(Faisalabad, AsiaNews 15/07/2004) - Bộ trưởng Tôn Giáo vụ Pakistan, ông Ejaz ul Haq, hôm 13/07/2004 cho biết luật chống Phạm Thượng, dù đã được canh cải, sẽ vẫn giữ nguyên án tử hình dành cho những ai dám nói phạm đến tiên tri Muhammed.
Những lạm dụng trắng trợn luật chống Phạm Thượng
Ðược biết, luật chống Phạm Thượng được ban hành vào năm 1986, nhằm nới rộng quyền thi hành luật Hồi giáo, đã tạo điều kiện cho sự hành hạ người kitô hữu cũng như công dân Pakistan không theo Hồi giáo. Không những thế, luật chống Phạm Thượng còn được dùng như một hình thức trả thù và khủng bố ngay cả chính những người Hồi Giáo. Ông Ejaz ul Haq nhìn nhận rằng từ khi được ban hành đến nay đã có hơn 4000 ngàn vụ tố cáo trước tòa. Trong khi đó, từ năm 1927 đến 1986 chỉ có 7 vụ tố cáo. Ông Ejaz ul Haq khẳng định rằng như vậy, rõ ràng là luật chống Phạm Thượng đã bị lạm dụng nghiêm trọng. Tuy thế, vì luật Pakistan “được xây dựng trên những giá trị đáng kính của Hồi Giáo”, ai nói phạm đến Muhammed là phải chết.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Ðức Giám Mục John Joseph của giáo phận Faisalabad đã tự sát trước tòa ngày 6-5-1998, để phản đối tình hình các nhóm thiểu số tại Pakixtan, bị đàn áp bởi luật chống Phạm Thượng. Cái chết của Ðức Cha quả là lời tố cáo gắt gao về sự bất công của những bộ luật Hồi giáo nhằm chống lại người Kitô.
Nhân quyền ở đâu?
Khi một người bị tố là xúc xiểm đến Muhammed, ít có luật sư nào dám biện hộ cho người ấy. Biện hộ cho những người bị tố cáo phạm thánh tại Pakistan là một chuyện vô cùng nguy hiểm. Chaudhry Azra Shuja, chủ tịch của Luật Sư Đoàn Kitô Giáo tại Pakistan cho thông tấn xã UCAN biết: "Ngay cả các vị thẩm phán cũng bị nguy hiểm nữa huống hồ gì là các luật sư". Aslam Parvaiz, một luật sư Công Giáo tại Lahore cho biết mới đây khi ông đến tòa để biện hộ cho một người bị tố cáo phạm thánh, ông đã bị một nhóm người đi xe môtô chặn lại và cảnh cáo ông về những hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy đến cho ông và gia đình.
Được biết, tại Pakistan, những ai bị kết tội xúc xiểm đến tiên tri Muhammed thì cầm chắc cái chết trong tay. Trong khi những ai xúc xiểm đến kinh Coran thì bị tù chung thân.
Báo chí cũng còn khiếp sợ
Giới báo chí tại Pakistan rất khiếp đảm trước luật chống Phạm Thượng. "Sự sợ hãi luôn bao vây chúng tôi" và "bạn phải rất cẩn trọng về lời nói và cách viết của mình", đó là lời nhận định của một nhà báo lão thành tại Pakistan. Luật chống Phạm Thượng của Pakistan kết án tử hình những người dùng lời nói, ngôn ngữ hay những bài viết dù trực tiếp hay gián tiếp có ý bôi nhọ danh thánh tiên tri Mohammed đã không ngừng chống lại các kitô hữu và những nhà báo có lương tâm.
Ông Rehmat Shah Afridi, chủ bút tờ The Frontier Post đã bị tống giam tại Lahore vì tội buôn lậu ma túy và vào ngày 5/01/2001, 5 nhà báo của tờ báo này cũng đã bị qui tội phạm thánh, vì tờ báo đã cho đăng mục "thư độc giả" mà theo công tố viên, trong đó, có một bức thư có nội dung chỉ trích tiên tri Mohammed.
