Úc: Tổng giám mục Veglio bênh vực cho người nhập cư xin tị nạn
Nhằm “chia sẻ tài nguyên trong tình liên đới"
ROMA - Tại Úc, Đức Tổng Giám mục Veglio bênh vực cho người nhập cư xin tị nạn, theo một tuyên bố của văn phòng Vatican về di cư.
Ngày 10-5, Chủ tịch Ủy ban Tòa thánh Chăm Sóc Mục Vụ cho Người Di dân và Lữ hành, TGM Antonio Maria Veglio, đã nhắc lại một số yếu tố của của Huấn Quyền về việc di cư, trong Thánh lễ do Ngài chủ lễ tại nhà thờ chính tòa Đức Bà ở Sydney, trong khuôn khổ chuyến viếng thăm mục vụ của Ngài.
Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng kêu gọi “sự chia sẻ tài nguyên trong tình liên đới”, để "tạo ra một điều kiện mới của cuộc sống trong sự hiệp thông".
TGM Veglio nhắc lại rằng ở khắp nơi Giáo Hội khuyến khích "đối thoại giữa các nền văn hóa”, cả trong các điều kiện của một “sự sống chung giản đơn được chấp nhận".
Ngài nhận xét rằng nước Úc là "đa sắc tộc và đa văn hoá", nhưng "sự dửng dưng, ích kỷ, tính ti tiện” luôn có thể rình rập, đối với người xin tị nạn ở một đất nước mới.
Ngài khẳng định: “Người khác không phải là một hữu thể trừu tượng, nhưng là một con người thực sự, nên cần được trao nguyên tắc nội tại của tự do, và người này khát vọng gặp gỡ các người khác”.
Đối với sự di dân, Ngài nói thêm rằng "mối quan hệ giữa con người với nhau có một giá trị rất quan trọng, bởi vì việc tôn trọng, thăng tiến và khẳng định tâm thức về tha nhân giả định một mối quan hệ công bằng liên nhân vị”.
Trích dẫn câu sách Khải huyền: "Này, tôi đứng ở cửa và gõ", TGM Veglio đã nói: “Ngưỡng cửa nhà đánh dấu ranh giới giữa những gì là công cộng và những gì được dành riêng cho gia đình sống ở đó, cuộc sống riêng tư của gia đình. Một ngưỡng cửa là một ngưỡng cửa, chứ không phải là một rào cản, nếu chúng ta làm cầu nối giữa hai bờ xa, một sự liên kết giữa hai thế giới xa xôi, nếu chúng ta hiểu theo ý nghĩa của một tương quan và tôn trọng các dị biệt".
Ngài giải thích: “Người nhập cư gõ cửa của một nước ngoài, chờ mong người nước này mở cửa cho mình, để cố gắng có được - cho bản thân và gia đình mình – các cơ hội mà người ấy không có được trên quê hương mình. Đâu là phản ứng của những người ở bên trong nhà, đang sống an ninh, với sự chắc chắn là hưởng tài sản và tài nguyện? Cánh cửa này có thể vẫn còn đóng, để bảo vệ các thói quen, truyền thống, não trạng, mà còn vì thành kiến và sợ hãi nữa. Nhưng nó cũng có thể là một cánh cửa mở để tiếp đón người khác với lòng hiếu khách, mà vẫn tôn trọng công lý và sự thật".
TGM Veglio nhấn mạnh rằng người ta có thể áp dụng điều này cho sự di dân, nhưng điều này không có nghĩa là "cổ vũ tính bất hợp pháp, nhưng là sự thăng tiến phẩm giá con người, với sự quan tâm đặc biệt đến việc tìm kiếm hợp pháp cho vấn đề an ninh và pháp lý”. (Zenit 10-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Nhằm “chia sẻ tài nguyên trong tình liên đới"
ROMA - Tại Úc, Đức Tổng Giám mục Veglio bênh vực cho người nhập cư xin tị nạn, theo một tuyên bố của văn phòng Vatican về di cư.
Ngày 10-5, Chủ tịch Ủy ban Tòa thánh Chăm Sóc Mục Vụ cho Người Di dân và Lữ hành, TGM Antonio Maria Veglio, đã nhắc lại một số yếu tố của của Huấn Quyền về việc di cư, trong Thánh lễ do Ngài chủ lễ tại nhà thờ chính tòa Đức Bà ở Sydney, trong khuôn khổ chuyến viếng thăm mục vụ của Ngài.
Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng kêu gọi “sự chia sẻ tài nguyên trong tình liên đới”, để "tạo ra một điều kiện mới của cuộc sống trong sự hiệp thông".
TGM Veglio nhắc lại rằng ở khắp nơi Giáo Hội khuyến khích "đối thoại giữa các nền văn hóa”, cả trong các điều kiện của một “sự sống chung giản đơn được chấp nhận".
Ngài nhận xét rằng nước Úc là "đa sắc tộc và đa văn hoá", nhưng "sự dửng dưng, ích kỷ, tính ti tiện” luôn có thể rình rập, đối với người xin tị nạn ở một đất nước mới.
Ngài khẳng định: “Người khác không phải là một hữu thể trừu tượng, nhưng là một con người thực sự, nên cần được trao nguyên tắc nội tại của tự do, và người này khát vọng gặp gỡ các người khác”.
Đối với sự di dân, Ngài nói thêm rằng "mối quan hệ giữa con người với nhau có một giá trị rất quan trọng, bởi vì việc tôn trọng, thăng tiến và khẳng định tâm thức về tha nhân giả định một mối quan hệ công bằng liên nhân vị”.
Trích dẫn câu sách Khải huyền: "Này, tôi đứng ở cửa và gõ", TGM Veglio đã nói: “Ngưỡng cửa nhà đánh dấu ranh giới giữa những gì là công cộng và những gì được dành riêng cho gia đình sống ở đó, cuộc sống riêng tư của gia đình. Một ngưỡng cửa là một ngưỡng cửa, chứ không phải là một rào cản, nếu chúng ta làm cầu nối giữa hai bờ xa, một sự liên kết giữa hai thế giới xa xôi, nếu chúng ta hiểu theo ý nghĩa của một tương quan và tôn trọng các dị biệt".
Ngài giải thích: “Người nhập cư gõ cửa của một nước ngoài, chờ mong người nước này mở cửa cho mình, để cố gắng có được - cho bản thân và gia đình mình – các cơ hội mà người ấy không có được trên quê hương mình. Đâu là phản ứng của những người ở bên trong nhà, đang sống an ninh, với sự chắc chắn là hưởng tài sản và tài nguyện? Cánh cửa này có thể vẫn còn đóng, để bảo vệ các thói quen, truyền thống, não trạng, mà còn vì thành kiến và sợ hãi nữa. Nhưng nó cũng có thể là một cánh cửa mở để tiếp đón người khác với lòng hiếu khách, mà vẫn tôn trọng công lý và sự thật".
TGM Veglio nhấn mạnh rằng người ta có thể áp dụng điều này cho sự di dân, nhưng điều này không có nghĩa là "cổ vũ tính bất hợp pháp, nhưng là sự thăng tiến phẩm giá con người, với sự quan tâm đặc biệt đến việc tìm kiếm hợp pháp cho vấn đề an ninh và pháp lý”. (Zenit 10-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa