Trên phương diện tích cực, Internet bây giờ là một vũ khi đấu tranh hữu hiệu. Internet là viện công tố chống lại các chế độ độc tài. Nhưng bất cứ phát minh nào cũng có thể bị lạm dụng, trở thành tiêu cực.
Thay vì dùng Internet thách thức nhau, trả lời trả vốn, bươi móc dĩ vãng, bươi móc lịch sử VN Cộng Hòa, kẻ vạch tổng thống này, tổng thống kia, trích một đoạn của một câu nói lúc này hay lúc nọ, chẻ chữ ra làm đôi làm ba, rồi thách thức "đối thoại" để gần như "đối thụi" nhau,ước gì người Việt Hải Ngoại dồn nỗ lực đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN trên Internet thì hay biết mấy.
Tuy không gian tin học là không gian "ảo", tuy Internet là xa lộ thông tin vô hình, nhưng thông tin nghị luận là phương tiện truyền thông "thực", đi nhanh như ánh sáng. Kết quả. Quốc tế vận cho cuộc đấu tranh sẽ được nhân dân và chánh quyền các nước hiểu biết hơn. Vận động đồng vào cuộc đấu tranh sẽ qui mô và sâu rộng hơn.
Hiện thời thì giờ và công sức của người Việt Hải ngoại sử dụng Internet rất nhiều và rất lớn. Trung bình một người có Internet mỗi ngày có thể có hàng trăm điện thư. Người có mặt thường, có nhiều bí danh, địa chỉ trên Internet có khi một ngày có cả mấy ngàn điện thư gởi đến không chừng. Nhưng đa số lại là những điều ít ai chờ đợi. It nhứt 95% là những bài thơ, những bài thuốc, những hình ảnh, những ý kiến, những tuyên bố, tuyên dương, những diễn đàn không muốn mà đến. Nếu check all và delete thì ngại mất thư từ, nên cũng phải liếc qua, chỉ có thế thôi cũng đã mất quá nhiều thì giờ. Nếu là chuyện thiên hạ đấu đá nhau thì không nói làm chi, nhưng cũng có khi thấy có tên người quen biết, người có tiếng tăm khả kính nên cũng phải mở attachment, đổi font chữ, zoom lên xem coi. Thường thì gặp phải trận pháo kích. Ôi nào đạn nón cối, nón tai bèo, dép râu, chụp lên đầu nhiều người, văng miểng tứ tung beng. Khiến phải lo có ngày cũng đến phiên mình.
Giá mà dùng công sức và thì giờ viết đưa ra những ý kiến, những lý luận gây nội chiến, thách đấu đó, bà con cô bác mình ở hải ngoại dùng Internet để loan tải những hành động CS Hà nội gian ác đối với người dân Việt cho cả thế giới biết thì hay biết mấy.
Nhưng buồn thay mỗi lần lên Internet, đọc ý kiến, diễn đàn ở VN Hải Ngoại. Một trận lốc xoáy (hurricane) truyền thông tiếng Việt hải ngoại như đang lên cơn và đi theo hướng mù quáng tố cáo, bươi móc, chưởi bới nhau. Ít nhứt mỗi tuần là có vài ba cuộc tranh luận, hội luận thành "tranh loạn, hội loạn", đối thoại suýt "đối thụi" nhau.
Thử tưởng tượng trong một tuần có hàng chục người chụp mũ, hàng trăm bị chụp mũ CS trên Internet. Không từ ai cả, từ những người tu hành, những anh em tù nhân cải tạo CS, đến anh chị em dân cử đương thời dĩ chí những nhà tranh đấu, những người bỏ thì giớ công tác cộng đồng, đoàn thể. Từ chuyện ngồi thiền, cầu nguyện đến khiếu kiện, tọa kháng, biểu tình. Bất cứ chuyện gì, người nào cũng có thể bị bới móc đời tư, hồi năm thìn bão lụt, đến đặt chuyện đặt điều dựa vào những tin đồn, lời kể mà không buồn kiểm chứng. Một ngày mà trên email có cả ngàn trang web, trang thơ gởi đến như vậy. Thì, chỉ ngồi không mà đọc, bỏ ăn, bỏ ngủ cũng không kịp, chớ đừng nói phân tích, ai đúng ai sai, cái gì thật, cái gì giả. Khó có nếu không muốn nói là không có chỗ cho những cuộc nói chuyện nghiêm túc, tranh luận, hội luận, đối thoại bình tĩnh, ôn hòa, tương kính.
