Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Thánh Thần tham gia sứ mạng của Chúa Giê-su
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
01:46 20/01/2022
Trong ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta thường được chiêm ngắm Chúa Giê-su qua hình ảnh, tranh tượng về Ngài cũng như được nghe những lời Ngài giảng dạy, xem việc Ngài làm qua các sách Tin mừng.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hình dung Thiên Chúa Cha qua hình ảnh một Người Cha giàu lòng yêu thương con cái. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chúng ta ít được nghe nói đến Chúa Thánh Thần nên cảm thấy xa lạ với Ngài, ít cầu nguyện với Ngài và không để Ngài soi đường dẫn lối cho chúng ta. Đây là một thiếu sót hết sức tai hại.
Lược qua Tin mừng Lu-ca, chúng ta thấy Chúa Thánh Thần có một vai trò rất quan trọng trong cuộc đời tại thế của Chúa Giê-su, như sau:
Trước hết, khởi đầu công cuộc nhập thể của Ngôi Hai, Chúa Thánh Thần đã dùng quyền năng của Ngài cho Đức Maria thụ thai, cưu mang và sinh Chúa Giê-su ra đời cứu độ thế gian (Lc 1,35).
Đến khi Chúa Giê-su chịu phép Rửa ở sông Gio-đan, Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Ngài dưới hình chim bồ câu (Lc 3, 21-22).
Rồi Chúa Thánh Thần đưa Chúa Giê-su vào hoang địa, ăn chay cầu nguyện suốt bốn mươi đêm ngày, trước khi khởi đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng cứu độ muôn dân (Lc 4, 1-2).
Sau đó, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, Chúa Giê-su trở về miền Galilê, bắt đầu sứ mạng rao giảng và cứu độ (Lc 4, 14-15).
Đặc biệt qua bài Tin mừng hôm nay, khi trở về Na-da-rét, Chúa Giê-su vào hội đường ngày sa-bát. Người ta trao cho Ngài sách ngôn sứ Isaia. Ngài mở ra trúng đoạn chép rằng:
“Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng.”
Sau khi đọc xong, Chúa Giê-su nói cho mọi người biết đoạn sách ngôn sứ Isaia vừa đọc đã được ứng nghiệm nơi Ngài. Thế là qua đó, Chúa Giê-su tỏ cho thấy Chúa Thánh Thần có vai trò quan trọng trong sứ mạng của Ngài.
Như vậy, Chúa Thánh Thần luôn hiện diện với Chúa Giê-su, cùng hoạt động với Chúa Giê-su, gắn bó mật thiết với Chúa Giê-su như hình với bóng, như xác với hồn.
Rồi khi Chúa Giê-su chết, Thiên Chúa Cha đã dùng Thánh Thần cho Ngài sống lại. Khi Chúa Giê-su đã lên trời, đang các môn đệ co cụm trong nhà tiệc ly vì sợ người Do-thái, Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các ngài, hiện diện trong các ngài, biến các ngài từ những con người nhát đảm khiếp nhược trở nên những chiến sĩ can trường loan báo Tin mừng và làm chứng cho Đức Ki-tô (Ga 20, 19-20).
Như thế, Chúa Thánh Thần có một vai trò lớn lao trong cuộc đời Chúa Giê-su, trong sứ mạng của các tông đồ và trong hoạt động của Hội thánh.
Khi đề cập đến vai trò tối quan trọng của Chúa Thánh Thần, Thượng phụ A-thê-na-go-ras nhận định như sau: “Nếu Giáo hội vắng bóng Thánh Linh thì Thiên Chúa sẽ trở nên nghìn trùng xa cách; Chúa Giê-su chỉ còn là huyền thoại, Tin mừng của Ngài chỉ còn là một mớ chữ không hồn.”
Lạy Chúa Giê-su,
Nhờ đón nhận Thánh Thần do Chúa thông ban trong ngày lễ Ngũ tuần, các Tông đồ mới đủ can đảm và sức mạnh để rao giảng Tin mừng và xây dựng Hội thánh. Nhờ ánh sáng Chúa Thánh Thần soi sáng, muôn dân được nhận biết, yêu mến và phụng thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.
Xin giúp chúng con mở rộng tâm hồn đón nhận Thánh Thần Chúa và luôn bước đi theo ánh sáng Ngài soi dẫn để được thêm lòng tin, cậy, yêu mến và sống đẹp lòng Chúa suốt đời. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Ngày 21/01: Nước Trời là cùng đích - Suy Niệm: Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
03:30 20/01/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su kể cho dân chúng nghe dụ ngôn này: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.
“Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.”
Đó là lời Chúa
Một ai đó ở cùng
Lm. Minh Anh
05:38 20/01/2022
MỘT AI ĐÓ Ở CÙNG
“Thân phụ tôi là Saolê định giết anh!”.
Abraham Lincoln là một tổng thống bị nhiều chỉ trích; đặc biệt, trong những năm nội chiến. Dù biết mình có những sai lầm, nhưng ông quyết tâm không bao giờ làm tổn hại đến tính chính trực của mình. Quyết tâm này mạnh mẽ đến nỗi ông nói, “Tôi ước được hoàn thành kế hoạch của chính quyền này, để nếu cuối cùng, khi rời chức vụ, tôi đã đánh mất mọi bạn bè trên trái đất, thì tôi sẽ ít nhất còn lại một người, và người bạn đó sẽ ở bên tôi, trong tôi; ‘một ai đó ở cùng’ tôi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Một ai đó ở cùng’ Abraham Lincoln, xem ra cũng là ‘một ai đó ở cùng’ Đavít và Chúa Giêsu! Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay cho thấy điều đó. Đavít và ‘Hậu duệ của ông’ xem ra không chút run sợ trước cái chết đang rình rập mình. Bởi lẽ, sau khi chiến thắng Gôliát trở về, Đavít gặp phải sự ghen tức cực độ của Saolê, đến nỗi vua tìm cách giết ông; cũng như sau khi Chúa Giêsu chữa lành người bại tay, Ngài bị giới lãnh đạo tôn giáo tìm cách loại trừ.
Bài đọc Samuel tiết lộ đầu dây mối nhợ cho tà ý của Saolê. Đó là việc các phụ nữ bên xướng, bên hoạ, múa nhảy chào đón người hùng Đavít trở về, “Saolê giết hàng ngàn, Đavít giết hàng vạn!”. Tiếng thơm dân chúng dành cho Đavít khiến Saolê cay cú và lo lắng, “Như vậy, nó chỉ còn thiếu ngai vàng”. Saolê quyết định loại Đavít! May thay, Gionathan, con của Saolê, cho biết, “Thân phụ tôi là Saolê định giết anh!”. Về phần mình, Gionathan ra sức thuyết phục cha bỏ ý định tà khúc này; và Saolê đã thề, dù chỉ trước mắt, để Đavít lại hầu cận vua. Dĩ nhiên, dù biết dã tâm của Saolê, nhưng Đavít vẫn không tỏ ra khiếp đảm. Bởi lẽ, đã có ‘một ai đó ở cùng’ Đavít! Không ai khác, đó là Chúa các đạo binh, Đấng đã cho Đavít hiển thắng Gôliát. Thánh Vịnh đáp ca hé lộ sự thật này, “Tôi tin tưởng vào Thiên Chúa và không còn sợ hãi!”.
Điều tương tự cũng đã xảy ra với Chúa Giêsu! Một khi Ngài đã trở nên quá thu hút, dân chúng các vùng đổ xô đến Ngài, thì Ngài cũng hiểu rằng, giới biệt phái và nhóm Hêrôđê đã toa rập với nhau, làm nên một liên minh và tôn giáo chính trị kiên quyết tiễu trừ Ngài. Tuy nhiên, như Đavít, Chúa Giêsu nhận thức rằng, đã có ‘một ai đó ở cùng’ Ngài. Đấng ấy chính là Chúa Cha, cũng là Đấng Ngài phó mình cho công trình cứu độ theo kế hoạch của Cha. Bên cạnh đó, Chúa Giêsu còn tỏ lộ, giờ của Ngài chưa đến! Rồi đây, khi giờ đó đến, Ngài sẽ đón nhận nó bằng việc kiên định lên Giêrusalem; dù ở đó, Ngài biết rõ thập giá và cái chết đang đợi Ngài.
Với Chúa Giêsu, điều khiến Ngài lo lắng chính là sự cứng lòng của một số người, đáng kể nhất là giới lãnh đạo Do Thái; cùng lúc, Ngài lo lắng về sự hời hợt của những kẻ tìm kiếm Ngài. Với Ngài, tìm kiếm Ngài là chưa đủ, Ngài muốn mọi người biết Ngài là ai, và nhất là họ phải nhận ra ‘một ai đó ở cùng’ Ngài, ở trong Ngài. Ngài muốn những cuộc tìm kiếm và gặp gỡ Ngài phải vượt quá những thoả mãn tức thời về nhu cầu vật chất. Ngài đến, mang cho con người một điều gì đó nhiều hơn thế, mở ra cho cuộc đời mỗi người một chân trời rộng lớn hơn. Đó là tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, đó là Vương Quốc Nước Trời.
Anh Chị em,
Nhờ một người bạn, là con vua, ở bên mình, Đavít giữ được mạng sống; chúng ta may mắn hơn Đavít ngàn lần, bạn của chúng ta là Giêsu, Con Một của Vua các vua, Chúa các chúa. Không chỉ ở bên cạnh, Ngài ở trong chúng ta, và chúng ta ở trong Ngài; chúng ta giữ được mạng sống không chỉ ở đời này nhưng được cả sự sống đời đời. Vậy thì ai có thể hãm hại được chúng ta! Phaolô đã trải nghiệm, “Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta!”. Lịch sử Giáo Hội đã chứng minh rằng, các nhà truyền giáo, các vị tử đạo dẫu biết rằng, theo Chúa Giêsu, làm chứng cho Ngài, có thể bị giết chết; nhưng các ngài hầu như không hề tỏ ra sợ hãi, bởi đã tin rằng, ‘một Ai Đó ở cùng’ các ngài. Ngày nay, chúng ta đang đối mặt với bao nhiêu thách thức, khó khăn; dịch bệnh vẫn xám xịt trước mắt… nhưng với tâm thức là con cái Thiên Chúa, chúng ta hãy can đảm đứng vững và dám đương đầu với mọi sự. Vì lẽ, chúng ta tin với niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa; rằng, “Ngài luôn ở với chúng ta!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con chỉ biết sợ hãi, một khi con làm mất lòng Chúa; và biết sợ hãi hơn, khi trong con, vắng bóng ‘một Ai Đó ở cùng’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:51 20/01/2022
48. Con người ta càng chết cho mình thì càng có thể bắt đầu cuộc sống với Thiên Chúa.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:00 20/01/2022
73. THIẾU NỮ NHÀ HỌ NGHÊ
Có người họ Nghê, sinh được một con gái tài mạo song toàn, khi cô ta kén chồng thì đưa ra một vế đối: “Đẹp người là Nghê gia thiếu nữ,” và nói:
- “Ai có thể đối lại vế đối trên này thì gả cho người ấy”.
Thời gian qua lâu mà không có ai có thể đối được.
Bởi vì chữ thứ nhất của vế đối trên này là do chữ thứ sáu thứ bảy gộp lại, mà chữ thứ hai và chữ thứ ba hợp thành chữ thứ tư, rất là thú vị, thì đủ biết thiếu nữ nhà họ Nghê lanh lợi bất phàm.
(Đồng Âm Thanh Thoại)
Suy tư 73:
Có những cô gái tài mạo song toàn nhưng không đẹp nết, cho nên đỏng đa đỏng đảnh sống đua đòi và có khi sống buông thả, nên người thích thì ít mà chê thì nhiều; có những cô gái không được tài mạo song toàn, nhưng tư cách đoan trang thùy mị nên ai cũng thích và muốn kết bạn với họ.
Thiên Chúa ban cho con gái sắc đẹp là để con gái trở thành những bông hoa biết nói biết cười, xoa dịu nỗi bất hạnh của người khác; Thiên Chúa ban cho con gái có giọng nói dịu dàng dễ thương, là để con gái biết nói lời dịu ngọt giữa những lời hô hố của đàn ông; Thiên Chúa ban cho con gái có sự dịu dàng khả ái, là để con gái làm giảm những cộc cằn nóng nảy của dàn ông con trai; Thiên Chúa ban cho con gái tính tình hiền dịu, đằm thắm, là để con gái chuẩn bị làm mẹ, thay mặt Ngài để dạy dỗ con cái của mình sau này thành người Ki-tô hữu có ích cho Giáo Hội và cho xã hội...
Con gái nhà họ Nghê ra câu đối khó quá nên dù có tài mạo song toàn cũng không lấy được chồng, bởi vì cô ta muốn lấy người biết chữ chứ không phải lấy người biết làm chồng.
Mà người biết làm chồng là người có đạo đức chứ không phải có văn bằng học vị, có tinh thần tự trọng chứ không phải có giàu sang phú quý...
Các cô gái, nhớ đấy nhé ! Chỉ có đạo đức Ki-tô giáo thì gia đình mới có hạnh phúc thật.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người họ Nghê, sinh được một con gái tài mạo song toàn, khi cô ta kén chồng thì đưa ra một vế đối: “Đẹp người là Nghê gia thiếu nữ,” và nói:
- “Ai có thể đối lại vế đối trên này thì gả cho người ấy”.
Thời gian qua lâu mà không có ai có thể đối được.
Bởi vì chữ thứ nhất của vế đối trên này là do chữ thứ sáu thứ bảy gộp lại, mà chữ thứ hai và chữ thứ ba hợp thành chữ thứ tư, rất là thú vị, thì đủ biết thiếu nữ nhà họ Nghê lanh lợi bất phàm.
(Đồng Âm Thanh Thoại)
Suy tư 73:
Có những cô gái tài mạo song toàn nhưng không đẹp nết, cho nên đỏng đa đỏng đảnh sống đua đòi và có khi sống buông thả, nên người thích thì ít mà chê thì nhiều; có những cô gái không được tài mạo song toàn, nhưng tư cách đoan trang thùy mị nên ai cũng thích và muốn kết bạn với họ.
Thiên Chúa ban cho con gái sắc đẹp là để con gái trở thành những bông hoa biết nói biết cười, xoa dịu nỗi bất hạnh của người khác; Thiên Chúa ban cho con gái có giọng nói dịu dàng dễ thương, là để con gái biết nói lời dịu ngọt giữa những lời hô hố của đàn ông; Thiên Chúa ban cho con gái có sự dịu dàng khả ái, là để con gái làm giảm những cộc cằn nóng nảy của dàn ông con trai; Thiên Chúa ban cho con gái tính tình hiền dịu, đằm thắm, là để con gái chuẩn bị làm mẹ, thay mặt Ngài để dạy dỗ con cái của mình sau này thành người Ki-tô hữu có ích cho Giáo Hội và cho xã hội...
Con gái nhà họ Nghê ra câu đối khó quá nên dù có tài mạo song toàn cũng không lấy được chồng, bởi vì cô ta muốn lấy người biết chữ chứ không phải lấy người biết làm chồng.
Mà người biết làm chồng là người có đạo đức chứ không phải có văn bằng học vị, có tinh thần tự trọng chứ không phải có giàu sang phú quý...
Các cô gái, nhớ đấy nhé ! Chỉ có đạo đức Ki-tô giáo thì gia đình mới có hạnh phúc thật.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lời Quyền Năng Là Thần Trí Và Là Sự Sống
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:14 20/01/2022
Lời Quyền Năng Là Thần Trí Và Là Sự Sống
(Chúa Nhật III TN C)
Mở cuốn Thánh Kinh, chúng ta thấy ngay sức mạnh của Lời, đó là tạo dựng nên vũ trụ vạn vật. “Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng…” (x.St 1). Thánh Gioan khởi đầu Tin Mừng bằng những dòng tuyên tín về tính siêu việt, sự tiền hữu cũng như quyền năng của Ngôi Lời: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).
Thành thật cám ơn anh em Tin Lành đã góp phần một cách nào đó để rồi trong Công Đồng Vatican II Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ khẳng định rằng Giáo Hội luôn tôn kính Lời Chúa ngang hàng với Thánh Thể Chúa Kitô (x. MK số 21). Với các bài Thánh Kinh trích đọc trong Chúa Nhật III TN C này, cách riêng bài đọc thứ nhất, Thánh Vịnh đáp ca và bài Tin Mừng, khiến chúng ta dễ nhận ra chủ đề là Lời Chúa và hiệu năng của Lời.
Khi khẳng định mình luôn tôn kính Lời Chúa như Thánh Thể Chúa Kitô, thì Giáo Hội tuyên tín rằng Lời Chúa không chỉ là những gì được Chúa phán dạy mà còn chính là một Hữu thể, một Ngôi vị siêu việt, có từ đời đời và đầy quyền năng. Và Lời quyền năng ấy cũng là Lời Tình Yêu. Chính vì thế hiệu quả của Lời được tuyên ban luôn là những sự tốt đẹp cả về sự hiện hữu lẫn cách thế hiện hữu (x. St 1). “Lạy Chúa, Lời Chúa là thần trí và là sự sống” (Đáp ca). Qua bài trích Tin Mừng thánh Luca của Chúa Nhật III TN C, chúng ta cùng xem xét một vài hiệu quả của Lời được tuyên ban vốn đã được Chúa Giêsu minh nhiên khẳng định “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,21).
Lấy lại lời Ngôn sứ Isaia, Chúa Giêsu minh định rằng Thánh Thần ngự trên Người, xức dầu tấn phong cho Người để Người loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Và những hiệu quả của Lời Người loan báo đó là: “công bố cho kẻ bị giam cầm được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4,18-19).
Công bố năm hồng ân của Thiên Chúa: Đây là năm toàn xá đã được Thiên Chúa thiết lập trong Cựu Ước. Cuối một chu kỳ bảy năm là năm Sabat, thì phải để cho đất đai được nghỉ ngơi, không canh tác. Các nô lệ cũng được trả tự do …(x. Xh 21,2; Lv 25,1-7). Cuối chu kỳ bảy lần bảy năm và bắt đầu ngày mồng mười tháng bảy năm thứ bốn mười chín thì khởi đầu một năm toàn xá (x.Lv 25,8-54). Trong năm này đặc biệt cần phải thực thi ân tình cách khoáng đạt với người nô lệ, người nghèo, khách ngụ cư…như tha nợ, trả tự do, trả lại đồ cầm cố… Những quy định của năm toàn xá không nguyên chỉ để tái lập sự công bằng theo nghĩa công bằng phân phối, vì “ai giàu ba họ, ai lại khó ba đời!”, mà còn nói lên lòng nhân hậu vô biên của Thiên Chúa, đặc biệt dành cho những người nghèo hèn, bé mọn, cô thân, yếu thế. Tự sức mình, những người này như bất lực để giải thoát mình khỏi cảnh bần hàn, túng khổ. Và chỉ có Thiên Chúa mới có thể giải thoát họ.
Khi công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, Chúa Giêsu muốn nói đến tình yêu vô điều kiện của Cha trên trời, Đấng đã yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một để cho thế gian được sống và sống dồi dào (x.Ga 3,16). Sự kiện Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta là một hồng ân vô giá, vượt quá mọi công trạng của loài người. Đấng Siêu Việt mà xưa dân Chúa rất đỗi kính sợ và cả kinh sợ, vì bất cứ ai thấy long nhan thảy đều phải chết, thì nay hiện diện giữa loài người và người ta có thể diện kiến, tiếp xúc, đụng chạm cách trực tiếp để được lãnh nhận ân phúc (x.1Ga 1,1).