Có một giai đoạn tờ The Frontier Post đã trở thành mục tiêu của sự chống đối và thậm chí còn bị đình chỉ trong 6 tháng. Tờ báo được hoạt động trở lại chỉ vài ngày trước khi ông Rehmat Shah Afridi, chủ bút của tờ báo bị kết án tử hình. Theo tờ Reporters san Frontiers sự bắt giữ và kết án ông Rehmat Shah Afridi là do động cơ chính trị.
Thực sự, vài tháng trước đó, tờ The Frontier Post đã cáo giác lực lượng chống ma túy của Pakistan đã kiếm tiền từ việc buôn lậu ma túy! Với việc bắt giam và bỏ tù ông chủ bút cũng như 5 phóng viên, người ta cho rằng, tờ The Frontier Post chắùc chắn có nguy cơ bị xoá sổ.
Đàn áp người Kitô Giáo: vài trường hợp điển hình
Anh Ayub Masih:
Anh Ayub Masih, 28 tuổi, một kitô hữu người Pakistan bị bắt vào tháng 10.1996, do một người hàng xóm theo đạo Hồi giáo tố cáo là anh đã nói xấu Hồi giáo bằng câu nói rằng: "nếu bạn muốn biết về đạo Hồi, hãy đọc Salman Rushdie".
Anh bị kết án tử hình vào ngày 27/4/1998. Anh tiếp tục chống án. Lời chống án của anh Masih được tờ Amnesty International ủng hộ, nhưng vẫn bị toà án tại Lahore bác bỏ. Thực sự, anh Ayub đã nộp đơn kháng án lên toà án tối cao của Pakistan, nhưng các quan tòa và luật sư đều e ngại, vì trước đây, vào năm 1997, một thẩm phán của toà án tại Lahore đã bị các người hồi giáo giết chết vì ông đã tuyên bố trắng án cho một tín hữu kitô. Trong một quyết định bất ngờ, hôm thứ Năm 15/8/2002, đúng ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tòa án tối cao Pakistan đã tuyên bố anh Ayub Masih trắng án và rằng những người tố cáo anh đã vì tư thù mà tố cáo anh nói xấu tiên tri Mohammed của đạo Hồi. Anh Ayub Masih đã được phóng thích ngay tại tòa án.
Vụ án của anh Ayub Masih là một vụ án vô cùng bi đát đã dẫn đến vụ tự sát của một Giám Mục Công Giáo để phản đối sự đàn áp của người Hồi Giáo đối với người Công Giáo tại Pakistan qua luật phạm thánh. Trong vụ án này rất nhiều cơ quan pháp luật của Công Giáo trên thế giới đã dự phần vào và đã gần như bất lực trước sự ngang ngược vô lý của nền tư pháp Pakistan.
Ngày 6/05/1998, thế giới bàng hoàng trước tin Ðức Giám Mục Công Giáo John Joseph bắn một viên đạn vào đầu mình ngay tại tòa án ở Sahiwal Session, Pakistan để phản đối việc kết án tử hình bất công một thanh niên Công Giáo 27 tuổi, anh Ayub Masih.
Thật ra, theo điều tra của Ủy Ban Nhân Quyền Á Châu (hồ sơ AHRC\UA980508 8 May 1998), câu chuyện bắt đầu từ những tranh chấp về đất đai với những người Hồi Giáo trong vùng. Những người chiếm đất đã muốn 17 gia đình Công Giáo rút lại đơn thưa kiện họ chiếm đất bất công. Họ đã sử dụng luật "phạm thánh" như là một cách thế hiệu quả để hà hiếp những người Công Giáo.
Ðức Giám Mục John Joseph, 66 tuổi, là Giám Mục giáo phận Faisalabad ở miền Trung Punjab từ năm 1981, đồng thời là chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Công Giáo thuộc Hội Ðồng Giám Mục Pakistan. Ngài là một người tranh đấu rất quả cảm cho nhân quyền, đặc biệt quyền tự do tôn giáo tại nước này. Sau cái chết kinh hoàng của ngài, Hội Ðồng Giám Mục Pakistan đã họp khẩn cấp tại Lahore và ra tuyên bố khẳng định: "Không thể gọi cái chết của ngài là một vụ tự sát. Ngài đã tự hy sinh đời mình để tranh đấu chống lại bất công".
