KHẮP CÙNG THẾ GIỚI
“Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ ‘Bò câm’ mà “Tiếng của nó sẽ được nghe ‘khắp cùng thế giới!’”, nhưng cả chúng ta, cả Đavít và mọi con người đang hoạt động âm thầm trong Hội Thánh; ngay hôm nay hoặc một ngày kia, tất cả sẽ gióng tiếng trên ‘khắp cùng thế giới’ nếu mỗi người biết cộng tác với ân sủng. Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay nói đến Nước Trời, một cái gì đó nhỏ bé, ẩn tàng như hạt cải; nhưng với ơn Chúa, rồi đây, sẽ thành của ăn và nơi nương náu cho chim trời!
Thật là tuyệt vời khi nghĩ đến điều đó! Hạt giống nhỏ bé ấp ủ bao tiềm lực; tất cả các loài thực vật đều bắt đầu từ một hạt giống, từ một cọng ngò cho đến một cây sồi. Hãy nghĩ đến những cánh rừng, nghĩ đến những kỳ diệu của thế giới vật chất; bao tiềm năng được cất giấu trong một hạt nhỏ bé! Thực tế này nói lên một sự thật rằng, Thiên Chúa sử dụng mỗi người chúng ta để xây dựng Vương Quốc Ngài. Chúng ta có thể cảm thấy mình bất tài, bất năng khiếu; chúng ta không thể tạo ra nhiều khác biệt; chúng ta yếu hèn, tội lỗi… vậy mà, không đúng! Sự thật là mỗi người đều chứa đựng những tiềm năng không thể tin được mà qua đó, Thiên Chúa đang mơ về những thành quả. Ngài muốn vinh quang danh Ngài và phúc lành cho thế giới từ chúng ta. Tất cả những gì chúng ta phải làm, là cho phép ân sủng Ngài hoạt động.
Trong những ngày qua, chúng ta đọc chuyện Đavít; cậu bé chăn chiên ngày nào cảm thấy ngỡ ngàng khi được cất nhắc lên tận ngai vua, Chúa còn hứa cho miêu duệ cậu sẽ vĩ đại và tồn tại muôn đời. Nhận ra ân huệ nhưng không của Thiên Chúa, Đavít sấp mặt trước tôn nhan Ngài và thưa lên, “Con là ai và gia đình con là chi mà Chúa dẫn con đến đây?”. Vậy mà tình tiết của bài đọc hôm nay lại cho biết, ‘hạt cải’ ấy đã trầm kha sa ngã khi một lúc, phạm hai tội tày đình; vừa cướp người, vừa giết người! Tuy nhiên, với lòng sám hối thẳm sâu, “Lạy Chúa, xin dủ lòng xót thương, vì chúng con đắc tội với Ngài”, được Thánh Vịnh đáp ca ghi lại, thì Chúa đã tha cho ông; Đavít tiếp tục hoàn tất kế hoạch của Ngài. Quả thế, qua Chúa Giêsu Kitô, hậu duệ của Đavít, ơn cứu độ của Thiên Chúa đã được ban cho con người ‘khắp cùng thế giới!’
Thú vị thay! Dưới nhãn quan của thánh Phêrô Kim Ngôn, thế kỷ thứ 5, bản thân Chúa Giêsu cũng là một hạt giống tiềm tàng, “Hạt cải quả là hình ảnh của Vương Quốc. Chúa Kitô là Vương Quốc Thiên Đàng, được gieo như một hạt nhỏ bé trong vườn hoa trinh nữ, lớn lên thành cây thập tự, nhánh vươn dài khắp thế gian. Được nghiền nát trong cối xay, trái của nó tạo ra gia vị ngát hương, bảo quản mọi sinh vật sống mà nó tiếp xúc. Chừng nào hạt còn nguyên, các đặc tính của nó vẫn nằm im; một khi bị nghiền nát, chúng hiện ra cực kỳ rõ ràng. Vì vậy, Chúa Kitô đã để thân mình Ngài bị nghiền nát, Ngài sẽ không che giấu quyền lực… khi đã trở nên mọi sự cho mọi người, để phục hồi tất cả chúng ta trong chính Ngài. Thiên Chúa đã gieo nó trong vườn mình, tức là trong nàng dâu Giáo Hội, một khu vườn trải dài trên ‘khắp cùng thế giới!’
Anh Chị em,
Như hạt cải nhỏ bé tiềm tàng bao sức sống bên trong, Mình Máu Chúa Kitô và Lời Ngài cũng đang chất chứa mọi nguồn sống thể ấy! Vì thế, khi đón nhận tấm bánh bé nhỏ này, hoặc đón nhận Lời Hằng Sống, chúng ta đón nhận cả một kho tàng ân sủng khơi nguồn từ trời. Kho tàng ấy một khi đã thấm vào lòng, những tiềm năng vô giá bên trong từ ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội sẽ cùng với Chúa Giêsu phục hồi linh hồn chúng ta; đồng thời, qua chúng ta, Ngài phục hồi một nhân loại vốn đang sa ngã trầm kha. Vì vậy, hãy mở cửa trái tim, hãy để Chúa Giêsu tự do đi vào, Ngài sẽ biến đổi chúng ta trở nên ‘vật ăn’ và nơi nương náu cho ‘chim trời’; và như thế, danh Ngài được hiển vinh và bao linh hồn ‘khắp cùng thế giới’ được hưởng nhờ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết đầu phục Chúa hoàn toàn; xin ân sủng Chúa tưới đượm trên con, để con luôn trở nên khí cụ yêu thương của Chúa cho anh em con ‘khắp cùng thế giới’”. Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Chúng ta sang bờ bên kia đi!” Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: “Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao?” Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: “Im đi! Câm đi!” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?” Các ông sợ hãi kinh hoàng và nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”
Đó là lời Chúa
NGÔN SỨ CỨ LÊN TIẾNG
1. Sự thật mất lòng. Tục ngữ có câu “Sự thật mất lòng.” Chúa Giêsu là ngôn sứ công bố sự thật về một nhân loại tội lỗi cần sám hối nên người ta không muốn đón nhận. Chính thánh Gioan đã nói về Chúa Giêsu: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.” Không chỉ dân làng Nadarét, mà ngôi làng toàn cầu ngày nay cũng đang tìm cách loại bỏ Chúa. Các ý thức hệ, các trào lưu xã hội chỉ muốn nghe những lời hợp ý thích của mình, chứ không muốn nghe Lời Chúa là lời sự thật về Thiên Chúa, về phẩm giá con người, về công lý xã hội.
2. Quen quá hóa nhàm. Người Việt Nam có câu “Bụt chùa nhà không thiêng,” hay nôm na là “quen quá hoá nhàm.” Dân làng Nadarét thấy Đức Giêsu quen quá, biết rõ cả gia đình Ngài. Quen quá đâm ra hóa nhàm, khiến Ngài phải thốt lên: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.” Trong đời sống gia đình, chúng ta thấy rõ điều này: Những người thân yêu của ta cũng duyên dáng, giỏi giang đấy chứ, nhưng vì ngày nào cũng ở với nhau, giáp mặt nhau, quen quá lại hóa nhàm. Trong đời sống Giáo hội, chính những quốc gia đã tin theo Chúa hàng ngàn năm, vậy mà quen quá nên lại đang coi thường Chúa.
Sứ mệnh của ngôn sứ là lên tiếng. Dù bị chống đối thì ngôn sứ vẫn cứ lên tiếng bênh vực sự thật, lên án bất công, loan báo Tin Mừng. Ngôn sứ bị chống đối nhưng không gục ngã vì ác không thể thắng thiện. Phúc Âm kể người ta định xô Chúa xuống vực, nhưng Chúa đã băng qua giữa họ mà đi. Amen.
----- Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ Lời Chúa NGÔN SỨ CỨ LÊN TIẾNG https://youtu.be/HdTczcP7wP4?t=209
THÁNH LỄ TẤT NIÊN 30/12 Âm Lịch
TÂM TÌNH TẤT NIÊN
Is 63,7-9; 1 Cr 1,3-9; Lc 1,39-56
Chúng ta đang ở trong một thời khắc đặc biệt, khi năm cũ sắp chấm dứt, năm mới sắp ló dạng. Theo tục truyền, ngày cuối năm, chính xác là cứ đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Táo hay ông Công là “thần bếp” trong mỗi gia đình, cưỡi cá chép về thiên giới để chầu yết và báo cáo cho Ngọc Hoàng biết tất cả mọi chuyện đã xãy ra ở hạ giới, chuyện tích cực cũng như tiêu cực. Năm qua quả là một năm nhiều bất trắc, rủi ro hơn là thuận lợi đối với người dân Việt Nam do nhân tai và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là ở miền Trung. Nên có lẽ, năm nay ông Táo không cưỡi cá chép, vì cá đã chết do bị nhiễm độc của Formosa, nhưng ông Táo đi bằng du thuyền vì giá rẻ hơn. Dù là câu chuyện có tính thần thoại, nhưng nó cũng nhắc nhở con người ý thức có một Ai đó trên cao vẫn hằng quan tâm theo dõi mọi sinh hoạt của con người hạ giới.
Đối với hầu hết mọi người Việt, những ngày Tất Niên là những ngày bận rộn. Người đi xa lo về quê ăn tết; chủ lo tiền công trả cho thợ; thương gia thì tranh thủ kiếm tiền; gia đình nào cũng phải mua sắm gì đó để gọi là “hương vị ba ngày tết.” Tất Niên tất nhiên là tất bật! Vì tất bật nên dễ tai nạn trên đường! Nên cũng phải thận trọng khi lái xe.
Theo truyền thống văn hóa tốt lành người Việt Nam, Tất Niên là dịp để bày tỏ lòng biết ơn nhau, bỏ qua những thiếu sót trong năm cũ, và cầu chúc cho nhau những điều tốt lành trong năm mới. Chúc tết là một nét đẹp của văn hóa. Tuy nhiên, ngày hôm nay, xem ra điều chính yếu lại trở thành điều tùy phụ. Nên có người chép miệng: “Phong hoa, phong tục, phong thư. Trong ba phong ấy, người ta thích nhất “phong bì!”
Đối với chúng ta, những người Kitô hữu, Tất Niên là dịp để chúng ta cảm tạ Thiên Chúa và tri ân mọi người vì những gì chúng ta đón nhận trong năm qua. Đồng thời, đây cũng là thời khắc để cầu xin Chúa tiếp tục tuôn đổ phúc lành cho mỗi người trong năm mới.
Bởi thế, tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa là tâm tình chính yếu mà mỗi người Kitô hữu phải có luôn mãi trong từng ngày sống, đặc biệt là trong những ngày Tất Niên và Xuân mới. Bởi lẽ, trong cái nhìn đức tin, chúng ta xác tín rằng tất cả là hồng ân. Nếu chúng ta có là gì cũng là nhờ ơn Đức Chúa. Theo thần học, Thánh Lễ (eucaristia) là nghi thức tạ ơn tuyệt hảo mà chúng ta dâng lên để cảm tạ Thiên Chúa. Trong ý nghĩa đó, Lời Chúa của thánh lễ Tất Niên giúp chúng ta đào sâu về tâm tình tạ ơn này.
Tiên tri Isaia trong bài đọc I, nhắc nhở chúng ta hãy “dâng lời ca tụng Đức Chúa…, vì những gì Người đã thực hiện, bởi lòng Người đầy thương xót và lắm nghĩa giàu ân” (Is 63,7). Cựu Ước đã có kinh nghiệm về một vị Thiên Chúa giàu lòng thương xót, luôn hiện diện và luôn che chở mỗi người, nhưng vẫn là vị Thiên Chúa còn vô hình. Tân Ước giới thiệu với chúng ta một vị Thiên Chúa hữu hình mà chúng ta có thể tới gần, đụng chạm. Người là hiện thân lòng thương xót Thiên Chúa, Người là Con Thiên Chúa, là Đức Giêsu Kitô thành Nadarét. Nhờ Người, chúng ta đón nhận từ ơn này tới ơn khác (x. Ga 1,16).
Theo đó, trong thư 1 Côrintô, thánh Phaolô bày tỏ: “Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Kitô Giêsu. Quả vậy, trong Đức Kitô Giêsu, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm Người” (1 Cr 1,4).
Nhờ Đức Giêsu Kitô, chúng ta đón nhận được ơn làm con Thiên Chúa, được hưởng ơn cứu độ, được trở thành chi thể trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, tức là Giáo Hội, được nuôi dưỡng mình bằng các bí tích, được lắng nghe Lời Chúa mỗi ngày và được hứa ban phần thưởng Nước Trời mai sau.
Chân dung của Đức Maria được thánh Luca trình bày trong bài Tin Mừng trở thành khuôn mẫu và lý tưởng cho tất cả chúng ta. Mẹ là người đã quảng đại để cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa khi thưa “xin vâng.” Mẹ đã vội vã mang Chúa Giêsu đến cho gia đình ông Dacaria và bà Êlisabét. Xét cho cùng, lý tưởng đời sống Kitô hữu là bước theo Chúa Kitô, là yêu mến và mang Chúa đến cho người khác. Mỗi người chúng ta được mời gọi chiêm ngắm và học hỏi Đức Maria để sống và thi hành tốt sứ vụ của mình.
Tâm tình của Đức Maria hôm nay phải là tâm tình của chúng ta mỗi ngày đối với Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa… Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả.”
Xin cho cuộc đời của mỗi chúng ta trở nên lời cảm tạ chân thành, sinh động và mạnh mẽ để trở thành chứng nhân niềm hy vọng, liên đới, phó thác, an vui… dẫu cuộc đời vẫn còn đó những khó khăn, hoạn nạn, khổ đau. Hy vọng rằng những chuyện tiêu cực, buồn phiền sẽ đi vào dĩ vãng cùng với năm cũ. Và thánh lễ tạ ơn Tất Niên này sẽ thắp lên ngọn lửa tin yêu, đầy hy vọng, để nối dài vòng tay yêu thương của mỗi người chúng ta trong mỗi cộng đoàn và giang rộng đến tận những nơi và những ai đang cần, đang mong, đang chờ đợi chúng ta như một quà tặng hiến dâng!
Nhân dịp tết đến xuân về, xin gửi tới anh chị em những lời chúc sau đây:
NĂM mới xin tiễn năm cũ qua
MỚI đón tân xuân đến mọi nhà
CHÚC mọi người thêm nhiều hoan hỷ
MỪNG vui khắp chốn rộn lời ca
HẠNH – dung - lễ - nghĩa ngời tâm ngọc
PHÚC lộc, công, danh rạng ý Trời!
Amen!
6. Thiên Chúa mặc khải tất cả tinh thần Thánh Kinh cho các tác giả, chính là tinh thần mà người đọc Thánh Kinh đều có.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lai Dương Tống Lệ Thường nói một câu chuyện vui như sau:
- “Khi còn nhỏ, tôi ngồi trong nhà đọc một quyển sách, ở trong thôn có một học trò lớn tuổi rất nhiệt thành với khoa học nhưng không thành công, hỏi tôi:
- “Thằng nhỏ, mày đọc sách gì vậy?”
¬Tôi trả lời: “Sử ký”.
Hỏi: “Ai viết vậy?”
Tôi đáp: “Tư Mã Thiên”.
Lại hỏi: “Ông ta có phải là tiến sĩ không?”
Tôi đáp: “Ông ta là lệnh thái sử của triều Hán, không phải là tiến sĩ”.
Ông ta cầm lấy quyển sách đọc một hai hàng, tay vỗ vỗ trên bàn nói: “Ông Tư Mã Thiên này không phải là tiến sĩ, viết không được hay, hà cớ gì mày đọc nó?”
Tôi cười thầm trong bụng.
(Hương Tổ bút ký)
Suy tư 81:
Có những người, để tỏ ra mình là người có học thức nên chỉ mua những loại sách có tư tưởng bao trùm thiên hạ, mua xong rồi thì đem về “lộng kiếng” hoặc cất vào trong tủ mà không hề đọc; có những giáo dân nhà thờ gần một bên cạnh nhà mình, nhưng phải lặn lội mưa gió đi lễ ở nhà thờ thật xa để nghe ông cha nổi tiếng giảng, lễ xong về nhà thì không còn nhớ gì nữa, chỉ còn sự bực tức vì trời mưa ướt át...
Những tư tưởng cao siêu đều bắt đầu từ trong cuộc sống hằng ngày, việc nên thánh không phải nhờ bài giảng cao siêu, nhưng là nhờ việc khiêm tốn lắng nghe và thực hành Lời Chúa qua mọi hoàn cảnh.
Không thèm nghe cha sở mình giảng, thi chẳng khác chi nói: “Nghe cha sở giảng thì không lên thiên đàng được, vì ông không có bằng tiến sĩ !”
Ha ha ha, thật tội nghiệp cho họ biết bao.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
TẾT TẾT ĐẾN RỒI
Sau vụ Việt Á với test kit, trên mạng xã hội tràn lan bài nhạc chế “test test test, test nữa rồi” vui nhộn mà đắng chát. Nếu bạn vào google gõ từ “Việt Á”, sẽ ra cả đống thông tin, đọc mỏi cả mắt và đau cả đầu.
Những ngày gần Tết nghe nhạc xuân vui vẻ hơn. Ở nhà hay ra đường, đâu cũng nghe nhạc Tết, nhộn nhịp hơn cả là “Tết, Tết, Tết, Tết đến rồi; Tết đến trong tim mọi người”. Tết là những ngày hân hoan khởi đầu năm mới, cho cây nảy lộc, cho lá nhú mầm xanh, cho cành đơm hoa và cho cảnh vật khoác vào bộ áo mới trong ánh nắng tươi xinh. Tự xưa nay, là người Việt Nam, dẫu ở bất cứ nơi đâu vẫn xem trọng ngày Tết Nguyên Đán. Một năm làm lụng vất vả mưu toan cho cuộc sống; một năm xa gia đình bôn ba mọi nơi, ba ngày Tết Nhứt vui vẻ, đoàn tụ, mọi chuyện buồn phiền lo toan đời thường tạm gác sang một bên để mọi người cùng hưởng niềm vui đón Xuân về, Tết đến.Người Việt vui hưởng Tết và luôn nhớ về Tổ tiên ông bà cha mẹ, nhưng không quên nghĩ đến người nghèo, thương đến những người đã khuất núi.
Đối với người Kitô hữu, 3 ngày Tết là những ngày linh thiêng thể hiện lòng đạo sốt sắng trước Thiên Chúa toàn năng, trước các đấng bậc sinh thành, và không quên gói ghém mọi ước vọng chính đáng để chân thành dâng tiến như lễ vật đầu Xuân. Tết không chỉ đến nơi cảnh vật, Tết còn đến trong tim mọi người.
1. Mồng Một đón nhận phúc lành của Chúa
Sáng Mồng Một, thánh lễ Minh Niên, đến nhà thờ gặp nhau ai cũng rôm rã lời chúc mừng Năm Mới. Cha xứ chúc cộng đoàn, mọi người chúc mừng nhau những lời tốt đẹp. Những ngày tết đến thăm nhau, gia chủ mời ly trà ly rượu thân tình và cầu chúc những lời hay nhất: ơn thánh dồi dào, sức khỏe bình an, hạnh phúc thành đạt, làm ăn tấn tới. Hàng xóm thân quen, người này đến thăm người kia, rộn ràng vui vẻ, nén nhang thắp trên bàn thờ gia tiên, ly rượu đầu Xuân mời nhau thân thiết, nói chuyện đầu Năm nụ cười tươi nở. Đơn sơ mà ấm áp, thăm nhau chúc nhau mấy ngày Xuân được xem như nghĩa cử ở đời thật đáng quý đáng trân trọng.
Tiếng Việt vốn phong phú nên lời chúc Tết cũng muôn hình vạn trạng, không cứng nhắc và không sáo ngữ. Ai cũng chọn lọc câu chữ tinh tế để người nghe cảm thấy vui lòng tin tưởng. Lời chúc làm cho tâm hồn cảm thấy thăng hoa hạnh phúc, niềm vui dâng tràn. Gặp nhau đầu Năm Mới, lời chúc Tết bao hàm nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Ngày thường giận nhau ghét nhau thế nào đi nữa, nhưng Tết đến Xuân về mọi lời chúc đều trở nên chan hòa trân trọng tràn ngập yêu thương gắn bó mọi người, mọi gia đình trong giáo xứ. Lời chúc đầu Năm trở thành văn hóa thẩm mỹ mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Đối với người Kitô hữu, Lễ Minh Niên là thời gian bừng lên cuộc gặp gỡ giữa nỗ lực và cậy trông, giữa quyết tâm dốc sức của con người và lòng cậy trông gắn bó với Thiên Chúa. Nếu ước vọng lớn nhất của con người là được hạnh phúc và nỗ lực dài lâu nhất là làm sao để đạt được hạnh phúc ấy, thì lựa chọn vững chắc nhất ngay từ phút đầu năm là hãy xin sự trợ giúp và phúc lành của Chúa. Vì thế, đứng trước một thời điểm đặc biệt như Minh Niên, với niềm tin vững chắc vào Thiên Chúa là Chủ tể thời gian, Giáo Hội xin Chúa chúc lành cho các con cái của mình bằng những lời lẽ cảm động trong sách Dân Số: “Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và rủ lòng thương anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em” (Ds 6,24-26).
