Chương mới trong quan hệ Việt Nam-Vatican?
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết, vào ngày mai thứ sáu 11 tháng 12, có cuộc hội kiến với người đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã, Đức giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tại Vatican.
Cách đây 2 năm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã sang thăm Vatican."Đức Giáo Hoàng Benedict 16 và phái đoàn của TT. Nguyễn Tấn Dũng hôm 25-1-2007"
Cuộc gặp được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo chính thức, và một nguồn tin thân cận từ Vatican nói rõ đó là một cuộc gặp không chính thức giữa chủ tịch nước Việt Nam với giáo hoàng Bênêđíctô thứ 16. Tuy vậy, lần hội kiến đó cũng có mục tiêu tiến lại gần nhau hơn.
Gia Minh hỏi chuyện Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, Thư ký Bộ Truyền Giáo, về chuyến viếng thăm của chủ tịch Việt Nam đến Vatican.Trước hết Đức ông Nguyễn Văn Phương đưa ra nhận định về mục tiêu của chuyến viếng thăm:
Thiện chí và trở ngại
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Đức giáo hoàng dĩ nhiên luôn luôn sẵn sàng tiếp rước mọi vị quốc trưởng. Khi mà tiếp xúc như vậy thì hai bên đều có thiện chí để nói chuyện, xích lại gần nhau. Chuyện này thì rất tốt dù chưa có quan hệ ngoại giao. Đó là dấu hiệu làm cho người Việt Nam nói chung, và phía những người Công giáo đều tin tưởng, hy vọng qua gặp gỡ thì hiểu nhau hơn và xích lại gần nhau hơn.
Gia Minh: Đây là chuyến đến Vatican thứ hai của một vị đứng đầu nhà nước Việt Nam; sau chuyến đến Vatican của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng hai năm 2007; vậy thì từ đó đến nay Đức Ông nhận thấy sự xích lại gần nhau, thông hiểu nhau giữa chính quyền Hà Nội và Vatican ra sao?
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Thiện chí giữa hai bên thì về phía Tòa Thánh từ 2007 có những lần đi Việt Nam. Những lần đi Việt Nam như vậy thì có sự hiểu biết nhau hơn, có cố gắng xích lại gần, có muốn tiến đến liên hệ ngoại giao giữa hai bên nhưng bước đường đi đến đâu thì cần phải có thời gian.
Gia Minh: Trong tháng hai năm nay thì Đức Ông có đi trong đoàn ngoại giao Tòa Thánh đến Việt Nam làm việc, thì Đức Ông thấy có điều gì đặc biệt đáng chú ý?
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Sau đó thì có quyết tâm hai bên sẽ cố gắng đi đến ngoại giao; nhưng những bước đi từ đó tới nay thì chưa có gì cụ thể.
Gia Minh: Vatican là giáo hội Mẹ, và tại Việt Nam trong thời gian qua có xảy ra những sự kiện giữa giáo hội Công giáo Việt Nam với phía chính phủ, theo Đức Ông thì những trở ngại, trục trặc đó được thông hiểu để giải quyết như thế nào?
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Vẫn còn có những yêu sách về phía những người Công giáo Việt Nam. Yêu sách về những tài sản thì vẫn còn đó, chưa có gì đổi mới.
Gia Minh: Việt Nam và Vatican muốn thiết lập quan hệ, theo thông lệ trong quan hệ ngoại giao thì những cơ sở trước đây như Tòa Khâm sứ nơi mà vị Khâm sứ đại diện Tòa Thánh ở tại Hà Nội trước kia, vậy thì khi thiết lập quan hệ thì cơ sở đó cũng phải dành cho người đại diện mới, phải không thưa Đức Ông?
Đức ông Nguyễn Văn Phương:Như anh biết thì một phần đất của Tòa Khâm sứ đã trở thành công viên, tòa nhà thì còn đó. Dĩ nhiên là khi có liên hệ ngoại giao thì chắc chắn cũng phải đặt vấn đề đó; nó phải được giải quyết một cách công bình. Hiện tại thì sự kiện là nó trở thành công viên.
Gia Minh: Đó là cơ sở về mặt ngoại giao, còn những cơ sở như Giáo Hoàng Học Viện tại Đà Lạt, và dù giáo hội Việt Nam muốn có lại cơ sở đó để đào tạo linh mục cho giáo hội, nhưng một phần đang được xây dựng thành công viên, thì Đức Ông có theo dõi tình hình đó không?
Đức Ông Nguyễn văn Phương: Tôi theo dõi qua báo chí, qua Internet thì cũng thấy là một phần đất của Giáo Hoàng Học Viện đang được khởi công biến thành một công viên hay cái gì đó ( không biết phải dùng từ gì). Một phần đất của Giáo hoàng Học viện bị biến thành nơi cho việc sử dụng chung như vậy; mặc dù phía Giáo hội Việt Nam, Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã nhiều lân yêu cầu trả lại cho giáo hội để trở thành cơ sở đào tạo các linh mục và giáo dân Việt Nam có trình độ nhằm có thể phục vụ giáo hội và đất nước một cách hữu hiệu hơn. Đến bây giờ chính quyền chưa đáp ứng điều đó. Những điều ấy thì tôi được biết qua báo chí.
