Giáo hội Việt Nam qua những sự kiện.
Trong thời gian qua, hai sự kiện được đánh giá là nỗi bật nhất của Giáo hội Công Giáo Việt Nam là, Sự kiện khai mạc năm Thánh 2010 được tổ chức tại Sở kiện thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội và sự kiện Đại Hội Dân Chúa được tổ chức tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Khi nhắc đến hai sự kiện đó trong Năm Thánh 2010, mọi người vẫn đánh giá sự thành công nỗi bật qua việc tổ chức hoành tráng và thu hút đông đảo mọi thành phần tham dự.
Nhưng khi nhắc đến các sự kiện đó, người ta không quên nhắc đến sự kiện Cây Thánh Giá đồng Chiêm bị nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội đập nát vào những ngày đầu năm 6/1/2010. Hành động xúc phạm đến biểu tượng linh thánh của người Công giáo được xem là có một không hai trên thế giới và đã ghi thêm một tội ác của cộng sản với nhân loại. Hành động đập nát biểu tượng cao quý của người Công giáo đã gây ra sự phán kháng mạnh mẽ trên thế giới. Nhưng GHVN, đứng đầu là HDGM đã không có một phán ứng nào trước hành động không còn tính người của nhà cầm quyền Hà Nội.
Nỗi đau tiếp nối đau buồn, khi một vị Tổng Giám Mục kiên cường đấu tranh cho Công lý và sự thật đã phải rời ngôi vị Tổng Giám mục Hà Nội. Người ta gọi đó là “Sự Kiện Ngô Quang Kiệt”. Chính sự kiện này thêm một lần nữa đã làm đau lòng mọi người yêu công lý, khi phải nén lòng chịu đựng sự ra đi của Đức Tổng Giuse. Từ đó cho đến hôm nay, có nhiều người đã bày tỏ nỗi lòng của mình trước sự kiện này của Giáo hội và mọi người vẫn chờ đợi sự lên tiếng từ chính HDGMVN để có cơ may tạo nên sự hiệp nhất trong Giáo hội. Nhưng tất cả chỉ là sự chờ đợi trong vô vọng. Sự kiện này cũng đã để lại không ít những tốn thương trong lòng Giáo hội Việt Nam.
Rồi đến sự kiện một xứ đạo Cồn Dầu, có nguy cơ bị giải toả trắng bởi nhà cầm quyền Đà Nẵng, trong khi Giáo quyền địa phương không có một sự can thiệp để bảo vệ công lý cho họ. Thêm nữa, kết quả của sự kiện Cồn Dầu là một tín hữu đã bị cộng an đánh chết và có nhiêù anh chị em bị đánh đập, tra tấn và tù đày, hiện hai người đang phải giam cầm bởi nhà cầm quyền Cộng Sản Đà Nẵng. Đồng thời, tài sản của Giáo hội bị nhà nước Cộng sản cướp đi trên dải đất hình chữ S, nỗi bật như: Toà Khâm sứ, Thái Hà, Tam Toà, Thái Nguyên….rồi nhiều nỗi oan sai, bất công đang ngày càng in đậm những vết thâm sâu trên quê hương của các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã cố công gầy dựng, gìn giữ và phát triển.
Tất cả những sự kiện ấy, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đứng đầu là các vị trong HDGMVN đã có trách nhiệm như thế nào?. Chắc chắn rằng, mỗi người chúng ta đã hy vọng, sẽ phải hy vọng và chờ đợi.
Con người Gioan Phaolô II với Ba Lan, Việt Nam và thế giới.
Những biên cố đã xảy ra tại Việt Nam làm chúng ta nhớ lại Giáo hội Ba Lan, nơi ấy đã có một vị Chủ Chăn kiên vững và đã trở thành Giáo hoàng của Giáo hội hoàn vũ. Đó là Đức Thánh Cha Gioan Phao Lô 2.
Theo các nhà nghiên cứu thì Gioan Phao lô2 là một trong những nguồn lực dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản Ba Lan và Đông Âu. Ngài đã để lại cho nhân loại những di sản tinh thần vô cùng quý giá và điểm đặc biệt trong triều đại của Đức Thánh Cha là luôn đứng về phía người nghèo, người bị bỏ rơi và lên án bạo quyền khắp mọi nơi. Điều này, đã biến Đức Thánh Cha Gioan PhaoLô 2 luôn là đối tượng tấn công của các thế lực ma quỷ. Ngài nhiều lần bị đe doạ và ngay cả khi bị bắn vào năm 1981. Sự kiện này, nếu không được Đức Mẹ che chỏ thì Ngài đã không thể sống được.
