VATICAN (Zenit.org).- Toàn văn bài huấn dụ Ðức Gioan Phaolô II nói trước các Giám Mục của hội đồng Giám Mục Ấn độ thuộc các giáo tỉnh Bangalore, Hyderabad và Visakhapatnam đến kính viếng mộ hai Thánh Tông Ðồ Phêrô và Phaolô theo giáo luật 5 năm.

* * * Anh em Giám Mục thân mến,

1. Trong ân sủng và bình an của Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tôi chân tình chào anh em, các Giám Mục những Giáo tỉnh Bangalore, Hyderabad và Visakhapatnam, và mượn lời của Thánh Phaolô: "Nhờ Ðức Giêsu Kitô, tôi tạ ơn Thiên Chúa của tôi về tất cả anh em, vì trong khắp hoàn cầu ai ai cũng nói đến lòng tin của anh em" (Rom 1:8). Đặc biệt tôi cám ơn Tổng Giám Mục Pinto vì những lời cầu chúc tốt đẹp và những tâm tình tử tế dâng lên tôi nhân danh anh em, tôi đáp lại những tâm tình đó cách nồng hậu, và tôi bảo đảm anh em và những người được giao phó cho anh em coi sóc về những lời cầu nguyện của tôi Cuộc thăm viếng của anh em ad Limina Apostolorum biểu lộ sự hiệp thông sâu xa về tình yêu và chân lý liên kết các Giáo Hội địa phương tại India với người Kế vị Phêrô và với những cọng sự viên của Ngài trong việc phục vụ Giáo Hội phổ quát. Khi "đến thăm Phêrô" (Gal 1:18), như vậy anh em củng cố sự "hiệp nhất của anh em trong một Ðức tin, Ðức cậy và Ðức mến, và càng công nhận và tích trữ hơn nữa di sản to lớn của cải thiêng liêng và luân lý mà toàn thể Giáo Hội, hợp với Giám Mục Roma, đã phổ biến khắp thế giới" (Pastor bonus, Appendix I,3).

2. Minh chứng về Chúa Giêsu Kitô là "việc phục vụ cao cả mà Giáo Hội cống hiến cho các dân tộc Á châu" ("Ecclesia in Asia," 20). Sống với nhiều người không biết Chúa Kitô làm chúng ta xác tín hơn mãi về nhu cầu tông đồ truyền giáo. Tính mới mẻ triệt để của cuộc sống Chúa Kitô mang đến và được các môn đệ Người sống, đánh thức trong chúng ta sự khẩn cấp của sinh hoạt truyền giáo (x. "Redemptoris Missio,"7). Điều này đòi hỏi phải minh nhiên loan truyền Chúa Giêsu: một chứng từ bạo dạn dựa trên mệnh lệnh của Người--"anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28: 19) và được nâng đỡ bởi lời hứa của Người--Thầy ở cùng anh em mọi ngày" (Mt 28: 20). Trên thực tế chính nhờ sự trung thành với sứ vụ nhân ba của Chúa Kitô là Linh Mục, Tiên tri và Vua mà tất cả các Kitô hữu, trong sự hoà hợp với phẩm giá rửa tội của mình, có quyến và bổn phận tham gia tich cực trong những cố gắng truyền giáo của Giáo Hội (x. "Redemptoris Missio," 71). Tiếng gọi tân phúc âm hóa và dấn thân truyền giáo đổi mới, mà tôi đã đưa ra cho toàn thể Giáo Hội, vang dội vừa đúng rõ rệt cho các cộng đồng Kitô hữu xưa của anh em cũng như cho các cộng đồng mới nhất của anh em. Đang khi sự rao giảng tin mừng đầu tiên cho những người không-Kitô hữu và sự rao giảng tiếp tục về Chúa Giêsu cho các người đã được rửa tội sẽ đề cao những phương diện khác nhau của cùng một Tin Mừng, cả hai phát xuất từ một sự dấn thân vững mạnh làm cho Chúa Kitô càng được hiểu biết và yêu mến hơn. Một sự bắt buộc thể đó có nguồn gốc cao thượng của nó trong "suối tình yêu" của Chúa Cha hiện diện trong sứ vụ của Chúa Con và Chúa Thánh Thần (c. "Ad Gentes," 2). Tất cả mọi Kitô hữu như vậy được lôi kéo vào trong tình yêu thúc giục của Chúa Kitô, mà "chúng ta không thể không nói ra" (CV. 4 :20), như là nguồn suối nguồn hy vọng và niềm vui đánh dấu nơi chúng ta.