2. Mồng Hai thể hiện lòng hiếu thảo
Tết là lễ hội của gia đình. Nhà cha mẹ trở nên ấm cúng thân thương. Con cháu quy tụ về vui mừng nói cười rộn rã. Con cháu thắp nén hương trước bàn thờ tiên tổ với tâm tình thành kính tri ân rồi thì thầm với các ngài những điều nguyện ước. Quây quần quanh ông bà cha mẹ để chúc thọ tỏ lòng thảo kính và đón nhận lời giáo huấn đầu Năm.Tết còn liên kết người sống với người chết, hiệp thông con cháu với tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời. Nhiều người có thói quen đi tảo mộ những ngày trước Tết. Nhiều giáo xứ tổ chức Thánh lễ tại nghĩa trang để cầu nguyện cho những người thân yêu đã an nghĩ. Người ta tin rằng dịp đầu Năm ông bà tổ tiên về sum họp với con cháu. Niềm tin đó có tác dụng tích cực giúp người sống luôn nhớ tới cội nguồn, sống hiếu thảo, ăn ở xứng đáng với dòng tộc của mình. Đạo lý ngày Tết tuyệt đẹp: “Uống nước nhớ nguồn”, con cháu tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Người Việt rất trọng lễ giáo, coi trọng sự bền vững gia đình với những tôn ti trật tự.Trong lễ giáo thì ân nghĩa là đầu tiên.Tôn kính tổ tiên là cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân,ông bà cha mẹ. Lúc các ngài còn sống, con cháu phải kính mến phụng dưỡng, vâng lời chiều ăn ở sao cho các ngài hài lòng. Khi các ngài qua đời, lo an táng tử tế, con cháu thờ kính, giỗ chạp hàng năm.Việc thờ cúng tổ tiên là mạch nước ngầm trong mát vẫn mãi nuôi sống và nối kết những tâm hồn Việt giàu tình trọng nghĩa.
Khi cha mẹ còn sinh thời, lòng hiếu thảo thường xuyên được diễn tả qua sự tôn kính mến yêu chăm sóc phụng dưỡng, và đặc biệt trong dịp đầu xuân qua việc chúc tuổi và đón nghe những lời giáo huấn nhủ khuyên. Nếu cha mẹ đã quá vãng, lòng hiếu thảo được thực hiện ở trong tim qua dòng chảy chung của việc kính nhớ tổ tiên hay qua tâm tình riêng của mỗi gia đình. Người chết chỉ thực sự qua đi khi người sống không còn nhớ đến họ, vì thế nhớ đến cha mẹ trong dịp Tết cũng chính là cách cầu nguyện cho các ngài và cũng là cách để mời các ngài hiện diện trong bầu khí sum họp gia đình. Ngoài ra, ta cũng có thể nói đến lòng hiếu thảo đối với các bậc tiền bối trong đức tin, như các nhà truyền giáo đã truyền đạt cho ta đức tin Công Giáo, như các vị chủ chăn đã để lại dấu ấn mục vụ trong lịch sử giáo xứ, giáo phận. Nhớ đến công ơn của các ngài là một tình cảm tốt lành, mong ước và nguyện cầu cho giáo xứ, giáo phận được vững bước đi lên.
Hiếu thảo chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người, mọi sinh hoạt gia đình. Hiếu thảo làm nên bản sắc văn hoá người Việt. Như thế, tâm thức dân Việt rất gần với Tin mừng Đạo Chúa.
Điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa đủ nói lên tính cách quan trọng của lòng hiếu thảo.Thánh Phaolô khẳng định, hiếu thảo là việc làm đẹp lòng Thiên Chúa: “Con cái hãy vâng phục cha mẹ trong mọi sự, vì là điều đẹp lòng Thiên Chúa” (Col 3,20).
Chính Chúa Giêsu là mẫu mực hiếu thảo với Cha, yêu mến Cha, vâng ý Cha, luôn làm đẹp lòng Cha. Là Ngôi Hai Thiên Chúa và với thân phận con người, trong vai trò làm con, Ngài đã thực hành đạo hiếu qua đời sống vâng phục cha mẹ của mình. Thánh Kinh ghi lại rằng sau khi hoàn tất công việc của Thiên Chúa tại đền thờ Giêrusalem: “Ngài theo ông bà trở về Nazareth, và vâng phục các ngài” (Lc 2,51).
Dưới ánh sáng đức tin, Đạo Hiếu thảo không chỉ là một hành động luân lý, đạo đức xã hội mà còn là một giới luật được Thiên Chúa truyền dạy, một giới răn chỉ đứng sau ba giới răn dành riêng cho Thiên Chúa. Người Công Giáo thảo hiếu, kính trọng cha mẹ không chỉ theo ảnh hưởng của văn hóa, xã hội, tâm lý, mà còn đặt trên niềm tin tôn giáo. Thảo kính cha mẹ là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa.
3. Mồng Ba xin ơn thánh hoá công ăn việc làm
Trong những ngày đầu Năm Mới, ai cũng mong những điều may lành đến với bản thân và gia đình mình. Những điều may lành không chỉ là của cải vật chất hay sự bình an hạnh phúc, mà còn là những giá trị sống tốt đẹp nhằm hoàn thiện con người và nâng cao phẩm giá của họ. Trong số đó, lao động đã và đang góp phần tích cực vào việc kiến tạo đời sống. Kinh thánh kể lại, khi tạo dựng con người, Thiên Chúa trao cho họ quyền cai quản vũ trụ. Ngài muốn con người cộng tác để làm cho thế giới ngày càng tươi đẹp hơn. Như thế, con người được vinh phúc thông dự vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Vinh phúc thì có những trách nhiệm cũng thật cao cả, mà sức lực con người thì yếu đuối nên con người rất cần được Thiên chúa đỡ nâng và chúc lành.
Mồng Ba Tết là ngày được dành riêng để cầu xin cho mùa màng hoa lợi trong năm gặp được mưa thuận gió hòa, cho công việc được thuận buồm xuôi gió. Theo truyền thống dân tộc, mồng ba Tết đã được khai triển rộng rãi hơn, vượt quá khuôn khổ của một lễ Cầu Mùa, để trở thành lễ xin Chúa thánh hóa và chúc lành công ăn việc làm trong Năm Mới.
Dù là công việc hay con người đảm trách công việc, tất cả đều cần đến ơn thánh hóa mong truyền đạt tình thương của Chúa đến với mọi người, như lời tổng nguyện của ngày lễ: “Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm nhuần Kitô giáo, để công ăn việc làm trong năm mới này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa”.
Tóm lại, ba ngày thiêng liêng đầu Năm Mới, đối với người Kitô hữu, mồng Một Tết gắn liền với giới răn thứ nhất “Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự”, mồng Hai Tết mở sang giới răn thứ bốn “Thảo kính cha mẹ”, và mồng Ba Tết xin ơn thánh hoá công việc. Sau khi đã diễn bày tâm tình phải có đối với Cha trên trời, chúng ta được mời gọi để đảm lĩnh những phận vụ đối đấng bậc cha mẹ trên trần gian. Cây có cội, nước có nguồn. Cội nguồn sự sống đời đời là Thiên Chúa, còn cội nguồn sự sống đời này là cha mẹ của mỗi người. Vì thế, lòng tin chẳng những không miễn chuẩn cho tín hữu khỏi những trách vụ nhân sinh, mà trái lại còn củng cố và gia tăng ý nghĩa, khiến những trách vụ kia được chu toàn về mặt tự nhiên, cũng được thánh hóa và nâng cao như là thực hiện cho chính Thiên Chúa vậy. Ngày Tết là dịp gia đình quây quần, con cái bên mẹ cha, cháu chắt bên ông bà, với những lời cầu chúc và với mâm cỗ đậm đà, nhưng chính yếu vẫn là thể hiện lòng hiếu thảo.
Tết đến với mọi Kitô hữu qua những ý nguyện cầu bình an cho người còn sống hay kẻ đã ra đi, mong tất cả đều hạnh phúc trong tình yêu của Thiên Chúa.
Cầu chúc mọi người khoẻ mạnh và bình an trong năm mới. "Ân Lộc Chúa tràn đầy Năm Mới - Hạnh phúc người trao khắp Tân Xuân".
GIỮA LÒNG THUYỀN
“Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?”
Kính thưa Anh Chị em,
“Từ ‘giữa lòng thuyền’ Ngài nhận ra tôi!”, Ngài trấn an tôi, “Sao các con sợ hãi thế?” Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay nói đến những cơn bão cuộc đời, chủ đề cho danh hoạ xứ tu líp kiến tạo một kiệt tác. Đó là cơn bão hất tung con thuyền Giáo Hội, dập vùi thuyền đời Đavít, cũng là cơn bão muốn nhấn chìm thuyền đời mỗi người chúng ta. Trong hỗn mang này, tôi sẽ ở đâu? Tôi có lắng đọng tâm hồn đủ để nghe được lời trách yêu của Ngài, “Các con không có đức tin ư?”
Tin Mừng hôm nay là một hình ảnh hữu hiệu của Giáo Hội, một con thuyền phải vượt qua bão tố và đôi khi, dường như sắp lật úp. Điều cứu lấy Giáo Hội không phải là kỹ năng và lòng dũng cảm của thuỷ thủ đoàn, mà là niềm tin! Niềm tin cho phép Giáo Hội bước đi, ngay cả trong bóng tối, giữa những khó khăn. Niềm tin cho chúng ta sự chắc chắn về sự hiện diện của Chúa Giêsu ở ‘giữa lòng thuyền’; tay Ngài sẽ nắm lấy để kéo chúng ta khỏi nguy biến. Chúng ta đều ở trên con thuyền này, và cảm thấy yên tâm ở đây, dù có những hạn chế và yếu nhược của mỗi người. Chúng ta được an toàn khi mỗi người sẵn sàng quỳ gối trước Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất.
Trong câu chuyện này, các tông đồ chỉ tập trung vào một điều, họ sắp chết! Thế nhưng, qua tất cả, Chúa Giêsu đang có đó, đang chờ một ai đó đánh thức. Và khi được đánh thức, Ngài sẽ trả lại một sự yên tĩnh hoàn hảo! Điều này cũng đúng trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta rất dễ bị dao động bởi những căng thẳng và khó khăn; chúng ta thường cho phép mình bị choáng ngợp bởi những vấn đề. Điều quan trọng là phải hướng mắt về Đấng ở ‘giữa lòng thuyền’. Hãy thấy Ngài đang ở đó, đợi chúng ta đánh thức. Ngài muốn mang lại yên tĩnh tuyệt đối cho linh hồn.
Quả vậy, chúng ta rất dễ chán nản trong cuộc sống, rất dễ dàng tập trung vào sự hỗn loạn chung quanh. Đó có thể là một lời nói cay nghiệt khó chịu từ người khác, một vấn đề gia đình, bất ổn dân sự, mối quan tâm tài chính, dịch bệnh, thất nghiệp… và ngay cả đó là một tội lỗi nghiêm trọng. Rất nhiều lý do để chúng ta rơi vào chiếc bẫy của sợ hãi, thất vọng, trầm cảm và lo lắng. Nhưng, có khi nào chúng ta tự hỏi tại sao Thiên Chúa cho phép những điều này xảy ra? Và khi được hỏi, “Lúc nào chúng ta gần Chúa nhất?” Ai trong chúng ta cũng sẽ trả lời, “Khi gặp đau khổ”. Như vậy, từ trải nghiệm bão tố của các môn đệ, Chúa Giêsu mang đến một thông điệp rõ ràng và thuyết phục rằng, Ngài, hiện thân của sự bình an đang ở ‘giữa lòng thuyền!’
Đavít, qua bài đọc hôm nay, là một ví dụ. Sau khi được Nathan nói cho biết tội của mình, Đavít đau buồn khóc lóc; vua không ăn không uống, một chỉ cậy trông vào Chúa, “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng”. Và Chúa đã thương thứ tha! Đó cũng là tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, một kiệt tác của một con người biết tìm về một Ai đó ‘giữa lòng thuyền’.
Anh Chị em,
Trong con thuyền Giáo Hội, cũng như con thuyền của cuộc đời mỗi người, luôn có Chúa Giêsu. Ngài không bao giờ rời được chúng ta, bởi tên của Ngài là Emmanuel; căn tính của Ngài là Cứu Độ. Đừng sợ khi phải đánh thức Ngài. Chúng ta cần ghi nhớ, Chúa Kitô có sự chiến thắng cuối cùng. Ngài cho phép những khó khăn xảy đến để chúng ta có thể trưởng thành hơn khi biết phó mình cho Ngài. Khi cuộc sống đau khổ và vô nghĩa, chúng ta cần đào sâu đức tin vào Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Ngài sẽ viết chương cuối cùng cuộc đời mỗi người; Ngài sẽ đưa chúng ta cập bến an toàn. Chúng ta có thể củng cố niềm tin của mình vào Ngài ngày một hơn bằng cách để mắt đến những lời hứa và sự hiện diện của Ngài ‘giữa lòng thuyền’. Chúng ta không thể an toàn hơn khi trao cho Ngài toàn quyền kiểm soát vận mệnh con thuyền đời mình.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, để con có thể nhận ra Ngài ‘giữa lòng thuyền’ của cuộc đời con; ngõ hầu, con biết quỳ gối trước Ngài, Đấng luôn nhìn đến con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngài nói sẽ xem xét việc từ chức nếu không còn cảm thấy có thể hướng dẫn giáo phận và không muốn “gắn bó với chức vụ của mình.”
Vị Hồng Y người Đức đã đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng vào tháng 6 năm ngoái, thừa nhận những sai sót cá nhân của mình trong việc quản lý lạm dụng, và đề nghị chịu trách nhiệm về những gì mà ông coi là “lỗi lầm hệ thống”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ chối đơn từ chức của Hồng Y Marx vào thời điểm đó, và yêu cầu ngài tiếp tục phục vụ Giáo Hội Công Giáo với tư cách là Tổng giám mục của Munich-Freising.
Nhưng, vị Hồng Y nói, “Tôi không muốn phải chịu một mình lần nữa”, và nhấn mạnh tại cuộc họp báo sự cần thiết phải chia sẻ trách nhiệm trong một Giáo hội đồng nghị hơn.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên, ngài kêu gọi “nhiều phụ nữ hơn nữa vào các vị trí lãnh đạo trong Giáo hội”.
Ngài yêu cầu báo cáo Munich phải được đưa vào quá trình cải tổ Giáo hội, một lần nữa phải trở thành động lực cho Tiến Trình Công Nghị do Hội đồng Giám mục Đức mở ra vào năm 2019 sau khi công bố báo cáo đầu tiên về tình trạng lạm dụng. “Không có tương lai cho Kitô Giáo ở đất nước chúng ta nếu không có một Giáo hội đổi mới!” ngài nói.
Gọi việc đối xử với các nạn nhân bị lạm dụng trong tổng giáo phận của mình là “không thể tha thứ được”, Hồng Y Marx nói rằng ngài đã sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân về tất cả những điều mà báo cáo buộc tội ngài, mặc dù ngài nói rằng ngài chủ yếu coi chúng là “những thất bại về mặt hành chính và giao tiếp”. Tuy nhiên, trong một trong hai trường hợp, ngài tự trách mình vì “đã không thực sự tiếp cận những người có liên quan một cách chủ động hơn.”
Bình luận về toàn bộ bản báo cáo, ông than thở rằng “Die Kirche war offensichtlich für viele Menschen ein Ort des Unheils und nicht des Heils, ein Ort der Angst und nicht des Trostes.”, nghĩa là, “Đối với nhiều người Giáo hội thực sự là một nơi gây ra tai họa hơn là cứu rỗi, một nơi đáng sợ hơn là an ủi.” Nhận xét này xem ra hàm hồ, và lẽ ra nên xuất phát từ miệng lưỡi của một kẻ vô thần, có đầu óc bài Công Giáo cực đoan, hơn là từ một Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo.
Hồng Y Marx từ chối bình luận về các trường hợp liên quan đến những người tiền nhiệm còn sống của mình, bao gồm cả Đức Bênêđíctô XVI, và nói rằng ngài không muốn “nói thay họ”.
Một nhà báo cho rằng cuộc điều tra độc lập do Hồng Y Marx uỷ thác cho một công ty luật thực hiện chẳng qua chỉ là một âm mưu nhằm bôi nhọ Đức Bênêđíctô. Trả lời nhận xét này Hồng Y Marx nói rằng những lý thuyết theo đó bản báo cáo thể hiện một âm mưu chống lại Đức Giáo Hoàng Danh dự là “vô lý”. Ngài nhấn mạnh rằng “không có lý do gì để nghi ngờ tính nghiêm túc” của cuộc điều tra và Đức Bênêđíctô XVI đã “tích cực” tham gia vào quá trình này.
Đức Hồng Y Marx đã không đưa ra các hành động cụ thể, ngoại trừ việc cách chức Cha Lorenz Wolf, là người bị chỉ trích mạnh mẽ trong báo cáo. Không trình bày chi tiết cụ thể, Hồng Y Marx công bố một chương trình cải cách trong tổng giáo phận, với các kết quả được dự kiến sẽ trình bày trong một năm.
Source:Aleteia
Hồng Y Osoro dương tính với Covid-19 và sẽ không tham gia chuyến thăm ad limina tới Vatican. 30 Hồng Y đã bị ảnh hưởng kể từ khi bắt đầu đại dịch
Theo trang cá nhân Twitter của ngài, Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra, Tổng Giám mục Madrid, phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 và sẽ không thể tham gia chuyến thăm ad limina được lên lịch vào tuần tới tới Vatican. Đức Hồng Y vẫn khỏe mạnh và đang được cách ly tại nhà.
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, theo thông tin mà “Il seismografo” thu thập được trên mạng và với sự đóng góp của độc giả, Đức Hồng Y Osoro là vị Hồng Y thứ 30 bị nhiễm Covid19. Ba trong số 30 vị Hồng Y nhiễm bệnh đã chết, nhiều vị bị rất nặng nhất là khi đại dịch mới bắt đầu, nhưng may mắn là hầu hết các vị đều có các triệu chứng nhẹ. Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Chủ tịch Hội đồng Giám mục người Ý, đã hai lần bị nhiễm bệnh.
Ba vị Hồng Y đã qua đời vì coronavirus là
01) Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid - Tổng giám mục danh dự của São Sebastião do Rio de Janeiro, Brazil, sinh năm 1932 - 2021). Đã chết vì Covid-19 vào ngày 13 tháng Giêng năm 2021.
02) Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino - Tổng Giám mục hiệu tòa Caracas, Venezuela, sinh năm 1942. Đã chết vì Covid-19 vào ngày 23 tháng 9 năm 2021.
03) Đức Hồng Y José Freire Falcão - Tổng giám mục hiệu tòa Brasilia, Brazil, sinh năm 1925. Qua đời vì Covid-19 vào ngày 26 tháng 9 năm 2021.
Bốn vị Hồng Y vừa nhiễm coronavirus là
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, sinh năm 1955.
Đức Hồng Y Toribio Ticona Porco, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Corocoro, Bolivia, sinh năm 1937.
Đức Hồng Y Antonio Cañizares, Tổng giám mục Valencia, Tây Ban Nha,, sinh năm 1945.
Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra, Tổng giám mục Madrid, Tây Ban Nha,, sinh năm 1945.
Source:ilsismografo.blogspot.com
“Barbara” đã tham gia trong nhiều năm vào các hoạt động ngoại giáo. Cô ấy tham gia sâu vào việc thờ cúng các “vị thần” không phải Kitô giáo. Cô cũng liên kết tâm linh và khuất phục mình trước một pháp sư, người tự cho mình là đã giác ngộ. Cô ấy nói anh ta là một “loại pháp sư” và đã thực hành ma thuật. Tuy nhiên, cuối cùng cô đã từ bỏ những thực hành tà giáo này và trở về với cội nguồn Công Giáo của mình.
Nhưng pháp sư và các cộng sự viên của ông ta không cho phép điều đó xảy ra. Vào ban đêm, cô ấy là mục tiêu của những nỗi ám ảnh về sức mạnh ma quỷ của họ. Sử dụng ma thuật của họ, là thứ thực sự có tác dụng với ma quỷ, để dày vò và đe dọa cô. Họ tuyên bố sẽ làm cho cô ấy bị bệnh ung thư. Họ nói rằng cô ấy sẽ bị đau tim. Họ đe dọa sẽ kéo cô xuống địa ngục. Cô ấy nói những bậc thầy này “rất mạnh mẽ” và cô ấy vô cùng sợ hãi.
Barbara không chỉ cần sự giải thoát khỏi những pháp sư này và những con quỷ của họ, cô ấy còn cần được dạy giáo lý về Chân Lý. Vị linh mục làm việc với cô ấy, hết lần này đến lần khác, nói với cô ấy về quyền năng vượt trội của Chúa Giêsu Kitô. Ngài khuyên cô đừng sợ các pháp sư nhưng hãy tin cậy nơi Chúa Giêsu. Sau nhiều năm xa rời đức tin và đắm chìm trong tà giáo, điều này không hề dễ dàng đối với cô.