Nhưng tất cả những điều đó đã không thể ngăn cản được vai trò ngôn sứ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2
Chính khi được Chúa gọi “Hãy theo ta, đừng sợ”. Ngài đã can đảm đáp lời trong niềm hy vọng và khi đã trở thành linh mục, Giám mục, hồng y và với 26 năm triều đại Giáo hoàng, Ngài đã chu toàn sứ vụ Chủ chăn của mình xứng với lòng Chúa mong muốn.
Ngài đã lên tiếng thay cho những ai không thể tự nói thay cho mình được, Ngài chỉ mục đích khôi phục nhân phẩm và đặc ân cho con người, cho những ai sống bên lề xã hội. Khi thấy con cái của mình phải đối diện với cái chết, cái khổ đau, đứng trước sự dữ và sự bất công đầy tràn tại quê hương, Ngài đã đồng cảm và chia sẻ với nỗi thống khổ của con dân khi còn là Giám mục Ba Lan:
“Đối với tất cả những gia đình nào có những người Cha, người mẹ hay những người con đã phải chết vì bảo vệ sự tự do, đối với những ai vì sự tự do mà phải chiu bất công, đau khổ thì tôi nói rằng những đau khổ của họ phải chịu sẽ không trở thành vô ích. Giáo hội vẫn luôn đồng hành cùng các con, vẫn luôn đứng về phía các con”.
Sự kiện Đại Hội Dân Chúa vừa rồi tại Sài Gòn, xem nhật ký qua các ngày làm việc của DH trên Website của DHDC nỗi bật vẫn là các bài tham luận của mọi thành phần từ Giám mục đến giáo dân nói nhiều vấn đề. Nhưng có một bài viết được đăng tải trên dcctvn.net đã nhận định như sau “DHDC thảo luận sôi nỗi nhưng có thể quên một điều quan trọng” Tác giả đã không khẳng định ở nhan đề là điều gì, nhưng đọc xong bài viết, chúng ta biết được đó là: người nghèo, người oan ức, người cô đơn mà Giáo hội có thể bỏ quên.
Hai khuôn mặt sáng ngời của Giáo Hội Công Giáo ở thế kỷ 20 là, Mẹ TêrêSa Caculta và Đức Thánh Cha Gioan Phao lô 2. Các Ngài đã không có những bài tham luận mang tính hoa mỹ. Nhưng các Ngài đã để lại hai bài tham luận sáng ngời chính là con người của các Ngài. Trong chuỗi dài hành trình cuộc đời, các Ngài đã đứng về phía người nghèo, người bị áp bức và bỏ rơi. Nên trong dịp đến thăm những người nghèo khố nhất trong những người nghèo khố tại Caculta, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã bày tỏ tình yêu của mình với họ:
“Những người già và những người đau bệnh có một ví trí đặc biệt trong trái tim tôi. Các con không phải là những con cái của Thiên Chúa bị bỏ rơi, ngược lại Chúa sẽ thấy Đức Tin và cản đảm trong các con (Gioan Phaolô 2, tại caculta vào 1996).
Dù muốn nói hay không, GHVN chúng ta vẫn phải đối diện với sự thật trong nhiều năm qua. Người nghèo, người cô đơn và người bị áp bức đang khao khát và chờ đợi một niềm an ủi nơi Giáo hội, nhưng cánh cửa tiếng nói hiệp thông của các vị chủ chăn trong Giáo hội vẫn đang thật sự hẹp hòi đối với họ. Bằng chứng cụ thể là trước hàng ngàn người bị mất nhà, mất đất bởi tệ nạn tham nhũng của người có chức, có quyền trong xã hội. Đâu đâu ta cũng thấy đơn kêu cứu của dân nghèo la lết trên mọi nẻo đường. Hàng trăm ngàn người đứng trước nguy cơ môi trường bị huỷ hoại đe doạ đến tính mạng như dự án Bauxit Tây Nguyên của Chính phủ. Dự án này đã có hàng ngàn Nhân sỹ trí thức đồng loạt phán đối. Trong khi đó, ta chỉ thấy một vị tân Giám mục trong HDGMVN là Đức Cha Paul Nguyễn Thái Hợp phán đối về dự án chết người này. Rồi nhiều xứ đạo bị chính quyền lộng hành cướp đất hay đàn áp tôn giáo, nhưng ta vẫn chỉ thấy thấy thấp thoáng sự hiệp thông công khai của một số xứ đạo như Thái Hà, Hàm Long, Dòng Chúa cứu Thế Sài Gòn và một số giáo xứ khác. Nếu có ai đó cố gắng đi từ nam đến bắc để liệt kê danh sách số giáo xứ công khai hiệp thông với các sự kiện của Giáo Hội thì chỉ là đếm đầu ngón tay trên tổng số hàng trăm ngàn giáo xứ tại Việt Nam.
