Lễ Ngũ Tuần là lễ của sự hiệp nhất, hiểu biết và hiệp thông nhân loại. Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng ban cho chúng ta một con tim mới, một tiếng nói mới và một khả năng truyền thông mới, làm cho chúng ta rộng mở cho tha nhân và cho thế giới.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong bài giảng thánh lễ kính Chúa Thánh Thần hiện xuống trong đền thờ thánh Phêrô sáng Chúa Nhật 27-5-2012.
Thánh lễ đã bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi sáng. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có 40 Hồng Y, và 50 Tổng Giám Mục và Giám Mục. Tham dự tánh lễ hàng trăm linh mục tu sĩ nam nữ, ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh và 10.000 giáo dân. Đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có 150 thánh viên ca đoàn và ban nhạc trẻ của Hàn lâm viện Thánh Cecilia, và ca đoàn hướng dẫn tín hữu gồm 60 ca viên.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc vá nói về ý nghĩa lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lễ Hiện Xuống là mầu nhiệm làm thành phép rửa của Giáo Hội, là biến cố đã trao ban hình thể ban đầu và thúc đẩy sứ mệnh của Giáo Hội. Hình thể và sự thúc đậy đó luôn luôn thời sự và được canh tân cách đăc biệt trong các hành động phụng vụ. Đức Thánh Cha định nghĩa lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống như sau:
Lễ Ngũ Tuần là lễ của sự hiệp nhất, hiểu biết và hiệp thông nhân loại. Tất cả chúng ta đều có thể nhận thấy trong thế giới sự hiểu biết và hiệp thông giữa con người với nhau thường hời hợt và khó khăn thế nào, cả khi chúng ta luôn luôn ở gần nhau với sự phát triển của các phương tiện truyền thông và các khoảng cách địa lý xem ra biến mất. Nhưng các mất quân bình vẫn còn đó và thường khi dẫn đưa tới các xung đột. Việc đối thoại giữa các thế hệ trở thành vất vả và nhiều khi thái độ chống đối thắng thế. Hàng ngày chúng ta chứng kiến các sự kiện cho thấy xem ra con người đang trở thành hiếu chiến và hay gây sự hơn. Hiểu nhau xem ra qúa đòi hỏi dấn, thân và người ta thích ở trong cái ”tôi” và các lợi lộc của mình. Trong tình trạng này chúng ta có thể tìm ra và sống sư hiệp nhất mà chúng ta cần đến biết bao hay không?
Trình thuật lễ Ngũ Tuần trong sách Công Vụ chứa đựng trong hậu cảnh câu chuyệm cổ xây tháp Babel (St 11,1-9). Tháp Babel miêu tả một vương quốc trong đó con người đã tập trung biết nhiêu quyền bính, đến độ nó nghĩ rằng không cần phải quy chiếu về một vì Thiên Chúa xa xôi nữa, và nó tin mình mạnh mẽ tới độ có thể tự mình xậy dựng một con đường lên tới trời để mở cửa trời ra, và nó tự đặt mình vào chỗ của Thiên Chúa. Nhưng chính trong lúc con người cùng nhau làm việc để xây tháp, thì bất chợt họ nhận ra rằng họ đang xây dựng chống lại nhau. Trong khi tìm trở thành giống như Thiên Chúa họ gặp nguy hiểm cũng không còn là người nữa, bởi vì họ đã đánh mất đi một yếu tố nền tảng của các bản vị con người: đó là khả năng đồng ý với nhau, hiểu nhau và cùng hoạt động với nhau.
