THẾ NÀO LÀ MỘT CỘNG ĐOÀN GIÁO HỘI CƠ BẢN?
I. MỤC ĐÍCH
1. Giúp các học viên hiểu rõ thế nào là một “Cộng đoàn Giáo hội cơ bản” là một loại cộng đoàn càng ngày càng phát triển mạnh mẽ trong lòng các Giáo hội địa phương vào những thập niên vừa qua.
2. Gợi lên trong lòng học viên tâm tình yêu thương mến mộ đối với cách sống của “Cộng đoàn Giáo hội cơ bản” để họ tích cực tìm cách xây dựng Cộng đoàn ấy trong khu vực sống của mình.
II. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ
Từ thập niên 60-70, người ta thường nhắc nhiều đến các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản như một hiện tượng mới mẻ và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhiều Giáo hội hoặc như là một tín hiệu mang lại niềm hy vọng cho Kitô giáo trong tương lai, hoặc như là một cách tổ chức mới cộng đoàn giáo xứ, bổ sung và tăng cường sức sống cho cơ cấu truyền thống cũ của giáo xứ. Ngày nay thì các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản phát triển cả ở các giáo xứ nông thôn lẫn ở các giáo xứ thành thị, cả trong Giáo hội Công giáo lẫn trong nhiều Giáo hội Tin Lành. Và thường được nhắc đến trong các hội nghị cũng như trong các tài liệu của Giáo hội, như trong Tông huấn Giáo hội tại Châu Á mà chúng ta đã được đọc trong bài giới thiệu về Khóa này (1).
Nhưng ở Việt Nam ta ít người có điều kiện tìm hiểu tường tận về các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản này, vì ba lý do chính sau đây:
(1o) Giáo hội Việt Nam bị cắt đứt với các Giáo hội vùng Đông Nam Á một thời gian dài ít là từ 1975 đến 1998 tức hơn hai chục năm và ngay cả hiện nay cũng chưa có nhiều liên hệ gắn bó mật thiếti các Giáo hội chị em Á châu ấy.
(2o) Giáo hội Việt Nam, do truyền thống có xu hướng bảo thủ, nên ít quan tâm đến những phong trào canh tân đổi mới - mà trong đó có các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản - đang hoạt động rầm rộ ở khắp nơi.
(3o) Trong Giáo hội Việt Nam ta thường thì việc gì cũng xuất phát từ hàng giáo sĩ mới được coi trọng, trong khi ở các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản thì phần chủ động là chính anh chị em giáo dân. Vậy:
1. Các bạn đã nghe nói đến hay đã đọc về các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản bao giờ chưa? Nếu các bạn đã nghe nói đến /đã đọc về các Cộng đoàn này thì xin các bạn cho biết đã nghe/đã đọc thấy ở đâu? những gì? và đã có cảm nghĩ gì?
2. Các bạn đã biết gì về các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản? Các bạn có muốn tìm hiểu về các Cộng đoàn ấy không?
III. TÌM HIỂU: THẾ NÀO LÀ MỘT “CỘNG ĐOÀN GIÁO HỘI CƠ BẢN?”
1. Định nghĩa Cộng đoàn Giáo hội cơ bản:
“Cộng đoàn Giáo hội cơ bản” (tiếng Pháp: Communauté de base; tiếng Tây Ban Nha: Communidades de base: viết tắt CB; tiếng Anh: Basic Ecclesial Commu-nity, viết tắt: BEC) là
* Một nhóm từ 8 đến 15 tín hữu,
* Sống cùng xóm với nhau, tức cùng địa bàn dân cư,
* Gặp gỡ nhau ít nhất một tháng một lần để cầu nguyện chung với nhau, để vui hưởng và chia sẻ đời sống và các kinh nghiệm đức tin, hầu nâng đỡ nhau và phát triển tình thân hữu trong Chúa,
* Thông qua Nhóm và Lời Chúa, họ đào sâu và nâng cao sự hiểu biết về Chúa Kitô, về Giáo hội và về ơn gọi và nhiệm vụ riêng của mình,
* Tùy theo kinh nghiệm sống đức tin của Nhóm và ơn đoàn sủng mà mỗi người lãnh nhận được, họ cam kết thực hiện một mình hay chung với Nhóm, một việc tông đồ nào đó, nhằm phục vụ Giáo hội và xã hội trong môi trường nghề nghiệp, trong khu xóm hay trong gia đình,
* Họ đại diện giáo xứ tại khu vực của mình và tạo nên một “giáo hội tại gia” hoặc một “Giáo hội nhỏ” tại địa phương ấy.