Vị linh mục nhận ra rằng, để được xác tín, cô ấy phải có kinh nghiệm bản thân về quyền năng của Chúa Kitô. Vì vậy, ngài nói với cô ấy, “Họ chỉ đang cố gắng để làm cho con sợ hãi. Họ không có quyền hạn đối với con, không thể gây ung thư hoặc kéo con xuống địa ngục. Lần tới khi chúng tấn công con, hãy nhắc nhở bản thân rằng con là con gái của Chúa, Đấng tạo thành trời đất. Sau đó, với sự tin tưởng hoàn toàn, hãy nói to ba lần: 'Nhân danh Chúa Giêsu, ta tuyên bố rằng mi không có quyền năng gì trên ta! Ta là con gái của Chúa. Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, ta truyền lệnh cho ngươi cút đi-- ngay bây giờ!' Ngài cam đoan với cô “Pháp sư sẽ sợ hãi bỏ chạy.”
Barbara trả lời, “Đó là lời khuyên tốt. Con sẽ điều đó.” Ngày hôm sau, cô ấy nhắn tin lại: “Khi họ bắt đầu quấy rối con trong đêm, con đã làm những gì cha khuyên và họ đã lùi lại.”
Nhiều người sợ hãi Sa-tan và tay sai của hắn. Một phần quan trọng của tiến trình giải phóng, và hành trình cứu độ cho tất cả chúng ta, là “nhận biết Đức Kitô và quyền năng phục sinh của Người” (Pl 3,10).
Source:Catholic Exorcisms
Một nhà thờ giáo xứ và một tu viện ở Tổng giáo phận Mandalay ở Myanmar đã bị quân đội cướp bóc vào ngày 20 tháng Giêng. Từ lâu quân Miến Điện, thường được gọi là Tatmadaw, đã khét tiếng với việc cưỡng hiếp phụ nữ. Nay họ bắt đầu khét tiếng với chuyện cướp bóc, cả nhà dân lẫn các nơi thờ phượng.
“Các binh sĩ đã đột kích vào làng Chan Thar, và đột nhập vào một giáo xứ trong làng thuộc Tổng giáo phận Mandalay, vào lúc 1 giờ chiều và làm hư hại nhà thờ và nhà xứ”. Một linh mục đã cho biết như trên.
Dân làng cũng nói với LiCAS.news rằng những người lính sau đó đã phá cửa kính của tu viện. Nhóm binh lính này đã được triển khai xung quanh nhà thờ vào đêm hôm trước.
Một người dân nói: “Tài sản bên trong tu viện của các nữ tu cũng bị hư hại”
Dân làng cho biết vị linh mục và các nữ tu, cùng với một số giáo dân đã di tản khỏi khu vực này.
Dân làng Chan Thar chủ yếu là người Công Giáo và là một trong những ngôi làng lịch sử trong tổng giáo phận nơi xuất thân của các cố tổng giám mục U Win và Alphone U Than Aung.
Trong khi đó, Đài Á Châu Tự Do đưa tin lực lượng an ninh Miến Điện trước đó đã thiêu rụi 132 ngôi nhà sau cuộc đọ súng tại một ngôi làng ở miền trung Magway.
Làng Sann-myo nằm ở thị trấn Gangaw, ở phía tây bắc của vùng. Nó từng có hơn 190 ngôi nhà, nhưng sau cuộc tấn công tuần trước, chỉ còn lại khoảng 30 ngôi nhà.
Quân đội Miến Điện trước đó đã tấn công thị trấn vào ngày 21 tháng 12, phá hủy khoảng 28 ngôi nhà.
Các tổ chức nhân quyền ước tính có tổng cộng 1,963 ngôi nhà tại 90 ngôi làng trên khắp đất nước đã bị phá hủy trong các cuộc tấn công đốt phá trong những tháng gần đây.
Đầu tháng này, Hội đồng Giám mục Công Giáo Miến Điện đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi hỗ trợ nhân đạo cho hàng nghìn người phải di dời do xung đột đang diễn ra.
Trong một lá thư kêu gọi được công bố vào ngày 14 tháng Giêng, các nhà lãnh đạo Giáo hội kêu gọi “tất cả những người có liên quan” tạo điều kiện cho “sự tiếp cận nhân đạo với những người đau khổ và mất nhà cửa”.
“Nhân phẩm và quyền sống của con người không bao giờ có thể bị tổn hại,” các nhà lãnh đạo Giáo hội cho biết trong lá thư sau phiên khoáng đại của các ngài ở Yangon vào tuần trước.
Các giám mục cũng kêu gọi “tôn trọng sự sống, tôn trọng sự tôn nghiêm của các nơi thờ tự, bệnh viện và trường học.”
Bức thư cũng bày tỏ sự cảm kích của họ đối với các linh mục, nữ tu, và giáo lý viên, những người tiếp tục chăm sóc mọi người “đồng hành cùng với họ khỏi những nguy hiểm của cuộc sống.”
Các giám mục kêu gọi tất cả các nhân viên của Giáo hội, đặc biệt là các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo lý viên, tiếp tục “sứ mệnh yêu thương và hy sinh cho mọi người, không phân biệt tín ngưỡng, chủng tộc và địa điểm.”
Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết hàng nghìn người, bao gồm các nhà sư Phật giáo, ở miền đông Miến Điện tiếp tục rời bỏ nhà cửa của họ khi giao tranh giữa quân đội và các nhóm nổi dậy gia tăng trong tuần này.
Source:Licas
Phiên tòa xét xử gian lận và tham ô mang tính bước ngoặt của Vatican đã tiếp tục vào hôm thứ Ba 25 tháng Giêng, sau một thời gian dài tạm nghỉ. Việc truy tố cam go này được thuận lợi hơn nhờ hai quyết định có lợi trong các vụ án liên quan của tòa án Thụy Sĩ và Ý.
Phiên tòa, trong đó các bị cáo bị buộc tội gian lận và các tội danh khác xung quanh việc Vatican mua một tòa nhà sang trọng ở London trị giá 350 triệu euro, tức là 400 triệu USD, vẫn còn vướng mắc về thủ tục.
Phiên điều trần hôm thứ Ba, là phiên thứ sáu kể từ khi phiên tòa bắt đầu trong bối cảnh có nhiều ồn ào vào tháng Bảy, đã không giải quyết được nhiều vấn đề sơ bộ, có nghĩa là phiên tòa sẽ không diễn ra thực sự cho đến tháng Hai.
Tại phiên điều trần cuối cùng vào ngày 14 tháng 12 - chỉ kéo dài 10 phút - chủ tịch tòa án Giuseppe Pignatone bực bội cho biết ông hy vọng giai đoạn sơ bộ có thể kết thúc sớm để các phiên điều trần có thể được tổ chức thường xuyên hơn.
Bốn trong số 10 bị cáo ban đầu đã tạm thời bị xóa khỏi bản cáo trạng vào tháng 10 sau khi Pignatone nhận thấy có những sai sót trong cuộc điều tra ban đầu. Ông đã ra lệnh cho công tố khởi động lại và thẩm vấn lại bốn người vì các bước thủ tục được thiết kế để bảo vệ các bị cáo đã không được tuân thủ trong lần đầu tiên.
Tại phiên điều trần hôm thứ Ba, bên công tố đã công bố những cáo buộc mà họ dự định giữ hoặc giảm đối với từng người trong số bốn người bị truy tố.
Tất cả 10 bị cáo, bao gồm cả một vị Hồng Y quyền lực một thời của Vatican, đều phủ nhận có các hành vi sai trái.
Các luật sư của hai nhà môi giới người Ý cho khoản đầu tư của Vatican vào tòa nhà ở London - Raffaele Mincione và Gianluigi Torzi - đã nhấn mạnh rằng khách hàng của họ không thể được xét xử công bằng ở Vatican.
Mincione đã giúp Vatican thực hiện khoản đầu tư ban đầu vào năm 2014. Vào năm 2018, khi cảm thấy bị Mincione bỏ rơi, Tòa Thánh đã quay sang Torzi để cố gắng nắm toàn quyền kiểm soát tòa nhà.
Tòa thánh đã buộc tội Mincione về tội lừa đảo, biển thủ và rửa tiền. Torzi bị buộc tội lừa đảo, tống tiền và rửa tiền.
Trong tháng này, việc truy tố đã nhận được một sự thúc đẩy rất cần thiết từ hai tòa án nước ngoài, trong khi ra phán quyết về các vụ việc liên quan, đã bác bỏ một cách hiệu quả những lời bào chữa của các luật sư cho rằng thiếu công bằng đối với thân chủ của họ trong hệ thống tư pháp Vatican.
Torzi đang ở London để chống lại các yêu cầu dẫn độ của cả Ý và Vatican vì cáo buộc tội phạm tài chính. Trong một quyết định được công bố vào tháng này, tòa án tối cao của Ý đã bác bỏ những khẳng định của các luật sư của Torzi tấn công vào uy tín của tòa án Vatican.
Trước đó vào tháng Giêng, một tòa án Thụy Sĩ đã bác bỏ yêu cầu của Mincione về việc bãi bỏ việc ngăn chặn các khoản tiền mà các công tố viên Vatican đã yêu cầu đóng băng trong khi phiên tòa tiếp tục. Các luật sư của Mincione cũng đã viện dẫn những gì họ nói là những khiếm khuyết trong hệ thống tư pháp của Vatican.
Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh của Vatican đã đầu tư hơn 350 triệu euro vào London. Hiện Vatican đang trong giai đoạn cuối cùng của việc bán tòa nhà với khoản lỗ được dự trù là 100 triệu euro.
Bị cáo nổi bật nhất là Hồng Y Angelo Becciu, một cựu phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và sau đó là tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh đã bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô sa thải vì cáo buộc thiên vị cho người nhà trước khi phiên tòa bắt đầu. Đức Hồng Y Becciu là phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong giai đoạn đầu của thỏa thuận.
Source:Reuters
Hôm 24 tháng Giêng, SIPI - Dịch vụ Báo chí của Hội Đồng Giám mục Bỉ đã ra thông báo sau:
Chuyến thăm Ad limina của các Giám mục Bỉ tới Rôma, dự kiến vào đầu tháng Hai, đã bị hoãn lại theo yêu cầu của các ngài. Sự trì hoãn này theo sau làn sóng nhiễm coronavirus mới. Các Giám mục cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại việc đi đến Rôma theo một nhóm và giữ nhiều cuộc hẹn đã được lên kế hoạch trong khoảng thời gian một tuần là vô trách nhiệm. Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục, đã đồng ý với yêu cầu hoãn lại. Một ngày mới sẽ được thiết lập với sự tham khảo ý kiến của các Giám mục của Bỉ.
Một chuyến viếng thăm Ad limina Apoolorum hay ngắn gọn hơn là 'Ad limina' là chuyến viếng thăm định kỳ đến Rôma của mỗi giám mục giáo phận. Mục đích của chuyến đi là để báo cáo với Đức Giáo Hoàng và các cộng tác viên của ngài trong Giáo triều Vatican về tình hình hiện tại của các giáo phận và giáo tỉnh của Giáo hội địa phương. 'Ad limina' theo nghĩa đen có nghĩa là 'ở ngưỡng cửa các đền thánh của các Thánh Tông đồ', dùng để chỉ một cuộc hành hương đến mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô. Trong thời gian ở Rôma, các Giám mục cử hành Bí tích Thánh Thể hàng ngày tại một trong bốn đền thờ của Thành phố Vĩnh cửu: trên mộ của Thánh Phêrô, của Thánh Phaolô, tại đền thờ Thánh Gioan Lateranô và tại Đền Thờ Đức Bà Cả.
Trong quá khứ, những chuyến thăm này diễn ra 5 năm một lần. Nhưng các Giám mục đã trở nên rất nhiều trên thế giới và, sau sự chậm trễ do đại dịch, nhịp độ các cuộc viếng thăm hiện nay đã tăng lên mười năm một lần. Chuyến thăm Ad limina cuối cùng của các Giám mục Bỉ diễn ra vào năm 2010.
Tất nhiên, các Giám mục của chúng ta rất tiếc vì đã hoãn chuyến viếng thăm này. Nhưng làn sóng coronavirus mới khiến các ngài không còn lựa chọn nào khác. Các ngài hy vọng có thể đến Rôma vào cuối năm nay. Đây sẽ là lần đầu tiên các ngài gặp Đức Thánh Cha Phanxicô với tư cách là một nhóm.
Brussels, ngày 24 tháng Giêng năm 2022
Source:cathobel.be
Giữa sự đau khổ tột cùng của cá nhân Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 và của cả Giáo Hội trước những tấn kích kinh hoàng nhắm vào vị Giáo Hoàng thánh thiện, khiêm nhường, đáng kính nhằm làm tiền đề cho cái gọi là Tiến Trình Công Nghị tại Đức, Đức Hồng Y Fernando Filoni, nguyên tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã có một bài viết nhan đề “Chi è Benedetto XVI?”, nghĩa là “Đức Bênêđíctô XVI là ai?”.
Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Bênêđíctô XVI là ai? Đây là câu hỏi đã xuất hiện trong đầu của nhiều người trong những ngày gần đây; những ngày đau khổ tột cùng cho ngài và cho Giáo Hội.
Vào đầu triều đại giáo hoàng của mình vào năm 2005, ngài muốn nói rằng ngài thấy mình như một người đầy tớ khiêm nhường trong vườn nho của Chúa, khi nghĩ đến dụ ngôn được tìm thấy trong Phúc âm Thánh Matthêu (21: 33-43). Trong dụ ngôn đó, Chúa Giêsu chỉ trích hành vi của những người, do sự bất trung của mình, đã hủy hoại vườn nho được trồng bằng sự hy sinh và lòng tận tụy. Trong vườn nho đó, được Thiên Chúa yêu thương, người chủ đã cử các tá điền đến để bảo đảm nó được chăm bón tốt. Nó thuộc về ông; và các tá điền lẽ ra phải chăm sóc nó chứ không chiếm đoạt nó.
Tôi được biết đến cá nhân Đức Bênêđíctô XVI trên hết vì khi bắt đầu sứ vụ giáo hoàng của ngài, ngài đã gọi tôi đến Rôma từ Phi Luật Tân, nơi một năm trước đó ngài đã chỉ định tôi làm đại diện giáo hoàng của ngài.
Tôi nhớ rõ cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi; đó là vào đầu tháng 7 năm 2007. Ngài đã bổ nhiệm tôi là Sostituto, hay Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, tức là một trong những cộng tác viên thân cận nhất của ngài. Điều này cho phép tôi đến thăm ngài ít nhất một lần một tuần để nói về những vấn đề gần gũi với tấm lòng của ngài và nhận được sự hướng dẫn thích hợp về nhiều khía cạnh của đời sống Giáo triều và Giáo Hội.
Chức vụ Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng được giao trách nhiệm tổ chức các chuyến đi của Đức Giáo Hoàng, do đó trong suốt 4 năm tôi tại vị, trước khi được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, tôi đã có cơ hội tháp tùng ngài đến nhiều quốc gia khác nhau, nơi ngài đã thực hiện các cuộc tông du của mình.
Trong những năm đó, vấn nạn ấu dâm nổi lên với mức độ độc hại như một dịch bệnh trong Giáo Hội. Nó đã không được biết đến trong các thuật ngữ đã dần dần xuất hiện. Nhưng tôi luôn thấy rõ rằng Đức Bênêđíctô XVI sẵn sàng đối mặt với nó với quyết tâm.
Trước hết, tôi có thể làm chứng cho sự trung thực sâu sắc và rất cao về mặt đạo đức và trí tuệ của ngài.
Điều này là không thể nghi ngờ, ngay cả khi không thiếu những người ngày nay đang tập hợp lực lượng chống lại ngài. Họ có tự do để làm việc đó, nhưng tôi có thể khẳng định rằng, tôi chưa hề tìm thấy ở ngài bóng dáng hay toan tính nhằm che giấu, giảm thiểu điều gì. Sự nhạy cảm của ngài trong việc giải quyết mọi việc với một ý thức đạo đức sâu sắc không thể bị hồ nghi với sự không chắc chắn hay bất cứ điều gì khác.
Tôi cũng biết rõ sự đau khổ tột cùng của ngài khi đối mặt với những câu hỏi nghiêm trọng của Giáo Hội, và tôi nhớ rõ ràng một câu nói mà ngài thường thốt ra với một tiếng thở dài: “Vực thẳm mà chúng ta rơi vào vì sự khốn nạn của con người mới khó hiểu biết bao!” Điều này khiến ngài đau khổ và đôi khi ngài im lặng trong một thời gian dài. Còn hơn thế nữa nếu những khốn khổ của nhân sinh này đã chạm đến những người trong Giáo Hội.
Ngài có một sự nhạy cảm đáng chú ý đối với các nạn nhân. Khi chuẩn bị cho các chuyến tông du (đến Hoa Kỳ, Úc, v.v.), ngài nhận được yêu cầu gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng, ngài đã kể cho tôi nghe về họ; ngài muốn biết suy nghĩ của tôi về cách đáp ứng những yêu cầu này.
Tôi có thể khẳng định rằng ngài đã khuyên hai điều rất quan trọng đối với ngài. Thứ nhất là tôn trọng sâu sắc các nạn nhân mà danh tính của họ phải được bảo vệ; do đó, ngài muốn các cuộc họp diễn ra xa khỏi cái nhìn của máy ảnh hoặc các dụng cụ thu hình khác. Ngài không muốn bất kỳ khán giả nào, nhưng ngài muốn tôi nằm trong số rất ít những người có mặt một cách kín đáo.
Thứ hai: Ngài không muốn cuộc gặp gỡ trở thành một loại “tiếp kiến” chỉ với một cái bắt tay đơn giản và một cái nhìn lướt qua, mà là một buổi gặp gỡ cầu nguyện thực sự; nó phải có một chiều kích tâm linh và diễn ra trước mặt Thiên Chúa, Đấng mà từ đó ta phải cầu xin lòng thương xót.
Vì lý do này, ngài chấp nhận ý tưởng rằng các buổi gặp gỡ nên diễn ra trong nhà nguyện, trước Chúa Giêsu Thánh Thể. Vì vậy, sau vài phút cầu nguyện với các nạn nhân, sau những giây phút nặng nề xúc động, ngài sẽ đọc Kinh Lạy Cha với họ; ngài chú ý đến từng người trong số họ, lắng nghe với cảm xúc có thể nhìn thấy và sờ thấy được, và cuối cùng, ngài giao cho mỗi người một chuỗi tràng hạt.
Trong những cuộc gặp gỡ đó, không chỉ có cảm giác về sự sỉ nhục mà các nạn nhân phải chịu đựng, mà còn có sự sỉ nhục của một người trong Giáo Hội, là người không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng những hành động hèn hạ đó lại có thể xảy ra, mà bây giờ lại trao ra dầu xoa dịu là lời cầu nguyện và sự an ủi từ tình liên đới nhân danh Thiên Chúa, Đấng đã hạ mình và gánh trên vai thân phận con người và tội lỗi của nó.
Trong mọi cuộc gặp gỡ, luôn có một sự công nhận thực sự rằng con người và tinh thần đã bị xâm phạm. Luôn có một sự phó thác cho Thiên Chúa bởi những anh chị em cảm động tột độ; có một lời khẩn xin tha thứ của toàn thể Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa, và có một cam kết rằng Đức Bênêđíctô XVI sẽ kết hợp lòng thương xót và công lý. Điều đó ngài đã làm qua các bước mà trước đây chưa hề tồn tại.
Đây là Đức Bênêđíctô XVI, người mà tôi đã biết cận cảnh. Một “mục tử”, một “công nhân” trong vườn nho của Chúa, người luôn có trong trái tim mình - một “lời cầu xin sâu sắc cho tất cả các Giáo Hội” và cho một nhân loại đau khổ, sa ngã và vô thần, phù hợp với những gì ngài đã nói khi ngài đến thăm, vào buổi chiều xa xôi ngày 25 tháng 4 năm 2005, tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, nơi Vị Tông đồ Dân ngoại yên nghỉ.
Source:ACI Stampa
Trên đây là tâm tình của linh mục (Lm) Gioakim Lê Hậu Hán – Chánh xứ Vĩnh Hòa – nhân dịp trao 123 phần quà Tết cho bà con có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phân biệt tôn giáo đang sinh sống trên địa bàn của giáo xứ (Gx) Vĩnh Hòa - diễn ra lúc 14g00 chiều thứ Sáu ngày 28.1.2022 (tức 26 - tháng chạp âm lịch) tại sân chư thánh Gx.
Năm nay, trong tâm thư kêu gọi của Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 9-7-2021 “Thương quá Sài Gòn ơi”. Kêu gọi mọi thành phần dân Chúa thực thi bác ái theo như lời Chúa truyền dạy “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho đi nhưng không” (Mt 10,8b).
Xem Hình
Sau phút thánh hóa, Lm Chánh xứ nói: Chúng tôi luôn đồng hành cùng với ông bà có hoàn cảnh khó khăn trong giáo xứ, tuy phần quà không lớn, nhưng nó nói đến sự quan tâm của nhiều người, mong bà con đón nhận để cùng nhau vui đón Tết.
