Nhà thần học Công Giáo hàng đầu chủ trương học lý tiếp nhận đồng thời cũng là nhà thần học Công Giáo hàng đầu thấm thía nhất ý nghĩa hiến tế trong cái giá xác tín của mình chính là Cha Yves Congar, dòng Đa Minh. Vì chính do học lý tiếp nhận mà trên thực tế, cha từng bị trù dập đến phát thành ai oán. Nhưng Chúa Thánh Thần đã vực ngài dậy, hay đúng hơn, đã vực học lý tiếp nhận của ngài dậy, đúng lúc cho Công Đồng Vatican II.
Thuộc Dòng Đa Minh Pháp, Cha Congar là một trong các nhà tiên phong trong nền thần học của Giáo Hội về đại kết và vị trí của người giáo dân trong Giáo Hội. Cũng như hầu hết các nhà tiên phong đi khai phá đất mới, đi thăm dò đường đi nước bước, ngài gặp rất nhiều nghi ngờ, thù nghịch và chống đối cũng như chế tài từ phía giáo quyền. Có lúc, ngài đã bị ngăn cấm không được theo đuổi các công trình đại kết kể cả nói lẫn diễn thuyết và bị đày khỏi Pháp, Rôma và Anh. Trong suốt các biến cố ấy, ngài vẫn duy trì được một tình yêu sâu sắc đối với Giáo Hội và trung thành với Dòng cũng như các hiểu biết hết sức thông sáng của mình. Công trình bác học của ngài gây tác động sâu sắc đối với nền thần học hiện đại. Cuối cùng, ngài đã được minh oan và trở thành một trong các thần học gia sáng chói nhất của Công Đồng Vatican II. Trước khi qua đời không lâu, ngài còn được nâng lên hàng hồng y của Giáo Hội.
Năm 2004 đánh dấu lần sinh thứ 100 của bốn vĩ nhân thần học thế kỷ 20. Đó là Karl Rahner, Bernard Lonergan, John Courtney Murray và Yves Congar. Ngoài việc cùng chung năm sinh, cả bốn người này đều là những nhà tiên phong mà tác động đối với việc khai triển nền thần học hiện đại đến tận ngày nay vẫn còn được cảm nhận. Trong tư cách tư tưởng gia độc đáo và đầy sáng tạo, chỉ trừ Lonergan, ba người kia đều khiến giáo quyền tại Rôma nghi ngờ và ra hình phạt. Nhưng Congar là người bị chế tài nặng nề hơn cả.
Tháng 9 năm 1956, ngài viết thư cho thân mẫu giải thích lý do tại sao cha bị giáo quyền bắt phải im lặng trước đó hai năm: “Dưới mắt họ, điều làm con sai không phải là đã nói những điều lầm lạc mà là nói những điều họ không thích con nói” (1). Quan tâm sâu sắc đối với chân lý khiến cha tiếp tục nói những điều mà một số thẩm quyền trong Giáo Hội không muốn nghe trong suốt cuộc đời viết lách của cha từ cuối thập niên 1930 tới năm 1982 khi cha cho xuất bản tác phẩm cuối cùng. Chủ trương của cha cho rằng thuật ngữ linh mục thời các Tông Đồ có ý chỉ các linh mục theo phẩm trật Lêvi và chính xác hơn, chỉ Chúa Kitô hay người được rửa tội, chứ không chỉ các thừa tác viên thuộc phẩm trật Giáo Hội, là một chủ trương cách mạng hồi bấy giờ.
Trong hầu hết cuộc đời viết lách của mình, Cha Congar không ngừng làm việc dưới sự soi mói “tận tình” của các giới chức Vatican. Họ không ngừng lên án, tỏ ý nghi ngờ và tìm cách hạn chế các trước tác và thừa tác vụ của cha. Cha từng viết: “Từ đầu năm 1947 cho tới cuối năm 1956, tôi không biết điều gì phát xuất từ khu vực ấy (Rôma) mà chỉ là một loạt bất tận các tố cáo, cảnh giác, các biện pháp hạn chế và kỳ thị, cũng như can thiệp đầy nghi ngờ” (2). Tuy nhiên, tình thế ấy không chủ ý kéo dài mãi mãi, nhờ thế việc bắt cha im lặng chỉ là một can thiệp ngắn nhưng rất đau đớn trong sự nghiệp trung thành phục vụ Giáo Hội hết sức sáng chói. Cuối cùng, Giáo Hội đã tiếp nhận các quan điểm của cha và vinh danh cha vì những quan điểm ấy, nhưng chỉ sau một cuộc vật lộn không ngắn và đầy chông gai với các thẩm quyền tại Rôma ở cấp cao nhất. Trình thuật bản thân về việc cha xử lý điều được cha gọi là “Roman hydra” (Hydra= quái vật trong thần thoại Hy Lạp, giống con rắn nhiều đầu, chặt đi mọc đầu khác) đã được kể lại trong Nhật Ký Một Nhà Thần Học (Journal d’un théologien) 1946-1956.
Có lần, Cha Congar mô tả mình như một người thiếu kiên nhẫn: “Tôi thiếu kiên nhẫn trong những việc tầm thường. Như không thể đứng chờ xe búyt chẳng hạn” (3). Tuy nhiên, mối liên hệ lâu dài và căng thẳng với các nhà cầm quyền trong Giáo Hội mà đặc điểm là một lòng kiên nhẫn vô giới hạn đã mâu thuẫn hẳn với thú nhận trên. Cha tin rằng là một nhà cải cách, cha phải tránh cơn cám dỗ, trong đó, vừa mới gieo hạt đã vội vàng giục nó nẩy mầm để mình còn dọn dẹp đồng áng. Cha viết: “Người quá vội vã, chỉ muốn ngay tức khắc nắm được đối tượng thèm muốn của mình cũng là người không có khả năng nắm được nó. Người gieo kiên nhẫn, ủy thác hạt giống mình cho đất, cho mặt trời, mới là người của hy vọng. Coventry Patmore từng nói rằng đối với người biết chờ đợi, mọi sự sẽ tự biểu lộ ra, miễn là họ có can đảm đừng từ chối trong bóng tối điều đã thấy dưới ánh sáng” (4).
Tuy nhiên, sự khôn ngoan trên vẫn không ngăn cản cha khỏi điều cha vẫn gọi là sự khó chịu cứ phải liên tục thúc đẩy, thăm dò, thách thức và hết sức cố gắng bao nhiêu có thể để trình bày quan điểm của mình về Giáo Hội. Các khó khăn bản thân của cha với các nhà hữu quyền trong Giáo Hội góp phần cả vào công trình canh tân Giáo Hội lẫn việc tăng trưởng thiêng liêng của chính cha.
Cha Yves Congar sinh năm 1904 tại Sedan, vùng Ardennes của Pháp. Vào lúc đó, người đồng bào của cha là nhà khoa học Dòng Tên Teilhard de Chardin đang giảng dạy tại một học viện của Dòng. Giống các tác phẩm của Congar về các chủ đề khác, các trước tác của Teilhard về tội nguyên tổ và biến hóa cũng bị Vatican áp dụng kỷ luật.
Đầu tuổi 20, Congar sống 3 năm trong một đan viện Cát Minh, nơi cha gặp gỡ nền triết học Thomist qua công trình của triết gia giáo dân nổi tiếng là Jacques Maritain và thần học gia Dòng Đa Minh là Cha Reginald Garrigou-Lagrange. Mấy năm sau, Cha Lagrange, lúc ấy là một cố vấn có ảnh hưởng của Thánh Bộ Tín Lý (Holy Office), trở thành người ủng hộ Teilhard hơn ai hết. Congar cũng bị lôi cuốn vào Dòng Biển Đức và sau khi sống với Dòng này một thời gian, cha đã quyết định vào nhà tập của Dòng Đa Minh Pháp tại Amiens. Sau thời gian học thần học tại chủng viện Saulchoir ở Etiolles, gần Paris, nơi người ta nhấn mạnh tới thần học lịch sử, Congar được thụ phong linh mục vào năm 1930. Ngay từ năm 1929, Congar đã nhận ra ơn gọi phải làm việc cho chính nghĩa đại kết, do đó, tháng 10 năm 1931, ngài chọn làm chủ đề Tính Hợp Nhất của Giáo Hội (The Unity of the Church) cho chủ đề luận án tiến sĩ.
Sau khi được thụ phong, Congar dạy thần học trong 8 năm tại Saulchoir. Vào giữa thập niên 1950, trường này là tâm điểm của một cuộc tranh luận thần học phát sinh từ việc sa thải một số giáo sư danh tiếng trong đó có một trong các giáo sư cũ của Congar đó là thần học gia Dòng Đa Minh, Marie Dominique Chenu. Cha Chenu, người chỉ hơn Congar 9 tuổi, nhưng đóng một vai trò quan trọng trong việc đào luyện thần học cho Congar. Chính Cha Chenu đã dẫn khởi Congar vào công trình đại kết của Hội Nghị Đức Tin Và Mệnh Lệnh (Faith and Order) năm 1927 tại Lausanne và vào tư tưởng của Johannan Adam Mohler mà tác phẩm dọn đường về Giáo Hội sẽ được Congar phiên dịch năm 1938.
