ROMA - Lúc 5 giờ rưỡi chiều 25-1-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành ở Roma, để bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Hiện diện tại buổi cầu nguyện, ngoài 15 HY, còn có các GM, giáo sĩ và giáo dân Roma, còn có nhiều đại diện của các cộng đoàn Kitô khác, đặc biệt là phái đoàn 20 người của 8 Giáo Hội Tin Lành Luther ở Đức và Đức TGM Ghennadios của Giáo Hội Chính Thống tại Italia và Malta.
Trước khi kinh chiều bắt đầu, ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã đại diện mọi người hiện diện chào mừng ĐTC và cám ơn ngài đến chủ sự Kinh Chiều này, để chứng tỏ rằng việc cầu nguyện cho sự hiệp nhất là linh hồn của toàn thể phong trào đại kết. Trong số những vị hiện diện, ĐHY Koch đặc biệt nhắc đếncác thành viên của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo hội Công Giáo khai diễn khóa họp từ ngày 25-1-20110.
Trong bài giảng, ĐTC diễn giải về đề tài tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô ”Họ kiên trì trong giáo huấn của các tông đồ, và trong sự hiệp thông, bẻ bánh và cầu nguyện” (Cv 2,42). Ngài nhận xét rằng: ”Giáo huấn của các Tông Đồ, tình hiệp thông huynh đệ, bẻ bánh và cầu nguyện là những hình thức cụ thể trong cuộc sống của cộng đồng Kitô tiên khởi ở Jerusalem, được hoạt động của Chúa Thánh Linh tụ tập lại, nhưng đồng thời đó cũng là những đặc tính thiết yếu của mọi cộng đoàn Kitô trong mọi thời đại và ở mọi nơi. Nói khác đi, chúng ta có thể nói đó là những chiều kích cơ bản của sự hiệp nhất Thân Mình Giáo Hội”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Chúng ta phải nhìn nhận mình còn ở xa sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã cầu nguyện và chúng ta thấy phản ánh trong cộng đoàn đầu tiên ở Jerusalem. Sự hiệp nhất mà Chúa Kitô, qua Thánh Linh của Ngài, kêu gọi Giáo Hội, không phải chỉ thể hiện trên bình diện các cơ cấu tổ chức, nhưng được diễn tả ở bình diện sâu xa hơn nhiều, như một sự hiệp nhất được biểu lộ qua việc tuyên xưng cùng một đức tin, trong sự cử hành chung việc phụng tự và trong sự hòa hợp huynh đệ của gia đình Thiên Chúa” (UR 2). Vì thế, việc tìm cách tái lập sự hiệp nhất của các tín hữu Kitô bị chia rẽ không thể chỉ thu hẹp vào việc nhìn nhận những khác biệt của nhau và sống an bình với nhau: điều mà chúng ta khao khát chính là sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã cầu nguyện và tự bản chất nó được biểu lộ trong sự hiệp thông đức tin, các bí tích và sứ vụ”.
Trong ý hướng trên đây, ĐTC kêu gọi vượt thắng cám dỗ cam chịu và bi quan, là thái độ thiếu tin tưởng nơi quyền năng của Chúa Thánh Linh. Ngài nói: 'Nghĩa vụ của chúng ta là hăng sau tiếp tục con đường tiến về mục đích hiệp nhất, qua một sự đối thoại nghiêm túc và mạnh mẽ, để đào sâu gia sản chung về thần học, phụng vụ và linh đạo; qua nhìn nhận lẫn nhau, huấn luyện cho các thế hệ trẻ về đại kết, và nhất là qua sự hoán cải và cầu nguyện... Hành trình tiến về sự hiệp nhất như thế phải được cảm nghiệm như một mệnh lệnh luân lý, một lời đáp trả tiếng gọi rõ ràng của Chúa. (SD 25-1-2011)
Hiện diện tại buổi cầu nguyện, ngoài 15 HY, còn có các GM, giáo sĩ và giáo dân Roma, còn có nhiều đại diện của các cộng đoàn Kitô khác, đặc biệt là phái đoàn 20 người của 8 Giáo Hội Tin Lành Luther ở Đức và Đức TGM Ghennadios của Giáo Hội Chính Thống tại Italia và Malta.
Trước khi kinh chiều bắt đầu, ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã đại diện mọi người hiện diện chào mừng ĐTC và cám ơn ngài đến chủ sự Kinh Chiều này, để chứng tỏ rằng việc cầu nguyện cho sự hiệp nhất là linh hồn của toàn thể phong trào đại kết. Trong số những vị hiện diện, ĐHY Koch đặc biệt nhắc đếncác thành viên của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo hội Công Giáo khai diễn khóa họp từ ngày 25-1-20110.
Trong bài giảng, ĐTC diễn giải về đề tài tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô ”Họ kiên trì trong giáo huấn của các tông đồ, và trong sự hiệp thông, bẻ bánh và cầu nguyện” (Cv 2,42). Ngài nhận xét rằng: ”Giáo huấn của các Tông Đồ, tình hiệp thông huynh đệ, bẻ bánh và cầu nguyện là những hình thức cụ thể trong cuộc sống của cộng đồng Kitô tiên khởi ở Jerusalem, được hoạt động của Chúa Thánh Linh tụ tập lại, nhưng đồng thời đó cũng là những đặc tính thiết yếu của mọi cộng đoàn Kitô trong mọi thời đại và ở mọi nơi. Nói khác đi, chúng ta có thể nói đó là những chiều kích cơ bản của sự hiệp nhất Thân Mình Giáo Hội”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Chúng ta phải nhìn nhận mình còn ở xa sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã cầu nguyện và chúng ta thấy phản ánh trong cộng đoàn đầu tiên ở Jerusalem. Sự hiệp nhất mà Chúa Kitô, qua Thánh Linh của Ngài, kêu gọi Giáo Hội, không phải chỉ thể hiện trên bình diện các cơ cấu tổ chức, nhưng được diễn tả ở bình diện sâu xa hơn nhiều, như một sự hiệp nhất được biểu lộ qua việc tuyên xưng cùng một đức tin, trong sự cử hành chung việc phụng tự và trong sự hòa hợp huynh đệ của gia đình Thiên Chúa” (UR 2). Vì thế, việc tìm cách tái lập sự hiệp nhất của các tín hữu Kitô bị chia rẽ không thể chỉ thu hẹp vào việc nhìn nhận những khác biệt của nhau và sống an bình với nhau: điều mà chúng ta khao khát chính là sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã cầu nguyện và tự bản chất nó được biểu lộ trong sự hiệp thông đức tin, các bí tích và sứ vụ”.
Trong ý hướng trên đây, ĐTC kêu gọi vượt thắng cám dỗ cam chịu và bi quan, là thái độ thiếu tin tưởng nơi quyền năng của Chúa Thánh Linh. Ngài nói: 'Nghĩa vụ của chúng ta là hăng sau tiếp tục con đường tiến về mục đích hiệp nhất, qua một sự đối thoại nghiêm túc và mạnh mẽ, để đào sâu gia sản chung về thần học, phụng vụ và linh đạo; qua nhìn nhận lẫn nhau, huấn luyện cho các thế hệ trẻ về đại kết, và nhất là qua sự hoán cải và cầu nguyện... Hành trình tiến về sự hiệp nhất như thế phải được cảm nghiệm như một mệnh lệnh luân lý, một lời đáp trả tiếng gọi rõ ràng của Chúa. (SD 25-1-2011)