ĐTC ca ngợi lòng tin đang gia tăng giữa Do Thái giáo và Giáo Hội
BERLIN – Ngày 22-9, ĐTC Biển Đức XVI nhắc đến nhà độc tài Adolf Hitler như là một ‘ngẫu tượng’, khi Ngài nói chuyện với một nhóm đại diện Do thái giáo ở Berlin, Đức.
ĐTC Biển Đức XVI nhắc đến cuộc gặp gỡ này - một phần trong chuyến công du bốn ngày của Ngài tại Đức - như là việc đem Ngài đến “một địa điểm trung tâm của sự tưởng nhớ, sự tưởng nhớ lớn lao rằng chính tại nơi đây Shoah (cuộc diệt chùng Do Thái), việc tiêu diệt đồng bào Do Thái của chúng ta tại Châu Âu đã được lên kế hoạch và tổ chức".
ĐTC Biển Đức XVI đang về thăm đất nước quê hương lần thứ ba, mặc dầu đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên cấp Nhà nước.
ĐTC Biển Đức XVI đã nói về "triều đại khủng bố của Đức Quốc xã" được dựa trên một "huyền thoại phân biệt chủng tộc, trong đó có sự từ chối Thiên Chúa của Ápraham, Ixaác và Giacóp, Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô và của tất cả những ai tin vào Ngài".
Ngài nói: "Ông Adolf Hitler được cho là ‘toàn năng’, là một ngẫu tượng, là người muốn thay thế Thiên Chúa của Kinh Thánh, Đấng Tạo Hóa và là Cha của tất cả mọi người".
ĐTC Biển Đức XVI cảnh báo rằng "sự từ chối tin vào Thiên Chúa duy nhất này luôn luôn làm cho người ta không lưu ý đến phẩm giá con người nữa".
Ngài nói rằng hình ảnh từ các trại tập trung vào cuối thời chiến tranh cho thấy "con người có khả năng làm gì, khi từ chối Thiên Chúa, và bộ mặt của con người có thể giống cái gì khi phủ nhận Thiên Chúa".
Niềm hy vọng chung
ĐTC Biển Đức XVI đã đề cao một số dấu chỉ ngày nay của một "sự nở hoa thực sự về đời sống người Do thái tại Đức". Ngài cũng ca ngợi một "cuộc đối thoại sâu sắc của Giáo hội Công giáo với Do thái giáo".
ĐTC Biển Đức XVI nói rằng "Kitô hữu chúng tôi cũng phải trở nên ngày càng nhận thức sự gắn bó bên trong với Do Thái giáo. Đối với Kitô hữu, không thể có sự đứt đoạn trong lịch sử cứu độ. Sự cứu độ đến từ người Do Thái".
ĐTC Biển Đức XVI kêu gọi đối thoại giữa việc đọc Kinh Thánh Do Thái và đọc Cựu Ước Kitô giáo.
Ngài phát biểu: “Cuộc đối thoại này sẽ giúp củng cố niềm hy vọng chung của chúng ta vào Thiên Chúa, giữa một xã hội ngày càng tục hóa. Nếu không có hy vọng này, xã hội mất tính nhân bản của mình”. (Zenit.org 22-9-2011)
BERLIN – Ngày 22-9, ĐTC Biển Đức XVI nhắc đến nhà độc tài Adolf Hitler như là một ‘ngẫu tượng’, khi Ngài nói chuyện với một nhóm đại diện Do thái giáo ở Berlin, Đức.
ĐTC Biển Đức XVI nhắc đến cuộc gặp gỡ này - một phần trong chuyến công du bốn ngày của Ngài tại Đức - như là việc đem Ngài đến “một địa điểm trung tâm của sự tưởng nhớ, sự tưởng nhớ lớn lao rằng chính tại nơi đây Shoah (cuộc diệt chùng Do Thái), việc tiêu diệt đồng bào Do Thái của chúng ta tại Châu Âu đã được lên kế hoạch và tổ chức".
ĐTC Biển Đức XVI đang về thăm đất nước quê hương lần thứ ba, mặc dầu đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên cấp Nhà nước.
ĐTC Biển Đức XVI đã nói về "triều đại khủng bố của Đức Quốc xã" được dựa trên một "huyền thoại phân biệt chủng tộc, trong đó có sự từ chối Thiên Chúa của Ápraham, Ixaác và Giacóp, Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô và của tất cả những ai tin vào Ngài".
Ngài nói: "Ông Adolf Hitler được cho là ‘toàn năng’, là một ngẫu tượng, là người muốn thay thế Thiên Chúa của Kinh Thánh, Đấng Tạo Hóa và là Cha của tất cả mọi người".
ĐTC Biển Đức XVI cảnh báo rằng "sự từ chối tin vào Thiên Chúa duy nhất này luôn luôn làm cho người ta không lưu ý đến phẩm giá con người nữa".
Ngài nói rằng hình ảnh từ các trại tập trung vào cuối thời chiến tranh cho thấy "con người có khả năng làm gì, khi từ chối Thiên Chúa, và bộ mặt của con người có thể giống cái gì khi phủ nhận Thiên Chúa".
Niềm hy vọng chung
ĐTC Biển Đức XVI đã đề cao một số dấu chỉ ngày nay của một "sự nở hoa thực sự về đời sống người Do thái tại Đức". Ngài cũng ca ngợi một "cuộc đối thoại sâu sắc của Giáo hội Công giáo với Do thái giáo".
ĐTC Biển Đức XVI nói rằng "Kitô hữu chúng tôi cũng phải trở nên ngày càng nhận thức sự gắn bó bên trong với Do Thái giáo. Đối với Kitô hữu, không thể có sự đứt đoạn trong lịch sử cứu độ. Sự cứu độ đến từ người Do Thái".
ĐTC Biển Đức XVI kêu gọi đối thoại giữa việc đọc Kinh Thánh Do Thái và đọc Cựu Ước Kitô giáo.
Ngài phát biểu: “Cuộc đối thoại này sẽ giúp củng cố niềm hy vọng chung của chúng ta vào Thiên Chúa, giữa một xã hội ngày càng tục hóa. Nếu không có hy vọng này, xã hội mất tính nhân bản của mình”. (Zenit.org 22-9-2011)