Các học giả nổi danh khác từng gây ảnh hưởng đối với việc phát triển trí thức của Congar có Etienne Gilson, Jacques Maritain và nhà huyền nhiệm học Nga, Nicholas Berdyaeve. Congar cũng nghiên cứu Luther, Mohler và Barth. Ngay buổi đầu hoạt động khoa bảng, Congar đã giao tiếp với thần học gia Thệ Phản hàng đầu là Karl Barth và mùa xuân năm 1932, đã kết thân với Dom Lambert Beauduin, người đã theo yêu cầu của Đức Piô XI vào năm 1925 mà lập ra một đan viện cho các đan sĩ thuộc cả hai nghi lễ Đông và Tây Phương. Lúc hai người gặp nhau, thì Cha Beauduin đang bị nghi ngờ và phải sống lưu đày vì Rôma không hài lòng với công việc và tư tưởng của ngài.
Trước đó, Congar cũng đã rõ khuynh hướng của Giáo Hội hay lên án các đổi mới khi L’Action Française, một phong trào xã hội Công Giáo Pháp, bị Đức Piô XI kết án (sau đó, được Đức Piô XII phục hồi). Trong nhật ký riêng, Congar thắc mắc tại sao Giáo Hội luôn phải kết án một cách vội vã và không cần giải thích lý do như thế. Congar bắt đầu hiểu ra rằng bất cứ ai cổ vũ chính nghĩa hợp nhất Kitô Giáo trong những ngày sớm sủa ấy đều ít nhiều bị giáo quyền bác bỏ. Cha biết rằng những nhà tiên phong buổi đầu “từng đạt được điều gì đó và từng mở được con đường nào mới đều phải gặp khó khăn” (5). Có lẽ từ những ngày đó, cha đã, một cách vô thức, tự chuẩn bị trước để đón nhận mọi vấn nạn và thử thách mà cuối cùng cha sẽ gặp trong công trình hợp nhất và canh tân Giáo Hội của mình sau này.
Sau khi gặp Abbé Courtier, một linh mục ở Lyon và là cha đẻ của ý niệm cầu nguyện phổ quát cho hợp nhất, năm 1936, Congar được mời giảng một loạt bài giảng tại tuần bát nhật hợp nhất Kitô Giáo đầu tiên tổ chức tại nhà thờ lịch sử Sacré Coeur thuộc khu Monmartre của Paris. Những bài giảng này sau đó đã trở thành nền cho cuốn sách của ngài tựa là “Divided Christendom: a Catholic Study of the Problem of Reunion” (Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ: Một Nghiên Cứu Công Giáo về Vấn Đề Tái Thống Nhất) ấn hành năm 1937. Cuốn sách này, cuốn đầu tiên khiến các nhà hữu quyền tại Rôma chú ý, biện luận rằng các giáo phái Kitô khác có khi cũng duy trì được nhiều yếu tố của Kitô Giáo còn khá hơn Giáo Hội Công Giáo. Việc thuyết giảng cho sự hợp nhất Kitô Giáo từ đó trở thành tập chú mục vụ suốt đời của Cha Congar. Từ đó trở đi, mỗi năm vào tháng Giêng, Cha đều được mời giảng tại một nơi nào đó trên thế giới trong Tuần Bát Nhật Hợp Nhất Kitô Giáo.
Năm sau, tức năm 1937, lần đầu tiên, Cha Congar nhận được gợi ý từ Rôma cho thấy cha bị lưu ý, khi vị Quốc Vụ Khanh của Đức Piô XI là Đức Hồng Y Eugenio Pacelli ra lệnh cấm không cho cha làm quan sát viên chính thức, dù không tham dự, tại một hội nghị đại kết mà chính Cha Congar có giúp tay tổ chức tại Oxford, Anh Quốc. Mấy năm sau, cha có dịp qua Anh nhưng trong một hoàn cảnh rất khác, đúng hơn, rất không vui.
Năm 1939, Cha Chenu và Cha Congar được cha Bề Trên Cả Dòng Đa Minh triệu tập về Paris và cảnh cáo rằng các trước tác thần học của các cha đang gây ra nhiều khó khăn nghiêm trọng. Cuốn “Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ” của Cha Congar làm Thánh Bộ Tín Lý lo ngại, tuy không ai cho cha biết chính xác đâu là vấn đề. Cùng năm đó, Cha Congar phải nhập ngũ làm tuyên úy quân đội và trong các năm 1940-1945 bị bắt làm tù binh của Đức Quốc Xã tại Prussia, Saxony và Silesia. Tháng Ba năm 1942, khi đang bị giam, cha bị công khai chỉ trích bởi một viên chức không nêu danh của Vatican trên tờ L’Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa Thánh. Nhiều tin xấu khác được bạn bè dùng thư gửi tới trong mùa xuân năm 1942, như việc Cha Chenu bị sa thải khỏi chức viện trưởng chủng viện Saulchoir và sách của ngài bị liệt vào bảng các sách bị cấm của Giáo Hội. Cha Congar cho rằng nhờ ở ngoài xứ sở, mà cha chưa bị đụng tới.
Năm 1946, có tin đồn cho hay Rôma sắp thẳng tay trừng trị, báo hiệu một chuyển hướng mới của triều đại Đức Piô XII. Các lo ngại của Rôma đối với tác phẩm “Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ” vẫn còn dai dẳng, ngoài ra còn nhiều phản biện mới đối với các trước tác khác của cha Congar. Tháng Mười Hai năm 1947, cha không được phép viết một bài về phong trào đại kết Công Giáo theo yêu cầu của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới để chuẩn bị cho cuộc hội nghị tại Amsterdam vào năm sau. Trong khi ấy, cuốn “Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ” đã bán hết và đang được yêu cầu cho in lại. Nhà xuất bản yêu cầu cha chuẩn bị ấn bản mới. Các bề trên nhà dòng yêu cầu cha phải nạp bất cứ sửa đổi nào để kiểm duyệt tránh mọi phiền phức hơn nữa với Rôma. Cha Congar cần tới 6 tháng mới hoàn tất và ngày 2 tháng 10 năm 1948, bản thảo mới được đệ trình cho Rôma. Cha không nghe động tĩnh gì về nó cho tới tận ngày 17 tháng 8 năm 1950, lúc cha được chỉ thị rằng dưới ánh sáng thông điệp sắp tới, tức thông điệp Humani Generis, cha cần phải sửa đổi thêm ít điều, nhưng những điều nào, thì cha không được biết rõ.
Sau này, Cha Congar tuyên bố rằng chiến thuật này của các bề trên của cha thực ra là âm mưu của họ muốn hạn chế vai trò của các nhà kiểm duyệt của Tòa Thánh bằng cách để cha tự đưa ra một bản văn thỏa đáng. Vì giữa lần xuất bản đầu tiên và lần duyệt lại này, nhiều thay đổi đã diễn ra trong thế giới đại kết, nên cha Congar hoàn toàn bỏ rơi dự án này. Năm 1966, khi suy nghĩ về các diễn biến này, cha cho hay ngay lúc ấy Rôma không gây trở ngại gì nếu cha cho tái bản tác phẩm, chỉ vì cha thấy tình thế đại kết đã thay đổi quá nhiều mà thôi: “Điều mà tôi có lần bị chỉ trích nay đã được mọi nhà đại kết học tiếp nhận” (6).
Năm 1947, một năm trước cuộc gặp gỡ đại kết các giáo hội tại Amsterdam, tức cuộc gặp gỡ đã hình thành ra Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, Cha Congar được các nhà tổ chức yêu cầu đệ nạp danh sách 10 người xứng đáng đại diện cho Giáo Hội Công Giáo. Chắc chắn lời yêu cầu này được đưa ra vì danh tiếng lừng lẫy của cha trong lãnh vực đại kết. Trong khi ấy, Cha Congar gặp Đức Hồng Y Emanuel Suhard của Paris để xin ý kiến và được ngài cho phép viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Utrecht để đề nghị 10 hay 12 quan sát viên Công Giáo chính thức. Đức HY Suhard có cảm tưởng là Cha Congar được phép của Rôma để đề cử 4 quan sát viên, nhưng sự việc không phải như thế. Phụ Tá Tổng Thư Ký Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới đơn thuần chỉ muốn trực tiếp liên hệ với những người Công Giáo hiểu biết và có cảm tình với phong trào đại kết, cho nên mới nhờ Cha Congar đề nghị các nhân vật nói trên. Cha Congar vốn có tiếng là cởi mở đối với người Thệ Phản, dù không hẳn có tiếng trong cộng đồng Công Giáo.