Cộng đồng Công giáo Việt Nam khắp muôn nơi chờ đợi tiếng nói của GHVN lên án bạo quyền, phán kháng trước sự dữ, sự bất công và trước những vi phạm đến quyền con người, sự vi phạm pháp luật của giới chức cầm quyền cộng sản đã và đang gây bao tang thương cho quê hương Việt Nam. Đồng thời, luật pháp chỉ phục vụ cho một nhóm người tạo nên một xã hội bạo lực, lộng quyền và hỗn loạn trong suốt nhiều năm qua.
Tại Ba Lan là một trong số những nước Cộng Sản đứng hàng đầu của Thế Giới chỉ sau liên xô và cũng đã tan rã sau khi Liên Xô sụp đổ vào 1990. Giám mục Karol JôZef wojtyla khi chưa làm Giáo Hoàng đã quyết liệt tố cáo những hành vi phạm pháp của chính phủ một cách quyết liệt.
“Chính phủ không thể thay thế cảm thức về công lý bằng loại dui cui, gậy gộc được, Chính phủ nào bôi nhọ thanh danh mình như thế thì rồi sẽ đi đến bị hủy diệt. Mọi sự vi phạm đến quyền tự do đều là sự phá vỡ trật tự luân lý toàn xã hội”
Ước mong, con người của Gioan Phaolô 2 được Giáo Hội Việt Nam chiêm ngắm, lắng nghe và noi gương Ngài. Nhờ đó hôm nay, GHCGVN cũng biết đặt vai trò và sứ mệnh của mình trước người nghèo, người bị áp bức, người bị bỏ rơi.
Ước mong, những người nghèo, người bị áp bức, người bị bỏ rơi trong xã hội này sẽ không còn cảm thấy cô đơn vì bên họ vẫn có môt Giáo hội đầy yêu thương.
Ước mong, mọi người dân Việt Nam sẽ được đánh thức trước sự ru ngủ của một xã hội luôn tuyên truyền những điều xáo rỗng, biết thao thức trước nỗi đau của dân tộc, với những thảm hoạ về kinh tế sa sút nghiêm trọng, nhân quyền bị chà đạp và đạo đức bị tha hoá dưới một chế độ độc tài Cộng Sản. Đồng thời, mọi người biết bảo vệ luật pháp như nhà triết gia Heraclite đã nói: “Nhân dân phải đấu tranh bảo vệ luật như bảo vệ chỗ nương thân của mình”
Ước mong lời mời gọi của Đức Thánh Cha nhắn nhủ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam năm nào, sẽ được tái hiện trong cuộc sống của mọi công dân Việt Nam.
Hết mọi người việt nam có quyền xây dựng một xã hội mới tươi đẹp hơn với các cơ cấu dân sự và chính trị thoả mãn khát vọng sâu xa của toàn dân tức là khát vọng hoà bình, công bình và tự do.(Gioan Phao Lô 2 tại DH Giới trẻ Denver).
Năm 2010 đã sắp khép lại, để lại bao nỗi ưu tư về một Giáo hội và quê hương Việt Nam trong năm mới. Chúng ta ước mơ có một Giáo hôi duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền chu toàn vai trò sứ mệnh tiên tri, vương giá và ngôn sứ can đảm giữa lòng xã hội cộng sản và một xã hội Việt Nam được đổi mới, để con người Việt Nam được sống trong an bình và tự do.
Nhân dip cuối năm Canh Dần 21/12/2010
Trong thời gian qua, hai sự kiện được đánh giá là nỗi bật nhất của Giáo hội Công Giáo Việt Nam là, Sự kiện khai mạc năm Thánh 2010 được tổ chức tại Sở kiện thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội và sự kiện Đại Hội Dân Chúa được tổ chức tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Khi nhắc đến hai sự kiện đó trong Năm Thánh 2010, mọi người vẫn đánh giá sự thành công nỗi bật qua việc tổ chức hoành tráng và thu hút đông đảo mọi thành phần tham dự.
Nhưng khi nhắc đến các sự kiện đó, người ta không quên nhắc đến sự kiện Cây Thánh Giá đồng Chiêm bị nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội đập nát vào những ngày đầu năm 6/1/2010. Hành động xúc phạm đến biểu tượng linh thánh của người Công giáo được xem là có một không hai trên thế giới và đã ghi thêm một tội ác của cộng sản với nhân loại. Hành động đập nát biểu tượng cao quý của người Công giáo đã gây ra sự phán kháng mạnh mẽ trên thế giới. Nhưng GHVN, đứng đầu là HDGM đã không có một phán ứng nào trước hành động không còn tính người của nhà cầm quyền Hà Nội.
Nỗi đau tiếp nối đau buồn, khi một vị Tổng Giám Mục kiên cường đấu tranh cho Công lý và sự thật đã phải rời ngôi vị Tổng Giám mục Hà Nội. Người ta gọi đó là “Sự Kiện Ngô Quang Kiệt”. Chính sự kiện này thêm một lần nữa đã làm đau lòng mọi người yêu công lý, khi phải nén lòng chịu đựng sự ra đi của Đức Tổng Giuse. Từ đó cho đến hôm nay, có nhiều người đã bày tỏ nỗi lòng của mình trước sự kiện này của Giáo hội và mọi người vẫn chờ đợi sự lên tiếng từ chính HDGMVN để có cơ may tạo nên sự hiệp nhất trong Giáo hội. Nhưng tất cả chỉ là sự chờ đợi trong vô vọng. Sự kiện này cũng đã để lại không ít những tốn thương trong lòng Giáo hội Việt Nam.
Rồi đến sự kiện một xứ đạo Cồn Dầu, có nguy cơ bị giải toả trắng bởi nhà cầm quyền Đà Nẵng, trong khi Giáo quyền địa phương không có một sự can thiệp để bảo vệ công lý cho họ. Thêm nữa, kết quả của sự kiện Cồn Dầu là một tín hữu đã bị cộng an đánh chết và có nhiêù anh chị em bị đánh đập, tra tấn và tù đày, hiện hai người đang phải giam cầm bởi nhà cầm quyền Cộng Sản Đà Nẵng. Đồng thời, tài sản của Giáo hội bị nhà nước Cộng sản cướp đi trên dải đất hình chữ S, nỗi bật như: Toà Khâm sứ, Thái Hà, Tam Toà, Thái Nguyên….rồi nhiều nỗi oan sai, bất công đang ngày càng in đậm những vết thâm sâu trên quê hương của các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã cố công gầy dựng, gìn giữ và phát triển.
Tất cả những sự kiện ấy, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đứng đầu là các vị trong HDGMVN đã có trách nhiệm như thế nào?. Chắc chắn rằng, mỗi người chúng ta đã hy vọng, sẽ phải hy vọng và chờ đợi.
Con người Gioan Phaolô II với Ba Lan, Việt Nam và thế giới.
Những biên cố đã xảy ra tại Việt Nam làm chúng ta nhớ lại Giáo hội Ba Lan, nơi ấy đã có một vị Chủ Chăn kiên vững và đã trở thành Giáo hoàng của Giáo hội hoàn vũ. Đó là Đức Thánh Cha Gioan Phao Lô 2.
Theo các nhà nghiên cứu thì Gioan Phao lô2 là một trong những nguồn lực dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản Ba Lan và Đông Âu. Ngài đã để lại cho nhân loại những di sản tinh thần vô cùng quý giá và điểm đặc biệt trong triều đại của Đức Thánh Cha là luôn đứng về phía người nghèo, người bị bỏ rơi và lên án bạo quyền khắp mọi nơi. Điều này, đã biến Đức Thánh Cha Gioan PhaoLô 2 luôn là đối tượng tấn công của các thế lực ma quỷ. Ngài nhiều lần bị đe doạ và ngay cả khi bị bắn vào năm 1981. Sự kiện này, nếu không được Đức Mẹ che chỏ thì Ngài đã không thể sống được.
