Chánh án John Roberts, đại diện cho đa số để thảo ra phán quyết, viết rằng "Việc loại trừ nhà thờ Trinity Lutheran," là nhà thờ liên quan trong vụ án, "ra khỏi những ngân khỏan trợ giúp công ích mà nó có đủ điều kiện, chỉ duy nhất bởi vì nó là một nhà thờ, thì là một việc ghê tởm (odious) trước Hiến Pháp nói chung, và không thể được phép đứng vững (stand)."
Bình luận về phán quyết này, ông Mike Farris, giám đốc tập đoàn luật sư Alliance Defending Freedom (liên minh bảo vệ tự do,) cho biết "tôn giáo cũng phải được đối xử bình đẳng giống như tất cả mọi người khác."
Vấn đề bắt đầu ở việc Nhà thờ Trinity Lutheran Church ở Columbia, MO, điều hành một trường mẫu giáo và cung cấp một sân chơi cho mọi trẻ em trong xóm. Vì muốn cho sân chơi được an toàn hơn, nhà thờ đã nộp đơn xin trợ cấp từ một chương trình cuả Chính Phủ đang cung cấp vật liệu trải nền, làm bằng cao su cuả các lốp xe cũ. Trinity Lutheran được xếp hạng thứ năm là đủ điều kiện trong số 44 người nộp đơn cho chương trình.
Nhưng Sở Tài Nguyên Thiên Nhiên đã quyết định là Nhà Thờ không đủ điều kiện vì đó là một cơ sớ tôn giáo. Hiến pháp tiểu bang Missouri cấm dùng tiền thuế để tài trợ cho các nhà thờ. Tòa án phúc thẩm quận 8 cuả liên bang Hoa Kỳ cũng đồng ý với Tiểu Bang.
Với phán quyết mới này, Tối cao pháp viện đã đảo ngược các quyết định cuả các toà án thấp hơn và gửi vụ việc xuống để xử lại.
7 trong số 9 thẩm phán đã nhất trí với phán quyết trên, hai thẩn phán Sonia Sotomayor và Ruth Bader Ginsburg thì bất đồng.
Chánh án Roberts viết rằng sự từ chối (không chu cấp) của Missouri là "đi quá xa" theo các tiền lệ của tòa án tối cao, và "vi phạm điều khoản Tự Do hành đạo."
Nhắc lại, tiểu bang Missouri đã thông qua luật 'cấm tài trợ các trường học giáo phái' cuả họ trong bối cảnh cuả thập niên 1870 khi một dân biểu tên là James Blaine cuà Tiểu Bang Maine cổ động lên quốc hội liên bang một tu chính án với mưu đồ tiêu diệt các trường học Công Giáo, nhưng tu chánh án Blaine đã không bao giờ được Quốc hội thông qua.
Các nhà lãnh đạo Công Giáo đã lên tiếng hoan nghênh phán quyết này.
Bà Maureen Ferguson, cố vấn về chính sách cuả Hiệp Hội Công Giáo, tuyên bố: "Tòa án tối cao đã ra tín hiệu với quyết định này là chính phủ phải ngăn chặn thái độ thù địch ngày càng tăng đối với tôn giáo và các tổ chức tôn giáo, mà những lập luận lỗi thời chống Công Giáo cuả tu chính án Blaine không nên được sử dụng như những vũ khí để phân biệt đối xử đối với những người có Đức tin".
Bà Ashley McGuire, thành viên cao cấp cuả Hiệp Hội Công Giáo nói thêm "Đã hơn một thế kỷ, tu chánh án Blaine đã gây ảnh hướng trên nhiều bộ luật chống lại Đức tin, và các tổ chức từ thiện và trường học tôn giáo, là những cơ sớ tạo thành một phần thiết yếu của xã hội Mỹ."
"Việc vất bỏ tu chánh án Blaine, với nguồn gốc chống Công Giáo, thì là một việc làm đã quá hạn hơn một thế kỷ rồi," bà nói thêm. "Ngày hôm nay, quyết định đòi hỏi các chương trình cuả chính phủ phải có một cách tiếp cận công bằng hơn, có nghĩa là để phục vụ cho tất cả mọi người."
Ông David Cortman, luật sư cuà Liên Minh Bảo Vệ Tự Do, thì cho rằng quyết định "sẽ có tác dụng" tương lai, "cho bất cứ một người có tôn giáo, hay một tổ chức, cảm thấy mình bị phân biệt đối xử, thì trường hợp này sẽ là tiền lệ."
Các thành viên của Quốc hội cũng lên tiếng. Dân biểu Paul Ryan (R-Wisc.) gọi đó là "một phán quyết quan trọng cho tự do tôn giáo có ý nghĩa sâu sắc cho xã hội dân sự của Mỹ."
Thượng nghị sĩ James Lankford (R -Okla), đồng chủ tịch của nhóm Congressional Prayer Caucus ớ quốc hội, đã từng với nhiều đồng nghiệp nộp một "ý kiến thân hữu (amicus)" đứng về phe của nhà thờ Trinity Lutheran, nói rằng "ngày hôm nay, phán quyết khẳng định rằng Tự Do Tôn Giáo là những gì nhiều hơn là việc có một niềm tin, mà còn là để sống trong Đức tin mà không sợ bị chính phủ phân biệt đối xử."