Các Giám mục Ấn Độ họp về "Vai trò của Giáo Hội cho một Ấn Độ tốt đẹp hơn"
Bangalore, Ấn Độ (Zenit.org, AsiaNews) - Khoảng 170 giám mục đại diện cho 164 giáo phận Ấn Độ đang tham gia Hội nghị Khoáng đại hai năm một lần trong tuần này, nơi họ suy tư về chủ đề "Vai trò của Giáo Hội cho một Ấn Độ tốt đẹp hơn" kéo dài từ ngày 01 đến 08 tháng Hai.
Chủ trì Thánh lễ khai mạc hôm 01/02, Sứ Thần Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Salvatore Pennacchio, kêu gọi một kế hoạch mục vụ đáp ứng những thách đố xã hội hiện nay và Giáo Hội tại Ấn Độ đang phải đối mặt. Ngài kêu gọi sự cần thiết cho cuộc đối thoại nhẫn nại, bác ái và cởi mở.
Trong diễn văn nhậm chức, Đức Sứ Thần nhắc lại những vấn đề chính được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cập đến trong cuộc viếng thăm ad limina của các giám mục Ấn Độ vào năm ngoái.
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ (CBCI), Đức Hồng Y Oswald Gracias, chào đón các tham dự viên Hội nghị khoáng đại và nhấn mạnh sự xác đáng của chủ đề được chọn để nghiên cứu và suy tư. Ngài mô tả Giáo Hội như là lương tâm của dân tộc.
Bình luận về tình hình đất nước ngày nay, Đức Hồng y Gracias nói rằng có hai Ấn Độ - một bao gồm những người giàu có, và một kia bao gồm người nghèo và người bị thiệt thòi. Ngài cho hay mặc dù là một thiểu số, các thành viên của Giáo Hội có thể tạo sự khác biệt lớn trong việc xây dựng một Ấn Độ tốt hơn. Kitô hữu chỉ chiếm khoảng 2% dân số của Ấn Độ.
Phó Chủ tịch CBCI, Đức Giám Mục George Punnakottil, đọc sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi đến nhân dịp hội nghị. Sứ điệp do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone ký tên cho hay: "Đức Giáo Hoàng hy vọng rằng các cuộc thảo luận của chư huynh đệ, vốn sẽ chú trọng đến việc làm thế nào Giáo Hội tại Ấn Độ có thể tiếp tục đóng một vai trò tích cực trong đời sống của dân tộc, sẽ sinh hoa quả nhiều vì Giáo Hội giúp đỡ nhân loại bằng cách 'đọc các dấu hiệu của thời đại và ... giải thích chúng dưới ánh sáng của Tin Mừng'".
Hội nghị cũng chúc mừng Đức tân Hồng y George Alencherry, người đứng đầu Giáo Hội Syro-Malabar, sẽ được vinh thăng hồng y vào ngày 18 tháng Hai.
Đức Hồng y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình đã có bài phát biểu tại Hội nghị: "Để có để phát triển con người thực sự, tăng trưởng kinh tế không thôi chưa đủ: con người cần các giá trị tinh thần". Ngài cho hay thêm: "Mặc dù Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới, đất nước ngày còn một chặng đường dài để đi. Thống kê về Chỉ số Phát triển Con người cho thấy rằng những lợi ích của tự do hóa chỉ ảnh hưởng đến 25% dân số, trong khi 75% dân số còn lại vẫn sống với 2 rupi một ngày. Hơn nữa, có dấu hiệu của sự bất mãn trong dân. Lý do thì khác nhau và trong số đó là sự thất bại của nhà nước để thực hiện lời hứa về sự bình đẳng và công lý cho tất cả các phân đoạn của xã hội".
Theo Đức Hồng y, trong bối cảnh này chúng ta phải xem xét vai trò của Giáo Hội để cải thiện Ấn Độ, bởi vì "bệnh tinh thần tạo ra sự bất bình đẳng và bất công". Do đó, "viễn tượng Kitô giáo phải được dưỡng nuôi, đặt con người vào trung tâm. Chỉ điều này mới có thể mang lại một sự phát triển toàn diện cho xã hội. Thiết lập các giá trị Kitô giáo của tình yêu và phục vụ đối với tha nhân là con đường hướng tới phát triển xã hội ở Ấn Độ ". Kết thúc bài phát biểu của mình, Đức Hồng Y Turkson nói rằng "chúng ta phải tìm cách thế mới để xây dựng Nước Thiên Chúa ở Ấn Độ".
