Đan Viện Cát Minh Sàigòn khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 150 năm thành lập
Chiều ngày 19/03/2011, Lễ Kính Thánh Cả Giuse, Bạn Đức Trinh Nữ Maria, Đan Viện Cát Minh Thánh Giuse Sàigòn đã mừng kỷ niệm 150 năm hiện diện bằng Thánh lễ Tạ Ơn do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sàigòn chủ tế. Đây đồng thời cũng là Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh của Đan Viện, với sự đồng tế của Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giáo phận Bắc Ninh, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám Mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc cùng 36 linh mục là các linh mục Dòng nam Cát Minh, các linh mục Đại Chủng Viện Thánh Giuse và một số linh mục khác. Đến tham dự Thánh lễ còn có đại diện các dòng tu, các chủng sinh và đông đảo giáo dân trong ngôi nhà nguyện tuy nhỏ bé nhưng đậm nét cổ kính của Đan Viện.
Xem hình đan viện Cát Minh Sàigòn mừng kỷ niệm 150 năm hiện diện tại VN
Trước khi Thánh Lễ được bắt đầu, Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Đan Viện Cát Minh Thánh Giuse đã được giới thiệu, theo đó Hạt giống đức tin đã được gieo trên mảnh đất Việt Nam hơn 350 năm qua, hạt giống đó đã không ngừng trổ bông chín vàng và sinh sôi nảy nở trên cánh đồng truyền giáo tại quê hương Việt Nam. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, vào hạ tuần tháng 5, năm 1846 đang khi bị giam tại lao xá Thành Nội, Huế, Đức Cha Lefèbvre, Giám Mục tại miền Tây Nam Kỳ đã thấy Thánh Têrêsa Avila hiện đến với lời thỉnh cầu: “Hãy thành lập Dòng kín trên nước Annam vì nhờ đó Thiên Chúa sẽ được phụng sự và tôn vinh không ít”. Lời thỉnh cầu đã gián tiếp nói cho Đức Cha biết cuộc đời của ngài chưa chấm dứt nơi lao xá và hứa hẹn một cánh đồng truyền giáo bội thu ngày mai.
Năm 1849, hai năm sau khi được phóng thích, trong lá thư phúc đáp cho người em họ là chị Philomène, lúc đó là nữ tu của Đan Viện Cát Minh Lisieux, Đức Cha tỏ ý ước ao thành lập Dòng Kín Cát Minh tại Việt Nam và Mẹ Geneviève de Sainte Thérèse, mẹ bề trên Đan Viện Cát Minh Lisieux đã rất hân hoan đáp lại lời yêu cầu của ngài.
Ngày 09/10/1861, Mẹ Philomène de l’Immaculée, cùng với 3 nữ tu khác là Marie Baptiste, Emmanuel và Saint Xavier của Nhà Kín Lisieux đã đáp tàu đến Việt Nam thành lập Nhà Kín Sàigòn. Vào lúc này tình hình cấm đạo tại Việt Nam vẫn chưa yên, chính Mẹ Philomène viết: “Ngày 09/10/1861, chúng tôi đặt chân lên đất Annam, đất đã thấm nhuần máu của bao vị tử đạo, từ đây đất này sẽ trở nên quê hương yêu quý của chúng tôi”. Vượt qua muôn khó khăn lúc ban đầu, từ cơ sở vật chất cho đến việc thích nghi đời sống, văn hóa, ngôn ngữ và ngay cả ý kiến không tán công cuộc lập dòng của cha tuyên úy. Ngày Lễ Thánh Tâm năm 1862, Đức Cha Lefèbvre đã đến dâng Thánh Lễ khánh thành Đan Viện mới đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Cả Giuse. Đan Viện Cát Minh Sàigòn là đan viện đầu tiên ở Việt Nam và tại các xứ truyền giáo.