Trình thuật kinh thánh này chứa đựng một sự thật trường tồn mà chúng ta có thể trông thấy trong lịch sử và trên thế giới. Với tiến bộ của khoa học và kỹ thuật chúng ta đã đi tới quyền lực thống trị các sức mạnh của thiên nhiên, lèo lái các yếu tố, chế tạo ra sinh vật và hầu như cả con người. Trong tình trạng này khẩn cầu Thiên Chúa xem ra là điều lỗi thời, vô ích, bởi vì chính chúng ta có thể xây dựng và thực hiện tất cả những gì chúng ta muốn. Nhưng chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang sống cùng kinh nghiệm cái tháp Babel. Thật thế, chúng ta đã gia tăng các khả năng truyền thông, thu thập và truyền bá tin tức, nhưng chúng ta có thể nói rằng khả năng hiểu biết nhau có gia tăng, hay có lẽ, một cách mâu thuẫn, chúng ta lại ngày càng ít hiểu nhau hơn? Giữa con người với nhau lại không luồn lách một ý thức bất tín nhiệm, nghi ngờ và sợ hãi nhau cho tới trở thành nguy nhiểm đối với nhau hay sao? Vậy thì có thể có sự hiệp nhất và đồng tâm thực sự hay không?
Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong Thánh Kinh: sự hiệp nhất chỉ có với ơn Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng sẽ ban cho chúng ta một con tim mới và một tiếng nói mới, một khả năng truyền thông mới. Đó là điều đã xảy ra buổi sáng ngày lễ Ngũ Tuần, năm mươi ngày sau lễ Vượt Qua, khi ngọn lửa của Chúa Thánh Thần xuống trên các môn đệ, đậu trên từng người và đốt lên nơi họ ngọn lửa thiên linh, một ngọn lửa tình yêu có khả năng biến đổi. Sự sợ hãi biến mất, con tim cảm thấy một sức mạnh mới, các miệng lưỡi mở ra và bắt đầu nói với sự thẳng thằn, đến độ mọi người đều có thể hiểu việc loan báo Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại. Vào lễ Ngũ Tuần nơi có sự chia rẽ và xa lạ lại nảy sinh ra sự hiệp nhất và hiểu biết.
Đề cập tới lời Chúa Giêsu khẳng định trong Phúc Âm: ”Khi Người tới, Thần chân lý sẽ hướng dẫn các con tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13) Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài giảng:
Ở đây khi nói về Thánh Thần, Chúa Giêsu giải thích cho chúng ta biết Giáo Hội là gì, và Giáo Hội phải sống thế nào để là chính mình, để là nơi của sự hiệp nhất và hiệp thông trong Chân Lý. Người nói với chúng ta rằng hành động như kitô hữu có nghĩa là không đóng kín trong cái ”tôi” của mình, mà hướng về cái tất cả; có nghĩa là tiếp nhận trong chính mình toàn thể Giáo Hội, hay đúng hơn để cho Giáo Hội tiếp nhận chúng ta trong nội tâm... Chúa Thánh Thần, Thần Khí của sự hiệp nhất và chân lý có thể tiếp tục vang lên trong tâm trí con người và thúc đẩy họ gặp gỡ nhau và tiếp nhận nhau... Chúng ta không lớn lên khi khép kín trong cái ”tôi” của chúng ta, nhưng lớn lên mà khi có khả năng lắng nghe và chia sẻ, chỉ trong cái ”chúng ta” của Giáo Hội, với một thái độ khiêm tốn sâu xa trong nội tâm... Nơi đâu con người muốn làm Thiên Chúa, thì họ chỉ có thể chống đối nhau. Trái lại nơi đâu họ đặt để mình trong chân lý của Chúa, thì họ rộng mở cho hành động của Thần Khí nâng đỡ và hiệp nhất họ với nhau.
Khi dặn tín hữu ”Anh em hãy bước đi theo Thần Khí và sẽ không bị dẫn tới sự thỏa mãn của xác thịt” (Gl 5,16) thánh Phaolô giải thích rằng đời sống cá nhân của chúng ta bị ghi dấu bởi một cuộc xung khăc nội tâm, bởi một sự chia rẽ giữa các thúc đẩy đến từ xác thịt và các thúc đẩy đến từ Thần Khí, và chúng ta không thể theo cả hai. Thật vậy, chúng ta không thể vừa ích kỷ vừa qủang đại, vừa theo khuynh hướng thống trị người khác vừa cảm thấy niềm vui phục vụ vô vị lợi. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn với sự trợ giúp của Thần Khí Chúa Kitô. Vì các công việc của xác thịt là các tội ích kỷ , bạo lực, thù nghịch, bất hòa, ghen tương, chia rẽ. Đó là càc tư tưởng và hành động không giúp sống là người và là kitô hữu thực sự trong tình yêu. Đó là hướng đi dẫn chúng ta tới sụ hư mất cuộc sống. Trái lại, Thánh Thần hướng dẫn chúng ta tới các đỉnh cao của Thiên Chúa, để ngay trên trái đất này chúng ta sống mầm giống cuộc sống thiên linh của tình yêu, niềm vui và hòa bình (Gl 5,22). Như thế sự hiệp nhất của lễ Ngũ Tuần đối chọi lại sự phân tán của tháp Babel.