Cho người mù được sáng mắt: Quả thật Chúa Giêsu đã dùng lời quyền năng của Người cho một vài người mù trong dân Israel thời bấy giờ được nhìn thấy ánh sáng. Tuy nhiên chắc chắn vẫn còn đó nhiều người về thể lý lúc bấy giờ chưa được lãnh nhận ân phúc. Như thế việc công bố Lời ở đây không nhắm đến sự mù hay sáng của đôi mắt thể lý. Chúa đến để công bố Lời giúp nhân loại nhìn thấy chân lý. Chân lý ấy chính là Người, Giêsu Kitô, cuộc sống, các hoạt động và những lời giảng dạy của Người. “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chúng cho sự thật” (Ga 18,37).
Chân lý nền tảng mà Chúa Giêsu đã từng long trọng khẳng định lại lời Kinh Thánh đó là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là Đấng dựng nên mọi sự và là Cha chung của mọi người. Chúng ta phải tôn thờ, yêu mến Người hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực. Yêu mến Chúa thì phải thực thi lời người phán dạy. Vì thế chúng ta phải yêu mến tha nhân như chính bản thân mình, dù họ thương ta hay ghét ta, dù họ làm ơn cho chúng ta hay bách hại chúng ta (x.Mc 12,28-34; Mt 5,43-48). Chính khi bước đi trong ánh sáng chân lý thì chúng ta sẽ được tự do. Sự thật sẽ giải thoát chúng ta khỏi cảnh tình nô lệ.
Giải thoát, trả tự do cho người bị áp bức, kẻ bị giam cầm: Chúng ta chớ quên rằng khi Chúa Giêsu công bố những lời này và khẳng định chúng đang ứng nghiệm thì người anh em họ của Chúa là Gioan Tẩy Giả đang ở trong ngục tù. Khi sai các môn đồ đến hỏi Chúa Giêsu rằng Người có phải là Đấng phải đến chăng, thì có lẽ Gioan Tẩy Giả đang băn khoăn và ít nhiều cũng đang ở trong đêm tối của đức tin (x.Lc 7,18-23).
“Thật, tôi bảo thật các ông: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội. Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi. Vậy, nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do”(Ga 8,34-36). Những lời khẳng định trên của Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu rõ sứ mạng của Người. Người đến thế gian là để giải phóng chúng ta khỏi cảnh nô lệ thần dữ, khỏi cảnh ngục tù của tội lỗi. Các bức tường gỗ đá của chốn lao tù vẫn không thể cướp đi sự tự do của tâm hồn. Chính tội lỗi mới làm cho chúng ta thành người nô lệ, mặc dù chân vẫn thong dong ngoài đời. Sau lời tuyên phán “Ta truyền cho anh: Hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà” đôi chân của người bất toại được giải phóng. Nhưng rồi phải đến ngày đôi chân ấy lại bất động vì bệnh tật hay vì tuổi tác. Chính lời truyền phán: “ Tội lỗi anh được tha” mới là lời giải thoát người bất toại khỏi cảnh nô lệ, giam cầm (x. Mc 2,1-12).
Vì yêu thương nhân loại, Thiên Chúa đã ban Ngôi Lời. Ngôi Lời là Ánh Sáng thế gian. Ánh sáng chân lý dẫn đưa con người thoát cảnh nô lệ tội lỗi đến cảnh đời tự do của phận người con được sống và sống mãi trong tình Cha trên trời. Hãy lắng nghe lời của Esdra: Đừng sầu thảm khóc lóc, nhưng hãy hân hoan vui mừng đón nhận Lời giải thoát, Lời yêu thương. Vậy hãy xét xem, bạn, tôi, chúng ta đã tham dự phần Phụng Vụ lời Chúa trong các Thánh Lễ, đặc biệt Thánh Lễ Chúa Nhật ra sao? Cũng hy vọng rằng các thừa tác viên của Lời trên giảng đài chớ quên rằng những chia sẻ của mình là một phần của Phụng Vụ Lời Chúa. Mong sao những lời ấy cũng có “quyền năng” vì là thần trí và là sự sống.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật III TN C)
Mở cuốn Thánh Kinh, chúng ta thấy ngay sức mạnh của Lời, đó là tạo dựng nên vũ trụ vạn vật. “Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng…” (x.St 1). Thánh Gioan khởi đầu Tin Mừng bằng những dòng tuyên tín về tính siêu việt, sự tiền hữu cũng như quyền năng của Ngôi Lời: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).
Thành thật cám ơn anh em Tin Lành đã góp phần một cách nào đó để rồi trong Công Đồng Vatican II Giáo Hội Công Giáo mạnh mẽ khẳng định rằng Giáo Hội luôn tôn kính Lời Chúa ngang hàng với Thánh Thể Chúa Kitô (x. MK số 21). Với các bài Thánh Kinh trích đọc trong Chúa Nhật III TN C này, cách riêng bài đọc thứ nhất, Thánh Vịnh đáp ca và bài Tin Mừng, khiến chúng ta dễ nhận ra chủ đề là Lời Chúa và hiệu năng của Lời.
Khi khẳng định mình luôn tôn kính Lời Chúa như Thánh Thể Chúa Kitô, thì Giáo Hội tuyên tín rằng Lời Chúa không chỉ là những gì được Chúa phán dạy mà còn chính là một Hữu thể, một Ngôi vị siêu việt, có từ đời đời và đầy quyền năng. Và Lời quyền năng ấy cũng là Lời Tình Yêu. Chính vì thế hiệu quả của Lời được tuyên ban luôn là những sự tốt đẹp cả về sự hiện hữu lẫn cách thế hiện hữu (x. St 1). “Lạy Chúa, Lời Chúa là thần trí và là sự sống” (Đáp ca). Qua bài trích Tin Mừng thánh Luca của Chúa Nhật III TN C, chúng ta cùng xem xét một vài hiệu quả của Lời được tuyên ban vốn đã được Chúa Giêsu minh nhiên khẳng định “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,21).
Lấy lại lời Ngôn sứ Isaia, Chúa Giêsu minh định rằng Thánh Thần ngự trên Người, xức dầu tấn phong cho Người để Người loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Và những hiệu quả của Lời Người loan báo đó là: “công bố cho kẻ bị giam cầm được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4,18-19).
Công bố năm hồng ân của Thiên Chúa: Đây là năm toàn xá đã được Thiên Chúa thiết lập trong Cựu Ước. Cuối một chu kỳ bảy năm là năm Sabat, thì phải để cho đất đai được nghỉ ngơi, không canh tác. Các nô lệ cũng được trả tự do …(x. Xh 21,2; Lv 25,1-7). Cuối chu kỳ bảy lần bảy năm và bắt đầu ngày mồng mười tháng bảy năm thứ bốn mười chín thì khởi đầu một năm toàn xá (x.Lv 25,8-54). Trong năm này đặc biệt cần phải thực thi ân tình cách khoáng đạt với người nô lệ, người nghèo, khách ngụ cư…như tha nợ, trả tự do, trả lại đồ cầm cố… Những quy định của năm toàn xá không nguyên chỉ để tái lập sự công bằng theo nghĩa công bằng phân phối, vì “ai giàu ba họ, ai lại khó ba đời!”, mà còn nói lên lòng nhân hậu vô biên của Thiên Chúa, đặc biệt dành cho những người nghèo hèn, bé mọn, cô thân, yếu thế. Tự sức mình, những người này như bất lực để giải thoát mình khỏi cảnh bần hàn, túng khổ. Và chỉ có Thiên Chúa mới có thể giải thoát họ.
Khi công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, Chúa Giêsu muốn nói đến tình yêu vô điều kiện của Cha trên trời, Đấng đã yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một để cho thế gian được sống và sống dồi dào (x.Ga 3,16). Sự kiện Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta là một hồng ân vô giá, vượt quá mọi công trạng của loài người. Đấng Siêu Việt mà xưa dân Chúa rất đỗi kính sợ và cả kinh sợ, vì bất cứ ai thấy long nhan thảy đều phải chết, thì nay hiện diện giữa loài người và người ta có thể diện kiến, tiếp xúc, đụng chạm cách trực tiếp để được lãnh nhận ân phúc (x.1Ga 1,1).
Cho người mù được sáng mắt: Quả thật Chúa Giêsu đã dùng lời quyền năng của Người cho một vài người mù trong dân Israel thời bấy giờ được nhìn thấy ánh sáng. Tuy nhiên chắc chắn vẫn còn đó nhiều người về thể lý lúc bấy giờ chưa được lãnh nhận ân phúc. Như thế việc công bố Lời ở đây không nhắm đến sự mù hay sáng của đôi mắt thể lý. Chúa đến để công bố Lời giúp nhân loại nhìn thấy chân lý. Chân lý ấy chính là Người, Giêsu Kitô, cuộc sống, các hoạt động và những lời giảng dạy của Người. “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chúng cho sự thật” (Ga 18,37).
Chân lý nền tảng mà Chúa Giêsu đã từng long trọng khẳng định lại lời Kinh Thánh đó là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là Đấng dựng nên mọi sự và là Cha chung của mọi người. Chúng ta phải tôn thờ, yêu mến Người hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực. Yêu mến Chúa thì phải thực thi lời người phán dạy. Vì thế chúng ta phải yêu mến tha nhân như chính bản thân mình, dù họ thương ta hay ghét ta, dù họ làm ơn cho chúng ta hay bách hại chúng ta (x.Mc 12,28-34; Mt 5,43-48). Chính khi bước đi trong ánh sáng chân lý thì chúng ta sẽ được tự do. Sự thật sẽ giải thoát chúng ta khỏi cảnh tình nô lệ.
Giải thoát, trả tự do cho người bị áp bức, kẻ bị giam cầm: Chúng ta chớ quên rằng khi Chúa Giêsu công bố những lời này và khẳng định chúng đang ứng nghiệm thì người anh em họ của Chúa là Gioan Tẩy Giả đang ở trong ngục tù. Khi sai các môn đồ đến hỏi Chúa Giêsu rằng Người có phải là Đấng phải đến chăng, thì có lẽ Gioan Tẩy Giả đang băn khoăn và ít nhiều cũng đang ở trong đêm tối của đức tin (x.Lc 7,18-23).
“Thật, tôi bảo thật các ông: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội. Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi. Vậy, nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do”(Ga 8,34-36). Những lời khẳng định trên của Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu rõ sứ mạng của Người. Người đến thế gian là để giải phóng chúng ta khỏi cảnh nô lệ thần dữ, khỏi cảnh ngục tù của tội lỗi. Các bức tường gỗ đá của chốn lao tù vẫn không thể cướp đi sự tự do của tâm hồn. Chính tội lỗi mới làm cho chúng ta thành người nô lệ, mặc dù chân vẫn thong dong ngoài đời. Sau lời tuyên phán “Ta truyền cho anh: Hãy chỗi dậy, vác chõng mà về nhà” đôi chân của người bất toại được giải phóng. Nhưng rồi phải đến ngày đôi chân ấy lại bất động vì bệnh tật hay vì tuổi tác. Chính lời truyền phán: “ Tội lỗi anh được tha” mới là lời giải thoát người bất toại khỏi cảnh nô lệ, giam cầm (x. Mc 2,1-12).
Vì yêu thương nhân loại, Thiên Chúa đã ban Ngôi Lời. Ngôi Lời là Ánh Sáng thế gian. Ánh sáng chân lý dẫn đưa con người thoát cảnh nô lệ tội lỗi đến cảnh đời tự do của phận người con được sống và sống mãi trong tình Cha trên trời. Hãy lắng nghe lời của Esdra: Đừng sầu thảm khóc lóc, nhưng hãy hân hoan vui mừng đón nhận Lời giải thoát, Lời yêu thương. Vậy hãy xét xem, bạn, tôi, chúng ta đã tham dự phần Phụng Vụ lời Chúa trong các Thánh Lễ, đặc biệt Thánh Lễ Chúa Nhật ra sao? Cũng hy vọng rằng các thừa tác viên của Lời trên giảng đài chớ quên rằng những chia sẻ của mình là một phần của Phụng Vụ Lời Chúa. Mong sao những lời ấy cũng có “quyền năng” vì là thần trí và là sự sống.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Mẹ có tài có phép: Lính cứu hỏa phát hiện một điều siêu tự nhiên trong đám cháy xe tải
Đặng Tự Do
04:04 20/01/2022
Mạng ChurchPOP có bài tường thuật nhan đề “Our Lady’s Great Power: Truck Burns & Firefighters Discover Something Supernatural”, nghĩa là “Đức Mẹ có tài có phép: Xe tải bị cháy và những người lính cứu hỏa phát hiện điều gì đó siêu tự nhiên”, Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Chúa có thể làm bất cứ điều gì.
Hôm thứ Ba, ngày 4 tháng Giêng, một chiếc xe tải bốc cháy trên một con đường ở Laranjeiras do Sul, Paraná ở Brazil. Ngọn lửa đã nhấn chìm hoàn toàn chiếc xe, nhưng có một thứ vẫn còn nguyên vẹn: một hình ảnh của Đức Mẹ Aparecida, đấng bảo trợ của Brazil.
Một người dân địa phương đã quay video về vụ việc sau vụ cháy. Mặt sau của chiếc xe tải, với hình ảnh của Đức Mẹ, hoàn toàn không bị đụng chạm và trong tình trạng hoàn hảo.
Một lời cầu nguyện bên cạnh Đức Mẹ có đoạn: “Xin che chở con bằng tà áo thiêng liêng. Amen.”
Tài xế xe tải cũng sống sót một cách thần kỳ, không bị thương.
Đây là bản dịch những lời trong video có tựa đề “Quyền năng vĩ đại của Đức Mẹ”:
“Đây là tình huống của chiếc xe tải ở Ponte do (Rio) Xagu đây. Tôi tò mò muốn xem cảnh đó. Người lái xe không bị thương. Nhưng có một sự thật khác khiến tôi chú ý.
“Đó thực sự là một phép lạ khi tài xế được cứu, nhưng tôi sẽ cho bạn thấy một chi tiết quan trọng khác - những gì còn lại của chiếc xe tải còn nguyên vẹn ở đây. Đối với những người không tin vào phép lạ - vào Đức Mẹ - hãy nhìn phần còn lại của chiếc xe tải, tất cả đều bị phá hủy. Sau khoảng hai mươi giờ, khói vẫn bốc ra ở dưới đó”.
Hãng tin Brazil Correio Braziliense đưa tin rằng cơ quan cứu hỏa đã xác nhận vụ việc và những gì đã xảy ra.
Hãng tin cho biết bảng điều khiển của xe tải bị hỏng đã gây ra vụ cháy. Người phát ngôn của sở cứu hỏa cho biết “lời giải thích duy nhất” cho sự sống còn của hình ảnh đằng sau chiếc xe “thực sự là siêu nhiên.”
“Thùng xe tải đều được làm bằng vật liệu giống như thân xe - những tấm nhôm mỏng - vật liệu dễ tan chảy ngay khi đám cháy đến gần. Người phát ngôn cho biết “chúng tôi thấy những điều này rất nhiều, nhưng chúng tôi không thể bình luận vì có rất nhiều người không tin”.
“Nhưng nó cháy rất nhanh. Lời giải thích duy nhất thực sự siêu nhiên”.
Source:Church Pop
Cậu bé vượt hàng rào chạy ra ôm Đức Thánh Cha Phanxicô trong Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013 đã quyết định đi tu
Thanh Quảng sdb
04:11 20/01/2022
Cậu bé vượt hàng rào chạy ra ôm Đức Thánh Cha Phanxicô trong Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013 đã quyết định đi tu
Aleteia - AFP
Năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô mới đăng quang, Ngài đã thực hiện chuyến Tông du đầu tiên tham dự Đại hội Giới Trẻ Thế giới tại Rio de Janeiro nước Ba tây.
Cậu bé Nathan de Brito, lúc đó mới 9 tuổi. Mặc chiếc áo cầu thủ có màu cờ Nước Ba Tây, đã vượt rào cản an ninh, chạy ra ôm Đức Thánh Cha, dù chỉ vài giây phút, nhưng đó là một khoảnh khắc thật cảm động, ghi dấu ấn và làm thay đổi cuộc sống của cậu.
Lúc đó cậu nói với ĐTC: “Con muốn làm một linh mục, một thừa tác viên của Chúa Kitô, và Đức Thánh Cha đáp, Cha sẽ cầu nguyện cho con và nói con cũng hãy cầu nguyện cho cha.
Khi nói chuyện với ĐTC xong, chân tay cậu run lẩy bảy. Cậu đã khóc và những bảo vệ cũng cảm động khóc theo! Ngay cả Đức Thánh Cha, Ngài cũng xúc động, như quí vị thấy trong video... (Video bằng tiếng Bồ Đào Nha.)
Nathan tiết lộ, sau cuộc gặp gỡ màu nhiệm này đã làm thay đổi cuộc đời của cậu cách đáng kể. Cậu xiêng năng cầu nguyện và suy nghĩ về ơn gọi tu trì nên cậu đã theo dõi trang web Cộng đồng Shalom.
Nay cậu đã khôn lớn, tương đối đã trưởng thành, và ước mơ bắt đầu thành hình. Đức Giám Mục Joaquim Wladimir Lopes Dias, giám mục Lorena (thuộc São Paulo, Nước Ba Tây) đã chia sẻ trên trang Facebook của ngài là Nathan hiện là một ứng sinh của Dòng Phanxicô khó khăn và hy vọng sau một năm ứng sinh, cậu sẽ được nhận vào nhà tập để trở thành một tu sĩ Dòng Phanxicô. Cậu đã và đang truyền cảm hứng cho nhiều người trong chúng ta qua một đức tin sâu xa, một sự dấn thân dâng hiến phục vụ Chúa và tha nhân
Aleteia - AFP
Năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô mới đăng quang, Ngài đã thực hiện chuyến Tông du đầu tiên tham dự Đại hội Giới Trẻ Thế giới tại Rio de Janeiro nước Ba tây.
Cậu bé Nathan de Brito, lúc đó mới 9 tuổi. Mặc chiếc áo cầu thủ có màu cờ Nước Ba Tây, đã vượt rào cản an ninh, chạy ra ôm Đức Thánh Cha, dù chỉ vài giây phút, nhưng đó là một khoảnh khắc thật cảm động, ghi dấu ấn và làm thay đổi cuộc sống của cậu.
Lúc đó cậu nói với ĐTC: “Con muốn làm một linh mục, một thừa tác viên của Chúa Kitô, và Đức Thánh Cha đáp, Cha sẽ cầu nguyện cho con và nói con cũng hãy cầu nguyện cho cha.
Khi nói chuyện với ĐTC xong, chân tay cậu run lẩy bảy. Cậu đã khóc và những bảo vệ cũng cảm động khóc theo! Ngay cả Đức Thánh Cha, Ngài cũng xúc động, như quí vị thấy trong video... (Video bằng tiếng Bồ Đào Nha.)
Nathan tiết lộ, sau cuộc gặp gỡ màu nhiệm này đã làm thay đổi cuộc đời của cậu cách đáng kể. Cậu xiêng năng cầu nguyện và suy nghĩ về ơn gọi tu trì nên cậu đã theo dõi trang web Cộng đồng Shalom.
Nay cậu đã khôn lớn, tương đối đã trưởng thành, và ước mơ bắt đầu thành hình. Đức Giám Mục Joaquim Wladimir Lopes Dias, giám mục Lorena (thuộc São Paulo, Nước Ba Tây) đã chia sẻ trên trang Facebook của ngài là Nathan hiện là một ứng sinh của Dòng Phanxicô khó khăn và hy vọng sau một năm ứng sinh, cậu sẽ được nhận vào nhà tập để trở thành một tu sĩ Dòng Phanxicô. Cậu đã và đang truyền cảm hứng cho nhiều người trong chúng ta qua một đức tin sâu xa, một sự dấn thân dâng hiến phục vụ Chúa và tha nhân
Đại dịch coronavirus khiến nhiều ngôi thánh đường phải bán đi vì không có ngân sách
Đặng Tự Do
16:15 20/01/2022
Ngôi nhà thờ của Hội Thánh Giám Lý ở Biltmore, Asheville, North Carolina, đang được rao bán.