2. Những nét chính của một Cộng đoàn Giáo hội cơ bản:
(1) Cộng đoàn Giáo hội cơ bản thường thường do những người cùng sống chung một địa bàn với nhau tạo nên,
(2) Mọi giáo dân trong giáo xứ có thể gia nhập,
(3) Họ đại diện giáo xứ tại khu vực họ sống,
(4) Mỗi Cộng đoàn Giáo hội cơ bản có đại diện trong Hội đồng Mục vụ Giáo xứ.
3. Nhiều tên gọi khác nhau của Cộng đoàn Giáo hội cơ bản:
(1) Cộng đoàn Kitô cơ bản (Basic Christian Community, BCC),
(2) Cộng đoàn Giáo hội cơ bản (Basic Ecclesial Community, BEC),
(3) Cộng đoàn nhỏ giáo xứ, Tế bào giáo xứ (Small Parish Community: SPC, Parish Cells: PC),
(4) Cộng đoàn đức tin (Faith Community: FC),
(5) Cộng đoàn Kitô (Christian Community: CC)
(6) Cộng đoàn Kitô nhỏ (Small Christian Community: SCC),
(7) Cộng đoàn đức tin Kitô (Christian Faith Community: CFC),
(8) Cộng đoàn cơ bản (Basic Community: BC)
Từ các tên gọi khác nhau kể trên chúng ta thấy các phẩm chất sau đây được đề cao:
(1o) Tính hạ tầng cơ sở, tính căn bản của cộng đoàn (basic, de base),
(2o) Tính giáo hội của cộng đoàn (ecclesial),
(3o) Tính Kitô hay tính đức tin của cộng đoàn (christian, faith),
(4o) Tính khiêm tốn nhỏ bé của cộng đoàn (small).
4. Hoạt động chính của Cộng đoàn Giáo hội cơ bản:
(1) Hoạt động trọng tâm: của các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản là chia sẻ Lời Chúa, nhất là theo các Phương Pháp 7 Bước và Xem xét Làm,
(2) Hoạt động tông đồ (hay đối ngoại) của các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản rất đa dạng, ví dụ như:
Cổ võ các Nhóm Chia sẻ Lời Chúa, các Nhóm Cầu nguyện,
Chăm sóc bệnh nhân,
Thăm viếng những người cùng giáo xứ,
Giúp đỡ những người thiếu thốn,
Tham dự lễ hội trong vùng,
Dạy dỗ trẻ nhỏ,
Tham gia các Nhóm Tín Dụng, giúp vốn, phát triển cộng đồng,
Làm chứng cho Chúa Kitô trong môi trường nghề nghiệp, lao động,
Đem Tin Mừng đến cho những người ngoài Giáo hội,
Thăm viếng những người mới đến cư ngụ trong khu vực, khóm phường, giáo xứ,
Chăm lo cho những người nghèo,
Chăm lo cho những người tàn tật, gìa yếu, neo đơn,
Chăm lo cho giới trẻ,
Dạy giáo lý cho dự tòng,
Thăm viếng những người bị giam, tù,
Thăm viếng bệnh nhân trong bệnh viện,
Chuẩn bị Lễ Rửa Tội cho trẻ em,
Quyết định về việc rửa tội cho trẻ em và người trưởng thành,
Bênh vực quyền lợi của người lao động,
Chuẩn bị hôn nhân cho các bạn trẻ,
Chuẩn bị Phụng vụ ngày Chúa nhật cho giáo xứ,
Hòa giải khi có xung đột và tranh chấp,
Quan tâm đến vấn đề bất công lớn trong xã hội,
Quan tâm đến những nhu cầu nghiêm trọng mà người khác làm ngơ,
Quan tâm đến sự phát triển nhân bản,
Quan tâm đến sự phát triển kinh tế,
Quan tâm đến môi trường sinh thái.