Tại sao trận lốc xoáy truyền thông tiếng Việt hải ngoại trên Internet thành hình và lên cơn như thế? Một là Internet là một xa lộ thông tin trên không gian ảo, gần như không tốn kém, xả rác thế nào cũng không bị phạt như trên xa lộ thực ở Mỹ. Người chạy xe trên Internet không cần có bằng lái xe, một người có thể có một chục tên tùy thích, đã gọi là nickname thì mấy cái cũng vô tội vạ. Tự do Internet là tự do trên không gian ảo nên tự do người này không bị hạn chế bới tự do người khác thực trong xã hội pháp trị. Luật lệ lái xe trên Internet cũng không có nên tự do dễ thành loạn hành.
Hai là tính chủ quan của Con Người. Nhận định đúng sai thường do cái nhìn chủ quan tiên thẫm của con người. Vấn đề sự kiện mà còn vậy, huống hồ gì những vấn đề kinh tế, chánh trị, văn hóa, xã hội rắc rối hơn đa dạng, đa diện hơn, nên thường 9 người thì 10 ý.
Ba là truyền thông đại chúng nói chung trong đó có báo chí, phát thanh, phát hình và ngoài luồng có webs, youtube, paltalk, blog, v.v... - mục đích tối hậu của nó vẫn là lợi và danh. Những lời qua tiếng lại, hội luận, tranh luận, đối thoại, bút chiến, phỏng vấn, những hình ảnh chấn động tung ra thâm ý vẫn là bán ra như món hàng. Mà lợi danh là cứu cánh. Lợi là số tiền bán báo, bán hình, số tiền thu mắc vào kinh, số tiền thu quảng cáo. Danh là số người đọc, tham gia ý kiến, số người đồng ý, số phát tán quan điểm lập trường.
Trên truyền thông truyền thống mở một trận lời qua tiếng lại đao to búa lớn hơi khó vì có sự sàng lọc của ban biên tập, chủ báo, chủ đài, chớ trên Internet thì quá dễ vì có ai sàng lọc đâu. Vừa dễ vừa nhanh thành cơn lốc. Muốn chống hay binh một người, một thời, cứ cắt một khúc của một câu nói của người ấy, cứ lấy một mặt của sư kiện lịch sử nào đó; cứ đưa ra một nhận định chủ quan nào đó rồi tìm những dữ kiện để biện minh; rồi đưa lên diễn đàn Internet với lời lẽ cho kêu, cho nổ, tạo thành cú sốc, thì có trận đại pháo làm mìn gài sẵn trên diển đàn nổ tung lên thành một trận chiến.
Chiến thuật thường thấy bây giờ trên một số ít tờ báo, chương trình truyền hình và diễn đàn là khai thác mâu thuẩn dưới chiêu bài làm truyền thông hai, ba, đa chiều. Phỏng vấn hai bên đang giằng co với nhau. Gây mâu thuẩn để bên này đấu với bên kia, bên kia đá lại bên nầy cho ra trò,chuyện bé sẽ xé ra to. Nhưng kinh nghiệm cho thấy ban đầu cũng có ép phê báo bán chạy, show có người xem, nhưng về lâu về dài, không độc giả nào, khán thính giả nào muốn bị tra tấn bởi những chuyện dài "nhân dân tự vận", biến "Người Dân Muốn Biết" thành "Người Dân Muốn Chết" chán nữa.
Không thể đổ lỗi cho tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nguyên tử tìm ra có thể phục vụ hòa bình nhưng cũng có thể làm vũ khi chiến tranh. Internet cũng vậy. Internet giúp con người chia sẻ thông tin, nghị luận mở rộng kiến thức, đến gần chân thiện mỹ mà cũng có thể thành đao to búa lớn đánh phá nhau. Hoàn toàn do con người sử dụng nó. "Khoa học mà không lương tâm chỉ là sự bại hoại của tâm hồn" (Science sans conscience n'est que ruine de l'âme) là vậy.
Nếu lương tâm Con Người của người Việt Hải ngoại, lương tâm Việt của người Việt hải ngoại còn cắn rứt trước cảnh khổ của đồng báo ở nước nhà, trước những điều gian ác của nhà cầm quyền CS Hà nội, người Việt hải ngoại dồn nổ lực dùng Internet để quốc tế vận với chánh quyền và nhân dân các nước, và vận động chiến với đồng bào trong nước đứng lên giành lại tự do, dân chủ nhân quyền VN, thì Internet sẽ vô cùng hữu ích.
