Lá phiếu Công Giáo
“Kể từ khi người ta lưu ý tới cụm từ 'Lá Phiếu Công Giáo', nghiã là sự ủng hộ cuả đa số người Công Giáo trong một cuộc bầu cử, thì kể từ thời Franklin D. Roosevelt cho đến nay, mọi ứng viên tổng thống đắc cử đều là người đã chiếm được Lá Phiếu Công Giáo.
Phải chăng người Công Giáo bỏ phiếu đồng nhịp với quốc gia hay phải chăng vì được phiếu Công Giáo mà một ứng viên thắng lợi? Dù câu trả lời thế nào chăng nữa thì cái kim chỉ nam để tiên đoán một cuộc bầu cử vẫn là: cứ theo dõi Lá Phiếu Công Giáo thì biết ai sẽ làm tổng thống.
Cho tới hôm nay, sau khi ông Trump chê Đức Giáo Hoàng là "đáng hổ thẹn" (disgraceful) và là "con tốt chính trị" (political pawn), thì ông đã mất Lá Phiếu Công Giáo một cách thê thảm: bà Hillary Clinton đang chiếm đa số phiếu cuả Công Giáo, vượt qua ông Trump tới 17% (56% và 39%), và nếu nhìn riêng tới những người Công Giáo Hispanic (dân gốc Nam Mỹ) thì con số sai biệt còn lớn hơn, là 51% (77% và 16%)
Như vậy thì đã 'tận cùng đất đen' chưa? Có thể vẫn là chưa.
Mặc dù số cử tri Công Giáo là một lực lượng lớn, nhưng hình như ông Trump đã quan tâm tới các nhóm Tin Lành nhiều hơn.
Lấy được Lá phiếu Tin Lành có thể là cơ hội duy nhất mà ông ta hy vọng tìm ra một con đường dẫn tới chiến thắng, đó là lý do tại sao những người đầu tiên được ông Trump thông báo quyết định chọn ông Mike Pence đứng chung liên danh lại là các nhà lãnh đạo Tin lành như mục sư Jerry Falwell Jr..
Ông Miguel Diaz, cựu đại sứ Mỹ tại Tòa Thánh dưới thời Tổng thống Barack Obama, hiện là giáo sư thần học của viện Đại học Loyola Chicago, nói cho tờ báo America Magazine, một tờ báo có nhiều uy tín cuả dòng Tên, rằng ông ta tin rằng sự lựa chọn của Trump có thể làm dịu bớt nỗi lo ngại cuả một số cử tri Công Giáo, họ vẫn cho rằng ông ta không chân thành khi tuyên bố chống phá thai. Nhưng ông Diaz cũng thêm rằng quan điểm cuả ông Pence về L.G.B.T. (vấn đề đồng tính) lại có thể làm tăng thêm sự chống đối cuả những nhóm Công Giáo khác.
"Trump và Pence đại diện cho một liên danh đông lạnh trong thời gian, mất liên lạc với các dấu hiệu của thời đại," ông nói. "Vào thời điểm khi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã thách thức một sự ' thờ ơ toàn cầu,' thì Trump đã lựa chọn một ứng viên thiếu nhạy cảm về nhiều vấn đề có ảnh hưởng đến các cộng đồng khác nhau trong đất nước."
Liên danh Chống-Công Giáo?
Việc chọn một ông phó như thống đốc Mike Pence sẽ có thể gây họa thêm cho ông Trump vì những hành động "quyết liệt" mới đây cuả ông này.
"Liên danh Trump-Pence là liên danh Chống-Công Giáo nhất trong thờI hiện đạI” là lờI quả quyết cuả ông Christopher J. Hale đăng trên báo TIME ngày hôm qua. Ông Hale là giám đốc nhóm ‘Catholics in Alliance for the Common Good’ (CACG: Liên Minh Công Giáo cho Lợi Ích Chung) và là đồng sáng lập ra nhóm ‘Millennial’ (Thiên Niên Kỷ).
