ROMA, (Zenit.org) – Hành hương nhân dịp tượng Đức MẹFatima đến Roma đã kết thúc. Hàng ngàn tín hữu đã đến mỗi ngày để tham dự cácnghi thức khác nhau, hoặc các buổi cung nghinh, hoặc quỳ gối trước tượng Đức MẹFatima, tại giáo xứ Đức Bà Ân Phúc Fornaci, mà tại đây có di hài của hai trongsố ba trẻ mục đồng của Fatima được Đức Mẹ hiện ra vào năm 1917 : Phanxicôvà Jaxintha Marto.

Tượng Đức Mẹ Fatima đã đến Roma ngày 13 tháng Năm vừaqua, được đức cha Benedetto Tuzia, Giám mục Phụ Tá Roma tiếp nhận. Ngày cuốicùng của chuyến hành hương tượng Đức Mẹ Fatima tại Roma đã được kết thúc vàoChúa Nhật ngày 20 tháng Năm bằng thánh lễ do Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, ĐặcTrách quản nhiệm điện Vatican chủ sự, trước khi được đưa đến Cesano, không xaThủ Đô và ở lại đó cho đến hết ngày 27 tháng Năm, rồi được đưa trở lại Bồ ĐàoNha.

Theo các nhà tổ chức, sự hiện hiện của tượng Đức MẹFatima tại Roma đã thu hút khoảng 4 đến 5 ngàn lượt người mỗi ngày, đặc biệt córất nhiều người đau bệnh lãnh nhận bí tích xức dầu bệnh nhân, hôm thứ Tư ngày16 tháng Năm trong thánh lễ do Đức Hồng Y người đảo Malta, Prosper Grech, nguyên Giáo sư Học Viện GiáoHoàng Thánh Kinh, và Học Viện Giáo Hoàng Augustinianum tại Roma, cử hành nhân dịpnày.

Cũng sau thánh lễ này được tiếp nối bởi buổi giáo lýdo Chiara Amirante, nữ sáng lập hiệp hội « Những Chân Trời Mới », đảmnhiệm. Linh đạo hiệp hội nhấn mạnh đến ơn gọi của Kitô hữu « làm chứng choĐức Giêsu Phục Sinh, trong niềm hoan lạc cũng như trong đau khổ », khámphá rằng « đau khổ có một ý nghĩa, nếu được sống như một sự đào sâu để tẩyrửa và làm ló rạng cho thế giới kho tàng quý giá này. Sự kỳ diệu này được indấu trong chúng ta và được Đấng đã yêu thương hết mực chúng ra ước mong ngay từthuở đời đời ».

« Đau khổgiúp chúng ta ý thức rằng, theo Chiara Amirante, chúng ta không phải là Chủ Tểtrong cuộc đời của mình, rằng chúng ta cần đến Thiên Chúa », nhất là trongthời đại ngày nay vốn xuất hiện nhiều trào lưu mới của vô thần. Cần ghi nhớrằng « Đức Giêsu đã mang nơi mình các đau khổ của mỗi chúng ta và Ngài đãchiến thắng ». « Nỗi đau khổ khủng khiếp nhất là xa rời Thiên Chúa »,nữ sáng lập hiệp hội này nhấn mạnh.