Phụng Vụ - Mục Vụ
Đứng dậy với dáng dấp Phục sinh
Lm. Minh Anh
00:05 15/01/2022
ĐỨNG DẬY VỚI DÁNG DẤP PHỤC SINH
“Ông đứng dậy, đi theo Ngài!”.
Cheryl Reimold, một chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể, đã từng nói, “Nếu bạn đứng để nói chuyện với một người ngồi, bạn sẽ có được chiều cao và một sức mạnh tạm thời nhất định. Nhưng nếu bạn đối mặt trực tiếp với một người, ở cấp độ của người đó, dù đang ngồi hay đang đứng, bạn sẽ có nhiều khả năng thiết lập một giao tiếp tốt hơn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hẳn Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay đã áp dụng ngôn ngữ cơ thể của Cheryl Reimold, có lẽ Ngài đã khiêm tốn khom người xuống, nhìn vào mắt Matthêu, rồi nói rất nhỏ với ông những lời ngắn gọn nhưng mạnh mẽ này, “Hãy theo Tôi!”. Lập tức, “Ông đứng dậy, đi theo Ngài!”. Thế nhưng, việc đứng dậy của Matthêu ở đây còn mang một ý nghĩa khác, ‘đứng dậy với dáng dấp phục sinh!’.
Nói đến sự nhanh chóng của Matthêu, Đức Bênêđictô XVI giải thích, “Trong hành động “đứng dậy” này, người ta có thể thấy sự tách rời khỏi hoàn cảnh tội lỗi; và cùng lúc, ý thức gắn bó với một đời sống mới, ngay thẳng, hiệp thông với Chúa Giêsu”. Thánh thiện không đơn thuần là tách biệt khỏi những gì tội lỗi, nhưng còn là tham dự vào tình yêu và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Nó không chỉ là sự “đứng dậy” để tách khỏi một cái gì đó, nhưng là “đứng dậy” để biến thành một ai đó mà Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta để trở thành; đó là một sự ‘đứng dậy với dáng dấp phục sinh!’.
Khi kêu gọi ai, Chúa Giêsu không bao giờ trao cho họ một tấm bản đồ; thay vào đó, một chiếc la bàn. Chúng ta không thấy toàn cảnh bức tranh; đơn giản, chỉ biết phương hướng! Mỗi ngày, Ngài gọi chúng ta đi theo Ngài, để làm sâu sắc thêm mối hiệp thông với Ngài, để mắt chúng ta nhìn vào mắt Ngài như “đèn chiếu sáng trong tối tăm”. Matthêu không biết cuộc sống mình rồi sẽ kết thúc ở đâu, nhưng ông biết, nó phải thay đổi; và sự thay đổi đó cần bắt đầu từ đâu và bắt đầu thế nào.
Cũng thế, trong bài đọc thứ nhất hôm nay, qua Samuel, Thiên Chúa chọn Saolê “đứng dậy” làm vua trị vì dân, như lời Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, Ngài tỏ uy lực khiến nhà vua sung sướng”. Saolê, với tư cách vị vua đầu tiên, rõ ràng là sự lựa chọn của Ngài. Thế nhưng, như những con lừa của ông Cis đã đi lang thang đâu đó và Saolê được sai đi tìm cho cha, nhưng rốt cuộc, không tìm ra; thì một điều gì đó báo trước cho việc Saolê rồi đây, sẽ là người có xu hướng đi lạc. Ông sẽ là vua, nhưng là vua của một dân tộc nổi loạn. Thật khác với Matthêu, Saolê đã “đứng dậy”, nhưng không đi đến cùng, không để mắt vào Chúa, không tìm kiếm Ngài; và Thiên Chúa đã cất ông đi!
Trở lại với Matthêu, Tin Mừng nói đến những gì xảy ra sau đó. Chúa Giêsu và môn đệ dùng bữa tại nhà ông; đồng bàn, còn có những người thu thuế và tội lỗi. Họ ăn mừng ‘lễ tiên khấn, cũng là vĩnh khấn’ của Matthêu. Matthêu có thể đã nói ‘không’, hoặc ‘chưa’, hoặc ‘không phải bây giờ’; nhưng nếu một lời từ chối như vậy đã xảy ra, hẳn sẽ không có bữa tiệc tối nào; và dĩ nhiên, nhiều người bạn của Matthêu đã bỏ lỡ vĩnh viễn cuộc gặp gỡ thân mật với Chúa Giêsu, một cuộc gặp gỡ có thể đã thay đổi một số cuộc đời của họ. Chúa Giêsu gõ cửa cuộc đời Matthêu, Matthêu mở rộng cửa cho Ngài; sau đó, như người phụ nữ Samaria, Matthêu đi tìm những người khác để họ cũng có thể gặp Chúa Giêsu; đó cũng là sự ‘đứng dậy với dáng dấp phục sinh’ thiết thực nhất.
Anh Chị em,
Chúa Giêsu đã gọi, Matthêu đi theo Ngài; nhưng một khi đã thuyết phục được ông, Ngài đổi vai! Chúa Giêsu đã “đứng dậy” theo Matthêu về nhà ông, nơi ông ‘đang là’; để từ đó, Matthêu trở nên ngang hàng với Ngài và một tương quan tốt nhất được thiết lập. Chưa dừng ở đó, Chúa Giêsu không đứng cao hơn, nhưng coi Matthêu như ngang hàng, để ông có thể theo Ngài ngược xuôi trên mọi nẻo đường; cuối cùng, là chết như Ngài và chắc chắn, Matthêu cũng sẽ được phục sinh như Thầy mình. Bấy giờ, việc “đứng dậy” của Matthêu không còn mang dáng dấp phục sinh, nhưng là phục sinh thật! Cả chúng ta, như Matthêu, hãy ao ước “đứng dậy” nhanh chóng mỗi ngày, để cũng có thể trở nên khí cụ ân sủng của Ngài và ngày kia, hợp mừng với đoàn người phục sinh!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để con ươn ế trước lời mời gọi của Chúa mỗi ngày, cho con mau mắn đứng dậy, trở nên một Giêsu khác, một Matthêu khác cho anh chị em con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Hạnh phúc của hôn nhân Công Giáo - Nhờ đâu ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
00:09 15/01/2022
CHÚA NHẬT THỨ II THƯỜNG NIÊN NĂM C
HẠNH PHÚC CỦA HÔN NHÂN Công Giáo - NHỜ ĐÂU?
Từ ngàn xưa, trong quan niệm của dân Chúa, Đức Chúa mà họ tôn thờ phải là Đấng cao cả vô song, Đấng mà con người không thể đến gần, không thể diện đối diện, không thể sống sót nếu Ngài không cho phép.
1. Chúa Giêsu, hình tượng Thiên Chúa giữa loài người.
Từ ngàn xưa, con người chỉ có thể nhìn thấy Thiên Chúa từ phía sau, bởi: "Ngươi không thể xem thấy tôn nhan Ta, vì con người không thể thấy Ta mà vẫn sống". Hoặc uy quyền dữ dội của Thiên Chúa có thể nhận thấy ngay trước mắt: "Ông Utda giơ tay ra về phía Hòm Bia Thiên Chúa và giữ lại, vì bò trượt chân. Đức Chúa nổi cơn thịnh nộ với ông Utda, và Thiên Chúa đánh phạt ông tại chỗ vì lầm lỗi đó. Ông chết tại đó, bên Hòm Bia Thiên Chúa" (2Sm 6, 6).
Vậy mà hôm nay, Chúa Giêsu, Đấng vừa là Thiên Chúa, vừa đại diện cho Thiên Chúa, lại có thể đến và tham dự ở một đám cưới. Đó là hình ảnh vô cùng mới mẻ, xem ra có phần táo bạo.
Tuy nhiên, đó cũng là một diễn tả mới mẻ về vẻ đẹp của tình yêu mà Thiên Chúa trao tặng loài người: Thiên Chúa chấp nhận đồng hóa mình với loài người. Qua sự hiện diện đầy gần gũi, một sự hiện diện bất chấp mọi ràng buộc, bất chấp mọi ranh giới, Thiên Chúa cho thấy, Ngài là Đấng không hề xa cách nhưng dấn thân nơi mọi biến cố vui buồn của cuộc sống. Vì tình yêu xóa mọi khoảng cách ấy, qua đám cưới làng Cana, Thiên Chúa nâng hôn nhân lên hàng bí tích. Ngài chính thức ban phúc lành và thánh hóa mọi mối dây hôn nhân của loài người.
Với hình ảnh Chúa Giêsu hiện diện giữa loài người, Thiên Chúa thực sự bước vào đời sống trần thế. Thiên Chúa trở nên gần gũi và cảm thông cho thân phận mỏng giòn của chúng ta. Thiên Chúa không vô cảm đứng bên ngoài quan sát, nhưng đã nên một trong chúng ta.
2. Người Nữ bảo vệ hôn nhân Công Giáo.
Tôi biết Ông Bà Cố từ lâu lắm. Ông Bà nay đã tám mươi và ngoài tám mươi. Ông Bà có năm người con, thì người con cả và con út đã là linh mục. Vì hoàn cảnh, ba người con còn lại đều ở riêng. Dù đông con, Ông Bà trở nên côi cút trong căn nhà của mình.
Chỉ có các giờ lễ, giờ kinh nguyện làm niềm vui của tuổi già. Nơi Ông Bà làm góc cầu nguyện, luôn luôn có tượng Đức Mẹ Phatima. Trong các giờ kinh nguyện, không thể thiếu việc lần chuỗi Mân côi và bên cạnh tượng Đức Mẹ là cây nến sáng lung linh.
Khi còn khỏe, Ông Bà phải lặn lội, bươn chải, buôn bán ở chợ để có thể nuôi các con ăn học, vì thế cũng chẳng có nhiều thời gian bên cạnh các con. Đàng khác, Ông Bà không phải là người có nhiều kiến thức, chắc chắn việc giáo dục các con cũng không thể tròn trịa, đầy đặn.
Nhưng cho đến hiện tại, các con của Ông Bà đều thành nhân, thành thân. Trong những lần thăm và chuyện trò, tôi thấy nơi Ông Bà toát lên niềm hạnh phúc của hoàng hôn đời người.
Vì đâu sự thành công đến với Ông Bà và gia đình Ông Bà? Hoàn toàn không hề do tiền của hay quyền thế ở đời này. Bởi Ông Bà hoàn toàn thiếu thốn những điều ấy.
Chắc chắn ngoài sự nỗ lực để sống trọn ơn gọi hôn nhân, sống trọn lề luật của Chúa và Hội Thánh, sống chuyên chăm không một phút giây lơ lỏng trong cầu nguyện, hình ảnh của Mẹ Thiên Chúa không bao giờ thiếu vắng.
Trong trình thuật của mình, thánh Gioan cho thấy Đức Mẹ chỉ nói có hai câu: “Họ hết rượu rồi” với Chúa Giêsu và “Hễ Người bảo gì, thì phải làm theo” với các gia nhân, nhưng là hai câu cần thiết vô cùng, quan trọng vô cùng, đúng thời điểm vô cùng.
Có thể nói mà không sợ nói ngoa rằng: Vì Đức Mẹ, bữa tiệc tiếp tục, niềm vui tiếp tục, hạnh phúc của lứa đôi tiếp tục.
Quan trọng trên hết mọi điều quan trọng: Vì Đức Mẹ, phúc lành của Chúa trên đời sống hôn nhân càng chan chứa, càng tràn đầy. Phúc lành đó không dừng cho ngôi nhà và đôi tân hôn của làng Cana ngày ấy rồi thôi, nhưng tiếp tục sống và triển nở trong mọi hôn nhân, mọi ngôi nhà qua mọi thời đại, nếu mọi con người trong từng ngôi nhà, từng mối dây hôn nhân biết trân trọng, biết giữ gìn.
Mặt khác, thánh ý Chúa muốn ngày thành lập BÍ TÍCH HÔN NHÂN có sự hiện diện và chuyển cầu của Đức Mẹ, càng cho thấy chỗ đứng của Đức Mẹ trong đời hôn nhân và gia đình của nhân loại: CHÚA ĐẶT Đức Mẹ LÀM NGƯỜI GÌN GIỮ VÀ BẢO VỆ HÔN NHÂN Công Giáo.
Chúa biết không gia đình nào là không đối diện cùng thử thách. Chúa biết, thánh giá mà gia đình của Chúa xưa phải chấp nhận, cũng sẽ là thánh giá của mọi gia đình. Vì thế, Chúa đặt Đức Mẹ làm bổn mạng của mọi gia đình.
Hãy luôn níu lấy Đức Mẹ. Hãy để Đức Mẹ giáo dục, hãy theo học ngôi trường của Đức Mẹ, hãy ghi nhớ luôn luôn lời Đức Mẹ dạy: “Người bảo gì, thì phải làm theo”, nhờ đó, gia đình sẽ luôn thấm đẫm tình yêu của Chúa và tràn ngập lòng thương yêu dành cho nhau.
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Quanh Năm 16/1 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
02:46 15/01/2022
BÀI ĐỌC 1 Is 62:1-5
Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.
Vì lòng mến Xi-on, tôi sẽ không nín lặng, vì lòng mến Giê-ru-sa-lem, tôi nghỉ yên sao đành, tới ngày Đấng Công Chính xuất hiện tựa hừng đông,
Vị Cứu Tinh của thành rực lên như ngọn đuốc. Rồi muôn dân sẽ được chiêm ngưỡng đức công chính của ngươi, mọi đế vương sẽ được ngắm nhìn vinh quang ngươi tỏ rạng.
Người ta sẽ gọi ngươi bằng tên mới, chính là tên miệng Chúa đặt cho. Ngươi sẽ là ngọc miện huy hoàng trong lòng bàn tay Chúa, sẽ là mũ triều thiên vương giả Chúa ngươi cầm ở tay.
Chẳng ai còn réo tên ngươi: “Đồ bị ruồng bỏ!” Xứ sở ngươi hết bị tiếng là “Phận bạc duyên đơn.” Nhưng ngươi được gọi: “Ái khanh lòng Ta hỡi!” Xứ sở ngươi nức tiếng là “Duyên thắm chỉ hồng.”
Vì ngươi sẽ được Chúa đem lòng sủng ái, và Chúa lập hôn ước cùng xứ sở ngươi. Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ,
Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Cr 12:4-11
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người.
Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung. Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày.
Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ.
Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của Người.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG x. 2Tx 2:14
Alleluia. Alleluia.
Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được hưởng vinh quang của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô. Alleluia.
TIN MỪNG Ga 2:1-11
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: “Họ hết rượu rồi.”
Đức Giê-su đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.” Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Đức Giê-su bảo họ: “Các anh đổ đầy nước vào chum đi!”
Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.”
Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại và nói: “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.”
Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
Đó là Lời Chúa.
LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Phép lạ đầu tiên Chúa Giêsu làm tại tiệc cưới Cana, biến nước lã thành rượu ngon, Ngài bày tỏ quyền năng và sứ mạng, tiên báo về Bí Tích Thánh Thể là niềm vui, nguồn sống, ơn cứu độ muôn người. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời nguyện xin.
1. “Chính thần khí ban phát ơn riêng cho mỗi người”. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho mọi thành phần trong Hội Thánh có được lòng quảng đại, lòng nhiệt thành biết dùng tất cả khả năng Chúa ban để phục vụ Hội Thánh và cộng đồng nhân loại. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
2. “Mẹ Maria đã nhận ra nhu cầu của đôi tân hôn khi họ thiếu rượu”. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu cũng biết nhận ra những nhu cầu của nhau, để yêu thương, giúp đỡ nhau khi vui cũng như lúc gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
3. “Người bảo gì anh em cứ làm theo”. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho các bạn trẻ chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân gia đình, biết gìn giữ một tình yêu trong sáng, yêu mến Chúa và tuân giữ luật Chúa, biết tôn trọng phẩm giá của nhau, để làm chứng cho tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, xây dựng một gia đình thánh thiện như lòng Chúa ước mong. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
4. “Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana”. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho các gia đình trong giáo xứ chúng ta, luôn vững tin vào quyền năng của Chúa, sẵn lòng để Chúa biến nước lã nhạt nhẽo của chia rẽ, bất hòa, bạo lực trong gia đình thành rượu ngon của tình yêu chung thủy, sự tha thứ, lòng bao dung, hầu gia đình chúng ta được cùng nhau chung hưởn niềm vui sự sống trong Tiệc cưới Nước trời Chúa hứa ban. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã vâng phục thánh ý Chúa Cha để đem niềm vui ơn cứu độ cho chúng con. Xin cho chúng con luôn biết sống tín thác vào quyền năng của Chúa, sẵn lòng mời Chúa ngự vào tâm hồn, biết tìm niềm vui trong Thánh ý Chúa, hầu chúng con sẽ được sự bình an đích thực ngay ở đời này và được sự sống vĩnh cửu đời sau. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:14 15/01/2022
43. Tư dục rất gian giảo, thường lấy mình làm hướng chung kết, khiến cho người ta sập vào lưới của nó.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:20 15/01/2022
68. VỢ CHỒNG TẦN CỐI
Nguyễn Văn Đạt đánh trận thu được rất nhiều binh khí, và đem tất cả bỏ vào trong lò nhiệt nấu chảy, đúc thành tượng hai vợ chồng Tần Cối, và để chúng quỳ song song trước miếu thờ Nhạc Phi.
Có người thích đùa viết hai câu đối buộc trên cổ của hai bức tượng; câu đối thứ nhất buộc trên tượng Tần Cối là:
“Ai, phận đầy tớ mất cái tâm,
có hiền thê sao lại như thế này.”
Câu đối thứ hai buộc trên tượng của vợ Tần Cối là:
- “Xì, vợ dù ngồi lê đôi mách,
không phải lão trộm, không đến ngày nay.”
Phàn nàn lẫn nhau và dáng vẻ mắng chửi nhịp nhàng giống như hai câu đối, sinh động như thật vậy.
Ông Nguyễn đến miếu Nhạc, nhìn thấy như thế thì bất giác bật cười sảng khoái.
(Đồng Âm Thanh Thoại)
Suy tư 68:
Người ta nói chết rồi thì tiêu tan mọi oán hờn, vậy mà còn có những người không thể quên được oán hờn với người đã chết, lại còn đúc tượng để mỗi ngày xỉ vả chửi mắng...
Con người ta chết rồi thì quả tim cũng nát tan thành tro bụi, nhưng chết không có nghĩa là hết và vui buồn thương ghét cũng không phải vì thế mà...tiêu luôn, nhưng nó vẫn tồn tại nơi những người đang sống, những người mà khi còn sống họ giúp đỡ, họ chửi rủa, họ khen ngợi, họ nhục mạ.v.v...cho nên mới có câu nói: “cọp chết để da, người chết để tiếng”, tuy nhiên con người ta thì thường nhớ mãi những điều không tốt, những việc xấu xa mà người khác đã làm cho họ.
Người Ki-tô hữu sống ở đời không phải để được tiếng tốt hay tiếng xấu hoặc để được đúc tượng sau khi chết, nhưng là sống để làm chứng nhân của Đức Chúa Giê-su, cho nên họ không muốn người ta đúc tượng mình, nhưng là đúc tượng Đức Chúa Giê-su trong tâm hồn của những người mà họ giao tiếp hắng ngày trong cuộc sống.
Người ta ít khi nhớ đến việc tốt mình đã làm cho họ, nhưng họ sẽ nhớ mãi những việc không tốt mình đã làm cho họ, như đã nhớ những việc xấu mà vợ chồng Tần Cối đã làm cho danh tướng Nhạc Phi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nguyễn Văn Đạt đánh trận thu được rất nhiều binh khí, và đem tất cả bỏ vào trong lò nhiệt nấu chảy, đúc thành tượng hai vợ chồng Tần Cối, và để chúng quỳ song song trước miếu thờ Nhạc Phi.
Có người thích đùa viết hai câu đối buộc trên cổ của hai bức tượng; câu đối thứ nhất buộc trên tượng Tần Cối là:
“Ai, phận đầy tớ mất cái tâm,
có hiền thê sao lại như thế này.”
Câu đối thứ hai buộc trên tượng của vợ Tần Cối là:
- “Xì, vợ dù ngồi lê đôi mách,
không phải lão trộm, không đến ngày nay.”
Phàn nàn lẫn nhau và dáng vẻ mắng chửi nhịp nhàng giống như hai câu đối, sinh động như thật vậy.
Ông Nguyễn đến miếu Nhạc, nhìn thấy như thế thì bất giác bật cười sảng khoái.
(Đồng Âm Thanh Thoại)
Suy tư 68:
Người ta nói chết rồi thì tiêu tan mọi oán hờn, vậy mà còn có những người không thể quên được oán hờn với người đã chết, lại còn đúc tượng để mỗi ngày xỉ vả chửi mắng...
Con người ta chết rồi thì quả tim cũng nát tan thành tro bụi, nhưng chết không có nghĩa là hết và vui buồn thương ghét cũng không phải vì thế mà...tiêu luôn, nhưng nó vẫn tồn tại nơi những người đang sống, những người mà khi còn sống họ giúp đỡ, họ chửi rủa, họ khen ngợi, họ nhục mạ.v.v...cho nên mới có câu nói: “cọp chết để da, người chết để tiếng”, tuy nhiên con người ta thì thường nhớ mãi những điều không tốt, những việc xấu xa mà người khác đã làm cho họ.
