VATICAN (ZENIT,org).- "Muốn cho sự Nhập Thể của Chúa Giêsu Kitô nên gương mẫu cho tất cả cố gắng đích thực trong việc hội nhập văn hóa của Tin Mừng". Đức Hồng Y Paul Poupard, chủ tịch Hôi Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa đã giải thích ý cầu nguyện truyền giáo của Đức Gioan Phaolô II cho tháng 12 trên Thống Tấn Xã Công Giáo Fides, thuộc cơ quan của Bộ Truyền Giáo.
"Lời Chúa là hạt giống, vừa nẩy mầm trong đất màu mở thấm nhuần sương thiêng, vừa thu hút biến đổi và tiêu hoá màu mở đó, để sau cùng mang lại nhiều hoa trái". Sự gặp gỡ giữa Lời Chúa và các văn hóa được diễn tả như vậy, trong Sắc Lệnh của Công Đồng Vatican II về hoạt động truyền giáo "Ad Gentes" (x. n.22). Đó là một sự hội nhập văn hóa tiếp xúc với những nhân vị trong những dự án cá nhân, văn hóa, kinh tế và chính trị, đến nỗi họ có thể sống một đời sống thánh thiện trong sự hiệp thông hoàn toàn với Chúa Cha, nhờ Chúa Thánh Thần. Sự hội nhập văn hóa là sự nhập thể luôn luôn đổi mới của mầu nhiệm Chúa Kitô, mầu nhiệm này, tới phiên mình, là kiểu mẫu cao cả và là sự thực hiện hoàn hảo của sự hội nhập văn hóa đích thực.
Sự nhập thể của Lời Chúa là môt điểm gặp gỡ của sự mạc khải Con Chúa và lịch sử cứu rỗi. Đó là một kiểu hoàn hảo của hội nhập văn hóa, bởi vì chân lý Kitô hữu không chỉ là một sự mặc khải thuần siêu việt, mà là như chất men trong bột, được lắp vào cách sâu xa trong mô lịch sử nhân loại, và được tiếp nhận trong con tim mỗi người, bằng cách biến đổi lịch sử. Hai phương diện nầy của mầu nhiệm Chúa Kitô: tính siêu việt và tính nội tại là hai luật cơ bản của sự hội nhập văn hóa.
Tất cả cố gắng hội nhập văn hoá do Giáo Hội thực hiện, có nghĩa là sự biến đổi sâu kín những giá trị văn hóa đích thực, nhờ sự sáp nhập của chúng trong Kitô giáo, và đồng thời, nhời sự xen lẫn Kitô gáo trong những văn hóa khác nhau của nhân loại. Lý do, kiểu mẫu, tiêu chuẩn, nội dung và mục đích phải là Lời Thiên Chúa làm người, cũng là Chính Người, chủ thể và đối tượng của Lời này. Tin Mừng là Chúa Giêsu Kitô. Người là điểm xuất phát và đồng thời là điểm tới.
Vì bắt chước sự nhập thể Lời Chúa, sự hội nhập văn hóa phải có tính lịch sử và siêu việt, hoàn toàn và trọn vẹn. Cũng như "Ngôi Lời nhập thể và ở giữa chúng ta" (Ga 1,14), thì Tin Mừng, Lời Chúa Giêsu Kitô, được loan báo cho muôn dân, phải mọc rễ trong hoàn cảnh sống của những người nghe Lời Chúa. Sự hội nhập văn hóa một cách chính xác là sự xen vào sứ điệp Tin Mừng trong các nền văn hóa. Qua sự nhập thể của Con Thiên Chúa, chính vì sự nhập thể đó là hoàn toàn và cụ thể, sự hội nhập văn hóa cũng là một sự nhập thể trong một nền văn hóa riêng. Trong mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Kitô đã mặc lấy bản tính nhân loại chúng ta, và đã xử dụng ngôn ngữ con người và môi trường văn hóa và tôn giáo để mạc khải sự cứu rỗi siệu việt của Thiên Chúa và chương trình tình yêu của Người đối với nhân loại, còn nâng nó lên tới phẩm giá tuyệt vời. Cũng vậy, sự hội nhập văn hóa của Chúa Kitô và sự phúc âm hóa các nền văn hóa, không giảm bớt hình ảnh Chúa Kitô hay sự viên mãn của Lời Chúa.
