MONROVIA - Một nhóm chuyên gia quân sự đã tới Liberia, chuẩn bị cho việc lính gìn giữ hòa bình đổ quân
Một ủy ban tìm hiểu thông tin gồm các quan chức Hoa Kỳ, Anh và năm quốc gia Tây Phi đã tới từ nước láng giềng Ghana trong lúc chính phủ và phiến quân tiếp tục giao tranh tại thủ đô Monrovia.
Trong lúc đó, Hoa Kỳ đã trình một dự thảo nghị quyết về vấn đề Liberia ra trước Liên Hợp Quốc, kêu gọi Hội Đồng Bảo An cho phép triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình.
Nghị quyết này sẽ cho phép binh lính Liên Hợp Quốc được sử dụng vũ lực khi cần thiết.
Các điều kiện sinh hoạt ở Monrovia đã trở nên xấu đi trong những tuần qua, do phe phiến quân siết chặt vòng vây quanh thành phố.
Cả chính phủ và phe đối lập chính, phe phiến quân LURD, đều nói hoan nghênh lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế.
Chưa có giải pháp cụ thể
Nhưng không ai muốn gửi lính gìn giữ hòa bình tới nơi cho đến khi các bên đã thực sự ngừng bắn.
Cả chính phủ lẫn phiến quân ở Liberia đang cáo buộc lẫn nhau là đã cản trở tiến trình ngừng bắn.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã cố gắng phá vỡ bế tắc với việc thúc giục Hội Đồng Bảo An thông qua cái mà ông gọi là sự ủy thác cương quyết, cho phép triển khai binh lính Nigeria.
Ông Annan nói đây là trường hợp hiếm hoi. Tuy việc ngừng bắn đã bị đổ vỡ, nhưng cả hai bên trong cuộc xung đột cũng như nhân dân Liberia đều muốn có sự tham gia của lực lượng quốc tế.
Đại diện đặc biệt của ông Kofi Annan tại Nigeria là ông Jack Klein nói hy vọng việc triển khai lính Nigeria cuối cùng sẽ thuyết phục được Mỹ tham gia can thiệp.
Về phần mình, Nigeria lại chẳng hề muốn nhúc nhích, dẫu cho Tổng Thống Olusegun Obasanjo nói nước ông đã để hai tiểu đoàn sẵn sàng vào Liberia “trong thời gian rất gần”.
Hôm Thứ Ba, khi bị thúc ép tại London về ý nghĩa của lời nói đó, ông Obasanjo nói tức là “trong vài ngày”.
Trước đây, Nigeria đã từng can thiệp vào Liberia nhưng chẳng đạt được mấy thành công.
Mong đợi
Nigeria có vẻ như muốn nhận được tín hiệu rõ ràng hơn về việc Mỹ sẽ can thiệp.
Cả chính phủ lẫn phe phiến quân ở Liberia đều nói muốn Hoa Kỳ can thiệp.
Bà Nancy Soderbergh, phó chủ tịch tổ chức nghiên cứu có tên là Nhóm Nghiên Cứu Khủng Hoảng Quốc Tế, nói Hoa Kỳ cần phải gửi quân tới ngay lập tức.
Theo bà, vào lúc này, việc dẫn dắt cuộc khủng hoảng như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào ông Bush và chính quyền Mỹ.
Hoa Kỳ có một lịch sử dài lâu trong việc giúp đỡ hình thành Liberia hồi thế kỷ thứ 19, cho nên giờ đây thế giới trông chờ chính phủ Mỹ sẽ đưa quân tới Liberia, giúp dập tắt tình trạng leo thang bạo động ở nước này.
Mỹ chưa mặn mà
Tuy nhiên, Thứ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Paul Wolfowitz đã tái xác nhận rằng Hoa Kỳ sẽ chỉ gửi quân tới Liberia một khi nơi này đã trong tình trạng ngừng bắn và tổng thống Charles Taylor đã ra đi.
Bác bỏ những cáo buộc cho rằng Hoa Kỳ đang dao động, ông Wolfowitz nói vai trò chính giải quyết xung đột thuộc về các quốc gia láng giềng của Liberia và thuộc về Liên Hợp Quốc. Ông nói:
"Hoa Kỳ không hề do dự trong việc giúp đỡ. Chúng tôi đang giúp đỡ, đang gánh vác những trách nhiệm giống như Anh đã làm với Siera Leone, như Pháp đã làm với Bờ Biển Ngà."
"Nhưng điều quan trọng là để xử lý thành công tình trạng bất ổn, các quốc gia trong khu vực, mà lần này là Nigeria, Ghana, Senegal, những nước có khả năng và đã bày tỏ ý định tham dự, phải đi đầu, và Liên Hợp Quốc phải đi đầu, trong việc giải quyết các vấn đề chính trị phức tạp tại Liberia."
