VATICAN - Sáng ngày 2-5-2011, hàng trăm ngàn tín hữu đã tham dự thánh lễ do ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô tạ ơn vì lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2.
Sau thánh lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 với sự tham dự của lối một triệu rưỡi tín hữu sáng chúa nhật 1-5 vừa qua, Quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ hai 2-5-2011 lại đông nghẹt các tín hữu đến tham dự thánh lễ tạ ơn do ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh chủ sự lúc 10 giờ rưỡi, dưới bầu trời không nắng.
Trong lúc ĐHY chủ tế, cùng với 30 HY và hàng trăm Giám Mục đi rước lên lễ đài, Ca đoàn của Giáo Phận Roma, do Đức Ông Marco Frisina điều khiển, hát bài ca mừng kính Đức tân Chân phước Giáo Hoàng do chính Đức ông sáng tác.
Đồng tế với các HY và GM còn có hàng ngàn linh mục, trước sự hiện diện của các phái đoàn chính phủ, các giới chức chính quyền địa phương, và hàng chục ngàn tín hữu Ba Lan.
Đầu thánh lễ, ĐHY Stanislaw Dziwisz, TGM giáo phận Cracovia, nguyên bí thư của Đức Gioan Phaolô 2 đã ngỏ lời chào mừng và cám ơn ĐHY Quốc vụ khanh chủ tế, nhân danh tất cả các tín hữu hành hương hiện diện tại Quảng trường, đặc biệt những người đến từ Ba Lan. Ngài cũng xin ĐHY Quốc vụ khanh chuyển lời cám ơn đến ĐTC Biển Đức 16 đã giải thích cảm thức đức tin (sensus fidei) của Dân Chúa và đã phong chân phước cho vị Tiền Nhiện, cũng như giữ cho ký ức của Người luôn sinh động, ngay từ lúc Người trở về Nhà Cha. ĐHY Dziwisz nói: “Chúng con rất biết ơn ĐTC vì đã quyết định cho mở án phong chân phước và phong thánh cho Vị Tôi Tớ Chúa, đã xác nhận đặc tính anh hùng các nhân đức cũng như phép lạ của Đức Gioan Phaolô 2 và đã chọn Chúa Nhật kính Lòng Từ Bi Chúa làm ngày lễ phong chân phước cho Người. Chúng con xác tín rằng sự chọn lựa này càng củng cố niềm tin của các môn đệ Chúa Kitô nơi Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Đức Chân Phước Gioan Phaolô 2 cùng với thánh nữ Faustina, đã trở thành đại tông đồ về chân lý này. Xin ĐHY bảo đảm với ĐTC về lời cầu nguyện liên lỷ của chúng con cho Ngài, đặc biệt tại Đền thánh Lòng Từ Bi Chúa ở Cracovia”.
Bài giảng của ĐHY Bertone
Trong bài giảng sau các bài sách thánh, ĐHY Quốc vụ khanh bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu Phục sinh và thánh Phêrô “Simon, con Giona, con có mến Thầy không? Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa” (Ga 21,17). Cuộc đối thoại này đi trước mệnh lệnh của Chúa “Con hãy chăn dắt các chiên của Thầy”, nhưng đó cũng là một cuộc đối thoại dò hỏi trọn cuộc sống của con người. Phải chăng đó cũng là câu hỏi và câu trả lời đã đánh dấu trọn cuộc sống và sứ mạng của Chân phước Gioan Phaolô 2?” ĐHY Bertone nhận định rằng: “Đúng vậy, đó là cuộc đối thoại yêu thương giữa Chúa Kitô và con người đánh dấu trọn cuộc sống của Đức Karol Wojtila và đã dẫn đưa Người không những đến công tác trung thành phục vụ Giáo Hội, nhưng còn đến chỗ tận hiến toàn thân cho Thiên Chúa và loài người, vốn là một đặc điểm trong con đường nên thánh của Người.
“Tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta còn nhớ trong ngày lễ an táng Đức Cố Giáo Hoàng, trong buổi lễ, có một lúc gió thổi nhẹ trên các trang sách Tin Mừng đặt trên quan tài. Dường như gió của Thánh Linh đã muốn đánh dấu sự kết thúc cuộc phiêu lưu nhân bản và tinh thần của Đức Karol Wojtila, được hoàn toàn chiếu sáng nhờ Tin Mừng của Chúa Kitô. Từ cuốn sách đó, Người đã khám phá những ý định của Thiên Chúa đối với nhân loại, cho bản thân, nhưng nhất là ngài đã học về Chúa Kitô, về tôn nhan, tình thương của Chúa, đối với Đức Karol, tình thương này luôn luôn là một lời kêu gọi lãnh trách nhiệm. Dưới ánh sáng Tin Mừng Người đọc lịch sử nhân loại và những biến cố của mỗi người nam nữ mà Chúa đã đặt trên đường đời của Người. Từ đó, từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong Tin Mừng, nảy sinh đức tin của Người.
ĐHY Bertone nói tiếp: “Đức Gioan Phaolô 2 là một con người đức tin, người của Thiên Chúa, một người sống bằng Thiên Chúa. Cuộc sống của Người là một cuộc cầu nguyện liên tục, liên lỷ, một lời cầu nguyện yêu thương bao trùm mọi người dân trên trái đất, những người được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa và vì thế đáng được tôn trọng, được cứu cuộc bằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, và vì thế, con người thực sự trở thành vinh quang sống động của Thiên Chúa. Nhờ niềm tin được biểu lộ đặc biệt trong kinh nguyện, Đức Gioan Phaolô 2 là người bảo vệ đích thực phẩm giá của mỗi người chứ không phải chỉ là một người tranh đấu cho các ý thức hệ chính trị xã hội..
“Nhưng kinh nguyện của Đức Gioan Phaolô 2 cũng là một lời chuyển cầu liên lỷ cho toàn thể nhân loại, cho Giáo hội, cho mỗi cộng đoàn tín hữu trên toàn trái đất, sự chuyển cầu này có lẽ càng hiệu nghiệm, nhất là được đánh dấu bằng đau khổ trong các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Người. Phải chăng từ đó, từ kinh nguyện gắn liền với bao nhiêu biến cố đau khổ của Người và của tha nhân, đã nảy sinh mối quan tâm của Người đối với hòa bình thế giới, sự sống chung hòa bình giữa các dân nước? Chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ I hôm nay: “Đẹp thay những bước chân trên núi của vị sứ giả loan báo hòa bình” (Is 52, 7).
Các lý do tạ ơn
Tiếp tục bài giảng, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói đến những lý do của thánh lễ tạ ơn:
“Hôm nay chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một Vị Mục Tử như Ngài. Một mục tử biết đọc những dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại, và rồi loan báo những công trình cao cả của Thiên Chúa trong toàn thế giới, trong mọi ngôn ngữ. Một Mục Tử đã làm cho ăn rễ sâu nơi bản thân ý thức về sứ mạng, về sự dấn thân rao giảng Tin Mừng, loan báo Lời Chúa mọi nơi, hô to trên các mái nhà...
Hôm nay, chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một Chứng Nhân như Ngài, rất đáng tin cậy, minh bạch, dạy chúng ta phải sống đức tin và bảo vệ các giá trị Kitô như thế nào, bắt đầu từ sự sống, và không chút mặc cảm hay sợ hãi; làm thế nào để làm chứng tá đức tin một cách can đảm và có sự phù hợp giữa nói và làm, biểu lộ các Mối Phúc thật trong đời sống thường nhật. Chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một vị hướng đạo như Ngài, sống đức tin sâu xa dựa trên mối liên hệ vững chắc và thân mật với Thiên Chúa, biết thông truyền cho con người chân lý “Chúa Giêsu Kitô đã chết, và đã sống lại, đang ngự bên hữu Thiên Chúa và chuyển cầu cho chúng ta!” và chúng ta là những người đại chiến thắng nhờ Đấng đã yêu thương chúng ta, và sự chết, sự sống, các thiên thần và vua chúa, hiện tại hay tương lai, quyền lực, chiều cao hay chiều sâu, hay bất kỳ thụ tạo nào khác không bao giờ có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa, Đấng ở trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8,34.38-39). Cuộc sống, đau khổ, cái chết và sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô là bằng chứng và là một sự khẳng định cụ thể chắc chắn về điều đó”.
“Chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một vị Giáo Hoàng đã biết mang lại cho Giáo Hội Công Giáo không những một dự phóng hoàn vũ và một uy tín tinh thần trên bình diện thế giới chưa từng có trước đó, nhưng đặc biệt với việc cử hành Đại Năm Thánh 2 ngàn, Người đã mang lại cho Giáo hội một cái nhìn tinh thần hơn, có tính chất Kinh Thánh hơn, quy trọng tâm vào Lời Chúa. Một Giáo Hội biết canh tân bản thân, ấn định công trình tái truyền giảng Tin Mừng, tăng cường các mối quan hệ đại kết và liên tôn, và và còn tìm lại những con đường đối thoại thành quả với các thế hệ mới.
“Và sau cùng, chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một Vị Thánh như Ngài. Chúng ta đều có thể nhận thấy tình người, lời nói và cuộc sống của Đức Cố Giáo Hoàng phù hợp nhau như thế nào. Người là một người chân thực vì liên kết chặt chẽ với Đấng là Chân Lý. Theo Đấng là Đường, Người là một người luôn lữ hành, luôn hướng về điều thiện cao cả hơn cho mỗi người, cho Giáo Hội và cho thế giới, hướng về mục tiêu đối với mỗi tín hữu là vinh quang Chúa Cha. Người là một người linh hoạt sinh động vì đầy sự Sống là Chúa Kitô, luôn cởi mở đối với ơn thánh và tất cả những hồng ân của Chúa Thánh Linh.
“Sự thánh thiện của Người được sống thực, đặc biệt trong những tháng cuối cùng, những tuần lễ cuối cùng, hoàn toàn trung thành với sứ mạng được ủy thác, cho đến chết. Tuy đó không phải là một cuộc tử đạo đúng nghĩa, nhưng tất cả chúng đều thấy ứng nghiệm trong cuộc sống của Người những lời chúng ta đã nghe trong Tin Mừng hôm nay: “Thực, quả thực Thầy bảo con: khi còn trẻ con tự mặc áo một mình và đi đến nơi con muốn, nhưng khi con già nua, con sẽ giang tay, và một người khác sẽ mặc áo cho con và dẫn con đến nơi con không muốn” (Ga 21, 18). Tất cả chúng ta đều thấy Người bị tước bỏ tất cả những gì có thể gây ấn tượng cho con người: sức lực thể lý, sự diễn tả thân thể, khả năng di chuyển, thậm chí cả lời nói nữa. Và bấy giờ, hơn bao giờ hết Người phó thác cuộc sống và sứ mạng của mình cho Chúa Kitô, vì chỉ có Chúa Kitô mới có thể cứu vớt thế giới. Người biết rằng sự yếu nhược thể xác càng cho thấy rõ hơn Chúa Kitô hoạt động trong lịch sử. Và khi dâng hiến những đau khổ cho Chúa và cho Giáo Hội, Người đã ban tặng cho tất cả chúng ta một bài học cuối cùng về tính người và sự phó thác cho vòng tay Thiên Chúa”.
Và ĐHY Quốc vụ khanh kết luận rằng: “Chúng ta hãy hát mừng Chúa một bài ca vinh danh, vì hồng ân là vị đại Giáo Hoàng này: một người đức tin và cầu nguyện, một Mục Tử và Chứng nhân, một người Hướng Dẫn giữa hai Ngàn Năm. Ước gì bài ca mới này soi sáng cuộc sống chúng ta, để không những chúng ta tôn kính vị Chân Phước mới, nhưng còn theo giáo huấn và tấm gương của Người nhờ ơn Chúa phù trợ.
Sau thánh lễ lúc gần 1 giờ trưa, cửa đền thờ thánh Phêrô lại được mở rộng để đón tiếp các tín hữu đến kính viếng di hài Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 được đặt trong áo quan bằng gỗ đặt trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có 4 vệ binh Thụy Sĩ đứng gác chung quanh.
Chiều Chúa nhật vừa qua, các tín hữu đã liên tục đến kính viếng cho đến nửa đêm. ĐHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô, đã phối hợp các buổi cầu nguyện, đọc kinh Mân Côi, suy niệm và hát thánh ca để giúp các tín hữu hiệp ý cầu nguyện và cảm tạ Chúa trong khi xếp hàng tiến đến cạnh áo quan của vị Chân Phước.
Hôm qua, các tín hữu đã viếng di hài của Đức Tân Chân Phước Giáo Hoàng cho đến 5 giờ rưỡi chiều. Sau đó, áo quan được đặt dưới bàn thờ Thánh Sebastiano bên trong Đền thờ Thánh Phêrô.
