MONROVIA -Tổng thống Liberia, Charles Taylor, đã đồng ý sẽ từ chức vào hôm 11/8 tới đây - muộn hơn vài ngày so với dự kiến
Tuyên bố này được đưa ra khi các bộ trưởng Tây Phi có buổi gặp gỡ với ông Taylor để thảo luận các kế hoạch cho ông đi sống lưu vong.
Phóng viên BBC, Paul Welsh, nói ông Taylor đã lùi lại lời hứa sẽ rời khỏi đất nước ba ngày sau khi quân đội gìn giữ hòa bình tới nơi.
Hôm thứ Sáu, Hội đồng Bảo an LHQ đã cho phép triển khai một lực lượng Tây Phi tới giúp thực hiện thỏa thuận ngừng bắn tại Liberia. Dự kiến, một lực lượng quốc tế sẽ thay thế họ vào ngày 1/10 năm nay.
Đội quân Nigeria đầu tiên, gồm 1.500 lính, sẽ được chuyển tới thủ đô Monrovia, vào thứ Hai tới.
Các tàu chiến của Mỹ đã bắt đầu giữ các vị trí ngoài khơi bờ biển Liberia, nhưng nghị quyết do Hoa Kỳ thảo ra không đề cập gì tới chuyện quân lính Mỹ tham gia tại đây.
"Không thực tế"
Vẫn chưa rõ khi nào ông Taylor sẽ rời đất nước này.
Ngoại trưởng Ghana, Nana Akufo-Addo, cho các phóng viên biết: "Dự kiến vào ngày thứ Hai, 11/8, ông ta sẽ chính thức chuyển giao quyền lực".
Phát ngôn viên của ông Taylor, Vaanii Passawe, cũng khẳng định thời gian này.
"Các lãnh đạo Tây Phi dường như hiểu rằng việc rời khỏi đất nước trong vòng ba ngày là không thực tế", ông Passawe nói.
Ngay cả khi các cuộc đàm phán được bắt đầu, những trận giao tranh lớn vẫn xảy ra tại ngoại ô Monrovia, với các báo cáo không chính thức cho biết các lực lượng của chính phủ đang đánh dọn đường qua hai cây cầu dẫn tới khu thương mại của thành phố.
Một ngày chờ đợi
Phái đoàn thuộc tổ chức khu vực Ecowas tới Liberia để thảo luận việc triển khai quân vào hôm thứ Hai, và để có được đảm bảo cuối cùng rằng ông Taylor sẽ phải rời khỏi đất nước này.
Tuy nhiên, họ đã phải ở lại đây một đêm sau khi được cho biết ông Taylor lúc đó đang ở cảng miền nam Buchanan để chỉ đạo việc chống lại quân nổi loạn tại đó.
Vài giờ trước khi phái đoàn đến nơi, giao tranh lại nổ ra trong Monrovia, làm chết ít nhất chín người, bao gồm bốn trẻ em vì đạn pháo gần một trong hai cây cầu chính dẫn tới trung tâm thủ đô.
Phóng viên BBC Paul Welsh tại Monrovia nói chưa rõ liệu có thật ông Taylor vắng mặt hay đơn giản ông không chịu gặp phái đoàn.
Phóng viên này nói nhiều người trong thành phố tin vị tổng thống vẫn còn trong tư gia, không xa nơi phái đoàn đang nghỉ.
Tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ đã kêu gọi Hội đồng Bảo an bỏ phiếu vào cuối ngày thứ Bảy để chuẩn y một lực lượng đa quốc gia ở Liberia giúp thực hiện việc ngừng bắn.
Phái đoàn của Ecowas muốn ông Taylor ra đi ba ngày sau khi 1500 quân Nigeria đến Liberia thứ hai tuần sau.
Monrovia đã tương đối yên tĩnh kể từ sự có mặt của đoàn tiền trạm do Nigeria dẫn đầu đến đây hôm thứ Tư.
Nhưng hôm qua, đạn lại nổ và xung quanh hai cây cầu chính, phe phiến quân và chính phủ tiếp tục bắn lẫn nhau.
Phóng viên BBC Barnaby Phillips tại Monrovia nói đám đông vừa mới ra khỏi nơi trú để tìm nước, thực phẩm đã phải chạy tránh đạn khi giao tranh nổ ra.