Chúng ta phải cầu nguyện để Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn chúng ta lựa chọn chân lý của Chúa Kitô được thông truyền trong Giáo Hội.
Trong phần dâng của lễ một gia đình Ấn Độ gồm cha mẹ và hai con nhỏ, hai nữ tu và hai nam giáo dân đã dâng lễ vật lên Đức Thánh Cha. Trong phần rước lễ 150 Linh Mục đã giúp Đức Thánh Cha phân phát Mình Thánh Chúa cho tín hữu.
Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã ra cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với gần 50.000 tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn Đức Thánh Cha nói lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống nhắc nhớ và làm sống lại việc đổ tràn đầy Thánh Thần trên các Tông Đồ và các môn đệ khác tụ tập nhau cầu nguyện với Mẹ Maria. Chúa Giêsu phục sinh và lên trời gửi Thần Khí của Người cho Giáo Hôi để mỗi kitô hữu có thể chia sẻ vào chính cuộc sống của Thiên Chúa và trở thành chứng nhân giá trị của Người trong thế giới. Đức Thánh Cha nói tiếp
Thần Khí đã nói qua các ngÔn sứ với cac ơn khôn ngoan và hiểu biết, tiếp tục linh hứng cho các người nam nữ dấn thân kiếm tìm chân lý, bằng cách đề nghị các con đường độc đáo của sự hiểu biết và đào sâu mầu nhiệm của Thiên Chúa cũng như của con người và của thế giới.
Trong bối cảnh đó Đức Thánh Cha thông báo cho tín hữu biết ngày 7-10 tới đây, nhân dịp khai mở Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngài sẽ tuyên bố thánh Gioan thành Avila và thánh nữ Hildegard thành Bingen là Tiến Sĩ Giáo Hội hoàn vũ. Hai vị là các chứng nhân lớn sống trong các thời đại lich sử, môi trường và văn hóa khác nhau. Thánh nữ Hilgegard là nữ tu biển đức sống vào thời Trung Cổ, bên Đức, là bậc thầy thần học và là người hiểu biết sâu rộng về khoa học thiên nhiên và âm nhạc. Còn thánh Gioan thành Avila là linh mục giáo phận, sống vào thời Phục Hưng bên Tây Ban Nha, tham dự vào các khó nhọc của việc canh tân văn hóa và tôn giáo của Giáo Hội và xã hội vào lúc khởi đầu thời đại tân tiến. Nhưng cuộc sống thánh thiện và giáo thuyết sâu xa khiến cho các vị thời sự một cách trường cửu. Ơn Thánh Thần dự phóng các vị vào trong kinh nghiệm hiểu biết sâu xa mạc khải của Thiên Chúa và cuộc đối thoại thông minh với thế giới, là chân trời thường hằng cuộc sống và hoạt động của Giáo Hôi.
Dưới ánh sáng của chương trình tái truyền giảng Tin Mừng là đề tài của Thưởng Hội Đồng Giám Mục thế giới, và trước thềm năm Đức Tin Đức Thánh Cha cầu mong qua giáo huấn của hai Thánh Tiến Sĩ, Thần Khí Chúa tiếp tục làm vang lên tiếng nói và soi sáng con đường dẫn tới Chân Lý duy nhất, có thể khiến cho chúng ta được tự do và trao ban ý nghĩa tràn đầy cho cuộc sống chúng ta.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành tòa thánh cho mọi người và chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong bài giảng thánh lễ kính Chúa Thánh Thần hiện xuống trong đền thờ thánh Phêrô sáng Chúa Nhật 27-5-2012.
