Phụng Vụ - Mục Vụ
Sứ giả hoà bình
Lm Vũđình Tường
04:37 03/07/2019
Phúc âm tường thuật Đức Kitô sai 72 môn đệ đi rao giảng Tin Mừng. Đây là lần đầu tiên các ông đi chung theo nhóm, mỗi nhóm hai người rao giảng Tin Mừng. Có sự khác biệt giữa Phúc âm Thánh Mattheu và Luca. Thánh Mattheu thuật việc Đức Kitô sai 12 môn đệ đến các chiên lạc nhà Israel; Thánh Luca tường thuật không phải chỉ có 12 tông đồ mà là 72 môn đệ được sai đi đến mọi người, kể cả dân ngoại. Thánh Luca cho biết lí do Đức Kitô sai môn đệ đi rao giảng vì 'Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về' Lc 10,2. Cánh đồng truyền giáo thường có tranh chấp vì thế Đức Kitô nói rõ cho các môn đệ biết để đề phòng: 'Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói'. c.3. Sói là loài thú ăn thịt các loài thú khác. Có khi chúng đi đơn độc, lại có lúc đi theo bầy đàn. Cần cẩn trọng khi gặp phải người có bản tính hung dữ, thích bạo động. Việc rao giảng Tin Mừng mang đến ba nhận thức. Thứ nhất, giúp các môn đệ nhận biết nhiều hơn về khả năng của mình. Thứ hai họ nhận ra tinh thần sẵn sàng hiến thân phục vụ Tin Mừng. Thứ ba họ cũng nhận biết tinh thần đón nhận Tin Mừng nơi dân chúng, cộng đoàn. Trước khi các ông ra đi, Đức Kitô dặn các ông một số điều cần ghi nhớ.
Thứ nhất, các ông cần ra đi một cách nhẹ nhàng, thảnh thơi. 'Đừng mang theo tiền, bao bị, giầy dép' c.4a. Điều này cho biết các ông sẽ sống chung với những người các ông phục vụ. Quan trọng hơn, các ông hoàn toàn lệ thuộc và hoàn đặt tin tưởng vào Đấng sai các ông đi.
Thứ hai, tránh la cà, trò chuyện dọc đường: 'Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường' c. 4b. Điều này cho biết sứ mạng quan trọng của các ông. Đó là rao giảng Tin Mừng. Việc vô bổ, chuyện vãn thường, có thể làm phân tâm trong vấn đề rao giảng. Từ đó dẫn đến việc coi nhẹ việc truyền giáo.
Thứ ba, Việc đầu tiên là mang bình an cho gia đình. 'Vào nhà nào, trước tiên hãy nói: Bình an cho nhà này' c.5. Điều này cho biết các môn đệ là sứ giả của bình an và các môn đệ mang đến ơn bình an. Người thích bạo động sẽ không đón nhận và ơn bình an đó sẽ trở lại với người ban phát nó. Ban bình an chính là món quà đầu tiên Đức Kitô sau khi sống lại từ cõi chết ban cho các Tông đồ khi Ngài hiện ra với các ông. Nơi nào có bình an, nơi đó vắng bóng sợ sệt. Bình an mang hy vọng và tương lai tươi sáng.
Thứ tư, các môn đệ sống hoà đồng với mọi người. Đức Kitô dặn tiếp: 'Người ta cho ăn uống gì thì anh em dùng thức đó' c.7. Ngồi chung bàn cho biết tinh thần hoà đồng, tình thân hữu, tính hiếu khách của chủ nhà. Đổi lại các môn đệ chữa bệnh tật của họ và rao giảng Tin Mừng.
Thứ năm, cách đối phó với kẻ mang tính sói là ra đi, tránh tranh chấp với họ. Điều này được nhắc đến có lẽ Đức Kitô nhắc nhở các ông tránh thái độ thách đố của hai môn đệ Giacôbe và Gioan chúng ta nghe tuần trước. Khi dân làng Samarita không đón tiếp các ông muốn đốt thành của họ. Đức Kitô hướng dẫn, kẻ mang tính sói không đáng tranh chấp. Không phải họ ghét người rao giảng Tin Mừng mà họ ghét Tin Mừng. Trong trường hợp này hãy ra đi nhưng vẫn làm tròn nhiệm vụ, nói cho họ biết: 'Triều đại Thiên Chúa đã đến gần'. c.12. Đón nhận hay từ chối quyền tự do của họ. Hướng dẫn này cho biết bác ái yêu thương nơi trần thế sẽ không bị quên lãng trong nước trời. Người đối xử tính lang sói với anh em nơi trần thế sẽ không gặp được lòng khoan dung nơi Thiên Chúa khi họ qua đời.
Các môn đệ trở về lòng dạt dào niềm vui. Các ông hớn hở nói với Đức Kitô: 'Nghe đến Danh Thầy, cả ma quỉ cũng phải khuất phục chúng con. c. 17. Đến đây thì rõ nghĩa 'chủ mùa gặt' không phải là ai khác mà là chính Đức Kitô, chủ mùa gặt nhắc đến nơi câu số hai trong đầu bài đọc. Các môn đệ có thêm nhận thức mới, nhận thức thứ tư. Danh của Đức Kitô có quyền năng đến độ ma quỉ nghe đến chúng khiếp sợ, run rẩy. Chúng ta cầu xin biết kính trọng mỗi khi nhắc đến hay nghe Danh Thánh Thiên Chúa.
TiengChuong.org
The Peace Mission
Today we hear about the mission of the seventy-two disciples. This is their first public mission. There is a difference between the Gospels of Matthew and Luke. In Matthew, the twelve Apostles were sent to the lost sheep of the Israel; while in Luke, the seventy two disciples were sent to everyone, including the gentiles. Luke gave the reason for the mission as 'The harvest is rich, but the labourers are few, so ask the Lord of the harvest to send labourers to his harvest (10,2a)'. The mission field is an interesting place, because Jesus told them 'I am sending you like lambs among wolves' (v.3). There is a danger in the mission. There is challenge. Wolves are blood thirsty. Men of this type of behaviour are quickly irritated and familiar with violence. The mission would help the disciples to learn about their own ability, and their readiness to serve others in God's name. The mission would help them to experience firsthand how the public would receive the message of the Good News. Jesus gave them other instructions:
a/ that they need to travel light. 'Do not carry purse, extra clothing or even sandals'. It indicates that first, they were totally dependent on the people whom they were sent to serve for food and shelter. Second, they were totally dependent on God for guidance and had to trust in their Master, Jesus.
b/ that 'Greeting no one along the way', is understood as the urgency of their mission. They needed to stay focussed on their mission, and not allow other things to distract them from their task.
c/ that the greeting of 'peace' to a household they entered meant they were people of peace, furthermore they had the message of peace. Peace was the very first word, the first message with which the Risen Lord greeted the Apostles. Where there is peace, fear disappears because peace brings hope and offers a bright future.
d/ that table fellowship was the obvious sign of acceptance and hospitality from their hosts. In return, they help those in need by curing the sick and telling them about the coming of the kingdom. This instruction echoed the incident from the last week's reading; James and John wanted to burn the Samaritan village for not making Jesus welcome and Jesus stopped them.
e/ if they met people who rejected the message of peace, just simply to walk away. Shaking off dust from their feet meant the missionary received nothing from them. However they was generous enough to tell them that 'the kingdom of God is very near'( v.12).
The message seems to suggest that 'inhospitality' right now here on earth by humans would be met by the heavenly power in heaven. The seventy two returned with great joy. They said 'Lord, even the devils submit to us when we use your name v.17'. The word 'Lord' relates to the word 'Lord of the harvest' (v2) at the beginning of the reading. The seventy two had personal experience that the power of Jesus' name is acknowledged. When evil spirits hear Jesus' name they feel fearful.
Thứ nhất, các ông cần ra đi một cách nhẹ nhàng, thảnh thơi. 'Đừng mang theo tiền, bao bị, giầy dép' c.4a. Điều này cho biết các ông sẽ sống chung với những người các ông phục vụ. Quan trọng hơn, các ông hoàn toàn lệ thuộc và hoàn đặt tin tưởng vào Đấng sai các ông đi.
Thứ hai, tránh la cà, trò chuyện dọc đường: 'Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường' c. 4b. Điều này cho biết sứ mạng quan trọng của các ông. Đó là rao giảng Tin Mừng. Việc vô bổ, chuyện vãn thường, có thể làm phân tâm trong vấn đề rao giảng. Từ đó dẫn đến việc coi nhẹ việc truyền giáo.
Thứ ba, Việc đầu tiên là mang bình an cho gia đình. 'Vào nhà nào, trước tiên hãy nói: Bình an cho nhà này' c.5. Điều này cho biết các môn đệ là sứ giả của bình an và các môn đệ mang đến ơn bình an. Người thích bạo động sẽ không đón nhận và ơn bình an đó sẽ trở lại với người ban phát nó. Ban bình an chính là món quà đầu tiên Đức Kitô sau khi sống lại từ cõi chết ban cho các Tông đồ khi Ngài hiện ra với các ông. Nơi nào có bình an, nơi đó vắng bóng sợ sệt. Bình an mang hy vọng và tương lai tươi sáng.
Thứ tư, các môn đệ sống hoà đồng với mọi người. Đức Kitô dặn tiếp: 'Người ta cho ăn uống gì thì anh em dùng thức đó' c.7. Ngồi chung bàn cho biết tinh thần hoà đồng, tình thân hữu, tính hiếu khách của chủ nhà. Đổi lại các môn đệ chữa bệnh tật của họ và rao giảng Tin Mừng.
Thứ năm, cách đối phó với kẻ mang tính sói là ra đi, tránh tranh chấp với họ. Điều này được nhắc đến có lẽ Đức Kitô nhắc nhở các ông tránh thái độ thách đố của hai môn đệ Giacôbe và Gioan chúng ta nghe tuần trước. Khi dân làng Samarita không đón tiếp các ông muốn đốt thành của họ. Đức Kitô hướng dẫn, kẻ mang tính sói không đáng tranh chấp. Không phải họ ghét người rao giảng Tin Mừng mà họ ghét Tin Mừng. Trong trường hợp này hãy ra đi nhưng vẫn làm tròn nhiệm vụ, nói cho họ biết: 'Triều đại Thiên Chúa đã đến gần'. c.12. Đón nhận hay từ chối quyền tự do của họ. Hướng dẫn này cho biết bác ái yêu thương nơi trần thế sẽ không bị quên lãng trong nước trời. Người đối xử tính lang sói với anh em nơi trần thế sẽ không gặp được lòng khoan dung nơi Thiên Chúa khi họ qua đời.
Các môn đệ trở về lòng dạt dào niềm vui. Các ông hớn hở nói với Đức Kitô: 'Nghe đến Danh Thầy, cả ma quỉ cũng phải khuất phục chúng con. c. 17. Đến đây thì rõ nghĩa 'chủ mùa gặt' không phải là ai khác mà là chính Đức Kitô, chủ mùa gặt nhắc đến nơi câu số hai trong đầu bài đọc. Các môn đệ có thêm nhận thức mới, nhận thức thứ tư. Danh của Đức Kitô có quyền năng đến độ ma quỉ nghe đến chúng khiếp sợ, run rẩy. Chúng ta cầu xin biết kính trọng mỗi khi nhắc đến hay nghe Danh Thánh Thiên Chúa.
TiengChuong.org
The Peace Mission
Today we hear about the mission of the seventy-two disciples. This is their first public mission. There is a difference between the Gospels of Matthew and Luke. In Matthew, the twelve Apostles were sent to the lost sheep of the Israel; while in Luke, the seventy two disciples were sent to everyone, including the gentiles. Luke gave the reason for the mission as 'The harvest is rich, but the labourers are few, so ask the Lord of the harvest to send labourers to his harvest (10,2a)'. The mission field is an interesting place, because Jesus told them 'I am sending you like lambs among wolves' (v.3). There is a danger in the mission. There is challenge. Wolves are blood thirsty. Men of this type of behaviour are quickly irritated and familiar with violence. The mission would help the disciples to learn about their own ability, and their readiness to serve others in God's name. The mission would help them to experience firsthand how the public would receive the message of the Good News. Jesus gave them other instructions:
a/ that they need to travel light. 'Do not carry purse, extra clothing or even sandals'. It indicates that first, they were totally dependent on the people whom they were sent to serve for food and shelter. Second, they were totally dependent on God for guidance and had to trust in their Master, Jesus.
b/ that 'Greeting no one along the way', is understood as the urgency of their mission. They needed to stay focussed on their mission, and not allow other things to distract them from their task.
c/ that the greeting of 'peace' to a household they entered meant they were people of peace, furthermore they had the message of peace. Peace was the very first word, the first message with which the Risen Lord greeted the Apostles. Where there is peace, fear disappears because peace brings hope and offers a bright future.
d/ that table fellowship was the obvious sign of acceptance and hospitality from their hosts. In return, they help those in need by curing the sick and telling them about the coming of the kingdom. This instruction echoed the incident from the last week's reading; James and John wanted to burn the Samaritan village for not making Jesus welcome and Jesus stopped them.
e/ if they met people who rejected the message of peace, just simply to walk away. Shaking off dust from their feet meant the missionary received nothing from them. However they was generous enough to tell them that 'the kingdom of God is very near'( v.12).
The message seems to suggest that 'inhospitality' right now here on earth by humans would be met by the heavenly power in heaven. The seventy two returned with great joy. They said 'Lord, even the devils submit to us when we use your name v.17'. The word 'Lord' relates to the word 'Lord of the harvest' (v2) at the beginning of the reading. The seventy two had personal experience that the power of Jesus' name is acknowledged. When evil spirits hear Jesus' name they feel fearful.
Cẩm Nang Nhà Truyền Giáo
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:15 03/07/2019
Chúa Nhật 14 Thường Niên C
Chúa Giêsu lập Nhóm Mười Hai. Ngài cho các ông sống bên cạnh mình. Ngài trực tiếp huấn luyện bằng cách cho các ông được nghe những lời Ngài giảng, được xem những việc Ngài làm. Sau đó, Ngài sai các Tông đồ ra đi thực tập truyền giáo. Chúa Giêsu còn chọn thêm nhiều môn đệ nữa. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy 72 môn đệ được sai phái thêm sau chuyến sai đi Nhóm Mười Hai (Lc 9,1-6) vì "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít" (Lc 10,2). Thánh Luca muốn nhấn mạnh rằng, không riêng gì các Tông đồ, mà tất cả mọi người đều được Chúa Giêsu sai đi rao giảng Tin Mừng. Hai động từ "gọi, sai đi" diễn tả rõ rệt ơn gọi của các môn đệ. Trước khi các học trò lên đường, Chúa Giêsu căn dặn nhiều điều như là hành trang cần thiết cho sứ vụ tông đồ. M. Quesnel ví những lời đó như "một loại thủ bản, một cẩm nang cho một nhà truyền giáo hoàn hảo" (1).
1. Hành trang Tông đồ
Hành trang đi đường chỉ là: cây gậy, đôi dép, không mang hai áo. Ý nghĩa ở đây là những kẻ được sai đi phải là những con người thanh thoát, không cồng kềnh nặng nề với của cải vật chất để có thể luôn sẵn sàng lên đường ra đi cho sứ vụ.
Chuyến đi nào cũng cần đến những hành trang. Hành trang cồng kềnh bước đi sẽ chậm. Hành trang gọn nhẹ bước tới sẽ nhanh. Hàng trang càng được tinh giản chỉ còn lại những gì thiết yếu nhất thì bước chân cũng sẽ thanh thoát khai lối cho mùa sứ vụ.
Hành trang của những kẻ lên đường xem ra chẳng có gì. “Gậy và dép” như gợi lại buổi Xuất hành. Nhẹ nhàng quá! Bận vướng với của cải đất đai sản nghiệp đùm đề làm sao có đủ tự do để bứt ra mà dứt khoát lên đường?
Hành trang của những kẻ lên đường xem ra chẳng có gì. “Không bánh, không bị, không tiền, không hai áo”. Nghèo khó quá! Chả bù cho con người ngày nay luôn biết tích lũy lo xa, có của ăn chưa đủ, còn có của để dành nữa. Nhưng cái nghèo về tài sản lại cho thấy cái giàu về đức hạnh. Không lo chiếm hữu hoặc gắn bó với của cải vật chất, người Tông đồ trở nên thanh thản lên đường bất cứ lúc nào. Không bận vướng những thứ lỉnh kỉnh làm nặng bước đi hoặc làm chùn bước tới, người Tông đồ học sống tinh thần phó thác để chỉ biết đợi chờ tất cả nơi một mình Thiên Chúa.
Xem ra chẳng có gì. Mà thực ra lại có tất cả. Bởi hành trang đích thực của họ chính là Chúa, Đấng đã nên sản nghiệp cho những kẻ được sai đi (2).
Hành trang ấy còn có ý nghĩa đặc biệt nữa. Đó là các môn đệ được tham dự vào ba chức năng tư tế, tiên tri và vương đế của Chúa Giêsu. Cây gậy của vương đế, đôi dép của tiên tri, và tấm áo của tư tế.
- Cây gậy
Cây gậy trong tay biểu trưng cho sức mạnh của Thiên Chúa thông ban cho người thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ra đi với niềm tin vào năng quyền của Thiên Chúa trao ban: công bố Tin mừng cứu độ của Đức Kitô, chữa lành và thánh hoá nhằm cải thiện đời sống, xua trừ ma quỷ hầu chế ngự và đẩy lui các thế lực sự dữ.
- Đôi dép
Đôi dép là hình ảnh luôn lên đường. Truyền giáo là ra đi. Đi để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân. Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em".
- Tấm áo
Người ra đi mang áo là mặc lấy tâm tình Chúa Giêsu. Nhờ đó, các môn đệ làm cho cuộc đời mình trở nên của lễ hiến dâng hợp với hiến lễ Chúa Kitô.
Chúa Giêsu còn trao cho các môn đệ những quyền năng của Ngài: quyền rao giảng, quyền chữa bệnh, quyền trừ quỷ.
Với những hành trang như thế, Chúa Giêsu muốn tỏ cho thấy sự thành công trong hoạt động Tông đồ không do tài lực của con người nhưng là do quyền năng Thiên Chúa.
2. Phương thức hoạt động Tông đồ.
Sứ vụ loan báo Tin mừng không phải là việc của một cá nhân riêng lẻ, mà là việc của cộng đoàn, không phải là độc quyền của riêng ai, nhưng phải liên đới và liên kết với nhiều người khác. Khi sai đi "từng hai người một", Chúa Giêsu mong các môn đệ hợp tác và liên đới với nhau, khích lệ và bàn hỏi nhau khi gặp khó khăn "Hai người có giá trị hơn một, nếu họ ngã, người này đỡ người kia dậy" (Gv 4,9). Hai người làm việc chung, nâng đỡ nhau biểu lộ tình yêu thương nhau như một dấu chỉ đặc trưng của môn đệ của Chúa (x. Ga 13,35). Dấu chỉ này là một chứng từ sống động và lôi cuốn người khác.
Trong Công vụ Tông đồ, các nhà truyền giáo thường lên đường với nhau "từng hai người một”: Phêrô đi với Gioan (Cv 3,1; 4,13); Phaolô với Banabê (Cv 1 3,2); Giuđa và Sila (Cv 15,22)… Hoạt động Tông đồ luôn là tạo thành nhóm. Nếp sống huynh đệ là một bài giảng về tình yêu. Chứng tá về tính hiệp nhất khi gắn bó với Đấng đã sai mình, chứng tá về tình huynh đệ khi nhận ra mình được sai đi "từng hai người một”. Chứng tá Kitô hữu phải nhắm đến một hình thức cộng đoàn trong Giáo Hội. Cuộc sống yêu thương trong cộng đoàn vừa là dấu hiệu của người môn đệ Chúa Giêsu, vừa là lời rao giảng sống động, hùng hồn nhất về Tin Mừng.
Chúa Giêsu gọi các môn đệ và sai đi truyền giáo. Giáo hội tiếp nối sứ vụ được sai đi, đến với muôn dân. Ra đi là dấn thân đi đến gặp gỡ mọi người với tinh thần đơn sơ, từ bỏ và tự do, để loan báo tin vui và mang đến cho họ ơn cứu độ.
Như thế, Tông đồ là người lên đường chứ không phải xuống đường. Lên đường là một tinh thần nhạy cảm của Tin Mừng được thể hiện qua lối sống gắn bó với sứ vụ. Nhạy cảm với những thao thức của thời đại để tìm đổi mới tư duy, nâng cao tầm nhìn, nới rộng kiến thức, mong diễn đạt Tin Mừng sát với ngôn ngữ hiện tại. Nhạy cảm với nhu cầu của tha nhân bằng muôn ngàn cách thể hiện lòng nhân ái vốn là điểm sáng của giới luật yêu thương, đồng thời là dấu hiệu dễ nhận ra nhất của Tin Mừng cứu độ. Nhạy cảm với Giáo Hội để tìm hiệp nhất. Nhạy cảm với đồng nghiệp để tìm huynh đệ nâng đỡ cộng tác. Nhất là, nhạy cảm với Chúa để tìm thuộc về Ngài mỗi ngày một hơn. Và dọc dài sứ vụ, tư thế lên đường sẽ làm nên hình ảnh chứng nhân (3).
3. Sứ vụ Tông đồ là sống chứng nhân
Trao "Sứ vụ” cho các môn đệ, Chúa Giêsu không bảo các ông “phải giảng điều gì". Ngài chỉ căn dặn các ông những chi tiết "phải sống". Đối với Chúa Giêsu, ra đi làm chứng tá bằng cuộc sống quan trọng hơn chứng tá bằng lời nói.
Trong Tông huấn "Loan báo Tin Mừng", Đức Thánh Cha Phaolô VI quả quyết ít nhất hai lần rằng, phương thức thứ nhất để rao truyền Phúc Âm chính là làm chứng bằng một cuộc sống Kitô hữu đích thực (x. số 21 và 41).
Có ba cách làm chứng: nói, làm và sống. Hiệu năng nhất là cách thứ hai và thứ ba. Ai cũng biết nói thì dễ, làm khó hơn, và sống như mình nói lại càng khó hơn nữa. Chính việc làm và đời sống làm cho lời mình nói đáng tin hơn. Nhưng cả khi người ta chưa nói hay không thể nói, chưa làm hay không thể làm một số điều nào đó, thì người ta đã có thể sống điều mình xác tin và muốn chia sẽ.
Theo Đức Phaolô VI, làm chứng bằng cuộc sống, bằng hành động cụ thể là một cách rao giảng thầm lặng, không nghe được, nhưng thấy được và rất hữu hiệu, nhất là đối với con người thời nay vì hai lý do: một là vì thời nay (thời của khoa học thực nghiệm và của óc thực tiễn), người ta nhạy cảm với việc làm và dị ứng với lời nói và các học thuyết, hai là vì trong thế giới trần tục hoá ngày nay, như ở Việt Nam chẳng hạn, tôn giáo bị đẩy ra bên lề như chuyện riêng tư, thế nên không phải bất kỳ ở đâu và lúc nào người ta cũng có thể, hay nên trực tiếp rao giảng Tin Mừng. Năm 1937, Mahatma Gandhi, vị anh hùng dân tộc Ấn Độ nói với các nhà truyền giáo: "Hãy để cho đời sống các ngài nói với chúng tôi như đoá hoa hồng không cần ngôn ngữ, mà chỉ đơn sơ để cho hương thơm của mình toả lan. Cả người mù không nhìn thấy hoa hồng vẫn nhận ra được mùi thơm của nó. Hãy để chúng tôi nghĩ tới sự cao cả của nhân dân của các ngài khi họ toả hương thơm đời sống. Đối với tôi, đó là tiêu chuẩn duy nhất. Tất cả những gì tôi muốn họ làm là sống đời Kitô hữu chứ không phải chú giải nó".
Vậy để loan báo Tin Mừng thuyết phục, người Kitô hữu phải sống thế nào cho cuộc đời mình trở thành đáng tin. Đới sống đáng tin thì tự nhiên lời nói cũng đáng tin. Làm tông đồ, rao giảng Phúc Âm đặc biệt thích hợp cho ngày nay là làm cho đời sống Kitô hữu đáng tin. Như vậy toàn bộ cuộc sống ta đều phải "làm chứng": lời ăn tiếng nói, cách cư xử, giao tiếp, trong gia đình, ngoài xã hội, khi làm việc, khi vui chơi giải trí... Đối với người có ý thức truyền giáo thì nhất nhất việc gì, khía cạnh nào của đời sống họ cũng có thể là lời loan báo. Lời trách nặng nề nhất của người chưa biết Chúa đối với tín hữu Công Giáo có lẽ là: Người Công Giáo các anh (các chị) không mấy đáng tin; các anh (các chị) nói một đường làm một nẻo. Đức tin, giáo lý nghe thì thật hay nhưng không thấy đem lại cho xã hội một cái gì thật sự tốt đẹp và mới mẻ. Lời phê bình đó có lẽ là quá đáng nhưng thiết tưởng ta chẳng cần cãi lý làm gì, hãy coi đó như một lời nhắc nhở để chúng ta nhìn lại cuộc sống "chứng tá" của mình. Xã hội này đang suy thoái trầm trọng về đạo đức: tham nhũng, thối nát, dối trá, bất công, xì ke ma túy, sa đoạ. .. Ta có còn là men, là muối, là ánh sáng nữa không? (4).
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu,xin sai chúng con lên đường nhẹ nhàng và thanh thoát,không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế. Xin cho chúng con làm được những gì Chúa đã làm: rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ,chữa lành những người ốm đau. Xin cho chúng con biết nói Tin Mừng với niềm vui,như người tìm được viên ngọc…. quý,biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân. Xin ban cho chúng con khả năng đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa. Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ của bao người đau khổ thể xác tinh thần.
Lạy Chúa Giêsu,thế giới thật bao la mà vòng tay chúng con quá nhỏ. Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau mà tin tưởng lên đường, nhẹ nhàng và thanh thoát. Amen.(Mana).
Chú Thích:
1. "Comment lire un évangile?", Seuil, trang 103.
2. "Với cả tâm tình", trang 117-120, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống.
3. "Với cả tâm tình", trang 121.
4. "Đạo trong đời", trang 252-255, Lm Nguyễn Hồng Giáo.
Chúa Giêsu lập Nhóm Mười Hai. Ngài cho các ông sống bên cạnh mình. Ngài trực tiếp huấn luyện bằng cách cho các ông được nghe những lời Ngài giảng, được xem những việc Ngài làm. Sau đó, Ngài sai các Tông đồ ra đi thực tập truyền giáo. Chúa Giêsu còn chọn thêm nhiều môn đệ nữa. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy 72 môn đệ được sai phái thêm sau chuyến sai đi Nhóm Mười Hai (Lc 9,1-6) vì "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít" (Lc 10,2). Thánh Luca muốn nhấn mạnh rằng, không riêng gì các Tông đồ, mà tất cả mọi người đều được Chúa Giêsu sai đi rao giảng Tin Mừng. Hai động từ "gọi, sai đi" diễn tả rõ rệt ơn gọi của các môn đệ. Trước khi các học trò lên đường, Chúa Giêsu căn dặn nhiều điều như là hành trang cần thiết cho sứ vụ tông đồ. M. Quesnel ví những lời đó như "một loại thủ bản, một cẩm nang cho một nhà truyền giáo hoàn hảo" (1).
1. Hành trang Tông đồ
Hành trang đi đường chỉ là: cây gậy, đôi dép, không mang hai áo. Ý nghĩa ở đây là những kẻ được sai đi phải là những con người thanh thoát, không cồng kềnh nặng nề với của cải vật chất để có thể luôn sẵn sàng lên đường ra đi cho sứ vụ.
Chuyến đi nào cũng cần đến những hành trang. Hành trang cồng kềnh bước đi sẽ chậm. Hành trang gọn nhẹ bước tới sẽ nhanh. Hàng trang càng được tinh giản chỉ còn lại những gì thiết yếu nhất thì bước chân cũng sẽ thanh thoát khai lối cho mùa sứ vụ.
Hành trang của những kẻ lên đường xem ra chẳng có gì. “Gậy và dép” như gợi lại buổi Xuất hành. Nhẹ nhàng quá! Bận vướng với của cải đất đai sản nghiệp đùm đề làm sao có đủ tự do để bứt ra mà dứt khoát lên đường?
Hành trang của những kẻ lên đường xem ra chẳng có gì. “Không bánh, không bị, không tiền, không hai áo”. Nghèo khó quá! Chả bù cho con người ngày nay luôn biết tích lũy lo xa, có của ăn chưa đủ, còn có của để dành nữa. Nhưng cái nghèo về tài sản lại cho thấy cái giàu về đức hạnh. Không lo chiếm hữu hoặc gắn bó với của cải vật chất, người Tông đồ trở nên thanh thản lên đường bất cứ lúc nào. Không bận vướng những thứ lỉnh kỉnh làm nặng bước đi hoặc làm chùn bước tới, người Tông đồ học sống tinh thần phó thác để chỉ biết đợi chờ tất cả nơi một mình Thiên Chúa.
Xem ra chẳng có gì. Mà thực ra lại có tất cả. Bởi hành trang đích thực của họ chính là Chúa, Đấng đã nên sản nghiệp cho những kẻ được sai đi (2).
Hành trang ấy còn có ý nghĩa đặc biệt nữa. Đó là các môn đệ được tham dự vào ba chức năng tư tế, tiên tri và vương đế của Chúa Giêsu. Cây gậy của vương đế, đôi dép của tiên tri, và tấm áo của tư tế.
- Cây gậy
Cây gậy trong tay biểu trưng cho sức mạnh của Thiên Chúa thông ban cho người thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ra đi với niềm tin vào năng quyền của Thiên Chúa trao ban: công bố Tin mừng cứu độ của Đức Kitô, chữa lành và thánh hoá nhằm cải thiện đời sống, xua trừ ma quỷ hầu chế ngự và đẩy lui các thế lực sự dữ.
- Đôi dép
Đôi dép là hình ảnh luôn lên đường. Truyền giáo là ra đi. Đi để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân. Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em".
- Tấm áo
Người ra đi mang áo là mặc lấy tâm tình Chúa Giêsu. Nhờ đó, các môn đệ làm cho cuộc đời mình trở nên của lễ hiến dâng hợp với hiến lễ Chúa Kitô.
Chúa Giêsu còn trao cho các môn đệ những quyền năng của Ngài: quyền rao giảng, quyền chữa bệnh, quyền trừ quỷ.
Với những hành trang như thế, Chúa Giêsu muốn tỏ cho thấy sự thành công trong hoạt động Tông đồ không do tài lực của con người nhưng là do quyền năng Thiên Chúa.
2. Phương thức hoạt động Tông đồ.
Sứ vụ loan báo Tin mừng không phải là việc của một cá nhân riêng lẻ, mà là việc của cộng đoàn, không phải là độc quyền của riêng ai, nhưng phải liên đới và liên kết với nhiều người khác. Khi sai đi "từng hai người một", Chúa Giêsu mong các môn đệ hợp tác và liên đới với nhau, khích lệ và bàn hỏi nhau khi gặp khó khăn "Hai người có giá trị hơn một, nếu họ ngã, người này đỡ người kia dậy" (Gv 4,9). Hai người làm việc chung, nâng đỡ nhau biểu lộ tình yêu thương nhau như một dấu chỉ đặc trưng của môn đệ của Chúa (x. Ga 13,35). Dấu chỉ này là một chứng từ sống động và lôi cuốn người khác.
Trong Công vụ Tông đồ, các nhà truyền giáo thường lên đường với nhau "từng hai người một”: Phêrô đi với Gioan (Cv 3,1; 4,13); Phaolô với Banabê (Cv 1 3,2); Giuđa và Sila (Cv 15,22)… Hoạt động Tông đồ luôn là tạo thành nhóm. Nếp sống huynh đệ là một bài giảng về tình yêu. Chứng tá về tính hiệp nhất khi gắn bó với Đấng đã sai mình, chứng tá về tình huynh đệ khi nhận ra mình được sai đi "từng hai người một”. Chứng tá Kitô hữu phải nhắm đến một hình thức cộng đoàn trong Giáo Hội. Cuộc sống yêu thương trong cộng đoàn vừa là dấu hiệu của người môn đệ Chúa Giêsu, vừa là lời rao giảng sống động, hùng hồn nhất về Tin Mừng.
Chúa Giêsu gọi các môn đệ và sai đi truyền giáo. Giáo hội tiếp nối sứ vụ được sai đi, đến với muôn dân. Ra đi là dấn thân đi đến gặp gỡ mọi người với tinh thần đơn sơ, từ bỏ và tự do, để loan báo tin vui và mang đến cho họ ơn cứu độ.
Như thế, Tông đồ là người lên đường chứ không phải xuống đường. Lên đường là một tinh thần nhạy cảm của Tin Mừng được thể hiện qua lối sống gắn bó với sứ vụ. Nhạy cảm với những thao thức của thời đại để tìm đổi mới tư duy, nâng cao tầm nhìn, nới rộng kiến thức, mong diễn đạt Tin Mừng sát với ngôn ngữ hiện tại. Nhạy cảm với nhu cầu của tha nhân bằng muôn ngàn cách thể hiện lòng nhân ái vốn là điểm sáng của giới luật yêu thương, đồng thời là dấu hiệu dễ nhận ra nhất của Tin Mừng cứu độ. Nhạy cảm với Giáo Hội để tìm hiệp nhất. Nhạy cảm với đồng nghiệp để tìm huynh đệ nâng đỡ cộng tác. Nhất là, nhạy cảm với Chúa để tìm thuộc về Ngài mỗi ngày một hơn. Và dọc dài sứ vụ, tư thế lên đường sẽ làm nên hình ảnh chứng nhân (3).
3. Sứ vụ Tông đồ là sống chứng nhân
Trao "Sứ vụ” cho các môn đệ, Chúa Giêsu không bảo các ông “phải giảng điều gì". Ngài chỉ căn dặn các ông những chi tiết "phải sống". Đối với Chúa Giêsu, ra đi làm chứng tá bằng cuộc sống quan trọng hơn chứng tá bằng lời nói.
Trong Tông huấn "Loan báo Tin Mừng", Đức Thánh Cha Phaolô VI quả quyết ít nhất hai lần rằng, phương thức thứ nhất để rao truyền Phúc Âm chính là làm chứng bằng một cuộc sống Kitô hữu đích thực (x. số 21 và 41).
Có ba cách làm chứng: nói, làm và sống. Hiệu năng nhất là cách thứ hai và thứ ba. Ai cũng biết nói thì dễ, làm khó hơn, và sống như mình nói lại càng khó hơn nữa. Chính việc làm và đời sống làm cho lời mình nói đáng tin hơn. Nhưng cả khi người ta chưa nói hay không thể nói, chưa làm hay không thể làm một số điều nào đó, thì người ta đã có thể sống điều mình xác tin và muốn chia sẽ.
Theo Đức Phaolô VI, làm chứng bằng cuộc sống, bằng hành động cụ thể là một cách rao giảng thầm lặng, không nghe được, nhưng thấy được và rất hữu hiệu, nhất là đối với con người thời nay vì hai lý do: một là vì thời nay (thời của khoa học thực nghiệm và của óc thực tiễn), người ta nhạy cảm với việc làm và dị ứng với lời nói và các học thuyết, hai là vì trong thế giới trần tục hoá ngày nay, như ở Việt Nam chẳng hạn, tôn giáo bị đẩy ra bên lề như chuyện riêng tư, thế nên không phải bất kỳ ở đâu và lúc nào người ta cũng có thể, hay nên trực tiếp rao giảng Tin Mừng. Năm 1937, Mahatma Gandhi, vị anh hùng dân tộc Ấn Độ nói với các nhà truyền giáo: "Hãy để cho đời sống các ngài nói với chúng tôi như đoá hoa hồng không cần ngôn ngữ, mà chỉ đơn sơ để cho hương thơm của mình toả lan. Cả người mù không nhìn thấy hoa hồng vẫn nhận ra được mùi thơm của nó. Hãy để chúng tôi nghĩ tới sự cao cả của nhân dân của các ngài khi họ toả hương thơm đời sống. Đối với tôi, đó là tiêu chuẩn duy nhất. Tất cả những gì tôi muốn họ làm là sống đời Kitô hữu chứ không phải chú giải nó".
Vậy để loan báo Tin Mừng thuyết phục, người Kitô hữu phải sống thế nào cho cuộc đời mình trở thành đáng tin. Đới sống đáng tin thì tự nhiên lời nói cũng đáng tin. Làm tông đồ, rao giảng Phúc Âm đặc biệt thích hợp cho ngày nay là làm cho đời sống Kitô hữu đáng tin. Như vậy toàn bộ cuộc sống ta đều phải "làm chứng": lời ăn tiếng nói, cách cư xử, giao tiếp, trong gia đình, ngoài xã hội, khi làm việc, khi vui chơi giải trí... Đối với người có ý thức truyền giáo thì nhất nhất việc gì, khía cạnh nào của đời sống họ cũng có thể là lời loan báo. Lời trách nặng nề nhất của người chưa biết Chúa đối với tín hữu Công Giáo có lẽ là: Người Công Giáo các anh (các chị) không mấy đáng tin; các anh (các chị) nói một đường làm một nẻo. Đức tin, giáo lý nghe thì thật hay nhưng không thấy đem lại cho xã hội một cái gì thật sự tốt đẹp và mới mẻ. Lời phê bình đó có lẽ là quá đáng nhưng thiết tưởng ta chẳng cần cãi lý làm gì, hãy coi đó như một lời nhắc nhở để chúng ta nhìn lại cuộc sống "chứng tá" của mình. Xã hội này đang suy thoái trầm trọng về đạo đức: tham nhũng, thối nát, dối trá, bất công, xì ke ma túy, sa đoạ. .. Ta có còn là men, là muối, là ánh sáng nữa không? (4).
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu,xin sai chúng con lên đường nhẹ nhàng và thanh thoát,không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế. Xin cho chúng con làm được những gì Chúa đã làm: rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ,chữa lành những người ốm đau. Xin cho chúng con biết nói Tin Mừng với niềm vui,như người tìm được viên ngọc…. quý,biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân. Xin ban cho chúng con khả năng đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa. Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ của bao người đau khổ thể xác tinh thần.
Lạy Chúa Giêsu,thế giới thật bao la mà vòng tay chúng con quá nhỏ. Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau mà tin tưởng lên đường, nhẹ nhàng và thanh thoát. Amen.(Mana).
Chú Thích:
1. "Comment lire un évangile?", Seuil, trang 103.
2. "Với cả tâm tình", trang 117-120, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống.
3. "Với cả tâm tình", trang 121.
4. "Đạo trong đời", trang 252-255, Lm Nguyễn Hồng Giáo.