3. Một sự hiểu biết đúng đắn đến mối tương quan giữa văn hóa và Ðức tin Kitô hữu là quan trọng cho việc rao giảng tin mừng được hiệu nghiệm. Trong tiểu-lục-địa Ấn độ của chính anh em, anh em giáp mặt với những văn hóa phong phú trong những truyền thống tôn giáo và triết học. Trong bối cảnh này, chúng ta cần tuyệt đối rao giảng về Chúa Giêsu Kitô như là người Con Thiên Chúa Nhập Thể. Chính trong sự hiểu biết về tính duy nhất của Chúa Kitô là ngôi Hai trong Ba Ngôi Chí Thánh, Thiên Chúa thật và là con người thật, mà Ðức tin chúng ta phải được rao giảng và chấp nhận. Bất cứ thần học truyền giáo nào mà bỏ qua lời kêu gọi triệt để hoán cải về với Ðức Kitô và từ chối sự biến dạng văn hóa mà sự hoán cải đó đòi hỏi, là bóp méo đi sự thật của Ðức tin chúng ta, Ðức tin luôn luôn là khởi sự mới mẻ trong cuộc đời của Ðấng, chính Ngài là "đường, và sự thât, và là sự sống" (Ga 14:6). Về phương diện này, chúng ta tái khẳng định rằng sự đối thoại liên tôn không thay thế "sứ vụ đến với muôn dân" nhưng đúng hơn đó là một thành phần của sứ vụ ấy (x.Bộ giáo lý Ðức tin, Tuyên ngôn "Dominus Jesus," 2). Tương tự như vậy, phải ghi nhận rằng những sự giải thích có tính tương đối về thuyết đa nguyên tôn giáo, chủ trương rằng Ðức tin Kitô Giáo không có giá trị khác biệt nào hơn so với bất cứ niềm tin nào khác, trên thực tế là làm mất đi ý định nghĩa Kitô Học: nếu Ðức tin xa cách với Chúa Giêsu là Ðấng Cứu độ duy nhất, thì không còn là kitô hữu nữa, thì không còn là một Ðức tin thần học nữa. Một sự trình bày đức tin của chúng ta còn sai lạc nhiều hơn nữa khi thuyết tương đối dẫn tới thuyết dung hòa: "một cấu tạo thiêng liêng" giả tạo lôi kéo và hậu quả là bóp méo bản tính thiết yếu, khách quan và mạc khải của Kitô Giáo. Điều làm cho Giáo Hội nên truyền giáo bởi chính bản tính Giáo Hội, chính là đặc điểm dứt khoát và hoàn toàn của mạc khải về Chúa Giêsu Kitô như Con Thiên Chúa (x. "Dei Verbum,"2). Đó là nền tảng Ðức tin của chúng ta. Chính sự này làm cho chứng từ Kitô hữu đáng tin. Với niềm vui và khiêm tốn, chúng ta phải đón nhận nhiệm vụ này là "chúng ta, những người đã lãnh lấy ân sủng tin vào vào Chúa Kitô, đấng mặc khải Chúa Cha và là đấng Cứu độ thế gian, chúng ta phải tỏ cho thấy đến sự thâm sâu mà mối tương quan với Chúa Kitô có thể dẫn đến" ("Novo Millennio Ineunte,"33).