Gia Minh: Trong những lần gặp phía đại diện Việt Nam thì những vấn đề đó cũng được đưa ra chứ, thưa?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Gặp đại diện phía Việt Nam thì cũng có thông tin là giáo hội Việt Nam có những yêu cầu đó. Tòa Thánh tôn trọng những yêu cầu của Giáo hội Việt Nam.
Thông tin giới hạn vì Vatican chưa có đại diện
Gia Minh: Kết quả giải quyết có được thông tin không?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Trong cuộc gặp vừa rồi thì chỉ nói phớt qua thôi nhưng mục đính chính yếu không phải là nói về vấn đề tài sản của giáo hội.
Gia Minh: Khi tranh chấp về tài sản như thế thì có xô xát, đụng chạm mà có những linh mục bị đánh đập, vậy phía Tòa Thánh có biết không và có thông tin cho phía Việt Nam thế nào?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Về vấn đề này thì chưa có cơ hội nào nhưng Tòa Thánh cũng biết qua thông tin báo chí cũng như truyền thông xã hội mới. Biết như vậy nhưng mà chưa có cơ hội để đưa vấn đề này ra; như tới bây giờ thì Tòa Thánh theo dõi, biết.
Gia Minh: Dù không có cơ hội, nhưng có ý kiến ra sao không thưa Đức Ông?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Vì không có cơ hội nên hiện nay cũng không có ý kiến gì. Chừng nào có cơ hội gặp thì lúc đó sẽ có ý kiến.
Gia Minh: Hẳn nhiên tất cả tình hình đều có báo cáo cho Đức Thánh Cha?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Báo cáo tình hình cho Đức Thánh Cha cũng giới hạn thôi, bởi vì hiện tại Đức Thánh Cha không có đại diện của mình ở Việt Nam. Nếu có đại diện thì có thể nói chuyện với chính quyền và ở địa phương thì biết rõ tình hình. Các Đức giám mục cũng có báo cáo phần nào, nhưng mối liên hệ không được bình thường.
Những người làm việc với Đức Thánh Cha cũng cố gắng theo dõi qua báo chí, Internet để biết tình hình Việt Nam; nhưng trực tiếp để hiểu mà không có người đại diện ở địa phương là điều thiếu sót.
Gia Minh: Có thông tin nói Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt của giáo phận Hà Nội đã gửi đơn xin từ chức, là người ở Vatican và có tham gia những đoàn đi Việt Nam rồi thì tin đó ở Vatican hiện nay ra sao?
Đức Ông Nguyễn văn Phương: Tôi chỉ biết qua báo chí tin này thôi chứ không biết gì nhiều hơn.
Gia Minh: Khả năng Đức Thánh cha đến thăm giáo hội Công giáo Việt Nam, nước có nhiều giáo dân Công giáo đứng hàng thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á, thì khả năng này ra sao?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Đối với tín hữu Công giáo Việt Nam thì việc được Đức Thánh cha đến thăm là điều hết sức vui mừng, mong mỏi. Các đức giám mục có lần nói với Đức Thánh Cha là mong mỏi Ngài đến thăm giáo hội Việt Nam. Về phía giáo hội thì điều đó là dĩ nhiên rồi. Nhưng về mặt chính quyền thì Đức Thánh cha đến nước nào cũng phải có sự đồng ý của chính quyền nước đó.Hiện tại chưa có liên hệ ngoại giao với Việt Nam nên điều đó không phải là dễ.
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết, vào ngày mai thứ sáu 11 tháng 12, có cuộc hội kiến với người đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã, Đức giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tại Vatican.
Cách đây 2 năm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã sang thăm Vatican."Đức Giáo Hoàng Benedict 16 và phái đoàn của TT. Nguyễn Tấn Dũng hôm 25-1-2007"
Cuộc gặp được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo chính thức, và một nguồn tin thân cận từ Vatican nói rõ đó là một cuộc gặp không chính thức giữa chủ tịch nước Việt Nam với giáo hoàng Bênêđíctô thứ 16. Tuy vậy, lần hội kiến đó cũng có mục tiêu tiến lại gần nhau hơn.
Gia Minh hỏi chuyện Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, Thư ký Bộ Truyền Giáo, về chuyến viếng thăm của chủ tịch Việt Nam đến Vatican.Trước hết Đức ông Nguyễn Văn Phương đưa ra nhận định về mục tiêu của chuyến viếng thăm:
Thiện chí và trở ngại
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Đức giáo hoàng dĩ nhiên luôn luôn sẵn sàng tiếp rước mọi vị quốc trưởng. Khi mà tiếp xúc như vậy thì hai bên đều có thiện chí để nói chuyện, xích lại gần nhau. Chuyện này thì rất tốt dù chưa có quan hệ ngoại giao. Đó là dấu hiệu làm cho người Việt Nam nói chung, và phía những người Công giáo đều tin tưởng, hy vọng qua gặp gỡ thì hiểu nhau hơn và xích lại gần nhau hơn.