Lời yêu cầu của Mẹ Thánh Têrêsa Avila: “Hãy thành lập Dòng Kín trên nước Annam” đã được thực hiện từ hơn một thế kỷ nay, còn lời hứa tiếp theo của người: “nhờ đó Thiên Chúa sẽ được phụng sự và tôn vinh không ít” thực sự đã dần trở nên hiện thực với gần trọn 150 năm hiện diện tại Giáo Hội Việt Nam của Đan Viện Cát Minh Thánh Giuse. Các nữ đan sĩ của Đan Viện đã và đang làm chứng về sự cao đẹp và phong phú của hoạt động truyền giáo bằng đời sống ẩn dật với Đức Kitô trong Thiên Chúa về giá trị của sự chuyển cầu và hiến tế bên cạnh Thánh Thể là trung tâm của Hội Thánh toàn cầu cũng như Giáo Hội địa phương. Như Thánh Têrêsa Thành Lisieux hằng ao ước, các nữ đan sĩ đã và đang trở thành tình yêu trong con tim của Nhiệm Thể Đức Kitô.
Sau đó, Sắc lệnh số N. 266/10/I của Bộ Ân Giải Tông Tòa của Toà Thánh Công bố Năm Thánh của Đan viện Cát Minh Sài Gòn, từ ngày 19/03/2011 đến ngày 19/03/2012, cũng được tuyên đọc, trong đó có đoạn: “Bộ Ân Giải Tông Tòa theo lệnh của Đức Thánh Cha đã vui lòng ban ơn Toàn Xá theo những điều kiện thông thường (Xưng tội, Rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) cho các tín hữu đến nhà nguyện của Đan Viện Cát Minh Sàigòn, khi sốt sắng tham dự các cử hành Phụng Vụ vào những ngày sau đây, hoặc cử hành việc đạo đức với lòng chân thành thống hối, cùng đọc một kinh Lạy Cha, Kinh Tin kính và khẩn cầu với Đức Trinh Nữ Maria”. Các ngày lễ được ơn Toàn Xá gồm: Lễ Thánh Giuse, Khai mạc Năm Thánh (19/03/2011), Lễ Truyền Tin (25/03/2011), Chúa Nhật II Phục Sinh - Kính Lòng Thương Xót Chúa (01/05/2011), Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu (01/07/2011), Lễ Đức Maria Núi Cát Minh (16/07/2011), Lễ Kính Thánh Tiên Tri Êlia (20/07/2011), Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria (08/09/2011), Lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (01/10/2011), Kỷ Niệm 150 năm Thành Lập Đan Viện (09/10/2011), Lễ Mẹ Thánh Têrêsa Avila(15/10/2011), Lễ Các Thánh Dòng Cát Minh (14/11/2011), Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11/2011), Lễ Thánh Gioan Thánh Giá (14/12/2011), Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa (01/01/2012), Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh (02/02/2012), Lễ Thánh Giuse – Ngày Bế Mạc Năm Thánh (19/03/2012).
Trong bài giảng lễ, Đức Hồng Y Gioan Baotixita cho hay rằng bài Tin Mừng trong ngày Lễ Thánh Giuse từ lâu người ta gọi là câu chuyện Chúa lạc trong Đền Thánh, và sau một thời gian người ta gọi là câu chuyện Đức Mẹ và Thánh Giuse lạc mất Chúa Giêsu. Ngài đã kể lại câu chuyện này với một số yếu tố văn hóa thời bấy giờ để qua cách hành xử của Chúa, con người có thể thấy mình học được điều gì và Chúa muốn dạy điều gì.
Ngài nói đến ba bài học mà Chúa Giêsu dạy qua bài Tin Mừng: “Thứ nhất, Dù là con Thiên Chúa, dù là giữ chức vụ gì trong Giáo Hội hay xã hội, con người vẫn có bổn phận đền ơn, báo hiếu đối với ông bà cha mẹ cùng tổ tiên, đất nước của mình. Và đó cũng là luật của đạo hiếu trong truyền thống văn hóa Việt Nam chúng ta. Từ đó chúng ta thấy trong Giáo Hội chỉ cho chúng ta, trong mỗi nền văn hóa có hạt giống Lời Chúa trong đó, chúng ta tìm trong đó để sống, để phổ biến và loan truyền Lời Chúa đó, Tin Mừng đó cho đồng bào chúng ta.