Nhóm CACG có một cương lĩnh rõ ràng là Chống Phá Thai, và vì thế đã tìm cách chiếm lấy những lá phiếu dành cho đảng Dân Chủ đang phò phá thai. Một phần nào họ đã thành công và phe Dân Chủ đã phê phán họ không tiếc lờI, ngược lại, họ được phe Cộng Hoà ve vãn cũng ‘không tiếc lời’.
Nhưng bây giờ, CACG tuyên bố họ không thể ủng hộ ứng viên của Cộng Hoà là ông Trump, dù cho Trump đã chọn ngườI đứng chung liên danh là thống đốc Mike Pence, Indiana, một ngườI tự xưng là ‘Công Giáo’… một cách ‘ẫm ờ’.
“Ẫm ờ’ là vì ông Pence đã bỏ đạo từ thờI sinh viên và bây giờ đang theo vợ đi lễ một nhà thờ ‘tin lành’ loạI ‘không giáo phái’ (non-denomination). Khi được hỏI về tôn giáo, ông tự mô tả mình là ‘một ngườI Công Giáo Tin Lành được tái sinh’ (“a born-again, evangelical Catholic.”)
Evangelical Catholic ? Thật là "lếu láo"... hay là ‘miệng lưỡi chính trị gia’ đây? (loại ‘chính trị gia’ không được viết hoa.)
Hai lý do mà ông Hale đưa ra để chống ông Pence là ông thống đốc này đã chống Catholic Charities trong việc định cư những ngườI Syria ở tiểu bang cuả ông và mới đây ông đã ký rồi lại 'xét lại' bộ luật ‘tự do tôn giáo’.
Lập lại lời cuả ông Trump giới thiệu rằng ông Pence là một người cũng có thành tích ‘tranh đấu quyết liệt’ như mình, ông Hale châm biếm rằng:
“Mike Pence quả có tranh đấu quyết liệt thật! Nhưng cho những ngườI Kitô giáo sao? Không thực sự như thế đâu.”
“Ông đã quyết liệt chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Giáo Hội Công Giáo trong việc cứu giúp ngườI tị nạn định cư ở Indiana…”
CACG là một nhóm tiêu biểu đại diện cho các nhóm Công Giáo bảo thủ đang hoạt động chính trị. Trong quá khứ họ thường liên minh với Cộng Hoà và đã giúp cho Cộng Hoà đạt được đa số dân biểu và thượng nghị sĩ, không chỉ trên bình diện quốc gia mà còn ở nhiều cấp Tiểu Bang và Thị Xã.
Người ta tự hỏi đảng Cộng Hoà sẽ có bao nhiêu hy vọng trong cuộc bầu cử 2016 này, trước sự mất mát những ủng hộ như thế?
CACG là một nhóm chính trị, do đó những luận điệu cuả họ cũng phản ảnh quan điểm chính trị, nhưng trong thực tế thì mối quan hệ giữa ông Pence và Công Giáo có nhiều điều để nói hơn nhiều.
Mối quan hệ phức tạp
Theo ông Michael O'Loughlin viết trên tờ America Magazine ngày hôm qua thì "Mối quan hệ giữa ông Pence với Giáo Hội Công Giáo là... phức tạp"
Cuối năm ngoái, cơ quan từ thiện Công Giáo Catholic Charities cuả Tổng Giáo Phận Indianapolis đã làm một việc mà họ đã từng làm cả ngàn lần là tái định cư một gia đình tị nạn. Catholic Charities giúp tìm nhà ở, cung cấp chăm sóc y tế, dạy học tiếng Anh và hướng dẫn những điều cơ bản của cuộc sống trong một nền văn hóa mới.
Nhưng lần này việc tái định cư này đã gặp khó khăn, mà đã xảy ra dưới ánh đèn sân khấu quốc gia, kết quả của một cuộc chiến chống di cư khai màn bởi ông Donald Trump.
Sau vụ tấn công khủng bố tại Paris làm cho 130 người thiệt mạng (Tháng 10-2015), thì khoảng hai chục thống đốc Hoa Kỳ tuyên bố rằng những người tị nạn Syria không được hoan nghênh tại các tiểu bang của họ.