Người Ki-tô hữu sống ở đời không phải để được tiếng tốt hay tiếng xấu hoặc để được đúc tượng sau khi chết, nhưng là sống để làm chứng nhân của Đức Chúa Giê-su, cho nên họ không muốn người ta đúc tượng mình, nhưng là đúc tượng Đức Chúa Giê-su trong tâm hồn của những người mà họ giao tiếp hắng ngày trong cuộc sống.
Người ta ít khi nhớ đến việc tốt mình đã làm cho họ, nhưng họ sẽ nhớ mãi những việc không tốt mình đã làm cho họ, như đã nhớ những việc xấu mà vợ chồng Tần Cối đã làm cho danh tướng Nhạc Phi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 2 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:22 15/01/2022
CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN
( Năm C )
Tin Mừng : Ga 2, 1-11
“Đức Chúa Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê.”
Bạn thân mến,
Phép lạ đầu tiên mà Đức Chúa Giê-su đã làm khi Ngài công khai rao giảng tin mừng Nước Trời chính là phép lạ biến nước thành rượu tại tiệc cưới Ca-na, mà thánh Gioan đã tường thuật cho chúng ta nghe trong bài Tin Mừng hôm nay, tôi xin chia sẻ với bạn hai ý suy niệm sau đây:
1. Có Chúa hiện diện là niềm vui của con người.
Đức Chúa Giê-su hiện diện trong tiệc cưới ở làng Ca-na là một biến cố, biến cố này chỉ xảy ra sau khi Đức Chúa Giê-su làm phép lạ biến nước trở thành rượu ngon, để kéo dài niềm vui và cứu cho chủ nhà của chàng rể một phen hú vía vì rượu đã hết.
Chúa hiện diện trong gia đình chúng ta, cứu giúp chúng ta khỏi những ưu phiền và đem lại niềm vui cho mỗi người, như Ngài đã hiện trong tiệc cưới tại làng Ca-na, chúng ta hãy mời gọi Ngài đến trong nhà chúng ta để tình yêu giữa cha mẹ và con cái càng thêm nồng nàn vì có “rượu tình yêu” là chính Ngài ban cho.
Chúa hiện diện trong cuộc sống của bạn và tôi, với biết bao là vất vả khó khăn, với biết bao là chán chường và đau khổ, chính Ngài, với lời mời ân cần của chúng ta, Ngài sẽ đến để đem lại niềm vui cho chúng ta, niềm vui của Ngài sẽ bất tận và lây lan cho người khác khi chúng ta đã có niềm vui của Ngài.
Đường đời bạn và tôi đi nếu mà có Chúa cùng đồng hành hiện diện thì quả là hạnh phúc, bởi vì khi Ngài hiện diện thì đồng thời bình an cũng hiện diện và vui tươi cũng có mặt, làm cho đường chúng ta đi trở nên gần hơn, và chúng ta cũng trở nên gần gủi với tha nhân hơn.
2. Mọi người vui vẻ khi có chúng ta hiện diện.
Là con cái của Thiên Chúa, là môn đệ của Đức Ki-tô và là anh em của mọi người, bạn và tôi cũng cùng theo Đức Chúa Giê-su đi dự tiệc cưới như các tông đồ xưa, nhưng tiệc cưới mà chúng ta tham dự đây không phải là ở làng Ca-na, nhưng là ở nơi đâu có chúng ta, thì ở đó là một bàn tiệc của sự vui vẻ, thân ái và phục vụ...
Đức Chúa Giê-su đã hiện diện trong tiệc cưới và mọi người đã trở nên vui vẻ vì rượu được uống no say. Bạn và tôi hiện diện và mang lại vui vẻ hân hoan ở những nơi mà đau khổ đang như một cuồng phong thổi tan nát cuộc sống tinh thần và vật chất của tha nhân: nơi những trại phong cùi, nơi những trại giáo huấn trẻ bụi đời, nơi những trại cai nghiện ma túy, nơi những trại mồ côi và nơi phục hồi nhân phẩm của các cô gái lỡ lầm.v.v...
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã mở đầu việc rao giảng tin vui Nước Trời bằng việc làm cho nước hóa thành rượu, và kết thúc bằng việc hiến tế chính bản thân mình trên Thánh Giá, và kéo dài mãi cho đến ngày tận thế trong bí tích Thánh Thể trên các bàn thờ...
Nước biến thành rượu,
nổi buồn biến thành niềm vui,
đau khổ biến thành hân hoan,
thất vọng biến thành hi vọng,
là những điều mà chúng ta sẽ làm được khi chúng ta biết đồng hành cùng Đức Chúa Giê-su đi tham dự tiệc cưới Nước Trời trong thánh lễ, bởi vì nơi đây rượu đã biến thành Máu Thánh và bánh miến biến thành Mình Thánh của Ngài làm của nuôi linh hồn của chúng ta.
Đó chính là niềm vui và hi vọng của Đức Chúa Giê-su mà mọi người nhìn thấy nơi con người chúng ta vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
( Năm C )
Tin Mừng : Ga 2, 1-11
“Đức Chúa Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê.”
Bạn thân mến,
Phép lạ đầu tiên mà Đức Chúa Giê-su đã làm khi Ngài công khai rao giảng tin mừng Nước Trời chính là phép lạ biến nước thành rượu tại tiệc cưới Ca-na, mà thánh Gioan đã tường thuật cho chúng ta nghe trong bài Tin Mừng hôm nay, tôi xin chia sẻ với bạn hai ý suy niệm sau đây:
1. Có Chúa hiện diện là niềm vui của con người.
Đức Chúa Giê-su hiện diện trong tiệc cưới ở làng Ca-na là một biến cố, biến cố này chỉ xảy ra sau khi Đức Chúa Giê-su làm phép lạ biến nước trở thành rượu ngon, để kéo dài niềm vui và cứu cho chủ nhà của chàng rể một phen hú vía vì rượu đã hết.
Chúa hiện diện trong gia đình chúng ta, cứu giúp chúng ta khỏi những ưu phiền và đem lại niềm vui cho mỗi người, như Ngài đã hiện trong tiệc cưới tại làng Ca-na, chúng ta hãy mời gọi Ngài đến trong nhà chúng ta để tình yêu giữa cha mẹ và con cái càng thêm nồng nàn vì có “rượu tình yêu” là chính Ngài ban cho.
Chúa hiện diện trong cuộc sống của bạn và tôi, với biết bao là vất vả khó khăn, với biết bao là chán chường và đau khổ, chính Ngài, với lời mời ân cần của chúng ta, Ngài sẽ đến để đem lại niềm vui cho chúng ta, niềm vui của Ngài sẽ bất tận và lây lan cho người khác khi chúng ta đã có niềm vui của Ngài.
Đường đời bạn và tôi đi nếu mà có Chúa cùng đồng hành hiện diện thì quả là hạnh phúc, bởi vì khi Ngài hiện diện thì đồng thời bình an cũng hiện diện và vui tươi cũng có mặt, làm cho đường chúng ta đi trở nên gần hơn, và chúng ta cũng trở nên gần gủi với tha nhân hơn.
2. Mọi người vui vẻ khi có chúng ta hiện diện.
Là con cái của Thiên Chúa, là môn đệ của Đức Ki-tô và là anh em của mọi người, bạn và tôi cũng cùng theo Đức Chúa Giê-su đi dự tiệc cưới như các tông đồ xưa, nhưng tiệc cưới mà chúng ta tham dự đây không phải là ở làng Ca-na, nhưng là ở nơi đâu có chúng ta, thì ở đó là một bàn tiệc của sự vui vẻ, thân ái và phục vụ...
Đức Chúa Giê-su đã hiện diện trong tiệc cưới và mọi người đã trở nên vui vẻ vì rượu được uống no say. Bạn và tôi hiện diện và mang lại vui vẻ hân hoan ở những nơi mà đau khổ đang như một cuồng phong thổi tan nát cuộc sống tinh thần và vật chất của tha nhân: nơi những trại phong cùi, nơi những trại giáo huấn trẻ bụi đời, nơi những trại cai nghiện ma túy, nơi những trại mồ côi và nơi phục hồi nhân phẩm của các cô gái lỡ lầm.v.v...
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã mở đầu việc rao giảng tin vui Nước Trời bằng việc làm cho nước hóa thành rượu, và kết thúc bằng việc hiến tế chính bản thân mình trên Thánh Giá, và kéo dài mãi cho đến ngày tận thế trong bí tích Thánh Thể trên các bàn thờ...
Nước biến thành rượu,
nổi buồn biến thành niềm vui,
đau khổ biến thành hân hoan,
thất vọng biến thành hi vọng,
là những điều mà chúng ta sẽ làm được khi chúng ta biết đồng hành cùng Đức Chúa Giê-su đi tham dự tiệc cưới Nước Trời trong thánh lễ, bởi vì nơi đây rượu đã biến thành Máu Thánh và bánh miến biến thành Mình Thánh của Ngài làm của nuôi linh hồn của chúng ta.
Đó chính là niềm vui và hi vọng của Đức Chúa Giê-su mà mọi người nhìn thấy nơi con người chúng ta vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ý Thức – Trưởng Thành
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:31 15/01/2022
Ý Thức – Trưởng Thành
(Thứ Hai sau Chúa Nhật II TN – Mc 2,18-22)
Dù chỉ là một luật của Giáo hội, nhưng không hiểu vì sao tín hữu Công Giáo lại quá áy náy khi “giữ chay không trọn” hay còn gọi là phá chay? Phải chăng vì được hướng dẫn cách giữ chay quá tỉ mỉ với những cấm đoán rất ư là hình thức bên ngoài? Nào là ăn đói, ăn no, nào là không được ăn thịt này thịt kia khiến có người dí dỏm: “không được ăn thịt thôi đành ăn tôm hùm vậy!”.
Chắc hẳn các mục tử không quên lời ngôn sứ Isaia mà Giáo hội thường cho nghe trích đọc mỗi khi mùa Chay thánh về. “Chúng nói: “Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy, chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?” Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn. Chính ngày các ngươi muốn ăn chay để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm, thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách. Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chẳng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa.” (Is 58, 3-5). Và lời ngôn sứ Gioel: “Nhưng ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta…Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Ngài từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương” (Ge 2, 12-13).
Thiên Chúa muốn chúng ta sống như những người con trưởng thành. Một trong những dấu chỉ của sự trưởng thành là sống có ý thức, nghĩa là biết việc mình làm là gì, vì sao làm việc ấy, làm với mục đích gì… Khi có người chất vấn Chúa Giêsu vì sao các môn đệ Gioan và các người biệt phái ăn chay mà môn đệ của Người lại không ăn chay thì Chúa Giêsu đã nhân cơ hội ấy giúp họ hiểu rõ ăn chay là gì, vì sao phải ăn chay và dĩ nhiên sẽ biết ăn chay như thế nào.
Nhiều biệt phái thời bấy giờ những tưởng rằng ăn chay là một cách thế thu tích công đức trước mặt Thiên Chúa và qua đó tỏ cho thiên hạ thấy mình “đạo đức”. Chính vì thế khi ăn chay họ thường tỏ vẻ rầu rỉ bên ngoài để cho thiên hạ biết mình ăn chay (x.Mt 6,16). Chúa Giêsu đã từng kể câu chuyện một người biệt phái vào đền thờ cầu nguyện kể lể công trạng ăn chay trước Thiên Chúa và khinh thường người thu thuế tội lỗi (x.Lc 18,9-14).
Ăn chay là một hình thức khổ chế để tỏ bày lòng sám hối ăn năn về tội mình đã phạm. Xưa vua quan và dân thành Ninivê khi nghe lời rao giảng của ngôn sứ Giona đã ăn chay tỏ dấu sám hối ăn năn về tội lỗi của họ, những tội lỗi tày trời khiến Thiên Chúa đe phạt hủy diệt (x.Gn 3,1-10). Chúa Giêsu minh nhiên nói rằng người ta không thể ăn chay khi đang ở trong tình trạng ân sủng. “Chẳng lẽ khách dự tiệc lại có thể ăn chay khi chảng rể còn ở với họ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được. Khi nào chàng rể bị đem đi thì bấy giờ họ mới ăn chay” (x.Mc 2,19-20). Chàng rể mà Chúa Giêsu nói ở trên là chính Người. Theo thần học Thánh Kinh thì khi phạm thứ tội chưa đưa đến sự chết (tội nhẹ) là lúc chúng ta để Thiên Chúa ra một bên. Còn khi cố tình đẩy Thiên Chúa hoàn toàn ra khỏi lòng mình, ra khỏi cuộc đời mình thì chúng ta phạm “thứ tội đưa đến sự chết” (tội nặng). Để bày tỏ lòng sám hối ăn năn về các tội nặng nề thì thiết nghĩ rằng những hành vi khổ chế bên ngoài như kiêng khem ăn uống thì không thể cân xứng mà phải ăn chay như ngôn sứ Gioel nói là “phải xé lòng” và như ngôn sứ Isaia nói: “Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?” (Is 58,6-7).
Chuyện ăn chay là chuyện nhỏ. Giáo hội khẳng định trung tâm của đời sống đức tin Kitô hữu là Thánh Lễ, cách riêng Thánh lễ ngày Chúa Nhật. Giúp cho đoàn tín hữu hiểu Thánh lễ là gì, vì sao phải tham dự Thánh Lễ, tham dự Thánh lễ có mục đích gì và tham dự Thánh lễ như thế nào cho đúng và đẹp ý Chúa thì hẳn còn nhiều việc phải làm từ phía mục tử lẫn giáo dân. Đời sống đức tin của Kitô hệ tại ở những điểm căn bản nào? Thiết nghĩ rằng cần phải ý thức rõ điều này để có thể sống đức tin cách trưởng thành vì đây chính là một trong những mục tiêu của Thượng Hội Đồng đang mở ra.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Hai sau Chúa Nhật II TN – Mc 2,18-22)
Dù chỉ là một luật của Giáo hội, nhưng không hiểu vì sao tín hữu Công Giáo lại quá áy náy khi “giữ chay không trọn” hay còn gọi là phá chay? Phải chăng vì được hướng dẫn cách giữ chay quá tỉ mỉ với những cấm đoán rất ư là hình thức bên ngoài? Nào là ăn đói, ăn no, nào là không được ăn thịt này thịt kia khiến có người dí dỏm: “không được ăn thịt thôi đành ăn tôm hùm vậy!”.
Chắc hẳn các mục tử không quên lời ngôn sứ Isaia mà Giáo hội thường cho nghe trích đọc mỗi khi mùa Chay thánh về. “Chúng nói: “Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy, chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?” Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn. Chính ngày các ngươi muốn ăn chay để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm, thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách. Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chẳng như thế mà gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Đức Chúa.” (Is 58, 3-5). Và lời ngôn sứ Gioel: “Nhưng ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta…Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Ngài từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương” (Ge 2, 12-13).
Thiên Chúa muốn chúng ta sống như những người con trưởng thành. Một trong những dấu chỉ của sự trưởng thành là sống có ý thức, nghĩa là biết việc mình làm là gì, vì sao làm việc ấy, làm với mục đích gì… Khi có người chất vấn Chúa Giêsu vì sao các môn đệ Gioan và các người biệt phái ăn chay mà môn đệ của Người lại không ăn chay thì Chúa Giêsu đã nhân cơ hội ấy giúp họ hiểu rõ ăn chay là gì, vì sao phải ăn chay và dĩ nhiên sẽ biết ăn chay như thế nào.
Nhiều biệt phái thời bấy giờ những tưởng rằng ăn chay là một cách thế thu tích công đức trước mặt Thiên Chúa và qua đó tỏ cho thiên hạ thấy mình “đạo đức”. Chính vì thế khi ăn chay họ thường tỏ vẻ rầu rỉ bên ngoài để cho thiên hạ biết mình ăn chay (x.Mt 6,16). Chúa Giêsu đã từng kể câu chuyện một người biệt phái vào đền thờ cầu nguyện kể lể công trạng ăn chay trước Thiên Chúa và khinh thường người thu thuế tội lỗi (x.Lc 18,9-14).
Ăn chay là một hình thức khổ chế để tỏ bày lòng sám hối ăn năn về tội mình đã phạm. Xưa vua quan và dân thành Ninivê khi nghe lời rao giảng của ngôn sứ Giona đã ăn chay tỏ dấu sám hối ăn năn về tội lỗi của họ, những tội lỗi tày trời khiến Thiên Chúa đe phạt hủy diệt (x.Gn 3,1-10). Chúa Giêsu minh nhiên nói rằng người ta không thể ăn chay khi đang ở trong tình trạng ân sủng. “Chẳng lẽ khách dự tiệc lại có thể ăn chay khi chảng rể còn ở với họ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được. Khi nào chàng rể bị đem đi thì bấy giờ họ mới ăn chay” (x.Mc 2,19-20). Chàng rể mà Chúa Giêsu nói ở trên là chính Người. Theo thần học Thánh Kinh thì khi phạm thứ tội chưa đưa đến sự chết (tội nhẹ) là lúc chúng ta để Thiên Chúa ra một bên. Còn khi cố tình đẩy Thiên Chúa hoàn toàn ra khỏi lòng mình, ra khỏi cuộc đời mình thì chúng ta phạm “thứ tội đưa đến sự chết” (tội nặng). Để bày tỏ lòng sám hối ăn năn về các tội nặng nề thì thiết nghĩ rằng những hành vi khổ chế bên ngoài như kiêng khem ăn uống thì không thể cân xứng mà phải ăn chay như ngôn sứ Gioel nói là “phải xé lòng” và như ngôn sứ Isaia nói: “Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?” (Is 58,6-7).
Chuyện ăn chay là chuyện nhỏ. Giáo hội khẳng định trung tâm của đời sống đức tin Kitô hữu là Thánh Lễ, cách riêng Thánh lễ ngày Chúa Nhật. Giúp cho đoàn tín hữu hiểu Thánh lễ là gì, vì sao phải tham dự Thánh Lễ, tham dự Thánh lễ có mục đích gì và tham dự Thánh lễ như thế nào cho đúng và đẹp ý Chúa thì hẳn còn nhiều việc phải làm từ phía mục tử lẫn giáo dân. Đời sống đức tin của Kitô hệ tại ở những điểm căn bản nào? Thiết nghĩ rằng cần phải ý thức rõ điều này để có thể sống đức tin cách trưởng thành vì đây chính là một trong những mục tiêu của Thượng Hội Đồng đang mở ra.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican công bố Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê chủ đề của Năm Thánh 2025: Những người Lữ Hành của Niềm Hy vọng
Thanh Quảng sdb
05:14 15/01/2022
Vatican công bố Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê chủ đề của Năm Thánh 2025: “Những người Lữ Hành của Niềm Hy vọng'
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Theo Chủ tịch của Thánh Bộ về Tân Phúc âm hóa thì Năm Thánh 2025 phải được chuẩn một cách tốt đẹp nhất bao có thể.
Phát biểu sau buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 3 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella cho hay trong cuộc họp, Đức Thánh Cha “đã nêu chủ đề Năm thánh 2025 vào hai danh từ: “Những người hành hương của Hy vọng."
Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho hay: “Có quá nhiều việc phải làm” trong hai năm này, đặc biệt Thánh bộ của Ngài phụ trách tổ chức cho sự kiện này.
Nên “Để kích hoạt một phong trào, mà ưu tiên liên quan đến việc đón tiếp những người hành hương và tín hữu tiến về Rome trong Năm Thánh - với hy vọng trong hai năm tới, tình trạng về sức khỏe trước cơn đại dịch sẽ không còn là những rào cản cho các sinh hoạt này...
Đức Tổng Giám Mục Fischella cũng cho hay sự hợp tác với “Chính quyền thành phố Rome, với chính quyền Vùng Lazio, và với chính phủ Ý” đang được thảo luận để mọi thứ có thể diễn ra an toàn và phù hợp với khả năng của các thành phố trong việc tiếp nhận du khách một cách tốt nhất có thể. "
Năm Thánh
Tiếp theo Năm Thánh Lòng Thương Xót đặc biệt 2015 cũng do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi động, Năm Thánh sắp tới sẽ diễn ra phù hợp với tiêu chuẩn là cứ 25 năm thì có thể tổ chứa Năm Thánh. Năm thánh bình thường gần đây nhất diễn ra vào năm 2000, khi thế giới và Giáo Hội Công Giáo chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới.
Năm Thánh là một năm ân sủng đặc biệt, trong đó Giáo hội mở rộng kho tàng ân sủng cho các tín hữu nhận ơn toàn xá. Theo truyền thống, năm thánh sẽ bắt đầu trước Giáng sinh và kết thúc vào Lễ hiển linh của năm sau.
Đức Thánh Cha sẽ khai mạc Năm Thánh với nghi thức mở Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Sau đó, các Cửa Thánh của các Vương cung thánh đường khác trực thuộc Giáo hoàng như – Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateranô, Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành, và Vương cung thánh đường Đức Bà cả - sẽ được mở và duy trì như vậy cho đến cuối Năm Thánh.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Theo Chủ tịch của Thánh Bộ về Tân Phúc âm hóa thì Năm Thánh 2025 phải được chuẩn một cách tốt đẹp nhất bao có thể.