Bài học thứ hai cho thấy công việc giáo dục con người đòi hỏi người cha, người mẹ, người thầy luôn suy nghĩ và hành động không phải theo cảm xúc riêng tư của mình mà theo ý Chúa dưới ánh sáng của Lời Chúa, dưới ánh sáng của đức tin, theo đường lối yêu thương cứu độ của Chúa. Đó là bài học cho tất cả mọi người chúng ta trong nhiệm vụ giáo dục, giúp đỡ cho thế hệ trẻ, cho thế hệ hậu sinh được lớn lên như ý Chúa muốn.
Bài học thứ ba, ánh sáng Lời của Chúa, việc Chúa làm, tình yêu cứu độ của Chúa soi dẫn cho mỗi người chúng ta trong bổn phận làm cha, làm mẹ, làm thầy hay làm người trong xã hội. Trên đường đời, thỉnh thoảng ai cũng gặp những lo âu, buồn sầu giống như Đức Mẹ, Thánh Giuse nhiều phen. Trong những nghịch cảnh trái ý, những khó khăn gian khổ, trong những lúc bị chống đối hay bách hại, tiền nhân của chúng ta, các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã trải qua bằng cách cố gắng vượt qua để vươn tới con người mới, con người thành toàn theo hình mẫu của Con Thiên Chúa làm người. Làm người yêu thương tới cùng, dầu gặp trở ngại gì cũng cố gắng vượt qua để yêu thương tới cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống của mọi người, sự sống làm người, sự sống làm con Chúa, sự sống làm anh em của mọi người. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của mỗi người chúng ta dù ở trong hoàn cảnh nào, khó khăn nào thì ơn của Chúa, sức mạnh của Chúa, tình thương của Chúa sẽ nâng đỡ chúng ta và dẫn dắt chúng ta đi trên con đường yêu thương phục vụ này”.
Khi kết thúc Thánh Lễ, cộng đoàn phụng vụ đọc kinh kinh Te Deum Tạ Ơn Chúa và Đức Hồng y ban Ơn Toàn Xá. Sau khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Hồng Y cùng các Đức Cha, các cha cùng quý quan khách đã đến tham quan nhà truyền thống của Đan viện với những dòng lịch sử, hình ảnh và hiện vật tái hiện quá trình hình thành và phát triển của Đan viện.
Tìm hiểu về Dòng Cát Minh, Linh Đạo của Dòng là:
1. Cầu Nguyện, đặc tính đầu tiên và nền tảng của cuộc sống người nữ tu Cát Minh;
2. Nhiệt Tâm Tông Đồ, là lý do chính yếu và thậm chí lệ thuộc mọi sự vào đó;
3. Cô Tịch, bao gồm thinh lặng, cô tịch và nội cấm để có được sự hồi tâm thường xuyên và mãnh liệt, tìm kiếm sự gặp gỡ đối diện với Thiên Chúa, lắng nghe và phó mình và kết hợp hoàn toàn với Thiên Chúa;
4. Đời Sống Cộng Đoàn, một cộng đoàn không nên quá 20 thành viên với cuộc sống huynh đệ, đơn giản, tự do thiêng liêng và nhân bản;
5. Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria, là bổn mạng và là Nữ Hoàng của Dòng Cát Minh;