Vốn đã bị hạn chế về tài chính vì số lượng thành viên bị thu hẹp và một trường mầm non đang gặp khó khăn, cộng đoàn Giám Lý ở Biltmore đã bị giáng một đòn nặng nề bởi coronavirus. Số người tham dự giảm mạnh, với nhiều người ở nhà hoặc chuyển sang các nhà thờ khác vẫn mở cửa suốt thời gian đó. Doanh thu trước đây của nhà thờ từ việc cho thuê không gian để tổ chức các sự kiện và hội họp cũng không còn nữa.
Mục sư Lucy Robbins của nhà thờ này cho biết: “Chi phí bảo trì của chúng tôi quá cao. Và chúng tôi không có đủ nguồn lực tài chính mà chúng tôi từng có để có thể thực hiện các công việc mục vụ mà chúng tôi muốn.”
Biltmore chỉ là một trong vô số các nhà thờ trên khắp đất nước đã phải vật lộn để duy trì tài chính và phục vụ đàn chiên của họ trong thời kỳ đại dịch, mặc dù những người khác đã xoay sở để vượt qua cơn bão, thường là với sự giúp đỡ từ Chương trình Bảo vệ Tiền lương của chính phủ liên bang, hoặc PPP, dưới thời Tổng thống Trump; và các mức đóng góp bền vững của thành viên.
Coronavirus tấn công vào thời điểm mà ngày càng ít người Mỹ đi lễ - với ít nhất một nửa trong số gần 15,300 nhà thờ được khảo sát trong một báo cáo năm 2020 của Faith Communities Today báo cáo số người tham dự hàng tuần là 65 người hoặc ít hơn - và làm trầm trọng thêm vấn đề tại các nhà thờ nhỏ hơn.
Source:AP
Một vị Hồng Y đang được vận động để trở thành Giáo Hoàng kế vị Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
16:17 20/01/2022
Ý vừa tổ chức quốc tang cho David Sassoli, Chủ tịch Nghị viện Âu Châu, người đột ngột qua đời vì bệnh Legionnaire vào ngày 11 tháng Giêng. Thánh lễ đã được tổ chức tại Vương Cung Thánh Đường Đức Maria của Các Thiên Thần ở Rôma với sự tham dự của Tổng thống Ý Sergio Mattarella, Thủ tướng Mario Draghi, Chủ tịch Âu Châu Ursula von der Leyen, và hầu như toàn bộ cơ cấu quyền lực của lục địa này.
Đối với một dịp trọng đại như vậy, người ta có thể mong đợi Thánh lễ an táng sẽ được cử hành bởi Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, là Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, hoặc có lẽ là Đại diện của Đức Giáo Hoàng tại giáo phận Rôma, là Đức Hồng Y Angelo De Donatis, hoặc thậm chí là Quốc vụ khanh của Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin.
Nhưng thay vào đó, vị chủ tế chính là Đức Hồng Y Matteo Zuppi của Bologna. Thực tế, Bologna cũng không phải là quê hương thực sự của Sassoli, vì ông sinh ra ở Florence, Tuscan năm 1956.
Chính vì thế, các phương tiện truyền thông tại Ý cho rằng đây là một cách để đánh bóng cho Đức Hồng Y Matteo Zuppi người được tin là sẽ trở thành chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, gọi tắt là CEI, trước khi trở thành Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhị.
Trong sự kiện cầu nguyện cho hòa bình tại hí trường Rôma Côlôsêô vào ngày 8 tháng 10 vừa qua, với hàng loạt tên tuổi lớn, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Đức Hồng Y Zuppi là vị Hồng Y duy nhất được mời tham gia sự kiện này, và phát biểu về chủ đề “Chăm sóc Ngôi nhà Chung của chúng ta” cùng với Jeffrey Sachs, thành viên phò kiểm soát dân số của Học viện Giáo hoàng Khoa học Xã hội.
Sandro Magister, người Ý, ký giả kỳ cựu về Vatican, cho biết Đức Hồng Y Zuppi đang nổi lên như vũ bão để trở thành ứng viên Giáo Hoàng hàng đầu.
Theo John Allen của tờ Crux, việc Đức Hồng Y Zuppi là vị chủ tế chính trong đám tang Sassoli có thể là do tình bạn trọn đời giữa ngài và Sassoli. Và chính tình bạn này cũng là một cơ hội để Đức Hồng Y Zuppi lên nhanh như vũ bão.
Theo truyền thống, trong tiếng Ý, Bologna được biết đến với cái tên “Bologna rossa, dotta e grassa”, nghĩa là “đỏ, uyên bác và béo”. Đó là một sự tôn kính đối với kiến trúc gạch đỏ của thành phố, trường đại học nổi tiếng và ẩm thực nổi tiếng của thành phố. Tuy nhiên, “Bologna rossa” cũng được gọi rất nhiều như một tham chiếu đến nền chính trị của thành phố, vì nó từ lâu đã trở thành điểm tựa cho năng lượng cấp tiến của Ý.
Nhà lãnh đạo tương lai của Âu Châu và vị Hồng Y tương lai đã trở thành bạn bè cách đây nhiều thập kỷ, khi họ học cùng trường trung học “Liceo Virgilio” trên Via Giulia của thành phố Rôma, nơi cũng có sự tham gia của Andrea Riccardi, người sáng lập Cộng đồng Thánh Egidio mà sau này Đức Hồng Y Zuppi cũng tham gia.
Sassoli từng nói về người bạn cũ Zuppi của mình, “Anh ấy lớn hơn tôi một tuổi, và nổi tiếng vì anh ấy ở trong một nhóm làm việc ở các vùng ngoại vi của thành phố với những người nghèo. [Nhóm làm việc được đề cập đến là cộng đồng Thánh Egidio mới ra đời.] Anh ấy gầy, thực sự gầy, với một chiếc túi da cũ trên vai, và một chiếc áo len dày màu đỏ tía thay vì một chiếc áo khoác… Anh ấy là đứa trẻ có nụ cười. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy anh mà không có một nụ cười. Ngay cả về thể chất, anh ấy cũng cho thấy niềm vui thực sự khi gặp gỡ mọi người”.
Mặc dù, Đức Hồng Y Zuppi và Riccardi đều là người Rôma và Sassoli là người Tuscan, cả ba đều lớn lên dưới cái bóng của Bologna vì đây là trung tâm của dòng văn hóa và tri thức Công Giáo Ý gắn liền với cố Hồng Y Giacomo Lercaro, người đã lãnh đạo thành phố trong thời kỳ những năm của Công đồng Vatican II vào giữa những năm 1960 và được liên kết với một nhánh Công Giáo chủ trương công bằng xã hội theo định hướng trung tả, và cải cách.
Sau Công đồng Vatican II, Bologna cũng trở thành quê hương của “Trường phái Bologna”, một hệ thống giải thích về Công Đồng trong đó nhấn mạnh “tinh thần” của Công Đồng, coi những nhà cải cách tiến bộ là anh hùng và thiểu số bảo thủ tại Công Đồng là kẻ thù của sự tiến bộ. Các kiến trúc sư của nó là những nhân vật như Giuseppe Dossetti, một linh mục và chính trị gia, và Giuseppe Alberigo, một nhà nghiên cứu giáo sử, cùng với người bảo trợ của Alberigo, nhà sử học và phê bình Alberto Melloni.
Đây là không khí mà các thanh niên Sassoli và Zuppi đã hít thở. Cả hai đều trở thành du khách thường xuyên đến Bologna; trên thực tế, chuyến thăm cuối cùng của Sassoli đến thành phố là vào tháng 9, cho một sự kiện có tên là “G20 của Đức Tin” do Melloni tổ chức và có sự tham dự của Đức Hồng Y Zuppi.
Sassoli ban đầu mang tầm nhìn trung tả, tiến bộ và nhân đạo của trường phái Bologna vào sự nghiệp báo chí của mình, đó là cách ông trở nên nổi tiếng ở Ý, và sau đó tham gia vào chính trị. Linh mục Zuppi cũng đi theo quỹ đạo tương tự trong đời sống giáo hội, trở nên tích cực trong Cộng đồng Thánh Egidio.
Trong những năm dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, nhiều người coi trường phái Bologna về cơ bản là đã chết, bị vượt qua bởi những luồng gió mới thổi dưới các vị giáo hoàng có định hướng chính trị và giáo hội khác - tập trung nhiều hơn vào bản sắc Công Giáo chứ không vào các “dấu chỉ của thời đại”, và trung hữu hơn là trung tả.
Tuy nhiên, vận may của trường phái Bologna đã hồi sinh dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vì vậy khi Đức Giáo Hoàng cử Đức Giám Mục Zuppi đến Bologna vào tháng 10 năm 2015, việc bổ nhiệm này được nhiều người coi là lễ đăng quang của cả di sản Lecaro và “trường phái Bologna”, vì Đức Cha Zuppi là một dòng dõi nổi bật của cả hai.
Hiện tại, có thể coi là hoàn toàn hợp lý khi Đức Hồng Y Bassetti từ chức chủ tịch hội đồng giám mục Ý vào cuối tháng 5, khi ngài bước sang tuổi 80, Đức Hồng Y Zuppi 66 tuổi có thể được chọn làm người kế nhiệm. Nếu điều này xảy ra, nó có thể là cơ hội để Đức Hồng Y Zuppi có ảnh hưởng lớn không chỉ ở Ý mà còn trên bình diện quốc tế, để được xem xét như một người kế vị khả thi cho chính Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong khi đó, thành công chính trị của Sassoli và sự nổi lên không ngừng trong giáo hội của Đức Hồng Y Zuppi là bằng chứng tích cực rằng trên cả hai bình diện dân sự và Giáo Hội, trường phái Bologna chưa thực sự chết - với những hoàn cảnh thích hợp, nó luôn có thể khởi đầu trở lại, lớn hơn và táo bạo hơn bao giờ hết.
Trong cuốn “The Next Pope”, tức là vị Giáo Hoàng tiếp theo, Edward Pentin, phóng viên thường trực của tờ National Catholic Register tại Rôma đưa ra những nhận xét sau, không mấy lạc quan về Đức Hồng Y Zuppi:
“Được biết đến như một ‘Hồng Y đường phố’ vì sự giúp đỡ của ngài cho người nghèo, sự nhấn mạnh của Đức Hồng Y Zuppi về nghèo đói vật chất và bình đẳng đã đưa ngài đến gần với chính trị cánh tả Ý - đến nỗi khi việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Zuppi vào Hồng Y Đoàn được công bố, các phương tiện truyền thông Ý nói đùa rằng ‘tuyên úy’ của đảng xã hội chủ nghĩa hàng đầu của Ý đã trở thành một Hồng Y.
Với tư cách là Tổng giám mục của Bologna, ngài đã đọc điếu văn cho một người Ý cực đoan cánh tả, ủng hộ phá thai, và thậm chí còn cho nhập tịch vào Tổng giáo phận Bologna một linh mục Cộng sản đã tranh cử một ghế trong Nghị viện Âu Châu. Vị Hồng Y này cũng được nhớ đến vì đã viết lời tựa cho cuốn ‘Xây dựng một cây cầu: Làm sao Giáo Hội Công Giáo và Cộng đồng LGBT có thể tham gia vào mối quan hệ tôn trọng, trắc ẩn và nhạy cảm’, là cuốn sách gây tranh cãi về LGBT của Cha James Martin, được xuất bản vào năm 2018.”
Source:Crux
Sự bắt bớ Kitô hữu gia tăng trên toàn thế giới
Thanh Quảng sdb
18:38 20/01/2022
Sự bắt bớ Kitô hữu gia tăng trên toàn thế giới
Tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới năm 2022 (WWL) đã công bố vào hôm thứ Tư (19/1/2022) một bản bá cáo cho thấy sự bắt bớ các tín hữu tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở các nước châu Á và châu Phi và đại dịch Covid 19 còn làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới công bố, năm 2021 ghi nhận một sự gia tăng đáng kể các cuộc đàn áp nhằm vào các Kitô hữu trên toàn thế giới, mà tổ chức trong hơn 60 năm qua đã bảo vệ các Kitô hữu bị đàn áp trên toàn thế giới.
Hơn 360 triệu đang trải qua các hình thức đàn áp
Vào ngày 19 tháng 1, tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới có trụ sở tại Hà Lan đã đưa ra một danh sách các quốc gia cần được theo dõi trong năm 2022 (WWL), có 50 quốc gia được lưu ý vì các Kitô hữu tại các quốc gia ấy đang phải trải qua nhiều cuộc đàn áp tồi tệ nhất vì đức tin. Theo cuộc khảo sát ấy, thì từ ngày 1 tháng 10 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021, cho thấy sự bách hại tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở các nước châu Á và châu Phi và đại dịch Covid 19 còn làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử.
Theo kết quả nghiên cứu đã được phân tích kỹ lưỡng bởi Tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới (IRF), thì có hơn 360 triệu người (tức là 1 trong số 7 người trên thế giới) bị ngược đãi và phân biệt đối xử ở đất nước của họ vào năm ngoái. Nhìn chung có 5,898 Kitô hữu bị giết (tăng 23,8% so với năm 2020), 5,110 nhà thờ bị tấn công hoặc bị đóng cửa (tăng 13,8%), 6,175 Kitô hữu bị bắt mà không được xét xử (tăng 44,3%) và 3,829 người bị bắt cóc (tăng 123, 9%).
Afghanistan đứng đầu danh sách
Trong báo cáo mới, Afghanistan được xếp hạng đầu là một quốc gia nguy hiểm nhất cho những người theo đạo Thiên chúa, kể từ khi Taliban tiếp quản vào tháng 8 năm 2021, vượt qua Triều Tiên. Tuy nhiên, tình hình tự do tôn giáo dưới chế độ Bình Nhưỡng của Kim Jong-Un tiếp tục trở nên tồi tệ hơn trong giai đoạn được kiểm tra và quốc gia Viễn Đông này đứng thứ hai trong danh sách sau 20 năm đứng đầu.
Bốn trong số năm quốc gia đầu tiên ghi nhận tỷ lệ bạo lực chống Kitô giáo cao nhất là các Quốc gia Hồi giáo, nơi bất ổn cả về chính trị và bị chủ nghĩa tôn giáo cực đoan thống trị. Ngoài Afghanistan, phải kể đến Somalia (3), Libia (4) và Yemen (5). Tiếp theo là Eritrea, Nigeria, Pakistan, Iran, Ấn Độ, Saudi Arabia, Myanmar, Sudan, Iraq và Syria.
Bạo lực chống Kitô giáo gia tăng ở Nigeria
Bạo lực chống Kitô giáo vẫn gia tăng ở châu Phi, vùng Sahara, đặc biệt ở các khu vực Sahel (Niger, Burkina Faso và Mali). Nigeria, bị xếp vào 10 quốc gia cần lưu ý vào năm 2020, Nigeria ở vị trí thứ 9, nay được xếp lên vị trí thứ 7 và được xác nhận là một quốc gia có con số Kitô hữu bị giết vì đức tin cao nhất (4,650 người). Bạo lực do những người nông gia ở Fulani có vũ trang xa thải các chất thải vào một số làng của những người Kitô hữu, cũng như nhóm Hồi giáo Boko Haram và một loạt các nhóm tội phạm tiếp tục giết người, bắt cóc và hãm hiếp các tín hữu thường dân vô tội.
Các cuộc tấn công vào Kitô hữu ngày càng tăng ở Ấn Độ
Pakistan đứng thứ hai về bạo lực chống người Kitô giáo, nhưng các cuộc tấn công chống người Kitô giáo cũng đang gia tăng đáng kể ở nước láng giềng Ấn Độ, lý do là những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Hindu, như các báo cáo gần đây xác nhận.
Ảnh hưởng của Covid-19
Covid-19 đã giúp hợp pháp hóa việc tăng cường giám sát và hạn chế của các chính phủ độc tài ở các quốc gia này, nại vào nhu cầu ngăn chặn đại dịch để gia tăng việc kiểm soát đối với các cộng đồng Kitô giáo.
Cưỡng bách di cư
Một trong những hậu quả của bạo lực tôn giáo đối với người theo đạo Thiên Chúa giáo là cưỡng bức họ phải di dời. Nhiều người trong số khoảng 84 triệu người phải di tản trong nước và khoảng 26 triệu người tị nạn được ghi nhận vào năm 2021, là những người theo đạo Kitô giáo phải trốn chạy trước bạo lực của Hồi giáo ở vùng Sahel, Nigeria và các quốc gia châu Phi khác. Cũng tại các quốc gia như Myanmar, cuộc đàn áp quân sự ở Bang Chin mà đa số dân chúng theo đạo Thiên Chúa và các bang Kachin, Kayah, Shan đã khiến 200,000 người theo đạo Thiên chúa phải di tản và buộc khoảng 20,000 người phải chạy trốn khỏi đất nước.
Bạo lực đối với phụ nữ theo đạo Thiên Chúa
Tổ chức cũng tìm hiểu thêm về bạo lực đối với phụ nữ có liên quan đến đức tin Kitô giáo của họ. Việc thu thập dữ liệu chính xác về hiện tượng này rất khó khăn, vì nhiều phụ nữ ngại lên tiếng vì lý do văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, tổ chức đã có thể xác định được 3,100 trường hợp và 1,500 cuộc hôn nhân cưỡng bức vào năm 2021. Chi tiết về khía cạnh đàn áp tôn giáo này sẽ được công bố trong một báo cáo khác vào tháng Hai.
Tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới năm 2022 (WWL) đã công bố vào hôm thứ Tư (19/1/2022) một bản bá cáo cho thấy sự bắt bớ các tín hữu tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở các nước châu Á và châu Phi và đại dịch Covid 19 còn làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới công bố, năm 2021 ghi nhận một sự gia tăng đáng kể các cuộc đàn áp nhằm vào các Kitô hữu trên toàn thế giới, mà tổ chức trong hơn 60 năm qua đã bảo vệ các Kitô hữu bị đàn áp trên toàn thế giới.
Hơn 360 triệu đang trải qua các hình thức đàn áp
Vào ngày 19 tháng 1, tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới có trụ sở tại Hà Lan đã đưa ra một danh sách các quốc gia cần được theo dõi trong năm 2022 (WWL), có 50 quốc gia được lưu ý vì các Kitô hữu tại các quốc gia ấy đang phải trải qua nhiều cuộc đàn áp tồi tệ nhất vì đức tin. Theo cuộc khảo sát ấy, thì từ ngày 1 tháng 10 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021, cho thấy sự bách hại tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở các nước châu Á và châu Phi và đại dịch Covid 19 còn làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử.
Theo kết quả nghiên cứu đã được phân tích kỹ lưỡng bởi Tổ chức Bảo vệ Tự do Tôn giáo Thế giới (IRF), thì có hơn 360 triệu người (tức là 1 trong số 7 người trên thế giới) bị ngược đãi và phân biệt đối xử ở đất nước của họ vào năm ngoái. Nhìn chung có 5,898 Kitô hữu bị giết (tăng 23,8% so với năm 2020), 5,110 nhà thờ bị tấn công hoặc bị đóng cửa (tăng 13,8%), 6,175 Kitô hữu bị bắt mà không được xét xử (tăng 44,3%) và 3,829 người bị bắt cóc (tăng 123, 9%).
Afghanistan đứng đầu danh sách
Trong báo cáo mới, Afghanistan được xếp hạng đầu là một quốc gia nguy hiểm nhất cho những người theo đạo Thiên chúa, kể từ khi Taliban tiếp quản vào tháng 8 năm 2021, vượt qua Triều Tiên. Tuy nhiên, tình hình tự do tôn giáo dưới chế độ Bình Nhưỡng của Kim Jong-Un tiếp tục trở nên tồi tệ hơn trong giai đoạn được kiểm tra và quốc gia Viễn Đông này đứng thứ hai trong danh sách sau 20 năm đứng đầu.
