Lược trích bài phỏng vấn với Cha Phaolô Haffner, Cha vừa là Giáo Sư và đồng thời cũng là tác giả cuốn sách.
ROME, DEC.5, 2004 - Sự khó khăn trong việc chấp nhân tín điều về Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của thế giới thời nay, chính là hệ quả của những thứ triết học giả tạo và hời hợt, đó là lời nhận xét của một thần học gia.
Cha Paul Haffner, một giáo sư về thần học tại Đại Học Giáo Hoàng Regina Apostolorum, đã chỉ ra điểm đó trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Zenit.
Cha Haffner là một người sinh trưởng tại thành phố Luân Đôn, và cũng là tác giả của cuốn sách có nhan đề là “Những điều huyền nhiệm về Mẹ Maria,” (The Mystery of Mary) vừa mới được xuất bản bởi nhà sách Gracewing ở Anh Quốc, và nhà sách Hillenbrand Books ở Hoa Kỳ, đã chia sẽ một vài cảm nghĩ với hãng tin Zenit.
Hỏi (H): Thưa Cha, tại sao Cha nghĩ là phải cần thiết để viết ra một cuốn sách đề cập tới tín điều về Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội?
Cha Haffner (T): Thưa, cuốn sách không chỉ đề cập tới tín điều về Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội không thôi, mà cuốn sách được xuất bản là để mừng kỷ niệm 150 năm của việc định nghĩa về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, bởi Đức Cố Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX.
Trong cuốn sách này, tôi đã cố giải thích một cách rất kỹ càng, rõ ràng, về cấu trúc tổng quan của thần học và của học thuyết có liên quan tới Mẹ Maria dưới cái nhìn của lịch sử. Với tư cách là tác giả, tôi hoàn toàn xác tín rằng cuốn sách sẽ làm nền tảng cho việc hiểu biết và sùng kính một cách sốt sắng hơn về Người Mẹ của Thiên Chúa bắt nguồn từ những học thuyết đúng đắn dựa trên Kinh Thánh và Truyền Thống, và theo đúng với thần học.
(H): Thưa Cha, tại sao Đức Cố Giáo Hoàng Piô IX lại quyết định cho công bố về tín điều này?
(T): Thưa, vào năm 1849, Đức Cố Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX đã tham khảo các Đức Giám Mục về việc đức tin của Hội Thánh có liên quan tới học thuyết về Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội, và liệu việc định nghĩa về mặt tín lý của học thuyết này là có thích hợp hay không.
Câu trả lời “nên” đã được khẳng định sau cả hai lần đếm phiếu, và chính vì thế, vào ngày 8 tháng 12 năm 1854, Đức Cố Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng định nghĩa về học thuyết của Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Thánh Cha đã công bố học thuyết đó, vốn phải được tin bởi cả Giáo Hội bằng cách này hay cách khác kể từ những thời gian đầu đó.
(H): Thưa Cha, sách của Cha triển khai về chủ đề này ra sao, và đâu là những khía cạnh quan trọng mà Cha muốn nhấn mạnh đến cho tất cả các độc giả?
(T): Thưa, cuốn sách được triển khai theo thứ tự có liên quan tới các chủ đề.
Trong Chương I, tôi tóm tắt lại giản đồ căn bản về những gì cần phải có để hình thành nên Thánh Mẫu Học (marialogy), không phải là tách rời với những câu hỏi khác có liên quan tới thần học
Chương II đề cập tới những đóng góp của Thánh Kinh - qua Sách Cựu Ước có liên quan tới sự báo trước và lời tiên tri; còn trong Tân Ước, chính là việc hình thành và làm chứng tá như đã đề cập trong chương kế tiếp.
Chương III khám phá về mỗi khía cạnh của học thuyết mà Hội Thánh đã giảng dạy về Đức Mẹ.
Chương IV triển khai về học thuyết Vô Nhiễm Nguyên Tội, và những sự thật khác có liên quan tới Đức Mẹ như là người được tràn đầy ơn huệ của Thiên Chúa.