Phát biểu sau buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 3 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella cho hay trong cuộc họp, Đức Thánh Cha “đã nêu chủ đề Năm thánh 2025 vào hai danh từ: “Những người hành hương của Hy vọng."
Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho hay: “Có quá nhiều việc phải làm” trong hai năm này, đặc biệt Thánh bộ của Ngài phụ trách tổ chức cho sự kiện này.
Nên “Để kích hoạt một phong trào, mà ưu tiên liên quan đến việc đón tiếp những người hành hương và tín hữu tiến về Rome trong Năm Thánh - với hy vọng trong hai năm tới, tình trạng về sức khỏe trước cơn đại dịch sẽ không còn là những rào cản cho các sinh hoạt này...
Đức Tổng Giám Mục Fischella cũng cho hay sự hợp tác với “Chính quyền thành phố Rome, với chính quyền Vùng Lazio, và với chính phủ Ý” đang được thảo luận để mọi thứ có thể diễn ra an toàn và phù hợp với khả năng của các thành phố trong việc tiếp nhận du khách một cách tốt nhất có thể. "
Năm Thánh
Tiếp theo Năm Thánh Lòng Thương Xót đặc biệt 2015 cũng do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi động, Năm Thánh sắp tới sẽ diễn ra phù hợp với tiêu chuẩn là cứ 25 năm thì có thể tổ chứa Năm Thánh. Năm thánh bình thường gần đây nhất diễn ra vào năm 2000, khi thế giới và Giáo Hội Công Giáo chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới.
Năm Thánh là một năm ân sủng đặc biệt, trong đó Giáo hội mở rộng kho tàng ân sủng cho các tín hữu nhận ơn toàn xá. Theo truyền thống, năm thánh sẽ bắt đầu trước Giáng sinh và kết thúc vào Lễ hiển linh của năm sau.
Đức Thánh Cha sẽ khai mạc Năm Thánh với nghi thức mở Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Sau đó, các Cửa Thánh của các Vương cung thánh đường khác trực thuộc Giáo hoàng như – Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateranô, Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành, và Vương cung thánh đường Đức Bà cả - sẽ được mở và duy trì như vậy cho đến cuối Năm Thánh.
Linh mục ở Guinea-Bissau bị hăm lấy mạng sau khi chỉ trích tổng thống
Đặng Tự Do
05:25 15/01/2022
Một linh mục ở Guinea-Bissau đã bị dọa giết sau khi ngài đăng những bình luận chỉ trích về Tổng thống Umaro Sissoco Embaló trên mạng xã hội vào ngày 2 tháng Giêng.
Cha Augusto Tamba trong vùng Empada, một vùng ở phía nam của đất nước, đã nói về một cuộc tấn công gần đây do tổng thống Embaló thực hiện nhằm vào Đức Cha José Lampra Cá của Bissau.
Vào ngày 29 tháng 12, Đức Cha Lampra Cá và các nhà lãnh đạo tinh thần khác đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nuno Nabiam. Sau đó, vị giám mục nói với các nhà báo rằng đất nước “không thể hạnh phúc nếu con cái và công dân của họ không cộng tác vào ý thức có hành vi đạo đức hoàn hảo cũng như ý thức chịu trách nhiệm và tôn trọng luật pháp của đất nước”.
Theo báo cáo của thông tấn xã Deutsche Welle, tổng thống Embaló, người từng gây hấn với thủ tướng Nabiam, đã buộc tội Đức Cha Lampra Cá can thiệp vào chính trị.
Embaló là tổng thống kể từ ngày 27 tháng 2 năm 2020, nhưng trước đó ông ta đã từng là thủ tướng từ ngày 18 tháng 11 năm 2016 đến ngày 16 tháng Giêng năm 2018.
Cha Tamba đã đưa ra một bài dài trong đó đặt vấn đề đối với những nhận xét của tổng thống, và yêu cầu sự tôn trọng đối với vị giám mục và tái khẳng định quyền bình luận của Đức Giám Mục về các vấn đề chính trị và xã hội của quốc gia Tây Phi.
“Do đặc thù công việc, Đức Cha không hoạt động chính trị tích cực và không bao giờ làm. Nhưng may mắn thay, do nhiệm vụ của mình, ngài đang và sẽ tiếp tục là một nhà lãnh đạo luân lý. Ngài có thể can thiệp bất cứ lúc nào vào bất cứ điều gì mà ngài thấy có vẻ bất công và đưa ra lời hướng dẫn về res publica – tức là những điều công khai.”
Vị linh mục cũng chỉ trích tuyên bố của tổng thống cho rằng mỗi nhà lãnh đạo tôn giáo thuộc về Giáo Hội của mình, nơi Chúa hiện diện.
“Quan niệm của tổng thống về sự hiện diện của Chúa nên được xác định lại, bởi vì Chúa ở khắp mọi nơi và chúng ta kiên quyết cầu nguyện xin Chúa nhân lành cũng hiện diện trong các cung điện chính trị và các tòa nhà của Nhà nước”.
“Nhưng, như chúng ta có thể thấy, người đứng đầu Phủ Tổng thống đã cho rằng Chúa vắng mặt tại nơi làm việc của ông ấy. Có lẽ đó là lý do tại sao ông ấy muốn vị giám mục giữ khoảng cách với ông ấy, giống như ma quỷ tìm cách tránh xa các cây Thánh giá”
Ngày hôm sau, vị linh mục bắt đầu nhận được những lời đe dọa.
“Ai đó đã gọi cho tôi vào lúc bình minh và hỏi tôi có phải là Cha Tamba không. Sau đó người đó nói: “Bạn biết rằng chúng tôi có thể đập bạn thành từng mảnh trong vài phút, phải không?” “Tamba nói với Crux.
Kể từ đó, Cha Tamba đã thực hiện một số biện pháp an ninh, nhưng ngài vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình.
“Hôm nay tôi dẫn một thanh niên theo đến cử hành Thánh lễ ở hai ngôi làng”
“Tôi không trốn ở nhà. Tôi sẽ tiếp tục làm việc và tiếp tục phản ánh về tình hình đất nước tôi trên phương tiện truyền thông xã hội của tôi.”
Liên đoàn Nhân quyền Bissau-Guinean đã ra tuyên bố vào ngày 6 tháng Giêng lên án những kẻ đe dọa chống lại linh mục và thúc giục các nhà chức trách điều tra vụ việc.
“Đó là một nỗ lực không thể chấp nhận được nhằm đe dọa và bịt miệng những người có quan điểm chỉ trích chính phủ. Embaló và những người ủng hộ ông ta muốn cấy ghép một chế độ độc tài và chuyên chế, vì vậy họ gặp khó khăn khi đối phó với những ý kiến trái chiều,” Bubacar Turé, Phó Chủ tịch của Liên đoàn, nói với Crux.
Turé cáo buộc Embaló vi phạm nhân quyền đối với các nhà báo, thành viên của các tổ chức công dân và các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Khoảng 45 phần trăm trong số 2 triệu người Bissau-Guinea là người Hồi giáo và 22 phần trăm theo Kitô Giáo.
Source:Crux
Nhật Ký Trừ Tà Số 172: Khi Satan hành hạ tâm trí
Đặng Tự Do
05:26 15/01/2022
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #172: When Satan Torments The Mind”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà Số 172: Khi Satan hành hạ tâm trí”. Trong bài viết này ngài chú ý đến những người Công Giáo tự hận chính mình vì những sai lầm trong quá khứ. Giá như ngày xưa tôi đã không làm điều đó.. Những dằn vặt đối với những chuyện đã qua trong quá khứ có thể bị ma quỷ trầm trọng hóa khiến chúng ta ngã lòng.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tôi tiếp tục buồn vì có nhiều người bị dày vò tâm trí (xem Nhật ký số 164). Hàng ngày, tôi nhận được những email điên cuồng từ những người đang ở giai đoạn cuối của trí thông minh. Họ đã bị dày vò tinh thần trong nhiều năm và đang mất dần hy vọng.
Những ám ảnh tinh thần này thường bắt đầu từ một điểm yếu tâm lý “bình thường” như lòng tự trọng thấp, suy nghĩ trầm cảm, suy nghĩ đen tối, lo lắng và sợ hãi, thất vọng và tức giận. Tuy nhiên, Satan lợi dụng điểm yếu này của con người và phóng đại nó lên. Lòng tự trọng thấp của chúng ta trở thành lòng căm thù bản thân; lo lắng của chúng ta trở thành tuyệt vọng; những suy nghĩ đen tối của chúng ta trở thành ý tưởng tự sát. Những gì đáng lẽ là một bực bội thường thấy hàng ngày giờ đây trở thành một cuộc khủng hoảng toàn diện.
Những thông điệp phỉ báng của Satan đối với chúng ta xoay quanh sáu chủ đề chung (xem Nhật ký số 156): “Bạn là một người tồi tệ”, “Không có hy vọng cho bạn”, “Chúa không quan tâm đến bạn”, “Sự dằn vặt này sẽ không bao giờ kết thúc”, “Bạn đang đi đến địa ngục”, “Bạn nên tự sát”.
Những ám ảnh ma quỷ này nguy hiểm gấp đôi vì Satan thường có thể che giấu những khiếm khuyết tâm linh của một người. Các cá nhân không nhận ra nguồn gốc của ma quỷ và do đó họ càng tin chắc vào sự khốn khổ vô vọng của mình. Họ có thể chìm sâu hơn vào tuyệt vọng.
Tôi không có một phương dược sửa chữa nhanh chóng cho vấn đề này. Tiến triển thực sự là dần dần. Nhưng tôi muốn chuyển đến anh chị em những loại can thiệp mà chúng tôi đang thực hiện trong sứ vụ của mình. Các cá nhân có thể chọn một sự kết hợp giữa những thứ mà họ thấy hữu ích nhất...
+ Hãy nhận ra nguồn gốc thực sự của những dằn vặt về tinh thần của anh chị em. Đúng vậy, anh chị em có những điểm yếu tiềm ẩn về tâm lý khiến anh chị em dễ bị những suy nghĩ tiêu cực này gây ra. Nhưng Satan đang hành hạ anh chị em với những điểm yếu đó. Một khi chúng ta có thể nhận ra hành động của ma quỷ, chúng ta có thể cảm thấy ít đáng trách hơn và ít bị dằn vặt hơn.
+ Hãy để chúng đến.... và để chúng đi. Nhiều người cảm thấy rất khó để ngăn chặn những ám ảnh tinh thần này. Trên thực tế, ai càng cố gắng ngăn cản chúng, chúng thường trở nên mạnh mẽ hơn. Thay vào đó, tôi không đề nghị phản kháng. Nhưng hãy để chúng đi vào một tai, và để chúng đi ra tai kia. Cố gắng không bám vào chúng. Như một vị Thánh đã nói khi nhìn thấy Satan ở dưới chân giường của cô ấy, “Ồ, chỉ có mình mày thôi à.”
+ Hít thở và thư giãn. Cơ thể chúng ta căng thẳng khi chúng ta căng thẳng. Hít thở sâu chậm và dài. Hít vào từ từ, thở ra từ từ. Thở sâu. Vận động cơ thể bằng cách đi bộ hoặc bất cứ bài tập nào có hiệu quả với anh chị em. Cơ thể thư giãn sẽ giúp tinh thần thoải mái.
+ Đóng cửa đối với quỷ. Satan đang lợi dụng điểm yếu tâm lý. Có những tổn thương và những vết sẹo trong quá khứ đã làm phát sinh điểm yếu này. Hãy tìm cách chữa lành những vết thương tâm linh bên trong. Trị liệu tâm lý, cầu nguyện chữa bệnh, hướng dẫn tâm linh, cầu xin tha thứ và các bí tích đều có thể là nguồn chữa bệnh nội tâm.
+ Những lời cầu nguyện giải thoát tập trung vào sự đau khổ cụ thể. Ví dụ, nếu người đó mắc chứng tự hận bản thân, thì hãy thường xuyên nói: “Nhân danh thánh của Chúa Giêsu, tôi từ bỏ ác linh của lòng tự căm thù và ra lệnh cho nó rời bỏ tôi”. Hoặc nếu vấn đề là sự tức giận: “Nhân danh thánh của Chúa Giêsu, tôi từ bỏ ác thần giận dữ và ra lệnh cho nó rời khỏi tôi.”
+ Quay về phía Chúa Giêsu- liên tục. Thường xuyên sử dụng những lời cầu nguyện ngắn có thể giúp tập trung tâm trí vào Chúa Giêsu. Những lời cầu nguyện tiêu biểu là: “Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy nơi Chúa” hoặc “Lạy Chúa Giêsu, Con vua Đavít, xin thương xót kẻ tội lỗi” hoặc “Lạy Chúa Giêsu, Lạy Mẹ Maria” hoặc một lời cầu nguyện ngắn khác do chính anh chị em chọn.
+ Dâng nỗi đau khổ của mình cho người khác. Tất cả chúng ta đều có những đau khổ của riêng mình. Một số người có những đau khổ lớn về thể chất. Anh chị em có những đau khổ lớn về tinh thần. Những dằn vặt tinh thần này, khi được trao cho Chúa Giêsu trong đức tin, có thể là nguồn ân sủng cho người khác và cho bạn.
+ Giữ tâm hồn bình an. Anh chị em có những thiếu sót và tan nát tâm can. Anh chị em đang đau khổ. Không sao đâu! Đó chính là lý do tại sao Con Thiên Chúa hoá thành nhục thể. Ngài đã chết vì tội lỗi của anh chị em. Anh chị em sẽ không tự cứu mình; anh chị em sẽ không bao giờ không có đau khổ trong cuộc đời này. Hãy tin cậy vào Chúa Giêsu; Người sẽ cứu anh chị em.
Source:CatholicExorcisms
20% giáo sĩ Ái Nhĩ Lan đã chết trong 3 năm qua
Nguyễn long Thao
11:49 15/01/2022
20% giáo sĩ Ái Nhĩ Lan đã chết trong 3 năm qua
Tờ Irish Examiner của Ái Nhĩ Lan đưa tin cứ 5 giáo sĩ gồm linh mục và tu sĩ thì một người đã chết trong ba năm qua. Điều này có nghiã là giáo Hội Aí Nhĩ Lan đã mất 20% số giáo sĩ cả nước trong ba năm qua. Số giáo sĩ chết nói trên gồm các vị đang phục vụ và đã nghỉ hưu
Hội đồng Giám mục Công Giáo Ireland không thể xác nhận con số nói trên vì số liệu thống kê của tờ báo được lấy ra từ 26 giáo phận và các dòng tu.
Theo tờ Irish Examiner cho biết vào cuối năm 2018, Aí Nhĩ Lan có khoảng 1.800 linh mục đang hoạt động và 720 giáo sĩ đã nghỉ hưu tổng cộng khoảng 2.520 người.
Ái Nhĩ Lan có gần 5 triệu dân đang chứng kiến sự sụt giảm giáo dân Công Giáo trong những năm gần đây.
Điều tra dân số của Ái Nhĩ Lan cứ 5 năm thực hiện một lần thì năm 2011 cho thấy 84,2% dân số nhận là Công Giáo. Năm 2016, giảm xuống còn 78,3%. Cuộc điều tra dân số tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng Tư năm 2022
Tờ Irish Examiner báo cáo vào tháng trước rằng số lượng các linh mục đang phục vụ có thể sẽ giảm mạnh khi đất nước hết đại dịch vì các giáo sĩ đã hoãn việc nghỉ hưu để hỗ trợ các đồng nghiệp đang đấu tranh phục vụ cộng đồng trong cuộc khủng hoảng đại dịch.
Tờ báo đưa ra ví dụ về giáo phận Cork và Ross, nơi 9 trong số 94 giáo sĩ trên 75 tuổi. Nhưng không có linh mục nào mới được thụ phong trong bốn năm qua và chỉ có một linh mục dự kiến vào năm 2022.
Cha Michael Keohane, thư ký của giáo phận cho biết: “Một số yếu tố, bao gồm cả đại dịch COVID làm nhiều linh mục sắp nghỉ hưu sẽ vẫn tiếp tục phục vụ toàn thời gian.”
Nguyễn Long Thao
Tờ Irish Examiner của Ái Nhĩ Lan đưa tin cứ 5 giáo sĩ gồm linh mục và tu sĩ thì một người đã chết trong ba năm qua. Điều này có nghiã là giáo Hội Aí Nhĩ Lan đã mất 20% số giáo sĩ cả nước trong ba năm qua. Số giáo sĩ chết nói trên gồm các vị đang phục vụ và đã nghỉ hưu
Hội đồng Giám mục Công Giáo Ireland không thể xác nhận con số nói trên vì số liệu thống kê của tờ báo được lấy ra từ 26 giáo phận và các dòng tu.
Theo tờ Irish Examiner cho biết vào cuối năm 2018, Aí Nhĩ Lan có khoảng 1.800 linh mục đang hoạt động và 720 giáo sĩ đã nghỉ hưu tổng cộng khoảng 2.520 người.
Ái Nhĩ Lan có gần 5 triệu dân đang chứng kiến sự sụt giảm giáo dân Công Giáo trong những năm gần đây.
Điều tra dân số của Ái Nhĩ Lan cứ 5 năm thực hiện một lần thì năm 2011 cho thấy 84,2% dân số nhận là Công Giáo. Năm 2016, giảm xuống còn 78,3%. Cuộc điều tra dân số tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng Tư năm 2022
Tờ Irish Examiner báo cáo vào tháng trước rằng số lượng các linh mục đang phục vụ có thể sẽ giảm mạnh khi đất nước hết đại dịch vì các giáo sĩ đã hoãn việc nghỉ hưu để hỗ trợ các đồng nghiệp đang đấu tranh phục vụ cộng đồng trong cuộc khủng hoảng đại dịch.
Tờ báo đưa ra ví dụ về giáo phận Cork và Ross, nơi 9 trong số 94 giáo sĩ trên 75 tuổi. Nhưng không có linh mục nào mới được thụ phong trong bốn năm qua và chỉ có một linh mục dự kiến vào năm 2022.
Cha Michael Keohane, thư ký của giáo phận cho biết: “Một số yếu tố, bao gồm cả đại dịch COVID làm nhiều linh mục sắp nghỉ hưu sẽ vẫn tiếp tục phục vụ toàn thời gian.”
Nguyễn Long Thao
Hội Đồng Giám Mục kêu gọi người Phi Luật Tân đừng tích trữ thuốc men, nhưng hãy bình tĩnh
Đặng Tự Do
15:42 15/01/2022
Hôm thứ Hai, Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân đã lên tiếng kêu gọi người dân Phi Luật Tân đừng tích trữ thuốc men, và cảnh báo rằng việc tích trữ có thể tạo ra “sự thiếu hụt giả tạo”, đặc biệt là ở thủ đô Manila.
Đức Cha Oscar Jaime Florencio, chủ tịch Ủy ban Y tế của Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân, cho biết: “Thật là tham lam khi tích trữ thuốc”.
“Đừng mua thuốc nếu anh chị em không cần để những người bị bệnh có thể tiếp cận với nó,” ngài nói bằng tiếng Tagalog trong một cuộc phỏng vấn với Radio Veritas 846.
Đức Cha cũng kêu gọi bình tĩnh trong bối cảnh các báo cáo về việc tích trữ paracetamol và các loại thuốc chữa bệnh cúm khác do số ca nhiễm COVID-19 ngày càng gia tăng trong nước.
Bộ Y tế Phi Luật Tân, gọi tắt là DOH, hôm thứ Hai, 10 tháng Giêng, đã báo cáo 33,169 trường hợp nhiễm coronavirus mới, cao nhất kể từ khi đại dịch được công bố vào tháng 3 năm 2020.
Bộ cũng ghi nhận 145 trường hợp tử vong, trong khi số người phục hồi tăng 3,725 người.
Bộ Y tế cũng báo cáo tỷ lệ dương tính cao kỷ lục là 46% trong số 73,234 xét nghiệm.
Ở thủ đô Manila, tỷ lệ dương tính, hay thông số R, đã lên đến 52%. Nói cách khác, trong 100 người đi xét nghiệm, có đến 52 người nhiễm coronavirus.
Tuần trước, một số hiệu thuốc và quầy thuốc đã báo cáo rằng một số thuốc paracetamol đã hết hàng do nhu cầu tăng vọt trong bối cảnh các trường hợp COVID-19 gia tăng trong nước.
Source:Licas
Vị Giám mục Nigeria chỉ trích chính phủ về cuộc bách hại Kitô Giáo bị câu lưu
Đặng Tự Do
15:43 15/01/2022
Một giám mục nổi tiếng của Nigeria được cho là đã bị cơ quan an ninh nhà nước câu lưu để thẩm vấn, sau khi vị giám mục chỉ trích chính phủ Nigeria đồng lõa trước các vụ bắt cóc và các cuộc đàn áp khác đối với các Kitô hữu của đất nước.
Đức Cha Matthew Kukah, nhà lãnh đạo của giáo phận Sokoto ở góc Tây Bắc Nigeria, đã đưa ra một thông điệp Giáng Sinh, trong đó ngài nói rằng chính phủ, do tổng thống Muhammadu Buhari lãnh đạo, dường như đã để số phận của người dân Nigeria vào tay “những kẻ xấu xa”.
