"Em con đã chết nay sống lại". (Lc 15, 1-3. 11-32.
Chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu về người con hoang đàng này thì không ai mà không biết, và trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, tôi thiết tưởng chắc ai cũng một lần trong đời đã trở thành người con hoang đàng và tội lỗi của cha mẹ, chắc chỉ trừ những người con nếu không hoang đàng, thì phải có cái tánh nhút nhát nên mới không ra khỏi nhà, để sống một cuộc đời có tự do có thám hiểm.
Dựa theo câu chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu ở trên thì chúng ta thấy người Cha này quả ông có của cải và tiền bạc, nên cậu con út này mới mạnh dạn xin với cha của cậu, cho cậu xin cái phần tiền của cậu mà người cha có dành phần sẵn cho cậu, để cậu trẩy đi xa và để lập nghiệp. Chúa không nói tuổi tác của cậu là bao nhiêu nhưng tôi đoán cậu tuổi chừng ăn chưa có no, lo chưa có tới, và chắc ở vào lứa tuổi trung học bây giờ!? Ở vào lứa tuổi này thì ai làm cha làm mẹ cũng phải đều rất nhức đầu và rất lo sợ cho con cái của mình, và nhất là con trai. Ở vào cái tuổi này thì chí hướng của các cậu hình như ở trên mây xanh thì nhiều!? Con trai ngoan của một gia đình thì xây mộng của mình tôi không biết dựa trên căn bản nào nhưng dự định của các cậu là muốn mình trở thành nào là bác sĩ, kỹ sư, luật sư, bác học, kiến trúc sư, linh mục, và biết bao nhiêu dự tính lớn khác nữa! Những dự tính của những cậu con trai ngoan này thường cho cha mẹ những ao ước lớn những ao ước mà không ai không ao ước là được nở mặt nở mày với họ hàng, xóm làng, và tại giáo xứ của mình đang ở. Ai hỏi về con trai mình thì rất là sung sướng để trả lời, còn ai không hỏi thì mình cũng cứ đi khoe về con trai ngoan của mình, thưa có phải không anh chị em??
Còn dự tính của cậu con "hoang đàng" mà có ý định trẩy đi thật xa làm việc và lập nghiệp, cho cha mẹ thấy trước là cậu sẽ chẳng có gì trong tương lai của cậu, nhưng ý của cậu muốn vậy, thì cha mẹ làm được gì chứ!? Cậu đã nhất quyết như thế thì cũng nên chìu theo cậu thôi! Bởi không ai hiểu con của mình rõ cho bằng cha mẹ. Tuy dù vì tình thương yêu vô bờ cha mẹ dành cho cậu cũng phải lau nước mắt mà để cho cậu ra đi, tuy biết rằng con mình sẽ phải trả một giá rất đắt, nhưng với ý chí không thay đổi của cậu thì làm cha làm mẹ cũng phải đành lòng. Ở dụ ngôn của Chúa giêsu trên không nói gì đến người mẹ thì tôi cũng xin không nhắc đến người mẹ nhé!
Người Cha già trong dụ ngôn này thiết tưởng yêu con mình rất nhiều nên không nỡ đuổi con mình ra khỏi nhà mà không có tiền có bạc, bởi nếu không thì làm sao ông chịu nổi, mà nhìn thấy con mình chết đói ngoài kia, khi mà cậu còn ở trong nhà thì không thiếu gì kẻ hầu người hạ, chăm sóc cho cậu từng ly từng tí vì là con cưng và là cậu ấm trong một gia đình giầu có mà lị! Và tôi cũng chắc rằng người Cha nhân từ này không quên dặn con mình là hãy quay trở về bất cứ lúc nào cậu muốn, Cha sẵn sàng mở cửa và chờ đón ngày con trở về.
Sau khi người con nhận được phần gia tài mà người Cha dành cho mình thì liền sung sướng mà đi theo những dự tính của mình!? Thưa quý anh chị em thử tưởng tượng xem người con trai này cậu sẽ làm được gì cho chính mình, khi mà cậu chẳng một nghề ngỗng gì trong tay, ngoài cái thường ngày cậu sống ấm êm bên cha già chưa kể những lúc cậu đổ chướng, là cậu chẳng muốn làm gì cả! Mà ngày xưa thì đâu có học hành gì! Con nhà giầu thì chỉ biết hưởng những gì mà cha chúng cho, còn khi cha lâm bệnh qua đời thì lại hưởng gia tài kếch xù mà cha ông để lại cho.
