Sống đạo trong mọi hoàn cảnh
Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước nào cũng có ảnh hưởng trên người dân sống trong nước đó về mọi phương diện. Vì thế, sông trong hoàn cảnh nào phải dựa vào hoàn cảnh đó mà sống cho phù hợp. Vậy phải có những điều kiện nào để được như thế?
1. Chấp nhận những bất trắc
Điều kiện thứ nhất là chấp nhận những bất trắc xẩy ra ngoài ý muốn. Điều này đúng không phải cho bây giờ mà cho mọi thời, vì con đường của những người “có đạo” không phải lúc nào cũng dễ đi mà trái lại, nhiều khi có những chỗ rất gập ghềnh, khúc khuỷu. Đó là định luật muôn đời của những người muốn đi theo Chúa : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo” (Mt 16,24)
Kinh nghiệm bản thân của mỗi người cũng cho thấy rằng có những trường hợp đi theo Chúa rất gay go đòi hỏi, làm cho mình phải mất mát thiệt thòi.
2. Thờ Chúa trong tinh thần và chân lý
Nhiều người dựa vào câu này trong Tin Mừng theo thánh Gio-an (Ga 4, 23-24) chủ trương đạo tại tâm chứ không hệ tại những hình thức bên ngoài như đọc kinh, đi lễ. Điều này cũng có phần đúng, theo nghĩa phải trọng phẩm chất hơn số lượng. Nhưng không phải vì thế mà có thể coi nhẹ hay bỏ qua mọi hình thức, cử chỉ, lễ nghi bên ngoài.
Người theo Nho Giáo cũng nói : “Dĩ lễ tồn tâm”, lấy lễ nghĩa bên ngoài để bảo tồn cái tâm ở bên trong. Vậy, phải hiểu thờ Chúa trong tinh thần và chân lý thế nào? Thưa trong chân lý có nghĩa là lấy cái gì cao quí nhất, giống Chúa hơn cả, phù hợp với ý Chúa Cha, do Chúa Giê-su chỉ dạy. Do đấy, thờ phượng trong tinh thần và chân lý không nguyên có nghĩa là đạo tại tâm, tùy ở lòng mình mà chính là lấy Chúa Giê-su làm mẫu mực cho việc kính thờ.
Vì thế, Chúa Giê-su phải là hệ điểm cho người có đạo xoay quanh, mỗi khi nói đến việc thờ phượng. Do đấy, cùng với Chúa Ki-tô, trong Chúa Ki-tô và nhờ Chúa Ki-tô mà tín hữu dâng lên Chúa Cha mọi lời tôn vinh chúc tụng. Và khí không có điều kiện hay hoàn cảnh để biểu lộ lòng thờ kính đó ra bên ngoài thì đừng quên rằng : “Đã đến thời người ta thờ Chúa không phải trên ngọn núi này hay ở Giê-ru-sa-lem” (Ga 4,21) nghĩa là không còn tùy thuộc ở nơi chốn, mà nội tại trong tinh thần, không lệ thuộc ở giới hạn của thời gian và không gian nữa.
3. Xác tín về lòng tin của mình
Có những lúc những người tin Chúa không dễ gì giữ được lòng tin đó, vì bên trong thì bị khủng hoảng, bên ngoài thì gặp trở ngại, hoặc do hoàn cảnh, hoặc do công việc làm ăn sinh sống, hoặc do những gì khác. Cần phải biết như vậy, để khi những sự việc đó xẩy ra, thì không lấy làm lạ và tỏ ra xao xuyến, mà lại càng thêm xác tín về lòng tin của mình, nghĩa là nhớ lại tại sao mình tin, lòng tin của mình dựa trên nền tảng nào. Điều này rất cần để tránh được những mặc cảm, khi bị người ta cho mình là ấu trĩ, mê tín, ngu dốt như có những người nhân danh lý luận triết học kiểu Feuerbach hay Nietzsche mà coi người có đạo là như thế. Thật vậy, đã có những người đi đạo cảm thấy ngột ngạt và ái ngại trước những phê phán tương tự. Chẳng qua đó là do thiên kiến và suy luận cá nhân, còn thực ra nếu khách quan và thẳng thắn, thì phải nhận rằng đã có nhiều người là đại trí thức và bác học tin theo đạo như Louis Pasteur, Henri Bergson chẳng hạn.
Đi đạo thì phải sống đạo một cách hiên ngang và ý thức. Thái độ này có được là khi người đi đạo hiểu biết kỹ lưỡng và chắc chắn về đạo mình theo. Và như vậy, bó buộc phải hiểu đạo để sống đạo, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, mới xứng danh là những tín hữu ý thức và trưởng thành.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước nào cũng có ảnh hưởng trên người dân sống trong nước đó về mọi phương diện. Vì thế, sông trong hoàn cảnh nào phải dựa vào hoàn cảnh đó mà sống cho phù hợp. Vậy phải có những điều kiện nào để được như thế?