Đức Cha Kukah chỉ trích thực tế rằng hơn 100 bé gái bị nhóm khủng bố Hồi giáo Boko Haram bắt cóc vẫn chưa được tìm thấy, cũng như “hàng trăm trẻ em khác bị bắt ít trong các hoàn cảnh ít bi thảm hơn”, ACI Africa, đối tác tin tức của CNA, đưa tin hôm 28 tháng 12.
“Bây giờ, chúng ta đang hoàn toàn nằm trong sự kìm kẹp của cái ác. Hôm nay, cảm giác khi thấy người ta chạy tội cho nhau chỉ làm tôi buồn hơn khi tôi chứng kiến nhà nước này lao vào một loạt các trò chơi đổ lỗi gây tranh cãi về hoàn cảnh bi thảm của chúng ta,” Giám mục Kukah viết.
Ngài nhấn mạnh rằng “Một danh mục về sự tàn ác chưa từng có đã được tung ra đối với những công dân vô tội trên khắp các bang miền Bắc. Trong giấc ngủ của họ, trên đất nông nghiệp của họ, trong chợ của họ, hoặc thậm chí trên đường cao tốc, những công dân vô tội đã bị tàn sát và biến thành đồ cúng tế được thiêu đốt cho các vị ác thần”.
Theo một nguồn tin từ People's Gazette, mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Đức Cha Kukah lên tiếng công khai chống lại chính phủ, nhưng SSS, một đơn vị cảnh sát mật liên bang, được cho là đã chú ý đến nhận xét của ngài và ra lệnh cho ngài phải trình diện để thẩm vấn.
Ở Nigeria nói chung, ít nhất 60,000 Kitô hữu đã bị giết trong hai thập kỷ qua. Theo một nghiên cứu mới, ước tính có khoảng 3,462 Kitô hữu đã bị giết ở Nigeria trong 200 ngày đầu năm 2021, tức 17 người mỗi ngày.
Nigeria là quốc gia đông dân nhất Phi Châu và nhân khẩu học nói chung gần như được phân chia đồng đều giữa các tín hữu Kitô và người Hồi giáo. Kitô Hữu Nigeria, đặc biệt là ở miền bắc đất nước, trong nhiều thập kỷ qua đã phải chịu những vụ tàn phá tài sản, giết người và bắt cóc tàn bạo, thường là dưới bàn tay của các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Các Kitô hữu Nigeria nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng chính phủ do người Hồi giáo kiểm soát phần lớn đã phản ứng chậm chạp, không đầy đủ hoặc hoàn toàn lờ đi trước những vụ tấn công đàn áp Kitô giáo.
Những người chăn gia súc Fulani, một nhóm dân tộc Hồi giáo, chịu trách nhiệm cho nhiều vụ giết người nhất tính đến cuối năm qua, đã sát hại khoảng 1,909 Kitô hữu trong 200 ngày đầu năm 2021.
Đức Cha Kukah viết trong thông điệp Giáng Sinh : “Sự im lặng của chính phủ liên bang chỉ nuôi dưỡng con thú xấu xa đồng lõa với những việc làm của những kẻ tàn ác này, những kẻ đã hủy hoại tương lai của cả thế hệ con cái chúng ta”.
“Hàng ngày, chúng ta nghe nói về sự thất bại của hoạt động tình báo, tuy nhiên, những chuyên gia cung cấp thông tin tình báo khẳng định rằng họ luôn làm nhiệm vụ của mình một cách siêng năng và hiệu quả. Có phải Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nigeria không tin rằng ông nợ các bậc cha mẹ và công dân những câu trả lời về việc con cái chúng ta đang ở đâu và khi nào chúng về nhà? Liệu Tổng thống Nigeria không nợ chúng ta một lời giải thích và câu trả lời về việc khi nào các vụ bắt cóc, bắt cóc, tàn bạo, vô tri và những vụ tàn sát vô tận đối với công dân của chúng ta sẽ kết thúc?”
Đức Cha Kukah đã nói rằng sau thông điệp Giáng Sinh năm 2020 của mình, trong đó ngài cũng chỉ trích tình hình đàn áp đang diễn ra, một số quan chức đã buộc tội ngài là “phản quốc”.
Vào tháng 2 năm 2020, Đức Cha Kukah đã cử hành thánh lễ an táng cho anh Michael Nnadi, một chủng sinh 18 tuổi bị bắt cóc, đòi tiền chuộc, và cuối cùng bị giết bởi các tay súng Hồi giáo. Theo một trong những kẻ bắt cóc anh, Nnadi không ngại tuyên bố đức tin Công Giáo của mình cho họ, và sẽ không ngừng nói với những kẻ bắt cóc rằng họ cần phải ăn năn về những đường lối xấu xa của họ.
Trong tang lễ của anh Nnadi, Đức Cha Kukah chê bai sự bất lực của chính quyền và tình trạng bạo lực diễn ra dưới thời Tổng thống Nigeria, Muhammadu Buhari, và bày tỏ hy vọng rằng cái chết của Michael sẽ trở thành bước ngoặt cho cuộc đàn áp Kitô giáo ở quốc gia đông dân nhất Phi Châu.
Ngài bày tỏ hy vọng tấm gương của Michael và sự tử đạo của anh sẽ truyền cảm hứng cho một đội quân trẻ noi theo bước chân của anh.
Đức Cha Kukah nói vào thời điểm đó: “Chúng ta sẽ tiến bước với thập tự giá của Chúa Kitô đã được giao phó cho chúng ta, không phải trong đau đớn hay thống khổ, bởi vì ơn cứu rỗi của chúng ta nằm trong thập tự giá của Người. Chúng ta không có sự báo thù hay cay đắng trong trái tim mình. Chúng ta không có giọt buồn bên trong chúng ta. Chúng ta rất vinh dự khi người con trai của chúng ta đây đã được triệu tập để nhận vương miện tử đạo ngay từ khi còn nhỏ trong hành trình đến với chức linh mục”.
Source:Catholic News Agency
Tạp chí do một vị thánh khởi xướng vẫn phát triển mạnh sau 100 năm
Đặng Tự Do
15:43 15/01/2022
Thánh Maximilian Kolbe, vị tử vì đạo ở Auschwitz đã từng nói: “Nếu chúng ta không có các phương tiện truyền thông Công Giáo, một ngày nào đó các nhà thờ của chúng ta sẽ trống rỗng”.
Vào tháng Giêng năm 1922, vị linh mục người Ba Lan quyết định làm điều gì đó. Ngài đã xuất bản 5,000 bản ấn phẩm đầu tiên của tạp chí hàng tháng Hiệp sĩ Vô nhiễm tại thành phố Kraków.
Trang bìa cho thấy sứ mệnh không khoan nhượng của tạp chí: Nó cho thấy Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội được đóng khung bởi hai thanh kiếm lớn đâm vào những con rắn trên những cuốn sách có nhãn “dị giáo” và “cấp tiến”.
Hôm 8 tháng Giêng vừa qua, sinh nhật lần thứ 128 của vị thánh, Đức Tổng Giám Mục Marek Jędraszewski, của tổng giáo phận Kraków, đã cử hành thánh lễ đánh dấu kỷ niệm một trăm năm của tạp chí.
Thánh lễ truyền trực tiếp đã được cử hành tại đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Niepokalanów, miền đông-trung Ba Lan, nơi Cha Kolbe thiết lập một tu viện.
Trong một lá thư được đọc tại Thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảm ơn về sứ mệnh của tạp chí và khuyến khích các biên tập viên của tờ báo trở thành những nhân chứng đích thực của đức tin.
Trong bài giảng của mình, Đức Cha Jędraszewski đã mô tả nguồn gốc của tạp chí. Ngài nhắc nhớ rằng Cha Kolbe đã thành lập phong trào truyền bá Tin Mừng Hiệp sĩ Vô nhiễm vào năm 1917. Các thành viên đã cam kết dâng mình hoàn toàn cho Đức Trinh nữ Maria và đeo Mề Đay Huyền Nhiệm Đức Bà.
Vị tổng giám mục nói rằng Dòng Phanxicô Viện tu đã bị khuấy động bởi hai sự kiện: cuộc biểu tình của các nhóm Tam Điểm trên đường phố Rôma vào tháng Hai năm đó và kỷ niệm 75 năm ngày Đức Mẹ hiện ra với Alphonse Ratisbonne, một người Pháp vô thần, đeo Mề Đay Huyền Nhiệm Đức Bà, và sau đó trở thành một linh mục Công Giáo.
Đáp lại các diễn biến này, Cha Kolbe quyết định liên kết những người Công Giáo thông qua một tạp chí. Vấn đề là ngài không có tiền. Nhiều năm sau, ngài nhớ lại việc đi vào thành phố với ý định xin vài xu từ những người qua đường để tạo ra một ấn bản đầu tiên.
Ngài nói: “Trời mưa, và mặc dù đã đi qua mấy con phố nhưng tôi thấy xấu hổ không dám đi tiếp và không dám chìa tay ra để xin bố thí”.
“Tuy nhiên, ngày hôm sau, tôi có một suy nghĩ: Rốt cuộc, điều đó không phải vì tôi, mà vì sự nghiệp của Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội trong các linh hồn. Khi đó tôi mới dám đến gặp cha xứ mà tôi biết. Ngài chào đón tôi nồng nhiệt, quyên góp cho một tạp chí mới, đưa tôi đến gặp các cha sở khác với mục đích tương tự, và cho tôi vài địa chỉ”.
Đức Tổng Giám Mục Jędraszewski nhớ lại rằng số đầu tiên đặt ra mục tiêu của ấn phẩm: đào tạo các tín hữu và cải đạo những người không theo Công Giáo.
Tạp chí, được tài trợ hoàn toàn bằng tiền quyên góp, đã thành công, đạt số lượng phát hành cao nhất là 1 triệu bản vào năm 1938.
Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng ngày nay tạp chí tiếp tục có số lượng phát hành khá lớn, khoảng 45,000. Theo mong muốn của vị thánh, nó không có giá bìa và được cung cấp cho những người không đủ khả năng mua báo.
“Điều rất quan trọng là phải chuyển đổi sang nguồn cảm hứng tuyệt vời của Cha Maximilian Maria Kolbe,” Đức Cha Jędraszewski nói.
Cha Kolbe được sinh ra ở Zduńska Wola, miền trung Ba Lan, vào năm 1894. Khi còn nhỏ, ngài đã nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra với hai vương miện. Đức Mẹ đã tặng cho ngài cả hai chiếc vương miện - một chiếc màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết, và chiếc còn lại màu đỏ, biểu thị cho sự tử đạo - và ngài đã nhận cả hai.
Cha Kolbe gia nhập Dòng Phanxicô năm 1910, lấy tên là Maximilian. Bị cuốn hút bởi khả năng du hành không gian, ngài đã thiết kế một loại máy bay được gọi là “Etereoplan” vào năm 1918.
Vào đầu những năm 1930, ngài thành lập các tu viện ở Nhật Bản và Ấn Độ. Ngài được bổ nhiệm làm bề trên của tu viện Niepokalanów vào năm 1936, và thành lập đài Radio Niepokalanów hai năm sau đó.
Sau khi Đức chiếm đóng Ba Lan, Cha Kolbe bị đưa đến trại tập trung Auschwitz. Tại cuộc điểm danh vào ngày 29 tháng 7 năm 1941, các lính canh đã chọn ra 10 người đàn ông bị chết đói để trừng phạt sau khi một tù nhân trốn khỏi trại.
Khi một trong những người được chọn, Franciszek Gajowniczek, khóc vì tuyệt vọng vì còn vợ con, Cha Kolbe đã đề nghị thế chỗ.
10 người đàn ông bị giam trong một boongke, nơi họ bị thiếu thức ăn và nước uống. Theo các nhân chứng, Kolbe đã dẫn đầu các tù nhân bị kết án cầu nguyện và hát thánh ca. Sau hai tuần, ngài là người đàn ông duy nhất vẫn còn sống. Cha Kolbe đã bị giết bởi một mũi tiêm phenol vào ngày 14 tháng 8 năm 1941.
Ngài được phong chân phước vào ngày 17 tháng 10 năm 1971, và được phong thánh vào ngày 10 tháng 10 năm 1982, được công nhận là một “vị tử đạo của lòng bác ái”. Đức Tổng Giám Mục Gajowniczek đã tham dự cả hai buổi lễ.
Kết thúc bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục Jędraszewski lưu ý rằng Giáo hội đã cử hành Lễ Hiển linh vào ngày 6 tháng Giêng.
“Cần phải có đôi mắt rộng mở và trí óc kiên định để có thể, theo gương Ba Nhà Đạo Sĩ, đến gần Hài Nhi Giêsu, được Chúa Cha sai đến, và sấp mình trước mặt Người, hết sức tôn kính và cúi đầu”
“Sự mặc khải này của Chúa cho thế giới cũng được khắc ghi trong hoạt động biên tập và xuất bản tạp chí hàng tháng Hiệp sĩ Vô nhiễm.”
“Tạp chí đã mang Chúa Kitô đến với thế giới qua một nhân học lành mạnh, một viễn tượng về nhân loại, cho thấy sự thật đầy đủ về Giáo hội và chỉ ra rằng chúng ta không đơn độc giữa sự dữ tràn ngập.”
“Cầu mong sứ mệnh bày tỏ sự thật về tình yêu thương của Thiên Chúa cho thế giới này sẽ tồn tại lâu dài và hiệu quả nhất có thể.”
Source:Catholic News Agency
10 điều cần biết về Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI
J.B. Đặng Minh An dịch
23:36 15/01/2022
Ở Đức đang có một âm mưu nhằm bôi lọ Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI. Vì thế, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã có bài “10 things to know about Pope emeritus Benedict XVI”, nghĩa là “10 điều cần biết về Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI”.
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI từng là giáo hoàng từ năm 2005 đến năm 2013. Ngài chào đời vào ngày 16 tháng 4 năm 1927, tại Marktl thuộc bang Bavaria của Đức, và được đặt tên là Joseph Ratzinger. Ngài sẽ sớm bước sang tuổi 95 vào tháng Tư tới đây.
Có rất nhiều điều cần biết về ngài, người đã trở thành linh mục, tổng giám mục, Hồng Y, và giáo hoàng.
Ngài rất thích mèo, đàn piano và Mozart.
Khi còn là một Hồng Y sống ở Rôma, ngài chuẩn bị những đĩa thức ăn cho mèo hoang. Khi những con mèo thân thiện gần văn phòng Vatican của ngài bị thương, ngài băng bó vết thương cho chúng.
Vào năm 2005, năm ngài trở thành giáo hoàng, Đức Bênêđíctô có một con mèo lông ngắn màu trắng đen tên là Chico sống tại nhà của ngài ở Bavaria.
Khi chuyển đến sống trong các căn hộ ở Vatican, ngài vẫn phải tuân theo quy định: không được phép nuôi chó mèo.
Những sở thích khác của ngài bao gồm piano, là nhạc cụ mà ngài đã chơi trong nhiều năm. Nhà soạn nhạc Mozart là một người rất được ngài yêu thích.
Đức Bênêđíctô nói với người phỏng vấn Peter Seewald trong cuốn sách năm 1996 “Muối của thế gian”. “Âm nhạc của ngài không chỉ là giải trí; nó chứa đựng toàn bộ bi kịch của sự tồn tại của con người”.
Bào huynh của ngài, Đức Ông Georg Ratzinger, người cũng đã trở thành một linh mục, đã tạo nên sự nghiệp âm nhạc: Đức Ông trở thành người phụ trách thánh nhạc tại Nhà thờ Thánh Phêrô ở thành phố Regensburg của Bavaria.
Khi còn trẻ, ngài đã phải thi hành quân dịch trong quân đội Đức Quốc xã. Một chế độ đã chế nhạo mong muốn trở thành linh mục của ngài.
Đức Bênêđíctô XVI tương lai lớn lên tại ngôi làng nhỏ Traunstein ở miền nam nước Đức vào thời điểm Đức Quốc xã thống trị đất nước.
Gia đình Ratzinger chống Đức Quốc xã. Cha của ngài, một cảnh sát, đã đăng ký mua một tờ báo chống Đức quốc xã. Chủ bút của tờ báo Fritz Gerlich, đã bị Đức quốc xã sát hại. Một người em họ 14 tuổi của Ratzinger mắc hội chứng Down đã bị Đức quốc xã bắt đi và nhanh chóng qua đời. Anh ta có lẽ đã bị sát hại trong chiến dịch vô nhân đạo của Đức Quốc Xã chống lại những người mà họ cho là khiếm khuyết, và là gánh nặng của quốc gia.
Thanh niên Joseph Ratzinger đã phản đối các hoạt động bắt buộc của đám Thanh Niên Hitler và tìm cách né tránh một số hoạt động, như sau này ngài kể lại trong cuốn hồi ký “Các cột mốc”. Chị gái của ngài đã từ chối trở thành một giáo viên vì không muốn bị buộc phải dạy một chương trình ca tụng Đức Quốc xã.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Ratzinger phải đi nghĩa vụ quân sự. Ngài và anh trai Georg đều muốn trở thành chủng sinh. Khi một đám SS tập hợp Ratzinger và những người lính khác đến một cuộc họp tuyển dụng vào SS, mong muốn trở thành linh mục của ngài đã khiến ngài bị chế giễu và lăng mạ - nhưng cũng vì thế, ngài thoát được việc phải phục vụ trong quân đoàn SS sắt máu.
Trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến, ngài đã đào ngũ, là một hành động có thể bị trừng phạt bằng cái chết.
Trong chuyến thăm tháng Tư năm 2008 đến Đại chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers, New York, Đức Bênêđíctô đã gọi Đức Quốc xã là “một chế độ độc ác tưởng rằng nó có tất cả các câu trả lời”.
“Ảnh hưởng của nó ngày càng lớn - xâm nhập vào các trường học và cơ quan dân sự, cũng như chính trị và thậm chí cả tôn giáo - trước khi nó được công nhận hoàn toàn là một con quái vật. Nó trục xuất Chúa và do đó trở nên thù ghét bất cứ điều gì chân chính và tốt đẹp.”
Mặc dù chủ nghĩa Quốc xã đã bị đánh bại, ngài vẫn cảnh báo những người nghe mình rằng nó vẫn còn “sức mạnh để tiêu diệt.” Nhưng Chúa Giêsu Kitô đã cứu chúng ta khỏi điều này: “Đấng chỉ cho chúng ta con đường vượt qua sự chết, là Đấng chỉ cho chúng ta cách chiến thắng sự hủy diệt và sợ hãi: do đó, chính Chúa Giêsu là thầy dạy đích thật của sự sống.”
Sau khi sống dưới những tệ nạn của chủ nghĩa Quốc xã, Đức Bênêđíctô nhận thấy sự cần thiết của sự thật đối với tự do đích thực.
Ngài cảnh báo người Mỹ chống lại sự đen tối của trái tim, “sự nhẫn tâm của trái tim chiếm giữ thứ mà trước tiên là phớt lờ, sau đó là sự chế giễu phẩm giá do Thượng đế ban tặng cho mỗi con người.” Ngài nói, còn có một bóng tối “đặc biệt nham hiểm” của tâm trí, nó thao túng sự thật, bóp méo nhận thức của chúng ta về thực tại, làm hoen ố trí tưởng tượng và khát vọng của chúng ta”.
“Nhưng mục đích nào cho phép một sự 'tự do', bất chấp sự thật, để theo đuổi những điều sai trái? Có bao nhiêu người trẻ đã được chìa ra một bàn tay mà nhân danh tự do hoặc kinh nghiệm đã dẫn họ đến nghiện ngập, mê muội về đạo đức và trí tuệ, bị tổn thương, mất tự trọng, thậm chí là tuyệt vọng và thật bi thảm và đáng buồn là tự kết liễu cuộc sống của mình?”
“Các bạn thân mến, sự thật không phải là sự áp đặt. Nó cũng không chỉ đơn giản là một tập hợp các quy tắc. Đó là một khám phá về Đấng không bao giờ làm chúng ta thất vọng; Đấng mà chúng ta luôn có thể tin cậy. Khi tìm kiếm sự thật, chúng ta sống bằng niềm tin vì cuối cùng sự thật là một con người: Chúa Giêsu Kitô. Đó là lý do tại sao tự do đích thực không phải là một lựa chọn không tham gia. Đó là một lựa chọn tham gia; không gì khác hơn là buông bỏ bản thân và cho phép mình được thu hút vào chính bản thể của Chúa Kitô vì người khác.”
Ngài lấy tên là Đức Bênêđíctô để tôn vinh một vị giáo hoàng và một vị thánh.
Trong buổi tiếp kiến chung vào ngày thứ Tư ngay sau cuộc bầu cử vào tháng 4 năm 2005, ngài giải thích rằng ngài đã chọn tên Bênêđíctô như một liên kết với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV, người đã “hướng dẫn Giáo hội vượt qua thời kỳ hỗn loạn của Chiến tranh thế giới thứ nhất.” Ngài nói rằng cái tên này cũng gợi lên nhà lãnh đạo tu viện ở thế kỷ thứ sáu, Thánh Bênêđíctô thành Nursia, và quan điểm của ngài trong việc hình thành “nguồn gốc Kitô Giáo không thể chối cãi của văn hóa và văn minh Âu Châu”.
