Diễn Văn Chào Mừng Đức Tổng Giám Mục Đại Diện Tòa Thánh Đến Thăm Gp Phát Diệm
Kính thưa quí cha và anh chị em thân mến,
Hôm nay anh chị em qui tụ nơi đây để cử hành thánh lễ tạ ơn kỷ niệm 110 năm thành lập giáo phận Phát Diệm. Đây là cột mốc ghi dấu một chặng đường của giáo phận chúng ta.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta trân trọng chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Chúng ta hân hoan gặp lại và đón tiếp Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, giám mục giáo phận Thanh Hóa, nguyên giám quản giáo phận Phát Diệm. Dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi 2 năm, dù đường xá xa xôi, ngài đã lưu lại một dấu ấn qua tấm lòng yêu thương và phục vụ hết mình.
Chúng ta vui mừng chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã hội Hội đồng Giám mục Việt Nam, nguyên giám mục của giáo phận chúng ta. Giáo phận Phát Diệm đi qua hành trình 110 năm, thì trong đó đã có gần 20 năm được in dấu bằng bao nhiêu hy sinh của Đức Cha Giuse kính mến. Chúng ta yêu mến ngài và ghi nhớ công lao của ngài.
Trọng kính Đức Tổng Giám mục Đại diện Tòa Thánh,
Từ khi được tin Đức Tổng sẽ viếng thăm giáo phận Phát Diệm, mọi thành phần Dân Chúa đều hân hoan và mong đợi ngày hôm nay. Trong tâm tình yêu mến của những người con trong Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, chúng con chào mừng Đức Tổng như sứ giả của tình thương và niềm hy vọng đến từ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Quả vậy, dù chưa được thường trú tại Việt Nam, nhưng sự hiện diện của Đức Tổng giữa chúng con chính là bằng chứng của lòng yêu mến và chăm sóc mục vụ mà Đức Thánh Cha dành cho Hội Thánh và dân tộc Việt Nam. Kính xin Đức Tổng dâng lên Đức Thánh Cha lòng yêu mến và niềm tri ân của gia đình giáo phận Phát Diệm trước tình thương mà Ngài dành cho chúng con. Sự hiệp thông trọn vẹn với Đức Thánh Cha và với Hội Thánh toàn cầu vẫn luôn là nguyên tắc hướng dẫn đời sống Kitô hữu tại Giáo hội địa phương này.
Chúng con vui mừng vì hôm nay Đức Tổng đến chủ sự thánh lễ và cùng với chúng con dâng lời tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp kỷ niệm 110 năm thành lập giáo phận. Lịch sử 110 năm của giáo phận cũng chính là lịch sử 110 năm của hồng ân và tình thương Thiên Chúa.
Chúng con vinh dự có 11 vị thánh tử đạo đã sống và phục vụ tại giáo phận Phát Diệm, trong đó có 4 vị thánh quê hương tại Phát Diệm là linh mục Phaolô Phạm Khắc Khoan, thầy giảng Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh, thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự, và vị thánh nữ duy nhất trong số 117 vị thánh tử đạo Việt Nam là bà Anê Lê Thị Thành.
Phát Diệm cũng tự hào có một quần thể kiến trúc độc đáo do cha Phêrô Trần Lục thực hiện bằng chất liệu là gỗ và đá, hoàn toàn theo văn hóa Việt Nam, và được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Giáo phận Phát Diệm được Đức Thánh Cha Lêô XIII thành lập ngày 2 - 4 - 1901, với tên gọi là địa phận Duyên Hải Đàng Ngoài (Tunkinus Marittimus) ; đến năm 1924, được đổi thành Phát Diệm. Giám mục tiên khởi là Đức Cha Alexandre Marcou.
Trong lịch sử 110 năm, chúng con tạ ơn Chúa vì các vị Mục tử tài đức, đặc biệt chúng con vinh dự có Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng là vị giám mục đầu tiên người Việt Nam. Các ngài đã dầy công xây dựng giáo phận và dẫn dắt đoàn chiên ngày càng thăng tiến trong đời sống Kitô hữu.