Ông Parvaiz Masih
Vào ngày 1/4/2001, ông Parvaiz Masih, đã bị kết án phạm thánh và ngay lập tức ông bị giải đến nhà tù Sialkot mà không hề được điều tra cẩn thận. Ông Parvaiz Masih là một giáo viên và cũng là người điều hành rất thành công một trường trung học công giáo với hơn 300 học sinh. Người tố giác ông ta là ông Ch. Mohammed Ibrahim, một chủ cho thuê nhà trọ cùng trong làng, ông Ch. Mohammed Ibrahim cũng điều hành một trường trung học Hồi Giáo nhưng đã không thể cạnh tranh được với ông Pervaiz vì trường của ông không khi nào lên tới 60 học sinh.
Ủy ban Công Lý và Hoà Bình của Pakistan đã cho thấy rằng việc kết án ông Parvaiz Masih hoàn toàn do sự ghen tức và cạnh tranh trong việc làm ăn. Tướng Musharraf, vừa là người đứng đầu nhà nước, chính phủ và quân đội của Pakistan, vào ngày 20.6.2001 vừa qua, đã tuyên bố sẽ cải tổ luật chống Phạm Thượng và cải thiện tình hình của tôn giáo thiểu số tại Pakistan.
Ông Mervyn Thomas, chủ tịch Hiệp Hội Liên Ðới Kitô Hữu Toàn Thế Giới có trụ sở tại Anh Quốc cho rằng: Sự tương phản giữa cảm thức tôn giáo của người Hồi giáo và sự bảo vệ tính mạng của người tín hữu Kitô còn sâu sắc hơn những gì người ta nhận thấy tại đây.
Anh Samuel Masith
Gần đây nhất là vụ anh Samuel Masith. Anh Samuel Masith đã qua đời hôm 28/5/2004 sau những trận đòn chí tử của một viên cảnh sát Hồi Giáo. Đức Tổng Giám Mục Lawrence Saldanha trong bài giảng thánh lễ an táng cho anh Samuel đã nhận xét rằng “Cái chết này một lần nữa lại đưa ra ánh sáng tính chất vô lý của Luật Chống Phạm Thượng”. Theo tờ Daily Times, anh Samuel đã bị viên cảnh sát giáng một cái máy cắt gạch vào đầu. Khi vụ này xảy ra, anh Samuel đang phải điều trị tại một bệnh viện vì bệnh phổi sau khi đã bị cảnh sát câu lưu từ tháng 8 năm 2003 vì một lời tố cáo là anh đã xúc phạm đến tiên tri Mohammed. Đức Tổng Giám Mục Saldanha cho biết một người quản thủ thư viện đã tố cáo anh ném rác rưởi lên một tượng thạch cao trên đó có khắc những vần thơ lấy từ kinh Quran.
Đức Tổng Giám Mục Saldanha buồn rầu nhận định rằng “Anh Samuel đã chết vô lý như một nạn nhân của một luật mơ hồ và của một kẻ cuồng tín giành quyền thi hành luật trong tay mình”.
Trước cái chết của anh, những hệ phái Kitô tại Pakistan đã nhóm một phiên đặc biệt ngày 5/6/2004 để tưởng niệm anh và để tham dự một khóa hội thảo đặc biệt. Khóa hội thảo quy tụ khoảng 200 người trong đó có cả các viên chức chính quyền cũng đến tham dự. Trong thông cáo báo chí đưa ra sau đó, các tham dự viên đã đồng thanh lên án việc giết hại anh Samuel.
Trong buổi hội thảo, thượng nghị sĩ Khalid Ranjha nhận xét rằng không thể bỏ ngay Luật Chống Phạm Thượng trong bối cảnh đặc biệt hiện nay của Pakistan nhưng việc lạm dụng kuật này cần phải được chấm dứt. Trong khi đó, cha Inayat Bernard thuộc ủy ban Đối Thoại Đại Kết của Hội Đồng Giám Mục Pakistan thì kiên quyết cho rằng nếu Luật Chống Phạm Thượng không được rút lại thì những tôn giáo thiểu số tại đất nước mà Hồi Giáo chiếm đa số này sẽ tiếp tục là những nạn nhân của sự bất khoan dung tôn giáo.
