Suy Niệm Ngày Mùng Hai Tết
Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ
Trong 10 giới răn của Thiên Chúa, có giới răn thứ tư dạy chúng ta về bổn phận thảo hiếu đối với cha mẹ. Theo đó, những người làm con cần phải có thái độ biết ơn, yêu mến, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống cũng như khi cha mẹ đã qua đời.
Suốt hai ngàn năm qua, Giáo Hội không những truyền đạt, phổ biến điều răn đó của Chúa mà còn dành những thời khắc đặc biệt để nhắc nhở những người làm con thực hiện lời dạy này. Cụ thể, Giáo Hội dành tháng 11 để nhắc nhở chúng ta nhớ đến những người đã khuất bằng việc cầu nguyện, dâng lễ cho các ngài. Ngoài ra, Giáo Hội còn dành những dịp đặc biệt khác như ngày mùng hai tết hôm nay để chúng ta thi hành bổn phận thảo hiếu đối với tổ tiên ông bà cha mẹ.
Sự hiếu kính với tổ tiên ông bà cha mẹ không chỉ là lời dạy của Chúa, sự truyền đạt của Giáo Hội, mà còn là nét đẹp của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Việt Nam chúng ta. Cổ nhân có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên;” có nghĩa là trong trăm việc thiện thì việc hiếu là đứng đầu.
Vì lý do đó, cha ông chúng ta đã đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ về công ơn của các bậc sinh thành:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.”
Lịch sử để lại cho chúng ta biết bao nhiêu người con sống tâm tình hiếu thảo đối với các bậc sinh thành. Đó là những người con luôn biết yêu mến cha mẹ, quan tâm giúp đỡ cha mẹ mọi nơi mọi lúc, nhất là khi cha mẹ đau yếu bệnh tật, thiếu thốn. Đó là những người con luôn biết vâng lời cha mẹ. Họ không những biết vâng lời dạy bảo mà còn chấp nhận những sửa dạy có khi rất “nặng tay” của cha mẹ mình. Họ quan tâm cha mẹ và biết rõ sức khỏe cha mẹ như thế nào theo từng năm tháng. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện của Hàn Bá Du. Ông bị mẹ đánh rất đau mỗi khi sai lỗi, nhưng ông không hề khóc. Một hôm, Hàn Bá Du phạm lỗi, bà bắt ông cúi xuống mà đánh như mỗi khi, Hàn Bá Du lại khóc sướt mướt. Bà mẹ thấy lạ, bèn hỏi: "Vì sao ngày trước mẹ đánh đau như thế mà con không khóc? Nay mẹ đánh nhẹ mà con lại khóc?" Hàn Bá Du trả lời rằng: "Ngày trước mẹ đánh đau, con không khóc vì con biết mẹ còn khoẻ mạnh! Nay mẹ đánh con không đau, con khóc vì con biết mẹ đã già yếu lắm rồi! Không còn sức đánh con, cũng như không còn ở trên thế gian này với con bao lâu nữa! Vì thế con mới khóc!”
Hàn Bá Du đúng là một người con có hiếu, biết thương mẹ vô cùng. Còn chúng thì sao? Xét mình lại, có lẽ không mấy ai chu toàn một cách chu đáo về bổn phận thảo hiếu đối với các bậc sinh thành. Trái lại, đôi khi chúng ta vẫn còn có những lời nói, hành động bất hiếu với các ngài: Đó là khi chẳng những chúng ta không vâng lời, mà còn cả dám cãi lại các ngài; đó là khi chúng ta không yêu mến, giúp đỡ hết khả năng mình, để cho các ngài phải cô đơn, đói khổ. Thậm chí có chúng ta vô tình hay hữu ý có những lời nói, hành động xúc phạm đến cha mẹ. Lướt qua trên Internet, chúng ta sẽ đọc thấy nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra hằng ngày đây đó trong các gia đình, chẳng hạn: “Con nhốt mẹ già 92 tuổi trong kho bẩn như chuồng lợn vì lý do không tưởng”; “Con trai giở thủ đoạn bỉ ổi tống bố ra đường, kệ cho xã hội... lo”; “Đánh cha mẹ dã man vì mua nhà 'quá bé' để làm quà cưới cho mình”; “Rúng động nghịch tử đánh mẹ gãy chân, chấn thương sọ não đến chết”; “Đau xót hình ảnh những cụ già bị con cái vứt bỏ ngoài đường, mong chết sớm”v.v và v.v…Đó là hậu quả của lối sống hưởng thụ, chạy theo các trào lưu của nền kinh tế thị trường: Một nền kinh tế coi khinh người tàn tật, già cả, những người mất sức lao động vì tai nạn nghề nghiệp hay hưu trí. Họ cho rằng, những người đó không còn giúp họ thăng tiến, nhưng lại đem lại phiền phức và ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình họ.