Khi mới thành lập, Phát Diệm có 24 linh mục thừa sai Pháp, 48 linh mục Việt Nam, 18 đại chủng sinh, 112 thày giảng, 145 tiểu chủng sinh, 3 cộng đoàn Mến Thánh Giá, 27 giáo xứ với 85.000 tín hữu.
Sau 31 năm, số tín hữu đã lên tới 140.000 ; có 35 linh mục thừa sai, 137 linh mục Việt Nam, và một Hội dòng là Mến Thánh Giá Phát Diệm. Vì thế, năm 1932, Tòa Thánh đã thành lập một giáo phận mới là giáo phận Thanh Hóa, tách ra từ Phát Diệm.
Từ ngày thành lập đến nay, trải qua biết bao thăng trầm, nhờ đời sống chứng nhân của các thánh tử đạo, nhờ gương sáng đức tin của tiền nhân, nhờ sự tận tụy phục vụ của các vị mục tử nhiệt thành, giáo phận chúng con đã không ngừng phát triển về số lượng, về cơ sở vật chất, và nhất là về đời sống đức tin.
Đã có những giai đoạn các sinh hoạt tôn giáo bị hạn chế tối đa ; số linh mục giảm sút vì già yếu hoặc bị giam tù, trong khi đó lại không được phong chức. Nhưng ngay cả trong thời kỳ khó khăn, các thành phần Dân Chúa vẫn vững một lòng tin và kiên trì sống Lời Chúa. Đức Kitô Phục sinh vẫn hiện diện với Hội Thánh và làm cho Hội Thánh vững bước trong chân lý và tình thương.
Giờ đây, chúng con được tự do hơn. Những hoa trái đức tin tiếp tục nở rộ. Hiện nay giáo phận có 77 giáo xứ với hơn 160.000 tín hữu, 68 linh mục, 7 phó tế, 58 đại chủng sinh, 31 tiểu chủng sinh, một Hội dòng Mến Thánh Giá với gần 200 nữ tu. Ngoài ra còn có các chị em tu hội đời Thánh Tâm Chúa Giêsu ; đan viện Châu Sơn cũng ở trong lãnh thổ của giáo phận Phát Diệm.
Tuy nhiên, hiện nay chúng con đang phải đối diện với một thách đố khác còn nguy hiểm hơn nhiều lần, đó là tinh thần tục hóa đang dần dần chiếm ngự tâm hồn những người môn đệ Chúa Giêsu, nhất là nơi những người trẻ. Nhiều người mải mê tìm kiếm tiền bạc, vật chất, hưởng thụ khoái lạc, đến độ coi thường các giá trị đạo đức và bán rẻ lương tâm.
Chính vì thế, để kỷ niệm 110 năm thành lập, chúng con đã kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa nỗ lực lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và sống Lời Chúa. Chương trình sống Lời Chúa này sẽ còn tiếp tục trong những năm kế tiếp. Chúng con xác tín rằng với Lời Chúa và Thánh Thể, cùng với tình hiệp thông sâu xa trong lòng Giáo Hội, chúng con sẽ vững vàng trong đời sống Kitô hữu và nhiệt thành loan báo Tin Mừng.
Trong giáo phận Phát Diệm, còn hơn 800.000 anh chị em chưa được biết chân lý Phúc Âm. Chúng con sẽ tích cực làm chứng cho tình thương cứu độ của Chúa Giêsu, và cộng tác với mọi người thiện chí để xây dựng quê hương Việt Nam yêu dấu thành một cộng đoàn huynh đệ, một xã hội đặt nền tảng trên công lý, tình thương và chân lý của Đức Kitô.
Trọng kính Đức Tổng,
Sự hiện diện của Đức Tổng trong ngày lễ tạ ơn hôm nay chính là sự khích lệ lớn lao cho chúng con trên hành trình đức tin. Cùng với lòng tri ân, chúng con cầu chúc sứ vụ của Đức Tổng gặt hái nhiều hoa trái : không những củng cố đức tin và tình hiệp thông cho các Kitô hữu tại đây, mà còn góp phần đem lại những thiện hảo lớn lao cho dân tộc Việt Nam.