4. Anh em thân mến, những báo cáo 5 năm của anh em cho thấy rõ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần đang làm sống động chiều kích truyền giáo đời sống Giáo hội trong các Giáo phận anh em. Mặc dầu những trở ngại dân chúng gặp phải--cách riêng những người nghèo--là những người muốn giữ đức tin Kitô hữu, người lớn được rửa tôi thì nhiều trong nhiều nơi tại quê hương anh em. Cũng đáng khích lệ là có tỉ số cao những người Công giáo dự Thánh lễ Chúa nhật, và những con số giáo dân tham gia cách thích hợp trong phụng vụ càng ngày càng cao. Những gương mẫu sẵn sàng chấp nhận ân ban Ðức tin của Chúa, cũng nói lên nhu cầu phải siêng năngchăm sóc Mục vụ cho dân chúng. Đáp ứng lòng ao ước có một sự thúc đẩy mới trong cách sống Kitô hữu, tôi đã khẳng định rằng chúng ta vẫn phải tập trung một cách vững vàng vào chương trình đã gặp thấy trong Phúc Âm và trong Truyền thống sống động có Ðức Kitô làm trung tâm điểm cho mình (x. ibid,29). Lý do phải phát triển những sáng kiến Mục vụ đã được chấp nhận cho những hoàn cảnh xã hội và văn hóa của các cộng đồng anh em, còn đâm rễ vững vàng trong sự duy nhất của Chúa Kitô, (lý do) rõ ràng: "Bởi chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Ðức Giêsu Kitô là Chúa; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Ðức Giêsu" (2 Cor 4:5). Đang khi có nhiều dấu chỉ cho thấy đời sống giáo hội hùng mạnh trong các giáo tỉnh của anh em, cũng có trường hợp những thách đố vẫn còn. Một sự đánh giá sâu sắc hơn về Bí tích Hòa giải sẽ giúp chuẩn bị dân chúng của anh em cách thiêng liêng sẵn sàng nhận lấy nhiệm vụ "làm mọi sự có thể để minh chứng cho sự hòa giải và mang nó đến trong thế giới" ("Reconciliatio et Paenitentia,"8).

Tương tự, huấn giáo của chúng ta về hôn nhân như là một dấu Thánh chỉ sự trung thành bất biến và tình yêu vô vị lợi của Chúa Kitô đối với Giáo Hội Người, nhắm tới giá trị vô giá của một chương trình chuẩn bị hôn nhân phổ thông cho những người đã sẵn sàng lãnh nhận bí tích và, qua họ cho xã hội xét toàn diện. Hơn nữa, những ngày lễ và những việc sùng kính phối hợp với nhiều đền dâng kính Ðức Bà trong các lãnh địa anh em, lôi kéo hàng ngàn tín đồ từ những tôn giáo khác, phải được sáp nhập cách lành mạnh trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội nếu những thứ đó phải trở nên một cửa ngõ đưa tới kinh nghiệm Kitô Hữu chính thức.

5. Trong một thế giới biến dạng bởi sự chia rẻ, Giáo Hội--như là dấu chỉ và khí cụ hiệp thông của Chúa với nhân loại (x. "Lumen Gentium," 1)--là một người mang đi sự hiệp nhất và sự hoà giải hùng mạnh. Như những Giám Mục được kêu gọi bày tỏ và bảo tồn truyền thống tông đồ, anh em được kết hợp trong một sự hiệp thông chân lý và tình yêu. Với từng cá nhân, anh em là nguồn gốc và nền tảng hữu hình của sự hiệp nhất trong chính những Giáo Hội địa phương của anh em, những Giáo Hội được thiết lập theo mẫu Giáo Hội phổ quát. Cho nên, nếu đúng sự thật khi nói một Giám Mục biểu trưng chính Giáo Hội của mình, thì cũng cần thiết phải nhắc lại rằng cùng với Giáo Hoàng tất cả các Giám Mục biểu trưng toàn thể Giáo Hội trong dây ràng buộc hòa bình, tình yêu và hiệp nhất (x. Ibid. 23). Về phương diện này, một Giám Mục không bao giờ phải được coi như một người đại diện thuần túy của một nhóm xã hội hay ngôn ngữ riêng biệt, nhưng phải luôn luôn được công nhận như một người kế vị các Tông đồ, mang sứ vụ đến từ Chúa. Sự khước từ một Giám Mục, do một cá nhân hay một tập thể, thì luôn luôn là một sự lỗi phạm sự hiệp thông Giáo Hội và như vậy sinh gương mù cho các tín hữu và là một phản chứng cho các tín đồ các tôn giáo khác. Bất cứ tinh thần đối lập hay xung đột nào--luôn luôn làm tổn thương đến Thân thể Chúa Kitô (x. 1 Cor 1: 12-13)-- phải được dẹp qua một bên và thay thế bằng tình yêu thực hành và cụ thể đối với mọi người, một tình yêu phát xuất từ sự chiêm ngắm Chúa Kitô.