Với tư cách là giáo hoàng, Đức Bênêđíctô thường nói về sự cần thiết phải truyền giáo. “Không có ưu tiên nào lớn hơn điều này: đó là giúp con người trong thời đại chúng ta một lần nữa gặp gỡ Thiên Chúa, Thiên Chúa nói với chúng ta và chia sẻ tình yêu của Người để chúng ta có được cuộc sống sung túc,” ngài nói trong tông huấn Verbum Domini, nghĩa là “Lời Chúa” vào năm 2010
Đức Bênêđíctô XVI đã có những quyết định lớn chống lại nạn giáo sĩ lạm dụng trẻ em.
Hàng trăm linh mục phạm tội lạm dụng tình dục đã bị trừng phạt dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô. Đây là sự tiếp nối công việc trước đây của ngài tại Bộ Giáo lý Đức tin, cơ quan đã có được quyền hạn cao hơn đối với các vụ lạm dụng tình dục giáo sĩ vào năm 2002.
Hai tháng sau khi lên ngôi giáo hoàng, Đức Bênêđíctô đã kỷ luật Cha Marcial Maciel, người sáng lập có sức lôi cuốn và có ảnh hưởng lớn của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, người từ lâu đã bị buộc tội lạm dụng tình dục các chủng sinh và sau đó được cho là đã có một cuộc sống hai mặt vô cùng tai tiếng.
Tranh cãi đã nổ ra liên quan đến cáo buộc cho rằng Đức Bênêđíctô XVI, khi còn là Tổng giám mục Munich và Freising từ năm 1977 đến năm 1982, đã cho một kẻ lạm dụng tình dục là Cha Peter Hullermann làm việc mục vụ. Những cáo buộc này đã bị Tòa thánh và phụ tá thân cận của Đức Bênêđíctô là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein mạnh mẽ bác bỏ.
Vị tổng đại diện vào thời điểm đó đã hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định bổ nhiệm linh mục từ bên ngoài tổng giáo phận đến một giáo xứ mà không có bất kỳ hạn chế mục vụ nào, nơi Cha Hullermann lại lạm dụng một lần nữa.
Tổng giáo phận Munich sẽ phát hành một báo cáo được chờ đợi vào ngày 20 tháng Giêng về việc giải quyết các khiếu nại lạm dụng từ năm 1945 đến năm 2019. Theo truyền thông Đức, Đức Bênêđíctô đã gửi 82 trang các ghi chép cho các nhà điều tra biên soạn báo cáo.
Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên từ chức sau gần 600 năm.
Vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, Đức Bênêđíctô 85 tuổi đã gây chấn động thế giới khi tuyên bố nghỉ hưu bằng tiếng Latinh. Ngài cho rằng tuổi cao và sức yếu là những lý do khiến ngài không thích hợp để thực hiện chức vụ của mình.
Vào ngày 28 tháng 2, ngày mà đơn từ chức của ngài có hiệu lực, Đức Bênêđíctô đã đi từ Thành phố Vatican đến Castel Gandolfo bằng trực thăng.
“Tôi chỉ đơn giản là một người hành hương đang bắt đầu chặng cuối cùng của cuộc hành hương trên Trái đất,” ngài nói trong những lời cuối cùng với tư cách là giáo hoàng. “Hãy cùng tiến lên với Chúa vì lợi ích của Giáo hội và thế giới.”
Hoàn cảnh bất thường của một cựu giáo hoàng có nghĩa là Đức Bênêđíctô đã “đồng tác giả” một cách hiệu quả trong một thông điệp với người kế nhiệm.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết hợp văn bản chưa hoàn thành của Đức Bênêđíctô trong thông điệp Lumen Fidei năm 2013 của ngài, tuyên bố đây là “tác phẩm của bốn bàn tay”.
Các thông điệp của Đức Bênêđíctô XVI là Deus Caritas Est - Thiên Chúa là tình yêu, công bố năm 2005, Spe Salvi - Được Cứu Rỗi Trong Hy Vọng, công bố năm 2007, và Caritas in Veritate – Đức Ái Trong Chân Lý, công bố năm 2009, về các đức ái và đức cậy của Kitô Giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi Đức Bênêđíctô là ông nội của tất cả các ông nội.
Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô Đức Bênêđíctô là “ông nội của tất cả các ông nội”
“Tôi đã nói nhiều lần rằng tôi rất vui khi ngài sống ở đây, ở Vatican này, bởi vì nó giống như có một người ông thông thái ở nhà. Cảm ơn ngài!”
Đó là những lời của vị giáo hoàng đương nhiệm với người tiền nhiệm của mình vào ngày 28 tháng 9 năm 2014, tại một cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và những người cao niên từ khắp nơi trên thế giới - bao gồm cả Đức Bênêđíctô.
Đức Bênêđíctô là một nhà tư tưởng sâu sắc. Ngài nhấn mạnh cả đức tin và lý trí trong đời sống Kitô Giáo và trong văn hóa phương Tây.
Trong bài giảng của mình trước Cơ Mật Viện năm 2005 bầu ngài vào ngôi giáo hoàng, Đức Ratzinger đã nói về một “chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất”.
Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu Kitô là “thước đo của chủ nghĩa nhân bản đích thật. Đức tin ‘trưởng thành’ không phải là một đức tin trôi theo những làn sóng thời thượng hay mốt mới. Đức tin với vóc dáng đầy đủ và trưởng thành là một đức tin ăn rễ sâu xa nơi tình bằng hữu với Chúa Kitô. Đó là tình bằng hữu mở lòng chúng ta cho tất cả những gì là thiện hảo và cho chúng ta những tiêu chuẩn để phân biệt giữa đúng và sai, giữa giả trá và chân thật.”
Các cuốn sách của ngài bao gồm “Nhập môn Kitô Giáo”, tập hợp các bài giảng đại học của ngài, và “Chúa Giêsu thành Nazareth”, là một nỗ lực của ngài để giải thích Chúa Giêsu Kitô với thế giới hiện đại. Trước khi được bầu làm giáo hoàng, ngài đã có hai cuộc phỏng vấn nổi tiếng với nhà báo người Đức Peter Seewald, được xuất bản với tiêu đề “Báo cáo Ratzinger” và “Muối của thế gian”.
Triều đại giáo hoàng của ngài đã tìm cách truyền cảm hứng cho sự đổi mới.
Triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđíctô được đánh dấu bằng những nỗ lực đổi mới văn hóa, trí tuệ và tâm linh, bao gồm cả cải cách phụng vụ. Ngài cũng giúp củng cố Giáo hội sau những nỗ lực cải cách của Công đồng Vatican II. Bản thân Đức Bênêđíctô đã từng tham gia Công Đồng Vatican II vào những năm 1960, nơi ngài từng là chuyên gia cho Hồng Y Joseph Frings, Tổng giám mục của Köln.
Đức Bênêđíctô bác bỏ những giải thích về Công Đồng trong đó nhấn mạnh đến “sự gián đoạn và đoạn tuyệt.” Thay vào đó, ngài nói Công Đồng lịch sử này cần được nhìn nhận trên tinh thần “liên tục” và “cải cách”.
Những nỗ lực của ngài nhằm thiết lập một cách giải thích hợp lý về Công đồng Vatican II đã kéo dài đến cuối thời giáo hoàng. Vào ngày 14 tháng 2 năm 2013, ngài nói rằng ban đầu Công Đồng đã bị diễn giải sai “qua con mắt của giới truyền thông”, và họ mô tả Công Đồng là một “cuộc đấu tranh chính trị” giữa các trào lưu khác nhau trong Giáo hội.
Thứ “Công Đồng của giới truyền thông” này đã tạo ra “nhiều tai họa” và “rất nhiều khốn khổ,” với kết quả là các chủng viện và viện nghiên cứu đóng cửa và phụng vụ bị “tầm thường hóa”.
Ngài là cộng tác viên thân cận của Thánh Gioan Phaolô II.
Sau đó, Đức Hồng Y Ratzinger đã phục vụ Thánh Gioan Phaolô II với tư cách là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, một chức vụ mà ngài đã giữ trong hơn 20 năm.
“Tôi đã ở bên cạnh ngài và đến để tôn kính ngài nhiều hơn nữa,” Đức Bênêđíctô kể lại. “Sự phục vụ của chính tôi được duy trì bởi chiều sâu tâm linh của ngài và bởi sự phong phú của những hiểu biết sâu sắc của ngài. Gương cầu nguyện của ngài liên tục gây ấn tượng mạnh và gầy dựng cho tôi”.
Đức Bênêđíctô đã tham gia vào việc soạn thảo Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo và làm sáng tỏ giáo lý Công Giáo. Đôi khi, công việc của ngài đòi hỏi phải phản đối những người Công Giáo dị giáo có ảnh hưởng ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Những hành động này vì thế gây ra các phản ứng tiêu cực khi ngài được bầu vào ngôi giáo hoàng.
Với tư cách là Đức Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI đã chủ sự lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II vào ngày 1 tháng 5 năm 2011.
“Đức Gioan Phaolô II được tuyên Chân Phước vì đức tin của ngài, một đức tin mạnh mẽ, quảng đại và tông truyền,” Đức Bênêđíctô XVI nói vào thời điểm đó. “Bằng chứng tá đức tin, tình yêu thương và lòng can đảm tông đồ, cùng với sức lôi cuốn nhân văn cao cả, người con gương mẫu của Ba Lan này đã giúp các tín hữu trên khắp thế giới không sợ bị gọi là Kitô Hữu, thuộc về Giáo hội, và rao giảng Tin Mừng.”
“Nói một cách ngắn gọn: Ngài đã giúp chúng ta không sợ sự thật, bởi vì sự thật là bảo đảm cho quyền tự do. Nói ngắn gọn hơn nữa: ngài đã ban cho chúng ta sức mạnh để tin vào Chúa Kitô, bởi vì Chúa Kitô là 'Đấng cứu chuộc loài người,' Đấng Cứu Chuộc của nhân loại”
Source:Catholic News Agency10 things to know about Pope emeritus Benedict XVI
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI từng là giáo hoàng từ năm 2005 đến năm 2013. Ngài chào đời vào ngày 16 tháng 4 năm 1927, tại Marktl thuộc bang Bavaria của Đức, và được đặt tên là Joseph Ratzinger. Ngài sẽ sớm bước sang tuổi 95 vào tháng Tư tới đây.
Có rất nhiều điều cần biết về ngài, người đã trở thành linh mục, tổng giám mục, Hồng Y, và giáo hoàng.
Ngài rất thích mèo, đàn piano và Mozart.
Khi còn là một Hồng Y sống ở Rôma, ngài chuẩn bị những đĩa thức ăn cho mèo hoang. Khi những con mèo thân thiện gần văn phòng Vatican của ngài bị thương, ngài băng bó vết thương cho chúng.
Vào năm 2005, năm ngài trở thành giáo hoàng, Đức Bênêđíctô có một con mèo lông ngắn màu trắng đen tên là Chico sống tại nhà của ngài ở Bavaria.
Khi chuyển đến sống trong các căn hộ ở Vatican, ngài vẫn phải tuân theo quy định: không được phép nuôi chó mèo.
Những sở thích khác của ngài bao gồm piano, là nhạc cụ mà ngài đã chơi trong nhiều năm. Nhà soạn nhạc Mozart là một người rất được ngài yêu thích.
Đức Bênêđíctô nói với người phỏng vấn Peter Seewald trong cuốn sách năm 1996 “Muối của thế gian”. “Âm nhạc của ngài không chỉ là giải trí; nó chứa đựng toàn bộ bi kịch của sự tồn tại của con người”.
Bào huynh của ngài, Đức Ông Georg Ratzinger, người cũng đã trở thành một linh mục, đã tạo nên sự nghiệp âm nhạc: Đức Ông trở thành người phụ trách thánh nhạc tại Nhà thờ Thánh Phêrô ở thành phố Regensburg của Bavaria.
Khi còn trẻ, ngài đã phải thi hành quân dịch trong quân đội Đức Quốc xã. Một chế độ đã chế nhạo mong muốn trở thành linh mục của ngài.
Đức Bênêđíctô XVI tương lai lớn lên tại ngôi làng nhỏ Traunstein ở miền nam nước Đức vào thời điểm Đức Quốc xã thống trị đất nước.
Gia đình Ratzinger chống Đức Quốc xã. Cha của ngài, một cảnh sát, đã đăng ký mua một tờ báo chống Đức quốc xã. Chủ bút của tờ báo Fritz Gerlich, đã bị Đức quốc xã sát hại. Một người em họ 14 tuổi của Ratzinger mắc hội chứng Down đã bị Đức quốc xã bắt đi và nhanh chóng qua đời. Anh ta có lẽ đã bị sát hại trong chiến dịch vô nhân đạo của Đức Quốc Xã chống lại những người mà họ cho là khiếm khuyết, và là gánh nặng của quốc gia.
Thanh niên Joseph Ratzinger đã phản đối các hoạt động bắt buộc của đám Thanh Niên Hitler và tìm cách né tránh một số hoạt động, như sau này ngài kể lại trong cuốn hồi ký “Các cột mốc”. Chị gái của ngài đã từ chối trở thành một giáo viên vì không muốn bị buộc phải dạy một chương trình ca tụng Đức Quốc xã.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Ratzinger phải đi nghĩa vụ quân sự. Ngài và anh trai Georg đều muốn trở thành chủng sinh. Khi một đám SS tập hợp Ratzinger và những người lính khác đến một cuộc họp tuyển dụng vào SS, mong muốn trở thành linh mục của ngài đã khiến ngài bị chế giễu và lăng mạ - nhưng cũng vì thế, ngài thoát được việc phải phục vụ trong quân đoàn SS sắt máu.
Trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến, ngài đã đào ngũ, là một hành động có thể bị trừng phạt bằng cái chết.
Trong chuyến thăm tháng Tư năm 2008 đến Đại chủng viện Thánh Giuse ở Yonkers, New York, Đức Bênêđíctô đã gọi Đức Quốc xã là “một chế độ độc ác tưởng rằng nó có tất cả các câu trả lời”.
“Ảnh hưởng của nó ngày càng lớn - xâm nhập vào các trường học và cơ quan dân sự, cũng như chính trị và thậm chí cả tôn giáo - trước khi nó được công nhận hoàn toàn là một con quái vật. Nó trục xuất Chúa và do đó trở nên thù ghét bất cứ điều gì chân chính và tốt đẹp.”
Mặc dù chủ nghĩa Quốc xã đã bị đánh bại, ngài vẫn cảnh báo những người nghe mình rằng nó vẫn còn “sức mạnh để tiêu diệt.” Nhưng Chúa Giêsu Kitô đã cứu chúng ta khỏi điều này: “Đấng chỉ cho chúng ta con đường vượt qua sự chết, là Đấng chỉ cho chúng ta cách chiến thắng sự hủy diệt và sợ hãi: do đó, chính Chúa Giêsu là thầy dạy đích thật của sự sống.”
Sau khi sống dưới những tệ nạn của chủ nghĩa Quốc xã, Đức Bênêđíctô nhận thấy sự cần thiết của sự thật đối với tự do đích thực.
Ngài cảnh báo người Mỹ chống lại sự đen tối của trái tim, “sự nhẫn tâm của trái tim chiếm giữ thứ mà trước tiên là phớt lờ, sau đó là sự chế giễu phẩm giá do Thượng đế ban tặng cho mỗi con người.” Ngài nói, còn có một bóng tối “đặc biệt nham hiểm” của tâm trí, nó thao túng sự thật, bóp méo nhận thức của chúng ta về thực tại, làm hoen ố trí tưởng tượng và khát vọng của chúng ta”.
“Nhưng mục đích nào cho phép một sự 'tự do', bất chấp sự thật, để theo đuổi những điều sai trái? Có bao nhiêu người trẻ đã được chìa ra một bàn tay mà nhân danh tự do hoặc kinh nghiệm đã dẫn họ đến nghiện ngập, mê muội về đạo đức và trí tuệ, bị tổn thương, mất tự trọng, thậm chí là tuyệt vọng và thật bi thảm và đáng buồn là tự kết liễu cuộc sống của mình?”
“Các bạn thân mến, sự thật không phải là sự áp đặt. Nó cũng không chỉ đơn giản là một tập hợp các quy tắc. Đó là một khám phá về Đấng không bao giờ làm chúng ta thất vọng; Đấng mà chúng ta luôn có thể tin cậy. Khi tìm kiếm sự thật, chúng ta sống bằng niềm tin vì cuối cùng sự thật là một con người: Chúa Giêsu Kitô. Đó là lý do tại sao tự do đích thực không phải là một lựa chọn không tham gia. Đó là một lựa chọn tham gia; không gì khác hơn là buông bỏ bản thân và cho phép mình được thu hút vào chính bản thể của Chúa Kitô vì người khác.”
Ngài lấy tên là Đức Bênêđíctô để tôn vinh một vị giáo hoàng và một vị thánh.
Trong buổi tiếp kiến chung vào ngày thứ Tư ngay sau cuộc bầu cử vào tháng 4 năm 2005, ngài giải thích rằng ngài đã chọn tên Bênêđíctô như một liên kết với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XV, người đã “hướng dẫn Giáo hội vượt qua thời kỳ hỗn loạn của Chiến tranh thế giới thứ nhất.” Ngài nói rằng cái tên này cũng gợi lên nhà lãnh đạo tu viện ở thế kỷ thứ sáu, Thánh Bênêđíctô thành Nursia, và quan điểm của ngài trong việc hình thành “nguồn gốc Kitô Giáo không thể chối cãi của văn hóa và văn minh Âu Châu”.
Với tư cách là giáo hoàng, Đức Bênêđíctô thường nói về sự cần thiết phải truyền giáo. “Không có ưu tiên nào lớn hơn điều này: đó là giúp con người trong thời đại chúng ta một lần nữa gặp gỡ Thiên Chúa, Thiên Chúa nói với chúng ta và chia sẻ tình yêu của Người để chúng ta có được cuộc sống sung túc,” ngài nói trong tông huấn Verbum Domini, nghĩa là “Lời Chúa” vào năm 2010
Đức Bênêđíctô XVI đã có những quyết định lớn chống lại nạn giáo sĩ lạm dụng trẻ em.
Hàng trăm linh mục phạm tội lạm dụng tình dục đã bị trừng phạt dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô. Đây là sự tiếp nối công việc trước đây của ngài tại Bộ Giáo lý Đức tin, cơ quan đã có được quyền hạn cao hơn đối với các vụ lạm dụng tình dục giáo sĩ vào năm 2002.
Hai tháng sau khi lên ngôi giáo hoàng, Đức Bênêđíctô đã kỷ luật Cha Marcial Maciel, người sáng lập có sức lôi cuốn và có ảnh hưởng lớn của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, người từ lâu đã bị buộc tội lạm dụng tình dục các chủng sinh và sau đó được cho là đã có một cuộc sống hai mặt vô cùng tai tiếng.
Tranh cãi đã nổ ra liên quan đến cáo buộc cho rằng Đức Bênêđíctô XVI, khi còn là Tổng giám mục Munich và Freising từ năm 1977 đến năm 1982, đã cho một kẻ lạm dụng tình dục là Cha Peter Hullermann làm việc mục vụ. Những cáo buộc này đã bị Tòa thánh và phụ tá thân cận của Đức Bênêđíctô là Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein mạnh mẽ bác bỏ.
Vị tổng đại diện vào thời điểm đó đã hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định bổ nhiệm linh mục từ bên ngoài tổng giáo phận đến một giáo xứ mà không có bất kỳ hạn chế mục vụ nào, nơi Cha Hullermann lại lạm dụng một lần nữa.
Tổng giáo phận Munich sẽ phát hành một báo cáo được chờ đợi vào ngày 20 tháng Giêng về việc giải quyết các khiếu nại lạm dụng từ năm 1945 đến năm 2019. Theo truyền thông Đức, Đức Bênêđíctô đã gửi 82 trang các ghi chép cho các nhà điều tra biên soạn báo cáo.
Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên từ chức sau gần 600 năm.
Vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, Đức Bênêđíctô 85 tuổi đã gây chấn động thế giới khi tuyên bố nghỉ hưu bằng tiếng Latinh. Ngài cho rằng tuổi cao và sức yếu là những lý do khiến ngài không thích hợp để thực hiện chức vụ của mình.
Vào ngày 28 tháng 2, ngày mà đơn từ chức của ngài có hiệu lực, Đức Bênêđíctô đã đi từ Thành phố Vatican đến Castel Gandolfo bằng trực thăng.
“Tôi chỉ đơn giản là một người hành hương đang bắt đầu chặng cuối cùng của cuộc hành hương trên Trái đất,” ngài nói trong những lời cuối cùng với tư cách là giáo hoàng. “Hãy cùng tiến lên với Chúa vì lợi ích của Giáo hội và thế giới.”
Hoàn cảnh bất thường của một cựu giáo hoàng có nghĩa là Đức Bênêđíctô đã “đồng tác giả” một cách hiệu quả trong một thông điệp với người kế nhiệm.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết hợp văn bản chưa hoàn thành của Đức Bênêđíctô trong thông điệp Lumen Fidei năm 2013 của ngài, tuyên bố đây là “tác phẩm của bốn bàn tay”.