Sau đó, Hội Bác Ái cùng các ông bà trùm đã trao các phần quà chủ yếu là nhu yếu phẩm như gạo, mì, đường, bột ngọt, dầu ăn trị giá 500.000đ và một bao lì xì 500.000đ tiền mặt cho bà con có tên trong danh sách đã được các ông bà trùm khu xác nhận.
Trong khi chờ gọi tên, chị Nguyễn Thị Tài là người ngoại giáo đang sống trên địa bàn giáo họ Mông triệu cho biết: Tôi xin cảm ơn nhà thờ đã cho tôi quà vào ngày 13 hàng tháng, và hôm nay lại cho quà Tết, gia đình tôi vui lắm và chỉ biết cảm ơn. Anh Giuse Lê Thanh Tùng (ngồi xe lăn bán vé xố) thuộc giáo họ Vinh Sơn tâm sự: Tôi hiện đang ở nhà trọ (nhà thuê) và bị tai biến đã bốn năm, vợ tôi là người theo đạo nhưng đã bỏ đi lâu rồi. Tết đến Xuân về mà được giáo xứ quan tâm lo cho quà Tết như vậy thì tôi sung sướng lắm, bớt đi sự mặc cảm với mọi người “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Ngồi kế bên Linh Đài Đức Mẹ, là cụ bà Maria Trịnh Thị Chót, 76 tuổi thuộc giáo họ Vinh Sơn không dấu được cảm xúc khi nhận được phần quà trên tay mà dòng lệ cứ tuôn rơi lăn trên gò má. Qua trò chuyện thì được biết, gia đình bà vừa mất đi người con trai cả “ bị bệnh Covid-19 vừa qua”. Gia đình xin cảm ơn cha xứ nhiều lắm, ngài đã dâng lễ cầu nguyện và cho gởi hài cốt con cụ vào nhà Chúa, bà Chót tâm sự:
Xuân nhâm Dần 2022 đang tới gần, chúc cho mọi người đón một mùa Xuân an vui hạnh phúc, và cầu mong cho cơn dịch bệnh mau chấm dứt.
Các thuộc tính của Omega
Các bản văn trước đó đã liệt kê một số thuộc tính của Omega thần linh này, "chỉ có một Omega đích thực". Không nghi ngờ gì nữa, một “Trung tâm” như vậy, một “Cực”, một “Tiêu điểm” như vậy, “tự bản thân nó, và theo định nghĩa, chúng ta không thể tri nhận trực tiếp được”; vì nó là vấn đề của một “Năng lực ở ngoài vũ trụ, ở tận nguồn gốc của nó (mặc dù nội tại và ở tận cùng của nó)” (56). Như thế, việc phân tích chuyển động biến hóa và nhu cầu khả tri của nó không đủ để khiến chúng ta thâm nhập vào “bản chất bên trong của Omega”; nhưng nó vẫn cho phép chúng ta “đưa ra một số điều kiện mà nó phải đáp ứng để chu toàn vai trò của nó” (57).
Điều kiện đầu tiên trong số những điều kiện này, hay thuộc tính đầu tiên của Omega, hướng ra ngoài là chính thực tại của nó, hay hiện thực của nó: “Trung tâm lý tưởng, trung tâm ảo: không điều gì trong số này có thể đầy đủ. Tương ứng với tuệ quyển hiện tại và thực chất phải có một trung tâm thực chất và hiện tại. Để trở nên cực kỳ hấp dẫn, Omega phải cực kỳ hiện hữu” (58). Trong nó, phải có “quyền lực kiểm soát thời gian và cơ may”, một mình nó có khả năng cung cấp sự bảo đảm cho thành công của tinh thần chúng ta. Như chúng ta đã thấy, đây là “người chuyển động đầu tiên và là người thu thập cuối cùng”, nói cách khác, cùng một lúc là Alpha và Omega, “nguồn gốc duy nhất, phát khởi duy nhất, kết thúc duy nhất” (59). “Hữu thể đệ nhất đẳng” này tất yếu là một “Hữu thể bản vị [hoặc ‘siêu bản vị’]”, vì đây là một “Tiêu điểm bản vị hóa” (60). Đây là “cực hội tụ thực sự”, “Trung tâm khác với tất cả các trung tâm, vì nó ‘siêu tập trung’ (overcenter) bằng cách đồng hóa chúng, Bản vị khác với mọi bản vị, vì nó kết thúc bằng cách hợp nhất chúng” (61).
Đây là một khẳng định lớn đối với Teilhard, một khẳng định trong đó ngài không bao giờ ngừng quay trở lại: “Một thế giới được tưởng tượng như đang trôi về phía phi bản vị... sẽ trở nên không thể nghĩ tưởng được và đồng thời không thể sống được” (62), và“ các yếu tố bản vị của vũ trụ sẽ trở lại tình trạng rối loạn (có nghĩa là hư vô) nếu chúng không gặp được siêu bản vị đã hiện thực hoá, để cai trị chúng. Như thế, trong thế giới xung quanh chúng ta, phải tìm được không những việc dự ứng mà còn là bộ mặt nhận dạng được của một nhân cách phổ quát” (63). Nói cách khác, chúng ta phải đề ra một Thiên Chúa như “bản vị tối thượng, mà từ đó chúng ta càng được phân biệt khi càng để mình mất hút trong Người” (64). Do đó, “Trung tâm tối thượng”, Omega, phải được coi là “nhân cách tối cao”. Đó là “đỉnh của siêu việt”, “siêu việt nguyên thủy”, “thực tại siêu việt” (65). Tóm lại, “tính tự chủ, tính hiện thực, tính bất khả phản hồi, và cuối cùng tính siêu việt: bốn thuộc tính của Omega” (66).
Thuộc tính thứ tư này, một thuộc tính không khuyến khích chúng ta bao gồm trước “bản chất bên trong của Omega” vào một định nghĩa thuần lý, tuy nhiên, không để chúng ta rơi vào trạng thái hoàn toàn không biết gì về nó. Hữu thể này, hữu thể “không chỉ đứng đầu tất cả các chuỗi, mà... một cách nào đó, còn là chuỗi ngoại hạng [hors série] ”, Hữu thể này, hữu thể một mình “tìm thấy trong mình sự nhất quán riêng của mình” (67), là một Hữu thể mầu nhiệm: Người “không tỏ mình Người trước các hữu thể hữu hạn chúng ta như một điều đã làm sẵn chỉ cần được đón nhận”, nhưng Người “là sự khám phá vĩnh cửu và là sự phát triển vĩnh cửu đối với chúng ta. Chúng ta càng tin rằng chúng ta đang hiểu Người, thì Người càng bộc lộ mình là người khác. Chúng ta càng nghĩ cách nắm lấy Người, thì Người càng rút lui, bằng cách kéo chúng ta vào thẳm sâu trong chính Người...” (68).
Chúng ta nên lưu ý rằng, đây đó, Cha Teilhard de Chardin khẳng định, về điểm Omega, rằng nó “siêu việt một phần, nghĩa là, một phần độc lập đối với sự biến hóa lên đến đỉnh điểm trong Nó”. Đó là bởi vì ngài nối kết với nhau, hay đúng hơn ngài vẫn giữ cho chúng hợp nhất, theo luận lý khám phá, hai ý nghĩa mà ngài đã lần lượt thừa nhận cho hạn từ Omega này. Nói cách khác, như thế, ngài nói, không những về một mình Thiên Chúa cũng như về một mình thế giới, mà là về “điểm gặp gỡ của họ”, và ngài không thể quên, như một phương pháp, rằng trước nhất chính thế giới hợp nhất, thế giới đã đến cùng đích của nó được ngài tự nhiên gọi bằng cái tên đầy biểu tượng ấy. Phần còn lại của bản văn mà từ đó chúng ta vay mượn các chữ trên đây cho chúng ta thấy điều này khá rõ ràng. Thực vậy, ngài nói với chúng ta, “nếu Omega không thoát khỏi, cách nào đó, các điều kiện về thời gian và không gian, thì nó có thể không hiện diện với chúng ta cũng như không có khả năng... tạo ra các niềm hy vọng về tính bất phản hồi, mà nếu không có nó, bắt đầu từ con người, thì quá trình hình thành trung tâm [centrogenesis] sẽ ngừng hoạt động. Nó phải như thế để, qua một khuôn mặt của chính nó [= khuôn mặt thần linh của nó, Thiên Chúa], khác với khuôn mặt mà dưới nó, chúng ta thấy nó được hình thành [= khuôn mặt vũ trụ và nhân bản của nó, Omega, khuôn mặt ‘nội tại'], nó có thể xuất hiện vĩnh viễn bên trên thế giới mà từ đó, nó vẫn đang trong diễn trình xuất hiện, nếu nhìn dưới một góc độ khác,...” (69).
Nói cách khác, một lần nữa, Omega phức tạp này, ở phần cuối của diễn trình lập luận vốn lấy điểm xuất phát từ việc quan sát vũ trụ đang trên đường hợp nhất, xuất hiện như “một hệ thống tập trung vào các trung tâm, nhưng” tự tập trung vào “Trung tâm của các trung tâm”. “Trung tâm của trật tự cao hơn”, trung tâm vừa kể “đang chờ đợi chúng ta — xem ra — không những ở bên cạnh mà còn ở bên kia và ở trên chính chúng ta” (70).
... Và, nếu chúng ta mô tả các khía cạnh khác trong bằng chứng của Teilhard, có lẽ chúng ta sẽ thấy rõ hơn tính hiện thực của Omega là tính hiện thực của tình yêu như thế nào; tính bản vị [personality] của nó là tính bản vị của tình yêu ra sao, sức mạnh thu hút của nó, sự kích hoạt và kết hợp của nó là sức mạnh của tình yêu như thế nào; cuối cùng, làm thế nào Omega chính là tình yêu, cùng một lúc là “đáng yêu và đầy yêu thương” (71).
Lý trí và mạc khải
Chúng ta đã thấy vài lần, và qua một số đoạn văn vừa được trích dẫn, chúng ta sẽ thấy lại rằng sự cần thiết phải đề ra sự hiện hữu của Thiên Chúa dựa vào cơ sở quan sát Thế giới trong diễn trình biến hóa hội tụ, trước nhất, phụ thuộc vào đôi mắt của Cha Teilhard — trước nhất, mặc dù không duy nhất — về sự nhất thiết của việc đề ra [pose] một Hữu thể hợp nhất hóa. Chủ yếu chính trong chức năng hợp nhất hóa của Người mà ta vươn tới Thiên Chúa (72).
Mặt khác, sách Khải Huyền của Kigtô giáo dạy chúng ta rằng Thiên Chúa đã tạo ra Thế giới trong ý nghĩ yêu thương, để kết hợp nó với chính Người; việc hoàn thành kế hoạch thần linh này đã được thực hiện qua việc Nhập thể; và chính nhờ sự kết hợp của chúng ta được hoàn thành trong Chúa Kitô (Nhiệm Thể) mà mỗi người chúng ta thấy mình được kết hợp với Thiên Chúa.
Cha Teilhard de Chardin luôn luôn tuyên xưng một ý niệm nghiêm ngặt về mạc khải, được nhìn nhận trong hai đặc tính của nó, tri thức (không loại trừ cảm giới) và siêu nhiên. Ngài biết rằng đó là “khẳng định từ trên cao” và nó lên đến tuyệt đỉnh trong “sự kiện Nhập thể” (73). Vì vậy, khi ngài nói, trong Le Christique (1965): “Phân tích đến cùng, sự hình thành vũ trụ, sau khi được khám phá, theo trục chính của nó, từ sự hình thành sự sống, rồi đến sự hình thành trí tuệ, lên đến tuyệt đỉnh là việc hình thành Kitô (christogenesis) mà bất cứ Kitô hữu nào cũng tôn kính”, ngài không hề ngụ ý nói rằng chính nhờ phép biện chứng tự nhiên mà có việc chuyển dịch trong tinh thần chúng ta từ việc hình thành trí tuệ đến việc hình thành Kitô. Một số lời giải thích rút ngắn nào đó mà vì đó, ngài đã đặt mình ngay lập tức vào quan điểm đức tin, đã đánh lừa một số nhà bình luận. Tuy nhiên, như Bà M. Barthélemy-Madaule từng nhận xét, “thường là chính chúng ta”, trong khi tóm tắt các suy tư của ngài, “đã pha trộn các bình diện, đã tạo ra quá sớm, không phải một tổng hợp, mà là một hỗn hợp, để rồi sau đó phải ngạc nhiên trước sự mơ hồ hỗn độn” (74). Chính Cha Teilhard đã chỉ trích những người, theo ngài, lẫn lộn "một cách ngây thơ" giữa "các bình diện của Thực tại" và những người, chẳng hạn, biến Chúa Kitô thành "một tác nhân vật lý thuộc cùng trật tự với sự sống hữu cơ hoặc thinh không [ether]": một người đối với ngài dường như "đáng trách và đáng cười" (75). Ngài thường phân biệt rõ ràng hai lĩnh vực của điều ngài gọi là “sự thật trên trời” và “sự thật dưới đất”, hoặc “điều được giảng dạy” và “điều được tìm thấy”, hoặc một lần nữa “lãnh vực thần linh” và “lãnh vực vũ trụ”. Để xác minh điều này, người ta chỉ cần quan sát việc soạn thảo một số tác phẩm của ngài; chẳng hạn, ngài giới thiệu “Hiện tượng Kitô giáo” tiếp sau bài phân tích dài về “Hiện tượng con người” ra sao, hoặc trong chính cuốn Le Phénomene humain [Hiện tượng Con người] hoặc trong cuốn Les Singularités de l’espèce humaine [Các tính độc đáo của loài người]; hay đúng hơn, ngài kêu gọi “nhà huyền bí Kitô giáo” ra sao ở phần cuối cuốn “Các suy tư về hạnh phúc” của ngài; hoặc một lần nữa, trong phần thứ hai của cuốn Comment je crois (tôi tin ra sao), ngài rời con đường kinh nghiệm cá nhân và chứng minh thuần lý ra sao để nghi vấn lịch sử.
Để mô tả sự mạc khải thần linh này, ngài nói tới “Omega được phản tỉnh, được mạc khải, về phương diện cảm giới và khả niệm, trên bề mặt phản tỉnh của tuệ quyển” (76). Với độ chính xác rõ ràng, ngài viết: “Toàn bộ giá trị của Kitô giáo, toàn bộ năng lực nâng cao linh hồn của nó, phụ thuộc vào sự kiện này là nó được trình bày như một Áp đặt từ bên trên, như từ Một Đấng Khác..., đã được hiện thực, đã được cấu thành, bên ngoài chúng ta [extra nos]: đó chính là yếu tính của ý niệm Khải Huyền” (77). Nhưng ngài cũng nói: “Kitô hữu chỉ cần suy gẫm kinh Tin Kính của mình để tìm thấy, ngài thừa nhận trong Mạc khải, sự nên trọn giấc mơ đạt tới ngưỡng cửa của điều triết học dẫn họ tới một cách hợp luận lý, một giấc mơ họ không bao giờ hy vọng đạt tới” (78). Thực vậy, họ biết rằng thực tại của Chúa Kitô không cách nào được diễn dịch từ Thế giới, nhưng ngài cũng biết rằng Mạc khải củng cố, mở rộng và đạt được công trình được lý trí phác thảo. Ngài vui mừng phát hiện ra một “sự tương đồng đáng kể” giữa các quan điểm tín điều và các kết luận hoặc các giả thuyết cuối cùng mà việc nghiên cứu hiện tượng con người dẫn con người đến, một điểm tương đồng mà ngài có lý gán cho “ảnh hưởng” và “sự tỏa sáng” của mạc khải Kitô giáo. Giữa lý trí và đức tin, cũng như giữa tự nhiên và ân sủng, nếu có sự gián đoạn, phân biệt và phẩm trật, thì cũng có bấy nhiêu sự hòa hợp. Teilhard đôi khi nhấn mạnh, và chắc chắn đôi khi quá mức về khía cạnh thứ hai của hai khía cạnh này, nhưng không thiếu việc thực sự thừa nhận khía cạnh đầu tiên.
Omega được Kitô hóa
"Trong bất cứ giả thuyết nào, thế giới đòi hỏi được tập trung để có thể suy nghĩ được". Tuy nhiên, nó có thể như thế theo nhiều cách ít nhiều không hoàn hảo rất khó cho chúng ta ngày nay hình dung được. “Đặc tính 'ân sủng' của thế giới chính là ở sự kiện này là vị trí trung tâm vũ trụ không được dành cho bất cứ trung gian nào giữa Thiên Chúa và vũ trụ" – một vũ trụ, do đó, không đạt được một "tính trung tâm" hoàn hảo - "nhưng nó được chính Thần tính tiếp thu, dẫn nhập chúng ta... vào tâm điểm tính nội tại của Người” (79) Nói cách khác, “thay cho một tiêu điểm hội tụ mơ hồ được yêu cầu như một kết cục cho [sự] Biến hóa, thực tại bản vị và xác định của Ngôi Lời nhập thể, nơi Người muôn vật có được sự nhất quán, xuất hiện và trở nên cố định” (80). “Đương nhiên”, lúc đó, sẽ “chỉ có sự mong đợi một sự thống nhất hóa: không có Chúa Kitô, vũ trụ sẽ không có bất cứ Omega tự nhiên nào; nó sẽ vẫn mở mãi”; nhưng trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, “Sự nhập thể đã đúc khuôn lại Vũ trụ trong siêu nhiên tốt đến nỗi, nói một cách cụ thể, chúng ta không còn tìm kiếm, hoặc tưởng tượng, các yếu tố của thế giới này, sau khi bị hút về một trung tâm nào đó, mà không cần được nâng lên ân sủng” (81).
Do đó, công thức Teilhard: “Chúa Kitô được mạc khải không là gì khác ngoài là Omega” (82) hoặc các công thức tương tự. "Hố phân cách" từ trật tự tự nhiên qua trật tự siêu nhiên đã được bắc cầu. “Dưới tác động soi sáng của ân sủng, tinh thần chúng ta nhận ra trong các đặc tính hợp nhất của hiện tượng Kitô một sự biểu lộ (phản chiếu) của Omega lên ý thức con người, và nó đồng nhất Omega của lý trí với Chúa Kitô phổ quát của mạc khải” (83). Sau khi trích dẫn các bản văn của thánh Phaolô vốn rất thân thiết đối với ngài: “In eo omnia constant [Trong Người, mọi sự vẫn tiếp tục hiện hữu]” (Cl 1:17); “Ipse est qui replet omnia [Tất cả đều trọn vẹn trong Người]” (Cl 2:10; x. Ep 4: 9); “Omnia in omnibus Christus [Chúa Kitô là tất cả trong tất cả]” (Cl 3:11), Cha Teilhard có thể thốt lên: “Đó chính là định nghĩa của Omega”. Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, đã chết và đã phục sinh, đã trở thành “Chúa Kitô vũ trụ”. Chính Người ban cho mọi sự tính nhất quán của chúng, hợp nhất mọi hữu thể và ảnh hưởng đến chúng tất cả, “về mặt thể lý” (với những chính xác mà chúng ta sẽ thấy ở phần sau). Vũ trụ đã "được Kitô hóa".
“Qua việc Nhập thể, Thiên Chúa xuống với thiên nhiên để siêu sinh động và mang nó trở lại với Người.... Tự nó, tín điều này có thể phù hợp với nhiều cách trình bầy khác nhau về thế giới kinh nghiệm”. Người Kitô hữu chưa bao giờ gặp khó khăn suy nghĩ trong khuôn khổ một vũ trụ tĩnh, và Cha Teilhard de Chardin không ngây thơ đến mức tưởng tượng rằng một Thánh Phaolô hay một Thánh Gioan hẳn đã hình dung trước diễn trình biến hóa phổ quát; ngài không đủ liều lĩnh để tin rằng khi chính mình nhận thức về nó, ngài đã có được một cái nhìn sâu sắc về mầu nhiệm hơn cái nhìn của họ. Mặt khác, ngài có bằng chứng này là, trong một vũ trụ như thuyết biến hóa duy vật quan niệm, “Kitô giáo sẽ bị bóp nghẹt”. Nay, về mặt con người mà nói, cách đây không lâu, rủi ro là điều nghiêm trọng; nó như sắp xảy ra. “Theo quan điểm của con người, một vũ trụ đang trong diễn trình hình thành nhất định sẽ thay thế cho vũ trụ tĩnh của các nhà thần học. Và, ngược lại, từ trực giác mới này, một nền huyền nhiệm đặc biệt chắc chắn cũng sẽ phát tỏa: ít nhiều tôn thờ niềm tin vào tương lai biến hóa của trái đất và vũ trụ.... Vũ trụ khi đã khởi động, một loại Thần tính, hoàn toàn nội tại đối với thế giới, có xu hướng dần dần được thay thế, trong ý thức con người, cho Thiên Chúa siêu việt của Kitô giáo... ”. Do đó, nhiệm vụ của Cha Teilhard, một nhiệm vụ mà vì nó xem ra ngài có thể đặt câu hỏi một cách hợp pháp: Há tín điều Nhập thể, mặc dù tự nó không phụ thuộc vào bất cứ sự trình bày nào của chúng ta hoặc vào các giả thuyết khoa học nào của chúng ta, “đã không tìm thấy bầu khí của nó được thích nghi tốt hơn trong... các quan điểm... của một vũ trụ được Chúa Thánh Thần kéo theo đó sao”? (84). Bây giờ chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa và sự quan tâm của bản văn đã được trích dẫn:
“Dưới tác động soi sáng của ân sủng, tinh thần của chúng ta nhận ra trong các thuộc tính hợp nhất của hiện tượng Kitô, một sự biểu lộ (phản chiếu) của Omega trên ý thức con người, và nó đồng nhất hóa Omega của lý trí với Chúa Kitô phổ quát của mạc khải” (85).
