Các vị nguyên thủ quốc gia và thủ tướng của 15 quốc gia hội viên cộng thêm 10 nước mà sẽ gia nhập Liên Hiệp Châu Âu vào năm tới đã bắt họp trong hai ngày bắt đầu từ thứ Sáu để bàn về bản tân Hiến Pháp cho liên hiệp này.
Tuy nhiên, các điểm dị đồng trong lập trường của các nước cho thấy là bản dự thảo Hiến Pháp chưa chắc đã được thông qua trong hội nghị thượng đỉnh này.
Trở ngại lớn nhất là hai nước Ba Lan và Tây Ban Nha không đồng ý với các thay đổi mới trong cách bầu cử khi Liên Hiệp Châu Âu được mở rộng.
Tình huống khó khăn
Cuộc họp bắt đầu bằng buổi điểm tâm giữa ba quốc gia lớn: Pháp, Đức và Anh. Ba nước này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra các giải quyết để tránh cuộc họp thượng đỉnh bị thất bại.
Ba Lan xem cách bầu cử là hết sức quan trọng đến nỗi Thủ tướng Leszek Miller phải chuẩn bị tham dự cuộc họp thượng đỉnh mặc dù bị thương nặng trong một tai nạn máy bay trực thăng gần đây.
Sự tranh cãi chủ yếu là về việc Ba Lan và Tây Ban Nha được hứa tại cuộc họp thượng đỉnh năm 2000 ở Nice là mỗi nước sẽ được 27 phiếu bầu cử trong Hội Ðồng các bộ trưởng Châu Âu đầy quyền lực.
Đây là so với 29 phiếu bầu cử cho Đức, một nước mà tổng dân số đông gấp đôi nước Ba Lan hay là Tây Ban Nha.
Bản dự thảo hiến pháp cố gắng làm cân bằng sự chênh lệch này, nhưng Ba Lan và Tây Ban Nha từ chối nhượng bộ.
Vào hôm thứ năm, tổng thống Ba Lan, ông Aleksander Kwasniewski dọa là sẽ phủ quyết hiến pháp mới của Châu Âu nếu như số phiếu bầu cử dành cho Ba Lan bị giảm đi khi nước này gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.
Ông phát biểu ngay sau khi hội đàm với Thủ tướng Đức, ông Gerhard Schroeder tại Berlin. Ông Gerhard Schroeder cảnh báo Warsaw là không nên cản trở kiến nghị này.
Ông Gerhard Schroeder nói với truyền hình Đức là một nước không thể trở thành thành viên của Liên Hiệp Châu Âu và ngay sau đó thực thi quyền phủ quyết.
Ngoại trưởng Đức, ông Joschka nói Đức muốn hoãn quyết định về vấn đề này nếu như cần thiết.
Thủ tướng Ý, ông Silvio Berlusconi không hy vọng nhiều là sẽ đạt được thỏa thuận tại cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tuần này ở Brussels.
“Nếu chúng ta đạt được một thỏa thuận thì đây là một phép lạ. Nhưng đôi lúc phép lạ cũng hiện ra”, ông Silvio Berlusconi phát biểu.
Ý sẽ là nước kế tiếp giữ chức vụ tổng thống Liên Hiệp Âu Châu.
Tinh thần lạc quan
Một vấn đề gây ra tranh cãi khác là việc bầu cử theo đa số. Thủ tướng Anh, ông Tony Blair cương quyết giữ quyền phủ quyết liên quan tới các chính sách quốc nội chính.
Đối với một số vấn đề khác thì khả năng đạt được thỏa thuận có vẻ cao.
19 quốc gia nhỏ có khả năng sẽ có đại diện trong Ủy Hội Châu Âu, một bộ phận của Liên Hiệp Châu Âu.
Theo dự đoán sẽ đạt được thỏa thuận về các kế hoạch giao cho Liên Hiệp Âu Châu một vai trò quân sự lớn hơn, sau khi bảo đảm là vai trò này sẽ không làm suy yếu đi lien hệ quân sự với Liên Minh Phòng Thủ Bắc Ðại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Liên minh hoan nghênh kiến nghị mới nhất sẽ được đề cập tại cuộc họp thượng đỉnh.
Kiến nghị này nhằm thành lập một bộ phận soạn thảo kế hoạch của Liên Hiệp Âu Châu tại trung tâm đầu não quân sự của Nato ở Bỉ để thực hiện các kế hoạch của Châu Âu với sự hỗ trợ của khối Liên Minh.
Tổng thư ký của NATO, Lord Robertson hoan nghênh kế hoạch này khi nói đây là một thỏa thuận tốt cho Liên Hiệp Âu Châu và cả Nato.