1. Chấp nhận những bất trắc
Điều kiện thứ nhất là chấp nhận những bất trắc xẩy ra ngoài ý muốn. Điều này đúng không phải cho bây giờ mà cho mọi thời, vì con đường của những người “có đạo” không phải lúc nào cũng dễ đi mà trái lại, nhiều khi có những chỗ rất gập ghềnh, khúc khuỷu. Đó là định luật muôn đời của những người muốn đi theo Chúa : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo” (Mt 16,24)
Kinh nghiệm bản thân của mỗi người cũng cho thấy rằng có những trường hợp đi theo Chúa rất gay go đòi hỏi, làm cho mình phải mất mát thiệt thòi.
2. Thờ Chúa trong tinh thần và chân lý
Nhiều người dựa vào câu này trong Tin Mừng theo thánh Gio-an (Ga 4, 23-24) chủ trương đạo tại tâm chứ không hệ tại những hình thức bên ngoài như đọc kinh, đi lễ. Điều này cũng có phần đúng, theo nghĩa phải trọng phẩm chất hơn số lượng. Nhưng không phải vì thế mà có thể coi nhẹ hay bỏ qua mọi hình thức, cử chỉ, lễ nghi bên ngoài.
Người theo Nho Giáo cũng nói : “Dĩ lễ tồn tâm”, lấy lễ nghĩa bên ngoài để bảo tồn cái tâm ở bên trong. Vậy, phải hiểu thờ Chúa trong tinh thần và chân lý thế nào? Thưa trong chân lý có nghĩa là lấy cái gì cao quí nhất, giống Chúa hơn cả, phù hợp với ý Chúa Cha, do Chúa Giê-su chỉ dạy. Do đấy, thờ phượng trong tinh thần và chân lý không nguyên có nghĩa là đạo tại tâm, tùy ở lòng mình mà chính là lấy Chúa Giê-su làm mẫu mực cho việc kính thờ.
Vì thế, Chúa Giê-su phải là hệ điểm cho người có đạo xoay quanh, mỗi khi nói đến việc thờ phượng. Do đấy, cùng với Chúa Ki-tô, trong Chúa Ki-tô và nhờ Chúa Ki-tô mà tín hữu dâng lên Chúa Cha mọi lời tôn vinh chúc tụng. Và khí không có điều kiện hay hoàn cảnh để biểu lộ lòng thờ kính đó ra bên ngoài thì đừng quên rằng : “Đã đến thời người ta thờ Chúa không phải trên ngọn núi này hay ở Giê-ru-sa-lem” (Ga 4,21) nghĩa là không còn tùy thuộc ở nơi chốn, mà nội tại trong tinh thần, không lệ thuộc ở giới hạn của thời gian và không gian nữa.
3. Xác tín về lòng tin của mình
Có những lúc những người tin Chúa không dễ gì giữ được lòng tin đó, vì bên trong thì bị khủng hoảng, bên ngoài thì gặp trở ngại, hoặc do hoàn cảnh, hoặc do công việc làm ăn sinh sống, hoặc do những gì khác. Cần phải biết như vậy, để khi những sự việc đó xẩy ra, thì không lấy làm lạ và tỏ ra xao xuyến, mà lại càng thêm xác tín về lòng tin của mình, nghĩa là nhớ lại tại sao mình tin, lòng tin của mình dựa trên nền tảng nào. Điều này rất cần để tránh được những mặc cảm, khi bị người ta cho mình là ấu trĩ, mê tín, ngu dốt như có những người nhân danh lý luận triết học kiểu Feuerbach hay Nietzsche mà coi người có đạo là như thế. Thật vậy, đã có những người đi đạo cảm thấy ngột ngạt và ái ngại trước những phê phán tương tự. Chẳng qua đó là do thiên kiến và suy luận cá nhân, còn thực ra nếu khách quan và thẳng thắn, thì phải nhận rằng đã có nhiều người là đại trí thức và bác học tin theo đạo như Louis Pasteur, Henri Bergson chẳng hạn.
Đi đạo thì phải sống đạo một cách hiên ngang và ý thức. Thái độ này có được là khi người đi đạo hiểu biết kỹ lưỡng và chắc chắn về đạo mình theo. Và như vậy, bó buộc phải hiểu đạo để sống đạo, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, mới xứng danh là những tín hữu ý thức và trưởng thành.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.