6. Khổ Chế, từ bỏ tất cả để trọn vẹn thuộc về Chúa;
7. Lao Động để làm việc kiếm sống như những người nghèo, để hữu ích cho tha nhân và tránh sự nhàn rỗi.
Từ ngày thành lập Đan Viện đến nay đã có 11 Nữ Tu là Mẹ Bề Trên qua các thời kỳ, từ năm 2010, Nữ tu Madeleine Thánh Linh (Madeleine Lê Thị Hiếu) là Mẹ Bề Trên, và đã có 58 nữ tu an nghỉ tại Đất Thánh của Đan Viện. Giữa một không gian sống ồn ào của Sài Gòn, nội vi đan viện là một không gian thật tĩnh lặng cho cuộc sống chiêm niệm của các nữ tu để cầu nguyện và tận hiến đặc biệt cho Thiên Chúa nhằm làm chứng về sự cao đẹp và phong phú của hoạt động truyền giáo của đời sống ẩn dật với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Ngoài đời sống cầu nguyện, các nữ tu còn lao động, may vá, thêu thùa, cắm hoa, làm vườn…
Một trăm năm mươi năm đã trôi qua! Dòng Thánh Phaolô de Charles (thành lập 1860), Đan Viện Cát Minh (1861), Đại Chủng Viện Thánh Giuse (1863) vẫn luôn tọa lạc trên một con đường, dù con đường này đã bao lần đổi tên đánh dấu sự thay đổi của các chế độ chính trị: Boulevard de la Citadelle, Boulevard Luro, đường Cường Để, đường Đinh Tiên Hoàng và bây giờ là đường Tôn Đức Thắng. Dù vật đổi sao dời nhưng Phaolô vẫn luôn luôn là nữ tu luôn luôn là bác ái phục vụ bao con người trong lãnh vực giáo dục, y tế và xã hội. Các chị đang thực hiện hình ảnh của Thầy chí Thánh trong bữa tiệc ly là “rửa chân” cho các môn đệ. Chủng viện Thánh Giuse chuyên chăm đào tạo những Con người Tư tế để tiếp tục tái hiện hy tế Thánh Giá và nghi thức Bẻ bánh trong Bữa Tiệc ly, ban Ân Thánh sủng cho nhiều tâm hồn. Đan viện Cát Minh bền bỉ ngồi bên chân Chúa để nghe Lời của Người và cầu nguyện cho mọi người. Suốt một trăm năm mươi năm qua, ba cơ sở vẫn sống mạnh mẽ và độc lập trong ơn gọi của mình.
Ghi chú: Một số đoạn trong bài viết tham khảo từ quyển Đan Viện Cát Minh Sài Gòn – 150 năm hình thành và phát triển 1861-2011.
Sàigòn, ngày 22 tháng Ba năm 2011,
Tạ Ân Phúc
Chiều ngày 19/03/2011, Lễ Kính Thánh Cả Giuse, Bạn Đức Trinh Nữ Maria, Đan Viện Cát Minh Thánh Giuse Sàigòn đã mừng kỷ niệm 150 năm hiện diện bằng Thánh lễ Tạ Ơn do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sàigòn chủ tế. Đây đồng thời cũng là Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh của Đan Viện, với sự đồng tế của Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giáo phận Bắc Ninh, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám Mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc cùng 36 linh mục là các linh mục Dòng nam Cát Minh, các linh mục Đại Chủng Viện Thánh Giuse và một số linh mục khác. Đến tham dự Thánh lễ còn có đại diện các dòng tu, các chủng sinh và đông đảo giáo dân trong ngôi nhà nguyện tuy nhỏ bé nhưng đậm nét cổ kính của Đan Viện.
Xem hình đan viện Cát Minh Sàigòn mừng kỷ niệm 150 năm hiện diện tại VN
Trước khi Thánh Lễ được bắt đầu, Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Đan Viện Cát Minh Thánh Giuse đã được giới thiệu, theo đó Hạt giống đức tin đã được gieo trên mảnh đất Việt Nam hơn 350 năm qua, hạt giống đó đã không ngừng trổ bông chín vàng và sinh sôi nảy nở trên cánh đồng truyền giáo tại quê hương Việt Nam. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, vào hạ tuần tháng 5, năm 1846 đang khi bị giam tại lao xá Thành Nội, Huế, Đức Cha Lefèbvre, Giám Mục tại miền Tây Nam Kỳ đã thấy Thánh Têrêsa Avila hiện đến với lời thỉnh cầu: “Hãy thành lập Dòng kín trên nước Annam vì nhờ đó Thiên Chúa sẽ được phụng sự và tôn vinh không ít”. Lời thỉnh cầu đã gián tiếp nói cho Đức Cha biết cuộc đời của ngài chưa chấm dứt nơi lao xá và hứa hẹn một cánh đồng truyền giáo bội thu ngày mai.