Chương V nhìn về Maria với tư cách là Mẹ của Thiên Chúa, là trung tâm điểm của tín lý về Thánh Mẫu Học. Rất nhiều chiều kích khác nhau về Đức Trinh Nữ Maria đã được minh họa trong Chương VI.
Tính Tông Đồ của Mẹ Maria, đây là một khía cạnh thần học hoàn toàn mới mẽ, sẽ được mổ xẻ trong Chương VII, và chương này cũng chính là chương thảo luận về sự dự phần, một cách đặc biệt và tích cực trong việc Cứu Chuộc.
Chương VIII minh họa về cuộc sống cuối đời ở trần gian của Mẹ Maria và việc lên trời hiển vinh cả hồn lẫn xác của Mẹ.
Chương IX và X nói về việc Mẹ Maria tiếp tục sứ vụ làm Mẹ của Hội Thánh, vì lẽ, qua Hội Thánh, Mẹ chính là Người Nữ Trung Gian (Mediatrix) [đây là tước hiệu mà Hội Thánh dành cho Mẹ-Người Dịch] của mọi ơn huệ. Vì năm này cũng là Năm Thánh Thể, do đó, cũng có một sứ chú ý đặc biệt về quan hệ của Đức Mẹ đối với Chúa Kitô qua Phép Thánh Thể.
(H): Thưa Cha, thật là khó cho thế giới ngày nay để có thể hiểu được về ý nghĩa của tín điều, và thậm chí còn phức tạp hơn nữa, khi việc đó lại có liên quan tới Đức Trinh Nữ Maria. Thế làm cách nào mà Cha có thể giải thích về tín điều này cho mọi người trẻ thời nay?
(T): Thưa, khó khăn chính là về phía của thế giới hiện đại, và sự thật là, chúng ta đã kế thừa quá nhiều triết lý giả tạo và hời hợt.
Đúng ra, sự huyền nhiệm của Mẹ Maria không chỉ được diễn tả và mạc khải bởi sự huyền nhiệm của Chúa Kitô, mà còn là sự khát khao và nguyện vọng sâu kính về sự hiện hữu của loài người. Sự kiện có liên quan đến Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội và một cuộc sống thánh thiện, không một vết nhơ của tội lỗi của Mẹ Maria, chẳng hạn, cũng đã đủ cho chúng ta biết được rằng sự cứu chuộc của Thiên Chúa đã thật sự có một tầm ảnh hưởng, qua việc gìn giữ Mẹ khỏi phải nhiễm tội tổ tông truyền. Vì thế, Mẹ chính là một tia sáng rọi đến trong một thế giới tăm tối.
Thêm vào đó, việc định nghĩa về sự về trời của Mẹ Maria đã được diễn ra vào năm 1950, thì việc đó mang một ý nghĩa hết sức quan trọng về lịch sử. Nó đã được diễn ra vào giữa ngay thế kỷ này khi mà sự thánh thiêng của thân xác con người đã bị chối bỏ về mặt lý thuyết lẫn thực hành ở rất nhiều cấp độ khác nhau.
Trong nửa đầu của thế kỷ thứ 20, nó bị chối từ về mặt chính trị trong các chế độ độc trị của Marxít và Đức Quốc Xã. Những chế độ đó đã chối bỏ sự thần thánh của thân xác trong lý thuyết, dẫn đến sự tàn xát một cách rất dã man hằng triệu người trong các trại tập trung và các gulags.
Trong phân nửa kế của thế kỷ 20, thì sự hành hung về thân xác thiêng liêng của con người đã được tiến hành ở mức độ dã man hơn bằng việc thảm sát hàng triệu con người không tên, vô danh thông qua việc phá thai và trợ tử, cũng như thông qua những thí nghiệm báng thần bổ thánh (sacrilegious) được thực hiện trên phôi thai con người, chẳng có liên quan gì cả đến kỹ nghệ về gien di truyền, và đã cố gắng cấy ghép con người.