Bốn trong số năm quốc gia đầu tiên ghi nhận tỷ lệ bạo lực chống Kitô giáo cao nhất là các Quốc gia Hồi giáo, nơi bất ổn cả về chính trị và bị chủ nghĩa tôn giáo cực đoan thống trị. Ngoài Afghanistan, phải kể đến Somalia (3), Libia (4) và Yemen (5). Tiếp theo là Eritrea, Nigeria, Pakistan, Iran, Ấn Độ, Saudi Arabia, Myanmar, Sudan, Iraq và Syria.
Bạo lực chống Kitô giáo gia tăng ở Nigeria
Bạo lực chống Kitô giáo vẫn gia tăng ở châu Phi, vùng Sahara, đặc biệt ở các khu vực Sahel (Niger, Burkina Faso và Mali). Nigeria, bị xếp vào 10 quốc gia cần lưu ý vào năm 2020, Nigeria ở vị trí thứ 9, nay được xếp lên vị trí thứ 7 và được xác nhận là một quốc gia có con số Kitô hữu bị giết vì đức tin cao nhất (4,650 người). Bạo lực do những người nông gia ở Fulani có vũ trang xa thải các chất thải vào một số làng của những người Kitô hữu, cũng như nhóm Hồi giáo Boko Haram và một loạt các nhóm tội phạm tiếp tục giết người, bắt cóc và hãm hiếp các tín hữu thường dân vô tội.
Các cuộc tấn công vào Kitô hữu ngày càng tăng ở Ấn Độ
Pakistan đứng thứ hai về bạo lực chống người Kitô giáo, nhưng các cuộc tấn công chống người Kitô giáo cũng đang gia tăng đáng kể ở nước láng giềng Ấn Độ, lý do là những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Hindu, như các báo cáo gần đây xác nhận.
Ảnh hưởng của Covid-19
Covid-19 đã giúp hợp pháp hóa việc tăng cường giám sát và hạn chế của các chính phủ độc tài ở các quốc gia này, nại vào nhu cầu ngăn chặn đại dịch để gia tăng việc kiểm soát đối với các cộng đồng Kitô giáo.
Cưỡng bách di cư
Một trong những hậu quả của bạo lực tôn giáo đối với người theo đạo Thiên Chúa giáo là cưỡng bức họ phải di dời. Nhiều người trong số khoảng 84 triệu người phải di tản trong nước và khoảng 26 triệu người tị nạn được ghi nhận vào năm 2021, là những người theo đạo Kitô giáo phải trốn chạy trước bạo lực của Hồi giáo ở vùng Sahel, Nigeria và các quốc gia châu Phi khác. Cũng tại các quốc gia như Myanmar, cuộc đàn áp quân sự ở Bang Chin mà đa số dân chúng theo đạo Thiên Chúa và các bang Kachin, Kayah, Shan đã khiến 200,000 người theo đạo Thiên chúa phải di tản và buộc khoảng 20,000 người phải chạy trốn khỏi đất nước.
Bạo lực đối với phụ nữ theo đạo Thiên Chúa
Tổ chức cũng tìm hiểu thêm về bạo lực đối với phụ nữ có liên quan đến đức tin Kitô giáo của họ. Việc thu thập dữ liệu chính xác về hiện tượng này rất khó khăn, vì nhiều phụ nữ ngại lên tiếng vì lý do văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, tổ chức đã có thể xác định được 3,100 trường hợp và 1,500 cuộc hôn nhân cưỡng bức vào năm 2021. Chi tiết về khía cạnh đàn áp tôn giáo này sẽ được công bố trong một báo cáo khác vào tháng Hai.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Phong Chức 10 Linh Mục và 8 Phó Tế tại Nhà thờ Chính tòa Phan thiết
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
10:43 20/01/2022
Sáng nay lúc 8g30, ngày 20.1, Đức Giám Mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng đã chủ sự Lễ truyền chức Linh mục cho 10 Phó tế và chức Phó tế cho 8 Thầy (Khóa 8 & 9 ĐCV Xuân Lộc và 16 & 17 ĐCV Sài gòn) tại Nhà thờ Chính toà.
Đức cha Giuse chủ tế; đồng tế với ngài có cha Tổng đại diện, cha Giám đốc Chủng viện thánh Nicôla, quý cha Hạt trưởng và các Linh mục nghĩa phụ, các linh mục quản xứ của các tân chức. Gia đình các tân chức với số người tham dự hạn chế, cùng chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện.
Xem Hình
Đoàn rước từ Nhà xứ tiến vào Nhà thờ, ca đoàn xứ Chính toà ngân vang bài ca nhập lễ.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha ngỏ lời với cộng đoàn.
Xin kính chào cha tổng đại, cha giám đốc chủng viện Nicôla, quý cha quản hạt, quý cha bề trên, quý cha, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, quý chủng sinh và toàn thể anh chị em. Dù trong bối cảnh của đại dịch Covid còn nhiều lo lắng, khó khăn, giới hạn, nhưng hôm nay là một ngày thật vui của giáo phận Phan Thiết chúng ta.
Sau nhiều tháng chờ đợt, hôm nay chúng ta có thể họp nhau tại Nhà thờ Chính Tòa này để cử hành nghi thức phong chức cho 8 tân phó tế và 10 tân linh mục của giáo phận. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân ơn gọi linh mục Chúa ban cho giáo phận chúng ta. Đặc biệt, chúng ta cầu nguyện cho các thầy, xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ hồng ân của Ngài xuống trên các thầy, giúp các thầy luôn trung thành với Chúa. Đồng thời, xin Chúa Thánh Thần biến đổi các thầy trở thành những linh mục thánh thiện, và nhất là trở thành những thừa sai hăng say loan báo Tin mừng yêu thương của Chúa đến cho mọi người.
Chúng ta cũng cầu nguyện cho các cha, các tu sĩ nam nữ, cho bà con giáo dân đã đóng góp cho chương trình đào tạo linh mục trong giáo phận. Đồng thời, chúng ta cũng cầu nguyện cho gia đình và các ân nhân của các thầy.
Trong bầu khí giới hạn của nạn dịch Covid, chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho đất nước Việt Nam của chúng ta, đặc biệt cho những ngày tết Nhâm Dần sắp tới.
Sau bài Tin Mừng, trong phần Nghi Thức Truyền Chức Thánh, Đức Cha Giuse ban huấn từ.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Thánh lễ phong chức hôm nay diễn ra trong bầu khí của mùa Covid với những giới hạn. Tuy nhiên, bầu khí cách ly và giới hạn của đại dịch không thể ngăn cản chúng ta hiệp thông với Thiên Chúa, với Giáo Hội, với toàn thể các thành phần dân Chúa trong giáo phận Phan Thiết. Chính trong giới hạn này, xem ra lại làm gia tăng niềm phó thác vào tình thương của Thiên Chúa, và gia tăng sự hiệp thông trong Giáo Hội và trong giáo phận của chúng ta. Trước khi cử hành nghi thức phong chức phó tế và linh mục cho các thầy, giờ đây chúng ta cùng nhìn vào những bổn phận mà các tân phó tế và các tân linh mục sẽ đảm nhận dưới ánh sáng của Lời Chúa và huấn quyền của Giáo Hội.
Trong nghi thức phong chức, bổn phận của phó tế được giới thiệu như sau: được dũng mạnh nhờ ơn Chúa Thánh Thần, phó tế sẽ giúp giám mục và hàng linh mục của ngài, đồng thời tỏ mình là tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Như vậy, phó tế là người giúp giám mục và linh mục trong việc phục vụ Lời Chúa, phục vụ bàn thờ và phục vụ bác ái. Nói cách vắn gọn, phó tế là người phục vụ. Trong lời nguyện phong chức, Đức Giám Mục dâng lời cầu nguyện: Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng, xin cho các thầy được noi giương Con Cha, là Đấng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ. Thật vậy, Đức Giêsu đã xác định rõ công việc phục vụ mà Ngài mời các môn đệ tham gia trong phúc âm thánh Matthêu chương 20 câu 28: “Cũng như con người đến không phải để người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Và hơn thế nữa, chính Đức Giêsu đã làm gương cho các môn đệ về việc phục vụ. Trong phúc âm thánh Gioan chương 13 câu 14 thuật lại như sau: “Vậy nếu Thầy là Thầy, là Chúa mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau”. Chuẩn bị lên chức lên linh mục, trong nhiệm vụ phó tế, người linh mục tương lại được mời gọi đặc biệt sống tinh thần phục vụ và thể hiện qua những công việc cụ thể: phục vụ lời chúa, bàn thờ, bác ái. Trong bài đọc 1 chúng ta vừa nghe, sách Công vụ đã mô tả cách sống động nhu cầu phục vụ bác ái trong cộng đoàn. Thời đó khi các môn đệ thêm đông thì các tín hữu Do Thái theo văn hóa Hy Lạp kêu trách các tín hữu Do Thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà góa trong nhóm họ bị bỏ quên. Vì thế nhóm mười hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Chúa để lo việc ăn uống là điều không phải. Vậy thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy thần khí và khôn ngoan, để rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Thiên Chúa”. Đề nghị trên được mọi người tán thành. Như vậy công việc chính của giám mục và linh mục là cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa. Và các ngài đã cần đến các phó tế để chăm lo các công việc bác ái trong cộng đoàn.
Để thực thi công việc phục vụ, trợ giúp giám mục và linh mục, trong bài đọc 2, thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến những đức tính mà người phó tế phải có: “Các trợ tá cũng vậy, phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn” (1Tm3, 8-9).
Một tâm tình nữa mà Lời Chúa trong bài phúc âm theo thánh Gioan đã gợi lên về nền tảng của ơn gọi linh mục và phó tế: Ơn gọi là một hồng ân Thiên Chúa ban, không phải do tài năng công lao của các ứng sinh. Trong phúc âm thánh Gioan chương 15 câu 16, chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em và cắt cử anh em để anh em ra đi sinh được nhiều hoa trái, và hoa trái anh em tồn tại”. Hồng ân thánh chức phó tế và linh mục chính là trở thành những người trợ giúp Chúa Giêsu, vị linh mục thượng phẩm. Trong đó, vị phó tế với thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái đã được chia sẻ nhiệm vụ của Chúa Giêsu, đó là nhiệm vụ loan báo cho thế giới về Thiên Chúa Cha, về tình yêu cứu độ của Chúa Cha. Trong phúc âm thánh gioan chương 15 câu 15, Chúa Giêsu đã nói: “Thầy không gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết”.
Các anh em ứng sinh sắp lên chức phó tế thân mến.
Anh em sắp lên chức phó tế. Phó tế có nhiệm vụ thánh hóa cộng đoàn qua hai tác vụ chính: phục vụ bác ái và rao rảng Lời Chúa bằng lời nói và gương sáng. Một cách cụ thể, anh em hãy lưu ý đến năm điểm sau đây.
Thứ nhất, anh em vui tươi phục vụ những người Chúa trao phó, nhất là phục vụ những người hèn kém yếu đuối như là phục vụ Thiên Chúa.
Thứ hai, vì không ai có thể làm tôi hai chủ, vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của, anh em hãy lưu tâm đừng để tiền của lôi cuốn. Sự khó nghèo sẽ giúp anh em thuộc về chúa Giêsu hơn.
Thứ ba, anh em sẽ thi hành thừa tác vụ trong bậc độc thân, bởi vì độc thân vừa là dấu chỉ vừa là động lực bác ái mục vụ, đồng thời cũng là nguồn mạnh phát sinh nhiều hoa trái trong thế gian.
Thứ tư, thái độ khiêm tốn vâng lời bề trên sẽ giúp anh em nên giống Chúa Giêsu, luôn vâng theo thánh ý Chúa Cha và đẹp lòng Chúa Cha.
Và thứ năm, việc rao giảng Lời Chúa hết sức quan trọng, vì thế anh em hãy thực hiện với tâm niệm: Tin điều con đọc, dạy điều con tin, và thi hành điều con dạy.
Còn các tiến chức linh mục thân mến.
Hôm nay, qua việc đặt tay của giám mục, anh em trở nên một Alter Christus, nghĩa là một Chúa Kitô thứ hai, để phục vụ Chúa và Giáo Hội với 3 chức năng: Rao giảng, thánh hóa và lãnh đạo cộng đoàn. Như vậy, anh em sẽ thực hiện linh đạo của một người linh mục giáo phận, đó là nên thánh trong mục vụ khi thi hành ba chức năng: Rao giảng, thánh hóa và lãnh đạo cộng đoàn.
Cuối cùng, tất cả các tiến chức phó tế và linh mục thân mến. Ước gì từng giây từng phút và xuyên suốt đời mình, anh em luôn cảm nghiệm được lòng Chúa thương xót để có thể nói được như thánh Phaolô tông đồ: “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng mình vì tôi”.
Xin cầu chúc cho các tân chức hôm nay được quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa với quyết tâm sẵn sàng dấn thân phục vụ anh em đồng loại, với một lòng yêu mến được kín múc từ Chúa Giêsu, vị linh mục thượng tế tối cao, mà anh em hằng ngày càng gắn bó đặc biệt trong những giờ kinh nguyện. Xin Đức Mẹ Tàpao luôn ở với anh em, đồng hành với anh em trong sứ vụ sắp tới. Amen.
Sau phần huấn dụ, Đức cha Phong chức Phó tế cho các tiến chức.
Sau đó là nghi thức phong chức Linh mục. Các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Cầu Các Thánh. Tiến chức nằm phủ phục dưới đất với cảm thức sâu xa về “cái bình sành dễ vở” nơi con người của mình.Thân phận con người với những giới hạn của bản thân luôn mỏng dòn, yếu đuối. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh và lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa mà tiến chức đón nhận thánh chức Linh mục.
Đức cha Giuse đã đặt tay lên đầu 10 Phó tế, lần lượt từng linh mục đặt tay trên đầu tiến chức. Với lời nguyện phong chức, các Phó tế đã trở thành Linh mục. Bà cố các tân chức tiến lên dâng áo lễ. Đức Giám Mục trao cho mỗi tân chức phẩm phục, các linh mục nghĩa phụ giúp con mặc áo lễ. Rồi mỗi tân Linh mục đến trước bàn thờ để được ĐGM xức dầu thánh hiến đôi tay và được trao chén thánh. Từng tân chức đón nhận cử chỉ “trao bình an” bắt tay thân ái từ Giám mục và cha Tổng đại diện, các cha đồng tế.
Với tư cách là Linh mục, các tân chức cùng đồng tế Thánh lễ trong phần Phụng vụ Thánh Thể.
Cuối thánh lễ, đại diện các tân chức cám ơn Đức cha, quý cha và cộng đoàn. Bó hoa tươi thắm dâng lên Đức cha, cha tổng, cha giám đốc, cha quản hạt phan thiết với lòng hiếu thảo tri ân.
Mỗi lần dự lễ phong chức là mỗi lần dân Chúa mong ước giống như Thánh Phêrô qua những lời khuyên rất thực tế, sâu sắc và cảm động của ngài: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó… lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1 Pr 5,2-3).
Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp: tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu (x.Ga 13,23). Linh mục là người dựa đầu vào Trái Tim Chúa Giêsu. Theo gương Thánh Gioan, nhiều linh mục đã dựa lòng mình vào Trái Tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước nhan thánh Chúa.
Linh mục là một hồng ân và là một huyền nhiệm. Là một hồng ân nên cần phải tạ ơn Chúa. Là một huyền nhiệm nên cần phải khám phá và quý trọng. Chúa Giêsu thiết lập chức Linh mục là vì và cho dân Chúa. Chức Linh mục đòi hỏi rất nhiều nơi các Linh mục, trong khi đó bản thân các Linh mục lại rất yếu đuối và giới hạn. Hãy cảm thông và cầu nguyện cho các Linh mục. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ xin cho Giáo Hội có nhiều Linh mục theo gương Chúa Giêsu.
Xin gửi đến bài thơ sáu câu của Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng như là lời khuyên nhủ của ngài dành cho 18 tân chức.
Ngày ngày cầu nguyện chăm chuyên.
Tôn thờ Thánh Thể đặt lên hàng đầu.
Thánh Kinh phải được đào sâu.
Mân Côi kính Mẹ khẩn cầu chớ quên.
Trông nom mục vụ ưu tiên.
Tỏa lan đức ái lời khuyên Tin mừng.
Ước mong các tân chức luôn ghi nhớ, hồng ân linh mục và phó tế là quà tặng và mầu nhiệm mà Chúa trao ban cho mình. Xin Đức Mẹ là Mẹ của các Linh mục luôn gìn giữ và ban ơn cho các tân chức trong ngày trọng đại này và mãi mãi, để các ngài trở nên một Giêsu thứ hai con của Mẹ. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Đức cha Giuse chủ tế; đồng tế với ngài có cha Tổng đại diện, cha Giám đốc Chủng viện thánh Nicôla, quý cha Hạt trưởng và các Linh mục nghĩa phụ, các linh mục quản xứ của các tân chức. Gia đình các tân chức với số người tham dự hạn chế, cùng chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện.
Xem Hình
Đoàn rước từ Nhà xứ tiến vào Nhà thờ, ca đoàn xứ Chính toà ngân vang bài ca nhập lễ.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha ngỏ lời với cộng đoàn.
Xin kính chào cha tổng đại, cha giám đốc chủng viện Nicôla, quý cha quản hạt, quý cha bề trên, quý cha, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, quý chủng sinh và toàn thể anh chị em. Dù trong bối cảnh của đại dịch Covid còn nhiều lo lắng, khó khăn, giới hạn, nhưng hôm nay là một ngày thật vui của giáo phận Phan Thiết chúng ta.
Sau nhiều tháng chờ đợt, hôm nay chúng ta có thể họp nhau tại Nhà thờ Chính Tòa này để cử hành nghi thức phong chức cho 8 tân phó tế và 10 tân linh mục của giáo phận. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân ơn gọi linh mục Chúa ban cho giáo phận chúng ta. Đặc biệt, chúng ta cầu nguyện cho các thầy, xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ hồng ân của Ngài xuống trên các thầy, giúp các thầy luôn trung thành với Chúa. Đồng thời, xin Chúa Thánh Thần biến đổi các thầy trở thành những linh mục thánh thiện, và nhất là trở thành những thừa sai hăng say loan báo Tin mừng yêu thương của Chúa đến cho mọi người.
Chúng ta cũng cầu nguyện cho các cha, các tu sĩ nam nữ, cho bà con giáo dân đã đóng góp cho chương trình đào tạo linh mục trong giáo phận. Đồng thời, chúng ta cũng cầu nguyện cho gia đình và các ân nhân của các thầy.
Trong bầu khí giới hạn của nạn dịch Covid, chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho đất nước Việt Nam của chúng ta, đặc biệt cho những ngày tết Nhâm Dần sắp tới.
Sau bài Tin Mừng, trong phần Nghi Thức Truyền Chức Thánh, Đức Cha Giuse ban huấn từ.
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Thánh lễ phong chức hôm nay diễn ra trong bầu khí của mùa Covid với những giới hạn. Tuy nhiên, bầu khí cách ly và giới hạn của đại dịch không thể ngăn cản chúng ta hiệp thông với Thiên Chúa, với Giáo Hội, với toàn thể các thành phần dân Chúa trong giáo phận Phan Thiết. Chính trong giới hạn này, xem ra lại làm gia tăng niềm phó thác vào tình thương của Thiên Chúa, và gia tăng sự hiệp thông trong Giáo Hội và trong giáo phận của chúng ta. Trước khi cử hành nghi thức phong chức phó tế và linh mục cho các thầy, giờ đây chúng ta cùng nhìn vào những bổn phận mà các tân phó tế và các tân linh mục sẽ đảm nhận dưới ánh sáng của Lời Chúa và huấn quyền của Giáo Hội.