Nhưng tất cả những điều đó đã không thể ngăn cản được vai trò ngôn sứ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2
Chính khi được Chúa gọi “Hãy theo ta, đừng sợ”. Ngài đã can đảm đáp lời trong niềm hy vọng và khi đã trở thành linh mục, Giám mục, hồng y và với 26 năm triều đại Giáo hoàng, Ngài đã chu toàn sứ vụ Chủ chăn của mình xứng với lòng Chúa mong muốn.
Ngài đã lên tiếng thay cho những ai không thể tự nói thay cho mình được, Ngài chỉ mục đích khôi phục nhân phẩm và đặc ân cho con người, cho những ai sống bên lề xã hội. Khi thấy con cái của mình phải đối diện với cái chết, cái khổ đau, đứng trước sự dữ và sự bất công đầy tràn tại quê hương, Ngài đã đồng cảm và chia sẻ với nỗi thống khổ của con dân khi còn là Giám mục Ba Lan:
“Đối với tất cả những gia đình nào có những người Cha, người mẹ hay những người con đã phải chết vì bảo vệ sự tự do, đối với những ai vì sự tự do mà phải chiu bất công, đau khổ thì tôi nói rằng những đau khổ của họ phải chịu sẽ không trở thành vô ích. Giáo hội vẫn luôn đồng hành cùng các con, vẫn luôn đứng về phía các con”.
Sự kiện Đại Hội Dân Chúa vừa rồi tại Sài Gòn, xem nhật ký qua các ngày làm việc của DH trên Website của DHDC nỗi bật vẫn là các bài tham luận của mọi thành phần từ Giám mục đến giáo dân nói nhiều vấn đề. Nhưng có một bài viết được đăng tải trên dcctvn.net đã nhận định như sau “DHDC thảo luận sôi nỗi nhưng có thể quên một điều quan trọng” Tác giả đã không khẳng định ở nhan đề là điều gì, nhưng đọc xong bài viết, chúng ta biết được đó là: người nghèo, người oan ức, người cô đơn mà Giáo hội có thể bỏ quên.
Hai khuôn mặt sáng ngời của Giáo Hội Công Giáo ở thế kỷ 20 là, Mẹ TêrêSa Caculta và Đức Thánh Cha Gioan Phao lô 2. Các Ngài đã không có những bài tham luận mang tính hoa mỹ. Nhưng các Ngài đã để lại hai bài tham luận sáng ngời chính là con người của các Ngài. Trong chuỗi dài hành trình cuộc đời, các Ngài đã đứng về phía người nghèo, người bị áp bức và bỏ rơi. Nên trong dịp đến thăm những người nghèo khố nhất trong những người nghèo khố tại Caculta, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã bày tỏ tình yêu của mình với họ:
“Những người già và những người đau bệnh có một ví trí đặc biệt trong trái tim tôi. Các con không phải là những con cái của Thiên Chúa bị bỏ rơi, ngược lại Chúa sẽ thấy Đức Tin và cản đảm trong các con (Gioan Phaolô 2, tại caculta vào 1996).
Dù muốn nói hay không, GHVN chúng ta vẫn phải đối diện với sự thật trong nhiều năm qua. Người nghèo, người cô đơn và người bị áp bức đang khao khát và chờ đợi một niềm an ủi nơi Giáo hội, nhưng cánh cửa tiếng nói hiệp thông của các vị chủ chăn trong Giáo hội vẫn đang thật sự hẹp hòi đối với họ. Bằng chứng cụ thể là trước hàng ngàn người bị mất nhà, mất đất bởi tệ nạn tham nhũng của người có chức, có quyền trong xã hội. Đâu đâu ta cũng thấy đơn kêu cứu của dân nghèo la lết trên mọi nẻo đường. Hàng trăm ngàn người đứng trước nguy cơ môi trường bị huỷ hoại đe doạ đến tính mạng như dự án Bauxit Tây Nguyên của Chính phủ. Dự án này đã có hàng ngàn Nhân sỹ trí thức đồng loạt phán đối. Trong khi đó, ta chỉ thấy một vị tân Giám mục trong HDGMVN là Đức Cha Paul Nguyễn Thái Hợp phán đối về dự án chết người này. Rồi nhiều xứ đạo bị chính quyền lộng hành cướp đất hay đàn áp tôn giáo, nhưng ta vẫn chỉ thấy thấy thấp thoáng sự hiệp thông công khai của một số xứ đạo như Thái Hà, Hàm Long, Dòng Chúa cứu Thế Sài Gòn và một số giáo xứ khác. Nếu có ai đó cố gắng đi từ nam đến bắc để liệt kê danh sách số giáo xứ công khai hiệp thông với các sự kiện của Giáo Hội thì chỉ là đếm đầu ngón tay trên tổng số hàng trăm ngàn giáo xứ tại Việt Nam.