Ông Pence là một trong những thống đốc đó. Ông tuyên bố ngày 16 tháng 11 rằng ông không tin tưởng vào quá trình sàng lọc cuả Liên Bang, dù kéo dài hằng năm trời nhưng không hiệu quả. Vì thế, ông chỉ đạo cho các cơ quan cuả Tiểu Bang giữ lại những viện trợ cho những người tị nạn đến từ Syria.
"Indiana có một truyền thống lâu đời mở rộng vòng tay và nhà cửa cho người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới, nhưng, là một thống đốc, trách nhiệm đầu tiên của tôi là đảm bảo sự an toàn và an ninh của tất cả những người Hoosiers," ông cho biết.
Hoosiers là tên 'văn hoa bóng bẩy' từ bài thơ nổi danh "The Hoosier's Nest" để gọi những cư dân cuả Indiana, cũng giống như như câu 'con rồng cháu tiên' là để chỉ người Việt Nam.
Bởi vì chương trình tị nạn thuộc về Liên Bang, cho nên một thống đốc tiểu bang không thể ngăn chặn sự định cư, nhưng, họ có thể gây khó khăn bằng cách từ chối cung cấp dịch vụ công cộng, và đó là việc ông Pence đã làm.
Nhưng trong lúc ông Pence tuyên bố như vậy, thì Catholic Charities của Indianapolis đã lo xong kế hoạch tái định cư cho một gia đình Syria. Họ, gồm bố mẹ và hai đứa con, đã tị nạn ở Jordan ba năm, đã qua mọi kiểm tra an ninh, và như thế đây là lúc Catholic Charities phải tái định cư họ.
Vì thế, dù ít khi can thiệp vào công việc chính trị, Đức Tổng Giám Mục Tobin đã xin gặp riêng ông thống đốc. Trong cuộc họp, ông Pence vẫn yêu cầu không tái định cư vì lý do an ninh. Đức Tổng Giám mục Tobin hứa rằng Ngài sẽ suy nghĩ về lời yêu cầu ấy, khi yên ắng xa rời ánh đèn sân khấu cuả phương tiện truyền thông, và rằng cá nhân Ngài sẽ cho ông Pence biết về quyết định của mình.
Sáu ngày sau cuộc họp ấy, Đức Tổng Giám mục Tobin đã cho báo chí biết rằng Ngài đã "lắng nghe mối quan tâm của Thống Đốc về an ninh" và "đã cầu nguyện", nhưng sau cùng đã quyết định 'không tuân phục'; gia đình Syria này đã được chuyển đến Indianapolis vào đêm hôm trước và đang được Catholic Charities chăm sóc.
Văn phòng thống đốc cuả ông Pence phản ứng tức thời, ra tuyên bố rằng dù ông Thống Đốc coi Catholic Charities "với sự kính trọng cao nhất", ông vẫn "trân trọng không đồng ý với quyết định của họ để nhận một gia đình tị nạn Syria vào Indiana trong lúc này."
Màn kịch 'tái định cư' chỉ là một hồi trong những lúc 'nóng lạnh' cuả mối quan hệ phức tạp giữa ông Pence và Giáo Hội Công Giáo.
Ông Pence sinh ra và lớn lên là người Công Giáo, thừa hưởng một nền giáo dục mà việc tham dự Thánh lễ và làm một cậu bé giúp lễ là quan trọng. Nhưng khi lên đại học, ông bắt đầu đi dự một nhà thờ không giáo phái, đã gặp người vợ tương lai của mình. Và bây giờ ông mô tả mình là "một Kitô hữu, một người bảo thủ và một đảng viên Cộng hòa", theo thứ tự, ông tự gọi mình là "một người tái sinh, một người Tin Lành Công Giáo", một cụm từ chỉ có trên truyền thông xã hội.
Trong 10 năm đầu ở Quốc Hội, ông Pence đã là một chiến binh kiên trì trên mặt trận văn hóa, và đã hỗ trợ nhiều vấn đề quan trọng đối với người Công Giáo cũng như Tin Lành.
Là đại biểu quốc hội từ năm 2003, ông ủng hộ giải pháp sửa đổi hiến pháp để định nghĩa hôn nhân là một kết hợp giữa một người nam và một người nữ, một đề xuất mà nhiều giám mục Công Giáo đã hỗ trợ.