Thì tất cả những điều đó được đối trọng (counterbalanced) bởi sự khẳng định của Giáo Hội rằng Đức Mẹ đã được về trờ cả “hồn” lẫn “xác.” Hội Thánh, vẫn luôn xác tín vào sự phục sinh của thân xác, vì Hội Thánh tin rằng cũng cùng một thân thể đó, mà Thiên Chúa đã tạo ra người đó theo đúng với hình ảnh của Ngài, và do đó, nó cũng được gọi là phận số siêu phàm (supernatural destiny) trong Chúa Kitô.
(H): Thưa Cha, đâu là mối quan hệ giữa Mẹ Maria và cuộc đối thoại đại kết (ecumenical dialog)?
(T): Thưa, tôi vẫn thường xem những câu hỏi về đại kết đều có liên quan tới Đức Mẹ về tín điều này. Trong khi đó, đã có một sự đồng ý đáng được ghi nhận giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo về Thánh Mẫu Học, điều đáng khích lệ là càng ngày càng có nhiều sự nhìn nhận về Mẹ Maria trong các khuynh hướng Cải Cách.
Nói đúng hơn, một nhà thần học của bên Cải Cách, mà tôi đã trích dẫn ra trong Chương 7 là John Macquarrie, đã viết như sau: “Chính là nhờ Mẹ Maria, là người đã đến để làm biểu trưng cho sự hài hòa trọn vẹn giữa thánh ý Thiên Chúa và sự đáp trả của con người, để từ đó Mẹ cho thấy được ý nghĩa của việc “đồng Cứu Chuộc”.”
Mẹ Maria cũng còn là Người Nữ Trung Gian cho các thiên thần, như là thần học Đông Phương vẫn thường hay nêu ra. Mẹ Maria, là người gần gũi nhất với Thiên Chúa, là người duy nhất đáng được hưởng mọi hồng ân của Chúa Thánh Thần.
Thánh Gregory Palamas đã nêu ra tầm quan trọng của Theotokos sau khi Mẹ rời khỏi thế giới này: “Xét về một mức độ nào đó, Mẹ chính là người gần gũi Thiên Chúa hơn bất kỳ một ai, và vì thế Mẹ đã trở thành một người biết lắng nghe. Tôi không chỉ có nói về con người không thôi, mà còn cả về các tổng lãnh thiên thần.”
ROME, DEC.5, 2004 - Sự khó khăn trong việc chấp nhân tín điều về Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của thế giới thời nay, chính là hệ quả của những thứ triết học giả tạo và hời hợt, đó là lời nhận xét của một thần học gia.
Cha Paul Haffner, một giáo sư về thần học tại Đại Học Giáo Hoàng Regina Apostolorum, đã chỉ ra điểm đó trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Zenit.
Cha Haffner là một người sinh trưởng tại thành phố Luân Đôn, và cũng là tác giả của cuốn sách có nhan đề là “Những điều huyền nhiệm về Mẹ Maria,” (The Mystery of Mary) vừa mới được xuất bản bởi nhà sách Gracewing ở Anh Quốc, và nhà sách Hillenbrand Books ở Hoa Kỳ, đã chia sẽ một vài cảm nghĩ với hãng tin Zenit.
Hỏi (H): Thưa Cha, tại sao Cha nghĩ là phải cần thiết để viết ra một cuốn sách đề cập tới tín điều về Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội?
Cha Haffner (T): Thưa, cuốn sách không chỉ đề cập tới tín điều về Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội không thôi, mà cuốn sách được xuất bản là để mừng kỷ niệm 150 năm của việc định nghĩa về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, bởi Đức Cố Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX.
Trong cuốn sách này, tôi đã cố giải thích một cách rất kỹ càng, rõ ràng, về cấu trúc tổng quan của thần học và của học thuyết có liên quan tới Mẹ Maria dưới cái nhìn của lịch sử. Với tư cách là tác giả, tôi hoàn toàn xác tín rằng cuốn sách sẽ làm nền tảng cho việc hiểu biết và sùng kính một cách sốt sắng hơn về Người Mẹ của Thiên Chúa bắt nguồn từ những học thuyết đúng đắn dựa trên Kinh Thánh và Truyền Thống, và theo đúng với thần học.
