VATICAN (CNA/EWTN News). Nhật Báo Quan Sát Viên Roma - L’Osservatore Romano- trong tuần rồi đã cho ấn hành một bài viết mang tựa đề: "Khi Đức Hồng Y Ratzinger đã viết về bóng đá" là một bài viết mà Đức Hồng Y thuở trước và là Đức Giáo Hoàng đương nhiệm đã suy niệm và suy tư về bóng đá trong một quyển sách của ngài được in ra với đề tựa bằng tiếng Đức “Suchen was droben ist” có nghĩa dịch thoát là "Hãy tìm kiếm những điều cao xa hơn" (Seek That Which Is Above).
Trong phản ảnh của ngài lúc ấy về bóng đá, Đức Hồng Y Ratzinger thời ấy đã viết rằng; " Cúp Vô Địch Bóng Đá Thế Giới, được tổ chức bốn năm một lần, thực là một sự kiện thu hút hàng mấy trăm triệu người trên toàn thế giới."
Đức Ratzinger viết tiếp; "Sự hâm mộ và say mê bóng đá cơ bản nằm ở điểm là nó cưỡng ép cầu thủ phải tự ràng buộc trong kỷ luật với chính cá nhân mình, cũng bởi vậy mà thông qua huấn luyện và tự rèn luyện, cầu thủ đạt đưọc sự tự chế ngự được bản thân, tự làm chủ cá nhân. Thông qua việc làm chủ bản thân thì cầu thủ mới đạt đến mức độ xuất sắc và ưu việt. Và sau khi đạt đưọc trình độ ưu việt, xuất sắc thì cầu thủ đó mới đạt đến trình độ tự do chơi bóng và điều khiển bóng đá và năng lực cá nhân thi đấu theo ý muốn." Ngài tiếp tục suy niệm;
Bóng Đá (Túc Cầu) dạy cho cá nhân con người giá trị của sự hợp tác có kỷ luật, sự phối hợp có định hướng hẳn hòi." và đòi buộc một trật tự của cá nhân trong một tập thể. "Trật tự này thống nhất và đoàn kết các cá nhân lại vì một mục đích chung; sự thành công hay thất bại của mỗi cá nhân được gắn liền với sự chiến thắng hay thất bại của cả tập thể. "
Đức Hồng Y Ratzinger thuở ấy đã giải thích; "Bóng Đá cũng dạy cho chúng ta biết phải chơi đẹp, tinh thần thể thao cao thượng trong một cuộc đấu, với những điều luật thi đấu chung là nguồn của những điều ràng buộc và hiệp nhất tất cả các cầu thủ lại, ngay cả trong những trận đấu mà họ phải coi nhau như thù địch- một thắng một thua."
Để kết luận suy niệm về Cúp Vô Địch Bóng Đá Thế Giới - Đức Hồng Y Ratzinger ngày ấy đã viết; "Nếu chúng ta nhìn sâu hơn vào sự kiện này - hiện tượng của cả một thế giới thích thú say mê vì bóng đá- chúng ta sẽ biết được nhiều điều khác về Bóng Đá chớ nó không chỉ thuần túy là chuyện giải trí mà thôi."
Trong phản ảnh của ngài lúc ấy về bóng đá, Đức Hồng Y Ratzinger thời ấy đã viết rằng; " Cúp Vô Địch Bóng Đá Thế Giới, được tổ chức bốn năm một lần, thực là một sự kiện thu hút hàng mấy trăm triệu người trên toàn thế giới."
Đức Ratzinger viết tiếp; "Sự hâm mộ và say mê bóng đá cơ bản nằm ở điểm là nó cưỡng ép cầu thủ phải tự ràng buộc trong kỷ luật với chính cá nhân mình, cũng bởi vậy mà thông qua huấn luyện và tự rèn luyện, cầu thủ đạt đưọc sự tự chế ngự được bản thân, tự làm chủ cá nhân. Thông qua việc làm chủ bản thân thì cầu thủ mới đạt đến mức độ xuất sắc và ưu việt. Và sau khi đạt đưọc trình độ ưu việt, xuất sắc thì cầu thủ đó mới đạt đến trình độ tự do chơi bóng và điều khiển bóng đá và năng lực cá nhân thi đấu theo ý muốn." Ngài tiếp tục suy niệm;
Bóng Đá (Túc Cầu) dạy cho cá nhân con người giá trị của sự hợp tác có kỷ luật, sự phối hợp có định hướng hẳn hòi." và đòi buộc một trật tự của cá nhân trong một tập thể. "Trật tự này thống nhất và đoàn kết các cá nhân lại vì một mục đích chung; sự thành công hay thất bại của mỗi cá nhân được gắn liền với sự chiến thắng hay thất bại của cả tập thể. "
Đức Hồng Y Ratzinger thuở ấy đã giải thích; "Bóng Đá cũng dạy cho chúng ta biết phải chơi đẹp, tinh thần thể thao cao thượng trong một cuộc đấu, với những điều luật thi đấu chung là nguồn của những điều ràng buộc và hiệp nhất tất cả các cầu thủ lại, ngay cả trong những trận đấu mà họ phải coi nhau như thù địch- một thắng một thua."
Để kết luận suy niệm về Cúp Vô Địch Bóng Đá Thế Giới - Đức Hồng Y Ratzinger ngày ấy đã viết; "Nếu chúng ta nhìn sâu hơn vào sự kiện này - hiện tượng của cả một thế giới thích thú say mê vì bóng đá- chúng ta sẽ biết được nhiều điều khác về Bóng Đá chớ nó không chỉ thuần túy là chuyện giải trí mà thôi."