Trong nghi thức phong chức, bổn phận của phó tế được giới thiệu như sau: được dũng mạnh nhờ ơn Chúa Thánh Thần, phó tế sẽ giúp giám mục và hàng linh mục của ngài, đồng thời tỏ mình là tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Như vậy, phó tế là người giúp giám mục và linh mục trong việc phục vụ Lời Chúa, phục vụ bàn thờ và phục vụ bác ái. Nói cách vắn gọn, phó tế là người phục vụ. Trong lời nguyện phong chức, Đức Giám Mục dâng lời cầu nguyện: Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng, xin cho các thầy được noi giương Con Cha, là Đấng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ. Thật vậy, Đức Giêsu đã xác định rõ công việc phục vụ mà Ngài mời các môn đệ tham gia trong phúc âm thánh Matthêu chương 20 câu 28: “Cũng như con người đến không phải để người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Và hơn thế nữa, chính Đức Giêsu đã làm gương cho các môn đệ về việc phục vụ. Trong phúc âm thánh Gioan chương 13 câu 14 thuật lại như sau: “Vậy nếu Thầy là Thầy, là Chúa mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau”. Chuẩn bị lên chức lên linh mục, trong nhiệm vụ phó tế, người linh mục tương lại được mời gọi đặc biệt sống tinh thần phục vụ và thể hiện qua những công việc cụ thể: phục vụ lời chúa, bàn thờ, bác ái. Trong bài đọc 1 chúng ta vừa nghe, sách Công vụ đã mô tả cách sống động nhu cầu phục vụ bác ái trong cộng đoàn. Thời đó khi các môn đệ thêm đông thì các tín hữu Do Thái theo văn hóa Hy Lạp kêu trách các tín hữu Do Thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà góa trong nhóm họ bị bỏ quên. Vì thế nhóm mười hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Chúa để lo việc ăn uống là điều không phải. Vậy thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy thần khí và khôn ngoan, để rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Thiên Chúa”. Đề nghị trên được mọi người tán thành. Như vậy công việc chính của giám mục và linh mục là cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa. Và các ngài đã cần đến các phó tế để chăm lo các công việc bác ái trong cộng đoàn.
Để thực thi công việc phục vụ, trợ giúp giám mục và linh mục, trong bài đọc 2, thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến những đức tính mà người phó tế phải có: “Các trợ tá cũng vậy, phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn” (1Tm3, 8-9).
Một tâm tình nữa mà Lời Chúa trong bài phúc âm theo thánh Gioan đã gợi lên về nền tảng của ơn gọi linh mục và phó tế: Ơn gọi là một hồng ân Thiên Chúa ban, không phải do tài năng công lao của các ứng sinh. Trong phúc âm thánh Gioan chương 15 câu 16, chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em và cắt cử anh em để anh em ra đi sinh được nhiều hoa trái, và hoa trái anh em tồn tại”. Hồng ân thánh chức phó tế và linh mục chính là trở thành những người trợ giúp Chúa Giêsu, vị linh mục thượng phẩm. Trong đó, vị phó tế với thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái đã được chia sẻ nhiệm vụ của Chúa Giêsu, đó là nhiệm vụ loan báo cho thế giới về Thiên Chúa Cha, về tình yêu cứu độ của Chúa Cha. Trong phúc âm thánh gioan chương 15 câu 15, Chúa Giêsu đã nói: “Thầy không gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết”.
Các anh em ứng sinh sắp lên chức phó tế thân mến.
Anh em sắp lên chức phó tế. Phó tế có nhiệm vụ thánh hóa cộng đoàn qua hai tác vụ chính: phục vụ bác ái và rao rảng Lời Chúa bằng lời nói và gương sáng. Một cách cụ thể, anh em hãy lưu ý đến năm điểm sau đây.
Thứ nhất, anh em vui tươi phục vụ những người Chúa trao phó, nhất là phục vụ những người hèn kém yếu đuối như là phục vụ Thiên Chúa.
Thứ hai, vì không ai có thể làm tôi hai chủ, vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của, anh em hãy lưu tâm đừng để tiền của lôi cuốn. Sự khó nghèo sẽ giúp anh em thuộc về chúa Giêsu hơn.
Thứ ba, anh em sẽ thi hành thừa tác vụ trong bậc độc thân, bởi vì độc thân vừa là dấu chỉ vừa là động lực bác ái mục vụ, đồng thời cũng là nguồn mạnh phát sinh nhiều hoa trái trong thế gian.
Thứ tư, thái độ khiêm tốn vâng lời bề trên sẽ giúp anh em nên giống Chúa Giêsu, luôn vâng theo thánh ý Chúa Cha và đẹp lòng Chúa Cha.
Và thứ năm, việc rao giảng Lời Chúa hết sức quan trọng, vì thế anh em hãy thực hiện với tâm niệm: Tin điều con đọc, dạy điều con tin, và thi hành điều con dạy.
Còn các tiến chức linh mục thân mến.
Hôm nay, qua việc đặt tay của giám mục, anh em trở nên một Alter Christus, nghĩa là một Chúa Kitô thứ hai, để phục vụ Chúa và Giáo Hội với 3 chức năng: Rao giảng, thánh hóa và lãnh đạo cộng đoàn. Như vậy, anh em sẽ thực hiện linh đạo của một người linh mục giáo phận, đó là nên thánh trong mục vụ khi thi hành ba chức năng: Rao giảng, thánh hóa và lãnh đạo cộng đoàn.
Cuối cùng, tất cả các tiến chức phó tế và linh mục thân mến. Ước gì từng giây từng phút và xuyên suốt đời mình, anh em luôn cảm nghiệm được lòng Chúa thương xót để có thể nói được như thánh Phaolô tông đồ: “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng mình vì tôi”.
Xin cầu chúc cho các tân chức hôm nay được quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa với quyết tâm sẵn sàng dấn thân phục vụ anh em đồng loại, với một lòng yêu mến được kín múc từ Chúa Giêsu, vị linh mục thượng tế tối cao, mà anh em hằng ngày càng gắn bó đặc biệt trong những giờ kinh nguyện. Xin Đức Mẹ Tàpao luôn ở với anh em, đồng hành với anh em trong sứ vụ sắp tới. Amen.
Sau phần huấn dụ, Đức cha Phong chức Phó tế cho các tiến chức.
Sau đó là nghi thức phong chức Linh mục. Các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Cầu Các Thánh. Tiến chức nằm phủ phục dưới đất với cảm thức sâu xa về “cái bình sành dễ vở” nơi con người của mình.Thân phận con người với những giới hạn của bản thân luôn mỏng dòn, yếu đuối. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh và lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa mà tiến chức đón nhận thánh chức Linh mục.
Đức cha Giuse đã đặt tay lên đầu 10 Phó tế, lần lượt từng linh mục đặt tay trên đầu tiến chức. Với lời nguyện phong chức, các Phó tế đã trở thành Linh mục. Bà cố các tân chức tiến lên dâng áo lễ. Đức Giám Mục trao cho mỗi tân chức phẩm phục, các linh mục nghĩa phụ giúp con mặc áo lễ. Rồi mỗi tân Linh mục đến trước bàn thờ để được ĐGM xức dầu thánh hiến đôi tay và được trao chén thánh. Từng tân chức đón nhận cử chỉ “trao bình an” bắt tay thân ái từ Giám mục và cha Tổng đại diện, các cha đồng tế.
Với tư cách là Linh mục, các tân chức cùng đồng tế Thánh lễ trong phần Phụng vụ Thánh Thể.
Cuối thánh lễ, đại diện các tân chức cám ơn Đức cha, quý cha và cộng đoàn. Bó hoa tươi thắm dâng lên Đức cha, cha tổng, cha giám đốc, cha quản hạt phan thiết với lòng hiếu thảo tri ân.
Mỗi lần dự lễ phong chức là mỗi lần dân Chúa mong ước giống như Thánh Phêrô qua những lời khuyên rất thực tế, sâu sắc và cảm động của ngài: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó… lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1 Pr 5,2-3).
Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp: tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu (x.Ga 13,23). Linh mục là người dựa đầu vào Trái Tim Chúa Giêsu. Theo gương Thánh Gioan, nhiều linh mục đã dựa lòng mình vào Trái Tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước nhan thánh Chúa.
Linh mục là một hồng ân và là một huyền nhiệm. Là một hồng ân nên cần phải tạ ơn Chúa. Là một huyền nhiệm nên cần phải khám phá và quý trọng. Chúa Giêsu thiết lập chức Linh mục là vì và cho dân Chúa. Chức Linh mục đòi hỏi rất nhiều nơi các Linh mục, trong khi đó bản thân các Linh mục lại rất yếu đuối và giới hạn. Hãy cảm thông và cầu nguyện cho các Linh mục. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ xin cho Giáo Hội có nhiều Linh mục theo gương Chúa Giêsu.
Xin gửi đến bài thơ sáu câu của Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng như là lời khuyên nhủ của ngài dành cho 18 tân chức.
Ngày ngày cầu nguyện chăm chuyên.
Tôn thờ Thánh Thể đặt lên hàng đầu.
Thánh Kinh phải được đào sâu.
Mân Côi kính Mẹ khẩn cầu chớ quên.
Trông nom mục vụ ưu tiên.
Tỏa lan đức ái lời khuyên Tin mừng.
Ước mong các tân chức luôn ghi nhớ, hồng ân linh mục và phó tế là quà tặng và mầu nhiệm mà Chúa trao ban cho mình. Xin Đức Mẹ là Mẹ của các Linh mục luôn gìn giữ và ban ơn cho các tân chức trong ngày trọng đại này và mãi mãi, để các ngài trở nên một Giêsu thứ hai con của Mẹ. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tân Linh mục Phanxicô Xaviê KBrôl là người dân tộc K'Ho. - LM Nguyễn Hữu An
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
22:02 20/01/2022
Giáo phận Phan thiết có tân Linh mục Phanxicô Xaviê K'Brôl, người Dân tộc K'Ho.
Ngày 20.1.2022, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng chủ sự thánh lễ phong chức 8 Phó tế và 10 Linh mục Giáo phận Phan thiết.
Trong các tân chức, có tân Linh mục Phanxicô Xaviê K'Brôl, người Dân tộc K'Ho. Một ơn gọi thật đặc biệt.
Tôi gặp cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng là nghĩa phụ của cha K’Brol và tìm hiểu đôi nét.
Xem Hình
K’Brol tốt nghiệp Đại học Quản trị Kinh doanh Tây Nguyên năm 2006, xin việc làm khắp nơi mà không nơi nào nhận nên đành phải về nhà làm rẫy tại Thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh. “Thôn Duệ có 319 hộ, 1505 khẩu, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây nguyên theo đạo Công Giáo. Đời sống của bà con trong thôn dựa trên việc canh tác 180 ha cà phê và 93,5 ha lúa nước trồng 02 vụ” (x. bdvtu.lamdong.dcs.vn).
Lúc cha Hoàng làm Giám đốc Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao, ngài đang xây dựng con đường lên núi và kêu gọi anh chị em thôn Duệ xuống giúp vác đá, ximăng và những công việc nặng nhọc. Năm 2008, K’Brol cùng thanh niên trai tráng đang nhiệt thành vác đá lên núi. Cha Hoàng gặp gỡ động viên.
- Các bạn khoe: làng chúng con có người anh em tốt nghiệp đại học nè cha.
- Oh, chúc mừng con, tốt nghiệp đại học sao không đi làm?
- Dạ, con nộp đơn nhiều nơi mà không chỗ nào nhận hết cha ơi.
- Vì sao? Vì con lùn quá mà!
Cả nhóm thanh niên cười vui vẻ quên hết mệt mỏi.
- Cha Hoàng nhìn tướng mạo và ngạc nhiên: bàn chân con có 6 ngón đều đặn, vị chi 2 bàn chân có 12 ngón, dị tướng đấy! Vậy con có muốn đi tu không?
- Dạ muốn, nhưng để con 6 tháng suy nghĩ đã.
- Tại sao phải 6 tháng? Vì con uống rượu nhiều lắm ạ. Muốn đi tu phải cai rượu chứ!
- Vậy con hãy lên linh đài khấn xin với Mẹ Tàpao đi.
- Dạ con xin vâng. Nhưng mà con lùn vậy sợ người ta không nhận!
- Con đừng lo, Chúa không chê Giakêu lùn, huống chi con luôn vui vẻ với cái thấp bé của mình chứ. Yên tâm đi.
Giữ đúng lới hứa, 6 tháng sau, K’Brol trở lại Tàpao và ngỏ lời xin đi tu.
Cha Hoàng vui mừng lắm luôn, đưa mẫu đơn dự thi Chủng viện Thánh Nicôla Phan thiết và lo cho k’Brol chuyển hộ khẩu về Tư tề.
Vào Chủng viện Nicola 3 năm. Thầy K’Brol về ở với tôi, giúp xứ Kim ngọc 1 năm.
Rồi Thầy vào Đại Chủng viện Xuân lộc. Trải qua 8 năm tu học, Thầy tốt nghiệp và được Đức Giám Mục sai về phục vụ Giáo Họ Phan Sơn Hạt Bắc Tuy.
Ngày 28-1-2021, Đức cha Giuse đã đặt tay chức Phó tế cho Thầy tại Nhà thờ Chính toà Phan thiết. Sau đó, ngài lại gửi Thầy đến phục vụ Giáo Họ Phan Sơn trực thuộc Giáo xứ Hoà thuận.
Sau ngày phong chức linh mục, có 1 tháng “trăng mật” dành cho các tân chức, cha K’Brol sẽ được Đức cha bổ nhiệm về phục vụ tại họ Phan Sơn - Giáo Họ có 40 gia đình với 114 giáo dân. “Phan Sơn là một xã miền núi của huyện Bắc Bình, cách trung tâm huyện khoảng 40 km về phía Tây Bắc, phía Đông giáp xã Phan Lâm, phía Nam giáp xã Sông Bình, phía Tây – Tây Bắc giáp xã Tam Bố - Di Linh – Lâm Đồng, phía Bắc giáp xã Ninh Loan – Đức Trọng – Lâm Đồng.Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, có nhiều sông suối chảy qua. Dân số toàn xã: 940 hộ/ 4.230 khẩu, hộ nghèo 81 hộ/ 265 khẩu, hộ cận nghèo 324 hộ/ 1.324 khẩu, trong đó dân tộc Rắc lay chiếm 54 %, dân tộc K’ Ho chiếm 46 %, còn lại dân tộc khác 5 %( kinh, chăm, Tày, Nùng, Hoa, Mường…) trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, thu nhập chính của nông dân chủ yếu dựa vào trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chính”.(x.bacbinh.binhthuan.gov.vn).
Tân Linh mục K’Brol là một người rất đơn sơ. Cha Hoàng kể chuyện: một chuyến du lịch Đà lạt. Khi cả đoàn mua vé vào cổng cho người lớn, K’Brol không mặc cảm mà rất tự nhiên nói: tôi là thiếu nhi nên không cần vé vào cổng. Phải rất đơn sơ mới vui vẻ nhận sự thấp bé của mình. K’Brol luôn xem mình là Giakêu được Chúa thương ghé thăm nhà và ban ơn cứu độ.
Nhìn lại hành trình ơn gọi của tân linh mục K’Brol để thấy ơn Chúa thật diệu kỳ. Năm nay 45 tuổi đời, 14 năm tuổi tu, cha K’Brol sẽ đến phục vụ đồng bào của mình trong sứ vụ linh mục. Nhờ ơn Đức Mẹ Tàpao, ngài đã bền đỗ trong hành trình ơn gọi cao quý. Xin Mẹ Tàpao nâng đỡ ban ơn cho ngài hoàn thành sứ vụ mục tử nơi ngài được sai đến phục vụ.
Qua Bí Tích Truyền Chức, người Linh mục được thánh hiến thuộc trọn về Chúa. Từ nay Linh mục được trao ban những sứ vụ chính yếu là rao giảng Tin mừng, cử hành các Bí tích và dẫn dắt đoàn chiên Chúa giao phó. Linh mục là người quy tụ mọi người trong Đức Kitô Giêsu, xây dựng cộng đồng, mở rộng cộng đồng ấy và liên kết với mọi cộng đồng trên thế giới.
Linh mục được Thiên Chúa hiến thánh để tham dự đặc biệt vào chức linh mục của Chúa Kitô. Với nhiệm vụ cử hành các việc thánh, linh mục hành động như những thừa tác viên của Đấng, nhờ Thánh Thần, vẫn không ngừng thi hành chức vụ để mưu ích cho chúng dân Chúa. Nhờ phép rửa, Linh mục dẫn đưa con người gia nhập vào Dân Thiên Chúa. Nhờ Bí tích thống hối, Linh mục giao hòa tội nhân với Thiên Chúa và Hội Thánh. Nhờ việc Xức dầu bệnh nhân, Linh mục xoa dịu những ai đang đau đớn. Nhất là nhờ việc cử hành Thánh lễ, Linh mục tiến dâng hy lễ của Đức Kitô cách Bí tích. Như thế, tiệc Thánh Thể là trung tâm của cộng đoàn tín hữu mà chủ sự là Linh mục. Ngoài ra, kinh Nhật Tụng hay Phụng Vụ Các Giờ Kinh làm cho Linh mục kéo dài thánh lễ suốt ngày, đồng thời qua đó, các Linh mục nhân danh Giáo Hội, thành khẩn cầu cùng Thiên Chúa cho toàn dân đã được trao phó cho các Ngài, và hơn nữa, các Ngài cầu cho toàn thể thế giới.
Lạy Mẹ Maria, xin cho chúng con là các linh mục, học được nơi Mẹ tinh thần đơn sơ, khiêm nhường, tự xóa mình để có thể yêu Chúa và thương tha nhân một cách vị tha hơn. Xin cho chúng con nhận ra tinh thần đơn sơ, khiêm nhường và tự xóa mình là nền tảng để có thể yêu thương đích thực và cũng là nền tảng cho mọi nhân đức. Xin cho các linh mục sống được tinh thần ấy để các linh mục cũng xứng đáng được Chúa ân thưởng hạnh phúc vĩnh cửu như Mẹ. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Ngày 20.1.2022, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng chủ sự thánh lễ phong chức 8 Phó tế và 10 Linh mục Giáo phận Phan thiết.
Trong các tân chức, có tân Linh mục Phanxicô Xaviê K'Brôl, người Dân tộc K'Ho. Một ơn gọi thật đặc biệt.
Tôi gặp cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng là nghĩa phụ của cha K’Brol và tìm hiểu đôi nét.
Xem Hình
K’Brol tốt nghiệp Đại học Quản trị Kinh doanh Tây Nguyên năm 2006, xin việc làm khắp nơi mà không nơi nào nhận nên đành phải về nhà làm rẫy tại Thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh. “Thôn Duệ có 319 hộ, 1505 khẩu, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây nguyên theo đạo Công Giáo. Đời sống của bà con trong thôn dựa trên việc canh tác 180 ha cà phê và 93,5 ha lúa nước trồng 02 vụ” (x. bdvtu.lamdong.dcs.vn).
Ơn gọi của cha K’Brol khởi từ linh địa Tàpao, nhờ Mẹ đến với Chúa. Con của Mẹ nay được làm Linh mục của Chúa.
Lúc cha Hoàng làm Giám đốc Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao, ngài đang xây dựng con đường lên núi và kêu gọi anh chị em thôn Duệ xuống giúp vác đá, ximăng và những công việc nặng nhọc. Năm 2008, K’Brol cùng thanh niên trai tráng đang nhiệt thành vác đá lên núi. Cha Hoàng gặp gỡ động viên.
- Các bạn khoe: làng chúng con có người anh em tốt nghiệp đại học nè cha.
- Oh, chúc mừng con, tốt nghiệp đại học sao không đi làm?