Hy vọng trong các gia đình chúng ta sẽ không có những chuyện tiêu cực tương tự như thế xảy ra. Nhưng, nếu có những chuyện đáng tiếc xảy ra với ông bà cha mẹ thì hôm nay chúng ta phải xin các ngài tha thứ, đồng thời dành quyết tâm sửa chữa những sai trái, lỗi lầm của mình. Sách Huấn Ca dạy: "Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dễ người" (Hc 3, 12-16). Bởi vì:“Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, ai khinh rẻ mẹ, là chọc giận Đấng tạo thành ra nó" (Hc 3, 16). Tin mừng hôm nay cũng nhắc nhở những người con phải chu toàn bổn phận thảo hiếu, nếu vi phạm sẽ bị xử tử: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử.” (Mt15,4).
Câu nói “sóng nước đổ đâu, sóng sau đổ đó” đáng cho mọi người làm con suy nghĩ. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe câu chuyện về “Cái bát Gỗ”: Chuyện kể rằng: Vì sức khỏe không tốt, tuổi đã cao, hai tay run rẩy, mắt mờ, chân bước không vững. Ông cụ gầy yếu phải dọn đến ở chung với con trai, con dâu và một đứa cháu nội lên 4 tuổi.
Đến bữa ăn, cả gia đình ngồi ăn chung trên bàn. Nhưng người ông lớn tuổi rất vất vả với việc ăn uống vì hai tay run run và đôi mắt lèm nhèm. Những hạt cơm rớt từ muỗng xuống sàn nhà. Khi ông với tay lấy ly sữa thì sữa đổ tóe ra khăn bàn. Người con trai và con dâu rất bực mình vì phải lau chùi dọn dẹp cho ông.
Người con trai bực dọc nói: “Chúng mình phải làm một cái gì để giải quyết vấn đề này. Anh chán cái vụ ông làm đổ sữa, ăn uống nhồm nhoàm, làm rơi thức ăn trên sàn nhà.”
Sau đó vợ chồng họ bàn nhau đặt một cái bàn trong góc phòng. Ở đó, người ông phải ngồi ăn một mình trong khi cả gia đình ăn uống vui vẻ. Đặc biệt, vì ông cụ đã đánh vỡ mấy cái bát nên thức ăn của ông được bỏ vào một cái bát gỗ. Đôi lúc, cả gia đình liếc nhìn về phía ông cụ, thấy ông chảy nước mắt khi phải ngồi một mình. Vậy mà, mỗi khi ông đánh rơi đôi đũa hay đổ thức ăn, hai vợ chồng vẫn còn la ông.
Đứa cháu 4 tuổi quan sát mọi sự trong im lặng. Vào một buổi tối, ngay trước bữa ăn, người cha thấy đứa con nghịch với mấy khúc gỗ vụn trên sàn. Anh ta dịu dàng hỏi: “Con đang làm gì vậy?”
Đứa bé cũng trả lời dịu dàng không kém: “Ồ, con đang làm một cái bát nhỏ cho ba và mẹ ăn khi con lớn lên.”
Nó cười và tiếp tục làm việc. Những lời nói của đứa trẻ làm cho cặp vợ chồng sững sờ không nói nên lời. Rồi những giọt nước mắt tuôn rơi trên mặt họ. Dù không nói ra lời, cả hai đều hiểu phải làm cái gì. Tối hôm ấy, người con trai, cầm tay bố và dịu dàng dắt ông cụ trở về bàn ăn của gia đình. Và từ đó cả chồng lẫn vợ dường như không còn chú ý đến những lúc đũa, muỗng rơi, sữa bị đổ tràn hay khăn bàn bị dính bẩn nữa. (Nguồn câu chuyện: sưu tầm từ Internet).