Như thế, Cha Teilhard cho rằng tính biến đổi [transformism], nếu được nghiên cứu và hiểu biết một cách nghiêm túc hơn, sẽ chứng tỏ là thích hợp để “cung cấp một cơ sở tuyệt vời cho tư tưởng và thực hành Kitô giáo” (86):
“Theo kinh nghiệm, không những Kitô học truyền thống chứng tỏ có khả năng dung nạp một cấu trúc biến hóa của Thế giới; mà, trái với mọi kỳ vọng, nó còn ở giữa cảnh vực hữu cơ và đơn nhất mới này, chính nhờ việc uốn cong [curvature] đặc biệt này của Không gian liên kết với Thời gian, mà nó phát triển một cách tự do nhất và trọn vẹn nhất. chính ở đó mà nó mặc được bộ mặt thật của nó.... Kitô giáo và Biến hóa: không phải là hai viễn kiến không thể hòa giải, mà là hai viễn kiến được tạo ra để phù hợp và hoàn chỉnh lẫn nhau” (87).
Ở đây, lúc này, trong sự hài lòng vì đã hoàn toàn xoay chuyển được một tình huống nguy cấp, nhà hộ giáo đã để bản thân được đưa đến một số quá mức, trái ngược với những lời khẳng định chừng mực hơn mà ngài từng nói ra lúc đầu. Tuy nhiên, ít nhất một điều có vẻ rất chắc chắn. Không những công thức, cuối cùng, cho rằng Chúa Kitô của Mạc khải không là ai khác mà chính là Omega của Biến hóa, hiểu theo lối giải thích của Cha Teilhard, không đưa ra điều gì làm người ta lo lắng hoặc thậm chí, nói cho ngay, nghịch lý, nhưng, vì không hề thừa nhận một hệ thống “sự thật kép” nào đó vốn không thể chấp nhận được, nó còn là một điều bắt buộc. Omega của Sách Khải huyền và Omega của Biến hóa không thể là hai đỉnh cao khác biệt và là đối thủ của nhau. Đây thực sự là Omega, được phát hiện trong tính siêu việt của nó ở cuối cuộc điều tra thuần lý, và không ai khác, khiến người Kitô hữu, được soi sáng bởi đức tin của mình, có thể nói rằng nó có, hoặc nó là, một “tiêu điểm ba ngôi” [trinitarian focus]. Chỉ có một, một Thiên Chúa duy nhất. Thiên Chúa của đức tin thực sự không thể khác hơn là Thiên Chúa của lý trí. Thiên Chúa của Ápraham, Isaác và Giacóp có lẽ không phải là “Thiên Chúa của các triết gia và học giả”: dù sao, Người cũng là một như Thiên Chúa của khoa học và triết học.
Kỳ tới: Từ Khoa học đến Triết học
Người ta thường nói: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, vẫn còn hơn leo lét suốt năm canh.” Câu này hoàn toàn không áp dụng được cho mẹ tôi, bởi vì, nhìn vào 90 năm cuộc đời và tiểu sử đơn sơ ngắn ngủi của bà, tôi chưa hề thấy bóng dáng cái phút “huy hoàng” đó ở đâu cả. Họa chăng là trước khi tôi được sinh ra? Nhưng chắc cũng chẳng huy hoàng gì với thân phận của một cô gái nhà quê, sinh ra và lớn lên trên ruộng đồng, suốt ngày quanh quẩn với luống cầy, ao cá, bờ đê, làm bạn thường xuyên với lũ trâu bò, hay gà lợn. Chẳng thấy huy hoàng chỗ nào cả. Và rồi, kể từ ngày gặp ông cụ tôi, vốn là nhà giáo, từ thị xã về vùng thôn quê dậy học cho đám trẻ làng, thì hình như đời sống mẹ tôi có một khúc rẽ, có vẻ sáng hơn chút ít, nhưng vẫn chưa thể coi là huy hoàng được. Đúng, chỉ là một khúc rẽ thôi: từ cô thiếu nữ làng quê trở thành con dâu của ông nội tôi, một người có chút học thức, cả về Tây học lẫn Hán học, và vinh hạnh nhận được Cửu Phẩm từ Vua Bảo Đại (để rồi từ đó, người ta luôn gọi ông là ông Cửu Xuyên, có khi còn gọi tắt hơn nữa là ông Cửu). Thế là từ đó, kiếp con dâu trở thành cái ngã rẽ định mệnh của mẹ tôi, cùng với cuộc đời làm mẹ của đám chị em chúng tôi, trải dài từ vài ba năm trước cuộc di cư 1954 lịch sử cho tới ngày di tản 1975 (cũng lịch sử không kém). Cái thân phận hết làm dâu rồi làm mẹ chẳng phải là định mệnh của hầu hết mọi người con gái Việt Nam đó sao? Như thế thì có gì là huy hoàng đâu, ngoại trừ một số cô dâu may mắn trở thành bà này bà nọ nếu may mắn lập gia đình với một ông lớn, hay đại gia chủ.
Tóm lại, cả cuộc đời mẹ tôi chỉ đơn thuần là những phút giây leo lét, những khoảnh khắc hết sức bình thường, nếu không muốn nói là lam lũ, vất vả, bận rộn, từ sáng sớm cho đến canh khuya, vì chồng và vì lũ con đông đúc. Thế nhưng, có những cuộc đời bình thường, đến độ tầm thường và nhạt nhẽo, nhưng lại hết sức phi thường, do bởi cái độ dẻo dai, liên lỉ và bền chắc, nói theo kiểu phẩm chất của một sản phẩm hay dụng cụ nào đó, trải qua những vòng thử thách và xói mòn của thời gian. Với con người, đó chính là sự kiên trì, nhẫn nại, chịu đựng, chăm chỉ và bền bỉ trước những khó khăn, chật vật, có khi nan giải, tựa như những cơn giống tố tàn nhẫn càn quét biển đời. Với tôi, mẹ tôi thật sự phi thường theo ý nghĩa ấy: phi thường trong những cái tầm thường, nhỏ bé, không tên xẩy đến hàng ngày trong kiếp làm dâu và làm mẹ của bà.
Nói cho đúng ra, cho đến khi thím về làm dâu của ông bà nội, mẹ tôi đã đóng cả hai vai, vừa làm dâu vừa làm mẹ, cả hai vai trò đều nặng nề, vất vả không thua gì nhau. Mẹ tôi đã làm trọn vẹn cả hai vai một cách xuất sắc, trong âm thầm, lặng lẽ, không ồn ào, nhưng liên lỉ, đều đặn và nhẫn nại. Tôi chỉ dám nói thế chứ không dám bình luận về vai trò làm dâu của mẹ, vì tôi còn nhỏ, không ghi nhận được nhiều. Sau năm 1975, khi đó cả gia đình—ngoại trừ một mình tôi—đã định cư ở Mỹ, tôi có nghe biết về “công tác làm dâu” của mẹ trong những năm cuối đời của bà nội, lúc bà nằm liệt suốt mấy năm trời trên giường bệnh, để được mẹ và thím tôi thay nhau phụng dưỡng, một công tác không có giấy mực nào mô tả cho hết. Nhưng riêng về vai trò làm mẹ của mẹ tôi thì tội cam đoan có thể viết được nhiều, viết được hoài, bởi vì con số chị em chúng tôi không dừng ở số tám (năm 1964), mà kết thúc ở con số mười một vào năm 1970. Chính vì con số không tròn trịa này—thiếu một thì đủ một tá--nên có người phong hàm Thiếu Tá cho ông cụ tôi, mặc dù suốt đời ông chỉ làm giáo chức, chứ không hề có đến một ngày đi lính hay gia nhập quân đội nào cả.
Bổn phận làm mẹ trước tiên là lo cho con cái: từ ăn uống, ăn mặc, cho tới ăn học, ngay cả ăn chơi nữa. Không bảo đảm được những thứ “ăn” này, thì chỉ còn có nước đi ăn mày, tôi trộm nghĩ thế. Ông cụ tôi có hai việc duy nhất mà tôi ghi nhận được rõ ràng: thứ nhất là đi dậy học kiếm tiền nuôi gia đình, kế đó là chăm chút việc học cho chị em chúng tôi. Đồng lương “giứt cháo” của nghề giáo chức trong thời gạo châu củi quế những năm chinh chiến triền miên ấy hẳn nhiên đã luôn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi trong lòng ông bà cụ tôi. Nhưng đó lại là một chuyện dài khác, mà nếu muốn, sẽ phải dành riêng cho nguyên một chương sách.
Trở lại chuyện thường ngày: ngoài hai nhiệm vụ mà ông cụ tôi đảm trách, các việc còn lại đều đặt hết lên đôi vai mẹ tôi. Tôi nhớ như in cái vụ gạo thóc: trong góc nhà, lúc nào cũng phải có ít nhất là một tạ gạo. Mẹ tôi rất kỹ lưỡng canh chừng để giữ cho độ vơi sụt trong bao luôn ở một mức an toàn tương đối, bởi vì chuyện các ông nằm vùng chặn đường tiếp tế lúa gạo từ miền Tây chuyển lên thành phố xẩy ra như cơm bữa. Những lúc gạo thóc thiếu hụt trong khi giá cả gia tăng, mẹ tôi đứng ngồi không yên, bởi vì như vậy sẽ khiến cho “đoàn 11 chiếc tầu há mồm” chị em chúng tôi không thể tiếp tục ra khơi được nữa. Thật là “chí nguy” chứ không phải chuyện dỡn. Rất may là bà thím tôi lúc đó lại là chủ một vựa gạo nho nhỏ, trong nhà bà lúc nào cũng có sẵn ít là cả chục tạ gạo, dành bán cho khách, nhất là khách quen, mà phần lớn là những người họ hàng thân thuộc, trong đó có mẹ tôi. Những lúc nguy cơ bao gạo vơi sụt đến mức báo động thì bà thím sẽ là vị cứu tinh. Điều tối hảo nữa là tiền bạc không phải thanh toán ngay, cứ mang gạo về cứu đói trước đã, rồi chuyện tiền bạc sẽ tính sau. Ngoài tương quan thím cháu (vì bà lập gia đình với người em trai út của ông nội tôi, cho dù bà chỉ hơn mẹ tôi có vài ba tuổi), mối giao hảo ấy đã thắt chặt thêm ân tình sâu đậm giữa mẹ tôi với bà. Tôi nhớ mỗi lần nói chuyện với nhau qua điện thoại viễn liên gọi từ San Jose qua San Louis, nơi bà cư ngụ sau 1975, cuộc trò chuyện nào giữa hai thím cháu cũng râm ran, đầy tiếng cười vui, kéo dài cả giờ đồng hồ, có khi còn hơn thế nữa.
Cái vụ giặt giũ cũng rất đáng nói: nhớ lại cái chậu thau tổ bố, ngâm đầy những thứ quần áo dơ chị em chúng tôi thải ra, cần phải thanh toán, đến hôm nay tôi vẫn thấy nóng lạnh thế nào ấy. Nhưng đó chính là công việc hàng ngày mẹ tôi phải đối phó, dĩ nhiên với sự tiếp tay của bà chị hai, những khi có thể hoặc sau khi chị đi học về. Tôi chỉ phụ được trong việc phơi quần áo và kẹp từng cái “cho gió thôi bay.” Đó là chưa nói đến việc đi chợ (có khi ngày hai lần), nấu cơm, rửa chén, dọn dẹp nhà cửa, tất cả đều “đáng đồng tiền bát gạo.”
Mẹ tôi không phải là người nấu ăn xuát sắc, biết chế biến nhiều món Tây Tầu cao lương mỹ vị (làm gì có tiền mà làm như thế), nhưng các món mẹ tôi làm, chỉ bình thường thôi, nhưng tất cả đều đạt yêu cầu, đúng mức, vừa miệng cả nhà. Kỹ thuật này vẫn tồn tại khi qua đến Mỹ. Tủ lạnh nhà mẹ tôi lúc nào cũng có đồ ăn, thông thường là cơm chiên, bún mọc hay phở, nhờ vậy mà chị em chúng tôi khi đi đâu về mà lỡ bữa ăn, thì ai cũng biết nhà mẹ là quán ăn mở cửa thường trực 24/7 sẵn sàng cứu đói cho “quý thực khách lỡ đường.” Làm sao tìm lại được một quán ăn như thế nữa, “quán ăn của mẹ”?
Tuy không xuất sắc trong việc nấu ăn, nhưng phải ghi nhận một tài năng khó có ai bắt chước được khi mẹ tôi bắt tay vào việc phi hành. Sáng hôm ấy, mẹ tôi vào garage, bắt đầu bóc vài chục pound củ hành tây đã mua ngày hôm trước. Mẹ tôi “độc quyền” bóc hết đống hành và cắt nhỏ ra cho tới khi chất đầy một chiếc chậu thau (như vậy mới đủ phân phát). “Độc quyền” bóc và cắt hành là bởi vì bà không hề bị cay mắt hay chảy nước mũi, cứ như thể mùi hành tuy nồng nặc đến thế mà nó phải sợ bà, chứ bà coi mùi hành ấy như “ne pas.” Cái khéo kế tiếp là chiên mớ hành ấy sao cho đến độ vàng ươm mà lại phải dòn rụm nữa cơ. Có nhiều người đứng ngay bên cạnh để học nghề, nhưng khi về nhà làm, lại không được như thế. Không hiểu sao cà! Lạ một điều: cái “phi vụ” này không biết mẹ tôi học được từ đâu, ai truyền nghề cho bà. Hỏi sao thì bà chỉ nói vắn tắt: phải tùy thứ hành, phải chọn đúng nồi chảo, để đúng độ lửa. Hình như bà nội trợ nào lại không hiểu như thế, nhưng thành quả thì lại không giống như thành phẩm mẹ tôi làm ra. Sau khi xong xuôi là đến phần đóng gói: mẹ tôi vào bao đủ số chia cho những ai mẹ đã định trước, ngoại trừ con số “đông vui hao” con cái trong nhà cũng như để lại một ít trong tủ đá để ăn dần. Một lần bay qua Texas thăm gia đình cô em, tôi mang theo hai bịch hành phi mẹ tôi làm quà. Vừa thấy hai bịch óng mượt, mấy thằng con cô em vội chụp ngay lấy, hỏi ai làm, và khi biết là sản phẩm từ chính bàn tay bà nội làm ra, tụi nó chia nhau ăn, y như một thứ ‘chip’ dành cho bữa snack, trong thoáng chốc hai bịch hành phi đã bốc hơi, tụi trẻ tấm tắc khen ngon, trước sự ngỡ ngàng của bà mẹ chúng nó. Thôi đành ra chợ mua thứ khác về để tra món ăn thôi, chứ biết làm sao bây giờ. Mẹ tôi mất đi, mang theo với bà sản phẩm độc đáo duy nhất không tìm ở đâu được. Mẹ sẽ mãi mãi đi vào lịch sử của gia đình với tước hiệu: ĐỆ NHẤT PHI HÀNH GIA, ngang tầm với John Glenn của Hoa Kỳ chứ chẳng chơi!
Kinh nghiệm dầy dặn của mẹ tôi trong việc chăm sóc con cái đã khiến Hội Mẹ Nuôi Quốc Tế nhận ký hợp đồng để bà chăm nuôi cả một lũ trẻ Mỹ lai, đen có, trắng có, nhờ nhợ cũng có. Thế là tầng dưới cùng của nhà tôi biến thành khu vực chăm nuôi, lúc nào cũng toát ra cái mùi “thân quen” nồng nàn của một nhà trẻ chính hiệu. Dù sao chăng nữa, đó cũng là nơi nhân viên của Hội hàng tháng vẫn đến kiểm tra mức đô tăng triển và tình trạng sức khỏe của lũ trẻ lai. Lần nào cũng vậy, sau khi “kiểm tra chuồng trại,” mẹ tôi luôn được đánh giá rất cao vì thành quả “chăn nuôi” xuất sắc của bà. Xin lỗi vì đã sử dụng các hạn từ dành cho một trang trại gia súc, nhưng thực tế đúng y như thế đấy. Khi đến kiểm tra, ngoài việc xem xét mức độ vệ sinh của nơi ở, chuồng cũi (lũ trẻ được nuôi trong những chiếc giường cũi (“crib”) hay sàn nhà, nơi chúng có thể lăn lóc hay trườn bò, nhân viên còn xăm soi từng đứa một, hết sức chi tiết, từ đầu cho đến đ…, từ trong (tai, mũi, họng..) ra ngoài (da dẻ, tay chân…) để đo lường mức độ khỏe khoắn, sau cùng là “cân đo đong đếm,” để ghi nhận mức tăng trọng của cơ thể. Như vậy thì có khác gì là kiểm tra chuồng trại ở một trại nuôi…heo gà đâu! Một vài tuần trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, người ta đến đem hết lũ trẻ lai này lên máy bay trong chương trình “baby lift,” chỉ tội nghiệp là không phải đứa nào cũng tới được Mỹ, vì có đứa đã bỏ mạng tại VN khi một chuyến bay, vì trục trặc sao đó, đã bị rớt khi vừa cất cánh khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt. Cầu mong cho những đứa còn sống đã có một đời bình an.
Vì là một “chuyên gia,” nên sau này, khi đã về hưu, mẹ tôi vẫn nhớ nghề, nên trong nhà lúc nào bà cũng vẫn chăm sóc vài ba đứa trẻ, con cháu trong nhà cũng có, mà cả người quen hay hàng xóm láng giềng cũng có. Báo hại cho mẹ tôi, cho mãi đến khi đã lú lẫn vì tuổi già, cái gì cũng quên hết, chỉ còn lại trong tim óc, trong trí nhớ, hình ảnh lũ trẻ mẹ tôi đã từng coi sóc, trong đó có cả ba thằng em út của tôi nữa (nay đã vợ con đùm đề), lúc nào cũng cứ lởn vởn ngay trước mắt bà, y như thể bà vẫn còn đang chăm sóc chúng. Điều này làm tôi hiểu tại sao đã có lần bà bị sút lưng, ngồi bệt xuống đất, không sao đứng dậy được, cho đến lúc tôi đến nâng bà dậy sau khi hình ảnh của bà được nhìn thấy trên màn hình. Hỏi sao mẹ bị như vậy, thì bà trả lời tỉnh bơ: “Tao nghe tiếng chúng nó quanh quẩn đâu đây mà gọi mãi chẳng thấy đứa nào trả lời, nên tao cúi xuống gầm giường xem chúng nó có trốn dưới đó không.” Hình ảnh lũ trẻ ấy, cùng với những kỷ niệm thời thơ ấu gằn liền với thửa ruộng bờ đê và nếp sống vùng quê ngoài Bắc, chính là thế giới “thực” duy nhất của mẹ tôi vào những ngày cuối đời. Bốn mươi mấy năm trời sống trên đất Mỹ chẳng để lại trong mẹ tôi một chút nét đậm sâu nào cả. Suốt nửa cuộc đời dương thế, mẹ tôi đích thực là một “NGƯỜI DI TẢN BUỒN.”