Cuối cùng Rôma cũng được thông báo về các cuộc thương lượng này và ngày 6 tháng 6 năm 1948, đã ra một cảnh cáo dành quyền đề cử quan sát viên cho cuộc gặp gỡ tại Amsterdam. Việc ấy khiến Cha Congar hy vọng ít ra cũng có một vài người Công Giáo hiện diện trong cuộc gặp gỡ đại kết ấy. Nhưng hy vọng ấy bị dập tắt vào ngày 28 tháng 6 khi Đức HY của Utretch thông báo cho Cha Congar hay Thánh Bộ Tín Lý không cho phép người Công Giáo tham gia cuộc gặp gỡ Amsterdam. Việc xẩy ra sau đó là một số chuyên gia Công Giáo có mặt ở Amsterdam trong thời gian có cuộc gặp gỡ, nhưng không với tư cách quan sát viên chính thức và do đó không thực sự tham gia cuộc gặp gỡ. Trọn bộ kinh nghiệm trên đem lại cho Cha Congar một bài học đau lòng. Và đó cũng là khúc quanh quan trọng trong đời cha. Cha cho hay cha không được đào tạo cho bất cứ loại thương thảo nào cần đến khôn ngoan, khéo xử và cẩn trọng, nhưng cha cũng biết nhiều điều hơn thế: “Rất có thể tôi cũng có một trong những khả năng đó, nhưng chắc chắn không có cả mọi thứ. Thêm vào đó, tôi còn bị nghi ngờ hết thuốc chữa và bị canh chừng; các hành động của tôi, thật hay tưởng tượng, đều bị giải thích sẵn một cách đáng trách” (7).
Ngày 20 tháng 12 năm 1949, rõ ràng do biến cố trên, Thánh Bộ Tín Lý công bố các chỉ dẫn cho việc người Công Giáo chính thức tham gia phong trào đại kết. Các chỉ dẫn này thực tế đã hợp pháp hóa, dù với nhiều giới hạn, điều đã được thực hiện tại nhiều nơi. Cha Congar không chỉ trích các giới hạn trên và minh xác rằng cha không bao giờ “cả trước lẫn từ đó trở đi, tham dự một cuộc gặp gỡ nào mà không được phép như thường lệ, cũng như không bao giờ ấn hành một dòng chữ nào ngược với luật lệ áp đặt lên tôi” (8). Các luật lệ và giới hạn càng ngặt nghèo hơn sau năm 1950 là năm công bố Thông Điệp Humani Generis. Dù vậy, Cha Congar vẫn lo liệu để ấn hành được tác phẩm đầy khai phá và được nhiều người chào đón là cuốn “Canh Tân Đích Thực và Canh Tân Giả Hiệu Trong Giáo Hội” vào cuối năm đó.
Theo ý kiến nhiều người, phong trào đại kết nhận được một cú sốc khác, khi, vào năm 1950, Đức Piô XII công bố là vô ngộ tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời. Sau này, Cha Congar nhớ lại, chiến lược của cha là quyết tâm phải kín đáo hết sức trong các vấn đề đại kết, nhất là trong các trước tác công khai: “Về phần tôi, tôi kín đáo hết sức trong các vấn đề rõ ràng có tính đại kết, nhất là việc xuất bản. Tôi thấy rằng việc kết án hay chính thức bác bỏ một cuốn sách như cuốn “Các Kitô Hữu Chia Rẽ” (Chrétiens Déunis) đã đẩy phong trào đại kết lui lại đến 30 năm. Ở một thời điểm đặc biệt như thế này, thiết tưởng tốt hơn nên giữ im lặng và không xuất bản chi hết” (9).
Năm sau, vào tháng Hai, Thánh Bộ Tín Lý ra lệnh cấm ấn bản tiếng Ý của cuốn “Canh Tân Đích Thực và Canh Tân Giả Hiệu Trong Giáo Hội” và cả các bản dịch sang tiếng khác nữa. Cha cũng được lệnh phải đệ trình mọi trước tác trong tương lai, gồm cả các bài điểm sách ngắn, cho Rôma. Cha sẵn sàng tuân theo nhưng bình luận riêng rằng hành động như thế cho thấy sự hẹp hòi không thể tin nổi nơi các nhà kiểm duyệt. Bất chấp sự kiểm duyệt ấy, các bản thảo của cha vẫn thỉnh thoảng được chấp thuận cho ấn hành, dù sau cuộc “rùng bố” các cha Đa Minh, như sẽ được nhắc ở dưới đây, việc kiểm duyệt của Rôma càng ngày càng nghiêm ngặt hơn.
Ngày 13 tháng 5 năm 1952, Cha Congar cùng các nhà đại kết học Công Giáo khác lập ra “Hội Nghị Công Giáo Cho Các Vấn Đề Đại Kết” với sự hỗ trợ của nhà thần học kiêm đại kết học Dòng Tên, Augustine Bea. Sau này, Bea trở thành Hồng Y Chủ Tịch đầu tiên của Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo của Vatican do Đức Gioan XXIII thiết lập và là người giữ tuyến đầu của mặt trận đại kết tại Công Đồng Vatican II. Bất chấp bầu không khí lúc đó trong Giáo Hội và việc Rôma dè dặt trước vấn đề qui tụ những người làm công việc đại kết lại với nhau, Cha Congar vẫn trì chí theo đuổi dự án của mình, cha trích dẫn lời một nhà văn linh đạo Pháp là Cha Lacordaire: “Từ lâu tôi vẫn nghĩ rằng thời điểm thuận lợi nhất để gieo trồng chính là thời điểm nhiễu nhương và sóng gió” (10). Hội nghị trên cuối cùng đã diễn ra hồi tháng 8 năm 1952. Chính Cha Congar cung cấp các khảo luận thần học để đọc trong hội nghị này. Cha cũng soạn các phúc trình để chia sẻ với Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, nhưng vì không có sự giao tiếp chính thức với tổ chức này, nên phúc trình trên được gửi đi mà không có chữ ký.
Trong khi diễn đàn đại kết xem ra đầy hứa hẹn đối với Cha Congar và các nhà đại kết học Công Giáo khác, thì các đám mây bão tố cũng đồng thời mỗi lúc một hội tụ thêm. Vào mùa thu năm 1953, Vatican chấm dứt cuộc thử nghiệm của các linh mục thợ ở Pháp, một thử nghiệm được sự ủng hộ hoàn toàn của Đức Hồng Y Emmanuel Suhard, Tổng Giám Mục Paris. Lời yêu cầu khẩn khoản của các chức sắc trong giáo hội Pháp mong cứu phong trào này đã không được đáp ứng, khiến Cha Congar nhận xét: “Người ta có thể kết án một giải pháp, nếu nó sai; nhưng người ta không thể kết án một vấn đề” (11).
Bão tố xẩy ra ngày 2 tháng 2 năm 1954, khi Bề Trên Cả Dòng Đa Minh ở Rôma là Cha Emanuel Suarez, người Tây Ban Nha, tới Paris theo lệnh của Thánh Bộ Tín Lý. Ba cha giám tỉnh Dòng Tên của Paris, Lyons và Toulouse bị bãi chức và bốn thần học gia lỗi lạc và có ảnh hưởng (Boisselet, Feret, Chenu và Congar) bị đày khỏi Paris. Cha Congar vốn biết Rôma chống đối các trước tác của mình về đại kết và canh tân Giáo Hội. Nên nếu có thần học gia nào bị kết án, thì trong số ấy chắc chắn có mình. Cha bị cấm không được giảng dạy và được lệnh phải có phép trước của Rôma mới được viết bất cứ điều gì. Phản ứng của cha hết sức tức khắc và trắng trợn: cha gọi hành động ấy là phi lý và đơn thuần không thể nào quan niệm được. Theo chính đề nghị của cha, bề trên đã sai cha qua Trường Thánh Kinh nổi tiếng tại Giêrusalem. Tại đây, cha viết cuốn “Mầu Nhiệm Đền Thờ” dưới sự kiểm duyệt của 6 chuyên gia và mất 3 năm mới xuất bản được. Ngày 9 tháng 2 năm đó, cha thổ lộ trong nhật ký: “Các giám mục đã khom lưng một cách thụ động và nô bộc: họ có một lòng tôn kính Rôma rất chân thành và như trẻ nhỏ, một thứ tôn kính con nít và thơ dại… đối với họ, đó là ‘Giáo Hội’… Nói cụ thể, Rôma là Giáo Hoàng, là toàn hệ thống các thánh bộ được xem như giáo hội ấy… Thánh Bộ Tín Lý, trên thực tế, đang cai quản giáo hội và buộc mọi người phải cúi đầu bằng sợ sệt và can thiệp. Nó chính là thứ Gestapo tối cao, bất khoan nhượng, không để ai bàn luận về các quyết định của mình” (12).
Trong thời gian ở Giêrusalem, dù ray rứt trước kinh nghiệm trên, cha vẫn tự hỏi xem mình có thể hợp tác với hệ thống ấy bao xa: “Hôm nay, tôi sợ rằng tính tuyệt đối và tính đơn thành của vâng lời đang lôi tôi vào việc đồng lõa với hệ thống khiếp đảm gồm những tố giác bí mật vốn là đặc điểm chủ yếu của Thánh Bộ Tín Lý… Nếu Cha Bề Trên Cả đã chế tài Chenu, Feret, Boisselot và tôi một cách không có lý do (tôi muốn nói: không có lý do nào khác ngoài sự không hài lòng của Thánh Bộ Tín Lý và các luật sĩ của triều giáo hoàng), thì quả ngài đang làm việc cho sự ngờ vực và dối trá hiện đè nặng trên ta một cách lầm lẫn… Người ta cần phải bác bỏ cái hệ thống ấy và các dối trá cố hữu trong nó” (13).