5. Tương quan của Cộng đoàn Giáo hội cơ bản với các Hội đoàn Tông đồ
(1) Sự khác biệt giữa Hội đoàn Tông đồ (HĐTĐ) và Cộng đoàn Giáo hội cơ bản (CĐGHCB):
(a) HĐTĐ: tuyển chọn một hạng người nhất định, cho một công việc chuyên biệt, ví dụ Hội Legio Mariae chỉ thực hiện việc cầu nguyện và thăm viếng những gia đình sống xa hay chưa biết Chúa.
(a’) CĐGHCB: hết mọi người được đón nhận vào CĐGHCB và CĐGHCB làm bất cứ công việc gì (xem các việc vừa kể ở trên).
(b) HĐTĐ: hội viên không cần ở chung một khu vực.
(b’) CĐGHCB: thành viên là người cùng sống trong khu vực.
(c) HĐTĐ: không đại diện giáo xứ tại khu vực.
(c’) CĐGHCB: đại diện giáo xứ tại khu vực.
(d) HĐTĐ: không nhắm tới mọi người trong giáo xứ.
(d’) CĐGHCB: nhắm tới mọi giáo dân trong giáo xứ.
(2) Sự khác biệt giữa các Hội đoàn Tông đồ và Cộng đoàn Giáo hội cơ bản:
CĐGHCB: lớn hơn, lâu bền hơn, thuộc cơ cấu giáo xứ, bao phủ toàn bộ hay phần lớn giáo xứ, thực hiện dự án chung, gồm những người sống chung một khu vực, được nuôi dưỡng bởi lời cầu nguyện và Kinh Thánh.
(3) Sự hợp tác và bổ túc cho nhau giữa các Hội đoàn Tông đồ và Cộng đoàn Giáo hội cơ bản:
Mỗi Hội đoàn Tông đồ và Cộng đoàn Giáo hội cơ bản có mục đích riêng. Nhưng tựu trung cũng là để giúp giáo dân sống đạo cách đầy đủ hơn. Vì thế, cần có sự hợp tác thân thiện để bổ túc cho nhau và giúp nhau thực hiện mục tiêu cách tốt đẹp nhất.
(4) Sự mở rộng của Cộng đoàn Giáo hội cơ bản cho những người chưa tin:
Tại nhiều nơi trên thế giới, có nhiều Cộng đoàn cơ bản được thiết lập giữa những người công giáo và người không công giáo, nhằm đáp ứng một số nhu cầu chung của dân cư trong cùng địa bàn. Loại Cộng đoàn này không được gọi là Cộng đoàn Giáo hội cơ bản mà được gọi là Cộng đoàn nhân sinh cơ bản (Basic Human Community: BHC). Trong cộng đoàn này động lực của người không công giáo có thể khác với động lực của người công giáo, nhưng thành viên đều nhằm một mục tiêu chung là tìm cách nâng cao đời sống con người về các mặt nhân bản, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và tâm linh (2).
IV. ÁP DỤNG
1. Bạn có cảm nghĩ gì sau khi nghe trình bày (hay đọc tài liệu) về Cộng đoàn Giáo hội cơ bản như ở trên?
2. Bạn có cho rằng việc xây dựng các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản là việc khả thi trong hoàn cảnh giáo xứ của bạn hiện nay không? Tại sao?
3. Bạn có quyết tâm xây dựng Cộng đoàn Giáo hội cơ bản trong khu vực sinh sống hay biến hội đoàn tông đồ của bạn thành một Cộng đoàn Giáo hội cơ bản không? Bạn sẽ chuẩn bị công việc quan trọng ấy như thế nào?
V. CHIA SẺ
1. Bạn thử mường tượng xem đâu là những thuận lợi và đâu là những khó khăn khi bạn muốn thành lập và duy trì một Cộng đoàn Giáo hội cơ bản trong địa bàn sinh sống của bạn?
2. Theo bạn thì khó khăn lớn nhất sẽ từ đâu đến, khi bạn muốn thành lập và duy trì một Cộng đoàn Giáo hội cơ bản trong địa bàn sinh sống của bạn?
3. Bạn phải làm gì để vượt qua được những khó khăn ấy?
Chú thích:
(1) Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 9 và 25.
(2) Tất cả các dữ kiện được trình bày trong bài trên đều do các tài liệu nước ngoài. Tiếc là khi chuyển dịch nội dung từ tiếng Anh sang tiếng Việt và trình bày bài mấy năm trước, tôi đã quên không ghi lại các xuất xứ ấy.
