lộc Tục đều đã được tao nặn từ bùn đất, được sinh ra, phát nguồn từ Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên trời và đất làm nơi cho con người cư ngụ. Qua Đức Giêsu, một người Do Thái sinh ra tại thành phố Bếtlêhem vào đầu thiên niên kỷ thứ Nhất Công Nguyên, người tín hữu Việt Nam trở thành hậu dụê của tổ phụ Abraham. Bởi huyết thống Việt Nam, tín hữu Việt Nam chính là hậu dụê của tổ phụ Lộc Tục, cháu bốn đời Vua Thần Nông thời kỳ Tam Hoàng (Thiên Hoàng Toại Nhân, vua phát minh ra lửa, Nhân Hoàng Phục Hy, vua chăn nuôi, và Địa Hoàng Thần Nông, vua nông nghiệp).
Ngày Mùng Hai Tết là ngày người tín hữu tưởng nhớ tới tổ tiên. Bởi thế, vào ngày Mùng Hai Tết, người tín hữu Việt Nam cũng sẽ nhớ tới công đức của tổ phụ Lộc Tục, tổ phụ Lạc Long Quân, và tổ phụ Hùng Vương của thời kỳ xây dựng thủ đô Phong Châu. Trong Thánh Lễ của Mùng Hai Tết, người tín hữu cũng không quên cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho dân tộc Việt Nam những ông tổ của một thời đã đặt nền móng, xây dựng nên những trang sử thiên anh hùng ca của làm người, người Việt Nam, máu đỏ da vàng.
Lạy Chúa, trong ngày Mùng Hai Tết, cùng với cộng đồng Việt Nam khắp nơi trên thế giới, con xin dâng lên Thiên Chúa, Chúa của tổ phụ Lộc Tục, tổ phụ Lạc Long Quân, và tổ phụ Hùng Vương, những lời tạ ơn cho những trang lịch sử uy hùng của một thời kỳ xây dựng quê hương Việt Nam.