Sau thánh lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 với sự tham dự của lối một triệu rưỡi tín hữu sáng chúa nhật 1-5 vừa qua, Quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ hai 2-5-2011 lại đông nghẹt các tín hữu đến tham dự thánh lễ tạ ơn do ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh chủ sự lúc 10 giờ rưỡi, dưới bầu trời không nắng.
Trong lúc ĐHY chủ tế, cùng với 30 HY và hàng trăm Giám Mục đi rước lên lễ đài, Ca đoàn của Giáo Phận Roma, do Đức Ông Marco Frisina điều khiển, hát bài ca mừng kính Đức tân Chân phước Giáo Hoàng do chính Đức ông sáng tác.
Đồng tế với các HY và GM còn có hàng ngàn linh mục, trước sự hiện diện của các phái đoàn chính phủ, các giới chức chính quyền địa phương, và hàng chục ngàn tín hữu Ba Lan.
Đầu thánh lễ, ĐHY Stanislaw Dziwisz, TGM giáo phận Cracovia, nguyên bí thư của Đức Gioan Phaolô 2 đã ngỏ lời chào mừng và cám ơn ĐHY Quốc vụ khanh chủ tế, nhân danh tất cả các tín hữu hành hương hiện diện tại Quảng trường, đặc biệt những người đến từ Ba Lan. Ngài cũng xin ĐHY Quốc vụ khanh chuyển lời cám ơn đến ĐTC Biển Đức 16 đã giải thích cảm thức đức tin (sensus fidei) của Dân Chúa và đã phong chân phước cho vị Tiền Nhiện, cũng như giữ cho ký ức của Người luôn sinh động, ngay từ lúc Người trở về Nhà Cha. ĐHY Dziwisz nói: “Chúng con rất biết ơn ĐTC vì đã quyết định cho mở án phong chân phước và phong thánh cho Vị Tôi Tớ Chúa, đã xác nhận đặc tính anh hùng các nhân đức cũng như phép lạ của Đức Gioan Phaolô 2 và đã chọn Chúa Nhật kính Lòng Từ Bi Chúa làm ngày lễ phong chân phước cho Người. Chúng con xác tín rằng sự chọn lựa này càng củng cố niềm tin của các môn đệ Chúa Kitô nơi Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Đức Chân Phước Gioan Phaolô 2 cùng với thánh nữ Faustina, đã trở thành đại tông đồ về chân lý này. Xin ĐHY bảo đảm với ĐTC về lời cầu nguyện liên lỷ của chúng con cho Ngài, đặc biệt tại Đền thánh Lòng Từ Bi Chúa ở Cracovia”.
Bài giảng của ĐHY Bertone
Trong bài giảng sau các bài sách thánh, ĐHY Quốc vụ khanh bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu Phục sinh và thánh Phêrô “Simon, con Giona, con có mến Thầy không? Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa” (Ga 21,17). Cuộc đối thoại này đi trước mệnh lệnh của Chúa “Con hãy chăn dắt các chiên của Thầy”, nhưng đó cũng là một cuộc đối thoại dò hỏi trọn cuộc sống của con người. Phải chăng đó cũng là câu hỏi và câu trả lời đã đánh dấu trọn cuộc sống và sứ mạng của Chân phước Gioan Phaolô 2?” ĐHY Bertone nhận định rằng: “Đúng vậy, đó là cuộc đối thoại yêu thương giữa Chúa Kitô và con người đánh dấu trọn cuộc sống của Đức Karol Wojtila và đã dẫn đưa Người không những đến công tác trung thành phục vụ Giáo Hội, nhưng còn đến chỗ tận hiến toàn thân cho Thiên Chúa và loài người, vốn là một đặc điểm trong con đường nên thánh của Người.
“Tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta còn nhớ trong ngày lễ an táng Đức Cố Giáo Hoàng, trong buổi lễ, có một lúc gió thổi nhẹ trên các trang sách Tin Mừng đặt trên quan tài. Dường như gió của Thánh Linh đã muốn đánh dấu sự kết thúc cuộc phiêu lưu nhân bản và tinh thần của Đức Karol Wojtila, được hoàn toàn chiếu sáng nhờ Tin Mừng của Chúa Kitô. Từ cuốn sách đó, Người đã khám phá những ý định của Thiên Chúa đối với nhân loại, cho bản thân, nhưng nhất là ngài đã học về Chúa Kitô, về tôn nhan, tình thương của Chúa, đối với Đức Karol, tình thương này luôn luôn là một lời kêu gọi lãnh trách nhiệm. Dưới ánh sáng Tin Mừng Người đọc lịch sử nhân loại và những biến cố của mỗi người nam nữ mà Chúa đã đặt trên đường đời của Người. Từ đó, từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong Tin Mừng, nảy sinh đức tin của Người.