Tháng 9, cha được Thánh Bộ Tín Lý gọi về Rôma nhưng không bao giờ được phỏng vấn thực sự. Trong thời gian ở đó, cha không được phép giảng thuyết hay diễn giảng gì, cũng như không được gặp gỡ sinh viên trong các hành lang nơi cha cư ngụ. Tháng 2 năm 1955, cha được phái tới Blackfriars, một cơ sở nghiên cứu của Dòng Đa Minh tại Cambridge, nhưng vẫn bị cấm không được công khai diễn thuyết hay xuất bản chi. Sau này, cha nhắc tới thời gian ở Anh, coi nó như 11 tháng của nhiều khó khăn về ngôn ngữ, nhiều hạn chế đáng ghét đối với thừa tác vụ của cha, việc đi đứng và các tiếp xúc của cha với người Thệ Phản. Tháng 9 năm 1956, cha thổ lộ trong nhật ký: “Ở đây, tôi đã chịu đựng những cảm nhận khôn dò của sự trống rỗng và xa vắng. Không một bóng người. Không một sự vật nào. Chắc chắn khí hậu cũng đáng trách luôn… bên ngoài thì vướng mưa, phải đợi dưới cây cho mưa tạnh, nên tôi bắt đầu khóc một cách cay đắng. Liệu có phải tôi mãi mãi sẽ là một gã khốn cùng hay không? Hoàn toàn cô đơn, liệu tôi có mãi mãi cứ phải xách cặp đi khắp tứ phương hay không? Liệu tôi có sẽ mãi mãi là một kẻ mồ côi, không ai không sự vật nào bên cạnh hay không?...” (14).
Sau cùng, vào tháng 12 năm 1955, Cha Congar được phái tới nhà Dòng Đa Minh tại Strasbourg. Cộng đoàn này, hình như muốn tỏ lòng kính trọng và ủng hộ cha, bất chấp biện pháp kỷ luật của Rôma, nên đã bầu cha làm bề trên. Thời đó, các thẩm quyền tại Rôma chưa trực tiếp giám sát việc bầu các bề trên tu viện. Trong chức vụ này, chắc chắn cha được tự do hơn trong việc giảng thuyết, diễn giảng và nhận được sự hỗ trợ của cộng đoàn, nhưng đám mây ngờ vực vẫn lơ lửng trên đầu cha. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của Đức Tổng GM Weber của Strasbourg, cha trở lại Paris, nơi cha được tiếp tục thừa tác vụ mục vụ và công trình thần học của mình. Với việc lên ngôi của Đức GH Gioan XXIII vào năm 1959, bầu khí của Giáo Hội thay đổi một cách đáng kể. Khi còn là giáo sư giáo sử tại chủng viện giáo phận, Đức Hồng Y Roncalli từng bị một linh mục thuộc giáo phận Bergamo nặc danh tố cáo là có cảm tình với những người bị giáo triều coi là bất hảo (persona non grata). Có người kể lại rằng một trong những việc đầu tiên vị giáo hoàng vừa được bầu này làm là đi thẳng tới Thánh Bộ Tín Lý, lấy hồ sơ của mình ra xem và viết vào đó hàng chữ lớn: “tôi không phải là một tên lạc giáo”.
Ảnh hưởng bản thân của Cha Congar đối với Công Đồng Vatican II (1962-1965) đi xa hơn việc thuyết trình cho các nhóm giám mục quốc tế, giúp các ngài soạn thảo các văn kiện của công đồng. Tháng 7 năm 1960, cha được đề cử làm cố vấn thần học cho các ủy ban chuẩn bị, các hàng giáo phẩm quốc gia và nhiều giám mục cá thể, và sau đó trở thành chuyên viên chính thức của Công Đồng. Bàn tay của Cha Congar được nhận ra hầu như trong mọi tài liệu lớn do các nghị phụ Công Đồng ban hành. Trong số các tài liệu chính mang dấu ấn của cha ta thấy các bản văn về Mạc Khải, về Giáo Hội, về Đại Kết, về Truyền Giáo, về Đời Sống và Thừa Tác Vụ của Linh Mục và về Tự Do Tôn Giáo. Vatican II đã biện minh cho Cha Congar và nhiều thần học gia khác, trong đó có người bạn của của cha là Cha Chenu, người cũng bị Rôma bắt phải im tiếng hay bị kỷ luật. Các chân lý mà những người này làm chứng trong các thăm dò thần học và các suy tư của họ dần dần được hội nhập vào chính dòng giáo huấn của Giáo Hội. Cha được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong hồng y năm 1994. Vì lý do sức khỏe, cha xin được miễn không tham dự cơ mật viện. Một năm sau, cha qua đời.
Con đường dẫn tới những vinh dự cao quí ấy trong Giáo Hội, những vinh dự mà bản thân Cha Congar không bao giờ mưu cầu, quả đầy rẫy đau đớn và nhục hình công khai. Năm 1956, trong lá thư cảm động gửi cho mẹ, ngài bộc lộ hết lòng mình cho mẹ nghe: “Nói một cách thực tiễn, họ hủy diệt con bao nhiêu có thể. Mọi điều con tin và làm việc cho đều bị lấy đi… Dĩ nhiên, họ chưa làm thân thể con bị thương; cũng như chưa đụng đến linh hồn con hay cưỡng bức con phải làm điều gì. Nhưng con người đâu phải chỉ có da và linh hồn. Khi một ai đó là tông đồ tín lý, người ấy là hành động của mình, người ấy là các tình bằng hữu của mình, người ấy là các mối tương quan của mình, người ấy là cánh tay xã hội vươn dài của mình; họ đã lấy đi tất cả những cái đó khỏi con. Bây giờ, tất cả chỉ là đứng im, và trong thế đứng im ấy, con bị thương một cách trầm trọng. Họ đã rút gọn con lại thành con số giêrô và do đó, vì những mục tiêu thực tiễn, họ quả đã hủy diệt con. Đôi khi nhìn lại mọi điều con từng hy vọng trở nên và thực hiện, nhìn lại những điều con từng bắt đầu thực hiện, con đều bị tràn ngập bởi cõi lòng tan nát mênh mông” (15).
Việc Cha Congar biết đánh giá nhân đức kiên nhẫn và vai trò của thánh giá trong cuộc sống của những người mang danh cải cách vẫn còn vang vọng đến ngày nay: thánh giá là điều kiện của mọi công trình thánh thiện. Chính Thiên Chúa cũng vẫn hành động trong những điều đối với chúng ta chỉ là thánh giá. Chỉ bằng cách đó, cuộc sống ta mới thu đạt được một vài tính chân thực và sâu sắc nào đó… Chỉ khi nào, một con người chịu đau khổ vì các xác tín của mình, anh ta hay chị ta mới đạt được nơi mình một sức mạnh nào đó, một đức tính không thể chối cãi nào đó và đồng thời quyền được lắng nghe và kính trọng (16).
Cha Congar cũng đánh giá cao vai trò chủ chốt của lịch sử trong việc lên khuôn Giáo Hội và các giáo huấn của Giáo Hội trong các thời đại: cha tin rằng biết lịch sử là phương cách tốt nhất duy trì niềm tin tưởng trong Giáo Hội. Cha viết: “Thu lượm kiến thức lịch sử là cách chắc chắn nhất để có được lòng tin tưởng trong Giáo Hội. Lịch sử dạy rằng không có gì mới cả và Giáo Hội từng sống thoát nhiều hoàn cảnh còn đáng buồn và khó khăn hơn nhiều. Lịch sử là trường dạy khôn ngoan và kiên nhẫn vô bờ” (17). Quả là lời nhắn gửi giá trị cho thời ta, nhất là thời đang có những biến động khủng khiếp trong Giáo Hội hoàn vũ và trong Giáo Hội Việt Nam. Với những biến cố và con người như Roncalli và Congar, ta thấy rõ đường lối hành động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Những con người thực sự vì Giáo Hội, dù có lúc ai oán thốt lên những lời tưởng như nhục mạ, nhưng nếu biết kiên trì giữ vững con đường phục vụ chân lý, thì đến thời điểm thuận lợi, thuận lợi không phải cho mình mà là cho đức tin, vẫn góp phần sáng chói dẫn đưa anh em mình vào khúc quanh khác của lịch sử cứu rỗi.
Ghi chú
1. “Silenced for saying things Rome didn’t like to have said,” Yves Congar, National Catholic Reporter, 2 tháng 6, 2000, tr. 3.
2. Dialogue Between Christians, Yves Congar, London-Dublin: Chapman, 1996, tr. 34.
3. Dialogue, op. cit., tr. 44.
4. Dialogue, các tr. 44, 45.
5 Dialogue, tr. 10.
6. Divided Christendom: a Catholic study of the problem of reunion, Yves Congar, O. P., London: G. Bles, 1939, tr. 36.
7. Divided Christendom, tr. 38
8. Divided Christendom, ibid.
9. Divided Christendom, các tr. 39, 40.
10. Divided Christendom, tr. 41.
11. My Struggle for Freedom, Hans Kung, London: Continuum, 2002, tr. 101.
12. My Struggle for Freedom, tr. 104.
13. My Struggle for Freedom, tr. 102.
14. My Struggle for Freedom, tr. 112.
15. “Silenced for saying things…” tr. 3.
16. “Easter Hope,” Yves Congar, National Catholic Reporter, 21 tháng 4, 2002, Vol. CXXVII, Số 8, tr. 5..
17. “Raid on the Dominicans: The Repression of 1954,” Thomas O’Meara, America, 5 tháng 2, 1994, Vol. 170, số 4428, tr. 16.
Theo Robert Nugent SDS, thuộc dòng các linh mục Salvatorian Mỹ, tốt nghiệp Đại Học Yale và Đại Học Công Giáo Louvain, Bỉ. Địa chỉ e-mail cnew292@aol.com
Thuộc Dòng Đa Minh Pháp, Cha Congar là một trong các nhà tiên phong trong nền thần học của Giáo Hội về đại kết và vị trí của người giáo dân trong Giáo Hội. Cũng như hầu hết các nhà tiên phong đi khai phá đất mới, đi thăm dò đường đi nước bước, ngài gặp rất nhiều nghi ngờ, thù nghịch và chống đối cũng như chế tài từ phía giáo quyền. Có lúc, ngài đã bị ngăn cấm không được theo đuổi các công trình đại kết kể cả nói lẫn diễn thuyết và bị đày khỏi Pháp, Rôma và Anh. Trong suốt các biến cố ấy, ngài vẫn duy trì được một tình yêu sâu sắc đối với Giáo Hội và trung thành với Dòng cũng như các hiểu biết hết sức thông sáng của mình. Công trình bác học của ngài gây tác động sâu sắc đối với nền thần học hiện đại. Cuối cùng, ngài đã được minh oan và trở thành một trong các thần học gia sáng chói nhất của Công Đồng Vatican II. Trước khi qua đời không lâu, ngài còn được nâng lên hàng hồng y của Giáo Hội.
Năm 2004 đánh dấu lần sinh thứ 100 của bốn vĩ nhân thần học thế kỷ 20. Đó là Karl Rahner, Bernard Lonergan, John Courtney Murray và Yves Congar. Ngoài việc cùng chung năm sinh, cả bốn người này đều là những nhà tiên phong mà tác động đối với việc khai triển nền thần học hiện đại đến tận ngày nay vẫn còn được cảm nhận. Trong tư cách tư tưởng gia độc đáo và đầy sáng tạo, chỉ trừ Lonergan, ba người kia đều khiến giáo quyền tại Rôma nghi ngờ và ra hình phạt. Nhưng Congar là người bị chế tài nặng nề hơn cả.
Tháng 9 năm 1956, ngài viết thư cho thân mẫu giải thích lý do tại sao cha bị giáo quyền bắt phải im lặng trước đó hai năm: “Dưới mắt họ, điều làm con sai không phải là đã nói những điều lầm lạc mà là nói những điều họ không thích con nói” (1). Quan tâm sâu sắc đối với chân lý khiến cha tiếp tục nói những điều mà một số thẩm quyền trong Giáo Hội không muốn nghe trong suốt cuộc đời viết lách của cha từ cuối thập niên 1930 tới năm 1982 khi cha cho xuất bản tác phẩm cuối cùng. Chủ trương của cha cho rằng thuật ngữ linh mục thời các Tông Đồ có ý chỉ các linh mục theo phẩm trật Lêvi và chính xác hơn, chỉ Chúa Kitô hay người được rửa tội, chứ không chỉ các thừa tác viên thuộc phẩm trật Giáo Hội, là một chủ trương cách mạng hồi bấy giờ.
Trong hầu hết cuộc đời viết lách của mình, Cha Congar không ngừng làm việc dưới sự soi mói “tận tình” của các giới chức Vatican. Họ không ngừng lên án, tỏ ý nghi ngờ và tìm cách hạn chế các trước tác và thừa tác vụ của cha. Cha từng viết: “Từ đầu năm 1947 cho tới cuối năm 1956, tôi không biết điều gì phát xuất từ khu vực ấy (Rôma) mà chỉ là một loạt bất tận các tố cáo, cảnh giác, các biện pháp hạn chế và kỳ thị, cũng như can thiệp đầy nghi ngờ” (2). Tuy nhiên, tình thế ấy không chủ ý kéo dài mãi mãi, nhờ thế việc bắt cha im lặng chỉ là một can thiệp ngắn nhưng rất đau đớn trong sự nghiệp trung thành phục vụ Giáo Hội hết sức sáng chói. Cuối cùng, Giáo Hội đã tiếp nhận các quan điểm của cha và vinh danh cha vì những quan điểm ấy, nhưng chỉ sau một cuộc vật lộn không ngắn và đầy chông gai với các thẩm quyền tại Rôma ở cấp cao nhất. Trình thuật bản thân về việc cha xử lý điều được cha gọi là “Roman hydra” (Hydra= quái vật trong thần thoại Hy Lạp, giống con rắn nhiều đầu, chặt đi mọc đầu khác) đã được kể lại trong Nhật Ký Một Nhà Thần Học (Journal d’un théologien) 1946-1956.
Có lần, Cha Congar mô tả mình như một người thiếu kiên nhẫn: “Tôi thiếu kiên nhẫn trong những việc tầm thường. Như không thể đứng chờ xe búyt chẳng hạn” (3). Tuy nhiên, mối liên hệ lâu dài và căng thẳng với các nhà cầm quyền trong Giáo Hội mà đặc điểm là một lòng kiên nhẫn vô giới hạn đã mâu thuẫn hẳn với thú nhận trên. Cha tin rằng là một nhà cải cách, cha phải tránh cơn cám dỗ, trong đó, vừa mới gieo hạt đã vội vàng giục nó nẩy mầm để mình còn dọn dẹp đồng áng. Cha viết: “Người quá vội vã, chỉ muốn ngay tức khắc nắm được đối tượng thèm muốn của mình cũng là người không có khả năng nắm được nó. Người gieo kiên nhẫn, ủy thác hạt giống mình cho đất, cho mặt trời, mới là người của hy vọng. Coventry Patmore từng nói rằng đối với người biết chờ đợi, mọi sự sẽ tự biểu lộ ra, miễn là họ có can đảm đừng từ chối trong bóng tối điều đã thấy dưới ánh sáng” (4).
Tuy nhiên, sự khôn ngoan trên vẫn không ngăn cản cha khỏi điều cha vẫn gọi là sự khó chịu cứ phải liên tục thúc đẩy, thăm dò, thách thức và hết sức cố gắng bao nhiêu có thể để trình bày quan điểm của mình về Giáo Hội. Các khó khăn bản thân của cha với các nhà hữu quyền trong Giáo Hội góp phần cả vào công trình canh tân Giáo Hội lẫn việc tăng trưởng thiêng liêng của chính cha.
Cha Yves Congar sinh năm 1904 tại Sedan, vùng Ardennes của Pháp. Vào lúc đó, người đồng bào của cha là nhà khoa học Dòng Tên Teilhard de Chardin đang giảng dạy tại một học viện của Dòng. Giống các tác phẩm của Congar về các chủ đề khác, các trước tác của Teilhard về tội nguyên tổ và biến hóa cũng bị Vatican áp dụng kỷ luật.
Đầu tuổi 20, Congar sống 3 năm trong một đan viện Cát Minh, nơi cha gặp gỡ nền triết học Thomist qua công trình của triết gia giáo dân nổi tiếng là Jacques Maritain và thần học gia Dòng Đa Minh là Cha Reginald Garrigou-Lagrange. Mấy năm sau, Cha Lagrange, lúc ấy là một cố vấn có ảnh hưởng của Thánh Bộ Tín Lý (Holy Office), trở thành người ủng hộ Teilhard hơn ai hết. Congar cũng bị lôi cuốn vào Dòng Biển Đức và sau khi sống với Dòng này một thời gian, cha đã quyết định vào nhà tập của Dòng Đa Minh Pháp tại Amiens. Sau thời gian học thần học tại chủng viện Saulchoir ở Etiolles, gần Paris, nơi người ta nhấn mạnh tới thần học lịch sử, Congar được thụ phong linh mục vào năm 1930. Ngay từ năm 1929, Congar đã nhận ra ơn gọi phải làm việc cho chính nghĩa đại kết, do đó, tháng 10 năm 1931, ngài chọn làm chủ đề Tính Hợp Nhất của Giáo Hội (The Unity of the Church) cho chủ đề luận án tiến sĩ.
Sau khi được thụ phong, Congar dạy thần học trong 8 năm tại Saulchoir. Vào giữa thập niên 1950, trường này là tâm điểm của một cuộc tranh luận thần học phát sinh từ việc sa thải một số giáo sư danh tiếng trong đó có một trong các giáo sư cũ của Congar đó là thần học gia Dòng Đa Minh, Marie Dominique Chenu. Cha Chenu, người chỉ hơn Congar 9 tuổi, nhưng đóng một vai trò quan trọng trong việc đào luyện thần học cho Congar. Chính Cha Chenu đã dẫn khởi Congar vào công trình đại kết của Hội Nghị Đức Tin Và Mệnh Lệnh (Faith and Order) năm 1927 tại Lausanne và vào tư tưởng của Johannan Adam Mohler mà tác phẩm dọn đường về Giáo Hội sẽ được Congar phiên dịch năm 1938.