Nên chứng nhân loan báo Tin Mừng
Lm Đan Vinh
05:47 03/07/2019
Chúa Nhật 14 Thường Niên C
Is 66,10-14c ; Gl 6,14-18 ; Lc 10,1-12.17-20
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 10,1-12.17-20
(1) Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. (2) Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”. (3) Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. (4) Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. (5) Vào bất cứ nhà nào, thì trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” (6) Nếu ở đó có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy. Bằng không, thì bình an đó sẽ quay về với anh em. (7) Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. (8) Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. (9) Hãy chữa những người đau yếu trong thành và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”. (10) Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: “Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên, các ông phải biết điều này: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. (12) Thầy nói cho anh em hay: Trong ngày ấy, thành Xơ-đom còn được xử khoan hồng hơn thành đó”. (17) Nhóm Bảy Mươi Hai trở về hớn hở nói: “Thưa Thầy, nghe đến Danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con”. (18) Đức Giê-su bảo các ông: “Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống. (19) Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bò cạp và mọi thế lực kẻ thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. (20) Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em. Nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giê-su chỉ định bảy mươi hai người làm môn đệ và sai họ từng hai người đi thực tập truyền giáo. Các ông làm theo lời Thầy dạy và đã đạt được kết quả mỹ mãn.Cụ thể là ma quỷ đã phải chịu khuất phục trước các ông.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Chúa chỉ định bảy mươi hai người: con số 70 (theo bản văn tiếng Hipri) hay số 72 (theo bản văn tiếng Hy-Lạp) tượng trưng các tín hữu. Số 72 môn đệ này được Đức Giê-su chọn để cộng tác với Người giống như Mô-sê xưa đã nghe lời góp ý của nhạc phụ chọn ra 72 vị kỳ lão giúp phục vụ dân Chúa trong thời Xuất Hành (x Xh 18,13t). + Sai các ông cứ từng hai người một đi trước: Đi hai người để dễ trợ giúp nhau (x. Gv 4,-12). Thời Giáo hội sơ khai, các Tông đồ đã đi truyền giáo từng hai người: Bác-na-ba đi với Sao-lô (x. Cv 13,2); Giu-đa đi với Xi-la (x. Cv 15,27); Bác-na-ba đi với Mác-cô; Phao-lô với Bác-na-ba (x. Cv 15,35); Ti-mô-thê với Ê-rát-tô (x. Cv 19,22). + Phân biệt hai chức vụ Tông đồ và Môn đệ: Môn đệ là những người nhận Đức Giê-su làm Thầy và đi theo để nghe Người giảng và sống theo Lời dạy của Người. Có bảy mươi hoặc bảy mươi hai môn đệ. Các ông cũng được Đức Giê-su sai đi trước đến những nơi mà chính Người sẽ tới (x. Lc 10,1). Khi Đức Giê-su rao giảng ở đâu, các môn đệ tụ tập đến nghe, rồi sau đó lại trở về với gia đình vợ con và hành nghề của mình sinh sống. Còn Tông đồ là 12 người được Đức Giê-su chọn trong số 72 môn đệ (x. Lc 6,13), được sai đi rao giảng Tin mừng (x. Lc 9,2). Các ông đã được Đức Giê-su yêu cầu bỏ nghề dánh cá biển để đi theo Người làm nghề mới là đánh bắt các linh hồn (x. Mc 1,16-18). Các ông đã được chứng kiến các phép lạ Người làm (x. Lc 7,11); Được tham dự bữa Tiệc ly Vượt qua (x. Mt 26,26-29); Cùng trải qua biến cố Tử Nạn và Phục Sinh với Người (x. Lc 24,36-43); Được Người trao quyền cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,19), quyền chăn chiên (x. Ga 21,15-17); Sẽ được đồng bàn trong Vương quốc với Người, và được ngồi trên 12 tòa mà xét xử 12 chi tộc Ít-ra-en (x. Lc 22,30); Cuối cùng các ông còn được Người sai đi để làm chứng cho Người đến tận cùng thế giới (x. Mt 28,19; Cv 1,8). + Lúa chín đầy đồng: Các Ngôn sứ trong Cựu ước đã từng miêu tả ngày phán xét như một ngày gặt hái (x. Is 41,15; Gr 51,33). Ông Gio-an Tẩy giả đã kể ra việc phán xét của Đấng Thiên Sai trong ngày tận thế tương tự như các động tác của người nông dân sau mùa gặt lúa (x. Lc 3,17). Ở đây, Đức Giê-su cho môn đệ tham dự vào công trình của thời Cánh chung của Người bằng sự cầu nguyện và loan báo Tin mừng.
- C 3-6: + Như chiên giữa bầy sói: Các môn đệ của Đức Giê-su sẽ đi vào trần gian đầy những kẻ thù đang tìm cách bách hại các ông. Người chỉ thị cho các ông phải ra đi với hai bàn tay không mang khí giới, lòng đầy nhân ái và cư xử hiền lành như con chiên. Các ông phải đặt trọn niềm cậy trông vào Chúa quan phòng. + Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường: Vì người Do thái và các dân vùng Trung Đông gặp nhau thường chào hỏi hàn huyên lâu giờ. Đức Giê-su muốn các môn đệ đừng để các việc trần thế làm mất nhiều thời gian. Trong các sách của Lu-ca, các sứ giả của Tin mừng đều đi như chạy: Đức Ma-ri-a chạy đi thăm bà Ê-li-sa-bét, các mục đồng chạy đến máng cỏ, hai Tông đồ Phê-rô và Gio-an chạy ra thăm mồ Chúa, Phi-líp-phê chạy để đuổi kịp chiếc xe của một người Ê-thi-ô-pi (x. Cv 8,3). + “Bình an cho nhà này”: Lu-ca lấy lại cách chào hỏi thông thường của Cựu ước (x. 1 Sm 25,6). Đây là một lời cầu chúc phúc lộc an khang, một lời chúc lành. Bình an là mức sung mãn của sự sống, là món quà cao quý nhất mà Đấng Mê-si-a ban tặng (x. Lc 1,79). + Có ai đáng hưởng bình an: Đây là người tin và sẵn sàng đón nhận ơn bình an của Thiên Chúa.
- C 7-9: + Người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó: Đây là một sự cởi mở của Đức Giê-su. Người cho phép các môn đệ được ăn mọi thức ăn do người ta dọn cho. + Làm thợ thì đáng được trả công: Ăn những thức người ta dọn cho không phải là ăn của bố thí, nhưng là một thứ lương bổng do sự công bằng đòi buộc, tương xứng với Tin mừng cao quý mà các ông đem đến. Trách nhiệm của Cộng đoàn Hội thánh là phải lo phương tiện sống và hoạt động cho các người rao giảng Tin mừng. Sau này thánh Phao-lô cũng nói rằng: “Quả vậy Kinh thánh có nói: Đừng bịt mõm con bò đang đạp lúa, và làm thợ thì đáng được trả công (1 Tm 5,18; Mt 10,10; Đnl 25,4). Nơi khác Ngài còn nói: “Một khi chúng tôi đã gieo của thiêng liêng cho anh em, thì nếu chúng tôi có gặt của vật chất nơi anh em, thì đâu có phải là chuyện quá đáng” (1 Cr 9,11). Tuy nhiên thánh Phao-lô lại từ chối quyền gặt hái của cải vật chất ấy cho bản thân ngài (x. 1 Cr 9,12-14 ; 2 Cr 11,7-9). + Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia: Người Tông đồ phải tránh lo lắng tìm sự tiện nghi ăn ở cho mình, nhưng cần chuyên tâm chu tòan sứ vụ. + “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”: Các môn đệ đi trước dọn đường cho Đức Giê-su sắp đến. Người chính là hiện thân của Triều Đại Thiên Chúa.
- C 10-12: + Vào bất cứ thành nào mà người ta không đón tiếp...: Đức Giê-su cảnh báo cho các môn đệ biết họ sẽ bị người ta từ chối Tin mừng. Bấy giờ các ông vẫn phải cho họ biết rằng: Dù họ có muốn hay không, một ngày kia, Thiên Chúa sẽ hiển trị. Đó là ngày Phán xét. Nếu họ cố tình chối từ, họ sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa. + Thành Xơ-đom: Là một địa danh thời Tổ phụ Ap-ra-ham. Thành này đã bị phạt vì đã phạm nhiều tội lỗi (St 10,19).
- C 17-20: + Nghe đến Danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con: Ma quỷ phải chịu xuất ra khỏi người bị chúng ám khi các môn đệ ra lệnh nhân Danh Đức Giê-su (x. Cv 16,18). + Xa-tan từ trời sa xuống: Xa-tan là cái tên ám chỉ ma quỷ, kẻ đối lập và thù ghét Thiên Chúa. Do đó, khi Nước Thiên Chúa xuất hiện, thì quyền lực của Xa-tan sẽ bị lật đổ. + Quyền năng để chà đạp lên rắn rết...: Các loài vật kể ra ở đây là khí giới của Xa-tan. Đức Giê-su chiến thắng Xa-tan thì cũng tước đoạt hết khí giới của chúng và bắt chúng phải phục quyền (Rm 8,37-39 ; Ga 12,31). + Mừng vì tên được ghi trên trời: Ở đây là cuốn sách trường sinh, trong đó có ghi tên những người được ơn cứu độ (x. Đnl 12,1; Kh 3,5).
4. CÂU HỎI: 1) Đức Giê-su sai bao nhiêu môn đệ đi truyền giáo ? 2) Tại sao môn đệ phải đi từng hai người một ? 3) Có bao nhiêu Tông đồ ? 4) Tông đồ khác với môn đệ thế nào ? 5) Tại sao Đức Giê-su lại truyền cho môn đệ đừng chào hỏi ai dọc đường và chúc bình an cho nơi mà các ông đến ở trọ ? 6) Hãy cho biết lý do các môn đệ được ăn mọi thứ người ta dọn cho ? 7) Thành Xơ-đom là thành nào ? 8) Khi nào thì quyền lực của Xa-tan hòan tòan bị sụp đổ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ gặt lúa về” (Lc 10,2):
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHỨNG NHÂN CỦA CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG:
Tại Thủ đô Ma-ni-la nước Phi-líp-pin, có trường Đại học Công giáo A-ta-di-ô do các cha dòng Tên sáng lập, tọa lạc trên một ngọn đồi. Đây là một trường cung cấp rất nhiều nhân tài cho đất nước Phi. Dưới chân trường Đại học này là một khu lao động nghèo, trong đó có một cộng đoàn tu sĩ Tiểu đệ. Đa số các tu sĩ ở đây đã từng ở Việt nam.
Một hôm, một vị linh mục dòng Tên người Mỹ, là Giáo sư Đại học A-ta-di-ô tình cờ đi lạc vào khu lao động ấy và giữa đườngông ta gặp được một tu sĩ Tiểu đệ người Bỉ. Sau khi làm quen, vị linh mục người Mỹ đã hỏi tu sĩ người Bỉ: “Thầy làm gì ở khu lao động này ?” Tu sĩ người Bỉ kia trả lời: “Hằng ngày tôi đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo, đi làm thuê làm mướn cho những ai cần”. Nghe thế, vị linh mục người Mỹ rất lấy làm tiếc về sự hy sinh lãng phí của tu sĩ trí thức người Bỉ kia. Ông cũng cho biết công việc của ông ở đây là: Dạy học cho các sinh viên, đi thuyết trình nhằm rao giảng Tin mừng và đào tạo những nhà trí thức phục vụ Giáo hội Phi-lip-pin.
2) HÃY CHIẾN THẮNG SỰ DỮ BẰNG LÒNG TIN YÊU:
Vào một buổi tối nọ, một diễn giả nổi tiếng là GION KEO-LƠ (John Keller) được mời thuyết trình trước khoảng một trăm ngàn người tại một vận động trường ở Los Angeles. Đang diễn thuyết, bỗng ông dừng lại và nói: “Xin các bạn đừng sợ. Tôi sắp yêu cầu tắt tất cả đèn trong sân vận động này”.
Đèn tắt, sân vận động chìm sâu trong bóng tối. Ông John Keller lại nói tiếp: “Bây giờ tôi sẽ đốt lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm của tôi đốt thì hãy kêu lớn tiếng: “Thấy rồi !” Một que diêm vừa được bật lên, thì cả vận động trường đều vang lên “Thấy rồi!”
Sau đó đèn trong vận động trường được bật sáng trở lại và ông John Keller giải thích: “Ánh sáng của một hành động nhân ái dù nhỏ như một que diêm cũng có thể chiếu sáng trong bóng đêm tăm tối của nhân loại y như thế”.
Rồi một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại vụt tắt và một giọng nói vang lên ra lệnh: “Tất cả những ai có mang theo hộp quẹt, xin hãy đốt cháy lên!” Bỗng chốc, cả vận động trường đều rực cháy sáng.
Rồi ông John Keller kết luận: “Nếu tất cả mọi người chúng ta đều hợp lực cùng nhau, chúng ta sẽ có thể chiến thắng bóng tối, chiến thắng sự dữ và sự oán thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta”.
3) CÂY LÀM MƯA:
Ở Pê-ru có một loại cây rất ngộ nghĩnh, người ta bản xứ gọi nó là “cây làm mưa”. Lá nó hút hơi nước trong không khí, rồi nhỏ xuống như những giọt sương mai. Vì thế, chung quanh nó mặt đất lúc nào cũng ẩm ướt. Và trời càng nóng, thì nó càng nhỏ xuống nhiều nước.
Mỗi người chúng ta cũng phải trở nên như một cây làm mưa hữu ích cho tha nhân chung quanh đang khô khan nguội lạnh. Bằng đời sống đạo đức, chúng ta sẽ hút lấy ân sủng của Chúa, rồi bằng những hành động bác ái, chúng ta gieo ân sủng ấy cho tha nhân chung quanh.
4) ĐỜI SỐNG HƯỞNG THỤ KHÔNG PHÙ HỢP VỚI SỨ MỆNH LOAN BÁO TIN MỪNG:
Một linh mục nọ từ nơi khác đến xin gia nhập vào một giáo phận truyền giáo để sẽ đi phục vụ tại một giáo điểm của đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa. Trong cuộc trao đổi, linh mục này quen sống trong môi trường thành thị đã hỏi bề trên giáo phận về các tiện nghi như sau:
- Giáo điểm có xe hơi để di chuyển không?
- Nhà ở trong giáo điểm có gắn máy lạnh không?
- Có người giúp việc lo phục vụ nấu ăn và quét dọn vệ sinh hằng ngày không?
- Tiền lương mỗi tháng được bao nhiêu?
- Mỗi năm có được hưởng chế độ nghỉ hè một tháng không? v.v…
Cuối cùng linh mục này đã bị từ chối vì không thích hợp với sứ mệnh loan báo Tin Mừng.
3. THẢO LUẬN:
1)Thế giới đã nhận biết và ca ngợi điều gì trong cuộc sống và hoạt động của Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta ?
2)Ngày nay, muốn làm tông đồ truyền giáo hữu hiệu cho đồng bào Việt nam, chúng ta cần làm gì ?
4. SUY NIỆM:
Công đồng Va-ti-ca-nô II đã khẳng định: "Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo". Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II cũng qủa quyết: "Không một ai trong những người tin vào Đức Ki-tô. Không một tổ chức nào trong Hội thánh được miễn trách vụ cao cả này: Đó là đi loan báo Đức Ki-tô cho mọi dân tộc".
Thánh Phao-lô đã thốt lên: "Khốn cho thân tôi: nếu tôi không rao giảng Tin Mừng" (1 Cr 9,16). Nhưng chính việc làm mới chứng thực cho lời rao giảng, còn lời rao giảng thì chỉ làm sáng tỏ việc làm của ta. Ra đi là để làm chứng, và lời chứng sáng giá nhất chính là việc làm như Moody đã nói: "Các ngọn hải đăng ở bờ biển không thổi còi ầm ĩ, chúng chỉ chiếu sáng mà thôi".
1) Có nhiều cách thức truyền giáo: Qua cuộc đối thoại giữa vị linh mục dòng Tên người Mỹ và vị tu sĩ dòng Tiểu đệ người Bỉ trong câu chuyện trên, chúng ta thấy có nhiều cách truyền giáo trong Hội thánh: Vị linh mục dòng Tên đại diện cho đông đảo các nhà truyền giáo trên khắp thế giới, ngày đêm rao giảng Tin mừng bằng khả năng tri thức và các phương tiện sẵn có. Nhưng bên cạnh đó, còn có các tu sĩ âm thầm sống giữa những người nghèo, chia sẻ sự lao động chân tay cực nhọc với những người nghèo khác... mà tu sĩ dòng Tiểu đệ người Bỉ trong câu chuyện trên là một bằng chứng. Đây là những chứng nhân truyền giáo trong âm thầm, lấy cuộc sống chia sẻ phục vụ để làm chứng cho Chúa. Cả hai đường lối truyền giáo ấy đều có giá trị và thực sự đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho Hội thánh.
2) Điều kiện của các thừa sai: Khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Đức Giê-su đã căn dặn các ông phải sống hiền lành và đơn giản như sau: “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường”. Như vậy, một cuộc sống siêu thoát, không lệ thuộc vào của cải đời này, không phí thời giờ vào những chuyện không đâu, trông cậy vào Chúa quan phòng, khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ về nhà ở, cơm ăn... Tôn trọng tự do của tha nhân, chấp nhận có thể bị những kẻ có ác cảm với đạo từ chối xua đuổi... đó chính là những điều mà những ai muốn làm chứng cho Nước Trời cần thực hiện.
3) Sống đạo và truyền đạo: Hiện nay dân số Á châu chiếm gần hai phần ba thế giới. Nhưng số người nhận biết Chúa chưa được 3 phần trăm. Á châu chính là cánh đồng lúa chín đang cần thợ gặt. Là thành phần của Hội thánh, mỗi tín hữu chúng ta cũng phải thi hành sứ vụ tông đồ. Chúng ta phải sống thế nào để những người khác phải bỡ ngỡ giống như người Do thái tại Giê-ru-sa-lem khi quan sát Cộng đoàn Hội thánh sơ khai đã phải thốt lên: “Xem kìa, họ thương nhau là dường nào !”. Ki-tô giáo không phải là một lý thuyết nhưng là sức sống của Đức Giê-su. Sống đạo là sống sức sống của Chúa và truyền đạo là truyền sức sống ấy cho tha nhân.
4) Gây thiện cảm để giới thiệu Chúa cho lương dân: Gần đây hội nghị các Giám mục Á châu đã liệt kê một số điều mà các tín hữu cần học hỏi nơi các dân tộc châu Á như sau: Học tập cách cầu nguyện ăn chay và bố thí của người Hồi giáo. Học tập cách chiêm niệm nơi người Ấn giáo. Học tập sự từ bỏ của cải và tôn trọng sự sống nơi người Phật tử. Học cách xây dựng gia đình và xã hội có trật tự nơi Khổng giáo. Học sống đơn sơ khiêm tốn nơi Lão giáo... Càng học, ta càng nhận ra giáo lý Đức Giê-su tiềm ẩn trong các tôn giáo đó, và nhờ hiểu biết họ ta sẽ gây được thiện cảm với họ, để giới thiệu Đức Giê-su cho họ cách hữu hiệu hơn.
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU, thế giới thật bao la và vòng tay của chúng con lại quá bé nhỏ. Xin dạy chúng con biết nắm chặt tay nhau. Xin cho chúng con biết hợp tác với những người thiện chí dù họ không có cùng niềm tin với chúng con, để mọi người cùng nhau loại trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng một “Trời Mới Đất Mới” công bình và nhân ái theo thánh ý Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A..- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Is 66,10-14c ; Gl 6,14-18 ; Lc 10,1-12.17-20
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 10,1-12.17-20
(1) Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. (2) Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”. (3) Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. (4) Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. (5) Vào bất cứ nhà nào, thì trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” (6) Nếu ở đó có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ đến đậu trên người ấy. Bằng không, thì bình an đó sẽ quay về với anh em. (7) Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. (8) Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. (9) Hãy chữa những người đau yếu trong thành và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”. (10) Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: “Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên, các ông phải biết điều này: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. (12) Thầy nói cho anh em hay: Trong ngày ấy, thành Xơ-đom còn được xử khoan hồng hơn thành đó”. (17) Nhóm Bảy Mươi Hai trở về hớn hở nói: “Thưa Thầy, nghe đến Danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con”. (18) Đức Giê-su bảo các ông: “Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống. (19) Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bò cạp và mọi thế lực kẻ thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. (20) Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em. Nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giê-su chỉ định bảy mươi hai người làm môn đệ và sai họ từng hai người đi thực tập truyền giáo. Các ông làm theo lời Thầy dạy và đã đạt được kết quả mỹ mãn.Cụ thể là ma quỷ đã phải chịu khuất phục trước các ông.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Chúa chỉ định bảy mươi hai người: con số 70 (theo bản văn tiếng Hipri) hay số 72 (theo bản văn tiếng Hy-Lạp) tượng trưng các tín hữu. Số 72 môn đệ này được Đức Giê-su chọn để cộng tác với Người giống như Mô-sê xưa đã nghe lời góp ý của nhạc phụ chọn ra 72 vị kỳ lão giúp phục vụ dân Chúa trong thời Xuất Hành (x Xh 18,13t). + Sai các ông cứ từng hai người một đi trước: Đi hai người để dễ trợ giúp nhau (x. Gv 4,-12). Thời Giáo hội sơ khai, các Tông đồ đã đi truyền giáo từng hai người: Bác-na-ba đi với Sao-lô (x. Cv 13,2); Giu-đa đi với Xi-la (x. Cv 15,27); Bác-na-ba đi với Mác-cô; Phao-lô với Bác-na-ba (x. Cv 15,35); Ti-mô-thê với Ê-rát-tô (x. Cv 19,22). + Phân biệt hai chức vụ Tông đồ và Môn đệ: Môn đệ là những người nhận Đức Giê-su làm Thầy và đi theo để nghe Người giảng và sống theo Lời dạy của Người. Có bảy mươi hoặc bảy mươi hai môn đệ. Các ông cũng được Đức Giê-su sai đi trước đến những nơi mà chính Người sẽ tới (x. Lc 10,1). Khi Đức Giê-su rao giảng ở đâu, các môn đệ tụ tập đến nghe, rồi sau đó lại trở về với gia đình vợ con và hành nghề của mình sinh sống. Còn Tông đồ là 12 người được Đức Giê-su chọn trong số 72 môn đệ (x. Lc 6,13), được sai đi rao giảng Tin mừng (x. Lc 9,2). Các ông đã được Đức Giê-su yêu cầu bỏ nghề dánh cá biển để đi theo Người làm nghề mới là đánh bắt các linh hồn (x. Mc 1,16-18). Các ông đã được chứng kiến các phép lạ Người làm (x. Lc 7,11); Được tham dự bữa Tiệc ly Vượt qua (x. Mt 26,26-29); Cùng trải qua biến cố Tử Nạn và Phục Sinh với Người (x. Lc 24,36-43); Được Người trao quyền cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,19), quyền chăn chiên (x. Ga 21,15-17); Sẽ được đồng bàn trong Vương quốc với Người, và được ngồi trên 12 tòa mà xét xử 12 chi tộc Ít-ra-en (x. Lc 22,30); Cuối cùng các ông còn được Người sai đi để làm chứng cho Người đến tận cùng thế giới (x. Mt 28,19; Cv 1,8). + Lúa chín đầy đồng: Các Ngôn sứ trong Cựu ước đã từng miêu tả ngày phán xét như một ngày gặt hái (x. Is 41,15; Gr 51,33). Ông Gio-an Tẩy giả đã kể ra việc phán xét của Đấng Thiên Sai trong ngày tận thế tương tự như các động tác của người nông dân sau mùa gặt lúa (x. Lc 3,17). Ở đây, Đức Giê-su cho môn đệ tham dự vào công trình của thời Cánh chung của Người bằng sự cầu nguyện và loan báo Tin mừng.