(Nguồn: http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=155074)
Thay vì dùng Internet thách thức nhau, trả lời trả vốn, bươi móc dĩ vãng, bươi móc lịch sử VN Cộng Hòa, kẻ vạch tổng thống này, tổng thống kia, trích một đoạn của một câu nói lúc này hay lúc nọ, chẻ chữ ra làm đôi làm ba, rồi thách thức "đối thoại" để gần như "đối thụi" nhau,ước gì người Việt Hải Ngoại dồn nỗ lực đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN trên Internet thì hay biết mấy.
Tuy không gian tin học là không gian "ảo", tuy Internet là xa lộ thông tin vô hình, nhưng thông tin nghị luận là phương tiện truyền thông "thực", đi nhanh như ánh sáng. Kết quả. Quốc tế vận cho cuộc đấu tranh sẽ được nhân dân và chánh quyền các nước hiểu biết hơn. Vận động đồng vào cuộc đấu tranh sẽ qui mô và sâu rộng hơn.
Hiện thời thì giờ và công sức của người Việt Hải ngoại sử dụng Internet rất nhiều và rất lớn. Trung bình một người có Internet mỗi ngày có thể có hàng trăm điện thư. Người có mặt thường, có nhiều bí danh, địa chỉ trên Internet có khi một ngày có cả mấy ngàn điện thư gởi đến không chừng. Nhưng đa số lại là những điều ít ai chờ đợi. It nhứt 95% là những bài thơ, những bài thuốc, những hình ảnh, những ý kiến, những tuyên bố, tuyên dương, những diễn đàn không muốn mà đến. Nếu check all và delete thì ngại mất thư từ, nên cũng phải liếc qua, chỉ có thế thôi cũng đã mất quá nhiều thì giờ. Nếu là chuyện thiên hạ đấu đá nhau thì không nói làm chi, nhưng cũng có khi thấy có tên người quen biết, người có tiếng tăm khả kính nên cũng phải mở attachment, đổi font chữ, zoom lên xem coi. Thường thì gặp phải trận pháo kích. Ôi nào đạn nón cối, nón tai bèo, dép râu, chụp lên đầu nhiều người, văng miểng tứ tung beng. Khiến phải lo có ngày cũng đến phiên mình.
Giá mà dùng công sức và thì giờ viết đưa ra những ý kiến, những lý luận gây nội chiến, thách đấu đó, bà con cô bác mình ở hải ngoại dùng Internet để loan tải những hành động CS Hà nội gian ác đối với người dân Việt cho cả thế giới biết thì hay biết mấy.
Nhưng buồn thay mỗi lần lên Internet, đọc ý kiến, diễn đàn ở VN Hải Ngoại. Một trận lốc xoáy (hurricane) truyền thông tiếng Việt hải ngoại như đang lên cơn và đi theo hướng mù quáng tố cáo, bươi móc, chưởi bới nhau. Ít nhứt mỗi tuần là có vài ba cuộc tranh luận, hội luận thành "tranh loạn, hội loạn", đối thoại suýt "đối thụi" nhau.
Thử tưởng tượng trong một tuần có hàng chục người chụp mũ, hàng trăm bị chụp mũ CS trên Internet. Không từ ai cả, từ những người tu hành, những anh em tù nhân cải tạo CS, đến anh chị em dân cử đương thời dĩ chí những nhà tranh đấu, những người bỏ thì giớ công tác cộng đồng, đoàn thể. Từ chuyện ngồi thiền, cầu nguyện đến khiếu kiện, tọa kháng, biểu tình. Bất cứ chuyện gì, người nào cũng có thể bị bới móc đời tư, hồi năm thìn bão lụt, đến đặt chuyện đặt điều dựa vào những tin đồn, lời kể mà không buồn kiểm chứng. Một ngày mà trên email có cả ngàn trang web, trang thơ gởi đến như vậy. Thì, chỉ ngồi không mà đọc, bỏ ăn, bỏ ngủ cũng không kịp, chớ đừng nói phân tích, ai đúng ai sai, cái gì thật, cái gì giả. Khó có nếu không muốn nói là không có chỗ cho những cuộc nói chuyện nghiêm túc, tranh luận, hội luận, đối thoại bình tĩnh, ôn hòa, tương kính.