6. Tôi cảm tạ ơn Chúa vì nhiều dấu chỉ sự lớn lên và trưởng thành trong các Giáo phận anh em. Cùng với sự hiến mìn vô vị lợi của các linh Mục, các Tu sĩ và giáo lý viên của anh em, và lòng quảng đại của chính cư dân của anh em, sự phát triển này cũng tùy thuộc vào sứ vụ các nhà truyền giáo và sự quảng đại tài chánh của các ân nhân nước ngoài. "Sự góp chung các nguồn tài nguyên và những ước muốn để cổ võ ích chung và ích lợi của từng Giáo Hội " ("Christus Dominus," 36), điều này đã thực hiện từ thới các Tông đồ, là một bằng chứng hùng hồn của bản tính Giáo Hội như là sự hiệp thông YNhưng cũng đúng khi nói rằng các Giáo Hội địa phương, gồm những Giáo Hội trong các quốc gia trên thế giới đang mở mang, muốn tìm kiếm xây dựng những tài nguyên riêng cho mình để cổ võ việc rao giảng tin mừng, và xây dựng những trung tâm Mục vụ và những cơ chế lo những công trình giáo dục và từ thiện. Để đạt Mục đích này, tôi khuyến khích anh em tiếp tục những bước tiến đáng kể anh em đã hoàn thành với giáo dân và trong sự hợp tác với các Dòng tu (xem Giáo luật,can 222) Về phần anh em tôi ao ước anh em nêu lên một tấm gương chắc chắn bằng sự vô tư của anh em trong việc quản lý những tài nguyên chung của Giáo Hội (x. ibid, can 1267; 1284). Anh em phải bảo đảm rằng việc quản trị các "của cải.. . dành cho mọi người" ("Sollicitudo Rei Socialis," 42) không bao giờ làm nhơ bẩn vì những cơn cám dỗ nghiên về thuyết duy vật hay thiên vị, nhưng được thực thi cách khôn ngoan để đáp ứng những nhu cầu của những người nghèo tinh thần hay vật chất. 7. Anh em thân mến, đó là một niềm vui riêng cho tôi được chia sẻ những suy tư này với anh em trong ngày lễ Tông đồ vinh hiển Thomas, rất được giáo dân của anh em sùng kính. Một lần nữa tôi bảo đảm với anh em về những kinh nguyện và sự ủng hộ của tôi khi anh em tiếp tục chăn dắt trong tình yêu những đoàn chiên được giao phó cho anh em chăm sóc. Kết hợp trong sự rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, được đổi mới trong sự sốt sắng của các Kitô hữu tiên khởi, và được linh hứng bởi gương kiên định của các Thánh, chúng ta hãy tiến bước trong hy vọng! Trong Năm Mân côi này, xin Đúc Maria, gương mẫu của tất cả các môn đệ và là Ngôi Sao sáng của việc rao giảng Tin Mừng, nên người chỉ đạo chắc chắn của anh em khi anh em "tìm kiếm thực hành điều Chúa Giêsu dạy anh em" (x.Ga 2:5). Đang khi giao phó anh em cho sự bảo vệ từ mẫu của mẹ, tôi chân tình ban Phép lành Tông đồ của tôi cho anh em và cho các linh Mục, Tu sĩ và giáo dân các Giáo phận của anh em.