- C 3-6: + Như chiên giữa bầy sói: Các môn đệ của Đức Giê-su sẽ đi vào trần gian đầy những kẻ thù đang tìm cách bách hại các ông. Người chỉ thị cho các ông phải ra đi với hai bàn tay không mang khí giới, lòng đầy nhân ái và cư xử hiền lành như con chiên. Các ông phải đặt trọn niềm cậy trông vào Chúa quan phòng. + Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường: Vì người Do thái và các dân vùng Trung Đông gặp nhau thường chào hỏi hàn huyên lâu giờ. Đức Giê-su muốn các môn đệ đừng để các việc trần thế làm mất nhiều thời gian. Trong các sách của Lu-ca, các sứ giả của Tin mừng đều đi như chạy: Đức Ma-ri-a chạy đi thăm bà Ê-li-sa-bét, các mục đồng chạy đến máng cỏ, hai Tông đồ Phê-rô và Gio-an chạy ra thăm mồ Chúa, Phi-líp-phê chạy để đuổi kịp chiếc xe của một người Ê-thi-ô-pi (x. Cv 8,3). + “Bình an cho nhà này”: Lu-ca lấy lại cách chào hỏi thông thường của Cựu ước (x. 1 Sm 25,6). Đây là một lời cầu chúc phúc lộc an khang, một lời chúc lành. Bình an là mức sung mãn của sự sống, là món quà cao quý nhất mà Đấng Mê-si-a ban tặng (x. Lc 1,79). + Có ai đáng hưởng bình an: Đây là người tin và sẵn sàng đón nhận ơn bình an của Thiên Chúa.
- C 7-9: + Người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó: Đây là một sự cởi mở của Đức Giê-su. Người cho phép các môn đệ được ăn mọi thức ăn do người ta dọn cho. + Làm thợ thì đáng được trả công: Ăn những thức người ta dọn cho không phải là ăn của bố thí, nhưng là một thứ lương bổng do sự công bằng đòi buộc, tương xứng với Tin mừng cao quý mà các ông đem đến. Trách nhiệm của Cộng đoàn Hội thánh là phải lo phương tiện sống và hoạt động cho các người rao giảng Tin mừng. Sau này thánh Phao-lô cũng nói rằng: “Quả vậy Kinh thánh có nói: Đừng bịt mõm con bò đang đạp lúa, và làm thợ thì đáng được trả công (1 Tm 5,18; Mt 10,10; Đnl 25,4). Nơi khác Ngài còn nói: “Một khi chúng tôi đã gieo của thiêng liêng cho anh em, thì nếu chúng tôi có gặt của vật chất nơi anh em, thì đâu có phải là chuyện quá đáng” (1 Cr 9,11). Tuy nhiên thánh Phao-lô lại từ chối quyền gặt hái của cải vật chất ấy cho bản thân ngài (x. 1 Cr 9,12-14 ; 2 Cr 11,7-9). + Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia: Người Tông đồ phải tránh lo lắng tìm sự tiện nghi ăn ở cho mình, nhưng cần chuyên tâm chu tòan sứ vụ. + “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông”: Các môn đệ đi trước dọn đường cho Đức Giê-su sắp đến. Người chính là hiện thân của Triều Đại Thiên Chúa.
- C 10-12: + Vào bất cứ thành nào mà người ta không đón tiếp...: Đức Giê-su cảnh báo cho các môn đệ biết họ sẽ bị người ta từ chối Tin mừng. Bấy giờ các ông vẫn phải cho họ biết rằng: Dù họ có muốn hay không, một ngày kia, Thiên Chúa sẽ hiển trị. Đó là ngày Phán xét. Nếu họ cố tình chối từ, họ sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa. + Thành Xơ-đom: Là một địa danh thời Tổ phụ Ap-ra-ham. Thành này đã bị phạt vì đã phạm nhiều tội lỗi (St 10,19).
- C 17-20: + Nghe đến Danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con: Ma quỷ phải chịu xuất ra khỏi người bị chúng ám khi các môn đệ ra lệnh nhân Danh Đức Giê-su (x. Cv 16,18). + Xa-tan từ trời sa xuống: Xa-tan là cái tên ám chỉ ma quỷ, kẻ đối lập và thù ghét Thiên Chúa. Do đó, khi Nước Thiên Chúa xuất hiện, thì quyền lực của Xa-tan sẽ bị lật đổ. + Quyền năng để chà đạp lên rắn rết...: Các loài vật kể ra ở đây là khí giới của Xa-tan. Đức Giê-su chiến thắng Xa-tan thì cũng tước đoạt hết khí giới của chúng và bắt chúng phải phục quyền (Rm 8,37-39 ; Ga 12,31). + Mừng vì tên được ghi trên trời: Ở đây là cuốn sách trường sinh, trong đó có ghi tên những người được ơn cứu độ (x. Đnl 12,1; Kh 3,5).
4. CÂU HỎI: 1) Đức Giê-su sai bao nhiêu môn đệ đi truyền giáo ? 2) Tại sao môn đệ phải đi từng hai người một ? 3) Có bao nhiêu Tông đồ ? 4) Tông đồ khác với môn đệ thế nào ? 5) Tại sao Đức Giê-su lại truyền cho môn đệ đừng chào hỏi ai dọc đường và chúc bình an cho nơi mà các ông đến ở trọ ? 6) Hãy cho biết lý do các môn đệ được ăn mọi thứ người ta dọn cho ? 7) Thành Xơ-đom là thành nào ? 8) Khi nào thì quyền lực của Xa-tan hòan tòan bị sụp đổ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ gặt lúa về” (Lc 10,2):
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHỨNG NHÂN CỦA CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG:
Tại Thủ đô Ma-ni-la nước Phi-líp-pin, có trường Đại học Công giáo A-ta-di-ô do các cha dòng Tên sáng lập, tọa lạc trên một ngọn đồi. Đây là một trường cung cấp rất nhiều nhân tài cho đất nước Phi. Dưới chân trường Đại học này là một khu lao động nghèo, trong đó có một cộng đoàn tu sĩ Tiểu đệ. Đa số các tu sĩ ở đây đã từng ở Việt nam.
Một hôm, một vị linh mục dòng Tên người Mỹ, là Giáo sư Đại học A-ta-di-ô tình cờ đi lạc vào khu lao động ấy và giữa đườngông ta gặp được một tu sĩ Tiểu đệ người Bỉ. Sau khi làm quen, vị linh mục người Mỹ đã hỏi tu sĩ người Bỉ: “Thầy làm gì ở khu lao động này ?” Tu sĩ người Bỉ kia trả lời: “Hằng ngày tôi đi chợ, nấu ăn, giặt quần áo, đi làm thuê làm mướn cho những ai cần”. Nghe thế, vị linh mục người Mỹ rất lấy làm tiếc về sự hy sinh lãng phí của tu sĩ trí thức người Bỉ kia. Ông cũng cho biết công việc của ông ở đây là: Dạy học cho các sinh viên, đi thuyết trình nhằm rao giảng Tin mừng và đào tạo những nhà trí thức phục vụ Giáo hội Phi-lip-pin.
2) HÃY CHIẾN THẮNG SỰ DỮ BẰNG LÒNG TIN YÊU:
Vào một buổi tối nọ, một diễn giả nổi tiếng là GION KEO-LƠ (John Keller) được mời thuyết trình trước khoảng một trăm ngàn người tại một vận động trường ở Los Angeles. Đang diễn thuyết, bỗng ông dừng lại và nói: “Xin các bạn đừng sợ. Tôi sắp yêu cầu tắt tất cả đèn trong sân vận động này”.
Đèn tắt, sân vận động chìm sâu trong bóng tối. Ông John Keller lại nói tiếp: “Bây giờ tôi sẽ đốt lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm của tôi đốt thì hãy kêu lớn tiếng: “Thấy rồi !” Một que diêm vừa được bật lên, thì cả vận động trường đều vang lên “Thấy rồi!”
Sau đó đèn trong vận động trường được bật sáng trở lại và ông John Keller giải thích: “Ánh sáng của một hành động nhân ái dù nhỏ như một que diêm cũng có thể chiếu sáng trong bóng đêm tăm tối của nhân loại y như thế”.
Rồi một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại vụt tắt và một giọng nói vang lên ra lệnh: “Tất cả những ai có mang theo hộp quẹt, xin hãy đốt cháy lên!” Bỗng chốc, cả vận động trường đều rực cháy sáng.
Rồi ông John Keller kết luận: “Nếu tất cả mọi người chúng ta đều hợp lực cùng nhau, chúng ta sẽ có thể chiến thắng bóng tối, chiến thắng sự dữ và sự oán thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta”.
3) CÂY LÀM MƯA:
Ở Pê-ru có một loại cây rất ngộ nghĩnh, người ta bản xứ gọi nó là “cây làm mưa”. Lá nó hút hơi nước trong không khí, rồi nhỏ xuống như những giọt sương mai. Vì thế, chung quanh nó mặt đất lúc nào cũng ẩm ướt. Và trời càng nóng, thì nó càng nhỏ xuống nhiều nước.
Mỗi người chúng ta cũng phải trở nên như một cây làm mưa hữu ích cho tha nhân chung quanh đang khô khan nguội lạnh. Bằng đời sống đạo đức, chúng ta sẽ hút lấy ân sủng của Chúa, rồi bằng những hành động bác ái, chúng ta gieo ân sủng ấy cho tha nhân chung quanh.
4) ĐỜI SỐNG HƯỞNG THỤ KHÔNG PHÙ HỢP VỚI SỨ MỆNH LOAN BÁO TIN MỪNG:
Một linh mục nọ từ nơi khác đến xin gia nhập vào một giáo phận truyền giáo để sẽ đi phục vụ tại một giáo điểm của đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa. Trong cuộc trao đổi, linh mục này quen sống trong môi trường thành thị đã hỏi bề trên giáo phận về các tiện nghi như sau:
- Giáo điểm có xe hơi để di chuyển không?
- Nhà ở trong giáo điểm có gắn máy lạnh không?
- Có người giúp việc lo phục vụ nấu ăn và quét dọn vệ sinh hằng ngày không?
- Tiền lương mỗi tháng được bao nhiêu?
- Mỗi năm có được hưởng chế độ nghỉ hè một tháng không? v.v…
Cuối cùng linh mục này đã bị từ chối vì không thích hợp với sứ mệnh loan báo Tin Mừng.
3. THẢO LUẬN:
1)Thế giới đã nhận biết và ca ngợi điều gì trong cuộc sống và hoạt động của Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta ?
2)Ngày nay, muốn làm tông đồ truyền giáo hữu hiệu cho đồng bào Việt nam, chúng ta cần làm gì ?
4. SUY NIỆM:
Công đồng Va-ti-ca-nô II đã khẳng định: "Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo". Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II cũng qủa quyết: "Không một ai trong những người tin vào Đức Ki-tô. Không một tổ chức nào trong Hội thánh được miễn trách vụ cao cả này: Đó là đi loan báo Đức Ki-tô cho mọi dân tộc".
Thánh Phao-lô đã thốt lên: "Khốn cho thân tôi: nếu tôi không rao giảng Tin Mừng" (1 Cr 9,16). Nhưng chính việc làm mới chứng thực cho lời rao giảng, còn lời rao giảng thì chỉ làm sáng tỏ việc làm của ta. Ra đi là để làm chứng, và lời chứng sáng giá nhất chính là việc làm như Moody đã nói: "Các ngọn hải đăng ở bờ biển không thổi còi ầm ĩ, chúng chỉ chiếu sáng mà thôi".
1) Có nhiều cách thức truyền giáo: Qua cuộc đối thoại giữa vị linh mục dòng Tên người Mỹ và vị tu sĩ dòng Tiểu đệ người Bỉ trong câu chuyện trên, chúng ta thấy có nhiều cách truyền giáo trong Hội thánh: Vị linh mục dòng Tên đại diện cho đông đảo các nhà truyền giáo trên khắp thế giới, ngày đêm rao giảng Tin mừng bằng khả năng tri thức và các phương tiện sẵn có. Nhưng bên cạnh đó, còn có các tu sĩ âm thầm sống giữa những người nghèo, chia sẻ sự lao động chân tay cực nhọc với những người nghèo khác... mà tu sĩ dòng Tiểu đệ người Bỉ trong câu chuyện trên là một bằng chứng. Đây là những chứng nhân truyền giáo trong âm thầm, lấy cuộc sống chia sẻ phục vụ để làm chứng cho Chúa. Cả hai đường lối truyền giáo ấy đều có giá trị và thực sự đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho Hội thánh.
2) Điều kiện của các thừa sai: Khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Đức Giê-su đã căn dặn các ông phải sống hiền lành và đơn giản như sau: “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường”. Như vậy, một cuộc sống siêu thoát, không lệ thuộc vào của cải đời này, không phí thời giờ vào những chuyện không đâu, trông cậy vào Chúa quan phòng, khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ về nhà ở, cơm ăn... Tôn trọng tự do của tha nhân, chấp nhận có thể bị những kẻ có ác cảm với đạo từ chối xua đuổi... đó chính là những điều mà những ai muốn làm chứng cho Nước Trời cần thực hiện.
3) Sống đạo và truyền đạo: Hiện nay dân số Á châu chiếm gần hai phần ba thế giới. Nhưng số người nhận biết Chúa chưa được 3 phần trăm. Á châu chính là cánh đồng lúa chín đang cần thợ gặt. Là thành phần của Hội thánh, mỗi tín hữu chúng ta cũng phải thi hành sứ vụ tông đồ. Chúng ta phải sống thế nào để những người khác phải bỡ ngỡ giống như người Do thái tại Giê-ru-sa-lem khi quan sát Cộng đoàn Hội thánh sơ khai đã phải thốt lên: “Xem kìa, họ thương nhau là dường nào !”. Ki-tô giáo không phải là một lý thuyết nhưng là sức sống của Đức Giê-su. Sống đạo là sống sức sống của Chúa và truyền đạo là truyền sức sống ấy cho tha nhân.
4) Gây thiện cảm để giới thiệu Chúa cho lương dân: Gần đây hội nghị các Giám mục Á châu đã liệt kê một số điều mà các tín hữu cần học hỏi nơi các dân tộc châu Á như sau: Học tập cách cầu nguyện ăn chay và bố thí của người Hồi giáo. Học tập cách chiêm niệm nơi người Ấn giáo. Học tập sự từ bỏ của cải và tôn trọng sự sống nơi người Phật tử. Học cách xây dựng gia đình và xã hội có trật tự nơi Khổng giáo. Học sống đơn sơ khiêm tốn nơi Lão giáo... Càng học, ta càng nhận ra giáo lý Đức Giê-su tiềm ẩn trong các tôn giáo đó, và nhờ hiểu biết họ ta sẽ gây được thiện cảm với họ, để giới thiệu Đức Giê-su cho họ cách hữu hiệu hơn.
5. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU, thế giới thật bao la và vòng tay của chúng con lại quá bé nhỏ. Xin dạy chúng con biết nắm chặt tay nhau. Xin cho chúng con biết hợp tác với những người thiện chí dù họ không có cùng niềm tin với chúng con, để mọi người cùng nhau loại trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng một “Trời Mới Đất Mới” công bình và nhân ái theo thánh ý Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A..- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:47 03/07/2019
24. Thân thể to lớn, diện mạo anh tuấn đẹp đẽ thì không thể vì đó mà kiêu ngạo, bởi vì chỉ một cơn bệnh nặng thì có thể làm cho anh gầy ốm nhu nhược không tả được.
(sách Gương Đức Chúa Giê-su )Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:54 03/07/2019
62. CỐI ĐÁ LÀM MŨ
Có người nọ mừng thọ, muốn bắt chước quý quan gọi là thiên tuế, bèn tạm thời lấy áo tơi làm trường bào, lấy cối đá làm mũ.
Ngày khánh thọ đã đến, cháu chắt đều đến đầy đủ, bái lạy chúc thọ, cùng lớn tiếng hô:
- “Thiên tuế, thiên tuế !”
Lão phú ông đầu đội cối đá vừa nặng vừa đau, khổ không nói được, ông ta nhíu mày trả lời:
- “Không nên nói thiên tuế, chỉ một giờ thôi mà cũng khó qua nổi... !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 62:
Thiên tuế là sống đến muôn đời, vạn tuế thì chỉ sống có...vạn năm, nhưng có ai sống muôn đời và có ai sống đến vạn năm !!? Chỉ có Thiên Chúa là Đấng muôn đời muôn kiếp mà thôi, đó là chân lý bất di bất dịch.
Có những ông vua muốn sống muôn đời, nên đày đoạ các thầy thuốc bào chế thuốc trường sinh và treo giải thưởng cho những ai biết làm thuốc trường sinh..., nhưng mới sống được mấy mươi tuổi thì phải chết đó là vua Tần Thuỷ Hoàng bên Trung Hoa. Con người ta thấy mình nhiều tiền quá, sung sướng quá nên muốn trường sinh để hưởng thụ, nhưng lực bất tòng tâm nên đã lo lắng suốt chuổi ngày còn lại: ai sẽ lấy đi gia tài của mình, nhà cửa đẹp đẽ này ai trưng dụng, đất đai này biết để đâu.v.v...., thế là họ không một chút vui tươi để sống với đời.
Đức Chúa Giê-su là bánh trường sinh cho những ai tin vào Ngài, là thuốc chữa bệnh và làm cho kẻ tin Ngài được khoẻ mạnh và sống muôn đời với Ngài trong thiên quốc, bánh trường sinh và thuốc trường sinh này không ở trong rừng sâu núi thẳm, cũng không ở bên tây bên tàu, nhưng ở giữa chúng ta đó là hiến lễ Mi-sa mà chúng ta tham dự mỗi ngày, hạnh phúc thay cho những ai đến ăn bánh hằng sống và uống nước trường sinh ấy, họ sẽ được sống muôn đời...
Tham dự một thánh lễ và rước Mình Thánh Chúa là được sống “thiên tuế” với Thiên Chúa và các thánh trên trời vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Có người nọ mừng thọ, muốn bắt chước quý quan gọi là thiên tuế, bèn tạm thời lấy áo tơi làm trường bào, lấy cối đá làm mũ.
Ngày khánh thọ đã đến, cháu chắt đều đến đầy đủ, bái lạy chúc thọ, cùng lớn tiếng hô:
- “Thiên tuế, thiên tuế !”