Năm 1849, hai năm sau khi được phóng thích, trong lá thư phúc đáp cho người em họ là chị Philomène, lúc đó là nữ tu của Đan Viện Cát Minh Lisieux, Đức Cha tỏ ý ước ao thành lập Dòng Kín Cát Minh tại Việt Nam và Mẹ Geneviève de Sainte Thérèse, mẹ bề trên Đan Viện Cát Minh Lisieux đã rất hân hoan đáp lại lời yêu cầu của ngài.
Ngày 09/10/1861, Mẹ Philomène de l’Immaculée, cùng với 3 nữ tu khác là Marie Baptiste, Emmanuel và Saint Xavier của Nhà Kín Lisieux đã đáp tàu đến Việt Nam thành lập Nhà Kín Sàigòn. Vào lúc này tình hình cấm đạo tại Việt Nam vẫn chưa yên, chính Mẹ Philomène viết: “Ngày 09/10/1861, chúng tôi đặt chân lên đất Annam, đất đã thấm nhuần máu của bao vị tử đạo, từ đây đất này sẽ trở nên quê hương yêu quý của chúng tôi”. Vượt qua muôn khó khăn lúc ban đầu, từ cơ sở vật chất cho đến việc thích nghi đời sống, văn hóa, ngôn ngữ và ngay cả ý kiến không tán công cuộc lập dòng của cha tuyên úy. Ngày Lễ Thánh Tâm năm 1862, Đức Cha Lefèbvre đã đến dâng Thánh Lễ khánh thành Đan Viện mới đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Cả Giuse. Đan Viện Cát Minh Sàigòn là đan viện đầu tiên ở Việt Nam và tại các xứ truyền giáo.
Lời yêu cầu của Mẹ Thánh Têrêsa Avila: “Hãy thành lập Dòng Kín trên nước Annam” đã được thực hiện từ hơn một thế kỷ nay, còn lời hứa tiếp theo của người: “nhờ đó Thiên Chúa sẽ được phụng sự và tôn vinh không ít” thực sự đã dần trở nên hiện thực với gần trọn 150 năm hiện diện tại Giáo Hội Việt Nam của Đan Viện Cát Minh Thánh Giuse. Các nữ đan sĩ của Đan Viện đã và đang làm chứng về sự cao đẹp và phong phú của hoạt động truyền giáo bằng đời sống ẩn dật với Đức Kitô trong Thiên Chúa về giá trị của sự chuyển cầu và hiến tế bên cạnh Thánh Thể là trung tâm của Hội Thánh toàn cầu cũng như Giáo Hội địa phương. Như Thánh Têrêsa Thành Lisieux hằng ao ước, các nữ đan sĩ đã và đang trở thành tình yêu trong con tim của Nhiệm Thể Đức Kitô.
Sau đó, Sắc lệnh số N. 266/10/I của Bộ Ân Giải Tông Tòa của Toà Thánh Công bố Năm Thánh của Đan viện Cát Minh Sài Gòn, từ ngày 19/03/2011 đến ngày 19/03/2012, cũng được tuyên đọc, trong đó có đoạn: “Bộ Ân Giải Tông Tòa theo lệnh của Đức Thánh Cha đã vui lòng ban ơn Toàn Xá theo những điều kiện thông thường (Xưng tội, Rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) cho các tín hữu đến nhà nguyện của Đan Viện Cát Minh Sàigòn, khi sốt sắng tham dự các cử hành Phụng Vụ vào những ngày sau đây, hoặc cử hành việc đạo đức với lòng chân thành thống hối, cùng đọc một kinh Lạy Cha, Kinh Tin kính và khẩn cầu với Đức Trinh Nữ Maria”. Các ngày lễ được ơn Toàn Xá gồm: Lễ Thánh Giuse, Khai mạc Năm Thánh (19/03/2011), Lễ Truyền Tin (25/03/2011), Chúa Nhật II Phục Sinh - Kính Lòng Thương Xót Chúa (01/05/2011), Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu (01/07/2011), Lễ Đức Maria Núi Cát Minh (16/07/2011), Lễ Kính Thánh Tiên Tri Êlia (20/07/2011), Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria (08/09/2011), Lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (01/10/2011), Kỷ Niệm 150 năm Thành Lập Đan Viện (09/10/2011), Lễ Mẹ Thánh Têrêsa Avila(15/10/2011), Lễ Các Thánh Dòng Cát Minh (14/11/2011), Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11/2011), Lễ Thánh Gioan Thánh Giá (14/12/2011), Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa (01/01/2012), Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh (02/02/2012), Lễ Thánh Giuse – Ngày Bế Mạc Năm Thánh (19/03/2012).
