7- Caphanaum. 8- Tabgha. 9- Núi Tám Mối Phúc.
1- Ca-phac-na-um: Hiện nay là một ngôi nhà lớn, hình quả cầu sơn mầu đỏ với nhiều thánh giá, hằng ngày khách thập phương tấp nập tới thăm. Một thành phố trung tâm rao giảng của Chúa Giêsu, thuộc miền đánh cá, một thành ven biển hồ Galilê, thuộc địa hạt Dơ-vu-lun. Chúa Giêsu lui về miền đất dân ngoại này để khởi sự sứ mạng rao giảng của Người. Cũng tại đây Người Người gặp ông Phêrô và các môn đệ khác, để sai họ đi rao giảng khắp nơi. (x. Mt 4, 12-13)
Từ lúc đó, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng trong thành này. Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì nói năng có thẩm quyền, người trừ qủi… Và nỗi kinh ngạc trùm lên mọi người. (x. Lc 4, 31-37). Ở đây Chúa cũng chữa bà mẹ vợ ông Phêrô: “Đức Giêsu đến nhà ông Phêrô thấy bà mẹ vợ đang nằm liệt và lên cơn sốt…(x. Mt 8, 14-17). Vài ngày sau, Chúa lại chữa người bại liệt tại đây. (x. Mc 2, 1-12). Chúa còn chữa con ông trưởng hội đường, chữa một bà bị băng huyết đã mười hai năm, chữa con bé 12 tuổi đã chết. (x. Mc 5, 21-43)
Sau cùng, Chúa Giêsu còn rủa những thành đã chứng kiến những phép lạ Chúa làm mà không chịu sám hối: “Còn ngươi nữa, hỡi Caphanaum, ngươi tưởng sẽ được nâng lên tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ ! (x. Mt 11, 20-24)
2- Tabgha: Thung lũng Tabgha hiện nay gọi là Hội Thánh chính của Phêrô, ở miền bắc bờ biển Galilê, cách phía nam Caphanaum 3 km, một thung lũng giầu có với nhiều tài nguyên là nơi mà Đức Giêsu gặp các môn đệ đầu tiên và kêu gọi: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người…” (x. Mc 26-20)
Ở đây, Đức Giêsu làm nhiều phép lạ như 5 chiêc bánh và 2 con cá, đi trên mặt hồ mà đến với các môn đệ: Người hỏi ông Philiphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây.?” (x. Ga 6, 5-21)
Chúa Giêsu và các môn đệ chèo thuyền vào chỗ khác, vùng đất của người Ghê-ra-xa(Gergèse), đối diện với miền Galilê bên cạnh hồ, Người làm phép lạ chữa một người bị qủy ám, Người truyền cho thần ô uế ra khỏi anh ta: Thấy Đức Giêsu, anh la lên, sấp mình dưới chân Người và la lớn tiếng rằng: “Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa, Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Tôi xin ông đừng hành hạ tôi !” (x. Lc 8, 26-31)
3- Núi Tám Mối Phúc: Hiện nay là một tòa nhà hình bát giác, cao đẹp, nguy nga, nằm trên một khu đất rộng rãi, gần thung lũng Tabgha. Nơi đây, ngày xưa Chúa Giêsu giảng một bài quen gọi là Bài giảng trên núi hay còn gọi là Hiến Chương Nước Trời.
Núi ở đây là gồm một trong những ngọn đồi gần Capharnaum, núi gợi lên hình ảnh Chúa ngồi lên công bố Luật Mới của Người, lập giao ước mặc khải của Thiên Chúa. Đây là lần đầu tiên Chúa tập họp tất cả các môn đệ của Người như học trò ngồi nghe Lời Thầy giảng dạy về Tám Hạnh Phúc thật. Ngày nay được Giáo hội viết lên tường trong toà nhà này được xây dựng lại từ 1938. Bài giảng này gồm có 5 phần chính là: 1/ Tinh thần của công dân Nước Trời. 2/ Nền đạo đức mới. 3/ Thái độ đối với của cải đời này. 4/ Đối với tha nhân. 5/ Phải quyết định nhập tịch và sống trong Nước Trời. (x. Mt 5, 1-12)
Chúa Giêsu dùng những công thức này để công bố khai mạc Nước Trời, trong đó có những người nghèo đói, hèn mọn, sầu khổ…sẽ tìm được hạnh phúc thật, một khi họ tin nhận sứ điệp của Người. Nghèo khó cũng như nhỏ bé nên hiểu theo nghĩa cánh chung, nói về kẻ tin thì sẽ được tái sinh trong Nước Trời. Nhờ lòng tin, con người chấp nhận sứ điệp của Chúa Giêsu thì đó là vào Nước Trời và được hạnh phúc ngay ở đời này. Tất nhiên lòng tin đó sẽ kéo theo tất cả những đòi hỏi khác về luân lý và đạo đức, kể cả khó nghèo về của cải vật chất.. Chúa Giêsu đã nhấn mạnh trong đoạn Tin Mừng này cho những ai thực hiện Tám Mối sẽ có Nước Trời ngay bây giờ.