Các thông điệp của Đức Bênêđíctô XVI là Deus Caritas Est - Thiên Chúa là tình yêu, công bố năm 2005, Spe Salvi - Được Cứu Rỗi Trong Hy Vọng, công bố năm 2007, và Caritas in Veritate – Đức Ái Trong Chân Lý, công bố năm 2009, về các đức ái và đức cậy của Kitô Giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi Đức Bênêđíctô là ông nội của tất cả các ông nội.
Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô Đức Bênêđíctô là “ông nội của tất cả các ông nội”
“Tôi đã nói nhiều lần rằng tôi rất vui khi ngài sống ở đây, ở Vatican này, bởi vì nó giống như có một người ông thông thái ở nhà. Cảm ơn ngài!”
Đó là những lời của vị giáo hoàng đương nhiệm với người tiền nhiệm của mình vào ngày 28 tháng 9 năm 2014, tại một cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và những người cao niên từ khắp nơi trên thế giới - bao gồm cả Đức Bênêđíctô.
Đức Bênêđíctô là một nhà tư tưởng sâu sắc. Ngài nhấn mạnh cả đức tin và lý trí trong đời sống Kitô Giáo và trong văn hóa phương Tây.
Trong bài giảng của mình trước Cơ Mật Viện năm 2005 bầu ngài vào ngôi giáo hoàng, Đức Ratzinger đã nói về một “chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất”.
Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu Kitô là “thước đo của chủ nghĩa nhân bản đích thật. Đức tin ‘trưởng thành’ không phải là một đức tin trôi theo những làn sóng thời thượng hay mốt mới. Đức tin với vóc dáng đầy đủ và trưởng thành là một đức tin ăn rễ sâu xa nơi tình bằng hữu với Chúa Kitô. Đó là tình bằng hữu mở lòng chúng ta cho tất cả những gì là thiện hảo và cho chúng ta những tiêu chuẩn để phân biệt giữa đúng và sai, giữa giả trá và chân thật.”
Các cuốn sách của ngài bao gồm “Nhập môn Kitô Giáo”, tập hợp các bài giảng đại học của ngài, và “Chúa Giêsu thành Nazareth”, là một nỗ lực của ngài để giải thích Chúa Giêsu Kitô với thế giới hiện đại. Trước khi được bầu làm giáo hoàng, ngài đã có hai cuộc phỏng vấn nổi tiếng với nhà báo người Đức Peter Seewald, được xuất bản với tiêu đề “Báo cáo Ratzinger” và “Muối của thế gian”.
Triều đại giáo hoàng của ngài đã tìm cách truyền cảm hứng cho sự đổi mới.
Triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđíctô được đánh dấu bằng những nỗ lực đổi mới văn hóa, trí tuệ và tâm linh, bao gồm cả cải cách phụng vụ. Ngài cũng giúp củng cố Giáo hội sau những nỗ lực cải cách của Công đồng Vatican II. Bản thân Đức Bênêđíctô đã từng tham gia Công Đồng Vatican II vào những năm 1960, nơi ngài từng là chuyên gia cho Hồng Y Joseph Frings, Tổng giám mục của Köln.
Đức Bênêđíctô bác bỏ những giải thích về Công Đồng trong đó nhấn mạnh đến “sự gián đoạn và đoạn tuyệt.” Thay vào đó, ngài nói Công Đồng lịch sử này cần được nhìn nhận trên tinh thần “liên tục” và “cải cách”.
Những nỗ lực của ngài nhằm thiết lập một cách giải thích hợp lý về Công đồng Vatican II đã kéo dài đến cuối thời giáo hoàng. Vào ngày 14 tháng 2 năm 2013, ngài nói rằng ban đầu Công Đồng đã bị diễn giải sai “qua con mắt của giới truyền thông”, và họ mô tả Công Đồng là một “cuộc đấu tranh chính trị” giữa các trào lưu khác nhau trong Giáo hội.
Thứ “Công Đồng của giới truyền thông” này đã tạo ra “nhiều tai họa” và “rất nhiều khốn khổ,” với kết quả là các chủng viện và viện nghiên cứu đóng cửa và phụng vụ bị “tầm thường hóa”.
Ngài là cộng tác viên thân cận của Thánh Gioan Phaolô II.
Sau đó, Đức Hồng Y Ratzinger đã phục vụ Thánh Gioan Phaolô II với tư cách là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, một chức vụ mà ngài đã giữ trong hơn 20 năm.
“Tôi đã ở bên cạnh ngài và đến để tôn kính ngài nhiều hơn nữa,” Đức Bênêđíctô kể lại. “Sự phục vụ của chính tôi được duy trì bởi chiều sâu tâm linh của ngài và bởi sự phong phú của những hiểu biết sâu sắc của ngài. Gương cầu nguyện của ngài liên tục gây ấn tượng mạnh và gầy dựng cho tôi”.
Đức Bênêđíctô đã tham gia vào việc soạn thảo Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo và làm sáng tỏ giáo lý Công Giáo. Đôi khi, công việc của ngài đòi hỏi phải phản đối những người Công Giáo dị giáo có ảnh hưởng ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Những hành động này vì thế gây ra các phản ứng tiêu cực khi ngài được bầu vào ngôi giáo hoàng.
Với tư cách là Đức Giáo Hoàng, Đức Bênêđíctô XVI đã chủ sự lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II vào ngày 1 tháng 5 năm 2011.
“Đức Gioan Phaolô II được tuyên Chân Phước vì đức tin của ngài, một đức tin mạnh mẽ, quảng đại và tông truyền,” Đức Bênêđíctô XVI nói vào thời điểm đó. “Bằng chứng tá đức tin, tình yêu thương và lòng can đảm tông đồ, cùng với sức lôi cuốn nhân văn cao cả, người con gương mẫu của Ba Lan này đã giúp các tín hữu trên khắp thế giới không sợ bị gọi là Kitô Hữu, thuộc về Giáo hội, và rao giảng Tin Mừng.”
“Nói một cách ngắn gọn: Ngài đã giúp chúng ta không sợ sự thật, bởi vì sự thật là bảo đảm cho quyền tự do. Nói ngắn gọn hơn nữa: ngài đã ban cho chúng ta sức mạnh để tin vào Chúa Kitô, bởi vì Chúa Kitô là 'Đấng cứu chuộc loài người,' Đấng Cứu Chuộc của nhân loại”
Source:Catholic News Agency
Văn Hóa
Henri de Lubac, Hồng Y Thần Học Gia, Chuyên Viên Vatican II, Bênh vực Thành công Pierre Teilhard de Chardin, 6
Vũ Văn An
19:19 15/01/2022
Một nền “Thần học Mới”?
De Lubac nói tới mười lăm năm đau buồn diễn ra gần như ngay sau thời điểm Đức chiếm đóng. Trong cuốn hồi ký của mình, At the Service of the Church (Phục vụ Giáo Hội), ngài viết một cách không vị nể về tác phong của các đối thủ và sự yếu kém của nhiều bề trên của ngài. Dù trong những dòng này, ngài bày tỏ nỗi đau của mình trước quá nhiều bất công, tầm thường và thiếu bác ái, nhưng lời nói của ngài vẫn không hề chua xót. Khi de Lubac bác bỏ tất cả những nỗ lực sau này nhằm lạm dụng trường hợp của ngài như một dịp để chỉ trích “Rome” và các cơ cấu thẩm quyền Giáo hội, ngài đã dùng các lời lẽ gay gắt hơn so với lời ngài phán xét đối với những người đã gây bất công cho ngài.
Cuốn Surnaturel [Siêu Nhiên]
Ngay từ những ngày còn học triết, de Lubac đã nghiên cứu vấn đề cùng đích của con người và mục đích cuối cùng của bản chất con người. Lấy cảm hứng từ triết lý của Maurice Blondel và được khuyến khích bởi Cha Joseph Huby, ngài đã theo dõi cuộc điều tra này qua các giai đoạn cá thể trong lịch sử thần học và buộc phải kết luận rằng vào thế kỷ XVI và XVII, đã có sự thay đổi trong thần học Công Giáo.
De Lubac đã xuất bản những hiểu biết sâu sắc này của mình ở một mức độ nào đó trong các tiểu luận cá thể. Trong những tháng thời chiến khi phải trốn khỏi Lyons, ngài vẫn tiếp tục công việc của mình về chủ đề này, nhờ thế, đến năm 1942, bản thảo đầu tiên của cuốn sách, với tiêu đề đơn giản là Surnaturel (Siêu nhiên) và phụ đề Études historiques (Nghiên cứu lịch sử), đã sẵn sàng để xuất bản. Những tuần nghỉ ngơi bổ sung cho phép tác phẩm được mở rộng hơn nữa, cho đến sau cùng, vào mùa thu năm 1945, nó có thể được gửi tới nhà in để xuất hiện vào mùa xuân năm 1946. Mặc dù de Lubac đã minh nhiên phản công sự phản đối cho rằng trong cuốn sách của ngài, ngài đã nghi ngờ tính cách nhưng không (gratuitous) của ân sủng như một hồng ân, đây chính là phản đối chính sẽ được nhắm chống lại ngài (1).
Surnaturel không phải là lý do duy nhất để chiến dịch bắt đầu, và de Lubac không phải là nhà thần học duy nhất thấy mình bị tấn công. Tuy nhiên, việc xuất bản nghiên cứu của ngài là một trong những chất xúc tác quan trọng hơn, và Henri de Lubac có lẽ là nhà thần học nổi bật và lưu loát nhất trong một phong trào mà nay nhiều người khác cố gắng gán cho cho nhãn hiệu la nouvelle théologie, nền “Thần học mới”.
Tái lập chủ nghĩa duy hiện đại?
Nouvelle théologie là tiếng hô sáp chiến. De Lubac, ít nhất, không bao giờ sử dụng nó để mô tả suy nghĩ của riêng mình. Trong một lá thư gửi cho Hubert Schnackers, người vào thập niên 1970 đã viết luận án tiến sĩ về lối hiểu Giáo hội của de Lubac (2), ngài viết:
“Tôi không thích lắm khi người ta nói tới nền 'thần học mới', nhắc đến tôi; tôi chưa bao giờ sử dụng kiểu nói này, và tôi ghét điều này. Trái lại, tôi luôn luôn tìm cách làm cho Truyền thống của Giáo hội được biết đến, trong điều nó cung hiến phổ biến nhất và ít chịu sự thay đổi của thời gian nhất. 'Thần học mới' là một thuật ngữ có tính luận chiến,... mà hầu hết thời gian không có ý nghĩa gì, chỉ dùng để gây nghi ngờ cho tác giả trong tâm trí của những người không chịu xem xét nó kỹ lưỡng hơn (trừ một số ngày nay, ngược lại, tự hào về nó) (trích từ Phục vụ Giáo hội, tr. 361)”.
De Lubac không những không coi thần học của chính mình là “một thần học mới”; trái lại, ngài có thể mô tả như một “Thần học mới”, chính lý thuyết natura pura (tự nhiên thuần túy) mà ngài đã tranh biện kịch liệt (xem Surnaturel, trang 140). Do đó, không nên áp dụng cách diễn đạt này để mô tả thần học của de Lubac.
Kiểu nói này đã được đặt ra vào thời kỳ có cuộc khủng hoảng Duy Hiện đại [Modernisme], nhưng từ năm 1942 trở đi, nó ngày càng trở nên thịnh hành.
Năm 1946, linh mục đáng kính Garrigou-Lagrange, Dòng Đaminh (3) (cố vấn luận án tiến sĩ của Karol Wojtyla), đã công bố trên tạp chí Angelicum một tiểu luận có tựa đề “La théologie nouvelle: où va-t-elle?”, trong đó ngài đặt câu hỏi. “Thần học Mới đang hướng về đâu?”, câu hỏi mà ngay lập tức ngài trả lời chắc nịch rằng: “Nó dẫn đến Chủ nghĩa Duy Hiện đại!” Với điều này, vũ khí chắc chắn đã được rèn đúc.
Tháng 8 năm 1946, Tổng Hội Dòng Tên đã triệu tập tại Rôma để bầu Tân Bề trên cả cho Dòng (vì những xáo trộn thời chiến nên chưa thể bầu được người kế vị ngay sau khi Cha Ledochowski qua đời ngày 13 tháng 12 năm 1942). Henri de Lubac là đại biểu từ Tỉnh Dòng Tên của mình và ở lại Rôma từ tháng 8 cho đến ngày 28 tháng 10 năm 1946. Ngày 15 tháng 9, Cha Jean-Baptiste Janssens (1889-1964), người Bỉ, được bầu làm Bề trên cả.
Hai ngày sau, Đức Giáo Hoàng tiếp các đại biểu tham dự Tổng hội trong một buổi tiếp kiến tại Castel Gandolfo và có một bài phát biểu, trong đó, cùng với những điều khác, ngài phê phán sự kiện: trong một số trường hợp gần đây đã có những bài nói quá mức thiếu thận trọng về “Thần học mới”. Sau bài phát biểu, các Cha Dòng Tên được giới thiệu với Đức Giáo Hoàng từng người một, và mỗi người được trao đổi với ngài một vài lời. Đức Piô XII nói với de Lubac bằng một giọng thân thiện, “À! Tôi biết rất rõ giáo thuyết của cha!” De Lubac do đó không thấy có lý do gì để lo lắng. Nhưng sau đó bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng bất ngờ được in ra hai ngày sau đó trên tờ L’Osservatore Romano. Ngay lập tức, những tin đồn và nghi ngờ được loan tải về việc bài phát biểu đó có ý nói về ai, lời phê phán này có thể ám chỉ các luận bác tín lý nào, và hậu quả kỷ luật có thể là gì. De Lubac cho công bố các mục nhật ký của mình trong khoảng thời gian từ ngày 9 tháng 9 năm 1946 đến ngày 18 tháng 4 năm 1947, như một phần phụ lục cho cuốn Phục vụ Giáo Hội [4: 4, trang 250-57]. Nhiều dự đoán thảm khốc được loan truyền, xa đến mức ám chỉ một sự kết án được cho là sắp xảy ra đối với “Trường phái Fourvière”. Tuy nhiên, mọi điều vẫn rất mơ hồ. Không bề trên nào đề cập đến bất cứ cáo buộc cụ thể nào chống lại de Lubac, để ngài có thể bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề đó. Đức Hồng Y Alfredo Ottaviani (4), người mà ngài đã đến thăm vào ngày 1 tháng 10 tại Văn phòng Thánh (Sacrum Officium), trấn an ngài rằng bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng không nhằm mục đích làm nản lòng ngài trong việc làm của ngài.
Chúng ta có thể phỏng đoán rằng các động cơ chính trị cũng đóng một vai trò nào đó trong sự việc đang diễn ra, vì có thể kết nối các dấu chấm giữa chính phủ Vichy và việc bác bỏ nền Thần học mới. Dù sao đi nữa, một số động lực chính nơi các đối thủ của de Lubac là những người đã buộc tội ngài không trung thành với Thống chế Pétain trong thời kỳ chiếm đóng. Cha Garrigou-Lagrange đã đi xa trong việc bảo vệ Pétain khi cho rằng bất cứ hình thức hỗ trợ nào dành cho de Gaulle đều là tội lỗi nghiêm trọng (5).
Bề ngoài, mọi sự vẫn bình lặng, nhưng hòn đá đã bắt đầu lăn. Đi đầu công khai với tư cách là những người phản đối de Lubac là Cha Garrigou-Lagrange, O.P, một giáo sư tại Giáo hoàng Đại học Thánh Tôma Aquinô (Angelicum) và Cha Charles Boyer, S.J., cùng với một số cha khác thuộc Dòng Tên, những người đã cố gắng hết sức để ảnh hưởng tới Cha Tân Bề trên cả và buộc Cha phải lên án điều họ gọi là “Thần học mới”. De Lubac tự tin, ít nhất lúc đầu, là ngài được sự hỗ trợ của Cha Janssens và an tâm tiếp tục công việc của mình.
Một cuốn sách bình yên trong thời kỳ giông bão
Trong khi khắp xung quanh ngài, những cơn bão cực kỳ hỗn loạn đang bắt đầu diễn ra, thì de Lubac một cách nào đó, vẫn tìm được sự bình an nội tâm để chuẩn bị cho một trong những cuốn sách quan trọng nhất của ngài: Histoire et Esprit (Lịch sử và Tinh thần](1950) (6).
Trong hai mươi năm, de Lubac vốn nghiên cứu về Origen (185-254 sau Công nguyên) và thần học của vị này. Từ từ, ngài nhận thức được tầm quan trọng nổi bật của vị này, người đã chịu quá nhiều bất công từ hậu thế và cho đến ngày nay vẫn là một trong những nhà thần học gây tranh cãi nhất trong lịch sử.
Từ thời cổ đại của Kitô giáo trở đi, một số tác giả đã gán cho Origen học thuyết apokatastasis, tức sự phục hồi vạn vật và cùng với nó, sự hoán cải tối hậu của ma quỷ và thậm chí của Satan và do đó, sự hữu hạn của hỏa ngục. Đây không phải là nỗi bất bình duy nhất, nhưng là nỗi bất bình nặng nề nhất.
Trong một diễn từ của ngài năm 1950 ở Lyons (7) về chủ đề hai bài giảng lễ của Origen dựa trên một câu của tiên tri Giêrêmia (20: 7), nói về “việc nói dối sư phạm” của Thiên Chúa (Thiên Chúa có thể “lừa dối” vì mục đích giáo dục không?), de Lubac cho thấy lập trường của Origen khác biệt rõ ràng hơn nhiều so với điều vị này bị kết án vào thế kỷ thứ sáu.
Một sự nghi ngờ khác về Origen liên quan đến việc ông sử dụng rộng rãi "cách giải thích phúng dụ" (8), một điều cho thấy ông là một người theo thuyết Platon và là môn đệ của triết gia Philo hơn là một nhà thần học Kitô giáo. Ngày nay, Lịch sử và Tinh thần vẫn là tác phẩm tham chiếu tiêu chuẩn về việc giải thích Kinh thánh của Origen, đã bác bỏ phản bác này. Các phác thảo sơ bộ cho nghiên cứu này được viết dưới dạng dẫn nhập các ấn bản Các Bài giảng về Sách Sáng thế (1943) và Sách Xuất hành (1947) của Origen đã được xuất bản trong loạt Sources chrétiennes. Tương tự như thế, vào năm 1947, de Lubac xuất bản tiểu luận được đánh giá cao của ngài “'Typologie' et 'Allégorisme'” [‘Hình loại học’ và ‘Phúng dụ’], bảo vệ khái niệm phúng dụ thường bị hiểu lầm chống lại mọi kiểu diễn giải méo mó và đưa nó vào ánh sáng thích đáng như một đặc điểm riêng biệt của truyền thống giải thích Kinh thánh theo thần học. Đối với tập sách kỷ niệm năm 1948 để vinh danh Cavallera, de Lubac đã viết một tiểu luận về câu đối, hay bài thơ hai câu thời Trung cổ, tóm tắt giáo huấn về bốn ý nghĩa của Kinh thánh trong một câu dễ thuộc lòng. Cùng với các nghiên cứu về Origen, tiểu luận này đã dẫn nhập chủ đề xuyên suốt cho bộ nghiên cứu bốn tập tuyệt vời là Exégèse médiévale [Khoa chú giải Trung cổ] (9).
Vào năm 1950, đúng lúc, trước khi lệnh bề trên của de Lubac khiến ngài không thể xuất bản sách thần học trong một thời gian khá lâu, cuốn Histoire et Esprit xuất hiện, “một cuốn sách hòa bình giữa trận chiến”. Trong đó, de Lubac mô tả nhà thần học Alexandria như một người của Giáo hội có các nguyên tắc giải thích Kinh thánh đúng đắn, mặc dù có nhiều sự phóng đại trong những trường hợp đặc thù. Origen không phải là một nhà canh tân, nhưng đúng hơn, là một người làm chứng cho Truyền thống, tối hậu tìm về chính Tông đồ Phaolô. Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với tư tưởng của nhà triết học Do Thái Philo ở Alexandria (mất khoảng năm 45 hoặc 50 Công nguyên), và mặc dù hoàn toàn phụ thuộc vào bối cảnh Alexandria, toàn bộ mầu nhiệm cứu rỗi của Kitô giáo đã phân biệt Origen với Philo ở những điểm quyết định.
Khi viết Histoire et Esprit, tác giả muốn khuyến khích những người đề xướng nền chú giải phê bình lịch sử hiện đại tham gia một cuộc đối thoại về mối tương quan qua lại giữa khoa chú giải bác học và thần học hệ thống. Việc này không thất bại trong việc thu hút được một đáp ứng tích cực. De Lubac đặc biệt vui mừng khi một học giả Kinh thánh như Cha Hugues Vincent, Dòng Đaminh, một học trò của Cha Marie Joseph Lagrange, cũng thuộc Dòng Đaminh (10), đã biết ơn chuyển đến tác giả sự phấn khởi của ngài về nghiên cứu này ngay sau khi cuốn sách được phát hành và sau đó cũng viết một bài điểm sách cho tờ Revue biblique [Tập san Kinh thánh]. De Lubac đã công bố hai bức thư của Cha Vincent trong phần phụ lục của tuyển tập L’Écriture dans la Tradition [Kinh thánh trong Thánh truyền] (11). Điều có lẽ là điển hình đối với quan điểm của de Lubac về phương pháp chú giải phê bình lịch sử là trong suốt cuộc đời của Cha Lagrange, ngài đã nhiều lần gợi ý linh mục dòng Đa Minh nên được phong làm Hồng Y để ghi nhận các thành tựu của ngài trong thần học. Theo ý kiến của de Lubac, sự công nhận như vậy sẽ có ý nghĩa biểu tượng to lớn. Nó sẽ không những xác nhận việc biện minh cho sự hiện hữu của các nhà bác học chú giải, mà còn tạo động lực cho họ trong công việc họ làm (Phục Vụ Giáo Hôi, trang 312), và như thế có thể giúp xoa dịu nhiều cảm giác bị tổn thương và giảm bớt nhiều sự căng thẳng trong mối liên hệ giữa Huấn quyền và các nhà chú giải.