Phát biểu này dường như kết thúc cuộc tranh cãi kéo dài bảy tháng nay giữa Hoa Kỳ và một số nước thành viên khác về các kế hoạch thành lập các trung tâm đầu não riêng biệt cho từng nước trong khối Liên Hiệp Âu Châu. (BBC)
Tuy nhiên, các điểm dị đồng trong lập trường của các nước cho thấy là bản dự thảo Hiến Pháp chưa chắc đã được thông qua trong hội nghị thượng đỉnh này.
Trở ngại lớn nhất là hai nước Ba Lan và Tây Ban Nha không đồng ý với các thay đổi mới trong cách bầu cử khi Liên Hiệp Châu Âu được mở rộng.
Tình huống khó khăn
Cuộc họp bắt đầu bằng buổi điểm tâm giữa ba quốc gia lớn: Pháp, Đức và Anh. Ba nước này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra các giải quyết để tránh cuộc họp thượng đỉnh bị thất bại.
Ba Lan xem cách bầu cử là hết sức quan trọng đến nỗi Thủ tướng Leszek Miller phải chuẩn bị tham dự cuộc họp thượng đỉnh mặc dù bị thương nặng trong một tai nạn máy bay trực thăng gần đây.
Sự tranh cãi chủ yếu là về việc Ba Lan và Tây Ban Nha được hứa tại cuộc họp thượng đỉnh năm 2000 ở Nice là mỗi nước sẽ được 27 phiếu bầu cử trong Hội Ðồng các bộ trưởng Châu Âu đầy quyền lực.
Đây là so với 29 phiếu bầu cử cho Đức, một nước mà tổng dân số đông gấp đôi nước Ba Lan hay là Tây Ban Nha.
Bản dự thảo hiến pháp cố gắng làm cân bằng sự chênh lệch này, nhưng Ba Lan và Tây Ban Nha từ chối nhượng bộ.
Vào hôm thứ năm, tổng thống Ba Lan, ông Aleksander Kwasniewski dọa là sẽ phủ quyết hiến pháp mới của Châu Âu nếu như số phiếu bầu cử dành cho Ba Lan bị giảm đi khi nước này gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.
Ông phát biểu ngay sau khi hội đàm với Thủ tướng Đức, ông Gerhard Schroeder tại Berlin. Ông Gerhard Schroeder cảnh báo Warsaw là không nên cản trở kiến nghị này.
Ông Gerhard Schroeder nói với truyền hình Đức là một nước không thể trở thành thành viên của Liên Hiệp Châu Âu và ngay sau đó thực thi quyền phủ quyết.
Ngoại trưởng Đức, ông Joschka nói Đức muốn hoãn quyết định về vấn đề này nếu như cần thiết.
Thủ tướng Ý, ông Silvio Berlusconi không hy vọng nhiều là sẽ đạt được thỏa thuận tại cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tuần này ở Brussels.
“Nếu chúng ta đạt được một thỏa thuận thì đây là một phép lạ. Nhưng đôi lúc phép lạ cũng hiện ra”, ông Silvio Berlusconi phát biểu.
Ý sẽ là nước kế tiếp giữ chức vụ tổng thống Liên Hiệp Âu Châu.
Tinh thần lạc quan
Một vấn đề gây ra tranh cãi khác là việc bầu cử theo đa số. Thủ tướng Anh, ông Tony Blair cương quyết giữ quyền phủ quyết liên quan tới các chính sách quốc nội chính.
Đối với một số vấn đề khác thì khả năng đạt được thỏa thuận có vẻ cao.
19 quốc gia nhỏ có khả năng sẽ có đại diện trong Ủy Hội Châu Âu, một bộ phận của Liên Hiệp Châu Âu.
Theo dự đoán sẽ đạt được thỏa thuận về các kế hoạch giao cho Liên Hiệp Âu Châu một vai trò quân sự lớn hơn, sau khi bảo đảm là vai trò này sẽ không làm suy yếu đi lien hệ quân sự với Liên Minh Phòng Thủ Bắc Ðại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Liên minh hoan nghênh kiến nghị mới nhất sẽ được đề cập tại cuộc họp thượng đỉnh.
Kiến nghị này nhằm thành lập một bộ phận soạn thảo kế hoạch của Liên Hiệp Âu Châu tại trung tâm đầu não quân sự của Nato ở Bỉ để thực hiện các kế hoạch của Châu Âu với sự hỗ trợ của khối Liên Minh.
Tổng thư ký của NATO, Lord Robertson hoan nghênh kế hoạch này khi nói đây là một thỏa thuận tốt cho Liên Hiệp Âu Châu và cả Nato.
Phát biểu này dường như kết thúc cuộc tranh cãi kéo dài bảy tháng nay giữa Hoa Kỳ và một số nước thành viên khác về các kế hoạch thành lập các trung tâm đầu não riêng biệt cho từng nước trong khối Liên Hiệp Âu Châu. (BBC)