Thánh lễ đã bắt đầu lúc 9 giờ rưỡi sáng. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có 40 Hồng Y, và 50 Tổng Giám Mục và Giám Mục. Tham dự tánh lễ hàng trăm linh mục tu sĩ nam nữ, ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh và 10.000 giáo dân. Đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có 150 thánh viên ca đoàn và ban nhạc trẻ của Hàn lâm viện Thánh Cecilia, và ca đoàn hướng dẫn tín hữu gồm 60 ca viên.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc vá nói về ý nghĩa lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lễ Hiện Xuống là mầu nhiệm làm thành phép rửa của Giáo Hội, là biến cố đã trao ban hình thể ban đầu và thúc đẩy sứ mệnh của Giáo Hội. Hình thể và sự thúc đậy đó luôn luôn thời sự và được canh tân cách đăc biệt trong các hành động phụng vụ. Đức Thánh Cha định nghĩa lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống như sau:
Lễ Ngũ Tuần là lễ của sự hiệp nhất, hiểu biết và hiệp thông nhân loại. Tất cả chúng ta đều có thể nhận thấy trong thế giới sự hiểu biết và hiệp thông giữa con người với nhau thường hời hợt và khó khăn thế nào, cả khi chúng ta luôn luôn ở gần nhau với sự phát triển của các phương tiện truyền thông và các khoảng cách địa lý xem ra biến mất. Nhưng các mất quân bình vẫn còn đó và thường khi dẫn đưa tới các xung đột. Việc đối thoại giữa các thế hệ trở thành vất vả và nhiều khi thái độ chống đối thắng thế. Hàng ngày chúng ta chứng kiến các sự kiện cho thấy xem ra con người đang trở thành hiếu chiến và hay gây sự hơn. Hiểu nhau xem ra qúa đòi hỏi dấn, thân và người ta thích ở trong cái ”tôi” và các lợi lộc của mình. Trong tình trạng này chúng ta có thể tìm ra và sống sư hiệp nhất mà chúng ta cần đến biết bao hay không?
Trình thuật lễ Ngũ Tuần trong sách Công Vụ chứa đựng trong hậu cảnh câu chuyệm cổ xây tháp Babel (St 11,1-9). Tháp Babel miêu tả một vương quốc trong đó con người đã tập trung biết nhiêu quyền bính, đến độ nó nghĩ rằng không cần phải quy chiếu về một vì Thiên Chúa xa xôi nữa, và nó tin mình mạnh mẽ tới độ có thể tự mình xậy dựng một con đường lên tới trời để mở cửa trời ra, và nó tự đặt mình vào chỗ của Thiên Chúa. Nhưng chính trong lúc con người cùng nhau làm việc để xây tháp, thì bất chợt họ nhận ra rằng họ đang xây dựng chống lại nhau. Trong khi tìm trở thành giống như Thiên Chúa họ gặp nguy hiểm cũng không còn là người nữa, bởi vì họ đã đánh mất đi một yếu tố nền tảng của các bản vị con người: đó là khả năng đồng ý với nhau, hiểu nhau và cùng hoạt động với nhau.
Trình thuật kinh thánh này chứa đựng một sự thật trường tồn mà chúng ta có thể trông thấy trong lịch sử và trên thế giới. Với tiến bộ của khoa học và kỹ thuật chúng ta đã đi tới quyền lực thống trị các sức mạnh của thiên nhiên, lèo lái các yếu tố, chế tạo ra sinh vật và hầu như cả con người. Trong tình trạng này khẩn cầu Thiên Chúa xem ra là điều lỗi thời, vô ích, bởi vì chính chúng ta có thể xây dựng và thực hiện tất cả những gì chúng ta muốn. Nhưng chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang sống cùng kinh nghiệm cái tháp Babel. Thật thế, chúng ta đã gia tăng các khả năng truyền thông, thu thập và truyền bá tin tức, nhưng chúng ta có thể nói rằng khả năng hiểu biết nhau có gia tăng, hay có lẽ, một cách mâu thuẫn, chúng ta lại ngày càng ít hiểu nhau hơn? Giữa con người với nhau lại không luồn lách một ý thức bất tín nhiệm, nghi ngờ và sợ hãi nhau cho tới trở thành nguy nhiểm đối với nhau hay sao? Vậy thì có thể có sự hiệp nhất và đồng tâm thực sự hay không?
Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong Thánh Kinh: sự hiệp nhất chỉ có với ơn Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng sẽ ban cho chúng ta một con tim mới và một tiếng nói mới, một khả năng truyền thông mới. Đó là điều đã xảy ra buổi sáng ngày lễ Ngũ Tuần, năm mươi ngày sau lễ Vượt Qua, khi ngọn lửa của Chúa Thánh Thần xuống trên các môn đệ, đậu trên từng người và đốt lên nơi họ ngọn lửa thiên linh, một ngọn lửa tình yêu có khả năng biến đổi. Sự sợ hãi biến mất, con tim cảm thấy một sức mạnh mới, các miệng lưỡi mở ra và bắt đầu nói với sự thẳng thằn, đến độ mọi người đều có thể hiểu việc loan báo Chúa Giêsu Kitô chết và sống lại. Vào lễ Ngũ Tuần nơi có sự chia rẽ và xa lạ lại nảy sinh ra sự hiệp nhất và hiểu biết.
Đề cập tới lời Chúa Giêsu khẳng định trong Phúc Âm: ”Khi Người tới, Thần chân lý sẽ hướng dẫn các con tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13) Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài giảng:
Ở đây khi nói về Thánh Thần, Chúa Giêsu giải thích cho chúng ta biết Giáo Hội là gì, và Giáo Hội phải sống thế nào để là chính mình, để là nơi của sự hiệp nhất và hiệp thông trong Chân Lý. Người nói với chúng ta rằng hành động như kitô hữu có nghĩa là không đóng kín trong cái ”tôi” của mình, mà hướng về cái tất cả; có nghĩa là tiếp nhận trong chính mình toàn thể Giáo Hội, hay đúng hơn để cho Giáo Hội tiếp nhận chúng ta trong nội tâm... Chúa Thánh Thần, Thần Khí của sự hiệp nhất và chân lý có thể tiếp tục vang lên trong tâm trí con người và thúc đẩy họ gặp gỡ nhau và tiếp nhận nhau... Chúng ta không lớn lên khi khép kín trong cái ”tôi” của chúng ta, nhưng lớn lên mà khi có khả năng lắng nghe và chia sẻ, chỉ trong cái ”chúng ta” của Giáo Hội, với một thái độ khiêm tốn sâu xa trong nội tâm... Nơi đâu con người muốn làm Thiên Chúa, thì họ chỉ có thể chống đối nhau. Trái lại nơi đâu họ đặt để mình trong chân lý của Chúa, thì họ rộng mở cho hành động của Thần Khí nâng đỡ và hiệp nhất họ với nhau.
Khi dặn tín hữu ”Anh em hãy bước đi theo Thần Khí và sẽ không bị dẫn tới sự thỏa mãn của xác thịt” (Gl 5,16) thánh Phaolô giải thích rằng đời sống cá nhân của chúng ta bị ghi dấu bởi một cuộc xung khăc nội tâm, bởi một sự chia rẽ giữa các thúc đẩy đến từ xác thịt và các thúc đẩy đến từ Thần Khí, và chúng ta không thể theo cả hai. Thật vậy, chúng ta không thể vừa ích kỷ vừa qủang đại, vừa theo khuynh hướng thống trị người khác vừa cảm thấy niềm vui phục vụ vô vị lợi. Chúng ta chỉ có thể lựa chọn với sự trợ giúp của Thần Khí Chúa Kitô. Vì các công việc của xác thịt là các tội ích kỷ , bạo lực, thù nghịch, bất hòa, ghen tương, chia rẽ. Đó là càc tư tưởng và hành động không giúp sống là người và là kitô hữu thực sự trong tình yêu. Đó là hướng đi dẫn chúng ta tới sụ hư mất cuộc sống. Trái lại, Thánh Thần hướng dẫn chúng ta tới các đỉnh cao của Thiên Chúa, để ngay trên trái đất này chúng ta sống mầm giống cuộc sống thiên linh của tình yêu, niềm vui và hòa bình (Gl 5,22). Như thế sự hiệp nhất của lễ Ngũ Tuần đối chọi lại sự phân tán của tháp Babel.