Không thể kết thúc bài viết này mà không nói đến niềm tin vào Chúa của mẹ tôi. Một cách vắn tắt, với bà, niềm tin vào Chúa là một điều rất tự nhiên, như hơi thở hàng ngày, như khí trời ngập tràn muôn nơi, như ánh mai bừng lên mỗi sáng và như bóng hoàng hôn chập chờn trên phố nhỏ, khiến cho ở bất cứ nơi nào, trong bất cứ thời gian nào, biến cố nào, dù lớn hay nhỏ, xẩy đến với mọi người hay cho riêng mình, bà đều nhìn thấy bàn tay quan phòng yêu thương của Thiên Chúa. Nói thì dễ như vậy, nhưng trong thực tế cuộc sống, điều này không dễ chút nào, nhất là khi gặp những hoàn cảnh khó khăn, phức tạp hay nan giải làm xáo trộn nếp sống bình an thường ngày. Điều tôi nhận thấy rõ nhất là những lời cầu xin âm thầm của bà, cứ lẩm nhẩm trên môi, tựa như tiếng thầm thì vọng lên từ đáy một tâm hồn luôn đắm chìm trong xác tín, tuy hết sức đơn sơ, nhưng sâu đậm, tưởng không có gì lay chuyển nổi. Hẳn nhiên, niềm xác tín này không hoàn toàn xuất phát từ căn bản giáo lý, dưới dạng kinh bổn, hỏi thưa, mà bà đã thuộc lòng từ thuở tấm bé, trong những ngày học bổn, qua môi miệng các ông bà quản giáo trong xứ đạo. Vốn liếng giáo lý kiểu vỡ lòng ấy làm sao sản sinh ra được một niềm xác tín và đạo đức sâu xa, nếu không do ân sủng nhiệm mầu của Chúa Thánh Linh, tựa như hạt mưa sa, thấm dần vào lòng đất, làm nẩy sinh hạt giống đức tin, cho dù thoạt đầu chỉ rất nhỏ bé như hạt cải, nhưng rồi sẽ lớn lên với thời gian, “trở thành cây, đến nỗi chim trời đến làm tổ trên cành được” (Mt 13:32). Với chút ít vốn giáo lý ấy, mẹ tôi biết phận, đâu có lên tiếng dậy dỗ chị em chúng tôi điều gì, ngoại trừ nhắc nhở việc đi lễ nhà thờ, đọc kinh sớm tối hàng ngày và tuân theo luật Chúa để “giữ đạo cho nên.” Chỉ một lần hiếm hoi, bà nói với tôi câu đại khái như thế này mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ: “Con phải luôn biết sợ Chúa; chớ đừng coi thường điều răn của Ngài.” Tuy nó có vẻ hơi tiêu cực (giữ đạo vì sợ Chúa thay vì yều mến Ngài), nhưng nói chung, tâm trạng giáo dân bổn đạo trước Công Đồng Vaticanô II đều như thế cả! Sau này tôi mới thấy, hóa ra đó lại chính là sự khôn ngoan mà Sách Thánh nói tới: “Kính sợ Đức Chúa là bước đầu của tri thức. Kẻ ngu si khinh thường khôn ngoan và lời nghiêm huấn” (Cn 1: 7). Không dưng tôi liên tưởng đến lời kinh mà Chúa Giêsu đã cất lên: “Lậy Cha là Chúa Tể trời đất, Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng lậy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Mt. 11: 25-26). Thật là huyền diệu! Mẹ tôi đã để lại một thứ sản nghiệp quý giá—không phải chỉ là cái căn nhà nho nhỏ ở Milpitas (dù giá cả bây giờ cũng lên đến cả bạc triệu) làm nơi chị em chúng tôi họp mặt—mà trên hết và sâu xa hơn hết, một sự khôn ngoan để sống đời sống đức tin, một sự khôn ngoan thấm đậm đường nét của Thánh Kinh, của Lời Chúa, như cái gia sản tinh thần bất diệt cho chị em chúng tôi.
Một buổi sáng, khi đang làm việc tại nhà, cell phone của tôi reo vang, số phone lạ hoắc hiện ra, định cho qua luôn, nhưng không hiểu sao, tôi lại trả lời. Đầu dây là một giọng nói cũng lạ, có chút accent “cà ri”: “Anh có phải là thân nhân của Bà Vân Đoàn không”? “Phải,” tôi trả lời. “Tôi là con trai của bà đây. Có gì không anh?” Tiếng ở đầu dây bên kia: “Come to get her, please: she is now in Paradise.” Tôi sững người trong thoáng chốc, chợt hiểu, rồi hỏi lại: “Có phải Paradise ở Milpitas, góc đường Abel và Marilyn không”? Rồi tôi tức tốc tới ngay điểm hẹn, sau khi nhận được lời xác nhận của anh thanh niên.
Thì ra là sáng hôm ấy, thừa lúc chị tôi quên khóa cửa, mẹ tôi khăn gói quả mướp—điều bà đã thường xuyên chuẩn bị lâu nay—đeo khẩu trang đàng hoàng (COVID-19 vừa mới hoành hành), đẩy chiếc walker ra khỏi nhà, băng qua bên kia đường, theo kiểu “đường ta ta cứ đi,” rồi dừng lại ngay trước cửa quán “Paradise,” một tiệm ăn nhỏ của Ấn Độ. Trước sự ngơ ngác, gọi không thưa, hỏi không nói của bà già “no English,” anh thanh niên lục lọi trong tay nải buộc trên walker và tìm được số phone của tôi viết trên mẩu giấy có ghi cả địa chỉ của bà nữa.
“She is now in Paradise”: câu nói này cứ vang mãi trong đầu tôi, cho đến hôm nay, sau Thánh Lễ An Táng và việc chôn cất bà tại nghĩa trang Oak Hill đã xong xuôi, tôi luôn nghĩ rằng, vì cuộc đời đơn giản, nhưng trọn vẹn nghĩa vụ làm vợ, làm dâu, nhất là làm mẹ và làm một người con Chúa, chắc chắn mẹ tôi sẽ được Chúa xót thương sớm đưa về thiên đàng với Ngài. Bất chợt, tôi nghe rõ mồn một tiếng Chúa Giêsu phán với anh gian phi sám hối (quen gọi là anh trộm lành) mà tôi cứ nghĩ y như Ngài đang nói với mẹ tôi: “Tôi bảo thật anh: hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23: 43).
Viết để nhớ Mẹ tôi, Bà Maria Đoàn Thị Vân (1931-2021)
Những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022
Nguyễn Kim Ngân
Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội, là ngày thế giới duy nhất được Công đồng Vatican II thiết lập trong Sắc Lệnh Inter Mirifica vào năm 1963. Theo lời khuyên của các giám mục trên thế giới, Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội được cử hành vào Chúa Nhật trước Lễ Hiện Xuống. Trong năm 2022 này, Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội là ngày 29 Tháng Năm.
Văn bản Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội được công bố vào ngày 24 tháng Giêng hàng năm, nhân lễ Thánh Phanxicô đệ Salê, là bổn mạng các nhà báo. Chủ đề của Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm nay là “Lắng nghe bằng trái tim”.
Nguyên bản tiếng Ý và các ngôn ngữ khác có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Lắng nghe bằng trái tim
Anh chị em thân mến,
Năm ngoái, chúng ta đã suy tư về nhu cầu “Hãy Đến Và Xem” để khám phá thực tế và có thể kể lại nó bắt đầu bằng việc trải nghiệm các sự kiện và gặp gỡ mọi người. Tiếp tục với nội dung này, bây giờ tôi muốn hướng sự chú ý đến một từ khác, “lắng nghe”, từ này mang tính quyết định trong ngữ pháp giao tiếp và là điều kiện để đối thoại chân thực.
Trên thực tế, chúng ta đang mất khả năng lắng nghe những người trước mặt, cả trong quá trình bình thường của các mối quan hệ hàng ngày và khi tranh luận về các vấn đề quan trọng nhất của đời sống dân sự. Đồng thời, lắng nghe đang trải qua một bước phát triển mới quan trọng trong lĩnh vực truyền thông và thông tin thông qua các podcast và tin nhắn âm thanh khác nhau có sẵn nhằm khẳng định rằng lắng nghe vẫn là điều cần thiết trong giao tiếp của con người.
Một bác sĩ đáng kính, quen chữa trị những vết thương tâm hồn, từng được hỏi đâu là nhu cầu lớn nhất của con người. Anh ấy trả lời rằng: đó là “Mong muốn vô bờ bến để được lắng nghe”. Đó là một mong muốn thường bị che giấu, nhưng điều đó thách thức bất cứ ai được kêu gọi trở thành nhà giáo dục hoặc nhà đào tạo, hoặc những người thực hiện vai trò giao tiếp: cha mẹ và thầy cô giáo, mục tử và các nhân viên mục vụ, chuyên gia truyền thông và những người khác đang thực hiện dịch vụ xã hội hoặc chính trị.
Lắng nghe bằng trái tim
Từ những trang Kinh thánh, chúng ta biết rằng lắng nghe không chỉ có nghĩa là cảm nhận âm thanh, mà về cơ bản được liên kết với mối quan hệ đối thoại giữa Thiên Chúa và loài người. “Shema 'Israel - Hỡi Israel, hãy nghe” (Đnl 6: 4), lời mở đầu này của điều răn thứ nhất trong Sách Luật [Torah – Năm cuốn đầu tiên của Cựu Ước – chú thích của người dịch], liên tục được nhắc lại trong Kinh thánh, đến mức thánh Phaolô khẳng định rằng “đức tin có được nhờ lắng nghe”. (xem Rm 10:17). Thực ra, sáng kiến là của Thiên Chúa, Đấng nói với chúng ta và chúng ta đáp lại bằng cách lắng nghe Ngài. Cuối cùng, ngay cả sự lắng nghe này cũng xuất phát từ ân sủng của Người, như trường hợp của đứa trẻ sơ sinh đáp lại ánh mắt và giọng nói của cha mẹ mình. Trong năm giác quan, giác quan được Thiên Chúa ưu ái dường như là thính giác, có lẽ vì nó ít tọc mạch hơn, kín đáo hơn thị giác, và do đó, con người được tự do hơn.
Lắng nghe tương ứng với phong cách khiêm tốn của Thiên Chúa. Đó là hành động để Thiên Chúa có thể bày tỏ mình là Đấng, bằng cách nói ra, đã tạo ra người nam và người nữ theo hình ảnh của Ngài, và bằng cách lắng nghe nhìn nhận họ là đối tác của Ngài trong cuộc đối thoại. Thiên Chúa yêu thương loài người: đó là lý do tại sao Ngài ngỏ lời với họ, và tại sao Ngài “nghiêng tai” để lắng nghe họ.
Ngược lại, con người có xu hướng trốn tránh các mối quan hệ, quay lưng lại và “bịt tai” để không cần phải lắng nghe. Việc từ chối lắng nghe cuối cùng thường trở thành hung hăng đối với người kia, như đã xảy ra với những người đang nghe phó tế Stêphanô. Họ bịt tai lại, và tất cả đều quay lưng lại với ông (xem Cv 7:57).
Vì vậy, một mặt, Thiên Chúa luôn luôn bày tỏ chính mình bằng cách giao tiếp một cách nhưng không; và mặt khác, những người nam nữ được yêu cầu cởi mở, sẵn sàng lắng nghe. Chúa gọi con người một cách rõ ràng vào giao ước yêu thương, để họ có thể trở nên trọn vẹn như họ là: đó là hình ảnh và sự giống như Thiên Chúa trong khả năng lắng nghe, đón nhận và nhường không gian cho người khác. Về cơ bản, lắng nghe là một chiều kích của tình yêu.
Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ đánh giá phẩm chất lắng nghe của họ. “Anh em hãy để ý đến cách thức anh em nghe” (Lc 8:18): đây là điều Người khuyên họ làm sau khi kể lại dụ ngôn người gieo giống, để làm rõ rằng chỉ nghe thôi là chưa đủ, mà cần phải chăm chú lắng nghe cẩn thận. Chỉ những ai đón nhận Lời Chúa với tấm lòng “lương thiện” và trung thành tuân giữ thì mới sinh hoa kết quả là sự sống và ơn cứu độ (x. Lc 8:15). Chú ý đến người mà chúng ta lắng nghe, những gì chúng ta lắng nghe và cách chúng ta lắng nghe, chúng ta mới có thể phát triển trong nghệ thuật giao tiếp. Trọng tâm của nghệ thuật ấy không phải là lý thuyết hay kỹ thuật, mà là “sự cởi mở của trái tim, làm cho sự gần gũi trở nên khả thi”(xem Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm, 171).
Tất cả chúng ta đều có đôi tai, nhưng nhiều khi ngay cả những người có thính giác hoàn hảo cũng không thể nghe thấy một người khác. Trên thực tế, có một bệnh điếc nội tạng tồi tệ hơn điếc thể chất. Thật vậy, việc lắng nghe liên quan đến toàn bộ con người, chứ không chỉ cảm giác nghe. Vị trí thực sự của lắng nghe là trái tim. Dù còn rất trẻ, Vua Salômôn đã tỏ ra mình khôn ngoan vì ông đã cầu xin Chúa ban cho ông một “trái tim biết lắng nghe” (xem 1 Các Vua 3: 9). Thánh Augustinô đã từng khuyến khích chúng ta lắng nghe bằng trái tim (corde audire), đón nhận những lời nói không phải bằng tai, nhưng bằng tâm linh trong tâm hồn chúng ta: “Đừng đặt tim mình nơi đôi tai, nhưng hãy đặt đôi tai trong tim mình”. [1] Thánh Phanxicô thành Assisi đã khuyến khích anh em của mình “hãy nghiêng về đôi tai tâm hồn”. [2]
Do đó, khi tìm kiếm sự giao tiếp thực sự, kiểu lắng nghe đầu tiên cần được khám phá lại là lắng nghe bản thân, những nhu cầu chân thật nhất của bản thân, những nhu cầu được khắc sâu trong tâm hồn mỗi người. Và chúng ta chỉ có thể bắt đầu bằng cách lắng nghe điều khiến chúng ta trở nên độc nhất trong sáng tạo: đó là mong muốn được ở trong mối quan hệ với Chúa và với những người khác. Chúng ta không được tạo ra để sống tách biệt như các nguyên tử, nhưng sống cùng nhau.
Lắng nghe như một điều kiện để giao tiếp tốt
Có một kiểu nghe không hẳn là nghe mà ngược lại: đó là nghe trộm. Trên thực tế, việc nghe lén và theo dõi, bóc lột người khác vì lợi ích của chúng ta là một cám dỗ luôn hiện hữu mà ngày nay dường như đã trở nên gay gắt hơn trong thời đại mạng xã hội. Thay vào đó, điều đặc biệt làm cho giao tiếp trở nên tốt đẹp và hoàn toàn mang tính nhân văn là lắng nghe người đối diện với chúng ta, mặt đối mặt, lắng nghe người khác mà chúng ta tiếp cận với sự cởi mở công bằng, tự tin và trung thực.
Thật không may, việc thiếu sự lắng nghe mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày cũng thể hiện rõ trong cuộc sống công cộng, nơi mà thay vì lắng nghe nhau, chúng ta thường “ci si parla addosso” - “nói chuyện qua lại”. Đây là một triệu chứng của thực tế rằng, thay vì tìm kiếm sự thật và điều lành, người ta tìm kiếm sự đồng thuận; thay vì lắng nghe, người ta chú ý đến khán giả. Ngược lại, giao tiếp tốt không cố gắng gây ấn tượng với công chúng bằng một câu nói chụp mũ, với mục đích chế giễu người kia, nhưng hãy chú ý đến lý do của người kia và cố gắng nắm bắt sự phức tạp của thực tế. Thật đáng buồn khi, ngay cả trong Giáo Hội, sự liên kết về ý thức hệ đã hình thành và sự lắng nghe biến mất, làm gia tăng sự chống đối vô ích.
Trong thực tế, trong nhiều cuộc đối thoại, chúng ta không giao tiếp gì cả. Chúng ta chỉ đơn giản là đợi người kia nói xong là áp đặt quan điểm của mình. Trong những tình huống này, như nhà triết học Abraham Kaplan lưu ý, [3] đối thoại là một cuộc song thoại: một cuộc độc thoại bằng hai giọng nói. Tuy nhiên, trong giao tiếp thực sự, “tôi” và “bạn” đều “di chuyển ra ngoài”, tiếp cận với nhau.
Vì vậy, lắng nghe là thành phần không thể thiếu đầu tiên của đối thoại và giao tiếp tốt. Giao tiếp không thể diễn ra nếu không biết lắng nghe, và không có một nền ngôn luận tốt nếu không có khả năng lắng nghe. Để cung cấp thông tin chắc chắn, cân bằng và đầy đủ, cần phải lắng nghe trong một thời gian dài. Để kể lại một sự kiện hoặc mô tả một trải nghiệm trong việc tường thuật tin tức, điều cần thiết là phải biết cách lắng nghe, sẵn sàng thay đổi ý kiến và thay đổi những giả định ban đầu của mình.
Chỉ bằng cách gạt những lời độc thoại sang một bên thì sự hài hòa của giọng nói mới bảo đảm cho giao tiếp thực sự có thể đạt được. Việc lắng nghe một số nguồn, chứ “không dừng lại ở quán rượu đầu tiên” - như các chuyên gia trong lĩnh vực này dạy chúng ta - bảo đảm độ tin cậy và nghiêm túc của thông tin chúng ta truyền tải. Lắng nghe nhiều giọng nói, lắng nghe lẫn nhau, ngay cả trong Giáo Hội, giữa các anh chị em với nhau, cho phép chúng ta thực hiện nghệ thuật phân định, vốn luôn xuất hiện như khả năng tự định hướng trong một bản giao hưởng các tiếng nói.
Nhưng tại sao phải đối mặt với việc cố gắng lắng nghe? Một nhà ngoại giao vĩ đại của Tòa thánh, Đức Hồng Y Agostino Casaroli, từng nói về “sự kiên nhẫn tử đạo” cần phải lắng nghe và được lắng nghe trong các cuộc đàm phán với các bên khó khăn nhất, để đạt được lợi ích lớn nhất có thể trong tình trạng hạn chế về tự do. Nhưng ngay cả trong những tình huống ít khó khăn hơn, việc lắng nghe luôn đòi hỏi đức tính kiên nhẫn, cùng với khả năng cho phép bản thân ngạc nhiên trước sự thật, dù chỉ là một mảnh vụn của sự thật, nơi người mà chúng ta đang lắng nghe. Chỉ có sự ngạc nhiên mới mang lại kiến thức. Tôi nghĩ đến sự tò mò vô hạn của những đứa trẻ luôn mở to mắt nhìn thế giới xung quanh. Lắng nghe với khung tâm trí này – tức là với sự kinh ngạc của đứa trẻ đang nhận thức về người lớn - luôn luôn làm ta phong phú bởi vì sẽ luôn có điều gì đó, dù nhỏ, mà tôi có thể học hỏi từ người kia và cho phép đơm hoa kết trái trong cuộc sống của chính mình.
Khả năng lắng nghe xã hội có giá trị hơn bao giờ hết trong thời điểm đang bị tổn thương này bởi đại dịch kéo dài. Quá nhiều sự ngờ vực tích lũy trước đây đối với “thông tin chính thức” cũng đã gây ra một “bệnh dịch”, trong đó thế giới thông tin đang ngày càng đấu tranh để trở nên đáng tin cậy và minh bạch. Chúng ta cần lắng nghe và lắng nghe một cách sâu sắc, đặc biệt là đối với những bất an xã hội tăng cao bởi sự suy thoái hoặc ngừng hoạt động của nhiều hoạt động kinh tế.
Thực tế của việc cưỡng bức di cư cũng là một vấn đề phức tạp và không ai có sẵn một phương dược để giải quyết nó. Tôi xin nhắc lại rằng, để vượt qua những định kiến về người di cư và làm tan chảy sự chai sạn của trái tim chúng ta, chúng ta nên cố gắng lắng nghe câu chuyện của họ. Hãy cho mỗi người trong số họ một cái tên và một câu chuyện. Nhiều nhà báo giỏi đã làm được điều này. Và nhiều người khác cũng muốn làm điều đó, giá mà họ có thể. Chúng ta hãy khuyến khích họ! Chúng ta hãy cùng lắng nghe những câu chuyện này nhé! Mọi người sau đó sẽ được tự do ủng hộ các chính sách di cư mà họ cho là phù hợp nhất đối với đất nước của họ. Nhưng trong mọi trường hợp, trước mắt chúng ta không phải là những con số, không phải là những kẻ xâm lược nguy hiểm, mà là những khuôn mặt và những câu chuyện, những ánh mắt, những mong đợi và những đau khổ của những người nam nữ thực sự để chúng ta lắng nghe.
Lắng nghe nhau trong Giáo Hội
Trong Giáo Hội cũng vậy, rất cần lắng nghe lẫn nhau. Đó là món quà cuộc sống quý giá nhất mà chúng ta có thể dành cho nhau. “Các tín hữu Kitô đã quên rằng sứ vụ lắng nghe đã được giao cho họ bởi chính Người là Đấng lắng nghe vĩ đại và là Đấng mà họ nên chia sẻ công việc. Chúng ta nên nghe bằng tai của Thiên Chúa để có thể nói lời của Thiên Chúa” [4]. Thành ra, nhà thần học Tin lành Dietrich Bonhoeffer nhắc nhở chúng ta rằng sự phục vụ đầu tiên mà chúng ta có đối với người khác trong sự hiệp thông bao gồm việc lắng nghe họ. Ai không biết lắng nghe anh chị em mình thì chẳng bao lâu nữa sẽ không thể nghe Thiên Chúa được nữa. [5]
Nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động mục vụ là “tông đồ của đôi tai” - lắng nghe trước khi nói, như Tông đồ Giacôbê khuyên chúng ta: “Mọi người hãy mau nghe, và hãy chậm nói” (1:19). Trao ra một chút thời gian của riêng mình một cách nhưng không để lắng nghe mọi người là hành động bác ái đầu tiên.