Như đã nói ở trên, bài giảng này lớn nhất, như bài giảng được chép trong Luca 6, 20-49; nhưng dài hơn rất nhiều Chúa dành cho các môn đệ của Ngài, chính là bạn và tôi hôm nay hãy thực hiện. Đó là chức phận làm môn đệ hoặc sự sống trong Nước Thiên Đàng. Sau khi kêu gọi các mô đệ đầu tiên, thì Chúa Giêsu trình bày cho một cái nhìn khái quát nhưng cần thiết về những đặc quyền và những đòi hỏi trong hoàn cảnh mới của họ. Đó chính là trách nhiệm của giáo sĩ, giáo dân, là bạn và tôi đang sống trong trách vụ hôm nay. (x. Mt 5, 1-7)
Đây không chỉ là một luật lệ về hạnh kiểm đối với môn đệ, mà còn là một sự bày tỏ về thẩm quyền của Đấng Mê-xi-a. (x. Mt 7, 28-29).
Thính giả ở đây là những mộn đệ của Ngài, là con cái Đức Mẹ, chứ không phải là một đám đông. Vậy tôi cần xét mình xem sao??
-1* Viết cảm nghiệm theo tập sách nhỏ: DANS LES PAS DE JESUS-CHRIST, Tour Card.
1- Ca-phac-na-um: Hiện nay là một ngôi nhà lớn, hình quả cầu sơn mầu đỏ với nhiều thánh giá, hằng ngày khách thập phương tấp nập tới thăm. Một thành phố trung tâm rao giảng của Chúa Giêsu, thuộc miền đánh cá, một thành ven biển hồ Galilê, thuộc địa hạt Dơ-vu-lun. Chúa Giêsu lui về miền đất dân ngoại này để khởi sự sứ mạng rao giảng của Người. Cũng tại đây Người Người gặp ông Phêrô và các môn đệ khác, để sai họ đi rao giảng khắp nơi. (x. Mt 4, 12-13)
Từ lúc đó, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng trong thành này. Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì nói năng có thẩm quyền, người trừ qủi… Và nỗi kinh ngạc trùm lên mọi người. (x. Lc 4, 31-37). Ở đây Chúa cũng chữa bà mẹ vợ ông Phêrô: “Đức Giêsu đến nhà ông Phêrô thấy bà mẹ vợ đang nằm liệt và lên cơn sốt…(x. Mt 8, 14-17). Vài ngày sau, Chúa lại chữa người bại liệt tại đây. (x. Mc 2, 1-12). Chúa còn chữa con ông trưởng hội đường, chữa một bà bị băng huyết đã mười hai năm, chữa con bé 12 tuổi đã chết. (x. Mc 5, 21-43)
Sau cùng, Chúa Giêsu còn rủa những thành đã chứng kiến những phép lạ Chúa làm mà không chịu sám hối: “Còn ngươi nữa, hỡi Caphanaum, ngươi tưởng sẽ được nâng lên tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ ! (x. Mt 11, 20-24)
2- Tabgha: Thung lũng Tabgha hiện nay gọi là Hội Thánh chính của Phêrô, ở miền bắc bờ biển Galilê, cách phía nam Caphanaum 3 km, một thung lũng giầu có với nhiều tài nguyên là nơi mà Đức Giêsu gặp các môn đệ đầu tiên và kêu gọi: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người…” (x. Mc 26-20)
Ở đây, Đức Giêsu làm nhiều phép lạ như 5 chiêc bánh và 2 con cá, đi trên mặt hồ mà đến với các môn đệ: Người hỏi ông Philiphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây.?” (x. Ga 6, 5-21)
Chúa Giêsu và các môn đệ chèo thuyền vào chỗ khác, vùng đất của người Ghê-ra-xa(Gergèse), đối diện với miền Galilê bên cạnh hồ, Người làm phép lạ chữa một người bị qủy ám, Người truyền cho thần ô uế ra khỏi anh ta: Thấy Đức Giêsu, anh la lên, sấp mình dưới chân Người và la lớn tiếng rằng: “Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa, Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Tôi xin ông đừng hành hạ tôi !” (x. Lc 8, 26-31)
3- Núi Tám Mối Phúc: Hiện nay là một tòa nhà hình bát giác, cao đẹp, nguy nga, nằm trên một khu đất rộng rãi, gần thung lũng Tabgha. Nơi đây, ngày xưa Chúa Giêsu giảng một bài quen gọi là Bài giảng trên núi hay còn gọi là Hiến Chương Nước Trời.