Lã Thụ Nhân
Bangalore, Ấn Độ (Zenit.org, AsiaNews) - Khoảng 170 giám mục đại diện cho 164 giáo phận Ấn Độ đang tham gia Hội nghị Khoáng đại hai năm một lần trong tuần này, nơi họ suy tư về chủ đề "Vai trò của Giáo Hội cho một Ấn Độ tốt đẹp hơn" kéo dài từ ngày 01 đến 08 tháng Hai.
Chủ trì Thánh lễ khai mạc hôm 01/02, Sứ Thần Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Salvatore Pennacchio, kêu gọi một kế hoạch mục vụ đáp ứng những thách đố xã hội hiện nay và Giáo Hội tại Ấn Độ đang phải đối mặt. Ngài kêu gọi sự cần thiết cho cuộc đối thoại nhẫn nại, bác ái và cởi mở.
Trong diễn văn nhậm chức, Đức Sứ Thần nhắc lại những vấn đề chính được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cập đến trong cuộc viếng thăm ad limina của các giám mục Ấn Độ vào năm ngoái.
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ (CBCI), Đức Hồng Y Oswald Gracias, chào đón các tham dự viên Hội nghị khoáng đại và nhấn mạnh sự xác đáng của chủ đề được chọn để nghiên cứu và suy tư. Ngài mô tả Giáo Hội như là lương tâm của dân tộc.
Bình luận về tình hình đất nước ngày nay, Đức Hồng y Gracias nói rằng có hai Ấn Độ - một bao gồm những người giàu có, và một kia bao gồm người nghèo và người bị thiệt thòi. Ngài cho hay mặc dù là một thiểu số, các thành viên của Giáo Hội có thể tạo sự khác biệt lớn trong việc xây dựng một Ấn Độ tốt hơn. Kitô hữu chỉ chiếm khoảng 2% dân số của Ấn Độ.
Phó Chủ tịch CBCI, Đức Giám Mục George Punnakottil, đọc sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi đến nhân dịp hội nghị. Sứ điệp do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone ký tên cho hay: "Đức Giáo Hoàng hy vọng rằng các cuộc thảo luận của chư huynh đệ, vốn sẽ chú trọng đến việc làm thế nào Giáo Hội tại Ấn Độ có thể tiếp tục đóng một vai trò tích cực trong đời sống của dân tộc, sẽ sinh hoa quả nhiều vì Giáo Hội giúp đỡ nhân loại bằng cách 'đọc các dấu hiệu của thời đại và ... giải thích chúng dưới ánh sáng của Tin Mừng'".
Hội nghị cũng chúc mừng Đức tân Hồng y George Alencherry, người đứng đầu Giáo Hội Syro-Malabar, sẽ được vinh thăng hồng y vào ngày 18 tháng Hai.
Đức Hồng y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình đã có bài phát biểu tại Hội nghị: "Để có để phát triển con người thực sự, tăng trưởng kinh tế không thôi chưa đủ: con người cần các giá trị tinh thần". Ngài cho hay thêm: "Mặc dù Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới, đất nước ngày còn một chặng đường dài để đi. Thống kê về Chỉ số Phát triển Con người cho thấy rằng những lợi ích của tự do hóa chỉ ảnh hưởng đến 25% dân số, trong khi 75% dân số còn lại vẫn sống với 2 rupi một ngày. Hơn nữa, có dấu hiệu của sự bất mãn trong dân. Lý do thì khác nhau và trong số đó là sự thất bại của nhà nước để thực hiện lời hứa về sự bình đẳng và công lý cho tất cả các phân đoạn của xã hội".
Theo Đức Hồng y, trong bối cảnh này chúng ta phải xem xét vai trò của Giáo Hội để cải thiện Ấn Độ, bởi vì "bệnh tinh thần tạo ra sự bất bình đẳng và bất công". Do đó, "viễn tượng Kitô giáo phải được dưỡng nuôi, đặt con người vào trung tâm. Chỉ điều này mới có thể mang lại một sự phát triển toàn diện cho xã hội. Thiết lập các giá trị Kitô giáo của tình yêu và phục vụ đối với tha nhân là con đường hướng tới phát triển xã hội ở Ấn Độ ". Kết thúc bài phát biểu của mình, Đức Hồng Y Turkson nói rằng "chúng ta phải tìm cách thế mới để xây dựng Nước Thiên Chúa ở Ấn Độ".
Lã Thụ Nhân