Tại sao trận lốc xoáy truyền thông tiếng Việt hải ngoại trên Internet thành hình và lên cơn như thế? Một là Internet là một xa lộ thông tin trên không gian ảo, gần như không tốn kém, xả rác thế nào cũng không bị phạt như trên xa lộ thực ở Mỹ. Người chạy xe trên Internet không cần có bằng lái xe, một người có thể có một chục tên tùy thích, đã gọi là nickname thì mấy cái cũng vô tội vạ. Tự do Internet là tự do trên không gian ảo nên tự do người này không bị hạn chế bới tự do người khác thực trong xã hội pháp trị. Luật lệ lái xe trên Internet cũng không có nên tự do dễ thành loạn hành.
Hai là tính chủ quan của Con Người. Nhận định đúng sai thường do cái nhìn chủ quan tiên thẫm của con người. Vấn đề sự kiện mà còn vậy, huống hồ gì những vấn đề kinh tế, chánh trị, văn hóa, xã hội rắc rối hơn đa dạng, đa diện hơn, nên thường 9 người thì 10 ý.
Ba là truyền thông đại chúng nói chung trong đó có báo chí, phát thanh, phát hình và ngoài luồng có webs, youtube, paltalk, blog, v.v... - mục đích tối hậu của nó vẫn là lợi và danh. Những lời qua tiếng lại, hội luận, tranh luận, đối thoại, bút chiến, phỏng vấn, những hình ảnh chấn động tung ra thâm ý vẫn là bán ra như món hàng. Mà lợi danh là cứu cánh. Lợi là số tiền bán báo, bán hình, số tiền thu mắc vào kinh, số tiền thu quảng cáo. Danh là số người đọc, tham gia ý kiến, số người đồng ý, số phát tán quan điểm lập trường.
Trên truyền thông truyền thống mở một trận lời qua tiếng lại đao to búa lớn hơi khó vì có sự sàng lọc của ban biên tập, chủ báo, chủ đài, chớ trên Internet thì quá dễ vì có ai sàng lọc đâu. Vừa dễ vừa nhanh thành cơn lốc. Muốn chống hay binh một người, một thời, cứ cắt một khúc của một câu nói của người ấy, cứ lấy một mặt của sư kiện lịch sử nào đó; cứ đưa ra một nhận định chủ quan nào đó rồi tìm những dữ kiện để biện minh; rồi đưa lên diễn đàn Internet với lời lẽ cho kêu, cho nổ, tạo thành cú sốc, thì có trận đại pháo làm mìn gài sẵn trên diển đàn nổ tung lên thành một trận chiến.
Chiến thuật thường thấy bây giờ trên một số ít tờ báo, chương trình truyền hình và diễn đàn là khai thác mâu thuẩn dưới chiêu bài làm truyền thông hai, ba, đa chiều. Phỏng vấn hai bên đang giằng co với nhau. Gây mâu thuẩn để bên này đấu với bên kia, bên kia đá lại bên nầy cho ra trò,chuyện bé sẽ xé ra to. Nhưng kinh nghiệm cho thấy ban đầu cũng có ép phê báo bán chạy, show có người xem, nhưng về lâu về dài, không độc giả nào, khán thính giả nào muốn bị tra tấn bởi những chuyện dài "nhân dân tự vận", biến "Người Dân Muốn Biết" thành "Người Dân Muốn Chết" chán nữa.
Không thể đổ lỗi cho tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nguyên tử tìm ra có thể phục vụ hòa bình nhưng cũng có thể làm vũ khi chiến tranh. Internet cũng vậy. Internet giúp con người chia sẻ thông tin, nghị luận mở rộng kiến thức, đến gần chân thiện mỹ mà cũng có thể thành đao to búa lớn đánh phá nhau. Hoàn toàn do con người sử dụng nó. "Khoa học mà không lương tâm chỉ là sự bại hoại của tâm hồn" (Science sans conscience n'est que ruine de l'âme) là vậy.
Nếu lương tâm Con Người của người Việt Hải ngoại, lương tâm Việt của người Việt hải ngoại còn cắn rứt trước cảnh khổ của đồng báo ở nước nhà, trước những điều gian ác của nhà cầm quyền CS Hà nội, người Việt hải ngoại dồn nổ lực dùng Internet để quốc tế vận với chánh quyền và nhân dân các nước, và vận động chiến với đồng bào trong nước đứng lên giành lại tự do, dân chủ nhân quyền VN, thì Internet sẽ vô cùng hữu ích.
(Nguồn: http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=155074)