Các học giả nổi danh khác từng gây ảnh hưởng đối với việc phát triển trí thức của Congar có Etienne Gilson, Jacques Maritain và nhà huyền nhiệm học Nga, Nicholas Berdyaeve. Congar cũng nghiên cứu Luther, Mohler và Barth. Ngay buổi đầu hoạt động khoa bảng, Congar đã giao tiếp với thần học gia Thệ Phản hàng đầu là Karl Barth và mùa xuân năm 1932, đã kết thân với Dom Lambert Beauduin, người đã theo yêu cầu của Đức Piô XI vào năm 1925 mà lập ra một đan viện cho các đan sĩ thuộc cả hai nghi lễ Đông và Tây Phương. Lúc hai người gặp nhau, thì Cha Beauduin đang bị nghi ngờ và phải sống lưu đày vì Rôma không hài lòng với công việc và tư tưởng của ngài.
Trước đó, Congar cũng đã rõ khuynh hướng của Giáo Hội hay lên án các đổi mới khi L’Action Française, một phong trào xã hội Công Giáo Pháp, bị Đức Piô XI kết án (sau đó, được Đức Piô XII phục hồi). Trong nhật ký riêng, Congar thắc mắc tại sao Giáo Hội luôn phải kết án một cách vội vã và không cần giải thích lý do như thế. Congar bắt đầu hiểu ra rằng bất cứ ai cổ vũ chính nghĩa hợp nhất Kitô Giáo trong những ngày sớm sủa ấy đều ít nhiều bị giáo quyền bác bỏ. Cha biết rằng những nhà tiên phong buổi đầu “từng đạt được điều gì đó và từng mở được con đường nào mới đều phải gặp khó khăn” (5). Có lẽ từ những ngày đó, cha đã, một cách vô thức, tự chuẩn bị trước để đón nhận mọi vấn nạn và thử thách mà cuối cùng cha sẽ gặp trong công trình hợp nhất và canh tân Giáo Hội của mình sau này.
Sau khi gặp Abbé Courtier, một linh mục ở Lyon và là cha đẻ của ý niệm cầu nguyện phổ quát cho hợp nhất, năm 1936, Congar được mời giảng một loạt bài giảng tại tuần bát nhật hợp nhất Kitô Giáo đầu tiên tổ chức tại nhà thờ lịch sử Sacré Coeur thuộc khu Monmartre của Paris. Những bài giảng này sau đó đã trở thành nền cho cuốn sách của ngài tựa là “Divided Christendom: a Catholic Study of the Problem of Reunion” (Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ: Một Nghiên Cứu Công Giáo về Vấn Đề Tái Thống Nhất) ấn hành năm 1937. Cuốn sách này, cuốn đầu tiên khiến các nhà hữu quyền tại Rôma chú ý, biện luận rằng các giáo phái Kitô khác có khi cũng duy trì được nhiều yếu tố của Kitô Giáo còn khá hơn Giáo Hội Công Giáo. Việc thuyết giảng cho sự hợp nhất Kitô Giáo từ đó trở thành tập chú mục vụ suốt đời của Cha Congar. Từ đó trở đi, mỗi năm vào tháng Giêng, Cha đều được mời giảng tại một nơi nào đó trên thế giới trong Tuần Bát Nhật Hợp Nhất Kitô Giáo.
Năm sau, tức năm 1937, lần đầu tiên, Cha Congar nhận được gợi ý từ Rôma cho thấy cha bị lưu ý, khi vị Quốc Vụ Khanh của Đức Piô XI là Đức Hồng Y Eugenio Pacelli ra lệnh cấm không cho cha làm quan sát viên chính thức, dù không tham dự, tại một hội nghị đại kết mà chính Cha Congar có giúp tay tổ chức tại Oxford, Anh Quốc. Mấy năm sau, cha có dịp qua Anh nhưng trong một hoàn cảnh rất khác, đúng hơn, rất không vui.
Năm 1939, Cha Chenu và Cha Congar được cha Bề Trên Cả Dòng Đa Minh triệu tập về Paris và cảnh cáo rằng các trước tác thần học của các cha đang gây ra nhiều khó khăn nghiêm trọng. Cuốn “Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ” của Cha Congar làm Thánh Bộ Tín Lý lo ngại, tuy không ai cho cha biết chính xác đâu là vấn đề. Cùng năm đó, Cha Congar phải nhập ngũ làm tuyên úy quân đội và trong các năm 1940-1945 bị bắt làm tù binh của Đức Quốc Xã tại Prussia, Saxony và Silesia. Tháng Ba năm 1942, khi đang bị giam, cha bị công khai chỉ trích bởi một viên chức không nêu danh của Vatican trên tờ L’Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa Thánh. Nhiều tin xấu khác được bạn bè dùng thư gửi tới trong mùa xuân năm 1942, như việc Cha Chenu bị sa thải khỏi chức viện trưởng chủng viện Saulchoir và sách của ngài bị liệt vào bảng các sách bị cấm của Giáo Hội. Cha Congar cho rằng nhờ ở ngoài xứ sở, mà cha chưa bị đụng tới.
Năm 1946, có tin đồn cho hay Rôma sắp thẳng tay trừng trị, báo hiệu một chuyển hướng mới của triều đại Đức Piô XII. Các lo ngại của Rôma đối với tác phẩm “Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ” vẫn còn dai dẳng, ngoài ra còn nhiều phản biện mới đối với các trước tác khác của cha Congar. Tháng Mười Hai năm 1947, cha không được phép viết một bài về phong trào đại kết Công Giáo theo yêu cầu của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới để chuẩn bị cho cuộc hội nghị tại Amsterdam vào năm sau. Trong khi ấy, cuốn “Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ” đã bán hết và đang được yêu cầu cho in lại. Nhà xuất bản yêu cầu cha chuẩn bị ấn bản mới. Các bề trên nhà dòng yêu cầu cha phải nạp bất cứ sửa đổi nào để kiểm duyệt tránh mọi phiền phức hơn nữa với Rôma. Cha Congar cần tới 6 tháng mới hoàn tất và ngày 2 tháng 10 năm 1948, bản thảo mới được đệ trình cho Rôma. Cha không nghe động tĩnh gì về nó cho tới tận ngày 17 tháng 8 năm 1950, lúc cha được chỉ thị rằng dưới ánh sáng thông điệp sắp tới, tức thông điệp Humani Generis, cha cần phải sửa đổi thêm ít điều, nhưng những điều nào, thì cha không được biết rõ.
Sau này, Cha Congar tuyên bố rằng chiến thuật này của các bề trên của cha thực ra là âm mưu của họ muốn hạn chế vai trò của các nhà kiểm duyệt của Tòa Thánh bằng cách để cha tự đưa ra một bản văn thỏa đáng. Vì giữa lần xuất bản đầu tiên và lần duyệt lại này, nhiều thay đổi đã diễn ra trong thế giới đại kết, nên cha Congar hoàn toàn bỏ rơi dự án này. Năm 1966, khi suy nghĩ về các diễn biến này, cha cho hay ngay lúc ấy Rôma không gây trở ngại gì nếu cha cho tái bản tác phẩm, chỉ vì cha thấy tình thế đại kết đã thay đổi quá nhiều mà thôi: “Điều mà tôi có lần bị chỉ trích nay đã được mọi nhà đại kết học tiếp nhận” (6).
Năm 1947, một năm trước cuộc gặp gỡ đại kết các giáo hội tại Amsterdam, tức cuộc gặp gỡ đã hình thành ra Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, Cha Congar được các nhà tổ chức yêu cầu đệ nạp danh sách 10 người xứng đáng đại diện cho Giáo Hội Công Giáo. Chắc chắn lời yêu cầu này được đưa ra vì danh tiếng lừng lẫy của cha trong lãnh vực đại kết. Trong khi ấy, Cha Congar gặp Đức Hồng Y Emanuel Suhard của Paris để xin ý kiến và được ngài cho phép viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Utrecht để đề nghị 10 hay 12 quan sát viên Công Giáo chính thức. Đức HY Suhard có cảm tưởng là Cha Congar được phép của Rôma để đề cử 4 quan sát viên, nhưng sự việc không phải như thế. Phụ Tá Tổng Thư Ký Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới đơn thuần chỉ muốn trực tiếp liên hệ với những người Công Giáo hiểu biết và có cảm tình với phong trào đại kết, cho nên mới nhờ Cha Congar đề nghị các nhân vật nói trên. Cha Congar vốn có tiếng là cởi mở đối với người Thệ Phản, dù không hẳn có tiếng trong cộng đồng Công Giáo.
Cuối cùng Rôma cũng được thông báo về các cuộc thương lượng này và ngày 6 tháng 6 năm 1948, đã ra một cảnh cáo dành quyền đề cử quan sát viên cho cuộc gặp gỡ tại Amsterdam. Việc ấy khiến Cha Congar hy vọng ít ra cũng có một vài người Công Giáo hiện diện trong cuộc gặp gỡ đại kết ấy. Nhưng hy vọng ấy bị dập tắt vào ngày 28 tháng 6 khi Đức HY của Utretch thông báo cho Cha Congar hay Thánh Bộ Tín Lý không cho phép người Công Giáo tham gia cuộc gặp gỡ Amsterdam. Việc xẩy ra sau đó là một số chuyên gia Công Giáo có mặt ở Amsterdam trong thời gian có cuộc gặp gỡ, nhưng không với tư cách quan sát viên chính thức và do đó không thực sự tham gia cuộc gặp gỡ. Trọn bộ kinh nghiệm trên đem lại cho Cha Congar một bài học đau lòng. Và đó cũng là khúc quanh quan trọng trong đời cha. Cha cho hay cha không được đào tạo cho bất cứ loại thương thảo nào cần đến khôn ngoan, khéo xử và cẩn trọng, nhưng cha cũng biết nhiều điều hơn thế: “Rất có thể tôi cũng có một trong những khả năng đó, nhưng chắc chắn không có cả mọi thứ. Thêm vào đó, tôi còn bị nghi ngờ hết thuốc chữa và bị canh chừng; các hành động của tôi, thật hay tưởng tượng, đều bị giải thích sẵn một cách đáng trách” (7).
Ngày 20 tháng 12 năm 1949, rõ ràng do biến cố trên, Thánh Bộ Tín Lý công bố các chỉ dẫn cho việc người Công Giáo chính thức tham gia phong trào đại kết. Các chỉ dẫn này thực tế đã hợp pháp hóa, dù với nhiều giới hạn, điều đã được thực hiện tại nhiều nơi. Cha Congar không chỉ trích các giới hạn trên và minh xác rằng cha không bao giờ “cả trước lẫn từ đó trở đi, tham dự một cuộc gặp gỡ nào mà không được phép như thường lệ, cũng như không bao giờ ấn hành một dòng chữ nào ngược với luật lệ áp đặt lên tôi” (8). Các luật lệ và giới hạn càng ngặt nghèo hơn sau năm 1950 là năm công bố Thông Điệp Humani Generis. Dù vậy, Cha Congar vẫn lo liệu để ấn hành được tác phẩm đầy khai phá và được nhiều người chào đón là cuốn “Canh Tân Đích Thực và Canh Tân Giả Hiệu Trong Giáo Hội” vào cuối năm đó.
Theo ý kiến nhiều người, phong trào đại kết nhận được một cú sốc khác, khi, vào năm 1950, Đức Piô XII công bố là vô ngộ tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời. Sau này, Cha Congar nhớ lại, chiến lược của cha là quyết tâm phải kín đáo hết sức trong các vấn đề đại kết, nhất là trong các trước tác công khai: “Về phần tôi, tôi kín đáo hết sức trong các vấn đề rõ ràng có tính đại kết, nhất là việc xuất bản. Tôi thấy rằng việc kết án hay chính thức bác bỏ một cuốn sách như cuốn “Các Kitô Hữu Chia Rẽ” (Chrétiens Déunis) đã đẩy phong trào đại kết lui lại đến 30 năm. Ở một thời điểm đặc biệt như thế này, thiết tưởng tốt hơn nên giữ im lặng và không xuất bản chi hết” (9).
Năm sau, vào tháng Hai, Thánh Bộ Tín Lý ra lệnh cấm ấn bản tiếng Ý của cuốn “Canh Tân Đích Thực và Canh Tân Giả Hiệu Trong Giáo Hội” và cả các bản dịch sang tiếng khác nữa. Cha cũng được lệnh phải đệ trình mọi trước tác trong tương lai, gồm cả các bài điểm sách ngắn, cho Rôma. Cha sẵn sàng tuân theo nhưng bình luận riêng rằng hành động như thế cho thấy sự hẹp hòi không thể tin nổi nơi các nhà kiểm duyệt. Bất chấp sự kiểm duyệt ấy, các bản thảo của cha vẫn thỉnh thoảng được chấp thuận cho ấn hành, dù sau cuộc “rùng bố” các cha Đa Minh, như sẽ được nhắc ở dưới đây, việc kiểm duyệt của Rôma càng ngày càng nghiêm ngặt hơn.
Ngày 13 tháng 5 năm 1952, Cha Congar cùng các nhà đại kết học Công Giáo khác lập ra “Hội Nghị Công Giáo Cho Các Vấn Đề Đại Kết” với sự hỗ trợ của nhà thần học kiêm đại kết học Dòng Tên, Augustine Bea. Sau này, Bea trở thành Hồng Y Chủ Tịch đầu tiên của Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo của Vatican do Đức Gioan XXIII thiết lập và là người giữ tuyến đầu của mặt trận đại kết tại Công Đồng Vatican II. Bất chấp bầu không khí lúc đó trong Giáo Hội và việc Rôma dè dặt trước vấn đề qui tụ những người làm công việc đại kết lại với nhau, Cha Congar vẫn trì chí theo đuổi dự án của mình, cha trích dẫn lời một nhà văn linh đạo Pháp là Cha Lacordaire: “Từ lâu tôi vẫn nghĩ rằng thời điểm thuận lợi nhất để gieo trồng chính là thời điểm nhiễu nhương và sóng gió” (10). Hội nghị trên cuối cùng đã diễn ra hồi tháng 8 năm 1952. Chính Cha Congar cung cấp các khảo luận thần học để đọc trong hội nghị này. Cha cũng soạn các phúc trình để chia sẻ với Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, nhưng vì không có sự giao tiếp chính thức với tổ chức này, nên phúc trình trên được gửi đi mà không có chữ ký.
Trong khi diễn đàn đại kết xem ra đầy hứa hẹn đối với Cha Congar và các nhà đại kết học Công Giáo khác, thì các đám mây bão tố cũng đồng thời mỗi lúc một hội tụ thêm. Vào mùa thu năm 1953, Vatican chấm dứt cuộc thử nghiệm của các linh mục thợ ở Pháp, một thử nghiệm được sự ủng hộ hoàn toàn của Đức Hồng Y Emmanuel Suhard, Tổng Giám Mục Paris. Lời yêu cầu khẩn khoản của các chức sắc trong giáo hội Pháp mong cứu phong trào này đã không được đáp ứng, khiến Cha Congar nhận xét: “Người ta có thể kết án một giải pháp, nếu nó sai; nhưng người ta không thể kết án một vấn đề” (11).
Bão tố xẩy ra ngày 2 tháng 2 năm 1954, khi Bề Trên Cả Dòng Đa Minh ở Rôma là Cha Emanuel Suarez, người Tây Ban Nha, tới Paris theo lệnh của Thánh Bộ Tín Lý. Ba cha giám tỉnh Dòng Tên của Paris, Lyons và Toulouse bị bãi chức và bốn thần học gia lỗi lạc và có ảnh hưởng (Boisselet, Feret, Chenu và Congar) bị đày khỏi Paris. Cha Congar vốn biết Rôma chống đối các trước tác của mình về đại kết và canh tân Giáo Hội. Nên nếu có thần học gia nào bị kết án, thì trong số ấy chắc chắn có mình. Cha bị cấm không được giảng dạy và được lệnh phải có phép trước của Rôma mới được viết bất cứ điều gì. Phản ứng của cha hết sức tức khắc và trắng trợn: cha gọi hành động ấy là phi lý và đơn thuần không thể nào quan niệm được. Theo chính đề nghị của cha, bề trên đã sai cha qua Trường Thánh Kinh nổi tiếng tại Giêrusalem. Tại đây, cha viết cuốn “Mầu Nhiệm Đền Thờ” dưới sự kiểm duyệt của 6 chuyên gia và mất 3 năm mới xuất bản được. Ngày 9 tháng 2 năm đó, cha thổ lộ trong nhật ký: “Các giám mục đã khom lưng một cách thụ động và nô bộc: họ có một lòng tôn kính Rôma rất chân thành và như trẻ nhỏ, một thứ tôn kính con nít và thơ dại… đối với họ, đó là ‘Giáo Hội’… Nói cụ thể, Rôma là Giáo Hoàng, là toàn hệ thống các thánh bộ được xem như giáo hội ấy… Thánh Bộ Tín Lý, trên thực tế, đang cai quản giáo hội và buộc mọi người phải cúi đầu bằng sợ sệt và can thiệp. Nó chính là thứ Gestapo tối cao, bất khoan nhượng, không để ai bàn luận về các quyết định của mình” (12).
Trong thời gian ở Giêrusalem, dù ray rứt trước kinh nghiệm trên, cha vẫn tự hỏi xem mình có thể hợp tác với hệ thống ấy bao xa: “Hôm nay, tôi sợ rằng tính tuyệt đối và tính đơn thành của vâng lời đang lôi tôi vào việc đồng lõa với hệ thống khiếp đảm gồm những tố giác bí mật vốn là đặc điểm chủ yếu của Thánh Bộ Tín Lý… Nếu Cha Bề Trên Cả đã chế tài Chenu, Feret, Boisselot và tôi một cách không có lý do (tôi muốn nói: không có lý do nào khác ngoài sự không hài lòng của Thánh Bộ Tín Lý và các luật sĩ của triều giáo hoàng), thì quả ngài đang làm việc cho sự ngờ vực và dối trá hiện đè nặng trên ta một cách lầm lẫn… Người ta cần phải bác bỏ cái hệ thống ấy và các dối trá cố hữu trong nó” (13).