(H): Thưa Cha, tại sao Đức Cố Giáo Hoàng Piô IX lại quyết định cho công bố về tín điều này?
(T): Thưa, vào năm 1849, Đức Cố Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX đã tham khảo các Đức Giám Mục về việc đức tin của Hội Thánh có liên quan tới học thuyết về Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội, và liệu việc định nghĩa về mặt tín lý của học thuyết này là có thích hợp hay không.
Câu trả lời “nên” đã được khẳng định sau cả hai lần đếm phiếu, và chính vì thế, vào ngày 8 tháng 12 năm 1854, Đức Cố Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng định nghĩa về học thuyết của Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Thánh Cha đã công bố học thuyết đó, vốn phải được tin bởi cả Giáo Hội bằng cách này hay cách khác kể từ những thời gian đầu đó.
(H): Thưa Cha, sách của Cha triển khai về chủ đề này ra sao, và đâu là những khía cạnh quan trọng mà Cha muốn nhấn mạnh đến cho tất cả các độc giả?
(T): Thưa, cuốn sách được triển khai theo thứ tự có liên quan tới các chủ đề.
Trong Chương I, tôi tóm tắt lại giản đồ căn bản về những gì cần phải có để hình thành nên Thánh Mẫu Học (marialogy), không phải là tách rời với những câu hỏi khác có liên quan tới thần học
Chương II đề cập tới những đóng góp của Thánh Kinh - qua Sách Cựu Ước có liên quan tới sự báo trước và lời tiên tri; còn trong Tân Ước, chính là việc hình thành và làm chứng tá như đã đề cập trong chương kế tiếp.
Chương III khám phá về mỗi khía cạnh của học thuyết mà Hội Thánh đã giảng dạy về Đức Mẹ.
Chương IV triển khai về học thuyết Vô Nhiễm Nguyên Tội, và những sự thật khác có liên quan tới Đức Mẹ như là người được tràn đầy ơn huệ của Thiên Chúa.
Chương V nhìn về Maria với tư cách là Mẹ của Thiên Chúa, là trung tâm điểm của tín lý về Thánh Mẫu Học. Rất nhiều chiều kích khác nhau về Đức Trinh Nữ Maria đã được minh họa trong Chương VI.
Tính Tông Đồ của Mẹ Maria, đây là một khía cạnh thần học hoàn toàn mới mẽ, sẽ được mổ xẻ trong Chương VII, và chương này cũng chính là chương thảo luận về sự dự phần, một cách đặc biệt và tích cực trong việc Cứu Chuộc.
Chương VIII minh họa về cuộc sống cuối đời ở trần gian của Mẹ Maria và việc lên trời hiển vinh cả hồn lẫn xác của Mẹ.
Chương IX và X nói về việc Mẹ Maria tiếp tục sứ vụ làm Mẹ của Hội Thánh, vì lẽ, qua Hội Thánh, Mẹ chính là Người Nữ Trung Gian (Mediatrix) [đây là tước hiệu mà Hội Thánh dành cho Mẹ-Người Dịch] của mọi ơn huệ. Vì năm này cũng là Năm Thánh Thể, do đó, cũng có một sứ chú ý đặc biệt về quan hệ của Đức Mẹ đối với Chúa Kitô qua Phép Thánh Thể.
(H): Thưa Cha, thật là khó cho thế giới ngày nay để có thể hiểu được về ý nghĩa của tín điều, và thậm chí còn phức tạp hơn nữa, khi việc đó lại có liên quan tới Đức Trinh Nữ Maria. Thế làm cách nào mà Cha có thể giải thích về tín điều này cho mọi người trẻ thời nay?
(T): Thưa, khó khăn chính là về phía của thế giới hiện đại, và sự thật là, chúng ta đã kế thừa quá nhiều triết lý giả tạo và hời hợt.