Lão phú ông đầu đội cối đá vừa nặng vừa đau, khổ không nói được, ông ta nhíu mày trả lời:
- “Không nên nói thiên tuế, chỉ một giờ thôi mà cũng khó qua nổi... !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 62:
Thiên tuế là sống đến muôn đời, vạn tuế thì chỉ sống có...vạn năm, nhưng có ai sống muôn đời và có ai sống đến vạn năm !!? Chỉ có Thiên Chúa là Đấng muôn đời muôn kiếp mà thôi, đó là chân lý bất di bất dịch.
Có những ông vua muốn sống muôn đời, nên đày đoạ các thầy thuốc bào chế thuốc trường sinh và treo giải thưởng cho những ai biết làm thuốc trường sinh..., nhưng mới sống được mấy mươi tuổi thì phải chết đó là vua Tần Thuỷ Hoàng bên Trung Hoa. Con người ta thấy mình nhiều tiền quá, sung sướng quá nên muốn trường sinh để hưởng thụ, nhưng lực bất tòng tâm nên đã lo lắng suốt chuổi ngày còn lại: ai sẽ lấy đi gia tài của mình, nhà cửa đẹp đẽ này ai trưng dụng, đất đai này biết để đâu.v.v...., thế là họ không một chút vui tươi để sống với đời.
Đức Chúa Giê-su là bánh trường sinh cho những ai tin vào Ngài, là thuốc chữa bệnh và làm cho kẻ tin Ngài được khoẻ mạnh và sống muôn đời với Ngài trong thiên quốc, bánh trường sinh và thuốc trường sinh này không ở trong rừng sâu núi thẳm, cũng không ở bên tây bên tàu, nhưng ở giữa chúng ta đó là hiến lễ Mi-sa mà chúng ta tham dự mỗi ngày, hạnh phúc thay cho những ai đến ăn bánh hằng sống và uống nước trường sinh ấy, họ sẽ được sống muôn đời...
Tham dự một thánh lễ và rước Mình Thánh Chúa là được sống “thiên tuế” với Thiên Chúa và các thánh trên trời vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
''Triều đại Thiên Chúa đã đến gần''
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:04 03/07/2019
Chúa Nhật XIV Thường Niên C
Is 66,10-14c; Gl 6,14-18; Lc 10,1-12.17-20
Nước Thiên Chúa, Nước Trời hay Triều Đại Thiên Chúa là những thành ngữ mà chúng ta đã được nghe nhiều lần, nên chúng không xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, để hiểu đúng ý nghĩa của nó như thế nào thì không phải là chuyện dễ dàng. Vì thế, trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa lời loan báo của Chúa Giêsu: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.”
1- Ý nghĩa của Nước Thiên Chúa
Thuật ngữ “Triều Đại Thiên Chúa” xuất hiện trong Tân Ước tất cả 122 lần, mà 99 lần nằm trong ba Tin Mừng Nhất Lãm, trong đó có 90 lần do chính miệng Đức Giêsu nói ra. Cũng cần biết rằng trước Phục sinh, trọng tâm của sứ vụ rao giảng là xoay quanh Tin Mừng về Nước Thiên Chúa (x. Mc 1,15). Sau Phục sinh, trọng tâm sứ vụ rao giảng là Đức Kitô Phục Sinh. Bởi vậy, Nước Thiên Chúa là cốt lõi của lời giảng của Chúa Giêsu, có giá trị cao nhất và là mục đích lịch sử hướng tới.
Theo các Giáo Phụ, chúng ta có thể phân biệt ba chiều kích trong việc giải thích thuật ngữ mấu chốt này.
Ý nghĩa thứ nhất thuộc Kitô học. Khi đọc lời của Đức Giêsu, Origênê đã gọi Đức Giêsu là Autobasileia, có nghĩa là Nước Trời ở trong chính con người Đức Giêsu. Đức Giêsu chính là vương quốc; vương quốc không phải là một đối tượng, một không gian quyền lực như các vương quốc trần gian, nhưng đó là một con người: Người chính là vương quốc. Đức Giêsu hướng dẫn con người đón nhận sự kiện vĩ đại: Thiên Chúa hiện diện trong Người giữa nhân loại, Người là sự hiện diện của Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa ngay bây giờ hiện diện trong Người và qua Người. Theo nghĩa này, Công Đồng Vaticanô II định nghĩa: “Nước Trời được bày tỏ trước hết trong con người của Chúa Giêsu” (LG, số 5). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết: “Nước Trời không phải là một khái niệm, một học thuyết, một chương trình để tự do xây dựng, nhưng trên hết là một con người có khuôn mặt và tên gọi là Giêsu thành Nadarét, hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (RM. 20).
Ý nghĩa thứ hai là ý nghĩa “lý tưởng” hay “thần bí.” Nước Thiên Chúa ngự trị cách cơ bản trong nội tâm con người. Chính Origênê khai mở lối chú giải này. Nước Thiên Chúa không được đồng hóa với một vương quốc trần thế nào cả, không hiện diện trên bất cứ bản đồ thế giới nào cả. Nước đó không phải là vương quốc theo cách thức vương quốc trần gian; vị trí của nó là tâm hồn con người, nơi những người thánh thiện. Chỉ nơi đó, Nước Thiên Chúa phát triển và tác động. Chúa Giêsu có lần giải thích: “Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: ‘Ở đây này! Hay ở kia kìa!’, vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông” (Lc 17,20-21).
Theo nghĩa này, thánh Phaolô quả quyết: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Như thế, Nước Trời chính là Quà Tặng Thánh Thần mà Thiên Chúa Cha đổ vào lòng chúng ta như thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa đã đổ Tình Yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5). Nhờ Thánh Thần, chúng ta được trở thành dưỡng tử của Thiên Chúa, thuộc về Thành Thánh là thuộc về Nước Thiên Chúa. Ai sống theo Chúa Thánh Thần là công dân Nước ấy.
Ý nghĩa thứ ba của Nước Thiên Chúa mang ý nghĩa Giáo Hội học: Nước Thiên Chúa và Hội Thánh liên hệ với nhau, liên kết gần hay xa với nhau. Giáo Hội được xem như sự hiện thực Nước Trời ngay trong lịch sử. Nước Trời hiện diện trong Giáo Hội, nhưng không đồng hóa Nước đó với Giáo Hội Công Giáo.
Cuối cùng, chúng ta còn phải lưu ý đến ý nghĩa cánh chung của thực tại Nước Thiên Chúa. Lời rao giảng Nước Thiên Chúa phải được hiểu cách triệt để theo hướng cánh chung. Đây là lời loan báo về việc tận thế cận kề, việc xuất hiện một thế giới mới của Thiên Chúa, cũng là vương quyền của Người (x. dụ ngôn người gieo giống (Mc 4,3-9); về hạt cải (Mc 4,30-32); về nắm men (Mt 13,33; Lc 13,20). Theo ý nghĩa này, Nước đó đã đến nhưng vẫn chưa đến cách hoàn toàn. Phải đợi đến thời đại cánh chung. Nước Thiên Chúa chính là trời mới đất mới.
2- Vì Nước Trời
Nước Thiên Chúa là trọng tâm lời rao giảng của Chúa Giêsu. Vì thế, Người đã sai 72 hai môn đệ đi rao giảng Nước Thiên Chúa cho mọi người. Con số 72 (hay 70) là con số rất ý nghĩa, biểu trưng 72 thành phần của dân Ítraen xưa và nay biểu trưng cho các dân tộc trên thế giới. Sứ vụ này được trao cho nhóm 72 này vì Tin Mừng của Chúa Giêsu được nhắm đến muôn dân trên trái đất. Hôm nay, Người cũng sai chúng ta đi loan báo “Nước Thiên Chúa đã đến gần... Vì lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít.” Đức Giêsu còn mời gọi chúng ta: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33). Lời này tạo một trật tự ưu tiên cho hành động và cho thái độ hằng ngày của chúng ta. Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta cầu nguyện mỗi ngày xin cho Nước Cha ngự đến. Chúng ta hãy cầu nguyện không ngừng để tâm hồn chúng ta luôn biết lắng nghe Thiên Chúa. Chỉ nhờ việc gặp gỡ và hiệp thông với Đức Giêsu, chúng ta mới có thể bước vào Nước Thiên Chúa, vì nơi nào Người hiện diện, nơi đó có Nước Trời. Nếu chúng ta để cho mình được bồi dưỡng bằng chính sức mạnh của Đức Kitô, thì vương quốc này bắt đầu và đâm rễ sâu trong tâm hồn chúng ta.
Khi cầu xin cho “Nước Cha trị đến,” chúng ta hãy thưa với Đức Giêsu: “Lạy Chúa, xin cho chúng con thuộc về Ngài! Xin Ngài trở nên một với chúng con và sống trong chúng con; xin quy tụ nhân loại đang rải rác khắp nơi về trong thân thể của Ngài; để trong Ngài, mọi người đều tùng phục Thiên Chúa.” Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
Is 66,10-14c; Gl 6,14-18; Lc 10,1-12.17-20
Nước Thiên Chúa, Nước Trời hay Triều Đại Thiên Chúa là những thành ngữ mà chúng ta đã được nghe nhiều lần, nên chúng không xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, để hiểu đúng ý nghĩa của nó như thế nào thì không phải là chuyện dễ dàng. Vì thế, trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa lời loan báo của Chúa Giêsu: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.”
1- Ý nghĩa của Nước Thiên Chúa
Thuật ngữ “Triều Đại Thiên Chúa” xuất hiện trong Tân Ước tất cả 122 lần, mà 99 lần nằm trong ba Tin Mừng Nhất Lãm, trong đó có 90 lần do chính miệng Đức Giêsu nói ra. Cũng cần biết rằng trước Phục sinh, trọng tâm của sứ vụ rao giảng là xoay quanh Tin Mừng về Nước Thiên Chúa (x. Mc 1,15). Sau Phục sinh, trọng tâm sứ vụ rao giảng là Đức Kitô Phục Sinh. Bởi vậy, Nước Thiên Chúa là cốt lõi của lời giảng của Chúa Giêsu, có giá trị cao nhất và là mục đích lịch sử hướng tới.
Theo các Giáo Phụ, chúng ta có thể phân biệt ba chiều kích trong việc giải thích thuật ngữ mấu chốt này.
Ý nghĩa thứ nhất thuộc Kitô học. Khi đọc lời của Đức Giêsu, Origênê đã gọi Đức Giêsu là Autobasileia, có nghĩa là Nước Trời ở trong chính con người Đức Giêsu. Đức Giêsu chính là vương quốc; vương quốc không phải là một đối tượng, một không gian quyền lực như các vương quốc trần gian, nhưng đó là một con người: Người chính là vương quốc. Đức Giêsu hướng dẫn con người đón nhận sự kiện vĩ đại: Thiên Chúa hiện diện trong Người giữa nhân loại, Người là sự hiện diện của Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa ngay bây giờ hiện diện trong Người và qua Người. Theo nghĩa này, Công Đồng Vaticanô II định nghĩa: “Nước Trời được bày tỏ trước hết trong con người của Chúa Giêsu” (LG, số 5). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết: “Nước Trời không phải là một khái niệm, một học thuyết, một chương trình để tự do xây dựng, nhưng trên hết là một con người có khuôn mặt và tên gọi là Giêsu thành Nadarét, hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (RM. 20).
Ý nghĩa thứ hai là ý nghĩa “lý tưởng” hay “thần bí.” Nước Thiên Chúa ngự trị cách cơ bản trong nội tâm con người. Chính Origênê khai mở lối chú giải này. Nước Thiên Chúa không được đồng hóa với một vương quốc trần thế nào cả, không hiện diện trên bất cứ bản đồ thế giới nào cả. Nước đó không phải là vương quốc theo cách thức vương quốc trần gian; vị trí của nó là tâm hồn con người, nơi những người thánh thiện. Chỉ nơi đó, Nước Thiên Chúa phát triển và tác động. Chúa Giêsu có lần giải thích: “Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: ‘Ở đây này! Hay ở kia kìa!’, vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông” (Lc 17,20-21).
Theo nghĩa này, thánh Phaolô quả quyết: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17). Như thế, Nước Trời chính là Quà Tặng Thánh Thần mà Thiên Chúa Cha đổ vào lòng chúng ta như thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa đã đổ Tình Yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5). Nhờ Thánh Thần, chúng ta được trở thành dưỡng tử của Thiên Chúa, thuộc về Thành Thánh là thuộc về Nước Thiên Chúa. Ai sống theo Chúa Thánh Thần là công dân Nước ấy.
Ý nghĩa thứ ba của Nước Thiên Chúa mang ý nghĩa Giáo Hội học: Nước Thiên Chúa và Hội Thánh liên hệ với nhau, liên kết gần hay xa với nhau. Giáo Hội được xem như sự hiện thực Nước Trời ngay trong lịch sử. Nước Trời hiện diện trong Giáo Hội, nhưng không đồng hóa Nước đó với Giáo Hội Công Giáo.
Cuối cùng, chúng ta còn phải lưu ý đến ý nghĩa cánh chung của thực tại Nước Thiên Chúa. Lời rao giảng Nước Thiên Chúa phải được hiểu cách triệt để theo hướng cánh chung. Đây là lời loan báo về việc tận thế cận kề, việc xuất hiện một thế giới mới của Thiên Chúa, cũng là vương quyền của Người (x. dụ ngôn người gieo giống (Mc 4,3-9); về hạt cải (Mc 4,30-32); về nắm men (Mt 13,33; Lc 13,20). Theo ý nghĩa này, Nước đó đã đến nhưng vẫn chưa đến cách hoàn toàn. Phải đợi đến thời đại cánh chung. Nước Thiên Chúa chính là trời mới đất mới.
2- Vì Nước Trời
Nước Thiên Chúa là trọng tâm lời rao giảng của Chúa Giêsu. Vì thế, Người đã sai 72 hai môn đệ đi rao giảng Nước Thiên Chúa cho mọi người. Con số 72 (hay 70) là con số rất ý nghĩa, biểu trưng 72 thành phần của dân Ítraen xưa và nay biểu trưng cho các dân tộc trên thế giới. Sứ vụ này được trao cho nhóm 72 này vì Tin Mừng của Chúa Giêsu được nhắm đến muôn dân trên trái đất. Hôm nay, Người cũng sai chúng ta đi loan báo “Nước Thiên Chúa đã đến gần... Vì lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít.” Đức Giêsu còn mời gọi chúng ta: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33). Lời này tạo một trật tự ưu tiên cho hành động và cho thái độ hằng ngày của chúng ta. Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta cầu nguyện mỗi ngày xin cho Nước Cha ngự đến. Chúng ta hãy cầu nguyện không ngừng để tâm hồn chúng ta luôn biết lắng nghe Thiên Chúa. Chỉ nhờ việc gặp gỡ và hiệp thông với Đức Giêsu, chúng ta mới có thể bước vào Nước Thiên Chúa, vì nơi nào Người hiện diện, nơi đó có Nước Trời. Nếu chúng ta để cho mình được bồi dưỡng bằng chính sức mạnh của Đức Kitô, thì vương quốc này bắt đầu và đâm rễ sâu trong tâm hồn chúng ta.
Khi cầu xin cho “Nước Cha trị đến,” chúng ta hãy thưa với Đức Giêsu: “Lạy Chúa, xin cho chúng con thuộc về Ngài! Xin Ngài trở nên một với chúng con và sống trong chúng con; xin quy tụ nhân loại đang rải rác khắp nơi về trong thân thể của Ngài; để trong Ngài, mọi người đều tùng phục Thiên Chúa.” Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lạ lùng: Kẻ sát nhân khét tiếng gia nhập dòng Biển Đức tại Pháp
Đặng Tự Do
19:02 03/07/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Jean-Claude Romand, 65 tuổi, rời nhà tù Saint-Maur gần Bourges ở miền trung nước Pháp và lập tức đến thẳng tu viện Biển Đức ở Fontgombault ngay bên cạnh, nơi ông dự kiến sẽ sống hết cuôc đời.
Luật sư Jean-Louis Abad nói:
“Ông ấy đã được thả vào tối qua và đi thẳng ngay đến tu viện.”
Cho đến nay không rõ ông ta sẽ đóng vai trò gì trong tu viện và việc ông ta đi tu có phải là điều kiện để được trả tự do hay không.
Để lấy được vợ đẹp và giàu có, Romand đã giả vờ làm một bác sĩ và là một nhà nghiên cứu cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới có trụ sở tại Geneva. Trước đó, ông ta là một sinh viên y khoa nhưng chưa bao giờ tốt nghiệp Y khoa bác sĩ.
Ngày 9 tháng Giêng, năm 1993, ở tuổi 38, sau 20 năm sống một cuộc sống hai mặt như thế, khi gia đình nhà vợ sắp phanh phui ra được sự thật về cuộc đời ông, và đứng trước nguy cơ gia đình đổ vỡ, Romand đã giết vợ, hai đứa con một đứa lên 7 và một đứa lên 5, cùng với cha mẹ vợ. Sau đó, ông ta đốt nhà tự tử nhưng được cứu thoát kịp thời và bị giam giữ trong 26 năm qua.
Tòa phúc thẩm đã quyết định tạm tha cho Romand vào ngày 25 tháng Tư. Nhưng ông sẽ phải đeo một thiết bị giám sát điện tử trong hai năm.
Tòa phúc thẩm cũng cấm ông liên lạc với các bên dân sự liên quan đến vụ án, và cấm nói chuyện với giới truyền thông về tội ác của ông.
Trường hợp của ông ta là một chủ đề khơi dậy trí tưởng tượng ở Pháp, đáng chú ý là cuốn sách “L'adversaire”, nghĩa là Kẻ thù, của Emmanuel Carrère, được dựng thành phim năm 2002 với diễn viên nổi tiếng người Pháp Daniel Auteuil.
Câu chuyện của ông cũng là cốt truyện cho bộ phim “L'emploi du temps” nghĩa là thời gian biểu, vào năm 2001 của đạo diễn người Pháp Laurent Cantet, đã được nồng nhiệt đón nhận.
Tất cả những câu chuyện và các bộ phim này cũng chỉ đoán mò về cách làm sao Romand có thể dấu diếm gia đình vợ trong suốt 20 năm. Liệu ông ta có công ăn việc làm nào đó hay không? Hay ông ta lang thang ngoài đường suốt ngày trong suốt 20 năm như thế? Cho đến nay vẫn không ai biết vì tòa án vẫn cấm Romand không được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông và không được tiết lộ tội ác của mình.
Trong ngôi làng Fontgombault thường yên tĩnh, người dân địa phương cho biết họ không chống lại quyết định của tòa án chỉ định Romand đến cư trú tại tu viện dòng Biển Đức.
“Mọi người đều biết từ lâu rằng Jean-Claude Romand sẽ đến ở đây. Chúng tôi không nghĩ ngợi gì. Chỉ có các cha và các thầy trong nhà dòng là nên cẩn thận. Họ hãy liệu hồn.”, một chủ cửa hàng tên Keren nói.
Tu viện nơi Romand được chỉ định cư trú đã từng là bối cảnh của một chuyện rất bất ngờ đối với người Công Giáo Pháp.
Trong thế chiến thứ Hai, Paul Touvier cộng tác với người Đức. Sau chiến tranh, Touvier đã trốn tránh trong 45 năm dưới lớp áo tu sĩ Công Giáo trên khắp nước Pháp, và đã góp phần chỉnh trang tu viện tại Fontgombault, trước khi bị bắt vào năm 1989 tại một nhà nguyện ở Nice.
Touvier cuối cùng đã bị bỏ tù chung thân vào tháng Tư năm 1994 với tội danh chống nhân loại. Ông mất vào năm 1996.
Source:France 24
Tin Giáo Hội Việt Nam
Niềm Vui Của Cộng Đoàn Nữ Tu Phaolô Tại Grand Rapids, Michigan
Gioan Lê Quang Vinh
10:49 03/07/2019
Vào ngày Đại Lễ kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô 2019 vừa qua, Cộng Đoàn các Chị Em Dòng Thánh Phaolô thành Chartres tại Grand Rapids, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ đã long trọng mừng Lễ Bổn Mạng của nhà Dòng.