Trước đó, chính tổng thống Pakistan, ông Musharraf cũng đã đưa ra đề nghị nên tái xét lại Luật Chống Phạm Thượng và một số các luật khác.
Những lạm dụng trắng trợn luật chống Phạm Thượng
Ðược biết, luật chống Phạm Thượng được ban hành vào năm 1986, nhằm nới rộng quyền thi hành luật Hồi giáo, đã tạo điều kiện cho sự hành hạ người kitô hữu cũng như công dân Pakistan không theo Hồi giáo. Không những thế, luật chống Phạm Thượng còn được dùng như một hình thức trả thù và khủng bố ngay cả chính những người Hồi Giáo. Ông Ejaz ul Haq nhìn nhận rằng từ khi được ban hành đến nay đã có hơn 4000 ngàn vụ tố cáo trước tòa. Trong khi đó, từ năm 1927 đến 1986 chỉ có 7 vụ tố cáo. Ông Ejaz ul Haq khẳng định rằng như vậy, rõ ràng là luật chống Phạm Thượng đã bị lạm dụng nghiêm trọng. Tuy thế, vì luật Pakistan “được xây dựng trên những giá trị đáng kính của Hồi Giáo”, ai nói phạm đến Muhammed là phải chết.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Ðức Giám Mục John Joseph của giáo phận Faisalabad đã tự sát trước tòa ngày 6-5-1998, để phản đối tình hình các nhóm thiểu số tại Pakixtan, bị đàn áp bởi luật chống Phạm Thượng. Cái chết của Ðức Cha quả là lời tố cáo gắt gao về sự bất công của những bộ luật Hồi giáo nhằm chống lại người Kitô.
Nhân quyền ở đâu?
Khi một người bị tố là xúc xiểm đến Muhammed, ít có luật sư nào dám biện hộ cho người ấy. Biện hộ cho những người bị tố cáo phạm thánh tại Pakistan là một chuyện vô cùng nguy hiểm. Chaudhry Azra Shuja, chủ tịch của Luật Sư Đoàn Kitô Giáo tại Pakistan cho thông tấn xã UCAN biết: "Ngay cả các vị thẩm phán cũng bị nguy hiểm nữa huống hồ gì là các luật sư". Aslam Parvaiz, một luật sư Công Giáo tại Lahore cho biết mới đây khi ông đến tòa để biện hộ cho một người bị tố cáo phạm thánh, ông đã bị một nhóm người đi xe môtô chặn lại và cảnh cáo ông về những hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy đến cho ông và gia đình.
Được biết, tại Pakistan, những ai bị kết tội xúc xiểm đến tiên tri Muhammed thì cầm chắc cái chết trong tay. Trong khi những ai xúc xiểm đến kinh Coran thì bị tù chung thân.
Báo chí cũng còn khiếp sợ
Giới báo chí tại Pakistan rất khiếp đảm trước luật chống Phạm Thượng. "Sự sợ hãi luôn bao vây chúng tôi" và "bạn phải rất cẩn trọng về lời nói và cách viết của mình", đó là lời nhận định của một nhà báo lão thành tại Pakistan. Luật chống Phạm Thượng của Pakistan kết án tử hình những người dùng lời nói, ngôn ngữ hay những bài viết dù trực tiếp hay gián tiếp có ý bôi nhọ danh thánh tiên tri Mohammed đã không ngừng chống lại các kitô hữu và những nhà báo có lương tâm.
Ông Rehmat Shah Afridi, chủ bút tờ The Frontier Post đã bị tống giam tại Lahore vì tội buôn lậu ma túy và vào ngày 5/01/2001, 5 nhà báo của tờ báo này cũng đã bị qui tội phạm thánh, vì tờ báo đã cho đăng mục "thư độc giả" mà theo công tố viên, trong đó, có một bức thư có nội dung chỉ trích tiên tri Mohammed.
Có một giai đoạn tờ The Frontier Post đã trở thành mục tiêu của sự chống đối và thậm chí còn bị đình chỉ trong 6 tháng. Tờ báo được hoạt động trở lại chỉ vài ngày trước khi ông Rehmat Shah Afridi, chủ bút của tờ báo bị kết án tử hình. Theo tờ Reporters san Frontiers sự bắt giữ và kết án ông Rehmat Shah Afridi là do động cơ chính trị.