Đúng ra, sự huyền nhiệm của Mẹ Maria không chỉ được diễn tả và mạc khải bởi sự huyền nhiệm của Chúa Kitô, mà còn là sự khát khao và nguyện vọng sâu kính về sự hiện hữu của loài người. Sự kiện có liên quan đến Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội và một cuộc sống thánh thiện, không một vết nhơ của tội lỗi của Mẹ Maria, chẳng hạn, cũng đã đủ cho chúng ta biết được rằng sự cứu chuộc của Thiên Chúa đã thật sự có một tầm ảnh hưởng, qua việc gìn giữ Mẹ khỏi phải nhiễm tội tổ tông truyền. Vì thế, Mẹ chính là một tia sáng rọi đến trong một thế giới tăm tối.
Thêm vào đó, việc định nghĩa về sự về trời của Mẹ Maria đã được diễn ra vào năm 1950, thì việc đó mang một ý nghĩa hết sức quan trọng về lịch sử. Nó đã được diễn ra vào giữa ngay thế kỷ này khi mà sự thánh thiêng của thân xác con người đã bị chối bỏ về mặt lý thuyết lẫn thực hành ở rất nhiều cấp độ khác nhau.
Trong nửa đầu của thế kỷ thứ 20, nó bị chối từ về mặt chính trị trong các chế độ độc trị của Marxít và Đức Quốc Xã. Những chế độ đó đã chối bỏ sự thần thánh của thân xác trong lý thuyết, dẫn đến sự tàn xát một cách rất dã man hằng triệu người trong các trại tập trung và các gulags.
Trong phân nửa kế của thế kỷ 20, thì sự hành hung về thân xác thiêng liêng của con người đã được tiến hành ở mức độ dã man hơn bằng việc thảm sát hàng triệu con người không tên, vô danh thông qua việc phá thai và trợ tử, cũng như thông qua những thí nghiệm báng thần bổ thánh (sacrilegious) được thực hiện trên phôi thai con người, chẳng có liên quan gì cả đến kỹ nghệ về gien di truyền, và đã cố gắng cấy ghép con người.
Thì tất cả những điều đó được đối trọng (counterbalanced) bởi sự khẳng định của Giáo Hội rằng Đức Mẹ đã được về trờ cả “hồn” lẫn “xác.” Hội Thánh, vẫn luôn xác tín vào sự phục sinh của thân xác, vì Hội Thánh tin rằng cũng cùng một thân thể đó, mà Thiên Chúa đã tạo ra người đó theo đúng với hình ảnh của Ngài, và do đó, nó cũng được gọi là phận số siêu phàm (supernatural destiny) trong Chúa Kitô.
(H): Thưa Cha, đâu là mối quan hệ giữa Mẹ Maria và cuộc đối thoại đại kết (ecumenical dialog)?
(T): Thưa, tôi vẫn thường xem những câu hỏi về đại kết đều có liên quan tới Đức Mẹ về tín điều này. Trong khi đó, đã có một sự đồng ý đáng được ghi nhận giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo về Thánh Mẫu Học, điều đáng khích lệ là càng ngày càng có nhiều sự nhìn nhận về Mẹ Maria trong các khuynh hướng Cải Cách.
Nói đúng hơn, một nhà thần học của bên Cải Cách, mà tôi đã trích dẫn ra trong Chương 7 là John Macquarrie, đã viết như sau: “Chính là nhờ Mẹ Maria, là người đã đến để làm biểu trưng cho sự hài hòa trọn vẹn giữa thánh ý Thiên Chúa và sự đáp trả của con người, để từ đó Mẹ cho thấy được ý nghĩa của việc “đồng Cứu Chuộc”.”
Mẹ Maria cũng còn là Người Nữ Trung Gian cho các thiên thần, như là thần học Đông Phương vẫn thường hay nêu ra. Mẹ Maria, là người gần gũi nhất với Thiên Chúa, là người duy nhất đáng được hưởng mọi hồng ân của Chúa Thánh Thần.
Thánh Gregory Palamas đã nêu ra tầm quan trọng của Theotokos sau khi Mẹ rời khỏi thế giới này: “Xét về một mức độ nào đó, Mẹ chính là người gần gũi Thiên Chúa hơn bất kỳ một ai, và vì thế Mẹ đã trở thành một người biết lắng nghe. Tôi không chỉ có nói về con người không thôi, mà còn cả về các tổng lãnh thiên thần.”