Trong ngày này, các soeurs hân hoan mừng Kim Khánh khấn dòng của soeur Marie du Christ Nguyễn thị Chiến, đồng thời các Soeurs Anna Nguyễn Thị Khanh, Maria Nguyễn Thu Hường, Teresa Nguyễn Thị Mai, Agnes Đỗ Thị Mai tuyên khấn vĩnh viễn. Niềm vui của các chị em còn được nhân lên khi cộng đoàn chào đón các chị em cựu đệ tử, cựu học sinh nhà dòng từ các nơi trong nước Mỹ và Canada tụ họp về trong ba ngày trước và sau ngày Đại Lễ. Cộng đoàn cũng vui mừng đón tiếp Soeur Marie Madeleine Hồng Á, nguyên Giám Tỉnh tỉnh dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng và hiện là tổng cố vấn của Bề trên Tổng quyền tại Rôma.
Xem Hình
Đức Cha David J. Walkowiak, Giám mục Giáo phận Grand Rapids đã cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn và khấn dòng của các chị em vào chính ngày Lễ. Cùng đồng tế với ngài có Cha Victor Kỳ Nam, chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ Lavang và quý Cha ở các vùng lân cận, đặc biệt có Cha Đaminh Trần Văn Vũ, quản nhiệm trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen, Kontum.
Trong bài giảng Lễ, Đức Cha David đã chia sẻ về ơn gọi và việc sẵn sàng dâng hiến mạng sống mình của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Ngài mời gọi các chị em và mọi người dấn bước theo con đường Thập Giá của Đức Kytô, là con đường mà hai Thánh Tông Đồ đã chọn, cũng là con đường mà chị em Thánh Phaolô thành Chartres đã chọn cho cuộc đời mình.
Tại cộng đoàn ngày hôm sau, Cha Đaminh Trần Văn Vũ cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn cùng với các chị em. Cha chia sẻ về ý nghĩa và ơn gọi dâng hiến, mời gọi các chị em trung thành dấn bước theo Đức Kitô mỗi ngày. Cha nhắc lại lời Đức Cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh khi ngài còn là Giám đốc Đại Chủng viện Huế “Đi tu là bước theo Chúa dù không biết mình sẽ đi đâu”. Lòng tín thác là đặc tính của ơn gọi.
Trong cả ngày hôm ấy, các chị em cựu đệ tử đã chia sẻ những kỷ niệm khi sống trong nhà dòng và cuộc sống sau này. Mỗi cuộc đời là một ơn gọi và một ngã rẽ khác nhau, nhưng có một điểm rất chung mà Soeur Marie Thu Hồi, Bề Trên Cộng Đoàn đã tóm tắt: “Đó là lòng tín thác của các chị vào Thiên Chúa, để Chúa dẫn dắt mình trong cuộc đời”.
Phần văn nghệ buổi tối thật rộn ràng, đầy ý nghĩa và tràn ngập tiếng cưới biểu lộ niềm vui và tình thân ái sâu xa. Có những tiết mục dàn dựng công phu và tự nhiên và cũng có những tiết mục chuẩn bị gấp gáp, nhưng người xem đều thích thú theo dõi, bởi lẽ tất cả đều diễn đạt niềm vui và tình yêu thương trong ơn gọi, dù đang sống trong ơn gọi tu trì hay đang đi giữa dòng đời. Tất cả đều muốn diễn tả lời Thánh Quan Thầy Phaolô: “Đối với tôi, sống chính là Đức Kitô”.
Cộng đoàn Phaolô Grand Rapids và các chị em cựu tu cũng như thân hữu kết thúc những ngày họp mặt thật ý nghĩa với việc hành hương trung tâm chân phước SolanusCaseytại thành phố Detroit. Chân phước Solanus là linh mục thuộc Dòng Phanxicô Capuchino tại Hoa Kỳ. Mẫu gương khiêm nhường và thánh thiện trong đời tu của vi chân phươc thúc đẩy chị em vững vàng và khiêm tốn trong ơn gọi của mình.
Được biết, cộng đoàn Nữ Tu Phaolô được thành lập vào đầu tháng 12 năm 2005 do Mẹ Cựu Bề Trên Tổng Quyền Myriam de Ste Anne Kitcharoen. Sau thời gian dài chuẩn bị từ 1999, do nhu cầu mục vụ của giáo xứ Đức Mẹ La vang và của cộng đồng người Việt vùng Grand Rapids và phụ cận.
Lời tạ ơn Thiên Chúa và niềm vui của ngày mừng Kim Khánh, ngày vĩnh khấn và ngày họp mặt thân tình sẽ còn kéo dài mãi trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho những điều mà chính Ngài đã khởi sự.
Gioan Lê Quang Vinh
Dòng Thánh Phaolô thành Chartres là một Hội dòng quốc tế hoạt động tông đồ trên nhiều lãnh vực. Dòng hiện diện trên 36 quốc gia trên thế giới. Muốn biết thêm chi tiết, xin liện lạc với Sr. Marie Thu Hồi Nguyễn, 1271 56th Street, Wyoming, MI; Số điện thoại: 616-531-5449, Email: srthuhoi @gmail.com
Trong ngày này, các soeurs hân hoan mừng Kim Khánh khấn dòng của soeur Marie du Christ Nguyễn thị Chiến, đồng thời các Soeurs Anna Nguyễn Thị Khanh, Maria Nguyễn Thu Hường, Teresa Nguyễn Thị Mai, Agnes Đỗ Thị Mai tuyên khấn vĩnh viễn. Niềm vui của các chị em còn được nhân lên khi cộng đoàn chào đón các chị em cựu đệ tử, cựu học sinh nhà dòng từ các nơi trong nước Mỹ và Canada tụ họp về trong ba ngày trước và sau ngày Đại Lễ. Cộng đoàn cũng vui mừng đón tiếp Soeur Marie Madeleine Hồng Á, nguyên Giám Tỉnh tỉnh dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng và hiện là tổng cố vấn của Bề trên Tổng quyền tại Rôma.
Xem Hình
Đức Cha David J. Walkowiak, Giám mục Giáo phận Grand Rapids đã cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn và khấn dòng của các chị em vào chính ngày Lễ. Cùng đồng tế với ngài có Cha Victor Kỳ Nam, chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ Lavang và quý Cha ở các vùng lân cận, đặc biệt có Cha Đaminh Trần Văn Vũ, quản nhiệm trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen, Kontum.
Tại cộng đoàn ngày hôm sau, Cha Đaminh Trần Văn Vũ cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn cùng với các chị em. Cha chia sẻ về ý nghĩa và ơn gọi dâng hiến, mời gọi các chị em trung thành dấn bước theo Đức Kitô mỗi ngày. Cha nhắc lại lời Đức Cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh khi ngài còn là Giám đốc Đại Chủng viện Huế “Đi tu là bước theo Chúa dù không biết mình sẽ đi đâu”. Lòng tín thác là đặc tính của ơn gọi.
Trong cả ngày hôm ấy, các chị em cựu đệ tử đã chia sẻ những kỷ niệm khi sống trong nhà dòng và cuộc sống sau này. Mỗi cuộc đời là một ơn gọi và một ngã rẽ khác nhau, nhưng có một điểm rất chung mà Soeur Marie Thu Hồi, Bề Trên Cộng Đoàn đã tóm tắt: “Đó là lòng tín thác của các chị vào Thiên Chúa, để Chúa dẫn dắt mình trong cuộc đời”.
Cộng đoàn Phaolô Grand Rapids và các chị em cựu tu cũng như thân hữu kết thúc những ngày họp mặt thật ý nghĩa với việc hành hương trung tâm chân phước SolanusCaseytại thành phố Detroit. Chân phước Solanus là linh mục thuộc Dòng Phanxicô Capuchino tại Hoa Kỳ. Mẫu gương khiêm nhường và thánh thiện trong đời tu của vi chân phươc thúc đẩy chị em vững vàng và khiêm tốn trong ơn gọi của mình.
Được biết, cộng đoàn Nữ Tu Phaolô được thành lập vào đầu tháng 12 năm 2005 do Mẹ Cựu Bề Trên Tổng Quyền Myriam de Ste Anne Kitcharoen. Sau thời gian dài chuẩn bị từ 1999, do nhu cầu mục vụ của giáo xứ Đức Mẹ La vang và của cộng đồng người Việt vùng Grand Rapids và phụ cận.
Lời tạ ơn Thiên Chúa và niềm vui của ngày mừng Kim Khánh, ngày vĩnh khấn và ngày họp mặt thân tình sẽ còn kéo dài mãi trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho những điều mà chính Ngài đã khởi sự.
Gioan Lê Quang Vinh
Dòng Thánh Phaolô thành Chartres là một Hội dòng quốc tế hoạt động tông đồ trên nhiều lãnh vực. Dòng hiện diện trên 36 quốc gia trên thế giới. Muốn biết thêm chi tiết, xin liện lạc với Sr. Marie Thu Hồi Nguyễn, 1271 56th Street, Wyoming, MI; Số điện thoại: 616-531-5449, Email: srthuhoi @gmail.com
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sự gì Chúa không kết se, con người đừng có kết se làm gì!
Gioakim Trương Đình Giai
11:06 03/07/2019
Sự gì Chúa không kết se,
Con người đừng có kết se làm gì!
Nếu lỡ, hãy tháo cởi đi,
Hãy lo tháo cởi sớm khi được nào!
Có lẽ đa số độc giả Kitô giáo sẽ ngỡ ngàng khi đọc một bài viết khởi đầu với một câu như vậy vì bình thường chúng ta đã quá quen với câu: “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết loài người không được phân ly”(Mc 10, 9) mà chúng ta thường thấy ghi trong các thiệp cưới hay thường được nhắc đến để làm nền tảng giáo lý về sự bất khả phân ly của hôn nhân Kitô giáo nói chung, hay chặt hơn trong hôn nhân Công giáo, nhất là trong suốt hai năm nay Giáo hội dành cho mục vụ hôn nhân gia đình nói chung và đồng hành với các gia đình trẻ nói riêng. Thật ra mà nói, nếu việc chuẩn bị đi vào đời sống hôn nhân, việc phục hồi, canh tân đời sống hôn nhân Kitô giáo quan trọng bao nhiêu, thì việc tháo cởi hôn phối bất thành cũng quan trọng bây nhiêu.
Bất kỳ vấn đề nào cũng có hai mặt. Nếu Lời Chúa nói: “Sự gì Thiên Chúa kết hợp con người không được phân ly” thì chúng ta cũng phải hiểu Lời đó cũng đồng thời hàm ý sự gì Thiên Chúa không kết hợp, con người đừng cố kết se làm gì, nến cần, phải tháo cởi đi, tháo ngay tức khắc, ngay khi được nào.
Trước hết, vấn đề đặt ra là làm sao biết sự gì Thiên Chúa kết hợp, và ai có thẩm quyền thẩm định điều đó? Nếu xét về mặt Giáo luật, thì khá đơn giản, khi hai người không có ngăn trở theo Giáo luật, đến trước bàn thờ Chúa thề hứa cam kết là hoàn toàn tự do, tự nguyện, hứa giữ lòng chung thủy với nhau khi thịnh vượng, cũng như lúc gian nan, khi khỏe mạnh cũng như đau yếu, hứa yêu thương, tôn trọng mỗi ngày cho đến trọn đời, cam kết sẵn sàng đón nhận con cái mà Chúa ban và giáo dục chúng theo luật của Chúa và Giáo hội và sau đó hai người đã ăn nằm với nhau như vợ chồng, thì coi như đến đó Thiên Chúa đã kết hợp. Tuy luật là cứng rắn như người ta bảo “Luật thì cứng rắn nhưng luật vẫn là luật” (“Dura lex, sed lex”). Nhưng cũng chính Giáo luật đề cập đến những trường hợp hôn nhân bất thành dù đã hoàn thành mọi sự nói trên vì sau khi cứu xét lại thấy có một trong những điểu kiện không hội đủ vì dụ bị lừa gạt, lầm tưởng, không hay thiếu sự ưng thuận, thiếu ý thức, chưa trưởng thành về tâm lý… để từ đó có thể cứu xét để giải quyết tiêu hôn hay hủy hôn, để người đó có thể tái hôn một cách chính thức có giá trị theo nghĩa trao và nhận Bí tích hôn phối một lần nữa vì Bí tích hôn phối trước được coi là bất thành hay vô giá trị. Xét về mặt thần học liên quan đến ý định của Thiên Chúa về hôn nhân, ta có thể nói hôn nhân tiền vàn phải khởi đi từ tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu, và vì thế Người chỉ liên kết những người thực sự đến với nhau vì tình yêu thực sự. Ngoài ra, theo Công đồng Vatican II, mục đích trước tiên của hôn nhân sự thiện hảo của đôi vợ chồng (bonum coniugum) theo nghĩa là hai vợ chồng phải trợ giúp lẫn nhau (adjumentum mutuus) theo nghĩa là một trợ tá tương xứng, hay nói nôm na một cái nữa của mình như sách Khởi Nguyên nói: “Con người ở một mình không tốt, Ta hãy tạo cho nó một trợ tá tương xứng với nó” (St, 2, 18) ( « Non est bonum esse hominem solum; faciam ei adiutorium simile sui »). Có lẽ trong chiều kích này mà Đức Thánh Cha Phanxicô đương thời đã từng phát biểu trong một bài diễn văn ở đâu đó mà bản thân tác giả không nhớ khi ngài nói nôm na: “Đa số các các cuộc hôn phối đều bất thành”. Một phát biểu có thể gây choáng váng, bàng hoàng đối với rất nhiều người, nhưng có lẽ phản ánh một sự thật không thể chối cải trong thực tế hiện sinh của các cuộc hôn phối. Không biết ngài phát biểu điều này trong hoàn cảnh nào và do động lực nào, nhưng chúng ta có thể đoan chắc là ngài phải dựa vào hai yếu tố chính này mà thôi: Hoặc là vợ chồng không đến với nhau bằng tình yêu, không có tình yêu và không thực sự trợ giúp nhau với tư cách là trợ tá tương xứng của nhau. hoặc là không có một trong hai điều này. Có lẽ nhận định này xuất phát từ việc tham khảo các tường trình mà ngài nhận được từ khắp nơi trên thế giới, cũng như từ công tác mục vụ của ngài từ khi còn là linh mục, giám mục cho đến khi làm giáo hoàng như hiện nay.
Vơi tư cách là chuyên viên đào tạo, giảng dạy, tư vấn về tình yêu, hôn nhân và gia đình, bản thân tôi hoàn toàn không lấy gì làm ngạc nhiên về lời phát biểu của ngài mà đúng hơn là tìm ở đó một sự đồng cảm sâu xa với xác tín từ lâu này của bản thân. Ở đây tôi chưa nói đến mức độ sâu xa cao thượng của tình yêu Agapè (Đức ái), hay mức độ quan trọng cần thiết cho đời sống hôn nhân như Philia (Tình bạn), hay mức độ chung của tình yêu nhân loại ít nhiều vô điều kiện Storge (Tình yêu đồng loại, phụ tử, mẫu tử.., nhưng thậm chí ngay cả mức độ bình thường thuộc bản năng của con người mà thế gian này nói đến khi nói đến tình yêu là Eros (Tình dục, tình yêu thu hút, mang lại khoái cảm, đòi hỏi được thỏa mãn), vô số cặp cũng không hẳn có nữa. Chỉ mới xét về khía cạnh tình yêu thôi thì đã có vấn đề, huống hồ là xét đến chuyện mang lại sự thiện hảo cho nhau, giúp nhau triển nở hay tương trợ trong hôn nhân, thì có khi còn hiếm hơn rất nhiều. Chúng ta thử nghĩ xem được bao nhiêu cặp hôn nhân đến với nhau bằng tình yêu, chưa nói đến tình yêu đich thực? Và bao nhiêu cặp hôn nhân đến với nhau theo nghĩa là người trợ tá tương xứng theo nghĩa là được tạo ra cho nhau, nghĩa là có một sự hòa hợp ít nhiều cần có để mang đến sự hạnh phúc, triển nở ít nhiều cho nhau trong đời sống hôn nhân, nghĩa là không đạt được mục đích hôn nhân theo ý định của Thiên Chúa.
Về mặt mục vụ thì sao, thật đáng buồn về chứng sơ cứng, sức ì (sclérose, inertie pastorale), về sự không lương thiện về trí thức (improbité intellectuelle), theo nghĩa là không muốn cho giáo dân mình biết về Giáo luật liên quan đến tiêu hôn, Chúng ta thử hỏi xem có linh mục nào phụ trách về hôn nhân, nếu có, thì được bao nhiêu vị đề cập đến vấn đề này với giáo dân của mình. Hay tốt hơn là không nên cho biết chuyện này thì hơn vì biết chỉ gậy rắc rối và phiền phức trong mục vụ hôn nhân và sợ lạm dụng theo kiểu sợ vẽ đường cho hưu chạy mà thôi?
Thử hỏi mình xem có giáo dân nào nói đến chuyện chia tay với các ngài mà các ngài thực sự muốn tìm hiểu nguyên nhân và nếu thấy hôn nhân đó có những yếu tố bất thường, bất thành thì hướng dẫn họ thủ tục xin hủy hôn hay chỉ hài lòng với việc can ngăn, hù dọa, thậm chí cấm đoán một cách vô trách nhiệm, vô lương tâm việc cớ sợ lạm dụng, mà thực sự là sợ điều đó gây ra nhiều phiền toái, mất thời gian công sức của mình…, nhất là những nơi có truyền thống thủ cựu, những vùng quê, chuyện thường của huyện mà bản thân tác giả đã từng nghe kể.
Có linh mục nào nghĩ đây là một tội thiếu sót trầm trọng (grave omission) khi để giáo dân mình không được thông tin về điều nay không? Caó bao giờ nghĩ rằng những cặp hôn nhân bất thành như thể sống trong tình trạng thê thảm như thế nào không, điều mà lẽ ra họ không đáng phải chịu và nhất là không được Thiên Chúa tạo nên để chịu, cho dù cũng do sai lầm ít nhiều của họ? Chúng ta có bao giờ nghĩ rằng mình lỗi luật bác ái trầm trọng khi tìm cách trấn an lương tâm viện cớ này cớ nọ để tránh né vì cách hành xử này có thể đẩy những cặp hôn nhân bất thành đó đến việc rời bỏ Giáo hội, sống buông tuồng và thậm chí mất luôn cả phần rỗi không ?
Cũng giống nhà nước này, chúng ta có thể mị giáo dân của mình, giam họ trong sự ngu muội về thần học và giáo luật về hôn nhân, cho họ uống Paracetamol để giảm đau thay vì giúp họ chữa tận gốc rể, nhưng đối diện với tòa án lương tâm và với Thiên Chúa, chúng ta nghĩ sao?
Và cho dù không nói đến chuyện lương tâm đi nữa, chúng ta cũng đừng quên rằng chúng ta đang sống trong thời đại đề cao nhân phẩm, nhân quyền, dân chủ, con người nói chung và người giáo dân nói riêng không còn chấp nhận bất cứ thứ quyên lực quyên bính vô nhân, không có nền tảng cho dù là thần quyền, giáo quyền đi nữa. Mong sao chúng ta không tạo nên tạo nên cớ cho sviệc chống đối quyền bính Giáo hội trong thế giới khủng hoảng giá trị, khủng hoảng quyền bính ngày nay. Hãy thành thật tự hỏi mình xem trong lịch sử nhân loại nói chung và lich sử Giáo hội Công giáo nói riêng, do đâu mà có sự khủng hoảng quyền bính, do dâu mà có sự phản đối quyền bính? Nếu không phải là vì đã từng và vẫn có sự lạm dụng quyền bính, cách riêng trong Giáo hội là sử dụng quyền bính theo nghĩa duy trì địa vị quyền lực, áp đặt, đi ngược lại ý định của Thiên Chúa.
Có lẽ chúng ta phải thành thật, khiêm tốn đấm ngực mà ăn năn về tất cả những sự chia rẻ trong Giáo hội của Chúa Kitô, thậm chí những phong trào vô thần có hệ thống và cực đoan điên cuồng chống lại Kitô giáo, chống lại Giáo hội Công giáo vì chẳng phải tất cả đều là con đẻ của hoặc những giới hạn về tri thức, hay đúng hơn của sự ngộ nhận, lạm dụng quyền bính, nói theo Phật giáo là tham sân si, nói theo Kitô giáo là tính thế tục, tính xác thịt của những chủ chăn trong Gíao hội sao?