Trong bài giảng lễ, Đức Hồng Y Gioan Baotixita cho hay rằng bài Tin Mừng trong ngày Lễ Thánh Giuse từ lâu người ta gọi là câu chuyện Chúa lạc trong Đền Thánh, và sau một thời gian người ta gọi là câu chuyện Đức Mẹ và Thánh Giuse lạc mất Chúa Giêsu. Ngài đã kể lại câu chuyện này với một số yếu tố văn hóa thời bấy giờ để qua cách hành xử của Chúa, con người có thể thấy mình học được điều gì và Chúa muốn dạy điều gì.
Ngài nói đến ba bài học mà Chúa Giêsu dạy qua bài Tin Mừng: “Thứ nhất, Dù là con Thiên Chúa, dù là giữ chức vụ gì trong Giáo Hội hay xã hội, con người vẫn có bổn phận đền ơn, báo hiếu đối với ông bà cha mẹ cùng tổ tiên, đất nước của mình. Và đó cũng là luật của đạo hiếu trong truyền thống văn hóa Việt Nam chúng ta. Từ đó chúng ta thấy trong Giáo Hội chỉ cho chúng ta, trong mỗi nền văn hóa có hạt giống Lời Chúa trong đó, chúng ta tìm trong đó để sống, để phổ biến và loan truyền Lời Chúa đó, Tin Mừng đó cho đồng bào chúng ta.
Bài học thứ hai cho thấy công việc giáo dục con người đòi hỏi người cha, người mẹ, người thầy luôn suy nghĩ và hành động không phải theo cảm xúc riêng tư của mình mà theo ý Chúa dưới ánh sáng của Lời Chúa, dưới ánh sáng của đức tin, theo đường lối yêu thương cứu độ của Chúa. Đó là bài học cho tất cả mọi người chúng ta trong nhiệm vụ giáo dục, giúp đỡ cho thế hệ trẻ, cho thế hệ hậu sinh được lớn lên như ý Chúa muốn.
Bài học thứ ba, ánh sáng Lời của Chúa, việc Chúa làm, tình yêu cứu độ của Chúa soi dẫn cho mỗi người chúng ta trong bổn phận làm cha, làm mẹ, làm thầy hay làm người trong xã hội. Trên đường đời, thỉnh thoảng ai cũng gặp những lo âu, buồn sầu giống như Đức Mẹ, Thánh Giuse nhiều phen. Trong những nghịch cảnh trái ý, những khó khăn gian khổ, trong những lúc bị chống đối hay bách hại, tiền nhân của chúng ta, các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã trải qua bằng cách cố gắng vượt qua để vươn tới con người mới, con người thành toàn theo hình mẫu của Con Thiên Chúa làm người. Làm người yêu thương tới cùng, dầu gặp trở ngại gì cũng cố gắng vượt qua để yêu thương tới cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống của mọi người, sự sống làm người, sự sống làm con Chúa, sự sống làm anh em của mọi người. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của mỗi người chúng ta dù ở trong hoàn cảnh nào, khó khăn nào thì ơn của Chúa, sức mạnh của Chúa, tình thương của Chúa sẽ nâng đỡ chúng ta và dẫn dắt chúng ta đi trên con đường yêu thương phục vụ này”.