Giữa các phản ứng đầu tiên đối với việc xuất bản cuốn Histoire et Esprit, đã có những tin tức đáng kinh ngạc.
Xét đánh Fourvière
Đầu năm 1950, de Lubac nhận được một lá thư từ Cha Bề trên cả của Dòng, thông báo về việc sắp rút lại phép giảng dạy của ngài. Áp lực ngày càng tăng trong suốt năm 1948 và 1949. Những lời phàn nàn về de Lubac đã đến từ nhiều nơi trên thế giới. Vấn đề càng ra tồi tệ thêm, khi tiểu luận của ngài có tựa đề “Le mystère du surnaturel” [Mầu nhiệm siêu nhiên], được công bố trên tạp chí Recherches de Sciences Religieuses [Nghiên cứu Các Khoa học Tôn giáo] (12) vào năm 1949; tiểu luận này đã bồi thêm hỗn độn, và thay vì mang lại hy vọng làm sáng tỏ, nó chỉ dẫn đến sự thù địch thậm chí còn cay đắng hơn. Lời cam đoan của một trong các phụ tá của Cha Bề trên cả rằng các ngài sẵn sàng bảo vệ ngài trước các cuộc tấn công, đã tỏ ra là sai lạc. Rõ ràng, Cha Janssens sau cùng đã bị các cố vấn của ngài thuyết phục rằng những lời buộc tội chống lại de Lubac là có cơ sở. Vào lúc này, vấn đề vẫn còn là một bí mật. Nhưng đến tháng 6 năm 1950, sét đã đánh vào Fourvière. Tất cả đã có Năm Cha Dòng Tên bị tước quyền giảng dạy. Họ phải rời Lyons; cùng với Henri de Lubac, Émile Delaye, Henri Bouillard, Alexandre Durand và Pierre Ganne bị trục xuất, ở đây chỉ đề cập đến những người ở Fourvière bị ảnh hưởng. Người ta đã tranh luận về việc có nên gửi de Lubac đến Toulouse hay không. Cuối cùng, ngài được chuyển đến Paris, nơi ngài sống một cuộc sống ẩn dật thường xuyên trong một tòa nhà cũ ở sân sau của trường đại học Dòng Tên ở Rue de Sevres. Cùng ngày khi ngài đến Paris, Thông điệp Humani generis, mà Đức Giáo Hoàng đã ban hành vào ngày 12 tháng 8, đã xuất hiện trên tờ La Croix. Người ta có thể phỏng đoán rằng việc biện minh cho những biện pháp kỷ luật này phần nào đã được cung cấp trong thông điệp này của Đức Giáo Hoàng. Trong một căn phòng trống rỗng, trước một cái rương mở, de Lubac đọc văn kiện và giờ đây có thể tự mình tìm hiểu xem liệu ngài có xuất hiện trong đó không và dưới ánh sáng nào, và những lời giảng dạy nào của ngài bị nó lên án. Nhưng kìa, bất chấp sự phiến diện và phương thức hộ giáo căn bản mà de Lubac đã lưu ý trong bản văn, không một câu nào có thể được hiểu là được viết ra để chống lại ngài một cách trực tiếp. Trong đoạn thông điệp nói tới vấn đề siêu nhiên, de Lubac thấy một biên tập viên có ý tốt, người hẳn quen thuộc với các bài viết của ngài rõ ràng đã thay thế một công thức, rất có thể được giải thích như chỉ trích ngài, bằng những chữ rất có thể do chính de Lubac viết. Đoạn văn có thể nhằm vào de Lubac viết: “Những người khác [tức là các nhà thần học khác] phá hủy 'tính nhưng không' chân chính của trật tự siêu nhiên bằng cách chủ trương rằng Thiên Chúa không thể tạo dựng bất cứ tạo vật nào được phú ban lý trí mà không sắp xếp và hơn nữa kêu gọi nó hưởng thị kiến vinh phúc”(DH số 3891). Trên thực tế, de Lubac không bao giờ quan tâm đến bất cứ loại suy luận nào về việc Thiên Chúa có thể tạo dựng ai hoặc tạo dựng những gì. Luận đề này, hoàn toàn và đơn giản, là toàn bộ Truyền thống Kitô giáo, một truyền thống, cho đến tận Thánh Tôma Aquinô và sau ngài, đến thế kỷ XVI hiểu (1) rằng Thiên Chúa đã tạo dựng con người một cách cụ thể đến nỗi, trong sự tự siêu thăng trí thức của họ, họ chỉ có thể đạt được hạnh phúc trong Thiên Chúa mà thôi, và (2) Thánh Tôma Aquinô, hơn ai hết, không biết gì về số phận kép sau cùng của con người, tức là, số phận tự nhiên và số phận siêu nhiên.
Thực vậy, thông điệp không đủ minh nhiên đối với các đối thủ của de Lubac. Nó không có khoản nào bênh vực lý thuyết “bản chất thuần túy”. Tuy nhiên, điều đó không tạo được khác biệt nào và ngay sau khi thông điệp xuất hiện, một biện pháp khác đã được áp dụng đối với de Lubac, trên và ngoài lệnh cấm giảng dạy và xuất bản. Có sắc lệnh nói rằng ba cuốn sách của ngài, Surnaturel, Corpus mysticum và De la Connaissance de Dieu [Về Nhận thức của Thiên Chúa], trong số các tác phẩm khác, phải bị lấy khỏi các thư viện của các cơ sở Dòng Tên và thu hồi khỏi các hiệu sách; hơn nữa, số tạp chí Recherches des Sciences Religieuses có tiểu luận “Le Mystère du surnaturel” của ngài cũng bị lấy khỏi kệ trong các thư viện của Dòng Tên (Phục Vụ Giáo Hôi, trang 74).
De Lubac đã nhẫn nhục chấp nhận các biện pháp kỷ luật được áp dụng cho ngài. Đối với các bạn bè, ngài không giấu giếm việc này đã khiến ngài đau đớn như thế nào. Nó không thể làm lung lay mối liên hệ của ngài với Chúa Kitô, tình yêu của ngài với Giáo hội và lòng biết ơn của ngài đối với Dòng Tên. Trong một lá thư gửi cho Cha Charmot, S.J., ngày 9 tháng 9 năm 1950, cha viết:
“Mặc dù các cú sốc tấn công tôi từ bên ngoài cũng đã làm linh hồn tôi buồn sầu đến tận cùng, nhưng chúng vẫn bất lực trước những điều tuyệt vời và chủ yếu vốn tạo nên mọi khoảnh khắc trong cuộc sống của chúng ta. Giáo hội luôn ở đó, theo cung cách của một người mẹ, với các Bí tích và lời cầu nguyện của mình, với Tin Mừng mà Giáo hội truyền lại cho chúng ta một cách nguyên vẹn, với các Thánh của Giáo hội luôn bao quanh chúng ta; nói tóm lại, với Chúa Giêsu Kitô, hiện diện giữa chúng ta, Đấng mà Giáo Hội ban cho chúng ta trọn vẹn hơn nữa vào những lúc Giáo Hội để chúng ta đau khổ. Không nghi ngờ gì nữa, những lời hứa như thế không áp dụng cho Dòng Tên, nhưng đúng là Giáo hội thấm nhuần tôi bằng ảnh hưởng của Giáo Hội phần lớn chính qua nhà Dòng, và nếu tôi chịu tỏ ra ngoan ngoãn hơn, thì nguồn thánh thiện. có lẽ đã được mở ra với tôi thông qua nó [Dòng Tên], cũng như bất cứ ai [Tu sĩ Dòng Tên] khác. Tất cả những thứ còn lại có quan hệ gì so với những lợi ích như vậy? (13).
Kỳ tới Tình liên đới
VietCatholic TV
Làm gì khi lương tâm xao xuyến mịt mù? Bênh vực Giám Mục, linh mục bị hăm băm ra thành trăm mảnh
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
05:22 15/01/2022
1. Linh mục ở Guinea-Bissau bị hăm lấy mạng sau khi chỉ trích tổng thống
Một linh mục ở Guinea-Bissau đã bị dọa giết sau khi ngài đăng những bình luận chỉ trích về Tổng thống Umaro Sissoco Embaló trên mạng xã hội vào ngày 2 tháng Giêng.
Cha Augusto Tamba trong vùng Empada, một vùng ở phía nam của đất nước, đã nói về một cuộc tấn công gần đây do tổng thống Embaló thực hiện nhằm vào Đức Cha José Lampra Cá của Bissau.
Vào ngày 29 tháng 12, Đức Cha Lampra Cá và các nhà lãnh đạo tinh thần khác đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nuno Nabiam. Sau đó, vị giám mục nói với các nhà báo rằng đất nước “không thể hạnh phúc nếu con cái và công dân của họ không cộng tác vào ý thức có hành vi đạo đức hoàn hảo cũng như ý thức chịu trách nhiệm và tôn trọng luật pháp của đất nước”.
Theo báo cáo của thông tấn xã Deutsche Welle, tổng thống Embaló, người từng gây hấn với thủ tướng Nabiam, đã buộc tội Đức Cha Lampra Cá can thiệp vào chính trị.
Embaló là tổng thống kể từ ngày 27 tháng 2 năm 2020, nhưng trước đó ông ta đã từng là thủ tướng từ ngày 18 tháng 11 năm 2016 đến ngày 16 tháng Giêng năm 2018.
Cha Tamba đã đưa ra một bài dài trong đó đặt vấn đề đối với những nhận xét của tổng thống, và yêu cầu sự tôn trọng đối với vị giám mục và tái khẳng định quyền bình luận của Đức Giám Mục về các vấn đề chính trị và xã hội của quốc gia Tây Phi.
“Do đặc thù công việc, Đức Cha không hoạt động chính trị tích cực và không bao giờ làm. Nhưng may mắn thay, do nhiệm vụ của mình, ngài đang và sẽ tiếp tục là một nhà lãnh đạo luân lý. Ngài có thể can thiệp bất cứ lúc nào vào bất cứ điều gì mà ngài thấy có vẻ bất công và đưa ra lời hướng dẫn về res publica – tức là những điều công khai.”
Vị linh mục cũng chỉ trích tuyên bố của tổng thống cho rằng mỗi nhà lãnh đạo tôn giáo thuộc về Giáo Hội của mình, nơi Chúa hiện diện.
“Quan niệm của tổng thống về sự hiện diện của Chúa nên được xác định lại, bởi vì Chúa ở khắp mọi nơi và chúng ta kiên quyết cầu nguyện xin Chúa nhân lành cũng hiện diện trong các cung điện chính trị và các tòa nhà của Nhà nước”.
“Nhưng, như chúng ta có thể thấy, người đứng đầu Phủ Tổng thống đã cho rằng Chúa vắng mặt tại nơi làm việc của ông ấy. Có lẽ đó là lý do tại sao ông ấy muốn vị giám mục giữ khoảng cách với ông ấy, giống như ma quỷ tìm cách tránh xa các cây Thánh giá”
Ngày hôm sau, vị linh mục bắt đầu nhận được những lời đe dọa.
“Ai đó đã gọi cho tôi vào lúc bình minh và hỏi tôi có phải là Cha Tamba không. Sau đó người đó nói: “Bạn biết rằng chúng tôi có thể đập bạn thành từng mảnh trong vài phút, phải không?” “Tamba nói với Crux.
Kể từ đó, Cha Tamba đã thực hiện một số biện pháp an ninh, nhưng ngài vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình.
“Hôm nay tôi dẫn một thanh niên theo đến cử hành Thánh lễ ở hai ngôi làng”
“Tôi không trốn ở nhà. Tôi sẽ tiếp tục làm việc và tiếp tục phản ánh về tình hình đất nước tôi trên phương tiện truyền thông xã hội của tôi.”
Liên đoàn Nhân quyền Bissau-Guinean đã ra tuyên bố vào ngày 6 tháng Giêng lên án những kẻ đe dọa chống lại linh mục và thúc giục các nhà chức trách điều tra vụ việc.
“Đó là một nỗ lực không thể chấp nhận được nhằm đe dọa và bịt miệng những người có quan điểm chỉ trích chính phủ. Embaló và những người ủng hộ ông ta muốn cấy ghép một chế độ độc tài và chuyên chế, vì vậy họ gặp khó khăn khi đối phó với những ý kiến trái chiều,” Bubacar Turé, Phó Chủ tịch của Liên đoàn, nói với Crux.
Turé cáo buộc Embaló vi phạm nhân quyền đối với các nhà báo, thành viên của các tổ chức công dân và các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Khoảng 45 phần trăm trong số 2 triệu người Bissau-Guinea là người Hồi giáo và 22 phần trăm theo Kitô Giáo.
Source:Crux
2. Đức Hồng Y Cupich bị một số người la ó và huýt sáo tại cuộc tuần hành Phò Sinh ở Chicago
Một cuộc Tuần Hành Phò Sinh ở Chicago vào thứ Bảy lẽ ra đã là một sự kiện yên bình. Tuy nhiên, nó đã trở nên gây tranh cãi khi một số người trong đám đông la ó và huýt sáo phản đối Đức Hồng Y Blase Cupich trong bài phát biểu của ngài tại một cuộc biểu tình ở Federal Plaza.
Caitlin Bootsma, phát ngôn viên của March for Life Chicago, cho biết hành vi này chỉ giới hạn ở một phần nhỏ đám đông.
Cô nói với CNA: “Có một số sự xáo trộn trước đám đông bởi một số ít cá nhân”.
Tờ Chicago Tribune đưa tin rằng Đức Hồng Y Cupich đã được các nhân viên an ninh hộ tống rời khỏi cuộc biểu tình, nhưng Bootsma nói rằng đó không phải là do sự phản đối thô bạo vị Hồng Y.
“Kế hoạch của Đức Hồng Y là rời đi sau bài phát biểu của ngài,” cô nói. “An ninh đã đi cùng ngài như họ đã làm trong những năm trước và cũng đã làm với một số diễn giả khác.”
Khi mới phát biểu được khoảng một phút, Hồng Y Cupich, đeo khẩu trang y tế tại cuộc tuần hành ngoài trời, đã vấp phải một làn sóng la ó khi ngài chia sẻ những lời ủng hộ cho những người đeo khẩu trang y tế trong đám đông.
Đức Hồng Y nói:
“Anh chị em biết đấy, chúng ta đến đây trong những ngày đại dịch khi sự sống bị đe dọa. Và tôi rất vui khi thấy nhiều anh chị em đeo khẩu trang y tế. Tôi hy vọng rằng anh chị em tiếp tục tìm kiếm những cách thế để chúng ta có thể chấm dứt đại dịch này bằng cách thúc đẩy sự sống. Điều thực sự quan trọng là làm được điều đó.”
Nghe thấy tiếng la ó phản đối của một số người trong đám đông, Đức Hồng Y Cupich sau đó nói thêm: “Bây giờ tôi biết có một số người trong đám đông ở đây không tôn trọng thai nhi, và điều đó quá tệ. Nhưng hãy để tôi nói. Để tôi nói.”
Tiếng la ó và huýt sáo giảm bớt trong giây lát, nhưng càng lúc càng to hơn khi kết thúc phần phát biểu của Hồng Y Cupich. Một số người trong đám đông có thể được nghe thấy những tuyên bố hét lên “Biden” và một người đàn ông hét lên, “Hãy nói với USCCB!”
“Bây giờ, những người này sẽ không cho phép tôi nói chuyện vì họ không ở đây để tôn trọng thai nhi. Họ không ở đây để tôn trọng anh chị em,” Hồng Y Cupich trả lời.
Đức Hồng Y Cupich đã bị một số người trong phong trào ủng hộ cuộc sống chỉ trích vào năm ngoái vì đã dẫn đầu một nỗ lực nhằm ngăn chặn một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ và Tổng thống Joe Biden, là người với tư cách là tổng thống Công Giáo thứ hai của đất nước đã theo đuổi các chính sách trái ngược với giáo huấn chính thức của Giáo hội trong đó dạy chống phá thai và hôn nhân đồng tính.
Một năm trước, Hồng Y Cupich đã lên Twitter để đưa ra lời chỉ trích gay gắt về điều mà ông gọi là một tuyên bố “thiếu cân nhắc” mà USCCB đưa ra vào ngày nhậm chức của Biden. Trong tuyên bố đó, các Giám Mục Hoa Kỳ gọi phá thai là “một cuộc tấn công trực tiếp vào cuộc sống, khiến người phụ nữ bị thương và phá hoại gia đình”.
Đức Hồng Y Cupich đã bay đến Rôma để gặp Đức Thánh Cha Phanxicô 10 ngày sau đó, trong một động thái mà một số nhà quan sát coi là nỗ lực tranh thủ sự giúp đỡ của Vatican trong việc buộc USCCB tránh việc áp dụng chính sách từ chối Mình Thánh Chúa đối với Biden và các chính trị gia khác, những người tích cực thúc đẩy việc mở rộng hợp pháp hóa phá thai. Vào tháng 11, các giám mục Hoa Kỳ đã bỏ phiếu 222 phiếu thuận trên 8 phiếu chống, và ba phiếu trắng, ủng hộ việc phát hành một tài liệu giáo huấn mới kêu gọi canh tân Bí tích Thánh Thể trong Giáo hội. Tài liệu không đề cập đến tên Biden hoặc bất kỳ chính trị gia nào khác.
Trong phát biểu của mình trong cuộc Tuần Hành Phò Sinh vào ngày 8 tháng Giêng, Hồng Y Cupich đề cập đến khả năng Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ sẽ đảo ngược quyết định năm 1973 trong vụ Roe kiện Wade, qua đó hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.
“Chúng ta có nhiều lý do để hy vọng rằng các biện pháp bảo vệ hợp pháp cho đứa trẻ trong bụng mẹ, là điều mà chúng tôi đã vận động trong nhiều thập kỷ, sẽ sớm trở thành hiện thực,” Đức Hồng Y Cupich nói.
“Nhưng như chúng tôi đã nghe hôm nay, đó thực sự không phải là mục tiêu duy nhất của chúng ta. Chúng ta diễn hành ngày hôm nay vì sự tôn trọng đối với tất cả cuộc sống của con người. Đó là mục tiêu mà chúng ta cần theo đuổi”. Hồng Y Cupich sau đó đã chỉ ra sự cần thiết phải bảo vệ người già, người bệnh, người nhập cư và những người sống trong nghèo khó, cùng với những người khác, chống lại tư duy coi mạng sống con người như thể nó là “đồ chỉ dùng qua một lần”.
Cuộc Tuần Hành Phò Sinh Chicago được coi là sự kiện phò sinh lớn nhất ở Trung Tây. Sự kiện năm nay đã thu hút hàng nghìn người tuần hành ủng hộ sự sống cũng như một cuộc phản công nhỏ hơn.
Source:Catholic News Agency
3. Nhật Ký Trừ Tà Số 172: Khi Satan hành hạ tâm trí
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #172: When Satan Torments The Mind”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà Số 172: Khi Satan hành hạ tâm trí”. Trong bài viết này ngài chú ý đến những người Công Giáo tự hận chính mình vì những sai lầm trong quá khứ. Giá như ngày xưa tôi đã không làm điều đó.. Những dằn vặt đối với những chuyện đã qua trong quá khứ có thể bị ma quỷ trầm trọng hóa khiến chúng ta ngã lòng.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tôi tiếp tục buồn vì có nhiều người bị dày vò tâm trí (xem Nhật ký số 164). Hàng ngày, tôi nhận được những email điên cuồng từ những người đang ở giai đoạn cuối của trí thông minh. Họ đã bị dày vò tinh thần trong nhiều năm và đang mất dần hy vọng.
Những ám ảnh tinh thần này thường bắt đầu từ một điểm yếu tâm lý “bình thường” như lòng tự trọng thấp, suy nghĩ trầm cảm, suy nghĩ đen tối, lo lắng và sợ hãi, thất vọng và tức giận. Tuy nhiên, Satan lợi dụng điểm yếu này của con người và phóng đại nó lên. Lòng tự trọng thấp của chúng ta trở thành lòng căm thù bản thân; lo lắng của chúng ta trở thành tuyệt vọng; những suy nghĩ đen tối của chúng ta trở thành ý tưởng tự sát. Những gì đáng lẽ là một bực bội thường thấy hàng ngày giờ đây trở thành một cuộc khủng hoảng toàn diện.
Những thông điệp phỉ báng của Satan đối với chúng ta xoay quanh sáu chủ đề chung (xem Nhật ký số 156): “Bạn là một người tồi tệ”, “Không có hy vọng cho bạn”, “Chúa không quan tâm đến bạn”, “Sự dằn vặt này sẽ không bao giờ kết thúc”, “Bạn đang đi đến địa ngục”, “Bạn nên tự sát”.