Trong ba tuần nữa, dự kiến tổng cộng 3250 lính gìn giữ hòa bình sẽ đổ bộ.(bbc)
Tuyên bố này được đưa ra khi các bộ trưởng Tây Phi có buổi gặp gỡ với ông Taylor để thảo luận các kế hoạch cho ông đi sống lưu vong.
Phóng viên BBC, Paul Welsh, nói ông Taylor đã lùi lại lời hứa sẽ rời khỏi đất nước ba ngày sau khi quân đội gìn giữ hòa bình tới nơi.
Hôm thứ Sáu, Hội đồng Bảo an LHQ đã cho phép triển khai một lực lượng Tây Phi tới giúp thực hiện thỏa thuận ngừng bắn tại Liberia. Dự kiến, một lực lượng quốc tế sẽ thay thế họ vào ngày 1/10 năm nay.
Đội quân Nigeria đầu tiên, gồm 1.500 lính, sẽ được chuyển tới thủ đô Monrovia, vào thứ Hai tới.
Các tàu chiến của Mỹ đã bắt đầu giữ các vị trí ngoài khơi bờ biển Liberia, nhưng nghị quyết do Hoa Kỳ thảo ra không đề cập gì tới chuyện quân lính Mỹ tham gia tại đây.
"Không thực tế"
Vẫn chưa rõ khi nào ông Taylor sẽ rời đất nước này.
Ngoại trưởng Ghana, Nana Akufo-Addo, cho các phóng viên biết: "Dự kiến vào ngày thứ Hai, 11/8, ông ta sẽ chính thức chuyển giao quyền lực".
Phát ngôn viên của ông Taylor, Vaanii Passawe, cũng khẳng định thời gian này.
"Các lãnh đạo Tây Phi dường như hiểu rằng việc rời khỏi đất nước trong vòng ba ngày là không thực tế", ông Passawe nói.
Ngay cả khi các cuộc đàm phán được bắt đầu, những trận giao tranh lớn vẫn xảy ra tại ngoại ô Monrovia, với các báo cáo không chính thức cho biết các lực lượng của chính phủ đang đánh dọn đường qua hai cây cầu dẫn tới khu thương mại của thành phố.
Một ngày chờ đợi
Phái đoàn thuộc tổ chức khu vực Ecowas tới Liberia để thảo luận việc triển khai quân vào hôm thứ Hai, và để có được đảm bảo cuối cùng rằng ông Taylor sẽ phải rời khỏi đất nước này.
Tuy nhiên, họ đã phải ở lại đây một đêm sau khi được cho biết ông Taylor lúc đó đang ở cảng miền nam Buchanan để chỉ đạo việc chống lại quân nổi loạn tại đó.
Vài giờ trước khi phái đoàn đến nơi, giao tranh lại nổ ra trong Monrovia, làm chết ít nhất chín người, bao gồm bốn trẻ em vì đạn pháo gần một trong hai cây cầu chính dẫn tới trung tâm thủ đô.
Phóng viên BBC Paul Welsh tại Monrovia nói chưa rõ liệu có thật ông Taylor vắng mặt hay đơn giản ông không chịu gặp phái đoàn.
Phóng viên này nói nhiều người trong thành phố tin vị tổng thống vẫn còn trong tư gia, không xa nơi phái đoàn đang nghỉ.
Tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ đã kêu gọi Hội đồng Bảo an bỏ phiếu vào cuối ngày thứ Bảy để chuẩn y một lực lượng đa quốc gia ở Liberia giúp thực hiện việc ngừng bắn.
Phái đoàn của Ecowas muốn ông Taylor ra đi ba ngày sau khi 1500 quân Nigeria đến Liberia thứ hai tuần sau.
Monrovia đã tương đối yên tĩnh kể từ sự có mặt của đoàn tiền trạm do Nigeria dẫn đầu đến đây hôm thứ Tư.
Nhưng hôm qua, đạn lại nổ và xung quanh hai cây cầu chính, phe phiến quân và chính phủ tiếp tục bắn lẫn nhau.
Phóng viên BBC Barnaby Phillips tại Monrovia nói đám đông vừa mới ra khỏi nơi trú để tìm nước, thực phẩm đã phải chạy tránh đạn khi giao tranh nổ ra.
Trong ba tuần nữa, dự kiến tổng cộng 3250 lính gìn giữ hòa bình sẽ đổ bộ.(bbc)