Chúng ta phải cầu nguyện để Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn chúng ta lựa chọn chân lý của Chúa Kitô được thông truyền trong Giáo Hội.
Trong phần dâng của lễ một gia đình Ấn Độ gồm cha mẹ và hai con nhỏ, hai nữ tu và hai nam giáo dân đã dâng lễ vật lên Đức Thánh Cha. Trong phần rước lễ 150 Linh Mục đã giúp Đức Thánh Cha phân phát Mình Thánh Chúa cho tín hữu.
Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã ra cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với gần 50.000 tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn Đức Thánh Cha nói lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống nhắc nhớ và làm sống lại việc đổ tràn đầy Thánh Thần trên các Tông Đồ và các môn đệ khác tụ tập nhau cầu nguyện với Mẹ Maria. Chúa Giêsu phục sinh và lên trời gửi Thần Khí của Người cho Giáo Hôi để mỗi kitô hữu có thể chia sẻ vào chính cuộc sống của Thiên Chúa và trở thành chứng nhân giá trị của Người trong thế giới. Đức Thánh Cha nói tiếp
Thần Khí đã nói qua các ngÔn sứ với cac ơn khôn ngoan và hiểu biết, tiếp tục linh hứng cho các người nam nữ dấn thân kiếm tìm chân lý, bằng cách đề nghị các con đường độc đáo của sự hiểu biết và đào sâu mầu nhiệm của Thiên Chúa cũng như của con người và của thế giới.
Trong bối cảnh đó Đức Thánh Cha thông báo cho tín hữu biết ngày 7-10 tới đây, nhân dịp khai mở Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngài sẽ tuyên bố thánh Gioan thành Avila và thánh nữ Hildegard thành Bingen là Tiến Sĩ Giáo Hội hoàn vũ. Hai vị là các chứng nhân lớn sống trong các thời đại lich sử, môi trường và văn hóa khác nhau. Thánh nữ Hilgegard là nữ tu biển đức sống vào thời Trung Cổ, bên Đức, là bậc thầy thần học và là người hiểu biết sâu rộng về khoa học thiên nhiên và âm nhạc. Còn thánh Gioan thành Avila là linh mục giáo phận, sống vào thời Phục Hưng bên Tây Ban Nha, tham dự vào các khó nhọc của việc canh tân văn hóa và tôn giáo của Giáo Hội và xã hội vào lúc khởi đầu thời đại tân tiến. Nhưng cuộc sống thánh thiện và giáo thuyết sâu xa khiến cho các vị thời sự một cách trường cửu. Ơn Thánh Thần dự phóng các vị vào trong kinh nghiệm hiểu biết sâu xa mạc khải của Thiên Chúa và cuộc đối thoại thông minh với thế giới, là chân trời thường hằng cuộc sống và hoạt động của Giáo Hôi.
Dưới ánh sáng của chương trình tái truyền giảng Tin Mừng là đề tài của Thưởng Hội Đồng Giám Mục thế giới, và trước thềm năm Đức Tin Đức Thánh Cha cầu mong qua giáo huấn của hai Thánh Tiến Sĩ, Thần Khí Chúa tiếp tục làm vang lên tiếng nói và soi sáng con đường dẫn tới Chân Lý duy nhất, có thể khiến cho chúng ta được tự do và trao ban ý nghĩa tràn đầy cho cuộc sống chúng ta.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành tòa thánh cho mọi người và chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.