Những ám ảnh ma quỷ này nguy hiểm gấp đôi vì Satan thường có thể che giấu những khiếm khuyết tâm linh của một người. Các cá nhân không nhận ra nguồn gốc của ma quỷ và do đó họ càng tin chắc vào sự khốn khổ vô vọng của mình. Họ có thể chìm sâu hơn vào tuyệt vọng.
Tôi không có một phương dược sửa chữa nhanh chóng cho vấn đề này. Tiến triển thực sự là dần dần. Nhưng tôi muốn chuyển đến anh chị em những loại can thiệp mà chúng tôi đang thực hiện trong sứ vụ của mình. Các cá nhân có thể chọn một sự kết hợp giữa những thứ mà họ thấy hữu ích nhất...
+ Hãy nhận ra nguồn gốc thực sự của những dằn vặt về tinh thần của anh chị em. Đúng vậy, anh chị em có những điểm yếu tiềm ẩn về tâm lý khiến anh chị em dễ bị những suy nghĩ tiêu cực này gây ra. Nhưng Satan đang hành hạ anh chị em với những điểm yếu đó. Một khi chúng ta có thể nhận ra hành động của ma quỷ, chúng ta có thể cảm thấy ít đáng trách hơn và ít bị dằn vặt hơn.
+ Hãy để chúng đến.... và để chúng đi. Nhiều người cảm thấy rất khó để ngăn chặn những ám ảnh tinh thần này. Trên thực tế, ai càng cố gắng ngăn cản chúng, chúng thường trở nên mạnh mẽ hơn. Thay vào đó, tôi không đề nghị phản kháng. Nhưng hãy để chúng đi vào một tai, và để chúng đi ra tai kia. Cố gắng không bám vào chúng. Như một vị Thánh đã nói khi nhìn thấy Satan ở dưới chân giường của cô ấy, “Ồ, chỉ có mình mày thôi à.”
+ Hít thở và thư giãn. Cơ thể chúng ta căng thẳng khi chúng ta căng thẳng. Hít thở sâu chậm và dài. Hít vào từ từ, thở ra từ từ. Thở sâu. Vận động cơ thể bằng cách đi bộ hoặc bất cứ bài tập nào có hiệu quả với anh chị em. Cơ thể thư giãn sẽ giúp tinh thần thoải mái.
+ Đóng cửa đối với quỷ. Satan đang lợi dụng điểm yếu tâm lý. Có những tổn thương và những vết sẹo trong quá khứ đã làm phát sinh điểm yếu này. Hãy tìm cách chữa lành những vết thương tâm linh bên trong. Trị liệu tâm lý, cầu nguyện chữa bệnh, hướng dẫn tâm linh, cầu xin tha thứ và các bí tích đều có thể là nguồn chữa bệnh nội tâm.
+ Những lời cầu nguyện giải thoát tập trung vào sự đau khổ cụ thể. Ví dụ, nếu người đó mắc chứng tự hận bản thân, thì hãy thường xuyên nói: “Nhân danh thánh của Chúa Giêsu, tôi từ bỏ ác linh của lòng tự căm thù và ra lệnh cho nó rời bỏ tôi”. Hoặc nếu vấn đề là sự tức giận: “Nhân danh thánh của Chúa Giêsu, tôi từ bỏ ác thần giận dữ và ra lệnh cho nó rời khỏi tôi.”
+ Quay về phía Chúa Giêsu- liên tục. Thường xuyên sử dụng những lời cầu nguyện ngắn có thể giúp tập trung tâm trí vào Chúa Giêsu. Những lời cầu nguyện tiêu biểu là: “Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy nơi Chúa” hoặc “Lạy Chúa Giêsu, Con vua Đavít, xin thương xót kẻ tội lỗi” hoặc “Lạy Chúa Giêsu, Lạy Mẹ Maria” hoặc một lời cầu nguyện ngắn khác do chính anh chị em chọn.
+ Dâng nỗi đau khổ của mình cho người khác. Tất cả chúng ta đều có những đau khổ của riêng mình. Một số người có những đau khổ lớn về thể chất. Anh chị em có những đau khổ lớn về tinh thần. Những dằn vặt tinh thần này, khi được trao cho Chúa Giêsu trong đức tin, có thể là nguồn ân sủng cho người khác và cho bạn.
+ Giữ tâm hồn bình an. Anh chị em có những thiếu sót và tan nát tâm can. Anh chị em đang đau khổ. Không sao đâu! Đó chính là lý do tại sao Con Thiên Chúa hoá thành nhục thể. Ngài đã chết vì tội lỗi của anh chị em. Anh chị em sẽ không tự cứu mình; anh chị em sẽ không bao giờ không có đau khổ trong cuộc đời này. Hãy tin cậy vào Chúa Giêsu; Người sẽ cứu anh chị em.
Source:CatholicExorcisms
Nói sự thật ĐGM bị mật vụ câu lưu. Biến thể gây hốt hoảng tại Manila. Các GM kêu gọi bình tĩnh
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
15:41 15/01/2022
1. Hội Đồng Giám Mục kêu gọi người Phi Luật Tân đừng tích trữ thuốc men, nhưng hãy bình tĩnh
Hôm thứ Hai, Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân đã lên tiếng kêu gọi người dân Phi Luật Tân đừng tích trữ thuốc men, và cảnh báo rằng việc tích trữ có thể tạo ra “sự thiếu hụt giả tạo”, đặc biệt là ở thủ đô Manila.
Đức Cha Oscar Jaime Florencio, chủ tịch Ủy ban Y tế của Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân, cho biết: “Thật là tham lam khi tích trữ thuốc”.
“Đừng mua thuốc nếu anh chị em không cần để những người bị bệnh có thể tiếp cận với nó,” ngài nói bằng tiếng Tagalog trong một cuộc phỏng vấn với Radio Veritas 846.
Đức Cha cũng kêu gọi bình tĩnh trong bối cảnh các báo cáo về việc tích trữ paracetamol và các loại thuốc chữa bệnh cúm khác do số ca nhiễm COVID-19 ngày càng gia tăng trong nước.
Bộ Y tế Phi Luật Tân, gọi tắt là DOH, hôm thứ Hai, 10 tháng Giêng, đã báo cáo 33,169 trường hợp nhiễm coronavirus mới, cao nhất kể từ khi đại dịch được công bố vào tháng 3 năm 2020.
Bộ cũng ghi nhận 145 trường hợp tử vong, trong khi số người phục hồi tăng 3,725 người.
Bộ Y tế cũng báo cáo tỷ lệ dương tính cao kỷ lục là 46% trong số 73,234 xét nghiệm.
Ở thủ đô Manila, tỷ lệ dương tính, hay thông số R, đã lên đến 52%. Nói cách khác, trong 100 người đi xét nghiệm, có đến 52 người nhiễm coronavirus.
Tuần trước, một số hiệu thuốc và quầy thuốc đã báo cáo rằng một số thuốc paracetamol đã hết hàng do nhu cầu tăng vọt trong bối cảnh các trường hợp COVID-19 gia tăng trong nước.
Source:Licas
2. Vị Giám mục Nigeria chỉ trích chính phủ về cuộc bách hại Kitô Giáo bị câu lưu
Một giám mục nổi tiếng của Nigeria được cho là đã bị cơ quan an ninh nhà nước câu lưu để thẩm vấn, sau khi vị giám mục chỉ trích chính phủ Nigeria đồng lõa trước các vụ bắt cóc và các cuộc đàn áp khác đối với các Kitô hữu của đất nước.
Đức Cha Matthew Kukah, nhà lãnh đạo của giáo phận Sokoto ở góc Tây Bắc Nigeria, đã đưa ra một thông điệp Giáng Sinh, trong đó ngài nói rằng chính phủ, do tổng thống Muhammadu Buhari lãnh đạo, dường như đã để số phận của người dân Nigeria vào tay “những kẻ xấu xa”.
Đức Cha Kukah chỉ trích thực tế rằng hơn 100 bé gái bị nhóm khủng bố Hồi giáo Boko Haram bắt cóc vẫn chưa được tìm thấy, cũng như “hàng trăm trẻ em khác bị bắt ít trong các hoàn cảnh ít bi thảm hơn”, ACI Africa, đối tác tin tức của CNA, đưa tin hôm 28 tháng 12.
“Bây giờ, chúng ta đang hoàn toàn nằm trong sự kìm kẹp của cái ác. Hôm nay, cảm giác khi thấy người ta chạy tội cho nhau chỉ làm tôi buồn hơn khi tôi chứng kiến nhà nước này lao vào một loạt các trò chơi đổ lỗi gây tranh cãi về hoàn cảnh bi thảm của chúng ta,” Giám mục Kukah viết.
Ngài nhấn mạnh rằng “Một danh mục về sự tàn ác chưa từng có đã được tung ra đối với những công dân vô tội trên khắp các bang miền Bắc. Trong giấc ngủ của họ, trên đất nông nghiệp của họ, trong chợ của họ, hoặc thậm chí trên đường cao tốc, những công dân vô tội đã bị tàn sát và biến thành đồ cúng tế được thiêu đốt cho các vị ác thần”.
Theo một nguồn tin từ People's Gazette, mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Đức Cha Kukah lên tiếng công khai chống lại chính phủ, nhưng SSS, một đơn vị cảnh sát mật liên bang, được cho là đã chú ý đến nhận xét của ngài và ra lệnh cho ngài phải trình diện để thẩm vấn.
Ở Nigeria nói chung, ít nhất 60,000 Kitô hữu đã bị giết trong hai thập kỷ qua. Theo một nghiên cứu mới, ước tính có khoảng 3,462 Kitô hữu đã bị giết ở Nigeria trong 200 ngày đầu năm 2021, tức 17 người mỗi ngày.
Nigeria là quốc gia đông dân nhất Phi Châu và nhân khẩu học nói chung gần như được phân chia đồng đều giữa các tín hữu Kitô và người Hồi giáo. Kitô Hữu Nigeria, đặc biệt là ở miền bắc đất nước, trong nhiều thập kỷ qua đã phải chịu những vụ tàn phá tài sản, giết người và bắt cóc tàn bạo, thường là dưới bàn tay của các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Các Kitô hữu Nigeria nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng chính phủ do người Hồi giáo kiểm soát phần lớn đã phản ứng chậm chạp, không đầy đủ hoặc hoàn toàn lờ đi trước những vụ tấn công đàn áp Kitô giáo.
Những người chăn gia súc Fulani, một nhóm dân tộc Hồi giáo, chịu trách nhiệm cho nhiều vụ giết người nhất tính đến cuối năm qua, đã sát hại khoảng 1,909 Kitô hữu trong 200 ngày đầu năm 2021.
Đức Cha Kukah viết trong thông điệp Giáng Sinh : “Sự im lặng của chính phủ liên bang chỉ nuôi dưỡng con thú xấu xa đồng lõa với những việc làm của những kẻ tàn ác này, những kẻ đã hủy hoại tương lai của cả thế hệ con cái chúng ta”.
“Hàng ngày, chúng ta nghe nói về sự thất bại của hoạt động tình báo, tuy nhiên, những chuyên gia cung cấp thông tin tình báo khẳng định rằng họ luôn làm nhiệm vụ của mình một cách siêng năng và hiệu quả. Có phải Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nigeria không tin rằng ông nợ các bậc cha mẹ và công dân những câu trả lời về việc con cái chúng ta đang ở đâu và khi nào chúng về nhà? Liệu Tổng thống Nigeria không nợ chúng ta một lời giải thích và câu trả lời về việc khi nào các vụ bắt cóc, bắt cóc, tàn bạo, vô tri và những vụ tàn sát vô tận đối với công dân của chúng ta sẽ kết thúc?”
Đức Cha Kukah đã nói rằng sau thông điệp Giáng Sinh năm 2020 của mình, trong đó ngài cũng chỉ trích tình hình đàn áp đang diễn ra, một số quan chức đã buộc tội ngài là “phản quốc”.
Vào tháng 2 năm 2020, Đức Cha Kukah đã cử hành thánh lễ an táng cho anh Michael Nnadi, một chủng sinh 18 tuổi bị bắt cóc, đòi tiền chuộc, và cuối cùng bị giết bởi các tay súng Hồi giáo. Theo một trong những kẻ bắt cóc anh, Nnadi không ngại tuyên bố đức tin Công Giáo của mình cho họ, và sẽ không ngừng nói với những kẻ bắt cóc rằng họ cần phải ăn năn về những đường lối xấu xa của họ.
Trong tang lễ của anh Nnadi, Đức Cha Kukah chê bai sự bất lực của chính quyền và tình trạng bạo lực diễn ra dưới thời Tổng thống Nigeria, Muhammadu Buhari, và bày tỏ hy vọng rằng cái chết của Michael sẽ trở thành bước ngoặt cho cuộc đàn áp Kitô giáo ở quốc gia đông dân nhất Phi Châu.
Ngài bày tỏ hy vọng tấm gương của Michael và sự tử đạo của anh sẽ truyền cảm hứng cho một đội quân trẻ noi theo bước chân của anh.
Đức Cha Kukah nói vào thời điểm đó: “Chúng ta sẽ tiến bước với thập tự giá của Chúa Kitô đã được giao phó cho chúng ta, không phải trong đau đớn hay thống khổ, bởi vì ơn cứu rỗi của chúng ta nằm trong thập tự giá của Người. Chúng ta không có sự báo thù hay cay đắng trong trái tim mình. Chúng ta không có giọt buồn bên trong chúng ta. Chúng ta rất vinh dự khi người con trai của chúng ta đây đã được triệu tập để nhận vương miện tử đạo ngay từ khi còn nhỏ trong hành trình đến với chức linh mục”.
Source:Catholic News Agency
3. Tạp chí do một vị thánh khởi xướng vẫn phát triển mạnh sau 100 năm
Thánh Maximilian Kolbe, vị tử vì đạo ở Auschwitz đã từng nói: “Nếu chúng ta không có các phương tiện truyền thông Công Giáo, một ngày nào đó các nhà thờ của chúng ta sẽ trống rỗng”.
Vào tháng Giêng năm 1922, vị linh mục người Ba Lan quyết định làm điều gì đó. Ngài đã xuất bản 5,000 bản ấn phẩm đầu tiên của tạp chí hàng tháng Hiệp sĩ Vô nhiễm tại thành phố Kraków.
Trang bìa cho thấy sứ mệnh không khoan nhượng của tạp chí: Nó cho thấy Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội được đóng khung bởi hai thanh kiếm lớn đâm vào những con rắn trên những cuốn sách có nhãn “dị giáo” và “cấp tiến”.
Hôm 8 tháng Giêng vừa qua, sinh nhật lần thứ 128 của vị thánh, Đức Tổng Giám Mục Marek Jędraszewski, của tổng giáo phận Kraków, đã cử hành thánh lễ đánh dấu kỷ niệm một trăm năm của tạp chí.
Thánh lễ truyền trực tiếp đã được cử hành tại đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Niepokalanów, miền đông-trung Ba Lan, nơi Cha Kolbe thiết lập một tu viện.
Trong một lá thư được đọc tại Thánh lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảm ơn về sứ mệnh của tạp chí và khuyến khích các biên tập viên của tờ báo trở thành những nhân chứng đích thực của đức tin.
Trong bài giảng của mình, Đức Cha Jędraszewski đã mô tả nguồn gốc của tạp chí. Ngài nhắc nhớ rằng Cha Kolbe đã thành lập phong trào truyền bá Tin Mừng Hiệp sĩ Vô nhiễm vào năm 1917. Các thành viên đã cam kết dâng mình hoàn toàn cho Đức Trinh nữ Maria và đeo Mề Đay Huyền Nhiệm Đức Bà.
Vị tổng giám mục nói rằng Dòng Phanxicô Viện tu đã bị khuấy động bởi hai sự kiện: cuộc biểu tình của các nhóm Tam Điểm trên đường phố Rôma vào tháng Hai năm đó và kỷ niệm 75 năm ngày Đức Mẹ hiện ra với Alphonse Ratisbonne, một người Pháp vô thần, đeo Mề Đay Huyền Nhiệm Đức Bà, và sau đó trở thành một linh mục Công Giáo.
Đáp lại các diễn biến này, Cha Kolbe quyết định liên kết những người Công Giáo thông qua một tạp chí. Vấn đề là ngài không có tiền. Nhiều năm sau, ngài nhớ lại việc đi vào thành phố với ý định xin vài xu từ những người qua đường để tạo ra một ấn bản đầu tiên.
Ngài nói: “Trời mưa, và mặc dù đã đi qua mấy con phố nhưng tôi thấy xấu hổ không dám đi tiếp và không dám chìa tay ra để xin bố thí”.
“Tuy nhiên, ngày hôm sau, tôi có một suy nghĩ: Rốt cuộc, điều đó không phải vì tôi, mà vì sự nghiệp của Đức Maria Vô nhiễm nguyên tội trong các linh hồn. Khi đó tôi mới dám đến gặp cha xứ mà tôi biết. Ngài chào đón tôi nồng nhiệt, quyên góp cho một tạp chí mới, đưa tôi đến gặp các cha sở khác với mục đích tương tự, và cho tôi vài địa chỉ”.
Đức Tổng Giám Mục Jędraszewski nhớ lại rằng số đầu tiên đặt ra mục tiêu của ấn phẩm: đào tạo các tín hữu và cải đạo những người không theo Công Giáo.
Tạp chí, được tài trợ hoàn toàn bằng tiền quyên góp, đã thành công, đạt số lượng phát hành cao nhất là 1 triệu bản vào năm 1938.
Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng ngày nay tạp chí tiếp tục có số lượng phát hành khá lớn, khoảng 45,000. Theo mong muốn của vị thánh, nó không có giá bìa và được cung cấp cho những người không đủ khả năng mua báo.
“Điều rất quan trọng là phải chuyển đổi sang nguồn cảm hứng tuyệt vời của Cha Maximilian Maria Kolbe,” Đức Cha Jędraszewski nói.
Cha Kolbe được sinh ra ở Zduńska Wola, miền trung Ba Lan, vào năm 1894. Khi còn nhỏ, ngài đã nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra với hai vương miện. Đức Mẹ đã tặng cho ngài cả hai chiếc vương miện - một chiếc màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết, và chiếc còn lại màu đỏ, biểu thị cho sự tử đạo - và ngài đã nhận cả hai.
Cha Kolbe gia nhập Dòng Phanxicô năm 1910, lấy tên là Maximilian. Bị cuốn hút bởi khả năng du hành không gian, ngài đã thiết kế một loại máy bay được gọi là “Etereoplan” vào năm 1918.
Vào đầu những năm 1930, ngài thành lập các tu viện ở Nhật Bản và Ấn Độ. Ngài được bổ nhiệm làm bề trên của tu viện Niepokalanów vào năm 1936, và thành lập đài Radio Niepokalanów hai năm sau đó.
Sau khi Đức chiếm đóng Ba Lan, Cha Kolbe bị đưa đến trại tập trung Auschwitz. Tại cuộc điểm danh vào ngày 29 tháng 7 năm 1941, các lính canh đã chọn ra 10 người đàn ông bị chết đói để trừng phạt sau khi một tù nhân trốn khỏi trại.
Khi một trong những người được chọn, Franciszek Gajowniczek, khóc vì tuyệt vọng vì còn vợ con, Cha Kolbe đã đề nghị thế chỗ.
10 người đàn ông bị giam trong một boongke, nơi họ bị thiếu thức ăn và nước uống. Theo các nhân chứng, Kolbe đã dẫn đầu các tù nhân bị kết án cầu nguyện và hát thánh ca. Sau hai tuần, ngài là người đàn ông duy nhất vẫn còn sống. Cha Kolbe đã bị giết bởi một mũi tiêm phenol vào ngày 14 tháng 8 năm 1941.
Ngài được phong chân phước vào ngày 17 tháng 10 năm 1971, và được phong thánh vào ngày 10 tháng 10 năm 1982, được công nhận là một “vị tử đạo của lòng bác ái”. Đức Tổng Giám Mục Gajowniczek đã tham dự cả hai buổi lễ.
Kết thúc bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục Jędraszewski lưu ý rằng Giáo hội đã cử hành Lễ Hiển linh vào ngày 6 tháng Giêng.
“Cần phải có đôi mắt rộng mở và trí óc kiên định để có thể, theo gương Ba Nhà Đạo Sĩ, đến gần Hài Nhi Giêsu, được Chúa Cha sai đến, và sấp mình trước mặt Người, hết sức tôn kính và cúi đầu”
“Sự mặc khải này của Chúa cho thế giới cũng được khắc ghi trong hoạt động biên tập và xuất bản tạp chí hàng tháng Hiệp sĩ Vô nhiễm.”
“Tạp chí đã mang Chúa Kitô đến với thế giới qua một nhân học lành mạnh, một viễn tượng về nhân loại, cho thấy sự thật đầy đủ về Giáo hội và chỉ ra rằng chúng ta không đơn độc giữa sự dữ tràn ngập.”
“Cầu mong sứ mệnh bày tỏ sự thật về tình yêu thương của Thiên Chúa cho thế giới này sẽ tồn tại lâu dài và hiệu quả nhất có thể.”
Source:Catholic News Agency