- Dạ, con nộp đơn nhiều nơi mà không chỗ nào nhận hết cha ơi.
- Vì sao? Vì con lùn quá mà!
Cả nhóm thanh niên cười vui vẻ quên hết mệt mỏi.
- Cha Hoàng nhìn tướng mạo và ngạc nhiên: bàn chân con có 6 ngón đều đặn, vị chi 2 bàn chân có 12 ngón, dị tướng đấy! Vậy con có muốn đi tu không?
- Dạ muốn, nhưng để con 6 tháng suy nghĩ đã.
- Tại sao phải 6 tháng? Vì con uống rượu nhiều lắm ạ. Muốn đi tu phải cai rượu chứ!
- Vậy con hãy lên linh đài khấn xin với Mẹ Tàpao đi.
- Dạ con xin vâng. Nhưng mà con lùn vậy sợ người ta không nhận!
- Con đừng lo, Chúa không chê Giakêu lùn, huống chi con luôn vui vẻ với cái thấp bé của mình chứ. Yên tâm đi.
Giữ đúng lới hứa, 6 tháng sau, K’Brol trở lại Tàpao và ngỏ lời xin đi tu.
Cha Hoàng vui mừng lắm luôn, đưa mẫu đơn dự thi Chủng viện Thánh Nicôla Phan thiết và lo cho k’Brol chuyển hộ khẩu về Tư tề.
Vào Chủng viện Nicola 3 năm. Thầy K’Brol về ở với tôi, giúp xứ Kim ngọc 1 năm.
Rồi Thầy vào Đại Chủng viện Xuân lộc. Trải qua 8 năm tu học, Thầy tốt nghiệp và được Đức Giám Mục sai về phục vụ Giáo Họ Phan Sơn Hạt Bắc Tuy.
Ngày 28-1-2021, Đức cha Giuse đã đặt tay chức Phó tế cho Thầy tại Nhà thờ Chính toà Phan thiết. Sau đó, ngài lại gửi Thầy đến phục vụ Giáo Họ Phan Sơn trực thuộc Giáo xứ Hoà thuận.
Sau ngày phong chức linh mục, có 1 tháng “trăng mật” dành cho các tân chức, cha K’Brol sẽ được Đức cha bổ nhiệm về phục vụ tại họ Phan Sơn - Giáo Họ có 40 gia đình với 114 giáo dân. “Phan Sơn là một xã miền núi của huyện Bắc Bình, cách trung tâm huyện khoảng 40 km về phía Tây Bắc, phía Đông giáp xã Phan Lâm, phía Nam giáp xã Sông Bình, phía Tây – Tây Bắc giáp xã Tam Bố - Di Linh – Lâm Đồng, phía Bắc giáp xã Ninh Loan – Đức Trọng – Lâm Đồng.Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, có nhiều sông suối chảy qua. Dân số toàn xã: 940 hộ/ 4.230 khẩu, hộ nghèo 81 hộ/ 265 khẩu, hộ cận nghèo 324 hộ/ 1.324 khẩu, trong đó dân tộc Rắc lay chiếm 54 %, dân tộc K’ Ho chiếm 46 %, còn lại dân tộc khác 5 %( kinh, chăm, Tày, Nùng, Hoa, Mường…) trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, thu nhập chính của nông dân chủ yếu dựa vào trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chính”.(x.bacbinh.binhthuan.gov.vn).
Tân Linh mục K’Brol là một người rất đơn sơ. Cha Hoàng kể chuyện: một chuyến du lịch Đà lạt. Khi cả đoàn mua vé vào cổng cho người lớn, K’Brol không mặc cảm mà rất tự nhiên nói: tôi là thiếu nhi nên không cần vé vào cổng. Phải rất đơn sơ mới vui vẻ nhận sự thấp bé của mình. K’Brol luôn xem mình là Giakêu được Chúa thương ghé thăm nhà và ban ơn cứu độ.
Nhìn lại hành trình ơn gọi của tân linh mục K’Brol để thấy ơn Chúa thật diệu kỳ. Năm nay 45 tuổi đời, 14 năm tuổi tu, cha K’Brol sẽ đến phục vụ đồng bào của mình trong sứ vụ linh mục. Nhờ ơn Đức Mẹ Tàpao, ngài đã bền đỗ trong hành trình ơn gọi cao quý. Xin Mẹ Tàpao nâng đỡ ban ơn cho ngài hoàn thành sứ vụ mục tử nơi ngài được sai đến phục vụ.
Qua Bí Tích Truyền Chức, người Linh mục được thánh hiến thuộc trọn về Chúa. Từ nay Linh mục được trao ban những sứ vụ chính yếu là rao giảng Tin mừng, cử hành các Bí tích và dẫn dắt đoàn chiên Chúa giao phó. Linh mục là người quy tụ mọi người trong Đức Kitô Giêsu, xây dựng cộng đồng, mở rộng cộng đồng ấy và liên kết với mọi cộng đồng trên thế giới.
Linh mục được Thiên Chúa hiến thánh để tham dự đặc biệt vào chức linh mục của Chúa Kitô. Với nhiệm vụ cử hành các việc thánh, linh mục hành động như những thừa tác viên của Đấng, nhờ Thánh Thần, vẫn không ngừng thi hành chức vụ để mưu ích cho chúng dân Chúa. Nhờ phép rửa, Linh mục dẫn đưa con người gia nhập vào Dân Thiên Chúa. Nhờ Bí tích thống hối, Linh mục giao hòa tội nhân với Thiên Chúa và Hội Thánh. Nhờ việc Xức dầu bệnh nhân, Linh mục xoa dịu những ai đang đau đớn. Nhất là nhờ việc cử hành Thánh lễ, Linh mục tiến dâng hy lễ của Đức Kitô cách Bí tích. Như thế, tiệc Thánh Thể là trung tâm của cộng đoàn tín hữu mà chủ sự là Linh mục. Ngoài ra, kinh Nhật Tụng hay Phụng Vụ Các Giờ Kinh làm cho Linh mục kéo dài thánh lễ suốt ngày, đồng thời qua đó, các Linh mục nhân danh Giáo Hội, thành khẩn cầu cùng Thiên Chúa cho toàn dân đã được trao phó cho các Ngài, và hơn nữa, các Ngài cầu cho toàn thể thế giới.
Lạy Mẹ Maria, xin cho chúng con là các linh mục, học được nơi Mẹ tinh thần đơn sơ, khiêm nhường, tự xóa mình để có thể yêu Chúa và thương tha nhân một cách vị tha hơn. Xin cho chúng con nhận ra tinh thần đơn sơ, khiêm nhường và tự xóa mình là nền tảng để có thể yêu thương đích thực và cũng là nền tảng cho mọi nhân đức. Xin cho các linh mục sống được tinh thần ấy để các linh mục cũng xứng đáng được Chúa ân thưởng hạnh phúc vĩnh cửu như Mẹ. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Văn Hóa
Henri de Lubac, Hồng Y Thần Học Gia, Chuyên Viên Vatican II, Bênh vực Thành công Pierre Teilhard de Chardin, 9
Vũ Văn An
21:29 20/01/2022
Những năm cuối đời ở Paris
Năm 1974, Dòng Tên đóng cửa trường trung học và trường đại học ở Lyons-Fourvière, và de Lubac một lần nữa chuyển đến Paris, nơi ngài đã sống những năm cuối đời. Mặc dù tuổi đã cao, Henri de Lubac có năng khiếu sáng tạo đáng kinh ngạc. Ngài vẫn có thể hoàn thành một loạt các dự án sách. Mãi đến tháng 10 năm 1986, ngài mới bị đột quỵ, mặc dù nó để lại dấu ấn về thể chất cho ngài, nhưng không làm giảm đi sự hiện diện của tâm trí ngài. Một cơn đột quỵ thứ hai vào mùa Vọng năm 1989 đã khiến ngài hoàn toàn mất khả năng nói.
Đối với de Lubac, những năm 1970 cũng bị phủ mờ bởi nhiều thất vọng. Ngài từng giúp đỡ rất nhiều cách để chuẩn bị cho Công đồng Vatican II và chỉ vài năm trước đó từng phải tự bảo vệ mình trước cáo buộc rằng ngài là một nhà canh tân, vậy mà giờ đây ngài đột nhiên bị coi là người đề xướng một nền thần học cũ kỹ, bị coi là lỗi thời.
Các thất vọng
Vào sinh nhật thứ tám mươi của ngài, ngày 20 tháng 2 năm 1976, de Lubac nhận được một bức thư viết tay (1) của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Ngài trình thư ấy cho bề trên nhà xem, nhưng vị này thậm chí không muốn nhìn nó, và cả Cha Giám Tỉnh của ngài cũng không đọc nó. De Lubac rất đau buồn vì sự thiếu quan tâm, nhưng thậm chí còn đau buồn hơn bởi các rắc rối nó gây ra, vì bức thư rõ ràng được soạn theo cung cách người viết ở Rome nuốn rằng người nhận thư sẽ để cho bề trên của mình đọc nó. Rồi, khi chủ bút tờ France catholique (Nước Pháp Công Giáo) biết sự hiện hữu của bức thư không có sự giúp đỡ của de Lubac, nên đã yêu cầu de Lubac công bố nó, de Lubac nhận được ngay sự cho phép của bề trên. Ngày 25 tháng 3 năm 1977, bức thư được công bố. Trong bản tin hàng tháng của Dòng Tên dành cho tháng Năm cùng năm đó, chỉ có một thông báo ngắn gọn về nó. Tất nhiên, điều này tạo ấn tượng cho rằng chính de Lubac đã thiếu thận trọng khi cho công bố nó.
Một thí dụ khác: Năm 1978, các biên tập viên của Sources chrétiennes yêu cầu de Lubac viết phần dẫn nhập thần học cho ấn bản dự kiến của De sacerdotio (Về Chức linh mục), của Thánh Gioan Kim Khẩu, bản trình bày quan trọng đầu tiên về thần học của thừa tác vụ linh mục. De Lubac đã soạn một bản văn, trong đó ngài tự giới hạn vào việc thảo luận về các khía cạnh tín điều trong tác phẩm của vị Tổng Giám mục vĩ đại của Constantinople và chỉ tình cờ đề cập đến các khía cạnh tâm linh và thần học. Do đó, de Lubac nhấn mạnh đến tính liên tục của việc khai triển thần học về chức linh mục từ nguồn gốc Tân Ước trở đi. De Lubac bác bỏ luận điểm cho rằng trong quá trình lịch sử Giáo hội, lối hiểu chức linh mục đã bị làm ra sai lệch và rằng, giữa chứng tá Tân Ước và Thánh Gioan Kim Khẩu, điều ban đầu là thừa tác viên Lời Chúa đã trở thành một thừa tác viên phụng tự, nghĩa là tư tế theo nghĩa ngoại giáo. Ngài cũng không quên đề cập đến việc, theo Thánh Kim Khẩu cũng như trong suốt Truyền thống của Giáo hội, việc hạn chế chức linh mục vào giới tính nam mà thôi không phải là giới luật của Giáo hội, mà là một quyền thần linh, được thiết lập dựa trên ý muốn của Chúa Giêsu khi ngài thiết lập bí tích, với linh mục đại diện cho Chúa Kitô, Chàng Rể của Giáo Hội. Sau đó, khi cuốn sách xuất hiện, vào năm 1978, với số 272 trong loạt Sources chrétiennes, phần dẫn nhập thần học của de Lubac không có trong đó. Một nhóm người có ảnh hưởng đã phản đối nó. De Lubac không muốn gây trở ngại thêm, nên đã rút bản thảo của mình và xuất bản nó dưới hình thức một tiểu luận trên một tạp chí học thuật (2).
Trong khi de Lubac được những người đề xướng xu hướng tự cho là tiến bộ coi như một nhà thần học nay đã trở nên lỗi thời một cách vô vọng, thì trái lại, không thiếu những nhà phê bình cho rằng ngài phải chịu trách nhiệm chính đối với việc phát khởi cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội. Năm 1975, một ai đó đã gửi bưu điện cho de Lubac các bản sao các đoạn trích từ cuốn sách có tựa đề Gethsemane, của Tổng Giám mục Genoa, Đức Hồng Y Siri. Đức Hồng Y đã tố cáo “lương tâm lịch sử”, “khoa diễn giải” và “quy chiếu hiện sinh” như các dấu hiệu của một nền thần học dẫn đến sự hủy diệt, mà de Lubac chủ yếu phải chịu trách nhiệm, cùng với Karl Rahner và Jacques Maritain. De Lubac kiên quyết bảo vệ mình trước những cáo buộc này trong một bức thư ngày 15 tháng 11 năm 1975, “với việc bày tỏ sự kinh ngạc đau buồn của tôi”. Tuy không thảo luận với Đức Hồng Y Siri, de Lubac đề cập đến việc Đức Giáo Hoàng Piô XII chấp thuận và việc Etienne Gilson đánh giá cao việc làm của ngài. Lời yêu cầu của De Lubac rằng Đức Hồng Y Siri nên công khai rút lại các tố cáo của mình đã không được đáp ứng. Thay vào đó, Gethsemane cũng đã được dịch sang tiếng Pháp và các ngôn ngữ khác (3).
Các công trình sau cùng
Từ danh sách các ấn phẩm của de Lubac trong những năm 1970, chúng ta nên chọn hai tác phẩm đặc thù đề cập đến hai nhân cách hoàn toàn khác nhau trong lịch sử thần học. Không ai trong số họ được đánh giá đúng đắn cho đến lúc đó: Gioakim thành Fiore, liên quan tới lịch sử ảnh hưởng của ông, và Pico della Mirandola (4) liên quan tới cảm thức giáo hội và tính chính thống không thể chối cãi của ông. Cuốn Pico de la Mirandole được xuất bản năm 1974 và cuốn La postérité Spirituelle de Joachim de Fiore (Hậu duệ Tinh thần của Gioakim thành Fiore) năm 1979-1981. Cả hai tác phẩm đều không có bản dịch tiếng Anh.
Mặc dù có một loạt sách chuyên khảo gần đây về Pico, de Lubac vẫn coi ông bị hiểu lầm như mọi khi. Ngài nhận thấy ngay các sử gia rất có lương tâm của thời kỳ Phục hưng cũng thiếu hiểu biết thực sự về nhà nhân bản Kitô giáo vĩ đại này, một thiếu sót mà trước đây ngài đã chỉ ra liên quan đến Erasmus thành Rotterdam. De Lubac viết, tài liệu dùng cho chuyên khảo về Pico của ngài được thu thập trong suốt bốn mươi năm, trong đó ngài đặc biệt thích tiếp xúc với “người bạn trẻ mãi không già” này của mình khi rảnh rỗi. De Lubac nhìn thấy ở Pico hình ảnh đại biểu cho một triết gia Công Giáo thực sự, người coi trọng việc Nhập thể trong những hệ quả sâu rộng của nó và từng chút một đưa nó vào tư tưởng triết học của mình. Pico không chỉ ủng hộ Origen một cách cuồng nhiệt mà, trái ngược với cách hiểu thời trung cổ về việc kết án Origen, đã bảo vệ luận điểm cho rằng Origen đã được cứu rỗi hợp lý hơn là bị trầm luân; Pico là một trong những người hiểu được yếu tính của việc giải thích Kinh thánh do Thánh Phaolô và các Giáo phụ sáng lập dựa trên nguyên tắc diễn giải này là Cựu ước và Tân ước được nối kết với nhau, đồng thời cũng áp dụng nó vào thực hành. Trong khi de Lubac ủng hộ những nhà tư tưởng như Origen và Pico một cách không dè dặt và không giấu giếm thiện cảm của mình với họ, thì mối liên hệ của ngài với Gioakim thành Fiore lại khá có tính lưỡng nghĩa.
Trước đó, trong cuốn thứ ba của bộ Exégèse médiévale, de Lubac đã trình bày giáo huấn của Gioakim liên quan đến các nguyên tắc giải thích Kinh thánh của ông này. Vào cuối thập niên 1970, ngài đã có thể hoàn thành một chuyên khảo hai cuốn, sử dụng các tài liệu phong phú về lịch sử ảnh hưởng của Gioakim mà ngài đã thu thập được. De Lubac thú nhận, thoạt đầu, công trình của vị đan viện trưởng Calabria đặc biệt này, sự độc đáo mạnh mẽ trong việc chú giải cũng như bề dầy các viễn kiến của vị này làm ngài say mê. Và thậm chí ngài còn sẵn sàng thừa nhận “rằng một kiểu chủ nghĩa bán Gioakim... trái lại, là việc tìm kiếm dò dẫm điều phải được coi như sự phát triển bình thường của truyền thống Công Giáo... sự khám phá của chính Giáo hội, trong suốt cuộc lữ hành của mình, về tính sinh hoa kết trái vĩnh viễn của Tin Mừng, từ đó, với mỗi hoàn cảnh mới, Giáo hội đều rút ra được,... nova et vetera [những điều mới và những điều cũ]”. Tuy nhiên, cuối cùng ngài nhìn thấy nơi tác giả này và đặc biệt nơi những người thừa kế trí tuệ của vị này, quả trái ngược hoàn toàn với Pico, những hiểu lầm căn bản mang tính linh đạo về sứ điệp Kinh thánh, những hiểu lầm đã bác bỏ hoặc giảm thiểu Mầu nhiệm Nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa trong lịch sử. Và vì vậy phán đoán cuối cùng của de Lubac là một phán đoán nghiêm khắc, trong đó ngài nhìn nhận rằng các xu hướng thế tục hóa trong Giáo hội và sự phát triển đi lên của các không tưởng xã hội ở trong nó cuối cùng là di sản của Gioakim hoặc của những người thừa kế trí tuệ của vị này (xem Phục Vụ Giáo Hội, trang 157).
De Lubac: Một nhà thần học nói chuyện về Chữ nghĩa và Tinh thần của Công đồng
Vào thập niên 1980, việc phỏng vấn cũng trở thành một cái mốt trong cả thần học nữa. Henri de Lubac cũng vậy, lúc đó đã gần chín mươi tuổi, đã để mình được phỏng vấn bởi giáo sư người Ý Angelo Scola nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày kết thúc Công đồng (5).
Những phán đoán và hồi ức được đưa ra một cách tự nhiên theo phong cách tự do trong cuộc trò chuyện này trùng lắp trong nhiều khía cạnh với những gì de Lubac đã ghi lại trong cuốn hồi ký, At the Service of the Church [Phục vụ Giáo Hội] của ngài.
Cuộc phỏng vấn trước tiên đề cập đến lịch sử tiền Công đồng. De Lubac nhắc lại sự đổi mới thần học qua việc quay trở lại các nguồn: Sách Thánh và thần học của các Giáo phụ. Ngài tóm tắt lại cuộc tranh luận về cuốn Surnaturel và Thông điệp Humani generis và tuyên bố rằng Công đồng quả đã vượt qua thuyết nhị nguyên giữa tự nhiên và ân sủng bằng cách nói minh nhiên về cứu cánh sau cùng của con người: Thiên Chúa.
Các chủ đề về giáo hội học chiếm phần lớn trong cuộc thảo luận. Theo ý kiến của de Lubac, ngay cả Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen gentium cũng nhận được quá ít chú ý. Trong khi Công đồng nhấn mạnh rằng Giáo hội, trong yếu tính, là một mầu nhiệm, được thiết lập dựa trên công trình của Chúa Kitô, và lấy đây làm điểm xuất phát trong việc giải thích cấu trúc bí tích của Giáo Hội, de Lubac có ấn tượng rằng các vấn đề hoàn toàn về tổ chức bên ngoài đã lọt vào ánh đèn sân khấu do áp lực từ một cách nhìn Giáo hội chỉ có tính xã hội học. Trong bối cảnh này, thậm chí ngài còn cảnh báo chống lại việc quá nhấn mạnh tới các hội đồng giám mục quốc gia và các cơ quan hành chính của họ.