Cộng đồng Công giáo Việt Nam khắp muôn nơi chờ đợi tiếng nói của GHVN lên án bạo quyền, phán kháng trước sự dữ, sự bất công và trước những vi phạm đến quyền con người, sự vi phạm pháp luật của giới chức cầm quyền cộng sản đã và đang gây bao tang thương cho quê hương Việt Nam. Đồng thời, luật pháp chỉ phục vụ cho một nhóm người tạo nên một xã hội bạo lực, lộng quyền và hỗn loạn trong suốt nhiều năm qua.
Tại Ba Lan là một trong số những nước Cộng Sản đứng hàng đầu của Thế Giới chỉ sau liên xô và cũng đã tan rã sau khi Liên Xô sụp đổ vào 1990. Giám mục Karol JôZef wojtyla khi chưa làm Giáo Hoàng đã quyết liệt tố cáo những hành vi phạm pháp của chính phủ một cách quyết liệt.
“Chính phủ không thể thay thế cảm thức về công lý bằng loại dui cui, gậy gộc được, Chính phủ nào bôi nhọ thanh danh mình như thế thì rồi sẽ đi đến bị hủy diệt. Mọi sự vi phạm đến quyền tự do đều là sự phá vỡ trật tự luân lý toàn xã hội”
Ước mong, con người của Gioan Phaolô 2 được Giáo Hội Việt Nam chiêm ngắm, lắng nghe và noi gương Ngài. Nhờ đó hôm nay, GHCGVN cũng biết đặt vai trò và sứ mệnh của mình trước người nghèo, người bị áp bức, người bị bỏ rơi.
Ước mong, những người nghèo, người bị áp bức, người bị bỏ rơi trong xã hội này sẽ không còn cảm thấy cô đơn vì bên họ vẫn có môt Giáo hội đầy yêu thương.
Ước mong, mọi người dân Việt Nam sẽ được đánh thức trước sự ru ngủ của một xã hội luôn tuyên truyền những điều xáo rỗng, biết thao thức trước nỗi đau của dân tộc, với những thảm hoạ về kinh tế sa sút nghiêm trọng, nhân quyền bị chà đạp và đạo đức bị tha hoá dưới một chế độ độc tài Cộng Sản. Đồng thời, mọi người biết bảo vệ luật pháp như nhà triết gia Heraclite đã nói: “Nhân dân phải đấu tranh bảo vệ luật như bảo vệ chỗ nương thân của mình”
Ước mong lời mời gọi của Đức Thánh Cha nhắn nhủ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam năm nào, sẽ được tái hiện trong cuộc sống của mọi công dân Việt Nam.
Hết mọi người việt nam có quyền xây dựng một xã hội mới tươi đẹp hơn với các cơ cấu dân sự và chính trị thoả mãn khát vọng sâu xa của toàn dân tức là khát vọng hoà bình, công bình và tự do.(Gioan Phao Lô 2 tại DH Giới trẻ Denver).
Năm 2010 đã sắp khép lại, để lại bao nỗi ưu tư về một Giáo hội và quê hương Việt Nam trong năm mới. Chúng ta ước mơ có một Giáo hôi duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền chu toàn vai trò sứ mệnh tiên tri, vương giá và ngôn sứ can đảm giữa lòng xã hội cộng sản và một xã hội Việt Nam được đổi mới, để con người Việt Nam được sống trong an bình và tự do.
Nhân dip cuối năm Canh Dần 21/12/2010