Chính vì thế, từ chính quyền thế tục đến giáo quyền, chúng ta được mời gọi, nếu không nói buộc phải trở nên trong suốt (transparent) nếu muốn tồn tại như một cơ chế, đó là chưa nói đến chuyện lương tâm, trách nhiệm của Kitô hữu, của chủ chăn.
Thiết nghĩ, trong đường hướng mục vụ hôn nhân của Giáo hội ngày nay, không chỉ cần chuẩn bị thật tốt hành trang cho các cặp bước vào đời sống hôn nhân, (đặc biệt nên nghĩ đến việc soản thảo những trắc nghiệm trước ngưỡng hôn nhân mang tính sát hạch để tránh nhiều chừng nào hay chừng nấy những trường hợp hôn nhân bất thành vì bất kỳ lý do nào đó), mặt khác phải quan tâm đầu tư, hay đầu tư nghiêm chỉnh hơn nữa vào mục vụ hậu hôn nhân, nhằm chữa lành vết thương, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hôn nhân, canh tâm đời sống hôn nhân, nhưng cũng quan trọng không kém việc quan tâm nghiêm chỉnh đến việc hướng dẫn, cứu xét và xúc tiến việc tháo gỡ hôn phối bất thành hay tuyên bố tiêu hôn cho những cặp hôn nhân bất thành. Đó cũng chính là yêu cầu khẩn thiết của chính Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã kêu gọi xúc tiến nhanh nhất có thể (trong vòng khoảng 45 ngày?), ít tốn kém nhất có thể tiến trình thủ tục, và đơn giản hóa thủ tục. Không biết được bao nhiêu chủ chăn chịu đọc lời kêu gọi này, và được bao nhiêu đấng quan tâm thực hiện và thực hiện đúng theo yêu cầu của ngài? Hay đó vẫn chỉ là lời kêu gọi mà thôi? Các đấng bản quyền có lẽ nhủ thầm: “Lý tưởng là vậy, nhưng không thể thực hiện được”? Vì gánh nặng quá lớn, rắc rối, phiền phức quá nhiều, chưa nói là tốn quá nhiều thời gian, công sức và sợ nhất là hiện tượng này trở thành phong trào, sự lạm dụng….?
Nhưng dù với bất cứ lý do nào, chúng ta không thể tiếp tục trấn an, đánh lừa lương tâm mình, sống vô lương thiện về trí thức, trì trệ, sơ cứng về mục vụ, và nhất là tiếp tục cố tình phạm tội thiếu sót trầm trọng như trước giờ nữa rồi!
Gioakim Trương Đình Giai
Phụ trách GLHN Tgp Sàigon
Thạc sĩ Khoa học Giáo dục Canada
Thạc sĩ Khoa học Hôn nhân và Gia đình-Cựu sinh viên Học viện Thánh Gioan Phaolô II-Rôma
Văn Hóa
Lá thư Canada: Hòa Hợp Hoà Giải
Trà Lũ
11:12 03/07/2019
Canada đã bước vào mùa hè, nắng vàng chan hòa khắp nơi. Vì đây là đất thiên đàng nên nắng hè tuy bát ngát nhưng không nóng đổ lửa như nhiều nơi khác. Ngày đầu tháng Bảy, July 1st, là ngày quốc khánh, Canada mừng ngày sinh nhật 152 tuổi. Canada là xứ có hơn 80 sắc dân, sắc dân đầu tiên là người Da Đỏ. Dân số người Da Đỏ hiện nay tròm trèm 1.7 triệu so với dân số toàn quốc là 37 triệu. Năm nay lễ Quốn Khánh không được đông dân chúng xuống đường diễn hành và pháo bông pháo hoa không đầy trời như mọi năm, các cụ có biết tại sao không ? Thưa nó bị mờ đi vì những dư âm vĩ đại của các buổi lễ ăn mừng chiến thắng của đội banh Raptors ngày 17 tháng 6, cách đây 2 tuần. Nếu các cụ theo dõi các mục thể thao trên thế giới, ắt phải nhớ diễn biến này. Theo báo chí thì chỉ riêng Toronto với dân số 3 triệu mà có tới hơn 1 triệu người xuống phố reo hò ăn mừng. Không reo hò sao đưọc khi đội bóng rổ Warriors của Hoa Kỳ liên tiếp đoạt giải Vô địch giải NBA trong 3 năm đã bị đội Canada đánh bại. Tuy Canada là nơi đẻ ra môn chơi bóng rổ trên thế giới từ năm 1891, nhưng đã 25 năm liền Canada chưa đạt được giải vô địch, năm nay đội bóng Raptors của Toronto đã mang vinh quang về cho đất nước với tỷ số khít khao 114-110. Ngoài đường hầu như xe nào cũng cắm cờ Canada và bấm còi inh ỏi. Tài xế nào hầu như cũng mặc áo in chữ Raptors trước ngực và sau lưng. Thế mới biết dân Canada này mê thể thao như thế nào.
Ngoài tin vui vô địch giải bóng rổ NBA trên đây , Canada còn có tin vui này nữa là theo bảng xếp hạng về hòa bình Global Peace Index của Liên Hiệp Quốc thì 2019 Canada được xếp hạng 6 trong 163 quốc gia. Đứng trên là Iceland, New Zealand, Áo, Bồ Đào Nha và Đan Mạch. Năm 2012 Canada được xếp hạng 4 cơ đấy. Sống ở miền đất thanh bình này, các cụ cứ việc ăn no ngủ kỹ, ra đường không sợ bom rơi mìn nổ, không sợ ai xét giấy tờ, bắt bớ ... Chính vì vậy mà nhiều người Tàu và Việt có tiền đều đang nghĩ tới việc xin tản cư sang Canada.
Trên đây tôi nói mùa hè này không nóng dữ dội như bên Âu Châu, nhưng vẫn có nhiều cuộc cháy rừng như vừa xảy ra ở Chuckegg Creek thuộc tỉnh bang Alberta miền tây. Có nhà báo giải thích sự cháy rừng này là do đất ở miền này nhiều chất dầu qúa. Dầu ở đây nằm ngay trong cát trên mặt đất chứ không phải ở sâu dưới lòng đất.
À, còn một tin thời sự chót : nhà thám hiểm không gian David Saint-Jaques của Canada vừa trở lại trái dất sau 204 ngày trên không gian. Ông đã từng đi bộ trong không gian, vừa là người bảo trì Canadarm-2. Ông này giỏi lắm, vừa là bác sĩ, vừa kỹ sư, vừa nhà thiên văn, ông gốc Montreal ở bang Quebec. Cụ nào có chương trình đi du lịch không gian nhớ đến gặp nhà không gian Canada này để thêm tin về việc đi ra ngoài trái đất nha.
Đó là những tin thời sự nóng sốt đầu mùa hè này ở Canada. Còn thời sự thế giới thì các cụ chắc đã biết rồi, vẫn Cụ Trump với Cụ Tập và cụ Putin đôi co về kinh tế, vẫn việc tranh chấp ghế chính quyền ở xứ Venezuella. Riêng tôi thấy việc anh Tàu Cộng ngang nhiên kéo giàn khoan dầu 13-2 CEPB DongFang vào vịnh Bắc Bộ theo đường lưỡi bò mà chúng vẽ ra thiệt là khiêu khích. Về hải lý thì giàn khoan ở trong lãnh hải của VN, rất gần Huế và Đồng Hới. Chúng diễu võ dương oai mà các quan CSVN nhà mình ngậm miệng cúi đầu nín khe. Việc gì rồi sẽ xảy ra đây, thưa các cụ ? Hay đây là diễn tiến việc dâng đất dâng biển mà VC đã ký từ xưa?
Thôi, không bàn chính trị chính em nữa. Mời các cụ đi ăn phở với chúng tôi cho vui. Nhân lễ quốc khánh Canada, chúng tôi họp làng tại nhà cụ Chánh tiên chỉ. Cụ thết món Phở Bắc, dứt khoát Bắc, không có giá sống tương đen tương đỏ. Chủ bếp phở là hai cụ già gốc Bắc Kỳ, Cụ Chánh với sự tiếp tay của cụ B.95. Ông ODP và tôi xin làm phụ bếp để hai cụ sai vặt. Chị Ba Biên Hòa gốc Nam Kỳ cũng xin tới làm phụ bếp hạng 2 để học nghề.
Thấy Chị Ba tay bút tay giấy định biên chép bài nấu phở bắc thì ông ODP gạt đi rồi vừa cười hà hà vừa nói : Chị ghi chép làm gì cho mất công, cứ mở Google ra là có liền. Những bài nói về phở Bắc tràn ngập. Chị Ba trả lời là chị không hề thấy. Ông ODP liền lấy cái tablet trong túi ra, ông bấm bấm chút xiú rồi bảo : chỉ riêng những nhà văn kỳ cựu và nổi tiếng ở Bắc kỳ khi xưa như Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân và Tô Hoài đã ca ngợi Phở Bắc hết lời làm ta thấy tô phở Bắc ngon hết sức. Tôi xin đọc một đoạn nhỏ mà Vũ Bằng tả tô phở Bắc chính gốc ngày xưa, nghe tả thôi mà đã thấy ngon quá chừng :
...’ Một nhúm bánh phở, một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy ngọn rau thơm xanh biếc, mấy nhát gừng màu vàng thái mướt như tơ, mấy miếng ớt mỏng vừa đỏ màu hoa hiên, vửa đỏ sẫm màu hoa lựu, ba bốn màu sắc đó cho ta cái cảm giác được ngắm một bức họa lập thể, vừa là một kết hợp tuyệt diệu của hương vị... Nước dùng nóng lắm đấy, nóng bỏng rẫy lên, nhưng ăn phở có như thế mới ngon. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay, cái cay của gừng, cái cay của hạt tiêu, cái cay của ớt; thỉnh thoảng lại thấy cái thơm nhè nhẹ, cái thơm của hành hoa, thơm của thịt bò tươi và mềm, rồi thì hoà hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm dịu, ngọt một cách thành thực, thiên nhiên, không có chất gì là hóa học... ‘
Cụ Chánh chủ nhà góp thêm ý : Khi thấy thực khách sửa soạn tô phở vừa bưng ra : vắt chanh, ngắt đủ loại rau bỏ vô, cho giá sống vô, rồi trộn đều, xịt thêm tương đen tương đỏ, tôi nghĩ đây là cơm heo, bố lếu bố láo. Phở Bắc ngày xưa chỉ ăn với hành tây và rau mùi, chứ không ăn với lá húng vì lá húng chỉ ăn với thịt chó, tiết canh và lòng lợn...
Ông ODP lại cười hà hà : Sau 1954, tô phở Bắc đã di cư vào Nam và bị Nam Kỳ hoá. Nhà văn Thày Khóa Tư đã viết thành câu đối rất hay như thế này :
...Tái chín nạm giò vè, tiêu ớt rau thơm giá sống
Sách gầu gân mỡ sụn, tương chanh nước béo hành trần
Và cả làng tôi hôm nay đã ăn Phở rất Bắc kỳ, nghĩa là không có giá sống, không có tương đen tương đỏ. Chị Ba và anh John ăn xong đều gật gù : Ngon thiệt. Xưa nay mình đã ăn phở lai căng mất gốc. Anh John đã ăn những hai tô lận.
Tôi nhớ báo Los Angeles Times ở California số ra ngày 13.5.2003 đã viết một bài rất trang trọng ca ngợi món phở. Báo này viết món Phở của dân thiểu số VN đang đi vào dòng chính của thức ăn Hoa Kỳ. Nhiều nhà hàng chính đã ghi món này vào thực đơn là PHO. Đại tự điển danh tiếng OXFORD của Anh đã ghi thêm 2 tiếng Phở và Nước Mắm vào tự điển. Tôi chỉ sợ điều này là trên bàn ăn của các nhà hàng đều có chai tiêu chai muối và chai ketchup. Thực khách nếu chưa ăn phở lần nào thì họ có thể cho thêm tiêu, muối và ketchup vào tô phở, thì việc gì sẽ xảy ra đây ? Tôi có lo chuyện bò trắng răng không , thưa các cụ ?
Sang phần tráng miệng thì chúng tôi không bàn về phở nữa mà bàn sang ngày lễ Hiền Phụ mới vừa qua. Chị Ba Biên Hòa quay vào Cụ Chánh là chủ nhà, cụ cao tuổi nhất làng chắc có nhiều chuyện về Hiền Phụ xin cụ chia sẻ. Cụ kể ngay. Rằng trong Thánh kinh Chúa kể rất nhiều dụ ngôn để cho dân chúng dễ hiểu giáo lý của Ngài. Lão thích nhất dụ ngôn ‘ Người Con Hoang Đàng (Luca 15: 11). Rằng một ngưòi cha giàu có kia có 2 người con trai. Một ngày nọ người con thứ hai xin người cha chia gia tài cho anh để anh đi xa lập nghiệp. Người cha bèn chia. Và anh con trai này đã ôm tiền đi xa. Nhưng anh ta không hề lập nghiệp mà bao nhiêu tiền anh có trong tay thì anh đã ăn chơi rượu chè cờ bạc, vừa khi anh ta sạch túi thì cả miền cũng lâm vào nạn đói kém. Anh ta phải đi chăn heo. Cơm không đủ ăn, dù cơm heo. Anh chợt nghĩ tới cha mình, giờ này ngay người làm công cho cha cũng dư thừa thức ăn. Anh ta nghĩ bụng mình sẽ về nhà cha, xin Cha coi mình như gia nhân để được no bụng. Và anh ta đã đi về nhà cha ngay. Từ xa, người cha thấy anh thất thểu đi về, ông đã chạy vội ra, ôm chầm lấy anh mà hôn. Anh ta mới thưa với cha mình là kẻ tội lỗi không xứng làm con nữa, anh chỉ xin làm gia nhân. Ngưòi cha gạt đi, và kêu gia nhân lấy quần áo mới mặc cho anh, xỏ giầy mới cho anh, và xỏ nhẫn mới cho anh, và sai bắt con dê béo làm tiệc ăn mừng, vì ‘ con ta đã chết mà nay đã sống lại và về với ta’.
Cụ Chánh kể một hơi câu chuyện dụ ngôn này, rồi cụ nói : Ngưòi ta thường đặt tên cho dụ ngôn này là ‘ Chuyện người con hoang đàng’ nhưng cái ý chính cốt lõi của chuyện là ‘lòng người cha thương con’. Thiên Chúa cũng y như vậy, dù ta tội lỗi bao nhiêu cũng vẫn được tha thứ và yêu thương, vẫn coi ta là con cưng cuả ngài. Đáng lẽ phải đặt tên dụ ngôn này là Tình Phụ Tử mới đúng. Lão thích bài dụ ngôn ca tụng người cha này nhất.
Cả làng nghe xong bài giảng của cụ Chánh, ai cũng cảm phục cụ và vỗ tay ào ào. Chị Ba Biên Hòa bảo : Vừa rồi là một bài giảng về tình Cha Con tình Phụ tử, giữa ta và Thiên chúa. Bài của Cụ hay y như bài giảng của Cha Paolo ở nhà thờ.
Người gật gù đồng ý với Cụ Chánh và Chi Ba nhiều nhất là cụ B.95. Cụ lên tiếng : Bữa nay lão thức dậy từ sớm tinh mơ, và đến đây nấu phở với Cụ Chánh từ sáng còn tờ mờ. Bữa nay, lão đã nghe đủ chuyên thời sự, chuyên nấu phở, và chuyên tình phụ tử, bây giờ xin cho bà lão này mấy chuyện cười cho hết cơn mệt nhọc. Nào thần tưọng của tôi đâu ? Các cụ biết ai là thần tượng của cụ rồi chứ? Thưa, đó là anh John.
Anh John lên tiếng ngay. Cụ vừa nói tới tiếng Phụ Tử. Cụ Chánh đã nói về chữ Phụ , bây giờ cháu xin nói tới chữ Tử. Vì Cụ muốn tiếng cười nên xin cho cháu nói về các chữ kép có chữ tử này nha.
...Ai bị con rận con chí cắn mà chết thì gọi là chí tử
Ai bị điện giật mà chết thì gọi là điện tử
Ai té ngựa mà chết thị gọi là mã tử
Ai thái thịt mà chết thì gọi là thái tử
Ai chết vì bệnh cảm cúm thì gọi là cảm tử
Ai chết vì tính ái thì gọi là ái tử
Ai chết vì tò mò thì gọi là thám tử
A i chết sau khi đã làm xong công vụ thì gọi là công tử
Ai bị xô đầu vào cửa mà chết thì gọi là cửa tử
Ai chết lãng xẹt tì gọi là lãng tử
Ai chết mà thân thể còn y nguyên thì gọi là nguyên tử
Ai chết mà chết từ từ từng phần thì gọi là phần tử
Ai chết trong rừng thì gọi là lâm tử
Ai hiếu thảo mà chết thì gọi là hiếu tử
Ai to con khổng lồ mà chết thì gọi là khổng tử
Ai đang mạnh khoẻ mà lăn ra chết thì gọi là mạnh tử
Ai già lão mà chết thì gọi là lão tử
Cha chết gọi là phụ tử
Mẹ chết gọi là mẫu tử
Sư phụ chết thì gọi là sư tử
Quân lính mà chết thì gọi là quân tử
Người quý tộc mà chết thì gọi là qúy tử
Người chết vì mặc thiếu áo lạnh thì gọi là hàn mặc tử...
Cả làng đã cười rầm rĩ vì chữ TỬ này. Kể đến đây xong thì anh John quay vào ông ODP bồ chữ xin ông nói tiếp về chữ Tử. Ông ODP niên trưởng trong làng đúng là bồ chữ. Ông bảo ông xin nói tiếp về chữ Tử, nhưng không phải những tên như Khổng Tử, Mạnh Tử mà xin nói về Tử Vi. Đây là những lời bàn rông rài về những số tử vi.
- Thày tử vi bảo tôi có số làm nghề phi hành gia , ai ngờ tôi đã làm nghề đầu bếp thường phi hành phi tỏi
- Thày bảo tôi có số trong tay lúc nào cũng có tiền, hóa ra tôi đã làm lơ xe thu tiền hành khách
- Thày bảo tôi có số quản lý đám đông ít là 200 sinh mạng, ai ngờ tôi chính là người chăn vịt
- Thày bảo tôi có số cầm đầu thiên hạ, ai ngờ tôi đã làm nghề cắt tóc
- Thày bảo tôi có số an nhàn được nhà nước nuôi, tưởng mình sẽ là công chức cấp cao, ai ngờ tôi phải ngồi tù.
- Thày bảo tôi có số đào hoa, tôi tưởng mình sẽ được gái mê lắm, ai ngờ cuối đời về trồng cây đào và bán hoa
- Thày bảo tôi có số đưa đất nước vào khuôn khổ, tôi nghĩ mình sẽ là một lãnh tụ, ai ngờ tôi làm nghề đúc gạch
- Thày bảo tôi có số làm nghề vàng bạc té ra tôi làm nghề hàng mã.
Rồi ông ODP xin hết chuyện. Các cụ đã thấy làng An Lạc của tôi vui chưa?
Cụ Chánh chủ nhà thấy cả làng vui quá, bèn cho cả làng nóí chuyện cười xả láng. Ông H.O. xin kể chuyên văn chương. Đây là 2 bài thi được một số bạn ông cho là hay nhất:
- Bài 1 : Bạn đang ngồi ăn nhà hàng với một người đẹp mới quen. Bỗng bạn mót đi đái. Bạn sẽ nói thế nào với người bạn gái cho có vẻ lịch sự và văn chương ? Giải nhất thế này : Xin lỗi em, anh phải ra ngoài vài phút để giúp người bạn nhỏ của anh một chút. Người bạn này anh sẽ giới thiệu với em một ngày gần đây.
- Bài 2 : bạn hãy tả một cuộc tình, ngắn khoảng 25 chữ, đọc xong ai cũng hiểu là cuộc ngoại tình : Bài được giải : ‘Sáng sớm anh thức dậy, vội rửa mặt, mặc quần áo, nói lời từ giã , rồi lái xe về nhà chở vợ đi chợ’. Các cụ đã thấy rõ anh này ngoại tình chưa?