Cuối cùng nhưng không kém phần kích thích tư duy là những nhận xét của de Lubac về khoa chú giải và khoa diễn giải và tuyên bố của ngài rằng hiến chế Dei Verbum, vốn “cũng là một bản văn về Truyền thống”, đã không được nghiên cứu và thẩm hóa một cách đầy đủ. Sự tổng hợp được văn kiện đòi hỏi giữa nghiên cứu các Sách thánh về phương diện lịch sử và việc giải thích thần học-linh đạo về chúng vẫn chưa được hoàn tất. Hơn nữa, hiến chế này còn nói tới “Cựu và Tân Ước vốn giải thích lẫn nhau. Tuy nhiên, trên hết, nó là một bản văn về đặc tính bản vị của mạc khải thần linh trong Chúa Giêsu Kitô” (EVII, trang 87; xem ATS, trang 31).
Newman, Erasmus và một biểu tượng của Chúa Kitô
Chúng ta sẽ kết thúc phần tổng quan này về cuộc đời của de Lubac với hai đề mục trích từ nhật ký của tác giả người Pháp Julien Green (6), người, mặc dù chỉ kém nhà thần học bốn tuổi, đã trực tiếp gặp ngài lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1978 và rất nhanh chóng tiến đến chỗ trọng kính ngài. Về phần mình, de Lubac thừa nhận rằng ngài thích đọc các sách của Green. Green, người có cuộc sống đầy sóng gió bao gồm hai lần trở lại đức tin Công Giáo, đã ghi lại các ấn tượng của ông. Mục viết ngày 16 tháng 5 năm 1978, như sau: “Cách đây vài ngày, có tới thăm Cha de Lubac, người mà tôi không hề quen biết và người đã chào đón tôi với vẻ lịch sự duyên dáng vào căn phòng nhỏ của ngài trên tầng năm của một tòa nhà hiện đại ở Rue de Sevres. Nhiều cuốn sách được xếp dọc các bức tường, nhưng ít hơn tôi mong đợi. Dáng người mảnh khảnh, mặc đồ đen, đường nét thanh tú, đôi mắt màu xanh lam tuyệt đẹp và biểu cảm quyến rũ, tỏa ra sức mạnh dịu dàng và ôn hòa. Ngài nói với tôi ngài hết sức ngưỡng mộ Newman” (7).
Green cảm thấy cuộc trò chuyện đầu tiên này vẫn còn một chút ngập ngừng, nhưng ông đã tạm biệt, hy vọng sẽ gặp lại nhau. Nhiều cuộc trò chuyện đã diễn ra sau đó. Đây chỉ là một đoạn trích trong cuốn nhật ký ngày 20 tháng 11 năm 1978:
“Vào cuối buổi chiều, tôi tìm gặp Cha de Lubac. Tôi thấy ngài trong căn phòng nhỏ nơi ngài làm việc. Thoạt đầu hơi mệt mỏi, nhưng thân thương đến mê hồn... trong kiểu trang trí rất đơn giản này bao gồm những cuốn sách, trong đó tôi thấy có bản sao một bức ảnh Chúa Kitô tuyệt vời của Nga, và xa hơn nữa, dựa vào những cuốn sách, là bức chân dung của Erasmus (8). Sau đó, khi nói về Công đồng, vị linh mục đột nhiên và tích cực tươi hẳn nét mặt và trẻ lại một cách lạ thường. Người đàn ông cao lớn mặc đồ đen với khuôn mặt hẹp này để lộ ra cả một nền linh đạo... Ngài nói với tôi rằng ngài biết Công đồng, vì ngài đã cộng tác với ủy ban của công đồng, và rằng huyền thoại về Công đồng đã trở thành cố định trong công luận nhưng không hề đúng với thực tại. Điều được gọi là nhóm Rhineland thực sự bao gồm các nhà thần học lỗi lạc. Sự mơ hồ lẫn lộn chỉ chiếm ưu thế trong các sinh hoạt hậu công đồng. Pháp không bao giờ cử một nhà báo nghiêm túc đến Công đồng; họ luôn chỉ để ý tới những chữ hay hay (bon mot) hoặc giai thoại, những thứ thích hợp để cung cấp cho công chúng những chi tiết mầu mè. Sau đó, ngài nói thêm rằng trong thế giới ngày nay, việc cầu nguyện đã bị che khuất bởi hành động, như thể đó không phải là một điều khác với hành động. Ngài kỳ vọng rất nhiều vào Đức Gioan Phaolô II, người mà ngài biết rõ và là người có nghị lực và khôn ngoan được ngài kính trọng. Ngài nói với tôi ‘Giáo hội đang cựa quậy, nhưng Giáo Hội vốn đã luôn cựa quậy’”.
_____________________________________________________________________________
Ghi Chú
1 Bản văn của bức thư, bằng nguyên bản tiếng Latinh và bản dịch tiếng Anh, in trong ASC, trang 379-82.
2 Henri de Lubac, “Le Dialogue sur le sacerdoce de Saint Jean Chrysostome”, Nouvelle revue théologique 100 [“Cuộc Đối thoại về Chức Linh mục của Thánh Gioan Kim Khẩu”, Tân Tạp Chí Thần học 100] (1978): 822-31.
3 Đức Hồng Y Joseph Siri, Gethsemane: Reflections on the Contemporary Theological Movement [Diệtsimani: Suy tư về Phong trào Thần học Đương thời] (Chicago: Franciscan Herald Press, 1981).
4 Pico della Mirandola (1461-1494) là một nhà triết học thời Phục hưng. [Xem chương 3 cuốn Henri de Lubac, Theology in History: Part One: The Light of Christ [Henri de Lubac, Thần học trong Lịch sử: Phần Một: Ánh sáng của Chúa Kitô] (San Francisco: Ignatius Press, 1996)
5 Henri de Lubac, Entretien autour de Vatican II: Souvenirs et reflexions [Nói chuyện quanh Vatican II: Các hoài niệm và Suy tư] (ở đây được trích dẫn là EVII); Bản dịch tiếng Anh rút gọn: Henri de Lubac and Angelo Scola, De Lubac: A Theologian Speaks [Henri de Lubac và Angelo Scola: Một Nhà Thần học Lên tiếng](ATS).
6 Julien Green (1900-1998) là nhà văn Pháp; các nhật ký của ông từ những năm 1926 đến 1990 được xuất bản thành năm tập [mỗi tập có tựa là Nhật Ký với phụ đề] (1991-1995), trong các ấn bản tiếng Pháp và tiếng Đức; trích dẫn lấy từ cuốn 4 của ấn bản tiếng Đức (1994).
7John Henry Newman (1801-1890) là một nhà thần học người Anh và là người sáng lập ra Oratory (một hiệp hội linh mục). Năm 1845, ngài từ Anh giáo chuyển sang Công Giáo. Ngài được phong Hồng Y năm 1879. Tiểu luận của ngài về việc phát triển học thuyết Kitô giáo (1845) là tác phẩm tiên phong dẫn đến một lý thuyết về việc phát triển tín lý. Các bài giảng của ngài đặc biệt rất đáng đọc.
8 Erasmus von Rotterdam (1466-1536) là nhà nhân bản Kitô giáo quan trọng nhất [của thời kỳ Phục hưng]. Trong số những thành tựu khác của ông là ấn bản Tân Ước lần đầu tiên có phê phán. Ông tố cáo các lạm dụng trong Giáo Hội trước khi Luther làm việc này, mặc dù ông không chia sẻ quan điểm của Luther về sự công chính hóa, mà ông đã công kích trong tác phẩm năm 1524 của mình, De libero arbitrio [về ý chí tự do].
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASC Henri de Lubac, At the Service of the Church: Henri de Lubac Reflects on the Circumstances That Occasioned His Writings [Phục vụ Giáo Hội: Henri de Lubac Suy tư về các Hoàn cảnh dẫn đến các Bài viết của Ngài], bản tiếng Anh của Anne Elizabeth Englund (San Francisco: Ignatius Press, 1993).
AMT Henri de Lubac, Augustinianism and Modern Theology [Học thuyết Thánh Augustinô và Thần học Hiện đại], bản tiếng Anh của Lancelot C. Sheppard (New York: Herder and Herder, 1969).
ATS Henri de Lubac and Angelo Scola: A Theologian Speaks [Henri de Lubac và Angelo Scola: Một Nhà Thần học Lên tiếng (Los Angeles: Twin Circle Pub. Co., 1985) (Bản dịch tóm tắt của EVII).
Cath Henri de Lubac, Catholicism: Christ and the Common Destiny of Man [ Đạo Công Giáo: Chúa Kitô và Số phận chung của Con người], bản tiếng Anh của Lancelot C. Sheppard và Elizabeth Englund (San Francisco: Ignatius Press, 1988).
CPM Henri de Lubac, The Church, Paradox and Mystery [Giáo Hội, Nghịch lý và Mầu nhiệm] bản tiếng Anh của James R. Dunne (Staten Island, N.Y: Alba House, 1969).
CR Henri de Lubac, Christian Resistance to Anti-Semitism: Memories from 1940-1944 [Kitô giáo Phản kháng chống Bài Do Thái: Các Hoài niệm từ 1940-1944], bản tiếng Anh của Elizabeth Englund (San Francisco: Ignatius Press, 1990).
DAH Henri de Lubac, The Drama of Atheist Humanism [Bi kịch của Chủ nghĩa duy Nhân bản Vô thần], bản tiếng Anh của Edith Riley, Anne Englund Nash và Mark Sebanc (San Francisco: Ignatius Press, 1995).
DG Henri de Lubac, The Discovery of God [Khám phá Thiên Chúa], bản tiếng Anh của Alexander Dru (Grand Rapids, Mich: Eerdmans, 1996).
DH Denzinger / Hünermann, Enchiridion Symbolorum, Definitionum et statementum de rebus fidei et morum [Tóm lược các tín điều, định nghĩa tín lý và tuyên bố huấn quyền về các vấn đề đức tin và luân lý], ấn bản tiếng Đức-Latinh do Peter Hunermann biên tập (1991).
EVII Henri de Lubac, Entretien autour de Vatican II: Souvenirs et Réflexions [Nói chuyện quanh Vatican II: Các hoài niệm và Suy tư] (Paris: France Catholique-Cerf, 1985).
HS Henri de Lubac, History and Spirit: The Understanding of Scripture according to Origen [Lịch sử và Tinh thần: Sự hiểu biết Kinh thánh theo Origen] (San Francisco: Ignatius Press, 2007).
MS Henri de Lubac, The Mystery of the Supernatural (Mầu nhiệm Siêu nhiên] bản tiếng Anh của Rosemary Sheed (New York: Herder and Herder, 1967).
Mystik Henri de Lubac, “Christliche Mystik in Begegnung mit den Weltreligionen” [Huyền nhiệm học Kitô giáo trong cuộc gặp gỡ với các tôn giáo thế giới], trong J. Sudbrack, hiệu đính, Das Mysterium und die Mystik: Beiträge zu einer Theologie der christlichen Gotteserfahrung [Mầu nhiệm và Huyền nhiệm học: Các đóng góp vào thần học trải nghiệm Thiên Chúa của Kitô hữu] (1974), trang 77-110.
Lenk Martin Lenk, Von der Gotteserkenntnis: Natürliche Theologie im Werk Henri de Lubacs [Về Nhận thức của Thiên Chúa: Thần học Tự nhiên trong Công trình của Henri de Lubac] (1993).
PF Henri de Lubac, Paradoxes of Faith [ Các Nghịch lý của Đức tin] (San Francisco: Ignatius Press, 1987).
SpCh Henri de Lubac, The Splendor of the Church [Ánh quang của Giáo Hội], bản tiếng Anh của Michael Mason (San Francisco: Ignatius Press, 1999)
Trích Phần đầu cuốn “Meet Henri de Lubac” của Rudolf Voderholzer, Nguyên bản tiếng Đức Henri de Lubac begegnen Zeugen des Glaubens series © 1999 by Sankt Ulrich Verlag, GmbH Augsburg, Bản tiếng Anh của Michael J. Miller, M.A. Theol. Do nhà IGNATIUS PRESS SAN FRANCISCO ấn hành năm 2008.
Kỳ tới: II. Henri De Lubac: Tư Tưởng Của Cha Teilhard De Chardin
VietCatholic TV
Phi thường: Xe tải tiêu tùng, nhưng ảnh Đức Mẹ còn nguyên vẹn. Bệnh lý của Đức Thánh Cha. Ta hãy cầu cho ngài
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
03:58 20/01/2022
1. Chứng đau thần kinh tọa của Đức Thánh Cha bùng phát mạnh
Theo tin của Antoine Mekary đăng trên tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, ngày 17 tháng Giêng, chứng 'đau thần kinh tọa' đã cản trở Đức Giáo Hoàng kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của ngài dường như lại bùng phát.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói khi bắt đầu buổi tiếp kiến với phái đoàn Tạp chí Đất Thánh vào ngày 17 tháng Giêng vừa qua: “Chân tôi bị đau và hôm nay tôi rất đau khi đứng”. Đức Giáo Hoàng, người đã phải quyết định ngồi xuống đọc bài phát biểu của mình, đã xin lỗi các vị khách của mình vì không đứng được: “Cách này tốt hơn cho tôi”, Đức Thánh Cha nói.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên bị các vấn đề ở hông và cho thấy một số khó khăn trong việc đi lại. Vào năm 2015, nhân chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Hoa Kỳ, phát ngôn viên của ngài nói rằng Đức Giáo Hoàng thường dự các buổi “vật lý trị liệu thường xuyên” vì bắp chân của ngài có vấn đề.
Đôi khi, người ta có thể thấy rõ Đức Thánh Cha đi khập khiễng. Đó là do chứng đau thần kinh tọa, một tình trạng thường do chèn ép dây thần kinh ở lưng. Đau thần kinh tọa thường gây ra những cơn đau dữ dội ở lưng và một bên chân, và ngay trong năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng, ngài đã nói về việc nó làm ngài gặp rắc rối. “Đau thần kinh tọa, rất đau! Tôi không muốn điều đó cho bất cứ ai! “ ngài nói thế, sau khi từ giã Ngày Giới trẻ Thế giới ở Brazil trở về Rôma.
Căn bệnh dường như đã ảnh hưởng đặc biệt đến vị Giáo hoàng 85 tuổi trong vài năm qua: ngày 31 tháng 12 năm 2020, Tòa thánh thông báo Đức Phanxicô sẽ không thể chủ tọa các buổi lễ vào ngày 31 tháng 12 năm 2020 và ngày 1 tháng 1 năm 2021 vì “đau thần kinh tọa.” Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã hoãn hoặc hủy bỏ một số cuộc hẹn chính thức.
Cách đây vài tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô đã một lần nữa giao quyền chủ tế việc cử hành Kinh Chiều Tạ Ơn và hát Kinh Te Deum vào ngày 31 tháng 12 cho Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, lần này không có lời giải thích. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã giảng trong thánh lễ.
Chứng đau thần kinh tọa của Đức Thánh Cha đã được điều trị từ năm ngoái
Tuy nhiên, bác sĩ người Á Căn Đình và là bạn của Đức Giáo Hoàng, Nelson Castro, tác giả một cuốn sách về sức khỏe của các vị giáo hoàng, đã trấn an mọi người vào tháng 10 năm ngoái. Ông nói trong một cuộc họp báo rằng chứng đau thần kinh tọa của Đức Giáo Hoàng đã được điều trị trong năm 2021. Ông nói, Đức Giáo Hoàng hoàn toàn có thể thực hiện các chuyến tông du.
Năm 2021 cũng có một thách thức y tế khác đối với Đức Giáo Hoàng: Vào đầu tháng 7, ngài phải nhập viện 10 ngày sau một cuộc phẫu thuật đại tràng dẫn đến việc cắt bỏ 33 cm ruột.
Source:Aleteia
2. Đức Mẹ có tài có phép: Lính cứu hỏa phát hiện một điều siêu tự nhiên trong đám cháy xe tải
Mạng ChurchPOP có bài tường thuật nhan đề “Our Lady’s Great Power: Truck Burns & Firefighters Discover Something Supernatural”, nghĩa là “Đức Mẹ có tài có phép: Xe tải bị cháy và những người lính cứu hỏa phát hiện điều gì đó siêu tự nhiên”, Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Chúa có thể làm bất cứ điều gì.
Hôm thứ Ba, ngày 4 tháng Giêng, một chiếc xe tải bốc cháy trên một con đường ở Laranjeiras do Sul, Paraná ở Brazil. Ngọn lửa đã nhấn chìm hoàn toàn chiếc xe, nhưng có một thứ vẫn còn nguyên vẹn: một hình ảnh của Đức Mẹ Aparecida, đấng bảo trợ của Brazil.
Một người dân địa phương đã quay video về vụ việc sau vụ cháy. Mặt sau của chiếc xe tải, với hình ảnh của Đức Mẹ, hoàn toàn không bị đụng chạm và trong tình trạng hoàn hảo.
Một lời cầu nguyện bên cạnh Đức Mẹ có đoạn: “Xin che chở con bằng tà áo thiêng liêng. Amen.”
Tài xế xe tải cũng sống sót một cách thần kỳ, không bị thương.
Đây là bản dịch những lời trong video có tựa đề “Quyền năng vĩ đại của Đức Mẹ”:
“Đây là tình huống của chiếc xe tải ở Ponte do (Rio) Xagu đây. Tôi tò mò muốn xem cảnh đó. Người lái xe không bị thương. Nhưng có một sự thật khác khiến tôi chú ý.
“Đó thực sự là một phép lạ khi tài xế được cứu, nhưng tôi sẽ cho bạn thấy một chi tiết quan trọng khác - những gì còn lại của chiếc xe tải còn nguyên vẹn ở đây. Đối với những người không tin vào phép lạ - vào Đức Mẹ - hãy nhìn phần còn lại của chiếc xe tải, tất cả đều bị phá hủy. Sau khoảng hai mươi giờ, khói vẫn bốc ra ở dưới đó”.
Hãng tin Brazil Correio Braziliense đưa tin rằng cơ quan cứu hỏa đã xác nhận vụ việc và những gì đã xảy ra.
Hãng tin cho biết bảng điều khiển của xe tải bị hỏng đã gây ra vụ cháy. Người phát ngôn của sở cứu hỏa cho biết “lời giải thích duy nhất” cho sự sống còn của hình ảnh đằng sau chiếc xe “thực sự là siêu nhiên.”
“Thùng xe tải đều được làm bằng vật liệu giống như thân xe - những tấm nhôm mỏng - vật liệu dễ tan chảy ngay khi đám cháy đến gần. Người phát ngôn cho biết “chúng tôi thấy những điều này rất nhiều, nhưng chúng tôi không thể bình luận vì có rất nhiều người không tin”.
“Nhưng nó cháy rất nhanh. Lời giải thích duy nhất thực sự siêu nhiên”.
Source:Church Pop
3. Buổi tiếp kiến chung ngày 19/1: Thánh Giuse, người cha dịu dàng
Lúc 9 giờ sáng, thứ Tư 19 tháng Giêng năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến chung khoảng 1,000 tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục ở nội thành Vatican. Đây là buổi tiếp kiến chung thứ ba trong năm nay với chủ đề “Thánh Giuse, người cha dịu dàng”.