Thực sự, vài tháng trước đó, tờ The Frontier Post đã cáo giác lực lượng chống ma túy của Pakistan đã kiếm tiền từ việc buôn lậu ma túy! Với việc bắt giam và bỏ tù ông chủ bút cũng như 5 phóng viên, người ta cho rằng, tờ The Frontier Post chắùc chắn có nguy cơ bị xoá sổ.
Đàn áp người Kitô Giáo: vài trường hợp điển hình
Anh Ayub Masih:
Anh Ayub Masih, 28 tuổi, một kitô hữu người Pakistan bị bắt vào tháng 10.1996, do một người hàng xóm theo đạo Hồi giáo tố cáo là anh đã nói xấu Hồi giáo bằng câu nói rằng: "nếu bạn muốn biết về đạo Hồi, hãy đọc Salman Rushdie".
Anh bị kết án tử hình vào ngày 27/4/1998. Anh tiếp tục chống án. Lời chống án của anh Masih được tờ Amnesty International ủng hộ, nhưng vẫn bị toà án tại Lahore bác bỏ. Thực sự, anh Ayub đã nộp đơn kháng án lên toà án tối cao của Pakistan, nhưng các quan tòa và luật sư đều e ngại, vì trước đây, vào năm 1997, một thẩm phán của toà án tại Lahore đã bị các người hồi giáo giết chết vì ông đã tuyên bố trắng án cho một tín hữu kitô. Trong một quyết định bất ngờ, hôm thứ Năm 15/8/2002, đúng ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tòa án tối cao Pakistan đã tuyên bố anh Ayub Masih trắng án và rằng những người tố cáo anh đã vì tư thù mà tố cáo anh nói xấu tiên tri Mohammed của đạo Hồi. Anh Ayub Masih đã được phóng thích ngay tại tòa án.
Vụ án của anh Ayub Masih là một vụ án vô cùng bi đát đã dẫn đến vụ tự sát của một Giám Mục Công Giáo để phản đối sự đàn áp của người Hồi Giáo đối với người Công Giáo tại Pakistan qua luật phạm thánh. Trong vụ án này rất nhiều cơ quan pháp luật của Công Giáo trên thế giới đã dự phần vào và đã gần như bất lực trước sự ngang ngược vô lý của nền tư pháp Pakistan.
Ngày 6/05/1998, thế giới bàng hoàng trước tin Ðức Giám Mục Công Giáo John Joseph bắn một viên đạn vào đầu mình ngay tại tòa án ở Sahiwal Session, Pakistan để phản đối việc kết án tử hình bất công một thanh niên Công Giáo 27 tuổi, anh Ayub Masih.
Thật ra, theo điều tra của Ủy Ban Nhân Quyền Á Châu (hồ sơ AHRC\UA980508 8 May 1998), câu chuyện bắt đầu từ những tranh chấp về đất đai với những người Hồi Giáo trong vùng. Những người chiếm đất đã muốn 17 gia đình Công Giáo rút lại đơn thưa kiện họ chiếm đất bất công. Họ đã sử dụng luật "phạm thánh" như là một cách thế hiệu quả để hà hiếp những người Công Giáo.
Ðức Giám Mục John Joseph, 66 tuổi, là Giám Mục giáo phận Faisalabad ở miền Trung Punjab từ năm 1981, đồng thời là chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Công Giáo thuộc Hội Ðồng Giám Mục Pakistan. Ngài là một người tranh đấu rất quả cảm cho nhân quyền, đặc biệt quyền tự do tôn giáo tại nước này. Sau cái chết kinh hoàng của ngài, Hội Ðồng Giám Mục Pakistan đã họp khẩn cấp tại Lahore và ra tuyên bố khẳng định: "Không thể gọi cái chết của ngài là một vụ tự sát. Ngài đã tự hy sinh đời mình để tranh đấu chống lại bất công".