I. MỤC ĐÍCH
1. Giúp các học viên hiểu rõ thế nào là một “Cộng đoàn Giáo hội cơ bản” là một loại cộng đoàn càng ngày càng phát triển mạnh mẽ trong lòng các Giáo hội địa phương vào những thập niên vừa qua.
2. Gợi lên trong lòng học viên tâm tình yêu thương mến mộ đối với cách sống của “Cộng đoàn Giáo hội cơ bản” để họ tích cực tìm cách xây dựng Cộng đoàn ấy trong khu vực sống của mình.
II. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ
Từ thập niên 60-70, người ta thường nhắc nhiều đến các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản như một hiện tượng mới mẻ và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhiều Giáo hội hoặc như là một tín hiệu mang lại niềm hy vọng cho Kitô giáo trong tương lai, hoặc như là một cách tổ chức mới cộng đoàn giáo xứ, bổ sung và tăng cường sức sống cho cơ cấu truyền thống cũ của giáo xứ. Ngày nay thì các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản phát triển cả ở các giáo xứ nông thôn lẫn ở các giáo xứ thành thị, cả trong Giáo hội Công giáo lẫn trong nhiều Giáo hội Tin Lành. Và thường được nhắc đến trong các hội nghị cũng như trong các tài liệu của Giáo hội, như trong Tông huấn Giáo hội tại Châu Á mà chúng ta đã được đọc trong bài giới thiệu về Khóa này (1).
Nhưng ở Việt Nam ta ít người có điều kiện tìm hiểu tường tận về các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản này, vì ba lý do chính sau đây:
(1o) Giáo hội Việt Nam bị cắt đứt với các Giáo hội vùng Đông Nam Á một thời gian dài ít là từ 1975 đến 1998 tức hơn hai chục năm và ngay cả hiện nay cũng chưa có nhiều liên hệ gắn bó mật thiếti các Giáo hội chị em Á châu ấy.
(2o) Giáo hội Việt Nam, do truyền thống có xu hướng bảo thủ, nên ít quan tâm đến những phong trào canh tân đổi mới - mà trong đó có các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản - đang hoạt động rầm rộ ở khắp nơi.
(3o) Trong Giáo hội Việt Nam ta thường thì việc gì cũng xuất phát từ hàng giáo sĩ mới được coi trọng, trong khi ở các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản thì phần chủ động là chính anh chị em giáo dân. Vậy:
1. Các bạn đã nghe nói đến hay đã đọc về các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản bao giờ chưa? Nếu các bạn đã nghe nói đến /đã đọc về các Cộng đoàn này thì xin các bạn cho biết đã nghe/đã đọc thấy ở đâu? những gì? và đã có cảm nghĩ gì?
2. Các bạn đã biết gì về các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản? Các bạn có muốn tìm hiểu về các Cộng đoàn ấy không?
III. TÌM HIỂU: THẾ NÀO LÀ MỘT “CỘNG ĐOÀN GIÁO HỘI CƠ BẢN?”
1. Định nghĩa Cộng đoàn Giáo hội cơ bản:
“Cộng đoàn Giáo hội cơ bản” (tiếng Pháp: Communauté de base; tiếng Tây Ban Nha: Communidades de base: viết tắt CB; tiếng Anh: Basic Ecclesial Commu-nity, viết tắt: BEC) là
* Một nhóm từ 8 đến 15 tín hữu,
* Sống cùng xóm với nhau, tức cùng địa bàn dân cư,
* Gặp gỡ nhau ít nhất một tháng một lần để cầu nguyện chung với nhau, để vui hưởng và chia sẻ đời sống và các kinh nghiệm đức tin, hầu nâng đỡ nhau và phát triển tình thân hữu trong Chúa,
* Thông qua Nhóm và Lời Chúa, họ đào sâu và nâng cao sự hiểu biết về Chúa Kitô, về Giáo hội và về ơn gọi và nhiệm vụ riêng của mình,
* Tùy theo kinh nghiệm sống đức tin của Nhóm và ơn đoàn sủng mà mỗi người lãnh nhận được, họ cam kết thực hiện một mình hay chung với Nhóm, một việc tông đồ nào đó, nhằm phục vụ Giáo hội và xã hội trong môi trường nghề nghiệp, trong khu xóm hay trong gia đình,
* Họ đại diện giáo xứ tại khu vực của mình và tạo nên một “giáo hội tại gia” hoặc một “Giáo hội nhỏ” tại địa phương ấy.