Với các tín hữu và khách hành hương nói tiếng Anh, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến: Trong bài giáo lý tiếp tục của chúng ta về hình ảnh Thánh Giuse, giờ đây chúng ta xem xét gương mẫu của Thánh Giuse về tình phụ tử và tầm quan trọng của nó trong cuộc đời của Chúa Giêsu. Đặc biệt, trong các sách Phúc âm, Chúa Giêsu luôn gợi lên hình ảnh người cha trần thế khi nói về Cha trên trời và tình yêu của Ngài. Chúng ta đặc biệt thấy điều này trong dụ ngôn người con hoang đàng (x. Lc 15,11-32), dụ ngôn không chỉ nói về tội lỗi và sự tha thứ, mà còn nói về tình yêu đổi mới và cứu chuộc những mối quan hệ đã tan vỡ. Giống như đứa con hoang đàng, chúng ta cũng được mời gọi nhìn nhận tội lỗi và lỗi lầm của mình, nhưng cũng được kêu gọi thay đổi bản thân bởi vòng tay yêu thương của Chúa. Tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa cũng được nhìn thấy trong sự tin cậy mà Ngài đặt nơi chúng ta để có thể thực hiện thánh ý của Ngài bằng quyền năng của ân sủng Ngài, điều này hoạt động ngay cả qua những yếu đuối của con người chúng ta. Là Cha nhân từ, Thiên Chúa giúp chúng ta nhìn ra sự thật về chính mình, để làm cho chúng ta trưởng thành về thiêng liêng trong Chúa Kitô. Đó là lý do tại sao việc gặp gỡ tình yêu thương xót của Người trong các bí tích, đặc biệt là bí tích Hòa giải là rất quan trọng. Qua lời cầu bầu của Thánh Cả Giuse, xin cho chúng con học cách bước theo Chúa Kitô và làm chứng nhân cho sức mạnh biến đổi của tình yêu thần linh của Người.
Tôi chào những người hành hương và du khách nói tiếng Anh, đặc biệt là những người đến từ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tôi cũng chào các linh mục của Viện Giáo dục Thần học Thường huấn của Đại học Giáo hoàng Bắc Mỹ. Trong Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất này, chúng ta hãy cầu nguyện rằng tất cả những người theo Chúa sẽ kiên trì trên con đường hướng tới sự hiệp nhất. Trên tất cả anh chị em và gia đình của anh chị em, tôi cầu xin niềm vui và sự bình an của Chúa. Xin Chúa phù hộ cho anh chị em!
Vị Hồng Y cử hành tang lễ Chủ tịch Nghị viện Âu Châu được dự đoán sẽ trở thành Đức Giáo Hoàng
VietCatholic Media
16:14 20/01/2022
1. Đức Cha Franz-Josef Overbeck miền bắc Đức báo động về khủng hoảng
Đức Cha Franz-Josef Overbeck, Giám mục giáo phận Essen ở miền bắc Đức, vừa lên báo động về tình trạng khủng hoảng tại Giáo hội địa phương và nói rằng tình trạng thiếu linh mục gây nguy hiểm cho cơ cấu bí tích của Giáo hội, và vì thế cần phải có những thay đổi nền tảng.
Giáo phận Essen có 770,000 tín hữu Công Giáo, 42 giáo xứ với khoảng 400 linh mục triều và dòng, và 12 chủng sinh.
Trong thư mục vụ tựa đề “Lời cho năm mới 2022”, được đọc trong tất cả các thánh lễ cuối tuần, các ngày 15 và 16 tháng Giêng vừa qua, Đức Cha Ovebeck cho rằng Giáo hội đang bị một cuộc khủng hoảng sinh tồn, nhất là do hậu quả của tai tiếng lạm dụng tính dục. “Không thể chối cãi rằng thảm họa kinh khủng này đã xảy ra trong Giáo hội trên thế giới, kêu gọi phải thay đổi tận căn... Thật là điều không hữu ích nếu chỉ đáp lại cuộc khủng hoảng trên đây bằng những phản ứng tự vệ hoặc cáo buộc những người mong ước thay đổi là có ác ý”.
Theo Đức Cha Overbeck, người ta thấy rõ cuộc khủng hoảng đó khi nhìn những nhà thờ bị bỏ hoang và số linh mục giảm sút. “Nếu tình trạng này tiếp tục, thì cơ cấu bí tích trong Giáo hội chúng ta sẽ bị sụp đổ và nó đang đe dọa rồi. Giáo phận Essen đang chuẩn bị trở thành một Giáo hội thật nhỏ bé.”
Đức Giám Mục giáo phận Essen nhìn nhận rằng cuộc khủng hoảng của Giáo hội cũng do cuộc khủng hoảng tôn giáo ngày nay. Nhiều người không còn đón nhận những cống hiến về linh đạo, thần học, phụng vụ và mục vụ nữa. “Trong lãnh vực Giáo hội của chúng ta nhiều điều đang hoặc đã trở nên khô cằn. Mặc dù số người tìm kiếm về tinh thần, linh đạo, đang gia tăng nhưng họ thường nhìn ra ngoài Giáo hội. Vì thế chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng, phải đưa ra những quyết định về linh đạo cũng như cơ cấu, để tiến tới một sự phục hồi thực sự Giáo hội của chúng ta”.
Đức Cha Overbeck nhắc nhở, cho dù những tàn phá và mất mát đau thương thế nào đi nữa, lời hứa của Thiên Chúa ở với Giáo hội vẫn tiến hành với anh chị em trên mọi nẻo đường. Với lời hứa ấy, sự sợ hãi của chúng ta đó thể được giảm bớt và sự can đảm cùng nhau cống hiến một cái gì đó gia tăng. “Vì thế, chúng ta không được rơi vào thái độ cam chịu, nhưng có thể can đảm và với tinh thần sáng tạo, tìm kiếm và thử những điều mới, vượt ra ngoài tầm mức của Giáo hội chúng ta, trong tình liên đới đại kết và liên tôn”.
Các vị Giám Mục ở Đức hô hào Tiến Trình Công Nghị thường viện dẫn tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ làm chiêu bài cho các cải cách cấp tiến của họ. Tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội. Chắc chắn rồi. Nhưng tại sao để giải quyết vấn đề này cần phải tái định nghĩa lại hôn nhân? Tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ thì có liên quan gì đến việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính? Hay có liên quan gì đến việc cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo? Tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu.
Source:Vatican News
2. Đại dịch coronavirus khiến nhiều ngôi thánh đường phải bán đi vì không có ngân sách
Ngôi nhà thờ của Hội Thánh Giám Lý ở Biltmore, Asheville, North Carolina, đang được rao bán.
Vốn đã bị hạn chế về tài chính vì số lượng thành viên bị thu hẹp và một trường mầm non đang gặp khó khăn, cộng đoàn Giám Lý ở Biltmore đã bị giáng một đòn nặng nề bởi coronavirus. Số người tham dự giảm mạnh, với nhiều người ở nhà hoặc chuyển sang các nhà thờ khác vẫn mở cửa suốt thời gian đó. Doanh thu trước đây của nhà thờ từ việc cho thuê không gian để tổ chức các sự kiện và hội họp cũng không còn nữa.
Mục sư Lucy Robbins của nhà thờ này cho biết: “Chi phí bảo trì của chúng tôi quá cao. Và chúng tôi không có đủ nguồn lực tài chính mà chúng tôi từng có để có thể thực hiện các công việc mục vụ mà chúng tôi muốn.”
Biltmore chỉ là một trong vô số các nhà thờ trên khắp đất nước đã phải vật lộn để duy trì tài chính và phục vụ đàn chiên của họ trong thời kỳ đại dịch, mặc dù những người khác đã xoay sở để vượt qua cơn bão, thường là với sự giúp đỡ từ Chương trình Bảo vệ Tiền lương của chính phủ liên bang, hoặc PPP, dưới thời Tổng thống Trump; và các mức đóng góp bền vững của thành viên.
Coronavirus tấn công vào thời điểm mà ngày càng ít người Mỹ đi lễ - với ít nhất một nửa trong số gần 15,300 nhà thờ được khảo sát trong một báo cáo năm 2020 của Faith Communities Today báo cáo số người tham dự hàng tuần là 65 người hoặc ít hơn - và làm trầm trọng thêm vấn đề tại các nhà thờ nhỏ hơn.
Source:AP
3. Một vị Hồng Y đang được vận động để trở thành Giáo Hoàng kế vị Đức Thánh Cha Phanxicô
Ý vừa tổ chức quốc tang cho David Sassoli, Chủ tịch Nghị viện Âu Châu, người đột ngột qua đời vì bệnh Legionnaire vào ngày 11 tháng Giêng. Thánh lễ đã được tổ chức tại Vương Cung Thánh Đường Đức Maria của Các Thiên Thần ở Rôma với sự tham dự của Tổng thống Ý Sergio Mattarella, Thủ tướng Mario Draghi, Chủ tịch Âu Châu Ursula von der Leyen, và hầu như toàn bộ cơ cấu quyền lực của lục địa này.
Đối với một dịp trọng đại như vậy, người ta có thể mong đợi Thánh lễ an táng sẽ được cử hành bởi Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, là Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, hoặc có lẽ là Đại diện của Đức Giáo Hoàng tại giáo phận Rôma, là Đức Hồng Y Angelo De Donatis, hoặc thậm chí là Quốc vụ khanh của Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin.
Nhưng thay vào đó, vị chủ tế chính là Đức Hồng Y Matteo Zuppi của Bologna. Thực tế, Bologna cũng không phải là quê hương thực sự của Sassoli, vì ông sinh ra ở Florence, Tuscan năm 1956.
Chính vì thế, các phương tiện truyền thông tại Ý cho rằng đây là một cách để đánh bóng cho Đức Hồng Y Matteo Zuppi người được tin là sẽ trở thành chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, gọi tắt là CEI, trước khi trở thành Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhị.
Trong sự kiện cầu nguyện cho hòa bình tại hí trường Rôma Côlôsêô vào ngày 8 tháng 10 vừa qua, với hàng loạt tên tuổi lớn, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Đức Hồng Y Zuppi là vị Hồng Y duy nhất được mời tham gia sự kiện này, và phát biểu về chủ đề “Chăm sóc Ngôi nhà Chung của chúng ta” cùng với Jeffrey Sachs, thành viên phò kiểm soát dân số của Học viện Giáo hoàng Khoa học Xã hội.
Sandro Magister, người Ý, ký giả kỳ cựu về Vatican, cho biết Đức Hồng Y Zuppi đang nổi lên như vũ bão để trở thành ứng viên Giáo Hoàng hàng đầu.
Theo John Allen của tờ Crux, việc Đức Hồng Y Zuppi là vị chủ tế chính trong đám tang Sassoli có thể là do tình bạn trọn đời giữa ngài và Sassoli. Và chính tình bạn này cũng là một cơ hội để Đức Hồng Y Zuppi lên nhanh như vũ bão.
Theo truyền thống, trong tiếng Ý, Bologna được biết đến với cái tên “Bologna rossa, dotta e grassa”, nghĩa là “đỏ, uyên bác và béo”. Đó là một sự tôn kính đối với kiến trúc gạch đỏ của thành phố, trường đại học nổi tiếng và ẩm thực nổi tiếng của thành phố. Tuy nhiên, “Bologna rossa” cũng được gọi rất nhiều như một tham chiếu đến nền chính trị của thành phố, vì nó từ lâu đã trở thành điểm tựa cho năng lượng cấp tiến của Ý.
Nhà lãnh đạo tương lai của Âu Châu và vị Hồng Y tương lai đã trở thành bạn bè cách đây nhiều thập kỷ, khi họ học cùng trường trung học “Liceo Virgilio” trên Via Giulia của thành phố Rôma, nơi cũng có sự tham gia của Andrea Riccardi, người sáng lập Cộng đồng Thánh Egidio mà sau này Đức Hồng Y Zuppi cũng tham gia.
Sassoli từng nói về người bạn cũ Zuppi của mình, “Anh ấy lớn hơn tôi một tuổi, và nổi tiếng vì anh ấy ở trong một nhóm làm việc ở các vùng ngoại vi của thành phố với những người nghèo. [Nhóm làm việc được đề cập đến là cộng đồng Thánh Egidio mới ra đời.] Anh ấy gầy, thực sự gầy, với một chiếc túi da cũ trên vai, và một chiếc áo len dày màu đỏ tía thay vì một chiếc áo khoác… Anh ấy là đứa trẻ có nụ cười. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy anh mà không có một nụ cười. Ngay cả về thể chất, anh ấy cũng cho thấy niềm vui thực sự khi gặp gỡ mọi người”.
Mặc dù, Đức Hồng Y Zuppi và Riccardi đều là người Rôma và Sassoli là người Tuscan, cả ba đều lớn lên dưới cái bóng của Bologna vì đây là trung tâm của dòng văn hóa và tri thức Công Giáo Ý gắn liền với cố Hồng Y Giacomo Lercaro, người đã lãnh đạo thành phố trong thời kỳ những năm của Công đồng Vatican II vào giữa những năm 1960 và được liên kết với một nhánh Công Giáo chủ trương công bằng xã hội theo định hướng trung tả, và cải cách.
Sau Công đồng Vatican II, Bologna cũng trở thành quê hương của “Trường phái Bologna”, một hệ thống giải thích về Công Đồng trong đó nhấn mạnh “tinh thần” của Công Đồng, coi những nhà cải cách tiến bộ là anh hùng và thiểu số bảo thủ tại Công Đồng là kẻ thù của sự tiến bộ. Các kiến trúc sư của nó là những nhân vật như Giuseppe Dossetti, một linh mục và chính trị gia, và Giuseppe Alberigo, một nhà nghiên cứu giáo sử, cùng với người bảo trợ của Alberigo, nhà sử học và phê bình Alberto Melloni.
Đây là không khí mà các thanh niên Sassoli và Zuppi đã hít thở. Cả hai đều trở thành du khách thường xuyên đến Bologna; trên thực tế, chuyến thăm cuối cùng của Sassoli đến thành phố là vào tháng 9, cho một sự kiện có tên là “G20 của Đức Tin” do Melloni tổ chức và có sự tham dự của Đức Hồng Y Zuppi.
Sassoli ban đầu mang tầm nhìn trung tả, tiến bộ và nhân đạo của trường phái Bologna vào sự nghiệp báo chí của mình, đó là cách ông trở nên nổi tiếng ở Ý, và sau đó tham gia vào chính trị. Linh mục Zuppi cũng đi theo quỹ đạo tương tự trong đời sống giáo hội, trở nên tích cực trong Cộng đồng Thánh Egidio.
Trong những năm dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, nhiều người coi trường phái Bologna về cơ bản là đã chết, bị vượt qua bởi những luồng gió mới thổi dưới các vị giáo hoàng có định hướng chính trị và giáo hội khác - tập trung nhiều hơn vào bản sắc Công Giáo chứ không vào các “dấu chỉ của thời đại”, và trung hữu hơn là trung tả.
Tuy nhiên, vận may của trường phái Bologna đã hồi sinh dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vì vậy khi Đức Giáo Hoàng cử Đức Giám Mục Zuppi đến Bologna vào tháng 10 năm 2015, việc bổ nhiệm này được nhiều người coi là lễ đăng quang của cả di sản Lecaro và “trường phái Bologna”, vì Đức Cha Zuppi là một dòng dõi nổi bật của cả hai.
Hiện tại, có thể coi là hoàn toàn hợp lý khi Đức Hồng Y Bassetti từ chức chủ tịch hội đồng giám mục Ý vào cuối tháng 5, khi ngài bước sang tuổi 80, Đức Hồng Y Zuppi 66 tuổi có thể được chọn làm người kế nhiệm. Nếu điều này xảy ra, nó có thể là cơ hội để Đức Hồng Y Zuppi có ảnh hưởng lớn không chỉ ở Ý mà còn trên bình diện quốc tế, để được xem xét như một người kế vị khả thi cho chính Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong khi đó, thành công chính trị của Sassoli và sự nổi lên không ngừng trong giáo hội của Đức Hồng Y Zuppi là bằng chứng tích cực rằng trên cả hai bình diện dân sự và Giáo Hội, trường phái Bologna chưa thực sự chết - với những hoàn cảnh thích hợp, nó luôn có thể khởi đầu trở lại, lớn hơn và táo bạo hơn bao giờ hết.
Trong cuốn “The Next Pope”, tức là vị Giáo Hoàng tiếp theo, Edward Pentin, phóng viên thường trực của tờ National Catholic Register tại Rôma đưa ra những nhận xét sau, không mấy lạc quan về Đức Hồng Y Zuppi:
“Được biết đến như một ‘Hồng Y đường phố’ vì sự giúp đỡ của ngài cho người nghèo, sự nhấn mạnh của Đức Hồng Y Zuppi về nghèo đói vật chất và bình đẳng đã đưa ngài đến gần với chính trị cánh tả Ý - đến nỗi khi việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Zuppi vào Hồng Y Đoàn được công bố, các phương tiện truyền thông Ý nói đùa rằng ‘tuyên úy’ của đảng xã hội chủ nghĩa hàng đầu của Ý đã trở thành một Hồng Y.
Với tư cách là Tổng giám mục của Bologna, ngài đã đọc điếu văn cho một người Ý cực đoan cánh tả, ủng hộ phá thai, và thậm chí còn cho nhập tịch vào Tổng giáo phận Bologna một linh mục Cộng sản đã tranh cử một ghế trong Nghị viện Âu Châu. Vị Hồng Y này cũng được nhớ đến vì đã viết lời tựa cho cuốn ‘Xây dựng một cây cầu: Làm sao Giáo Hội Công Giáo và Cộng đồng LGBT có thể tham gia vào mối quan hệ tôn trọng, trắc ẩn và nhạy cảm’, là cuốn sách gây tranh cãi về LGBT của Cha James Martin, được xuất bản vào năm 2018.”
Source:Crux
Đạo Đức Sinh Học
ĐI TRONG ÁNH SÁNG
Linh mục Tiến sĩ Đôminicô Trần Quốc Bảo, C.Ss.R
21:54 20/01/2022
ĐI TRONG ÁNH SÁNG
Con người có đặc ân được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Họ được mời gọi ngày càng trở nên hình ảnh ấy cách trung thực hơn. Đó là Hạnh phúc Đích Thực đời người. Con đường tiến đến Hạnh Phúc ấy là cách sống có đạo đức luân lý, như thể đi trong ánh sáng. Như vậy, sống luân lý là nghệ thuật sống sao cho đạt được đến Hạnh Phúc tối thượng, xuyên qua những thực tại và hoàn cảnh cụ thể hằng ngày.
Thần học Luân Lý trong truyền thống Công Giáo, với 5 nguyên tắc cơ bản, là một nỗ lực ‘gắn bảng chỉ đường’ cho những ai muốn có một cuộc hành trình chắc chắn dẫn về điểm đến Hạnh Phúc Đích Thực: trở nên hình ảnh sáng ngời của Đấng Tạo Thành mình.
Xin mời Quý Vị cùng chia sẻ suy tư trên với linh mục Dominic Trần Quốc Bảo, Dòng Chúa Cứu Thế, trong video clip chủ đề “Đi Trong Ánh Sáng”, qua link:
https://www.youtube.com/watch?v=xtQ4Waro_ok
Con người có đặc ân được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Họ được mời gọi ngày càng trở nên hình ảnh ấy cách trung thực hơn. Đó là Hạnh phúc Đích Thực đời người. Con đường tiến đến Hạnh Phúc ấy là cách sống có đạo đức luân lý, như thể đi trong ánh sáng. Như vậy, sống luân lý là nghệ thuật sống sao cho đạt được đến Hạnh Phúc tối thượng, xuyên qua những thực tại và hoàn cảnh cụ thể hằng ngày.
Thần học Luân Lý trong truyền thống Công Giáo, với 5 nguyên tắc cơ bản, là một nỗ lực ‘gắn bảng chỉ đường’ cho những ai muốn có một cuộc hành trình chắc chắn dẫn về điểm đến Hạnh Phúc Đích Thực: trở nên hình ảnh sáng ngời của Đấng Tạo Thành mình.
Xin mời Quý Vị cùng chia sẻ suy tư trên với linh mục Dominic Trần Quốc Bảo, Dòng Chúa Cứu Thế, trong video clip chủ đề “Đi Trong Ánh Sáng”, qua link:
https://www.youtube.com/watch?v=xtQ4Waro_ok