Ông Parvaiz Masih
Vào ngày 1/4/2001, ông Parvaiz Masih, đã bị kết án phạm thánh và ngay lập tức ông bị giải đến nhà tù Sialkot mà không hề được điều tra cẩn thận. Ông Parvaiz Masih là một giáo viên và cũng là người điều hành rất thành công một trường trung học công giáo với hơn 300 học sinh. Người tố giác ông ta là ông Ch. Mohammed Ibrahim, một chủ cho thuê nhà trọ cùng trong làng, ông Ch. Mohammed Ibrahim cũng điều hành một trường trung học Hồi Giáo nhưng đã không thể cạnh tranh được với ông Pervaiz vì trường của ông không khi nào lên tới 60 học sinh.
Ủy ban Công Lý và Hoà Bình của Pakistan đã cho thấy rằng việc kết án ông Parvaiz Masih hoàn toàn do sự ghen tức và cạnh tranh trong việc làm ăn. Tướng Musharraf, vừa là người đứng đầu nhà nước, chính phủ và quân đội của Pakistan, vào ngày 20.6.2001 vừa qua, đã tuyên bố sẽ cải tổ luật chống Phạm Thượng và cải thiện tình hình của tôn giáo thiểu số tại Pakistan.
Ông Mervyn Thomas, chủ tịch Hiệp Hội Liên Ðới Kitô Hữu Toàn Thế Giới có trụ sở tại Anh Quốc cho rằng: Sự tương phản giữa cảm thức tôn giáo của người Hồi giáo và sự bảo vệ tính mạng của người tín hữu Kitô còn sâu sắc hơn những gì người ta nhận thấy tại đây.
Anh Samuel Masith
Gần đây nhất là vụ anh Samuel Masith. Anh Samuel Masith đã qua đời hôm 28/5/2004 sau những trận đòn chí tử của một viên cảnh sát Hồi Giáo. Đức Tổng Giám Mục Lawrence Saldanha trong bài giảng thánh lễ an táng cho anh Samuel đã nhận xét rằng “Cái chết này một lần nữa lại đưa ra ánh sáng tính chất vô lý của Luật Chống Phạm Thượng”. Theo tờ Daily Times, anh Samuel đã bị viên cảnh sát giáng một cái máy cắt gạch vào đầu. Khi vụ này xảy ra, anh Samuel đang phải điều trị tại một bệnh viện vì bệnh phổi sau khi đã bị cảnh sát câu lưu từ tháng 8 năm 2003 vì một lời tố cáo là anh đã xúc phạm đến tiên tri Mohammed. Đức Tổng Giám Mục Saldanha cho biết một người quản thủ thư viện đã tố cáo anh ném rác rưởi lên một tượng thạch cao trên đó có khắc những vần thơ lấy từ kinh Quran.
Đức Tổng Giám Mục Saldanha buồn rầu nhận định rằng “Anh Samuel đã chết vô lý như một nạn nhân của một luật mơ hồ và của một kẻ cuồng tín giành quyền thi hành luật trong tay mình”.
Trước cái chết của anh, những hệ phái Kitô tại Pakistan đã nhóm một phiên đặc biệt ngày 5/6/2004 để tưởng niệm anh và để tham dự một khóa hội thảo đặc biệt. Khóa hội thảo quy tụ khoảng 200 người trong đó có cả các viên chức chính quyền cũng đến tham dự. Trong thông cáo báo chí đưa ra sau đó, các tham dự viên đã đồng thanh lên án việc giết hại anh Samuel.
Trong buổi hội thảo, thượng nghị sĩ Khalid Ranjha nhận xét rằng không thể bỏ ngay Luật Chống Phạm Thượng trong bối cảnh đặc biệt hiện nay của Pakistan nhưng việc lạm dụng kuật này cần phải được chấm dứt. Trong khi đó, cha Inayat Bernard thuộc ủy ban Đối Thoại Đại Kết của Hội Đồng Giám Mục Pakistan thì kiên quyết cho rằng nếu Luật Chống Phạm Thượng không được rút lại thì những tôn giáo thiểu số tại đất nước mà Hồi Giáo chiếm đa số này sẽ tiếp tục là những nạn nhân của sự bất khoan dung tôn giáo.
Trước đó, chính tổng thống Pakistan, ông Musharraf cũng đã đưa ra đề nghị nên tái xét lại Luật Chống Phạm Thượng và một số các luật khác.