Núi ở đây là gồm một trong những ngọn đồi gần Capharnaum, núi gợi lên hình ảnh Chúa ngồi lên công bố Luật Mới của Người, lập giao ước mặc khải của Thiên Chúa. Đây là lần đầu tiên Chúa tập họp tất cả các môn đệ của Người như học trò ngồi nghe Lời Thầy giảng dạy về Tám Hạnh Phúc thật. Ngày nay được Giáo hội viết lên tường trong toà nhà này được xây dựng lại từ 1938. Bài giảng này gồm có 5 phần chính là: 1/ Tinh thần của công dân Nước Trời. 2/ Nền đạo đức mới. 3/ Thái độ đối với của cải đời này. 4/ Đối với tha nhân. 5/ Phải quyết định nhập tịch và sống trong Nước Trời. (x. Mt 5, 1-12)
Chúa Giêsu dùng những công thức này để công bố khai mạc Nước Trời, trong đó có những người nghèo đói, hèn mọn, sầu khổ…sẽ tìm được hạnh phúc thật, một khi họ tin nhận sứ điệp của Người. Nghèo khó cũng như nhỏ bé nên hiểu theo nghĩa cánh chung, nói về kẻ tin thì sẽ được tái sinh trong Nước Trời. Nhờ lòng tin, con người chấp nhận sứ điệp của Chúa Giêsu thì đó là vào Nước Trời và được hạnh phúc ngay ở đời này. Tất nhiên lòng tin đó sẽ kéo theo tất cả những đòi hỏi khác về luân lý và đạo đức, kể cả khó nghèo về của cải vật chất.. Chúa Giêsu đã nhấn mạnh trong đoạn Tin Mừng này cho những ai thực hiện Tám Mối sẽ có Nước Trời ngay bây giờ.
Như đã nói ở trên, bài giảng này lớn nhất, như bài giảng được chép trong Luca 6, 20-49; nhưng dài hơn rất nhiều Chúa dành cho các môn đệ của Ngài, chính là bạn và tôi hôm nay hãy thực hiện. Đó là chức phận làm môn đệ hoặc sự sống trong Nước Thiên Đàng. Sau khi kêu gọi các mô đệ đầu tiên, thì Chúa Giêsu trình bày cho một cái nhìn khái quát nhưng cần thiết về những đặc quyền và những đòi hỏi trong hoàn cảnh mới của họ. Đó chính là trách nhiệm của giáo sĩ, giáo dân, là bạn và tôi đang sống trong trách vụ hôm nay. (x. Mt 5, 1-7)
Đây không chỉ là một luật lệ về hạnh kiểm đối với môn đệ, mà còn là một sự bày tỏ về thẩm quyền của Đấng Mê-xi-a. (x. Mt 7, 28-29).
Thính giả ở đây là những mộn đệ của Ngài, là con cái Đức Mẹ, chứ không phải là một đám đông. Vậy tôi cần xét mình xem sao??
-1* Viết cảm nghiệm theo tập sách nhỏ: DANS LES PAS DE JESUS-CHRIST, Tour Card.