Lạy Chúa, xin cho cha mẹ chúng con gặp được nhiều niềm vui trong cuộc sống, nơi đoàn con cái cháu chắt. Xin cho chúng con luôn là những người con chu toàn bổn phận thảo hiếu đối với ông bà cha mẹ. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ
Trong 10 giới răn của Thiên Chúa, có giới răn thứ tư dạy chúng ta về bổn phận thảo hiếu đối với cha mẹ. Theo đó, những người làm con cần phải có thái độ biết ơn, yêu mến, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống cũng như khi cha mẹ đã qua đời.
Suốt hai ngàn năm qua, Giáo Hội không những truyền đạt, phổ biến điều răn đó của Chúa mà còn dành những thời khắc đặc biệt để nhắc nhở những người làm con thực hiện lời dạy này. Cụ thể, Giáo Hội dành tháng 11 để nhắc nhở chúng ta nhớ đến những người đã khuất bằng việc cầu nguyện, dâng lễ cho các ngài. Ngoài ra, Giáo Hội còn dành những dịp đặc biệt khác như ngày mùng hai tết hôm nay để chúng ta thi hành bổn phận thảo hiếu đối với tổ tiên ông bà cha mẹ.
Sự hiếu kính với tổ tiên ông bà cha mẹ không chỉ là lời dạy của Chúa, sự truyền đạt của Giáo Hội, mà còn là nét đẹp của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Việt Nam chúng ta. Cổ nhân có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên;” có nghĩa là trong trăm việc thiện thì việc hiếu là đứng đầu.
Vì lý do đó, cha ông chúng ta đã đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ về công ơn của các bậc sinh thành:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.”
Lịch sử để lại cho chúng ta biết bao nhiêu người con sống tâm tình hiếu thảo đối với các bậc sinh thành. Đó là những người con luôn biết yêu mến cha mẹ, quan tâm giúp đỡ cha mẹ mọi nơi mọi lúc, nhất là khi cha mẹ đau yếu bệnh tật, thiếu thốn. Đó là những người con luôn biết vâng lời cha mẹ. Họ không những biết vâng lời dạy bảo mà còn chấp nhận những sửa dạy có khi rất “nặng tay” của cha mẹ mình. Họ quan tâm cha mẹ và biết rõ sức khỏe cha mẹ như thế nào theo từng năm tháng. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện của Hàn Bá Du. Ông bị mẹ đánh rất đau mỗi khi sai lỗi, nhưng ông không hề khóc. Một hôm, Hàn Bá Du phạm lỗi, bà bắt ông cúi xuống mà đánh như mỗi khi, Hàn Bá Du lại khóc sướt mướt. Bà mẹ thấy lạ, bèn hỏi: "Vì sao ngày trước mẹ đánh đau như thế mà con không khóc? Nay mẹ đánh nhẹ mà con lại khóc?" Hàn Bá Du trả lời rằng: "Ngày trước mẹ đánh đau, con không khóc vì con biết mẹ còn khoẻ mạnh! Nay mẹ đánh con không đau, con khóc vì con biết mẹ đã già yếu lắm rồi! Không còn sức đánh con, cũng như không còn ở trên thế gian này với con bao lâu nữa! Vì thế con mới khóc!”
Hàn Bá Du đúng là một người con có hiếu, biết thương mẹ vô cùng. Còn chúng thì sao? Xét mình lại, có lẽ không mấy ai chu toàn một cách chu đáo về bổn phận thảo hiếu đối với các bậc sinh thành. Trái lại, đôi khi chúng ta vẫn còn có những lời nói, hành động bất hiếu với các ngài: Đó là khi chẳng những chúng ta không vâng lời, mà còn cả dám cãi lại các ngài; đó là khi chúng ta không yêu mến, giúp đỡ hết khả năng mình, để cho các ngài phải cô đơn, đói khổ. Thậm chí có chúng ta vô tình hay hữu ý có những lời nói, hành động xúc phạm đến cha mẹ. Lướt qua trên Internet, chúng ta sẽ đọc thấy nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra hằng ngày đây đó trong các gia đình, chẳng hạn: “Con nhốt mẹ già 92 tuổi trong kho bẩn như chuồng lợn vì lý do không tưởng”; “Con trai giở thủ đoạn bỉ ổi tống bố ra đường, kệ cho xã hội... lo”; “Đánh cha mẹ dã man vì mua nhà 'quá bé' để làm quà cưới cho mình”; “Rúng động nghịch tử đánh mẹ gãy chân, chấn thương sọ não đến chết”; “Đau xót hình ảnh những cụ già bị con cái vứt bỏ ngoài đường, mong chết sớm”v.v và v.v…Đó là hậu quả của lối sống hưởng thụ, chạy theo các trào lưu của nền kinh tế thị trường: Một nền kinh tế coi khinh người tàn tật, già cả, những người mất sức lao động vì tai nạn nghề nghiệp hay hưu trí. Họ cho rằng, những người đó không còn giúp họ thăng tiến, nhưng lại đem lại phiền phức và ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình họ.