Trong sự Nhập Thể, sự hội nhập văn hóa đầu tiên và quan trọng nhất của đức tin, Chúa Giêsu-Kitô đã kết hợp mình, cách nào đó, với mỗi người, bởi vì Lời Chúa tiếp xúc với phần sâu xa nhất và nhạy cảm nhất của con tim con người. Đó là một kiểu mẫu cho sự đối thoại liên nhân vị. Mỗi người có thể cảm thấy sự hiện diện của Chúa Kitô xung quanh mình và trong mình. Mỗi người kinh nghiệm sự phong phú của nhân tính Chúa Kitô trong thực tại cụ thể của đời mình và của nền văn hóa riêng mình. Từ một sự sống thân mật với Chúa Kitô, họ trở thành một chứng nhân sự hiện diện, sự chia sẻ và tình liên đới của Chúa Kitô với nền văn hóa của mình. Đó là động lực của sự trở lai cá nhân và cộng đồng.
Vả lại, mỗi sự phúc âm hóa được hội nhập văn hóa, phải phản chiếu trung thực thái độ của Chúa Giêsu Kitô đã tự đồng hoá với những người nghèo (x. Mt 25, 31-46), và đã nói về mình "Thần Khí Chúa đã sai tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khó" (Lc 4,18); và, lúc còn sống trên trần thế, Người đã hiến mình hoàn toàn, với một lòng thương xót đặc biệt, cho tất cả những ai đang ở trong sự cần thiết vật chất và thiêng liêng đặc biệt. Nhu là một yếu tố quan trọng của việc phúc âm hóa, sự hội nhập văn hóa, trong những chương trình của nó, những ưu tiên, những lời nói và hành động, phải chứng tỏ sự chon lựa ưu tiên của nó đối với kẻ nghèo, chứng tỏ sự hiệp thông và tình liên đới với họ. Như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nhắc nhớ, "trên gương mặt của mỗi con người, nhất là khi gương mặt đó được đánh dấu bằng những giọt nước mắt và những đau khổ, chúng ta có thể và phải thấy gương mặt Chúa Kitô (x. Mt 25, 40), Con Người".
+ Đức Hồng Y Phaolô Cardinal Poupard
"Lời Chúa là hạt giống, vừa nẩy mầm trong đất màu mở thấm nhuần sương thiêng, vừa thu hút biến đổi và tiêu hoá màu mở đó, để sau cùng mang lại nhiều hoa trái". Sự gặp gỡ giữa Lời Chúa và các văn hóa được diễn tả như vậy, trong Sắc Lệnh của Công Đồng Vatican II về hoạt động truyền giáo "Ad Gentes" (x. n.22). Đó là một sự hội nhập văn hóa tiếp xúc với những nhân vị trong những dự án cá nhân, văn hóa, kinh tế và chính trị, đến nỗi họ có thể sống một đời sống thánh thiện trong sự hiệp thông hoàn toàn với Chúa Cha, nhờ Chúa Thánh Thần. Sự hội nhập văn hóa là sự nhập thể luôn luôn đổi mới của mầu nhiệm Chúa Kitô, mầu nhiệm này, tới phiên mình, là kiểu mẫu cao cả và là sự thực hiện hoàn hảo của sự hội nhập văn hóa đích thực.
Sự nhập thể của Lời Chúa là môt điểm gặp gỡ của sự mạc khải Con Chúa và lịch sử cứu rỗi. Đó là một kiểu hoàn hảo của hội nhập văn hóa, bởi vì chân lý Kitô hữu không chỉ là một sự mặc khải thuần siêu việt, mà là như chất men trong bột, được lắp vào cách sâu xa trong mô lịch sử nhân loại, và được tiếp nhận trong con tim mỗi người, bằng cách biến đổi lịch sử. Hai phương diện nầy của mầu nhiệm Chúa Kitô: tính siêu việt và tính nội tại là hai luật cơ bản của sự hội nhập văn hóa.