2. Những nét chính của một Cộng đoàn Giáo hội cơ bản:
(1) Cộng đoàn Giáo hội cơ bản thường thường do những người cùng sống chung một địa bàn với nhau tạo nên,
(2) Mọi giáo dân trong giáo xứ có thể gia nhập,
(3) Họ đại diện giáo xứ tại khu vực họ sống,
(4) Mỗi Cộng đoàn Giáo hội cơ bản có đại diện trong Hội đồng Mục vụ Giáo xứ.
3. Nhiều tên gọi khác nhau của Cộng đoàn Giáo hội cơ bản:
(1) Cộng đoàn Kitô cơ bản (Basic Christian Community, BCC),
(2) Cộng đoàn Giáo hội cơ bản (Basic Ecclesial Community, BEC),
(3) Cộng đoàn nhỏ giáo xứ, Tế bào giáo xứ (Small Parish Community: SPC, Parish Cells: PC),
(4) Cộng đoàn đức tin (Faith Community: FC),
(5) Cộng đoàn Kitô (Christian Community: CC)
(6) Cộng đoàn Kitô nhỏ (Small Christian Community: SCC),
(7) Cộng đoàn đức tin Kitô (Christian Faith Community: CFC),
(8) Cộng đoàn cơ bản (Basic Community: BC)
Từ các tên gọi khác nhau kể trên chúng ta thấy các phẩm chất sau đây được đề cao:
(1o) Tính hạ tầng cơ sở, tính căn bản của cộng đoàn (basic, de base),
(2o) Tính giáo hội của cộng đoàn (ecclesial),
(3o) Tính Kitô hay tính đức tin của cộng đoàn (christian, faith),
(4o) Tính khiêm tốn nhỏ bé của cộng đoàn (small).
4. Hoạt động chính của Cộng đoàn Giáo hội cơ bản:
(1) Hoạt động trọng tâm: của các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản là chia sẻ Lời Chúa, nhất là theo các Phương Pháp 7 Bước và Xem xét Làm,
(2) Hoạt động tông đồ (hay đối ngoại) của các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản rất đa dạng, ví dụ như:
Cổ võ các Nhóm Chia sẻ Lời Chúa, các Nhóm Cầu nguyện,
Chăm sóc bệnh nhân,
Thăm viếng những người cùng giáo xứ,
Giúp đỡ những người thiếu thốn,
Tham dự lễ hội trong vùng,
Dạy dỗ trẻ nhỏ,
Tham gia các Nhóm Tín Dụng, giúp vốn, phát triển cộng đồng,
Làm chứng cho Chúa Kitô trong môi trường nghề nghiệp, lao động,
Đem Tin Mừng đến cho những người ngoài Giáo hội,
Thăm viếng những người mới đến cư ngụ trong khu vực, khóm phường, giáo xứ,
Chăm lo cho những người nghèo,
Chăm lo cho những người tàn tật, gìa yếu, neo đơn,
Chăm lo cho giới trẻ,
Dạy giáo lý cho dự tòng,
Thăm viếng những người bị giam, tù,
Thăm viếng bệnh nhân trong bệnh viện,
Chuẩn bị Lễ Rửa Tội cho trẻ em,
Quyết định về việc rửa tội cho trẻ em và người trưởng thành,
Bênh vực quyền lợi của người lao động,
Chuẩn bị hôn nhân cho các bạn trẻ,
Chuẩn bị Phụng vụ ngày Chúa nhật cho giáo xứ,
Hòa giải khi có xung đột và tranh chấp,
Quan tâm đến vấn đề bất công lớn trong xã hội,
Quan tâm đến những nhu cầu nghiêm trọng mà người khác làm ngơ,
Quan tâm đến sự phát triển nhân bản,
Quan tâm đến sự phát triển kinh tế,
Quan tâm đến môi trường sinh thái.
5. Tương quan của Cộng đoàn Giáo hội cơ bản với các Hội đoàn Tông đồ
(1) Sự khác biệt giữa Hội đoàn Tông đồ (HĐTĐ) và Cộng đoàn Giáo hội cơ bản (CĐGHCB):
(a) HĐTĐ: tuyển chọn một hạng người nhất định, cho một công việc chuyên biệt, ví dụ Hội Legio Mariae chỉ thực hiện việc cầu nguyện và thăm viếng những gia đình sống xa hay chưa biết Chúa.