Để ghi nhớ biến cố hôm nay, chúng con kính dâng Đức Tổng một kỷ niệm đơn sơ nhưng giàu ý nghĩa. Nhà thờ Chính Tòa Phát Diệm được kết thành bởi các Kitô hữu, các mục tử và các nhà thờ. Đó là biểu tượng cho toàn thể gia đình giáo phận. Xin Đức Tổng nhớ đến chúng con và cầu nguyện cho chúng con.
+ Gm. Giuse Nguyễn Năng
Kính thưa quí cha và anh chị em thân mến,
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta trân trọng chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Chúng ta hân hoan gặp lại và đón tiếp Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, giám mục giáo phận Thanh Hóa, nguyên giám quản giáo phận Phát Diệm. Dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi 2 năm, dù đường xá xa xôi, ngài đã lưu lại một dấu ấn qua tấm lòng yêu thương và phục vụ hết mình.
Chúng ta vui mừng chào đón Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã hội Hội đồng Giám mục Việt Nam, nguyên giám mục của giáo phận chúng ta. Giáo phận Phát Diệm đi qua hành trình 110 năm, thì trong đó đã có gần 20 năm được in dấu bằng bao nhiêu hy sinh của Đức Cha Giuse kính mến. Chúng ta yêu mến ngài và ghi nhớ công lao của ngài.
Trọng kính Đức Tổng Giám mục Đại diện Tòa Thánh,
Từ khi được tin Đức Tổng sẽ viếng thăm giáo phận Phát Diệm, mọi thành phần Dân Chúa đều hân hoan và mong đợi ngày hôm nay. Trong tâm tình yêu mến của những người con trong Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, chúng con chào mừng Đức Tổng như sứ giả của tình thương và niềm hy vọng đến từ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Quả vậy, dù chưa được thường trú tại Việt Nam, nhưng sự hiện diện của Đức Tổng giữa chúng con chính là bằng chứng của lòng yêu mến và chăm sóc mục vụ mà Đức Thánh Cha dành cho Hội Thánh và dân tộc Việt Nam. Kính xin Đức Tổng dâng lên Đức Thánh Cha lòng yêu mến và niềm tri ân của gia đình giáo phận Phát Diệm trước tình thương mà Ngài dành cho chúng con. Sự hiệp thông trọn vẹn với Đức Thánh Cha và với Hội Thánh toàn cầu vẫn luôn là nguyên tắc hướng dẫn đời sống Kitô hữu tại Giáo hội địa phương này.
Chúng con vui mừng vì hôm nay Đức Tổng đến chủ sự thánh lễ và cùng với chúng con dâng lời tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp kỷ niệm 110 năm thành lập giáo phận. Lịch sử 110 năm của giáo phận cũng chính là lịch sử 110 năm của hồng ân và tình thương Thiên Chúa.
Phát Diệm cũng tự hào có một quần thể kiến trúc độc đáo do cha Phêrô Trần Lục thực hiện bằng chất liệu là gỗ và đá, hoàn toàn theo văn hóa Việt Nam, và được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Giáo phận Phát Diệm được Đức Thánh Cha Lêô XIII thành lập ngày 2 - 4 - 1901, với tên gọi là địa phận Duyên Hải Đàng Ngoài (Tunkinus Marittimus) ; đến năm 1924, được đổi thành Phát Diệm. Giám mục tiên khởi là Đức Cha Alexandre Marcou.
Trong lịch sử 110 năm, chúng con tạ ơn Chúa vì các vị Mục tử tài đức, đặc biệt chúng con vinh dự có Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng là vị giám mục đầu tiên người Việt Nam. Các ngài đã dầy công xây dựng giáo phận và dẫn dắt đoàn chiên ngày càng thăng tiến trong đời sống Kitô hữu.
Khi mới thành lập, Phát Diệm có 24 linh mục thừa sai Pháp, 48 linh mục Việt Nam, 18 đại chủng sinh, 112 thày giảng, 145 tiểu chủng sinh, 3 cộng đoàn Mến Thánh Giá, 27 giáo xứ với 85.000 tín hữu.