Hy vọng trong các gia đình chúng ta sẽ không có những chuyện tiêu cực tương tự như thế xảy ra. Nhưng, nếu có những chuyện đáng tiếc xảy ra với ông bà cha mẹ thì hôm nay chúng ta phải xin các ngài tha thứ, đồng thời dành quyết tâm sửa chữa những sai trái, lỗi lầm của mình. Sách Huấn Ca dạy: "Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dễ người" (Hc 3, 12-16). Bởi vì:“Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, ai khinh rẻ mẹ, là chọc giận Đấng tạo thành ra nó" (Hc 3, 16). Tin mừng hôm nay cũng nhắc nhở những người con phải chu toàn bổn phận thảo hiếu, nếu vi phạm sẽ bị xử tử: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử.” (Mt15,4).
Câu nói “sóng nước đổ đâu, sóng sau đổ đó” đáng cho mọi người làm con suy nghĩ. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe câu chuyện về “Cái bát Gỗ”: Chuyện kể rằng: Vì sức khỏe không tốt, tuổi đã cao, hai tay run rẩy, mắt mờ, chân bước không vững. Ông cụ gầy yếu phải dọn đến ở chung với con trai, con dâu và một đứa cháu nội lên 4 tuổi.
Đến bữa ăn, cả gia đình ngồi ăn chung trên bàn. Nhưng người ông lớn tuổi rất vất vả với việc ăn uống vì hai tay run run và đôi mắt lèm nhèm. Những hạt cơm rớt từ muỗng xuống sàn nhà. Khi ông với tay lấy ly sữa thì sữa đổ tóe ra khăn bàn. Người con trai và con dâu rất bực mình vì phải lau chùi dọn dẹp cho ông.
Người con trai bực dọc nói: “Chúng mình phải làm một cái gì để giải quyết vấn đề này. Anh chán cái vụ ông làm đổ sữa, ăn uống nhồm nhoàm, làm rơi thức ăn trên sàn nhà.”
Sau đó vợ chồng họ bàn nhau đặt một cái bàn trong góc phòng. Ở đó, người ông phải ngồi ăn một mình trong khi cả gia đình ăn uống vui vẻ. Đặc biệt, vì ông cụ đã đánh vỡ mấy cái bát nên thức ăn của ông được bỏ vào một cái bát gỗ. Đôi lúc, cả gia đình liếc nhìn về phía ông cụ, thấy ông chảy nước mắt khi phải ngồi một mình. Vậy mà, mỗi khi ông đánh rơi đôi đũa hay đổ thức ăn, hai vợ chồng vẫn còn la ông.
Đứa cháu 4 tuổi quan sát mọi sự trong im lặng. Vào một buổi tối, ngay trước bữa ăn, người cha thấy đứa con nghịch với mấy khúc gỗ vụn trên sàn. Anh ta dịu dàng hỏi: “Con đang làm gì vậy?”
Đứa bé cũng trả lời dịu dàng không kém: “Ồ, con đang làm một cái bát nhỏ cho ba và mẹ ăn khi con lớn lên.”
Nó cười và tiếp tục làm việc. Những lời nói của đứa trẻ làm cho cặp vợ chồng sững sờ không nói nên lời. Rồi những giọt nước mắt tuôn rơi trên mặt họ. Dù không nói ra lời, cả hai đều hiểu phải làm cái gì. Tối hôm ấy, người con trai, cầm tay bố và dịu dàng dắt ông cụ trở về bàn ăn của gia đình. Và từ đó cả chồng lẫn vợ dường như không còn chú ý đến những lúc đũa, muỗng rơi, sữa bị đổ tràn hay khăn bàn bị dính bẩn nữa. (Nguồn câu chuyện: sưu tầm từ Internet).
Lạy Chúa, xin cho cha mẹ chúng con gặp được nhiều niềm vui trong cuộc sống, nơi đoàn con cái cháu chắt. Xin cho chúng con luôn là những người con chu toàn bổn phận thảo hiếu đối với ông bà cha mẹ. Amen
Lm. Anthony Trung Thành