Một quy trình thượng hội đồng vừa được khởi động. Chúng ta hãy cầu nguyện rằng đó sẽ là một cơ hội tuyệt vời để lắng nghe lẫn nhau. Thực ra, sự hiệp thông không phải là kết quả của các chiến lược và chương trình, nhưng được xây dựng trên sự lắng nghe lẫn nhau giữa anh chị em. Như trong một dàn hợp xướng, sự thống nhất không đòi hỏi sự đồng nhất, đơn điệu mà là sự đa dạng và nhiều giọng, đa âm. Đồng thời, mỗi giọng ca trong ca đoàn hát lên trong khi vẫn lắng nghe các giọng khác để có sự hòa hợp của tổng thể. Sự hòa hợp này là do người sáng tác hình thành, nhưng việc thực hiện nó phụ thuộc vào bản giao hưởng của từng giọng hát.
Với ý thức rằng chúng ta được tham gia vào một sự truyền thông đi trước chúng ta và bao gồm chúng ta, chúng ta có thể khám phá lại một Giáo Hội giao hưởng, trong đó mỗi người có thể hát bằng chính giọng hát của mình, chào đón tiếng nói của người khác như một ân sủng để biểu lộ sự hòa hợp của toàn bộ bản giao hưởng do Chúa Thánh Thần soạn thảo.
Rôma, Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, ngày 24 tháng Giêng năm 2022, Lễ Kính Thánh Phanxicô Đệ Salê.
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô
[1] “ Nolite habere cor in auribus, sed aures in corde” ( Sermo 380, 1: Nuova Biblioteca Agostiniana 34, 568).
[2] “Lettera a tutto l’Ordine”: Fonti Francescane, 216.
[3] Cf. “The life of dialogue”, in J.D. Roslansky, ed., Communication. A discussion at the Nobel Conference, North-Holland Publishing Company, Amsterdam, 1969, pp. 89-198.
[4] D. Bonhoeffer, La vita comune, Queriniana, Brescia 2017, 76.
[5] x. Thượng dẫn, 75.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
1. Hồng Y Osoro dương tính với Covid-19 và sẽ không tham gia chuyến thăm ad limina tới Vatican. 30 Hồng Y đã bị ảnh hưởng kể từ khi bắt đầu đại dịch
Theo trang cá nhân Twitter của ngài, Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra, Tổng Giám mục Madrid, phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 và sẽ không thể tham gia chuyến thăm ad limina được lên lịch vào tuần tới tới Vatican. Đức Hồng Y vẫn khỏe mạnh và đang được cách ly tại nhà.
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, theo thông tin mà “Il seismografo” thu thập được trên mạng và với sự đóng góp của độc giả, Đức Hồng Y Osoro là vị Hồng Y thứ 30 bị nhiễm Covid19. Ba trong số 30 vị Hồng Y nhiễm bệnh đã chết, nhiều vị bị rất nặng nhất là khi đại dịch mới bắt đầu, nhưng may mắn là hầu hết các vị đều có các triệu chứng nhẹ. Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Chủ tịch Hội đồng Giám mục người Ý, đã hai lần bị nhiễm bệnh.
Ba vị Hồng Y đã qua đời vì coronavirus là
01) Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid - Tổng giám mục danh dự của São Sebastião do Rio de Janeiro, Brazil, sinh năm 1932 - 2021). Đã chết vì Covid-19 vào ngày 13 tháng Giêng năm 2021.
02) Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino - Tổng Giám mục hiệu tòa Caracas, Venezuela, sinh năm 1942. Đã chết vì Covid-19 vào ngày 23 tháng 9 năm 2021.
03) Đức Hồng Y José Freire Falcão - Tổng giám mục hiệu tòa Brasilia, Brazil, sinh năm 1925. Qua đời vì Covid-19 vào ngày 26 tháng 9 năm 2021.
Bốn vị Hồng Y vừa nhiễm coronavirus là
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, sinh năm 1955.
Đức Hồng Y Toribio Ticona Porco, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Corocoro, Bolivia, sinh năm 1937.
Đức Hồng Y Antonio Cañizares, Tổng giám mục Valencia, Tây Ban Nha,, sinh năm 1945.
Đức Hồng Y Carlos Osoro Sierra, Tổng giám mục Madrid, Tây Ban Nha,, sinh năm 1945.
Source:ilsismografo.blogspot.com
2. Nhật ký trừ tà số 174: Quỷ dữ trốn chạy quyền năng của Chúa Kitô
“Barbara” đã tham gia trong nhiều năm vào các hoạt động ngoại giáo. Cô ấy tham gia sâu vào việc thờ cúng các “vị thần” không phải Kitô giáo. Cô cũng liên kết tâm linh và khuất phục mình trước một pháp sư, người tự cho mình là đã giác ngộ. Cô ấy nói anh ta là một “loại pháp sư” và đã thực hành ma thuật. Tuy nhiên, cuối cùng cô đã từ bỏ những thực hành tà giáo này và trở về với cội nguồn Công Giáo của mình.
Nhưng pháp sư và các cộng sự viên của ông ta không cho phép điều đó xảy ra. Vào ban đêm, cô ấy là mục tiêu của những nỗi ám ảnh về sức mạnh ma quỷ của họ. Sử dụng ma thuật của họ, là thứ thực sự có tác dụng với ma quỷ, để dày vò và đe dọa cô. Họ tuyên bố sẽ làm cho cô ấy bị bệnh ung thư. Họ nói rằng cô ấy sẽ bị đau tim. Họ đe dọa sẽ kéo cô xuống địa ngục. Cô ấy nói những bậc thầy này “rất mạnh mẽ” và cô ấy vô cùng sợ hãi.
Barbara không chỉ cần sự giải thoát khỏi những pháp sư này và những con quỷ của họ, cô ấy còn cần được dạy giáo lý về Chân Lý. Vị linh mục làm việc với cô ấy, hết lần này đến lần khác, nói với cô ấy về quyền năng vượt trội của Chúa Giêsu Kitô. Ngài khuyên cô đừng sợ các pháp sư nhưng hãy tin cậy nơi Chúa Giêsu. Sau nhiều năm xa rời đức tin và đắm chìm trong tà giáo, điều này không hề dễ dàng đối với cô.
Vị linh mục nhận ra rằng, để được xác tín, cô ấy phải có kinh nghiệm bản thân về quyền năng của Chúa Kitô. Vì vậy, ngài nói với cô ấy, “Họ chỉ đang cố gắng để làm cho con sợ hãi. Họ không có quyền hạn đối với con, không thể gây ung thư hoặc kéo con xuống địa ngục. Lần tới khi chúng tấn công con, hãy nhắc nhở bản thân rằng con là con gái của Chúa, Đấng tạo thành trời đất. Sau đó, với sự tin tưởng hoàn toàn, hãy nói to ba lần: 'Nhân danh Chúa Giêsu, ta tuyên bố rằng mi không có quyền năng gì trên ta! Ta là con gái của Chúa. Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, ta truyền lệnh cho ngươi cút đi-- ngay bây giờ!' Ngài cam đoan với cô “Pháp sư sẽ sợ hãi bỏ chạy.”
Barbara trả lời, “Đó là lời khuyên tốt. Con sẽ điều đó.” Ngày hôm sau, cô ấy nhắn tin lại: “Khi họ bắt đầu quấy rối con trong đêm, con đã làm những gì cha khuyên và họ đã lùi lại.”
Nhiều người sợ hãi Sa-tan và tay sai của hắn. Một phần quan trọng của tiến trình giải phóng, và hành trình cứu độ cho tất cả chúng ta, là “nhận biết Đức Kitô và quyền năng phục sinh của Người” (Pl 3,10).
Source:Catholic Exorcisms
3. Tiến sĩ Michael Hesemann: Cuộc ám sát nhân cách Đức Bênêđíctô thứ 16 là quá quắt
Tiến sĩ Michael Hesemann vừa dành cho tờ EXAUDI một cuộc phỏng vấn về cuộc tấn công mới nhất vào Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Bênêđíctô đã dứt khoát phủ nhận mọi hành vi sai trái.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Exaudi, Tiến sĩ Hesemann giải thích về báo cáo, này, các tuyên bố và liệu chúng có bất kỳ tính hợp pháp nào hay không. Hơn nữa, nhà sử học thẳng thắn thảo luận về cách Đức Hồng Y Ratzinger, từng lãnh đạo Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, và sau đó là Giáo hoàng, đã làm như thế nào để giải quyết vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em của các giáo sĩ trong Giáo Hội Công Giáo.
Đây là cuộc trò chuyện của chúng tôi:
EXAUDI: Thưa Tiến sĩ Hesemann, báo cáo mới có chứa thông tin đáng lo ngại về việc lạm dụng 497 trẻ em trong Tổng giáo phận Munich và Freising từ năm 1945 đến năm 2019. Bạn đã xem chưa?
DR. MICHAEL HESEMANN: Tất nhiên là có. Bạn có thể tìm thấy toàn bộ 1893 trang trực tuyến, nhưng tiếc là chỉ bằng tiếng Đức. Nhưng vì tôi là người Đức, nên tôi không có vấn đề gì khi đọc nó.
EXAUDI: Bạn có thấy nơi nào báo cáo này nói về việc Đức Hồng Y Ratzinger bị cáo buộc là đã xử lý sai khi phục vụ với tư cách là Tổng Giám mục của Munich?
DR. MICHAEL HESEMANN: Tôi đã đọc cả hai, 72 trang đề cập đến 5 năm khi Đức Hồng Y Ratzinger làm Tổng giám mục của Munich và Freising, tức là từ 1977 đến 1982, cũng như 88 trang ngài trả lời câu hỏi của các nhà điều tra.
EXAUDI: Điều gì được nói đến? Nó có giá trị pháp lý gì không?
DR. MICHAEL HESEMANN: Trước hết, có sự khác biệt rất lớn giữa một mặt là bản báo cáo và cuộc họp báo; và mặt khác là tường trình quốc tế về báo cáo này. Điều này rất quan trọng, bởi vì mọi nhà báo đã đưa tin về cuộc họp báo ở Munich, đều thừa nhận rằng họ chưa đọc bản báo cáo. Tất nhiên là không, vì không ai có thể đọc được 1893 trang trong một ngày! Vì vậy, mọi tiêu đề đều dựa trên những gì được nói trong cuộc họp báo, nhưng đây thực sự chỉ là một cách diễn giải thiên vị và ác ý mà không có sự hỗ trợ của các sự kiện như được trình bày trong báo cáo. Vì vậy, hầu hết những gì bạn nghe được trong hai ngày qua chỉ là tin giả, dựa trên thông tin sai lệch có chủ ý của các phương tiện truyền thông.
Như chúng ta đã biết, sự xôn xao của giới truyền thông tập trung vào Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, mặc dù ngài không phải là chủ đề chính của bản báo cáo. Báo cáo đề cập đến các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên từ năm 1945 đến năm 2019, trong 74 năm, chứ không chỉ 5 năm của Đức Tổng Giám Mục Ratzinger. Nó đề cập đến 65 trường hợp, chỉ có 4 trường hợp trong số đó có liên quan ít nhiều đến Đức Hồng Y Ratzinger. Nếu bạn nghiên cứu những trường hợp đó, Đức Hồng Y Ratzinger chỉ là một nhân vật phụ, một người không đóng vai trò quan trọng nào trong những gì đã xảy ra, nhưng tất cả mọi người đều tập trung vào ngài. Tất nhiên, đưa ngài vào ánh đèn sân khấu là một cách dễ dàng để che đậy hành vi sai trái của một số người kế nhiệm ngài, đặc biệt là Hồng Y Marx, người là Tổng giám mục của Munich và Freising từ năm 2008 cho đến nay.
Vì vậy, chúng ta hãy cùng xem xét bốn trường hợp đó và cách Đức Hồng Y Ratzinger giải quyết chúng.
EXAUDI: Vâng, bạn có thể vui lòng giải thích về các trường hợp được không?
DR. MICHAEL HESEMANN: Nếu bạn nghiên cứu chúng, bạn sẽ rất ngạc nhiên rằng không có nạn nhân nào trong bốn trường hợp đó, ít nhất là không có nạn nhân nào trong nhiệm kỳ Tổng giám mục của Đức Hồng Y Ratzinger. Không có trường hợp nào trong cả bốn trường hợp được nêu, không một linh mục nào bị buộc tội về bất kỳ hoạt động tình dục nào với trẻ vị thành niên hay người lớn, trai hay gái trong suốt 5 năm đó! Đó là một thực tế rất quan trọng vì người ta thường tuyên bố rằng Giáo hội nhắm mắt làm ngơ với các nạn nhân. Trong bản báo cáo không có tên một nạn nhân nào cả, trong thư trả lời của Đức Bênêđíctô cũng chẳng có cái tên nào cả, trừ ra tên của linh mục khét tiếng Peter Hullermann là người hở hang trong trường hợp thứ hai.
Hãy bắt đầu bằng cách nói về trường hợp đầu tiên. Trong trường hợp đó, một linh mục, là người đã bị đưa ra nước ngoài sau một hành vi tà dâm trong quá khứ và bị kết án tù, đã được Đức Hồng Y Ratzinger cho phép trở về giáo phận quê hương của mình để nghỉ hưu. Vì vị linh mục này chỉ muốn nghỉ hưu, nên việc cho phép ông được chết tại quê nhà là một hành động nhân bản của con người. Tuy nhiên, báo cáo nói rằng Cha Tổng Đại diện – chứ không phải Đức Hồng Y Ratzinger! - gửi cho anh ta một lá thư, chấp nhận việc nghỉ hưu của anh ta, và gọi anh ta là “mục tử” (“Pfarrer”). Các nhà điều tra cho rằng “mục tử” là một danh hiệu kính trọng, do Đức Tổng Giám Mục Ratzinger ban cho ông ta, điều này thật vô nghĩa. “Mục tử” hoàn toàn không phải là một danh hiệu kính trọng, như các danh hiệu “Đức Ông”, “Đức Cha”, v.v. Không nên đổ lỗi cho Đức Hồng Y Ratzinger vì điều này, vì chính Cha Tổng đại diện đã chấp nhận cho ông ấy nghỉ hưu, và chính Cha Tổng đại diện là người đã gọi ông ấy là ‘mục tử’.
Trong trường hợp thứ hai, một linh mục từ giáo phận khác, cụ thể là ở Giáo phận Essen, đã bị kết tội lạm dụng tình dục trẻ em khi ông ta say rượu, và được giám mục của ông ta gửi đến Tổng giáo phận Munich để điều trị tâm thần. Mặc dù không có tên trong báo cáo, ở đây chúng tôi nói rõ ràng về linh mục khét tiếng này. Peter Hullermann, cái tên mà chúng ta đã nghe thấy rất thường xuyên. Vụ lạm dụng tình dục trẻ em này ở giáo phận Essen, quê hương của ông ấy đã xảy ra trước nhiệm kỳ của Đức Hồng Y Ratzinger với tư cách là Tổng giám mục Munich, và do đó ngài không phải chịu trách nhiệm. Một khoảng thời gian khác, một giáo phận khác! Hullerman được giám mục của mình gửi đi điều trị tâm thần tại tổng giáo phận Munich. Vào thời điểm đó, người ta thường tin rằng chứng đồi bại tình dục có thể chữa được. Vì Hullerman đã hành động dưới ảnh hưởng của rượu, câu hỏi đặt ra là liệu có ai ở Munich biết rằng ông ta bị bệnh ấu dâm hay họ chỉ coi ông ta là một kẻ nghiện rượu có vấn đề về tâm thần. Trong thời gian điều trị, ông ta được phép cư trú tại một nhà xứ nơi ông ta điều trị và vị linh mục địa phương đã cho ông ta tham gia một số hoạt động. Đức Bênêđíctô bảo đảm rằng ngài không được thông báo về lai lịch của người đàn ông này theo đó ông ta đã lạm dụng tình dục trẻ em trong giáo phận quê hương của mình, và không có bằng chứng nào cho thấy Đức Bênêđíctô biết điều đó!
EXAUDI: Vậy Đức Hồng Y Ratzinger không biết rằng việc thuyên chuyển của Hullerman là vì lạm dụng tình dục trẻ em?
DR. MICHAEL HESEMANN: Không, Đức Bênêđíctô nói rõ ràng là ngài không biết và chúng tôi không có lý do gì để thắc mắc về tuyên bố của ngài. Vị linh mục này, Cha Hullerman, rất nhanh chóng nổi tiếng và không bao giờ thực hiện bất kỳ hành vi sai trái nào trong thời gian phục vụ của mình. Khi bị phát hiện dính líu đến một hành vi hở hang, ông ta đã bị toà án kết án và bị đuổi khỏi giáo xứ, rồi ông ấy tìm việc khác, làm giáo viên trong một trường tư thục. Điều quan trọng là phải làm rõ trường này là một trường kinh tế tư nhân và không liên quan gì đến Giáo hội.
Hành động ‘triển lãm’ của Cha Hullerman, về cơ bản là ông ấy thoát y ở một nơi công cộng [trong một hồ bơi], bên ngoài giáo xứ, nơi người ta không biết ông ấy là một linh mục và không ai trong giáo xứ của ông ta chứng kiến. Ông ấy được phép tiếp tục điều trị tâm thần mà không có bất kỳ hoạt động nào trong giáo xứ địa phương, ít nhất là dưới thời Đức Hồng Y Ratzinger. Vì vậy, ở đây chúng ta không có hành vi ấu dâm, không có trường hợp lạm dụng tình dục, không có nạn nhân trong nhiệm kỳ của Đức Hồng Y Ratzinger. Tất cả những lời buộc tội chỉ tập trung vào câu hỏi tại sao Đức Hồng Y Ratzinger lại cho phép một người đàn ông mà ngài không hề hay biết về quá khứ, được điều trị tâm thần và ở lại trong một nhà xứ.
EXAUDI: Báo cáo có đưa ra bằng chứng nào cho thấy Đức Hồng Y Ratzinger đã biết lai lịch của Cha Hullerman?
DR. MICHAEL HESEMANN: Hoàn toàn không! Báo cáo không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào như vậy. Trong tuyên bố của Đức Bênêđíctô, ngài phủ nhận việc biết lai lịch của linh mục này, Cha Hullermann, và không có bằng chứng nào cho thấy ngài đã từng biết. Và tôi muốn nói thêm điều này, đây là trường hợp đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông rộng rãi nhất!
EXAUDI: Vụ thứ ba liên quan đến ai?
DR. MICHAEL HESEMANN: Trong trường hợp thứ ba, một giám mục từ một quốc gia khác đã hỏi Đức Hồng Y Ratzinger liệu ngài có cho phép cháu trai của mình, một linh mục, tiếp tục nghiên cứu và làm luận văn ở Munich, điều mà Đức Hồng Y Ratzinger đã cho phép. Điều mà ngài không biết là vị linh mục trẻ đã bị kết án ở quê nhà vì hành vi sai trái tình dục. Trong thời gian học tập, ông ấy từng là tuyên úy tại giáo xứ Đại học và được nhìn thấy đang khỏa thân bơi ở dòng sông Isar ở địa phương. Chà, bản thân tôi đã sống ở Munich ba năm và tôi có thể bảo đảm với bạn rằng đó là một điều khá phổ biến ở đó, mặc dù tất nhiên không phải đối với một linh mục trẻ. Nhưng, một lần nữa, không có nạn nhân! Dù sao, vị linh mục trẻ ngay lập tức bị loại khỏi giáo xứ của mình và cuối cùng bị đuổi về nhà. Một lần nữa, Đức Hồng Y Ratzinger bị đổ lỗi vì đã cho phép người đàn ông trẻ tuổi này học ở Munich, tuyên bố rằng “ngài phải biết” về quá khứ của người ấy. Tôi thấy hợp lý hơn khi cho rằng chú của cha ấy đã không nói với Đức Hồng Y Ratzinger về điều đó…
EXAUDI: Đối với vị linh mục trẻ này, báo cáo gần đây cho thấy Đức Hồng Y Ratzinger có phản ứng gì không?
DR. MICHAEL HESEMANN: Chắc chắn rồi! Vị linh mục trẻ không làm gì phạm pháp, ngoài việc không giữ tư cách một linh mục. Và ngay lập tức Đức Hồng Y Ratzinger đã phản ứng, loại bỏ anh ta và đuổi anh ta về nhà! Như là một biện pháp phòng ngừa! Nhưng họ vẫn khẳng định rằng Đức Ratzinger hẳn đã biết về quá khứ của cha ấy, điều này thật vô lý và không có bằng chứng gì cả.
EXAUDI: Bản báo cáo có chỉ ra bất kỳ bước nào mà Đức Bênêđíctô đã thực hiện để chống lại nạn lạm dụng trong Tổng giáo phận không?
DR. MICHAEL HESEMANN: Vâng, vụ cuối cùng trong số bốn vụ án liên quan đến một linh mục đã chụp ảnh các cô gái vị thành niên thay quần áo cho một vở kịch. Khi anh ta bị kết án và Đức Hồng Y Ratzinger biết về điều đó, ngài đã loại bỏ anh ta khỏi giáo xứ và đưa anh ta đến một bệnh viện và nhà của người cao niên.Vì vị linh mục này có khuynh hướng ấu dâm và không nên tiếp xúc với trẻ vị thành niên! Tuy nhiên, các điều tra viên cáo buộc Đức Hồng Y Ratzinger “thiếu quan tâm” đến vụ án. Tuyên bố của họ hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta biết được từ chính vụ việc.