ĐHY Bertone nói tiếp: “Đức Gioan Phaolô 2 là một con người đức tin, người của Thiên Chúa, một người sống bằng Thiên Chúa. Cuộc sống của Người là một cuộc cầu nguyện liên tục, liên lỷ, một lời cầu nguyện yêu thương bao trùm mọi người dân trên trái đất, những người được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa và vì thế đáng được tôn trọng, được cứu cuộc bằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, và vì thế, con người thực sự trở thành vinh quang sống động của Thiên Chúa. Nhờ niềm tin được biểu lộ đặc biệt trong kinh nguyện, Đức Gioan Phaolô 2 là người bảo vệ đích thực phẩm giá của mỗi người chứ không phải chỉ là một người tranh đấu cho các ý thức hệ chính trị xã hội..
“Nhưng kinh nguyện của Đức Gioan Phaolô 2 cũng là một lời chuyển cầu liên lỷ cho toàn thể nhân loại, cho Giáo hội, cho mỗi cộng đoàn tín hữu trên toàn trái đất, sự chuyển cầu này có lẽ càng hiệu nghiệm, nhất là được đánh dấu bằng đau khổ trong các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của Người. Phải chăng từ đó, từ kinh nguyện gắn liền với bao nhiêu biến cố đau khổ của Người và của tha nhân, đã nảy sinh mối quan tâm của Người đối với hòa bình thế giới, sự sống chung hòa bình giữa các dân nước? Chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ I hôm nay: “Đẹp thay những bước chân trên núi của vị sứ giả loan báo hòa bình” (Is 52, 7).
Các lý do tạ ơn
Tiếp tục bài giảng, ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói đến những lý do của thánh lễ tạ ơn:
“Hôm nay chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một Vị Mục Tử như Ngài. Một mục tử biết đọc những dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại, và rồi loan báo những công trình cao cả của Thiên Chúa trong toàn thế giới, trong mọi ngôn ngữ. Một Mục Tử đã làm cho ăn rễ sâu nơi bản thân ý thức về sứ mạng, về sự dấn thân rao giảng Tin Mừng, loan báo Lời Chúa mọi nơi, hô to trên các mái nhà...
Hôm nay, chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một Chứng Nhân như Ngài, rất đáng tin cậy, minh bạch, dạy chúng ta phải sống đức tin và bảo vệ các giá trị Kitô như thế nào, bắt đầu từ sự sống, và không chút mặc cảm hay sợ hãi; làm thế nào để làm chứng tá đức tin một cách can đảm và có sự phù hợp giữa nói và làm, biểu lộ các Mối Phúc thật trong đời sống thường nhật. Chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một vị hướng đạo như Ngài, sống đức tin sâu xa dựa trên mối liên hệ vững chắc và thân mật với Thiên Chúa, biết thông truyền cho con người chân lý “Chúa Giêsu Kitô đã chết, và đã sống lại, đang ngự bên hữu Thiên Chúa và chuyển cầu cho chúng ta!” và chúng ta là những người đại chiến thắng nhờ Đấng đã yêu thương chúng ta, và sự chết, sự sống, các thiên thần và vua chúa, hiện tại hay tương lai, quyền lực, chiều cao hay chiều sâu, hay bất kỳ thụ tạo nào khác không bao giờ có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa, Đấng ở trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8,34.38-39). Cuộc sống, đau khổ, cái chết và sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô là bằng chứng và là một sự khẳng định cụ thể chắc chắn về điều đó”.
“Chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một vị Giáo Hoàng đã biết mang lại cho Giáo Hội Công Giáo không những một dự phóng hoàn vũ và một uy tín tinh thần trên bình diện thế giới chưa từng có trước đó, nhưng đặc biệt với việc cử hành Đại Năm Thánh 2 ngàn, Người đã mang lại cho Giáo hội một cái nhìn tinh thần hơn, có tính chất Kinh Thánh hơn, quy trọng tâm vào Lời Chúa. Một Giáo Hội biết canh tân bản thân, ấn định công trình tái truyền giảng Tin Mừng, tăng cường các mối quan hệ đại kết và liên tôn, và và còn tìm lại những con đường đối thoại thành quả với các thế hệ mới.