Một mình nơi xứ lạ quê người, chẳng ai biết cậu là ai, không đâu là nhà và là nơi cho cậu nương tựa cho qua ngày, nhưng không sao cậu có tiền mà! Đầu tiên phải đi tìm cho mình chỗ ăn cái đã vì có thực mới vực được đạo, rồi cậu sẽ tính tới cái ở. Ai là người từ phương xa đến thì hết thảy mọi người đều biết cả! Cậu là ai mà trẻ người non dạ lại lạc đến phương này!? À lại là con nhà giầu nứt tường đổ vách đây mà!? Gớm cậu lại xài sang quá! Mướn cả người làm để hầu hạ cậu y như khi cậu còn ở quê nhà. Tiêu xài lại phóng khoáng quá! Không biết tằn tiện là gì!? À lại làm quen với những cậu choai choai ăn không ngồi rồi cũng y như cậu mà thôi! Riết rồi ngày này qua tháng nọ, hết cả tiền bạc, chẳng còn đến một đồng xu dính túi. Bạn bè thường ngày chơi với chúng cũng không giúp được gì, chưa kể chúng ngược đãi và khinh chê vì đã hết tiền rồi! Đói quá thì đầu gối phải bò thôi! Đành phải đi gõ cửa những nhà giầu khác mà xin làm ở đợ chăn heo chăn bò cho họ để đổi lấy miếng ăn nuôi thân cho qua ngày.
Xót xa cho thân phận của mình, giờ mới suy nghĩ lại mà thấy rằng mình đã quá dại dột khi bỏ nhà ra đi như vậy! Bây giờ lại không bằng những người làm cho cha mình, họ còn được cha của mình cho ăn sung mặc sướng, chứ đâu có khổ sở quá như mình bây giờ. Đói quá muốn được ăn những thức ăn của súc vật nhưng cũng không ăn được, bởi mình đâu phải là súc vật mà ăn chung được với chúng? Cậu hằng ngày chắc phải đau khổ và đói lắm! Chẳng biết hằng bao lâu cậu suy nghĩ như thế!? Nhưng về liền ư!? Cậu sẽ ăn nói làm sao với anh và cha của cậu đây!? Khi lấy tiền của cha để bảo là đi làm ăn và lập nghiệp, mà ngày trở lại thì thân tàn ma dại như vầy sao!? Nhục nhã lắm và đê hèn lắm!? Nên đã làm cậu không muốn trở về và định rằng sẽ không bao giờ trở về nữa!? Nhưng cái đói lại không bằng cái bệnh hoạn, phải không thưa anh chị em!? Đời mình mang tiếng là con nhà giầu có mà bây giờ cái tấm thân lại y như súc vật. Hằng ngày chung sống với chúng, riết rồi mình cũng bị mọi người coi mình y như chúng vậy! Tủi thân cho cái tấm thân hôi hám và bẩn thỉu của mình, nên cậu đã biết ăn năn mà hối hận về việc làm của mình. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha" '. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa'. Nhưng người cha bảo đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy'. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.
"Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: 'Đó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khoẻ'. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: 'Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó'. Nhưng người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy' ".
Còn ai là người con cả, xin đừng ganh ghét với sự sa ngã của em mình, bởi đâu ai lại muốn giống cái sự ngu xuẩn của em mình đâu! Nó khờ khạo nên mới đói khổ và bệnh hoạn như thế! Và xin hãy mừng vì nay nó biết ăn năn hối lỗi, chẳng gì thì nó cũng là em ruột của mình mà! Mừng là nó đã học được một kinh nghiệm nhớ đời, và từ nay nó sẽ tu tỉnh mà làm ăn cần mẫn. Xin đừng ghen và tỵ nạnh với tình yêu thương của cha mình dành riêng cho nó! Bởi cha mình đã đẻ ra mình và nó mà! Xin đừng hà tiện tình yêu thương mà hãy làm lành với nó để tình yêu huynh đệ lại được thắm thiết như hay hơn xưa. Bởi như người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy'".
Chuyện dụ ngôn trên Chúa Giêsu muốn dậy chúng ta điều chi? Có phải Ngài dậy rằng đừng bao giờ thắc mắc và nghi ngờ tình yêu vô bờ bến của Ngài, hãy luôn hồi tâm và trở về bên Ngài, vì Ngài luôn cho chúng ta cùng đồng hưởng hạnh phúc chung sống với tất cả mọi chiên anh chị em của mình. Ngài không trách chúng ta dại khờ và ngu dốt bởi bản tánh con người của chúng ta là vậy! Nhân Mùa Chay, Chúa nhắc nhở chúng ta đừng nên đi quá xa, bởi có những cám dỗ những đam mê không còn có thể cho chúng ta sự trở về, và đó là điều mà Cha chúng ta trên trời rất là buồn khổ như người cha nhân lành đã phải chịu trong những năm tháng nhớ thương tưởng chừng như nó đã chết. .... Amen.
Chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu về người con hoang đàng này thì không ai mà không biết, và trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, tôi thiết tưởng chắc ai cũng một lần trong đời đã trở thành người con hoang đàng và tội lỗi của cha mẹ, chắc chỉ trừ những người con nếu không hoang đàng, thì phải có cái tánh nhút nhát nên mới không ra khỏi nhà, để sống một cuộc đời có tự do có thám hiểm.
Dựa theo câu chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu ở trên thì chúng ta thấy người Cha này quả ông có của cải và tiền bạc, nên cậu con út này mới mạnh dạn xin với cha của cậu, cho cậu xin cái phần tiền của cậu mà người cha có dành phần sẵn cho cậu, để cậu trẩy đi xa và để lập nghiệp. Chúa không nói tuổi tác của cậu là bao nhiêu nhưng tôi đoán cậu tuổi chừng ăn chưa có no, lo chưa có tới, và chắc ở vào lứa tuổi trung học bây giờ!? Ở vào lứa tuổi này thì ai làm cha làm mẹ cũng phải đều rất nhức đầu và rất lo sợ cho con cái của mình, và nhất là con trai. Ở vào cái tuổi này thì chí hướng của các cậu hình như ở trên mây xanh thì nhiều!? Con trai ngoan của một gia đình thì xây mộng của mình tôi không biết dựa trên căn bản nào nhưng dự định của các cậu là muốn mình trở thành nào là bác sĩ, kỹ sư, luật sư, bác học, kiến trúc sư, linh mục, và biết bao nhiêu dự tính lớn khác nữa! Những dự tính của những cậu con trai ngoan này thường cho cha mẹ những ao ước lớn những ao ước mà không ai không ao ước là được nở mặt nở mày với họ hàng, xóm làng, và tại giáo xứ của mình đang ở. Ai hỏi về con trai mình thì rất là sung sướng để trả lời, còn ai không hỏi thì mình cũng cứ đi khoe về con trai ngoan của mình, thưa có phải không anh chị em??
Còn dự tính của cậu con "hoang đàng" mà có ý định trẩy đi thật xa làm việc và lập nghiệp, cho cha mẹ thấy trước là cậu sẽ chẳng có gì trong tương lai của cậu, nhưng ý của cậu muốn vậy, thì cha mẹ làm được gì chứ!? Cậu đã nhất quyết như thế thì cũng nên chìu theo cậu thôi! Bởi không ai hiểu con của mình rõ cho bằng cha mẹ. Tuy dù vì tình thương yêu vô bờ cha mẹ dành cho cậu cũng phải lau nước mắt mà để cho cậu ra đi, tuy biết rằng con mình sẽ phải trả một giá rất đắt, nhưng với ý chí không thay đổi của cậu thì làm cha làm mẹ cũng phải đành lòng. Ở dụ ngôn của Chúa giêsu trên không nói gì đến người mẹ thì tôi cũng xin không nhắc đến người mẹ nhé!
Người Cha già trong dụ ngôn này thiết tưởng yêu con mình rất nhiều nên không nỡ đuổi con mình ra khỏi nhà mà không có tiền có bạc, bởi nếu không thì làm sao ông chịu nổi, mà nhìn thấy con mình chết đói ngoài kia, khi mà cậu còn ở trong nhà thì không thiếu gì kẻ hầu người hạ, chăm sóc cho cậu từng ly từng tí vì là con cưng và là cậu ấm trong một gia đình giầu có mà lị! Và tôi cũng chắc rằng người Cha nhân từ này không quên dặn con mình là hãy quay trở về bất cứ lúc nào cậu muốn, Cha sẵn sàng mở cửa và chờ đón ngày con trở về.
Sau khi người con nhận được phần gia tài mà người Cha dành cho mình thì liền sung sướng mà đi theo những dự tính của mình!? Thưa quý anh chị em thử tưởng tượng xem người con trai này cậu sẽ làm được gì cho chính mình, khi mà cậu chẳng một nghề ngỗng gì trong tay, ngoài cái thường ngày cậu sống ấm êm bên cha già chưa kể những lúc cậu đổ chướng, là cậu chẳng muốn làm gì cả! Mà ngày xưa thì đâu có học hành gì! Con nhà giầu thì chỉ biết hưởng những gì mà cha chúng cho, còn khi cha lâm bệnh qua đời thì lại hưởng gia tài kếch xù mà cha ông để lại cho.
Một mình nơi xứ lạ quê người, chẳng ai biết cậu là ai, không đâu là nhà và là nơi cho cậu nương tựa cho qua ngày, nhưng không sao cậu có tiền mà! Đầu tiên phải đi tìm cho mình chỗ ăn cái đã vì có thực mới vực được đạo, rồi cậu sẽ tính tới cái ở. Ai là người từ phương xa đến thì hết thảy mọi người đều biết cả! Cậu là ai mà trẻ người non dạ lại lạc đến phương này!? À lại là con nhà giầu nứt tường đổ vách đây mà!? Gớm cậu lại xài sang quá! Mướn cả người làm để hầu hạ cậu y như khi cậu còn ở quê nhà. Tiêu xài lại phóng khoáng quá! Không biết tằn tiện là gì!? À lại làm quen với những cậu choai choai ăn không ngồi rồi cũng y như cậu mà thôi! Riết rồi ngày này qua tháng nọ, hết cả tiền bạc, chẳng còn đến một đồng xu dính túi. Bạn bè thường ngày chơi với chúng cũng không giúp được gì, chưa kể chúng ngược đãi và khinh chê vì đã hết tiền rồi! Đói quá thì đầu gối phải bò thôi! Đành phải đi gõ cửa những nhà giầu khác mà xin làm ở đợ chăn heo chăn bò cho họ để đổi lấy miếng ăn nuôi thân cho qua ngày.
Xót xa cho thân phận của mình, giờ mới suy nghĩ lại mà thấy rằng mình đã quá dại dột khi bỏ nhà ra đi như vậy! Bây giờ lại không bằng những người làm cho cha mình, họ còn được cha của mình cho ăn sung mặc sướng, chứ đâu có khổ sở quá như mình bây giờ. Đói quá muốn được ăn những thức ăn của súc vật nhưng cũng không ăn được, bởi mình đâu phải là súc vật mà ăn chung được với chúng? Cậu hằng ngày chắc phải đau khổ và đói lắm! Chẳng biết hằng bao lâu cậu suy nghĩ như thế!? Nhưng về liền ư!? Cậu sẽ ăn nói làm sao với anh và cha của cậu đây!? Khi lấy tiền của cha để bảo là đi làm ăn và lập nghiệp, mà ngày trở lại thì thân tàn ma dại như vầy sao!? Nhục nhã lắm và đê hèn lắm!? Nên đã làm cậu không muốn trở về và định rằng sẽ không bao giờ trở về nữa!? Nhưng cái đói lại không bằng cái bệnh hoạn, phải không thưa anh chị em!? Đời mình mang tiếng là con nhà giầu có mà bây giờ cái tấm thân lại y như súc vật. Hằng ngày chung sống với chúng, riết rồi mình cũng bị mọi người coi mình y như chúng vậy! Tủi thân cho cái tấm thân hôi hám và bẩn thỉu của mình, nên cậu đã biết ăn năn mà hối hận về việc làm của mình. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha" '. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa'. Nhưng người cha bảo đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy'. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.
"Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: 'Đó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khoẻ'. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: 'Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó'. Nhưng người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy' ".
Còn ai là người con cả, xin đừng ganh ghét với sự sa ngã của em mình, bởi đâu ai lại muốn giống cái sự ngu xuẩn của em mình đâu! Nó khờ khạo nên mới đói khổ và bệnh hoạn như thế! Và xin hãy mừng vì nay nó biết ăn năn hối lỗi, chẳng gì thì nó cũng là em ruột của mình mà! Mừng là nó đã học được một kinh nghiệm nhớ đời, và từ nay nó sẽ tu tỉnh mà làm ăn cần mẫn. Xin đừng ghen và tỵ nạnh với tình yêu thương của cha mình dành riêng cho nó! Bởi cha mình đã đẻ ra mình và nó mà! Xin đừng hà tiện tình yêu thương mà hãy làm lành với nó để tình yêu huynh đệ lại được thắm thiết như hay hơn xưa. Bởi như người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy'".
Chuyện dụ ngôn trên Chúa Giêsu muốn dậy chúng ta điều chi? Có phải Ngài dậy rằng đừng bao giờ thắc mắc và nghi ngờ tình yêu vô bờ bến của Ngài, hãy luôn hồi tâm và trở về bên Ngài, vì Ngài luôn cho chúng ta cùng đồng hưởng hạnh phúc chung sống với tất cả mọi chiên anh chị em của mình. Ngài không trách chúng ta dại khờ và ngu dốt bởi bản tánh con người của chúng ta là vậy! Nhân Mùa Chay, Chúa nhắc nhở chúng ta đừng nên đi quá xa, bởi có những cám dỗ những đam mê không còn có thể cho chúng ta sự trở về, và đó là điều mà Cha chúng ta trên trời rất là buồn khổ như người cha nhân lành đã phải chịu trong những năm tháng nhớ thương tưởng chừng như nó đã chết. .... Amen.