Tất cả cố gắng hội nhập văn hoá do Giáo Hội thực hiện, có nghĩa là sự biến đổi sâu kín những giá trị văn hóa đích thực, nhờ sự sáp nhập của chúng trong Kitô giáo, và đồng thời, nhời sự xen lẫn Kitô gáo trong những văn hóa khác nhau của nhân loại. Lý do, kiểu mẫu, tiêu chuẩn, nội dung và mục đích phải là Lời Thiên Chúa làm người, cũng là Chính Người, chủ thể và đối tượng của Lời này. Tin Mừng là Chúa Giêsu Kitô. Người là điểm xuất phát và đồng thời là điểm tới.
Vì bắt chước sự nhập thể Lời Chúa, sự hội nhập văn hóa phải có tính lịch sử và siêu việt, hoàn toàn và trọn vẹn. Cũng như "Ngôi Lời nhập thể và ở giữa chúng ta" (Ga 1,14), thì Tin Mừng, Lời Chúa Giêsu Kitô, được loan báo cho muôn dân, phải mọc rễ trong hoàn cảnh sống của những người nghe Lời Chúa. Sự hội nhập văn hóa một cách chính xác là sự xen vào sứ điệp Tin Mừng trong các nền văn hóa. Qua sự nhập thể của Con Thiên Chúa, chính vì sự nhập thể đó là hoàn toàn và cụ thể, sự hội nhập văn hóa cũng là một sự nhập thể trong một nền văn hóa riêng. Trong mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Kitô đã mặc lấy bản tính nhân loại chúng ta, và đã xử dụng ngôn ngữ con người và môi trường văn hóa và tôn giáo để mạc khải sự cứu rỗi siệu việt của Thiên Chúa và chương trình tình yêu của Người đối với nhân loại, còn nâng nó lên tới phẩm giá tuyệt vời. Cũng vậy, sự hội nhập văn hóa của Chúa Kitô và sự phúc âm hóa các nền văn hóa, không giảm bớt hình ảnh Chúa Kitô hay sự viên mãn của Lời Chúa.
Trong sự Nhập Thể, sự hội nhập văn hóa đầu tiên và quan trọng nhất của đức tin, Chúa Giêsu-Kitô đã kết hợp mình, cách nào đó, với mỗi người, bởi vì Lời Chúa tiếp xúc với phần sâu xa nhất và nhạy cảm nhất của con tim con người. Đó là một kiểu mẫu cho sự đối thoại liên nhân vị. Mỗi người có thể cảm thấy sự hiện diện của Chúa Kitô xung quanh mình và trong mình. Mỗi người kinh nghiệm sự phong phú của nhân tính Chúa Kitô trong thực tại cụ thể của đời mình và của nền văn hóa riêng mình. Từ một sự sống thân mật với Chúa Kitô, họ trở thành một chứng nhân sự hiện diện, sự chia sẻ và tình liên đới của Chúa Kitô với nền văn hóa của mình. Đó là động lực của sự trở lai cá nhân và cộng đồng.
Vả lại, mỗi sự phúc âm hóa được hội nhập văn hóa, phải phản chiếu trung thực thái độ của Chúa Giêsu Kitô đã tự đồng hoá với những người nghèo (x. Mt 25, 31-46), và đã nói về mình "Thần Khí Chúa đã sai tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khó" (Lc 4,18); và, lúc còn sống trên trần thế, Người đã hiến mình hoàn toàn, với một lòng thương xót đặc biệt, cho tất cả những ai đang ở trong sự cần thiết vật chất và thiêng liêng đặc biệt. Nhu là một yếu tố quan trọng của việc phúc âm hóa, sự hội nhập văn hóa, trong những chương trình của nó, những ưu tiên, những lời nói và hành động, phải chứng tỏ sự chon lựa ưu tiên của nó đối với kẻ nghèo, chứng tỏ sự hiệp thông và tình liên đới với họ. Như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nhắc nhớ, "trên gương mặt của mỗi con người, nhất là khi gương mặt đó được đánh dấu bằng những giọt nước mắt và những đau khổ, chúng ta có thể và phải thấy gương mặt Chúa Kitô (x. Mt 25, 40), Con Người".
+ Đức Hồng Y Phaolô Cardinal Poupard