Vào năm 2011, ông chủ trương đóng cửa chính phủ liên bang để có thể cúp tài trợ cho Planned Parenthood, một tập đoàn chuyên lo phá thai.
Khi ông nhậm chức thống đốc Indiana vào năm 2013, ông đã thúc đẩy việc thông qua một dự luật gây tranh cãi là cho phép các doanh nghiệp có thể từ chối dịch vụ cho các người đồng tính vì lý do tôn giáo.
Nhưng ông đã xoay ngược 180 độ sau khi một số doanh nghiệp lớn đe dọa tẩy chay Tiểu Bang. Sự quay ngược quan điểm như thế làm cho mọi người kinh ngạc.
Và từ đó ông bắt đầu xoay ngược những đường hướng cuả mình mỗi khi gặt một sự khó khăn với các doanh nghiệp.
Tháng 3 năm ngoái ông ký một bộ luật gọi là 'Indiana's Religious Freedom Restoration Act' (Luật bảo vệ Tự Do Tôn Giáo), nhưng chỉ một tuần sau thì ông lại vội ký một đạo luật 'xét lại' bởi vì các doanh nghiệp lớn đó và có thêm nhiều tài tử đã đòi tẩy chay Tiểu Bang cuả ông.
Hình như từ khi hoạt động trong ngành Hành Pháp thì thái độ cuả ông Pence đã xoay chiều ngược lại với thái độ cuả ông khi còn ở trong ngành Lập Pháp. Những sự "tráo trở" như vậy đang trở thành một thói quen, người ta chưa quên rằng ông từng là một ủng hộ viên nhiệt thành cuả Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz chống lại ông Trump trong cuộc tranh cử sơ bộ còn chưa nguội.
Ngoài những nhóm Công Giáo đang hoạt động chính trị, còn nhiều nhóm Công Giáo khác hoạt động xã hội và môi trường cũng không mấy mặn mà với ông Pence.
"The Franciscan Action Network" (hiệp hội các phan sinh hành động) là một trong nhiều tổ chức Công Giáo đã ký một lá thư cho các nhà lập pháp và các thống đốc để thúc giục họ chào đón những người tị nạn Syria. Người lãnh đạo của nhóm đó, ông Patrick Carolan, nói với báo America rằng tuy ông có vấn đề với ông Pence từ chối hỗ trợ người tị nạn, nhưng còn nhiều hơn thế nữa vì thành tích của ông thống đốc này hổ trợ cho ngành công nghiệp than đá.
"Những người chối cãi không có thay đổi khí hậu (climate [change] deniers) thì không bao giờ nên tự xưng là phò sự sống," ông Carolan nói. "Người ta không thể phò sự sống nếu họ đang phá hủy công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa."
Nên thông cảm?
Linh mục Frank Pavone,vị thủ lãnh của nhóm các linh mục phò sự sống, thì lại ca ngợi ông Pence và nói với báo America rằng hai người đã làm việc với nhau về vấn đề phá thai kể từ khi ông Pence được bầu vào Quốc hội lần đầu tiên.
"Cá nhân tôi biết ông ta là một người không sợ lên tiếng bảo vệ các giá trị của chúng ta và sẵn sàng trả giá cần thiết để làm điều đó," Cha Pavone nói. "Chúng tôi luôn biết rằng chúng tôi sẽ có sự hỗ trợ mạnh mẽ cho nhau. Ông khuyến khích chúng tôi, và chúng tôi khuyến khích ông ấy. "
Cha Pavone nói ngài hiểu rằng một số người bảo thủ đã thất vọng vì ông Pence thu hồi luật tự do tôn giáo trước những áp lực từ cộng đồng doanh nghiệp, nhưng ngài đã không chia sẻ cảm xúc thất vọng ấy.
"Khi bạn không thể chạy hết ga thì luôn luôn có một sự thất vọng," Cha Pavone nói. "Nhưng tôi vẫn cho rằng ông ta đáng khen vì đã giám đưa ra đạo luật ấy."