“Và sau cùng, chúng ta cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng ta một Vị Thánh như Ngài. Chúng ta đều có thể nhận thấy tình người, lời nói và cuộc sống của Đức Cố Giáo Hoàng phù hợp nhau như thế nào. Người là một người chân thực vì liên kết chặt chẽ với Đấng là Chân Lý. Theo Đấng là Đường, Người là một người luôn lữ hành, luôn hướng về điều thiện cao cả hơn cho mỗi người, cho Giáo Hội và cho thế giới, hướng về mục tiêu đối với mỗi tín hữu là vinh quang Chúa Cha. Người là một người linh hoạt sinh động vì đầy sự Sống là Chúa Kitô, luôn cởi mở đối với ơn thánh và tất cả những hồng ân của Chúa Thánh Linh.
“Sự thánh thiện của Người được sống thực, đặc biệt trong những tháng cuối cùng, những tuần lễ cuối cùng, hoàn toàn trung thành với sứ mạng được ủy thác, cho đến chết. Tuy đó không phải là một cuộc tử đạo đúng nghĩa, nhưng tất cả chúng đều thấy ứng nghiệm trong cuộc sống của Người những lời chúng ta đã nghe trong Tin Mừng hôm nay: “Thực, quả thực Thầy bảo con: khi còn trẻ con tự mặc áo một mình và đi đến nơi con muốn, nhưng khi con già nua, con sẽ giang tay, và một người khác sẽ mặc áo cho con và dẫn con đến nơi con không muốn” (Ga 21, 18). Tất cả chúng ta đều thấy Người bị tước bỏ tất cả những gì có thể gây ấn tượng cho con người: sức lực thể lý, sự diễn tả thân thể, khả năng di chuyển, thậm chí cả lời nói nữa. Và bấy giờ, hơn bao giờ hết Người phó thác cuộc sống và sứ mạng của mình cho Chúa Kitô, vì chỉ có Chúa Kitô mới có thể cứu vớt thế giới. Người biết rằng sự yếu nhược thể xác càng cho thấy rõ hơn Chúa Kitô hoạt động trong lịch sử. Và khi dâng hiến những đau khổ cho Chúa và cho Giáo Hội, Người đã ban tặng cho tất cả chúng ta một bài học cuối cùng về tính người và sự phó thác cho vòng tay Thiên Chúa”.
Và ĐHY Quốc vụ khanh kết luận rằng: “Chúng ta hãy hát mừng Chúa một bài ca vinh danh, vì hồng ân là vị đại Giáo Hoàng này: một người đức tin và cầu nguyện, một Mục Tử và Chứng nhân, một người Hướng Dẫn giữa hai Ngàn Năm. Ước gì bài ca mới này soi sáng cuộc sống chúng ta, để không những chúng ta tôn kính vị Chân Phước mới, nhưng còn theo giáo huấn và tấm gương của Người nhờ ơn Chúa phù trợ.
Sau thánh lễ lúc gần 1 giờ trưa, cửa đền thờ thánh Phêrô lại được mở rộng để đón tiếp các tín hữu đến kính viếng di hài Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 được đặt trong áo quan bằng gỗ đặt trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có 4 vệ binh Thụy Sĩ đứng gác chung quanh.
Chiều Chúa nhật vừa qua, các tín hữu đã liên tục đến kính viếng cho đến nửa đêm. ĐHY Angelo Comastri, Giám quản Đền thờ Thánh Phêrô, đã phối hợp các buổi cầu nguyện, đọc kinh Mân Côi, suy niệm và hát thánh ca để giúp các tín hữu hiệp ý cầu nguyện và cảm tạ Chúa trong khi xếp hàng tiến đến cạnh áo quan của vị Chân Phước.
Hôm qua, các tín hữu đã viếng di hài của Đức Tân Chân Phước Giáo Hoàng cho đến 5 giờ rưỡi chiều. Sau đó, áo quan được đặt dưới bàn thờ Thánh Sebastiano bên trong Đền thờ Thánh Phêrô.