(a’) CĐGHCB: hết mọi người được đón nhận vào CĐGHCB và CĐGHCB làm bất cứ công việc gì (xem các việc vừa kể ở trên).
(b) HĐTĐ: hội viên không cần ở chung một khu vực.
(b’) CĐGHCB: thành viên là người cùng sống trong khu vực.
(c) HĐTĐ: không đại diện giáo xứ tại khu vực.
(c’) CĐGHCB: đại diện giáo xứ tại khu vực.
(d) HĐTĐ: không nhắm tới mọi người trong giáo xứ.
(d’) CĐGHCB: nhắm tới mọi giáo dân trong giáo xứ.
(2) Sự khác biệt giữa các Hội đoàn Tông đồ và Cộng đoàn Giáo hội cơ bản:
CĐGHCB: lớn hơn, lâu bền hơn, thuộc cơ cấu giáo xứ, bao phủ toàn bộ hay phần lớn giáo xứ, thực hiện dự án chung, gồm những người sống chung một khu vực, được nuôi dưỡng bởi lời cầu nguyện và Kinh Thánh.
(3) Sự hợp tác và bổ túc cho nhau giữa các Hội đoàn Tông đồ và Cộng đoàn Giáo hội cơ bản:
Mỗi Hội đoàn Tông đồ và Cộng đoàn Giáo hội cơ bản có mục đích riêng. Nhưng tựu trung cũng là để giúp giáo dân sống đạo cách đầy đủ hơn. Vì thế, cần có sự hợp tác thân thiện để bổ túc cho nhau và giúp nhau thực hiện mục tiêu cách tốt đẹp nhất.
(4) Sự mở rộng của Cộng đoàn Giáo hội cơ bản cho những người chưa tin:
Tại nhiều nơi trên thế giới, có nhiều Cộng đoàn cơ bản được thiết lập giữa những người công giáo và người không công giáo, nhằm đáp ứng một số nhu cầu chung của dân cư trong cùng địa bàn. Loại Cộng đoàn này không được gọi là Cộng đoàn Giáo hội cơ bản mà được gọi là Cộng đoàn nhân sinh cơ bản (Basic Human Community: BHC). Trong cộng đoàn này động lực của người không công giáo có thể khác với động lực của người công giáo, nhưng thành viên đều nhằm một mục tiêu chung là tìm cách nâng cao đời sống con người về các mặt nhân bản, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và tâm linh (2).
IV. ÁP DỤNG
1. Bạn có cảm nghĩ gì sau khi nghe trình bày (hay đọc tài liệu) về Cộng đoàn Giáo hội cơ bản như ở trên?
2. Bạn có cho rằng việc xây dựng các Cộng đoàn Giáo hội cơ bản là việc khả thi trong hoàn cảnh giáo xứ của bạn hiện nay không? Tại sao?
3. Bạn có quyết tâm xây dựng Cộng đoàn Giáo hội cơ bản trong khu vực sinh sống hay biến hội đoàn tông đồ của bạn thành một Cộng đoàn Giáo hội cơ bản không? Bạn sẽ chuẩn bị công việc quan trọng ấy như thế nào?
V. CHIA SẺ
1. Bạn thử mường tượng xem đâu là những thuận lợi và đâu là những khó khăn khi bạn muốn thành lập và duy trì một Cộng đoàn Giáo hội cơ bản trong địa bàn sinh sống của bạn?
2. Theo bạn thì khó khăn lớn nhất sẽ từ đâu đến, khi bạn muốn thành lập và duy trì một Cộng đoàn Giáo hội cơ bản trong địa bàn sinh sống của bạn?
3. Bạn phải làm gì để vượt qua được những khó khăn ấy?
Chú thích:
(1) Tông huấn Giáo hội tại Châu Á, số 9 và 25.
(2) Tất cả các dữ kiện được trình bày trong bài trên đều do các tài liệu nước ngoài. Tiếc là khi chuyển dịch nội dung từ tiếng Anh sang tiếng Việt và trình bày bài mấy năm trước, tôi đã quên không ghi lại các xuất xứ ấy.