Tháng 9, cha được Thánh Bộ Tín Lý gọi về Rôma nhưng không bao giờ được phỏng vấn thực sự. Trong thời gian ở đó, cha không được phép giảng thuyết hay diễn giảng gì, cũng như không được gặp gỡ sinh viên trong các hành lang nơi cha cư ngụ. Tháng 2 năm 1955, cha được phái tới Blackfriars, một cơ sở nghiên cứu của Dòng Đa Minh tại Cambridge, nhưng vẫn bị cấm không được công khai diễn thuyết hay xuất bản chi. Sau này, cha nhắc tới thời gian ở Anh, coi nó như 11 tháng của nhiều khó khăn về ngôn ngữ, nhiều hạn chế đáng ghét đối với thừa tác vụ của cha, việc đi đứng và các tiếp xúc của cha với người Thệ Phản. Tháng 9 năm 1956, cha thổ lộ trong nhật ký: “Ở đây, tôi đã chịu đựng những cảm nhận khôn dò của sự trống rỗng và xa vắng. Không một bóng người. Không một sự vật nào. Chắc chắn khí hậu cũng đáng trách luôn… bên ngoài thì vướng mưa, phải đợi dưới cây cho mưa tạnh, nên tôi bắt đầu khóc một cách cay đắng. Liệu có phải tôi mãi mãi sẽ là một gã khốn cùng hay không? Hoàn toàn cô đơn, liệu tôi có mãi mãi cứ phải xách cặp đi khắp tứ phương hay không? Liệu tôi có sẽ mãi mãi là một kẻ mồ côi, không ai không sự vật nào bên cạnh hay không?...” (14).
Sau cùng, vào tháng 12 năm 1955, Cha Congar được phái tới nhà Dòng Đa Minh tại Strasbourg. Cộng đoàn này, hình như muốn tỏ lòng kính trọng và ủng hộ cha, bất chấp biện pháp kỷ luật của Rôma, nên đã bầu cha làm bề trên. Thời đó, các thẩm quyền tại Rôma chưa trực tiếp giám sát việc bầu các bề trên tu viện. Trong chức vụ này, chắc chắn cha được tự do hơn trong việc giảng thuyết, diễn giảng và nhận được sự hỗ trợ của cộng đoàn, nhưng đám mây ngờ vực vẫn lơ lửng trên đầu cha. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của Đức Tổng GM Weber của Strasbourg, cha trở lại Paris, nơi cha được tiếp tục thừa tác vụ mục vụ và công trình thần học của mình. Với việc lên ngôi của Đức GH Gioan XXIII vào năm 1959, bầu khí của Giáo Hội thay đổi một cách đáng kể. Khi còn là giáo sư giáo sử tại chủng viện giáo phận, Đức Hồng Y Roncalli từng bị một linh mục thuộc giáo phận Bergamo nặc danh tố cáo là có cảm tình với những người bị giáo triều coi là bất hảo (persona non grata). Có người kể lại rằng một trong những việc đầu tiên vị giáo hoàng vừa được bầu này làm là đi thẳng tới Thánh Bộ Tín Lý, lấy hồ sơ của mình ra xem và viết vào đó hàng chữ lớn: “tôi không phải là một tên lạc giáo”.
Ảnh hưởng bản thân của Cha Congar đối với Công Đồng Vatican II (1962-1965) đi xa hơn việc thuyết trình cho các nhóm giám mục quốc tế, giúp các ngài soạn thảo các văn kiện của công đồng. Tháng 7 năm 1960, cha được đề cử làm cố vấn thần học cho các ủy ban chuẩn bị, các hàng giáo phẩm quốc gia và nhiều giám mục cá thể, và sau đó trở thành chuyên viên chính thức của Công Đồng. Bàn tay của Cha Congar được nhận ra hầu như trong mọi tài liệu lớn do các nghị phụ Công Đồng ban hành. Trong số các tài liệu chính mang dấu ấn của cha ta thấy các bản văn về Mạc Khải, về Giáo Hội, về Đại Kết, về Truyền Giáo, về Đời Sống và Thừa Tác Vụ của Linh Mục và về Tự Do Tôn Giáo. Vatican II đã biện minh cho Cha Congar và nhiều thần học gia khác, trong đó có người bạn của của cha là Cha Chenu, người cũng bị Rôma bắt phải im tiếng hay bị kỷ luật. Các chân lý mà những người này làm chứng trong các thăm dò thần học và các suy tư của họ dần dần được hội nhập vào chính dòng giáo huấn của Giáo Hội. Cha được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong hồng y năm 1994. Vì lý do sức khỏe, cha xin được miễn không tham dự cơ mật viện. Một năm sau, cha qua đời.
Con đường dẫn tới những vinh dự cao quí ấy trong Giáo Hội, những vinh dự mà bản thân Cha Congar không bao giờ mưu cầu, quả đầy rẫy đau đớn và nhục hình công khai. Năm 1956, trong lá thư cảm động gửi cho mẹ, ngài bộc lộ hết lòng mình cho mẹ nghe: “Nói một cách thực tiễn, họ hủy diệt con bao nhiêu có thể. Mọi điều con tin và làm việc cho đều bị lấy đi… Dĩ nhiên, họ chưa làm thân thể con bị thương; cũng như chưa đụng đến linh hồn con hay cưỡng bức con phải làm điều gì. Nhưng con người đâu phải chỉ có da và linh hồn. Khi một ai đó là tông đồ tín lý, người ấy là hành động của mình, người ấy là các tình bằng hữu của mình, người ấy là các mối tương quan của mình, người ấy là cánh tay xã hội vươn dài của mình; họ đã lấy đi tất cả những cái đó khỏi con. Bây giờ, tất cả chỉ là đứng im, và trong thế đứng im ấy, con bị thương một cách trầm trọng. Họ đã rút gọn con lại thành con số giêrô và do đó, vì những mục tiêu thực tiễn, họ quả đã hủy diệt con. Đôi khi nhìn lại mọi điều con từng hy vọng trở nên và thực hiện, nhìn lại những điều con từng bắt đầu thực hiện, con đều bị tràn ngập bởi cõi lòng tan nát mênh mông” (15).
Việc Cha Congar biết đánh giá nhân đức kiên nhẫn và vai trò của thánh giá trong cuộc sống của những người mang danh cải cách vẫn còn vang vọng đến ngày nay: thánh giá là điều kiện của mọi công trình thánh thiện. Chính Thiên Chúa cũng vẫn hành động trong những điều đối với chúng ta chỉ là thánh giá. Chỉ bằng cách đó, cuộc sống ta mới thu đạt được một vài tính chân thực và sâu sắc nào đó… Chỉ khi nào, một con người chịu đau khổ vì các xác tín của mình, anh ta hay chị ta mới đạt được nơi mình một sức mạnh nào đó, một đức tính không thể chối cãi nào đó và đồng thời quyền được lắng nghe và kính trọng (16).
Cha Congar cũng đánh giá cao vai trò chủ chốt của lịch sử trong việc lên khuôn Giáo Hội và các giáo huấn của Giáo Hội trong các thời đại: cha tin rằng biết lịch sử là phương cách tốt nhất duy trì niềm tin tưởng trong Giáo Hội. Cha viết: “Thu lượm kiến thức lịch sử là cách chắc chắn nhất để có được lòng tin tưởng trong Giáo Hội. Lịch sử dạy rằng không có gì mới cả và Giáo Hội từng sống thoát nhiều hoàn cảnh còn đáng buồn và khó khăn hơn nhiều. Lịch sử là trường dạy khôn ngoan và kiên nhẫn vô bờ” (17). Quả là lời nhắn gửi giá trị cho thời ta, nhất là thời đang có những biến động khủng khiếp trong Giáo Hội hoàn vũ và trong Giáo Hội Việt Nam. Với những biến cố và con người như Roncalli và Congar, ta thấy rõ đường lối hành động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Những con người thực sự vì Giáo Hội, dù có lúc ai oán thốt lên những lời tưởng như nhục mạ, nhưng nếu biết kiên trì giữ vững con đường phục vụ chân lý, thì đến thời điểm thuận lợi, thuận lợi không phải cho mình mà là cho đức tin, vẫn góp phần sáng chói dẫn đưa anh em mình vào khúc quanh khác của lịch sử cứu rỗi.
Ghi chú
1. “Silenced for saying things Rome didn’t like to have said,” Yves Congar, National Catholic Reporter, 2 tháng 6, 2000, tr. 3.
2. Dialogue Between Christians, Yves Congar, London-Dublin: Chapman, 1996, tr. 34.
3. Dialogue, op. cit., tr. 44.
4. Dialogue, các tr. 44, 45.
5 Dialogue, tr. 10.
6. Divided Christendom: a Catholic study of the problem of reunion, Yves Congar, O. P., London: G. Bles, 1939, tr. 36.
7. Divided Christendom, tr. 38
8. Divided Christendom, ibid.
9. Divided Christendom, các tr. 39, 40.
10. Divided Christendom, tr. 41.
11. My Struggle for Freedom, Hans Kung, London: Continuum, 2002, tr. 101.
12. My Struggle for Freedom, tr. 104.
13. My Struggle for Freedom, tr. 102.
14. My Struggle for Freedom, tr. 112.
15. “Silenced for saying things…” tr. 3.
16. “Easter Hope,” Yves Congar, National Catholic Reporter, 21 tháng 4, 2002, Vol. CXXVII, Số 8, tr. 5..
17. “Raid on the Dominicans: The Repression of 1954,” Thomas O’Meara, America, 5 tháng 2, 1994, Vol. 170, số 4428, tr. 16.
Theo Robert Nugent SDS, thuộc dòng các linh mục Salvatorian Mỹ, tốt nghiệp Đại Học Yale và Đại Học Công Giáo Louvain, Bỉ. Địa chỉ e-mail cnew292@aol.com