Khi kết thúc Thánh Lễ, cộng đoàn phụng vụ đọc kinh kinh Te Deum Tạ Ơn Chúa và Đức Hồng y ban Ơn Toàn Xá. Sau khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Hồng Y cùng các Đức Cha, các cha cùng quý quan khách đã đến tham quan nhà truyền thống của Đan viện với những dòng lịch sử, hình ảnh và hiện vật tái hiện quá trình hình thành và phát triển của Đan viện.
Tìm hiểu về Dòng Cát Minh, Linh Đạo của Dòng là:
1. Cầu Nguyện, đặc tính đầu tiên và nền tảng của cuộc sống người nữ tu Cát Minh;
2. Nhiệt Tâm Tông Đồ, là lý do chính yếu và thậm chí lệ thuộc mọi sự vào đó;
3. Cô Tịch, bao gồm thinh lặng, cô tịch và nội cấm để có được sự hồi tâm thường xuyên và mãnh liệt, tìm kiếm sự gặp gỡ đối diện với Thiên Chúa, lắng nghe và phó mình và kết hợp hoàn toàn với Thiên Chúa;
4. Đời Sống Cộng Đoàn, một cộng đoàn không nên quá 20 thành viên với cuộc sống huynh đệ, đơn giản, tự do thiêng liêng và nhân bản;
5. Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria, là bổn mạng và là Nữ Hoàng của Dòng Cát Minh;
6. Khổ Chế, từ bỏ tất cả để trọn vẹn thuộc về Chúa;
7. Lao Động để làm việc kiếm sống như những người nghèo, để hữu ích cho tha nhân và tránh sự nhàn rỗi.
Từ ngày thành lập Đan Viện đến nay đã có 11 Nữ Tu là Mẹ Bề Trên qua các thời kỳ, từ năm 2010, Nữ tu Madeleine Thánh Linh (Madeleine Lê Thị Hiếu) là Mẹ Bề Trên, và đã có 58 nữ tu an nghỉ tại Đất Thánh của Đan Viện. Giữa một không gian sống ồn ào của Sài Gòn, nội vi đan viện là một không gian thật tĩnh lặng cho cuộc sống chiêm niệm của các nữ tu để cầu nguyện và tận hiến đặc biệt cho Thiên Chúa nhằm làm chứng về sự cao đẹp và phong phú của hoạt động truyền giáo của đời sống ẩn dật với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Ngoài đời sống cầu nguyện, các nữ tu còn lao động, may vá, thêu thùa, cắm hoa, làm vườn…
Một trăm năm mươi năm đã trôi qua! Dòng Thánh Phaolô de Charles (thành lập 1860), Đan Viện Cát Minh (1861), Đại Chủng Viện Thánh Giuse (1863) vẫn luôn tọa lạc trên một con đường, dù con đường này đã bao lần đổi tên đánh dấu sự thay đổi của các chế độ chính trị: Boulevard de la Citadelle, Boulevard Luro, đường Cường Để, đường Đinh Tiên Hoàng và bây giờ là đường Tôn Đức Thắng. Dù vật đổi sao dời nhưng Phaolô vẫn luôn luôn là nữ tu luôn luôn là bác ái phục vụ bao con người trong lãnh vực giáo dục, y tế và xã hội. Các chị đang thực hiện hình ảnh của Thầy chí Thánh trong bữa tiệc ly là “rửa chân” cho các môn đệ. Chủng viện Thánh Giuse chuyên chăm đào tạo những Con người Tư tế để tiếp tục tái hiện hy tế Thánh Giá và nghi thức Bẻ bánh trong Bữa Tiệc ly, ban Ân Thánh sủng cho nhiều tâm hồn. Đan viện Cát Minh bền bỉ ngồi bên chân Chúa để nghe Lời của Người và cầu nguyện cho mọi người. Suốt một trăm năm mươi năm qua, ba cơ sở vẫn sống mạnh mẽ và độc lập trong ơn gọi của mình.
Ghi chú: Một số đoạn trong bài viết tham khảo từ quyển Đan Viện Cát Minh Sài Gòn – 150 năm hình thành và phát triển 1861-2011.
Sàigòn, ngày 22 tháng Ba năm 2011,
Tạ Ân Phúc