Sự e ngại như vậy có vẻ tương phản với mối quan tâm của Washington về vai trò đi đầu tại Iraq, và cũng tương phản với những nhận định quốc tế về câu chuyện Liberia.(bbc)
Một ủy ban tìm hiểu thông tin gồm các quan chức Hoa Kỳ, Anh và năm quốc gia Tây Phi đã tới từ nước láng giềng Ghana trong lúc chính phủ và phiến quân tiếp tục giao tranh tại thủ đô Monrovia.
Trong lúc đó, Hoa Kỳ đã trình một dự thảo nghị quyết về vấn đề Liberia ra trước Liên Hợp Quốc, kêu gọi Hội Đồng Bảo An cho phép triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình.
Nghị quyết này sẽ cho phép binh lính Liên Hợp Quốc được sử dụng vũ lực khi cần thiết.
Các điều kiện sinh hoạt ở Monrovia đã trở nên xấu đi trong những tuần qua, do phe phiến quân siết chặt vòng vây quanh thành phố.
Cả chính phủ và phe đối lập chính, phe phiến quân LURD, đều nói hoan nghênh lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế.
Chưa có giải pháp cụ thể
Nhưng không ai muốn gửi lính gìn giữ hòa bình tới nơi cho đến khi các bên đã thực sự ngừng bắn.
Cả chính phủ lẫn phiến quân ở Liberia đang cáo buộc lẫn nhau là đã cản trở tiến trình ngừng bắn.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã cố gắng phá vỡ bế tắc với việc thúc giục Hội Đồng Bảo An thông qua cái mà ông gọi là sự ủy thác cương quyết, cho phép triển khai binh lính Nigeria.
Ông Annan nói đây là trường hợp hiếm hoi. Tuy việc ngừng bắn đã bị đổ vỡ, nhưng cả hai bên trong cuộc xung đột cũng như nhân dân Liberia đều muốn có sự tham gia của lực lượng quốc tế.
Đại diện đặc biệt của ông Kofi Annan tại Nigeria là ông Jack Klein nói hy vọng việc triển khai lính Nigeria cuối cùng sẽ thuyết phục được Mỹ tham gia can thiệp.
Về phần mình, Nigeria lại chẳng hề muốn nhúc nhích, dẫu cho Tổng Thống Olusegun Obasanjo nói nước ông đã để hai tiểu đoàn sẵn sàng vào Liberia “trong thời gian rất gần”.
Hôm Thứ Ba, khi bị thúc ép tại London về ý nghĩa của lời nói đó, ông Obasanjo nói tức là “trong vài ngày”.
Trước đây, Nigeria đã từng can thiệp vào Liberia nhưng chẳng đạt được mấy thành công.
Mong đợi
Nigeria có vẻ như muốn nhận được tín hiệu rõ ràng hơn về việc Mỹ sẽ can thiệp.
Cả chính phủ lẫn phe phiến quân ở Liberia đều nói muốn Hoa Kỳ can thiệp.
Bà Nancy Soderbergh, phó chủ tịch tổ chức nghiên cứu có tên là Nhóm Nghiên Cứu Khủng Hoảng Quốc Tế, nói Hoa Kỳ cần phải gửi quân tới ngay lập tức.
Theo bà, vào lúc này, việc dẫn dắt cuộc khủng hoảng như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào ông Bush và chính quyền Mỹ.
Hoa Kỳ có một lịch sử dài lâu trong việc giúp đỡ hình thành Liberia hồi thế kỷ thứ 19, cho nên giờ đây thế giới trông chờ chính phủ Mỹ sẽ đưa quân tới Liberia, giúp dập tắt tình trạng leo thang bạo động ở nước này.
Mỹ chưa mặn mà
Tuy nhiên, Thứ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Paul Wolfowitz đã tái xác nhận rằng Hoa Kỳ sẽ chỉ gửi quân tới Liberia một khi nơi này đã trong tình trạng ngừng bắn và tổng thống Charles Taylor đã ra đi.
Bác bỏ những cáo buộc cho rằng Hoa Kỳ đang dao động, ông Wolfowitz nói vai trò chính giải quyết xung đột thuộc về các quốc gia láng giềng của Liberia và thuộc về Liên Hợp Quốc. Ông nói:
"Hoa Kỳ không hề do dự trong việc giúp đỡ. Chúng tôi đang giúp đỡ, đang gánh vác những trách nhiệm giống như Anh đã làm với Siera Leone, như Pháp đã làm với Bờ Biển Ngà."
"Nhưng điều quan trọng là để xử lý thành công tình trạng bất ổn, các quốc gia trong khu vực, mà lần này là Nigeria, Ghana, Senegal, những nước có khả năng và đã bày tỏ ý định tham dự, phải đi đầu, và Liên Hợp Quốc phải đi đầu, trong việc giải quyết các vấn đề chính trị phức tạp tại Liberia."
Sự e ngại như vậy có vẻ tương phản với mối quan tâm của Washington về vai trò đi đầu tại Iraq, và cũng tương phản với những nhận định quốc tế về câu chuyện Liberia.(bbc)