Tuy nhiên, như bạn thấy, lạm dụng tình dục không phải là vấn đề lớn trong suốt 5 năm ngài làm Tổng Giám Mục Munich. Chúng ta không có trường hợp nào mà bất kỳ trẻ vị thành niên hoặc người lớn nào đó bị quấy rối tình dục. Và chúng ta có một Tổng Giám mục Ratzinger, người đã ngay lập tức thực hiện các biện pháp ngăn chặn.
EXAUDI: Hãy quay lại sau khi Đức Hồng Y Ratzinger rời Munich, một số bước quan trọng nhất của ngài chống lại việc lạm dụng khi lãnh đạo Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican là gì?
DR. MICHAEL HESEMANN: Đúng vậy, báo cáo đã đổ lỗi cho Đức Hồng Y Ratzinger vì đã không báo cáo bốn trường hợp đó cho Rôma. Nhưng trên thực tế, đây không phải là mô hình hoạt động trong những năm 1970. Chỉ khi Đức Hồng Y Ratzinger trở thành Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin vào năm 1982, ngài mới đưa Huấn thị Crimen sollicitationis năm 1922 vào Bộ giáo luật cải cách năm 1983. Tuy nhiên, phải đến giữa những năm 1990, các giáo phận mới thực sự tuân theo hướng dẫn này, bởi vì Đức Hồng Y Ratzinger nhấn mạnh vào hướng dẫn đó. Trước đây, những trường hợp đó thường được che đậy bởi các giám mục địa phương. Sau Công đồng Vatican II, nguyên tắc là giám mục phải “chữa lành, không trừng phạt”; những người hành động khác với tinh thần này được coi là quá cứng nhắc và không khoan dung. Chỉ khi những trường hợp lạm dụng tạo ra một vụ tai tiếng ở Mỹ, các giám mục Mỹ mới hỏi Đức Hồng Y Ratzinger liệu các ngài có nên kỷ luật nội bộ các linh mục ấu dâm hay nhờ cơ quan thực thi pháp luật tham gia.
Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lo sợ một vụ lợi dụng chính trị, chính Đức Hồng Y Ratzinger đã yêu cầu làm rõ và kỷ luật không khoan nhượng. Thật vậy, vào năm 2001, ngài đã thuyết phục Đức Giáo Hoàng ban hành các quy tắc chặt chẽ hơn. Trong chỉ dẫn của mình “Deophitis gravioribus”, ngài yêu cầu các Giám Mục phải có nghĩa vụ báo cáo những trường hợp đó cho cơ quan thực thi pháp luật theo luật quốc gia - ngay lập tức, không phải sau một quy trình thông thường! Một năm sau, Đức Gioan-Phaolô II đã ra lệnh cho 13 giám mục Mỹ đến Rôma để thông báo cho họ về “chính sách không khoan nhượng” mới của Tòa thánh.
EXAUDI: Vào năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã thực hiện những bước to lớn để chống lại nạn ấu dâm trong Giáo hội, phải không?
DR. MICHAEL HESEMANN: Đúng thế. Ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã thực thi “chính sách không khoan nhượng” này, ngay cả trong một trường hợp nổi bật là trường hợp của Cha Marcial Maciel Delgado. Vào năm 2010, khi biết rằng các chỉ thị của ngài đã bị một số giám mục phớt lờ, ngài đã thi hành những chỉ thị thậm chí còn nghiêm khắc hơn. Ví dụ, thời hạn hồi tố được kéo dài từ 10 lên 20 năm. Những trường hợp nghiêm trọng phải được báo cáo lên chính Đức Giáo Hoàng, là người sẽ loại những kẻ vi phạm khỏi hàng giáo sĩ. Hơn nữa, ngài hướng dẫn các chủng viện chọn các ứng viên cẩn thận hơn và từ chối những người đàn ông có khuynh hướng ấu dâm hoặc đồng tính luyến ái. Mọi sự che đậy đều được Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
EXAUDI: Ngay cả khi yêu cầu cựu Tổng Giám mục của Vienna, Stephen Groer, từ chức sau khi ông bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em?
DR. MICHAEL HESEMANN: Đúng như vậy. Đức Bênêđíctô đã đóng một vai trò tuyệt vời.
EXAUDI: Trong tư cách Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô cũng đã loại bỏ nhiều linh mục phải không?
DR. MICHAEL HESEMANN: Đúng thế, để làm gương và chấm dứt “sự đồi bại chức tư tế”, như cách gọi của ngài, ngài đã lên án gần 400 linh mục ấu dâm.
EXAUDI: Những lời nổi tiếng của ngài về 'sự ô uế bên trong Giáo hội' trong cuộc đi đàng thánh giá năm 2005 trước khi ngài được bầu làm giáo hoàng, ngay trước khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, sẽ không bao giờ bị lãng quên. Một số cách quan trọng nhất mà ngài đã thể hiện và bày tỏ sự ghê tởm đối với sự bẩn thỉu này là gì?
DR. MICHAEL HESEMANN: Trên đường đến Fatima, trong chuyến bay của Giáo hoàng, ngài đã nói rằng “cuộc bức hại nghiêm trọng nhất đối với Giáo hội không đến từ những kẻ thù bên ngoài, mà phát triển từ tội lỗi bên trong Giáo hội”. Và trong lá thư gửi cho một Tập hợp Công Giáo Đức, ngài khuyên các giám mục và các tín hữu, hãy “nhổ hết cỏ dại,” đặc biệt là “ở giữa Giáo hội và giữa các tôi tớ của Giáo hội”. Trong “Năm Linh mục” năm 2010, ngài nói với người viết tiểu sử của mình, Peter Seewald, rằng năm linh mục được mở ra như một “năm thanh tẩy, đổi mới nội tâm, hoán cải và sám hối” đối với chức tư tế. Không có Giáo hoàng nào trước và sau khi ngài hành động và lên tiếng mạnh mẽ để chống lại “sự ô uế trong Giáo hội”, cũng như cơn ôn dịch của nạn ấu dâm và lạm dụng linh mục! Và không chỉ vậy, ngài còn là vị Giáo hoàng đầu tiên gặp gỡ các nạn nhân của những kẻ lạm dụng nhiều lần ở hầu hết các quốc gia mà ngài đến thăm và yêu cầu đền bù thỏa đáng cho những đau khổ đã gây ra cho họ, ngay cả khi điều đó gây ra các vấn đề tài chính nghiêm trọng ở một số giáo phận.
EXAUDI: Bạn có lo lắng rằng trong cuộc phỏng vấn này sẽ có người nói rằng bạn thể hiện phản ứng của mình theo một cách nào đó vì bạn gần gũi với gia đình ngài không?
DR. MICHAEL HESEMANN: Bạn không cần phải là người gần gũi với gia đình ngài (và trong trường hợp của tôi là quen biết với anh trai quá cố của ngài) để đọc báo cáo chính thức một cách cẩn thận, nhận ra sự thiên vị và xem sự khác biệt giữa các sự kiện được báo cáo và đã biết, các tuyên bố của các nhà điều tra và những tuyên bố thậm chí còn lớn hơn và vô lý hơn trong cuộc họp báo ở Munich. Bốn trường hợp này có đủ mạnh để làm tổn hại đến công việc cả đời của Joseph Ratzinger không? Chắc chắn là không!
Một lần nữa: Không có nạn nhân, không có trường hợp lạm dụng tình dục nào trong nhiệm kỳ Tổng Giám mục của Munich và Freising. Không một cái nào cả. Chỉ trong hai trường hợp, câu hỏi đặt ra là ngài đã được thông báo trước như thế nào về quá khứ của hai linh mục đến từ các giáo phận bên ngoài, thậm chí một linh mục ở nước khác. Ngài nói rằng ngài không biết các chi tiết được đề cập và không có bằng chứng cho thấy ngài đã biết. In dubio pro reo – khi còn hồ nghi, chứng lý phải thuộc về bị cáo - là một nguyên tắc phổ biến và không thể nào mà điều đó lại không áp dụng đối với một vị Giáo hoàng.
Không có cuộc tấn công nào mới nhất chống lại Đức Bênêđíctô XVI là có thể biện minh được, bởi vì chúng không dựa trên bất kỳ sự kiện nào, mà chỉ dựa trên sự thiên vị, vu khống và xuyên tạc. Tốt nhất, bốn trường hợp cho thấy rằng Giáo hội đã trở nên nhạy cảm hơn trong việc đối phó với lạm dụng, và đó là một điều tốt. Nhưng đó, như tôi đã nói, là nhờ công việc của Đức Bênêđíctô XVI. Tất cả càng vô lý hơn, lại càng trở nên táo tợn hơn khi đặt người chịu trách nhiệm dọn dẹp vào một góc với những người chịu trách nhiệm về việc che đậy!
Tôi chỉ có thể mời mọi người đọc bản báo cáo gốc “cum grano salis”, “với sự hoài nghi cần thiết”. Bất cứ ai đang tìm kiếm bằng chứng, manh mối hoặc thậm chí là các sự kiện tỏ tường để có thể kết tội Đức Ratzinger nói dối sẽ nhanh chóng thất vọng. Có những giới ở Đức muốn có một Giáo hội khác, một Giáo hội thờ phượng con người [thay vì thờ phượng Chúa], Tin lành hơn, “cởi mở hơn với thế giới”. Đối với họ, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô là một biểu tượng, một biểu tượng cho Giáo hội cũ đặt Chúa ở trung tâm. Đây là lý do tại sao họ cố gắng làm mọi cách để vu khống ngài, làm mất uy tín của ngài và chà đạp mọi điều ngài đã dạy chúng ta với tư cách là nhà thần học, giám mục, Hồng Y, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và Giáo hoàng. Hoàn toàn không phải là vì bốn trường hợp đó, mà là vì ngài và những lời dạy của ngài. Vì vậy, đối với họ, ngài là vật tế thần hoàn hảo để họ có thể đánh lạc hướng mọi sự chú ý vào ngài.
EXAUDI: Cảm ơn Tiến sĩ Hesemann.
Source:Exaudi
1. Quân Miến Điện cướp bóc nhà thờ, và nhà xứ
Một nhà thờ giáo xứ và một tu viện ở Tổng giáo phận Mandalay ở Myanmar đã bị quân đội cướp bóc vào ngày 20 tháng Giêng. Từ lâu quân Miến Điện, thường được gọi là Tatmadaw, đã khét tiếng với việc cưỡng hiếp phụ nữ. Nay họ bắt đầu khét tiếng với chuyện cướp bóc, cả nhà dân lẫn các nơi thờ phượng.
“Các binh sĩ đã đột kích vào làng Chan Thar, và đột nhập vào một giáo xứ trong làng thuộc Tổng giáo phận Mandalay, vào lúc 1 giờ chiều và làm hư hại nhà thờ và nhà xứ”. Một linh mục đã cho biết như trên.
Dân làng cũng nói với LiCAS.news rằng những người lính sau đó đã phá cửa kính của tu viện. Nhóm binh lính này đã được triển khai xung quanh nhà thờ vào đêm hôm trước.
Một người dân nói: “Tài sản bên trong tu viện của các nữ tu cũng bị hư hại”
Dân làng cho biết vị linh mục và các nữ tu, cùng với một số giáo dân đã di tản khỏi khu vực này.
Dân làng Chan Thar chủ yếu là người Công Giáo và là một trong những ngôi làng lịch sử trong tổng giáo phận nơi xuất thân của các cố tổng giám mục U Win và Alphone U Than Aung.
Trong khi đó, Đài Á Châu Tự Do đưa tin lực lượng an ninh Miến Điện trước đó đã thiêu rụi 132 ngôi nhà sau cuộc đọ súng tại một ngôi làng ở miền trung Magway.
Làng Sann-myo nằm ở thị trấn Gangaw, ở phía tây bắc của vùng. Nó từng có hơn 190 ngôi nhà, nhưng sau cuộc tấn công tuần trước, chỉ còn lại khoảng 30 ngôi nhà.
Quân đội Miến Điện trước đó đã tấn công thị trấn vào ngày 21 tháng 12, phá hủy khoảng 28 ngôi nhà.
Các tổ chức nhân quyền ước tính có tổng cộng 1,963 ngôi nhà tại 90 ngôi làng trên khắp đất nước đã bị phá hủy trong các cuộc tấn công đốt phá trong những tháng gần đây.
Đầu tháng này, Hội đồng Giám mục Công Giáo Miến Điện đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi hỗ trợ nhân đạo cho hàng nghìn người phải di dời do xung đột đang diễn ra.
Trong một lá thư kêu gọi được công bố vào ngày 14 tháng Giêng, các nhà lãnh đạo Giáo hội kêu gọi “tất cả những người có liên quan” tạo điều kiện cho “sự tiếp cận nhân đạo với những người đau khổ và mất nhà cửa”.
“Nhân phẩm và quyền sống của con người không bao giờ có thể bị tổn hại,” các nhà lãnh đạo Giáo hội cho biết trong lá thư sau phiên khoáng đại của các ngài ở Yangon vào tuần trước.
Các giám mục cũng kêu gọi “tôn trọng sự sống, tôn trọng sự tôn nghiêm của các nơi thờ tự, bệnh viện và trường học.”
Bức thư cũng bày tỏ sự cảm kích của họ đối với các linh mục, nữ tu, và giáo lý viên, những người tiếp tục chăm sóc mọi người “đồng hành cùng với họ khỏi những nguy hiểm của cuộc sống.”
Các giám mục kêu gọi tất cả các nhân viên của Giáo hội, đặc biệt là các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo lý viên, tiếp tục “sứ mệnh yêu thương và hy sinh cho mọi người, không phân biệt tín ngưỡng, chủng tộc và địa điểm.”
Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết hàng nghìn người, bao gồm các nhà sư Phật giáo, ở miền đông Miến Điện tiếp tục rời bỏ nhà cửa của họ khi giao tranh giữa quân đội và các nhóm nổi dậy gia tăng trong tuần này.
Source:Licas
2. Phiên tòa xét xử tham ô ở Vatican sẽ truy tố nhiều người
Phiên tòa xét xử gian lận và tham ô mang tính bước ngoặt của Vatican đã tiếp tục vào hôm thứ Ba 25 tháng Giêng, sau một thời gian dài tạm nghỉ. Việc truy tố cam go này được thuận lợi hơn nhờ hai quyết định có lợi trong các vụ án liên quan của tòa án Thụy Sĩ và Ý.
Phiên tòa, trong đó các bị cáo bị buộc tội gian lận và các tội danh khác xung quanh việc Vatican mua một tòa nhà sang trọng ở London trị giá 350 triệu euro, tức là 400 triệu USD, vẫn còn vướng mắc về thủ tục.
Phiên điều trần hôm thứ Ba, là phiên thứ sáu kể từ khi phiên tòa bắt đầu trong bối cảnh có nhiều ồn ào vào tháng Bảy, đã không giải quyết được nhiều vấn đề sơ bộ, có nghĩa là phiên tòa sẽ không diễn ra thực sự cho đến tháng Hai.
Tại phiên điều trần cuối cùng vào ngày 14 tháng 12 - chỉ kéo dài 10 phút - chủ tịch tòa án Giuseppe Pignatone bực bội cho biết ông hy vọng giai đoạn sơ bộ có thể kết thúc sớm để các phiên điều trần có thể được tổ chức thường xuyên hơn.
Bốn trong số 10 bị cáo ban đầu đã tạm thời bị xóa khỏi bản cáo trạng vào tháng 10 sau khi Pignatone nhận thấy có những sai sót trong cuộc điều tra ban đầu. Ông đã ra lệnh cho công tố khởi động lại và thẩm vấn lại bốn người vì các bước thủ tục được thiết kế để bảo vệ các bị cáo đã không được tuân thủ trong lần đầu tiên.
Tại phiên điều trần hôm thứ Ba, bên công tố đã công bố những cáo buộc mà họ dự định giữ hoặc giảm đối với từng người trong số bốn người bị truy tố.
Tất cả 10 bị cáo, bao gồm cả một vị Hồng Y quyền lực một thời của Vatican, đều phủ nhận có các hành vi sai trái.
Các luật sư của hai nhà môi giới người Ý cho khoản đầu tư của Vatican vào tòa nhà ở London - Raffaele Mincione và Gianluigi Torzi - đã nhấn mạnh rằng khách hàng của họ không thể được xét xử công bằng ở Vatican.
Mincione đã giúp Vatican thực hiện khoản đầu tư ban đầu vào năm 2014. Vào năm 2018, khi cảm thấy bị Mincione bỏ rơi, Tòa Thánh đã quay sang Torzi để cố gắng nắm toàn quyền kiểm soát tòa nhà.
Tòa thánh đã buộc tội Mincione về tội lừa đảo, biển thủ và rửa tiền. Torzi bị buộc tội lừa đảo, tống tiền và rửa tiền.
Trong tháng này, việc truy tố đã nhận được một sự thúc đẩy rất cần thiết từ hai tòa án nước ngoài, trong khi ra phán quyết về các vụ việc liên quan, đã bác bỏ một cách hiệu quả những lời bào chữa của các luật sư cho rằng thiếu công bằng đối với thân chủ của họ trong hệ thống tư pháp Vatican.
Torzi đang ở London để chống lại các yêu cầu dẫn độ của cả Ý và Vatican vì cáo buộc tội phạm tài chính. Trong một quyết định được công bố vào tháng này, tòa án tối cao của Ý đã bác bỏ những khẳng định của các luật sư của Torzi tấn công vào uy tín của tòa án Vatican.
Trước đó vào tháng Giêng, một tòa án Thụy Sĩ đã bác bỏ yêu cầu của Mincione về việc bãi bỏ việc ngăn chặn các khoản tiền mà các công tố viên Vatican đã yêu cầu đóng băng trong khi phiên tòa tiếp tục. Các luật sư của Mincione cũng đã viện dẫn những gì họ nói là những khiếm khuyết trong hệ thống tư pháp của Vatican.
Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh của Vatican đã đầu tư hơn 350 triệu euro vào London. Hiện Vatican đang trong giai đoạn cuối cùng của việc bán tòa nhà với khoản lỗ được dự trù là 100 triệu euro.
Bị cáo nổi bật nhất là Hồng Y Angelo Becciu, một cựu phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và sau đó là tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh đã bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô sa thải vì cáo buộc thiên vị cho người nhà trước khi phiên tòa bắt đầu. Đức Hồng Y Becciu là phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong giai đoạn đầu của thỏa thuận.
Source:Reuters
3. Chuyến thăm Ad limina của các Giám mục Bỉ bị hoãn lại vì biến thể omicron
Hôm 24 tháng Giêng, SIPI - Dịch vụ Báo chí của Hội Đồng Giám mục Bỉ đã ra thông báo sau:
Chuyến thăm Ad limina của các Giám mục Bỉ tới Rôma, dự kiến vào đầu tháng Hai, đã bị hoãn lại theo yêu cầu của các ngài. Sự trì hoãn này theo sau làn sóng nhiễm coronavirus mới. Các Giám mục cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại việc đi đến Rôma theo một nhóm và giữ nhiều cuộc hẹn đã được lên kế hoạch trong khoảng thời gian một tuần là vô trách nhiệm. Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục, đã đồng ý với yêu cầu hoãn lại. Một ngày mới sẽ được thiết lập với sự tham khảo ý kiến của các Giám mục của Bỉ.
Một chuyến viếng thăm Ad limina Apoolorum hay ngắn gọn hơn là 'Ad limina' là chuyến viếng thăm định kỳ đến Rôma của mỗi giám mục giáo phận. Mục đích của chuyến đi là để báo cáo với Đức Giáo Hoàng và các cộng tác viên của ngài trong Giáo triều Vatican về tình hình hiện tại của các giáo phận và giáo tỉnh của Giáo hội địa phương. 'Ad limina' theo nghĩa đen có nghĩa là 'ở ngưỡng cửa các đền thánh của các Thánh Tông đồ', dùng để chỉ một cuộc hành hương đến mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô. Trong thời gian ở Rôma, các Giám mục cử hành Bí tích Thánh Thể hàng ngày tại một trong bốn đền thờ của Thành phố Vĩnh cửu: trên mộ của Thánh Phêrô, của Thánh Phaolô, tại đền thờ Thánh Gioan Lateranô và tại Đền Thờ Đức Bà Cả.
Trong quá khứ, những chuyến thăm này diễn ra 5 năm một lần. Nhưng các Giám mục đã trở nên rất nhiều trên thế giới và, sau sự chậm trễ do đại dịch, nhịp độ các cuộc viếng thăm hiện nay đã tăng lên mười năm một lần. Chuyến thăm Ad limina cuối cùng của các Giám mục Bỉ diễn ra vào năm 2010.
Tất nhiên, các Giám mục của chúng ta rất tiếc vì đã hoãn chuyến viếng thăm này. Nhưng làn sóng coronavirus mới khiến các ngài không còn lựa chọn nào khác. Các ngài hy vọng có thể đến Rôma vào cuối năm nay. Đây sẽ là lần đầu tiên các ngài gặp Đức Thánh Cha Phanxicô với tư cách là một nhóm.
Brussels, ngày 24 tháng Giêng năm 2022
Source:cathobel.be