Phe các bà thì lại xin Cụ Chánh nói nữa, nói về kinh nghiệm sống 90 năm tuổi đời. Cụ Chánh cho là lời xin có lý, bèn tâm sự. Lão đang gần đất xa trời nên lão thấy mình mà ra đì thì chẳng đem theo đưọc cái gì ngoài việc bác ái phúc đức mình làm. Lão thấy trên báo Cao Niên có bài rất hay về tiền bạc, như thế này :
- Tiền có thể mua được cái nhà/house nhưng không mua được mái ấm/home
- Tiền có thể mua dược cái giường nhưng không thể mua được giấc ngủ
- Tiền có thể mua đưọc cái đồng hồ nhưng không thể mua được thời gian
- Tiền có thể mua được sách nhưng không mua được kiến thức
- Tiền có thể mua được chức tước nhưng không thể mua được sự kính trọng
- Tiền có thể mua được sex nhưng không thể mua được tình yêu
- Tiền có thể mua được của cải đời này nhưng không thể mua được nước thiên đàng đời sau.
Và cụ Chánh kết luận : lão đang dùng đồng tiền hiện có để giúp người nghèo VN và người Canada. Chúng ta mang ơn và nợ nước Canada này rất nhiều. Còn về chính quyền CSVN hiện nay lão có lời cầu để họ mở mắt mà giải thể chế độ, đó là cách ‘hoà hợp hoà giải dân tộc’ tốt nhất và duy nhất. Amen.
TRÀ LŨ
Ngoài tin vui vô địch giải bóng rổ NBA trên đây , Canada còn có tin vui này nữa là theo bảng xếp hạng về hòa bình Global Peace Index của Liên Hiệp Quốc thì 2019 Canada được xếp hạng 6 trong 163 quốc gia. Đứng trên là Iceland, New Zealand, Áo, Bồ Đào Nha và Đan Mạch. Năm 2012 Canada được xếp hạng 4 cơ đấy. Sống ở miền đất thanh bình này, các cụ cứ việc ăn no ngủ kỹ, ra đường không sợ bom rơi mìn nổ, không sợ ai xét giấy tờ, bắt bớ ... Chính vì vậy mà nhiều người Tàu và Việt có tiền đều đang nghĩ tới việc xin tản cư sang Canada.
Trên đây tôi nói mùa hè này không nóng dữ dội như bên Âu Châu, nhưng vẫn có nhiều cuộc cháy rừng như vừa xảy ra ở Chuckegg Creek thuộc tỉnh bang Alberta miền tây. Có nhà báo giải thích sự cháy rừng này là do đất ở miền này nhiều chất dầu qúa. Dầu ở đây nằm ngay trong cát trên mặt đất chứ không phải ở sâu dưới lòng đất.
À, còn một tin thời sự chót : nhà thám hiểm không gian David Saint-Jaques của Canada vừa trở lại trái dất sau 204 ngày trên không gian. Ông đã từng đi bộ trong không gian, vừa là người bảo trì Canadarm-2. Ông này giỏi lắm, vừa là bác sĩ, vừa kỹ sư, vừa nhà thiên văn, ông gốc Montreal ở bang Quebec. Cụ nào có chương trình đi du lịch không gian nhớ đến gặp nhà không gian Canada này để thêm tin về việc đi ra ngoài trái đất nha.
Đó là những tin thời sự nóng sốt đầu mùa hè này ở Canada. Còn thời sự thế giới thì các cụ chắc đã biết rồi, vẫn Cụ Trump với Cụ Tập và cụ Putin đôi co về kinh tế, vẫn việc tranh chấp ghế chính quyền ở xứ Venezuella. Riêng tôi thấy việc anh Tàu Cộng ngang nhiên kéo giàn khoan dầu 13-2 CEPB DongFang vào vịnh Bắc Bộ theo đường lưỡi bò mà chúng vẽ ra thiệt là khiêu khích. Về hải lý thì giàn khoan ở trong lãnh hải của VN, rất gần Huế và Đồng Hới. Chúng diễu võ dương oai mà các quan CSVN nhà mình ngậm miệng cúi đầu nín khe. Việc gì rồi sẽ xảy ra đây, thưa các cụ ? Hay đây là diễn tiến việc dâng đất dâng biển mà VC đã ký từ xưa?
Thôi, không bàn chính trị chính em nữa. Mời các cụ đi ăn phở với chúng tôi cho vui. Nhân lễ quốc khánh Canada, chúng tôi họp làng tại nhà cụ Chánh tiên chỉ. Cụ thết món Phở Bắc, dứt khoát Bắc, không có giá sống tương đen tương đỏ. Chủ bếp phở là hai cụ già gốc Bắc Kỳ, Cụ Chánh với sự tiếp tay của cụ B.95. Ông ODP và tôi xin làm phụ bếp để hai cụ sai vặt. Chị Ba Biên Hòa gốc Nam Kỳ cũng xin tới làm phụ bếp hạng 2 để học nghề.
Thấy Chị Ba tay bút tay giấy định biên chép bài nấu phở bắc thì ông ODP gạt đi rồi vừa cười hà hà vừa nói : Chị ghi chép làm gì cho mất công, cứ mở Google ra là có liền. Những bài nói về phở Bắc tràn ngập. Chị Ba trả lời là chị không hề thấy. Ông ODP liền lấy cái tablet trong túi ra, ông bấm bấm chút xiú rồi bảo : chỉ riêng những nhà văn kỳ cựu và nổi tiếng ở Bắc kỳ khi xưa như Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân và Tô Hoài đã ca ngợi Phở Bắc hết lời làm ta thấy tô phở Bắc ngon hết sức. Tôi xin đọc một đoạn nhỏ mà Vũ Bằng tả tô phở Bắc chính gốc ngày xưa, nghe tả thôi mà đã thấy ngon quá chừng :
...’ Một nhúm bánh phở, một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy ngọn rau thơm xanh biếc, mấy nhát gừng màu vàng thái mướt như tơ, mấy miếng ớt mỏng vừa đỏ màu hoa hiên, vửa đỏ sẫm màu hoa lựu, ba bốn màu sắc đó cho ta cái cảm giác được ngắm một bức họa lập thể, vừa là một kết hợp tuyệt diệu của hương vị... Nước dùng nóng lắm đấy, nóng bỏng rẫy lên, nhưng ăn phở có như thế mới ngon. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cay, cái cay của gừng, cái cay của hạt tiêu, cái cay của ớt; thỉnh thoảng lại thấy cái thơm nhè nhẹ, cái thơm của hành hoa, thơm của thịt bò tươi và mềm, rồi thì hoà hợp tất cả những vị đó lại, nước dùng cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm dịu, ngọt một cách thành thực, thiên nhiên, không có chất gì là hóa học... ‘
Cụ Chánh chủ nhà góp thêm ý : Khi thấy thực khách sửa soạn tô phở vừa bưng ra : vắt chanh, ngắt đủ loại rau bỏ vô, cho giá sống vô, rồi trộn đều, xịt thêm tương đen tương đỏ, tôi nghĩ đây là cơm heo, bố lếu bố láo. Phở Bắc ngày xưa chỉ ăn với hành tây và rau mùi, chứ không ăn với lá húng vì lá húng chỉ ăn với thịt chó, tiết canh và lòng lợn...
Ông ODP lại cười hà hà : Sau 1954, tô phở Bắc đã di cư vào Nam và bị Nam Kỳ hoá. Nhà văn Thày Khóa Tư đã viết thành câu đối rất hay như thế này :
...Tái chín nạm giò vè, tiêu ớt rau thơm giá sống
Sách gầu gân mỡ sụn, tương chanh nước béo hành trần
Và cả làng tôi hôm nay đã ăn Phở rất Bắc kỳ, nghĩa là không có giá sống, không có tương đen tương đỏ. Chị Ba và anh John ăn xong đều gật gù : Ngon thiệt. Xưa nay mình đã ăn phở lai căng mất gốc. Anh John đã ăn những hai tô lận.
Tôi nhớ báo Los Angeles Times ở California số ra ngày 13.5.2003 đã viết một bài rất trang trọng ca ngợi món phở. Báo này viết món Phở của dân thiểu số VN đang đi vào dòng chính của thức ăn Hoa Kỳ. Nhiều nhà hàng chính đã ghi món này vào thực đơn là PHO. Đại tự điển danh tiếng OXFORD của Anh đã ghi thêm 2 tiếng Phở và Nước Mắm vào tự điển. Tôi chỉ sợ điều này là trên bàn ăn của các nhà hàng đều có chai tiêu chai muối và chai ketchup. Thực khách nếu chưa ăn phở lần nào thì họ có thể cho thêm tiêu, muối và ketchup vào tô phở, thì việc gì sẽ xảy ra đây ? Tôi có lo chuyện bò trắng răng không , thưa các cụ ?
Sang phần tráng miệng thì chúng tôi không bàn về phở nữa mà bàn sang ngày lễ Hiền Phụ mới vừa qua. Chị Ba Biên Hòa quay vào Cụ Chánh là chủ nhà, cụ cao tuổi nhất làng chắc có nhiều chuyện về Hiền Phụ xin cụ chia sẻ. Cụ kể ngay. Rằng trong Thánh kinh Chúa kể rất nhiều dụ ngôn để cho dân chúng dễ hiểu giáo lý của Ngài. Lão thích nhất dụ ngôn ‘ Người Con Hoang Đàng (Luca 15: 11). Rằng một ngưòi cha giàu có kia có 2 người con trai. Một ngày nọ người con thứ hai xin người cha chia gia tài cho anh để anh đi xa lập nghiệp. Người cha bèn chia. Và anh con trai này đã ôm tiền đi xa. Nhưng anh ta không hề lập nghiệp mà bao nhiêu tiền anh có trong tay thì anh đã ăn chơi rượu chè cờ bạc, vừa khi anh ta sạch túi thì cả miền cũng lâm vào nạn đói kém. Anh ta phải đi chăn heo. Cơm không đủ ăn, dù cơm heo. Anh chợt nghĩ tới cha mình, giờ này ngay người làm công cho cha cũng dư thừa thức ăn. Anh ta nghĩ bụng mình sẽ về nhà cha, xin Cha coi mình như gia nhân để được no bụng. Và anh ta đã đi về nhà cha ngay. Từ xa, người cha thấy anh thất thểu đi về, ông đã chạy vội ra, ôm chầm lấy anh mà hôn. Anh ta mới thưa với cha mình là kẻ tội lỗi không xứng làm con nữa, anh chỉ xin làm gia nhân. Ngưòi cha gạt đi, và kêu gia nhân lấy quần áo mới mặc cho anh, xỏ giầy mới cho anh, và xỏ nhẫn mới cho anh, và sai bắt con dê béo làm tiệc ăn mừng, vì ‘ con ta đã chết mà nay đã sống lại và về với ta’.
Cụ Chánh kể một hơi câu chuyện dụ ngôn này, rồi cụ nói : Ngưòi ta thường đặt tên cho dụ ngôn này là ‘ Chuyện người con hoang đàng’ nhưng cái ý chính cốt lõi của chuyện là ‘lòng người cha thương con’. Thiên Chúa cũng y như vậy, dù ta tội lỗi bao nhiêu cũng vẫn được tha thứ và yêu thương, vẫn coi ta là con cưng cuả ngài. Đáng lẽ phải đặt tên dụ ngôn này là Tình Phụ Tử mới đúng. Lão thích bài dụ ngôn ca tụng người cha này nhất.
Cả làng nghe xong bài giảng của cụ Chánh, ai cũng cảm phục cụ và vỗ tay ào ào. Chị Ba Biên Hòa bảo : Vừa rồi là một bài giảng về tình Cha Con tình Phụ tử, giữa ta và Thiên chúa. Bài của Cụ hay y như bài giảng của Cha Paolo ở nhà thờ.
Người gật gù đồng ý với Cụ Chánh và Chi Ba nhiều nhất là cụ B.95. Cụ lên tiếng : Bữa nay lão thức dậy từ sớm tinh mơ, và đến đây nấu phở với Cụ Chánh từ sáng còn tờ mờ. Bữa nay, lão đã nghe đủ chuyên thời sự, chuyên nấu phở, và chuyên tình phụ tử, bây giờ xin cho bà lão này mấy chuyện cười cho hết cơn mệt nhọc. Nào thần tưọng của tôi đâu ? Các cụ biết ai là thần tượng của cụ rồi chứ? Thưa, đó là anh John.
Anh John lên tiếng ngay. Cụ vừa nói tới tiếng Phụ Tử. Cụ Chánh đã nói về chữ Phụ , bây giờ cháu xin nói tới chữ Tử. Vì Cụ muốn tiếng cười nên xin cho cháu nói về các chữ kép có chữ tử này nha.
...Ai bị con rận con chí cắn mà chết thì gọi là chí tử
Ai bị điện giật mà chết thì gọi là điện tử
Ai té ngựa mà chết thị gọi là mã tử
Ai thái thịt mà chết thì gọi là thái tử
Ai chết vì bệnh cảm cúm thì gọi là cảm tử
Ai chết vì tính ái thì gọi là ái tử
Ai chết vì tò mò thì gọi là thám tử
A i chết sau khi đã làm xong công vụ thì gọi là công tử
Ai bị xô đầu vào cửa mà chết thì gọi là cửa tử
Ai chết lãng xẹt tì gọi là lãng tử
Ai chết mà thân thể còn y nguyên thì gọi là nguyên tử
Ai chết mà chết từ từ từng phần thì gọi là phần tử
Ai chết trong rừng thì gọi là lâm tử
Ai hiếu thảo mà chết thì gọi là hiếu tử
Ai to con khổng lồ mà chết thì gọi là khổng tử
Ai đang mạnh khoẻ mà lăn ra chết thì gọi là mạnh tử
Ai già lão mà chết thì gọi là lão tử
Cha chết gọi là phụ tử
Mẹ chết gọi là mẫu tử
Sư phụ chết thì gọi là sư tử
Quân lính mà chết thì gọi là quân tử
Người quý tộc mà chết thì gọi là qúy tử
Người chết vì mặc thiếu áo lạnh thì gọi là hàn mặc tử...
Cả làng đã cười rầm rĩ vì chữ TỬ này. Kể đến đây xong thì anh John quay vào ông ODP bồ chữ xin ông nói tiếp về chữ Tử. Ông ODP niên trưởng trong làng đúng là bồ chữ. Ông bảo ông xin nói tiếp về chữ Tử, nhưng không phải những tên như Khổng Tử, Mạnh Tử mà xin nói về Tử Vi. Đây là những lời bàn rông rài về những số tử vi.
- Thày tử vi bảo tôi có số làm nghề phi hành gia , ai ngờ tôi đã làm nghề đầu bếp thường phi hành phi tỏi
- Thày bảo tôi có số trong tay lúc nào cũng có tiền, hóa ra tôi đã làm lơ xe thu tiền hành khách
- Thày bảo tôi có số quản lý đám đông ít là 200 sinh mạng, ai ngờ tôi chính là người chăn vịt
- Thày bảo tôi có số cầm đầu thiên hạ, ai ngờ tôi đã làm nghề cắt tóc
- Thày bảo tôi có số an nhàn được nhà nước nuôi, tưởng mình sẽ là công chức cấp cao, ai ngờ tôi phải ngồi tù.
- Thày bảo tôi có số đào hoa, tôi tưởng mình sẽ được gái mê lắm, ai ngờ cuối đời về trồng cây đào và bán hoa
- Thày bảo tôi có số đưa đất nước vào khuôn khổ, tôi nghĩ mình sẽ là một lãnh tụ, ai ngờ tôi làm nghề đúc gạch
- Thày bảo tôi có số làm nghề vàng bạc té ra tôi làm nghề hàng mã.
Rồi ông ODP xin hết chuyện. Các cụ đã thấy làng An Lạc của tôi vui chưa?
Cụ Chánh chủ nhà thấy cả làng vui quá, bèn cho cả làng nóí chuyện cười xả láng. Ông H.O. xin kể chuyên văn chương. Đây là 2 bài thi được một số bạn ông cho là hay nhất:
- Bài 1 : Bạn đang ngồi ăn nhà hàng với một người đẹp mới quen. Bỗng bạn mót đi đái. Bạn sẽ nói thế nào với người bạn gái cho có vẻ lịch sự và văn chương ? Giải nhất thế này : Xin lỗi em, anh phải ra ngoài vài phút để giúp người bạn nhỏ của anh một chút. Người bạn này anh sẽ giới thiệu với em một ngày gần đây.
- Bài 2 : bạn hãy tả một cuộc tình, ngắn khoảng 25 chữ, đọc xong ai cũng hiểu là cuộc ngoại tình : Bài được giải : ‘Sáng sớm anh thức dậy, vội rửa mặt, mặc quần áo, nói lời từ giã , rồi lái xe về nhà chở vợ đi chợ’. Các cụ đã thấy rõ anh này ngoại tình chưa?
Phe các bà thì lại xin Cụ Chánh nói nữa, nói về kinh nghiệm sống 90 năm tuổi đời. Cụ Chánh cho là lời xin có lý, bèn tâm sự. Lão đang gần đất xa trời nên lão thấy mình mà ra đì thì chẳng đem theo đưọc cái gì ngoài việc bác ái phúc đức mình làm. Lão thấy trên báo Cao Niên có bài rất hay về tiền bạc, như thế này :
- Tiền có thể mua được cái nhà/house nhưng không mua được mái ấm/home
- Tiền có thể mua dược cái giường nhưng không thể mua được giấc ngủ
- Tiền có thể mua đưọc cái đồng hồ nhưng không thể mua được thời gian
- Tiền có thể mua được sách nhưng không mua được kiến thức
- Tiền có thể mua được chức tước nhưng không thể mua được sự kính trọng
- Tiền có thể mua được sex nhưng không thể mua được tình yêu
- Tiền có thể mua được của cải đời này nhưng không thể mua được nước thiên đàng đời sau.
Và cụ Chánh kết luận : lão đang dùng đồng tiền hiện có để giúp người nghèo VN và người Canada. Chúng ta mang ơn và nợ nước Canada này rất nhiều. Còn về chính quyền CSVN hiện nay lão có lời cầu để họ mở mắt mà giải thể chế độ, đó là cách ‘hoà hợp hoà giải dân tộc’ tốt nhất và duy nhất. Amen.
TRÀ LŨ
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 4/7/2019: ĐTC Bênedictô xác định “chỉ có một Giáo hoàng là Đức Phanxicô".
VietCatholic Network
23:48 03/07/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Sứ điệp video của Đức Thánh Cha nhân ngày di dân thế giới.
2- Đức Thánh Cha nhóm Công nghị về việc phong thánh cho 5 Chân phước.
3- Đức nguyên Giáo hoàng Bênedicto xác định “chỉ có một Giáo hoàng là Đức Phanxicô".
4- Tòa Ân giải Tối cao ra Tuyên bố về ấn tín tòa giải tội.
5- Đức Thánh Cha tặng thánh tích thánh Phêrô cho Đức Thượng phụ Bartholomêô.
6- Đức Thánh Cha gọi cuộc gặp của hai lãnh đạo Trump và Kim là gương mẫu của văn hóa gặp gỡ.
7- Thư Đức Thánh Cha gửi Hội Đồng Giám Mục Đức về "con đường công nghị".
8- Hướng dẫn chăm sóc mục vụ của các Giám Mục Bỉ về vấn đề an tử.
9- Tòa Thánh ban hành đường hướng mục vụ của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc.
10- Đức TGM Matxcơva nói về chuyến viếng thăm Vatican của Putin.
11- Giới thiệu bài hát: Hongkong – Sea of Black
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
Thánh Ca
Thánh Ca: Tình Chúa – Trình bày: Mai Hương
VietCatholic Network
03:20 03/07/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ôi tình yêu của Chúa không bến bờ, con lại đắm say trần thế hơn cả tình Chúa. Ôi vì yêu mà Chúa không tiếc đời, trên Thập giá kia lòng Chúa đang cơn ngậm ngùi.
Khi đường trần say nguồn vui tương lai con rực cháy con quên Chúa mất rồi. Chúa vẫn đôi tay rộng mời và thứ tha tội đời nhưng con chối từ thôi. Rồi khi đường trần con buồn đau tương lai con mờ ảo chạy đến Chúa kêu cầu, Chúa vẫn đôi tay rộng mời tình Chúa không đổi dời lòng Chúa khoan dung đời đời.
Ôi tình yêu của Chúa không bến bờ, con lại đắm say trần thế hơn cả tình Chúa. Ôi vì yêu mà Chúa không tiếc đời, trên Thập giá kia lòng Chúa đang cơn ngậm ngùi.