Sau 31 năm, số tín hữu đã lên tới 140.000 ; có 35 linh mục thừa sai, 137 linh mục Việt Nam, và một Hội dòng là Mến Thánh Giá Phát Diệm. Vì thế, năm 1932, Tòa Thánh đã thành lập một giáo phận mới là giáo phận Thanh Hóa, tách ra từ Phát Diệm.
Từ ngày thành lập đến nay, trải qua biết bao thăng trầm, nhờ đời sống chứng nhân của các thánh tử đạo, nhờ gương sáng đức tin của tiền nhân, nhờ sự tận tụy phục vụ của các vị mục tử nhiệt thành, giáo phận chúng con đã không ngừng phát triển về số lượng, về cơ sở vật chất, và nhất là về đời sống đức tin.
Đã có những giai đoạn các sinh hoạt tôn giáo bị hạn chế tối đa ; số linh mục giảm sút vì già yếu hoặc bị giam tù, trong khi đó lại không được phong chức. Nhưng ngay cả trong thời kỳ khó khăn, các thành phần Dân Chúa vẫn vững một lòng tin và kiên trì sống Lời Chúa. Đức Kitô Phục sinh vẫn hiện diện với Hội Thánh và làm cho Hội Thánh vững bước trong chân lý và tình thương.
Giờ đây, chúng con được tự do hơn. Những hoa trái đức tin tiếp tục nở rộ. Hiện nay giáo phận có 77 giáo xứ với hơn 160.000 tín hữu, 68 linh mục, 7 phó tế, 58 đại chủng sinh, 31 tiểu chủng sinh, một Hội dòng Mến Thánh Giá với gần 200 nữ tu. Ngoài ra còn có các chị em tu hội đời Thánh Tâm Chúa Giêsu ; đan viện Châu Sơn cũng ở trong lãnh thổ của giáo phận Phát Diệm.
Tuy nhiên, hiện nay chúng con đang phải đối diện với một thách đố khác còn nguy hiểm hơn nhiều lần, đó là tinh thần tục hóa đang dần dần chiếm ngự tâm hồn những người môn đệ Chúa Giêsu, nhất là nơi những người trẻ. Nhiều người mải mê tìm kiếm tiền bạc, vật chất, hưởng thụ khoái lạc, đến độ coi thường các giá trị đạo đức và bán rẻ lương tâm.
Chính vì thế, để kỷ niệm 110 năm thành lập, chúng con đã kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa nỗ lực lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và sống Lời Chúa. Chương trình sống Lời Chúa này sẽ còn tiếp tục trong những năm kế tiếp. Chúng con xác tín rằng với Lời Chúa và Thánh Thể, cùng với tình hiệp thông sâu xa trong lòng Giáo Hội, chúng con sẽ vững vàng trong đời sống Kitô hữu và nhiệt thành loan báo Tin Mừng.
Trong giáo phận Phát Diệm, còn hơn 800.000 anh chị em chưa được biết chân lý Phúc Âm. Chúng con sẽ tích cực làm chứng cho tình thương cứu độ của Chúa Giêsu, và cộng tác với mọi người thiện chí để xây dựng quê hương Việt Nam yêu dấu thành một cộng đoàn huynh đệ, một xã hội đặt nền tảng trên công lý, tình thương và chân lý của Đức Kitô.
Trọng kính Đức Tổng,
Sự hiện diện của Đức Tổng trong ngày lễ tạ ơn hôm nay chính là sự khích lệ lớn lao cho chúng con trên hành trình đức tin. Cùng với lòng tri ân, chúng con cầu chúc sứ vụ của Đức Tổng gặt hái nhiều hoa trái : không những củng cố đức tin và tình hiệp thông cho các Kitô hữu tại đây, mà còn góp phần đem lại những thiện hảo lớn lao cho dân tộc Việt Nam.
Để ghi nhớ biến cố hôm nay, chúng con kính dâng Đức Tổng một kỷ niệm đơn sơ nhưng giàu ý nghĩa. Nhà thờ Chính Tòa Phát Diệm được kết thành bởi các Kitô hữu, các mục tử và các nhà thờ. Đó là biểu tượng cho toàn thể gia đình giáo phận. Xin Đức Tổng nhớ đến chúng con và cầu nguyện cho chúng con.
+ Gm. Giuse Nguyễn Năng