Gia Minh: Đây là chuyến đến Vatican thứ hai của một vị đứng đầu nhà nước Việt Nam; sau chuyến đến Vatican của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng hai năm 2007; vậy thì từ đó đến nay Đức Ông nhận thấy sự xích lại gần nhau, thông hiểu nhau giữa chính quyền Hà Nội và Vatican ra sao?
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Thiện chí giữa hai bên thì về phía Tòa Thánh từ 2007 có những lần đi Việt Nam. Những lần đi Việt Nam như vậy thì có sự hiểu biết nhau hơn, có cố gắng xích lại gần, có muốn tiến đến liên hệ ngoại giao giữa hai bên nhưng bước đường đi đến đâu thì cần phải có thời gian.
Gia Minh: Trong tháng hai năm nay thì Đức Ông có đi trong đoàn ngoại giao Tòa Thánh đến Việt Nam làm việc, thì Đức Ông thấy có điều gì đặc biệt đáng chú ý?
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Sau đó thì có quyết tâm hai bên sẽ cố gắng đi đến ngoại giao; nhưng những bước đi từ đó tới nay thì chưa có gì cụ thể.
Gia Minh: Vatican là giáo hội Mẹ, và tại Việt Nam trong thời gian qua có xảy ra những sự kiện giữa giáo hội Công giáo Việt Nam với phía chính phủ, theo Đức Ông thì những trở ngại, trục trặc đó được thông hiểu để giải quyết như thế nào?
Đức ông Nguyễn Văn Phương: Vẫn còn có những yêu sách về phía những người Công giáo Việt Nam. Yêu sách về những tài sản thì vẫn còn đó, chưa có gì đổi mới.
Gia Minh: Việt Nam và Vatican muốn thiết lập quan hệ, theo thông lệ trong quan hệ ngoại giao thì những cơ sở trước đây như Tòa Khâm sứ nơi mà vị Khâm sứ đại diện Tòa Thánh ở tại Hà Nội trước kia, vậy thì khi thiết lập quan hệ thì cơ sở đó cũng phải dành cho người đại diện mới, phải không thưa Đức Ông?
Đức ông Nguyễn Văn Phương:Như anh biết thì một phần đất của Tòa Khâm sứ đã trở thành công viên, tòa nhà thì còn đó. Dĩ nhiên là khi có liên hệ ngoại giao thì chắc chắn cũng phải đặt vấn đề đó; nó phải được giải quyết một cách công bình. Hiện tại thì sự kiện là nó trở thành công viên.
Gia Minh: Đó là cơ sở về mặt ngoại giao, còn những cơ sở như Giáo Hoàng Học Viện tại Đà Lạt, và dù giáo hội Việt Nam muốn có lại cơ sở đó để đào tạo linh mục cho giáo hội, nhưng một phần đang được xây dựng thành công viên, thì Đức Ông có theo dõi tình hình đó không?
Đức Ông Nguyễn văn Phương: Tôi theo dõi qua báo chí, qua Internet thì cũng thấy là một phần đất của Giáo Hoàng Học Viện đang được khởi công biến thành một công viên hay cái gì đó ( không biết phải dùng từ gì). Một phần đất của Giáo hoàng Học viện bị biến thành nơi cho việc sử dụng chung như vậy; mặc dù phía Giáo hội Việt Nam, Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã nhiều lân yêu cầu trả lại cho giáo hội để trở thành cơ sở đào tạo các linh mục và giáo dân Việt Nam có trình độ nhằm có thể phục vụ giáo hội và đất nước một cách hữu hiệu hơn. Đến bây giờ chính quyền chưa đáp ứng điều đó. Những điều ấy thì tôi được biết qua báo chí.
Gia Minh: Trong những lần gặp phía đại diện Việt Nam thì những vấn đề đó cũng được đưa ra chứ, thưa?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Gặp đại diện phía Việt Nam thì cũng có thông tin là giáo hội Việt Nam có những yêu cầu đó. Tòa Thánh tôn trọng những yêu cầu của Giáo hội Việt Nam.
Thông tin giới hạn vì Vatican chưa có đại diện
Gia Minh: Kết quả giải quyết có được thông tin không?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Trong cuộc gặp vừa rồi thì chỉ nói phớt qua thôi nhưng mục đính chính yếu không phải là nói về vấn đề tài sản của giáo hội.
Gia Minh: Khi tranh chấp về tài sản như thế thì có xô xát, đụng chạm mà có những linh mục bị đánh đập, vậy phía Tòa Thánh có biết không và có thông tin cho phía Việt Nam thế nào?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Về vấn đề này thì chưa có cơ hội nào nhưng Tòa Thánh cũng biết qua thông tin báo chí cũng như truyền thông xã hội mới. Biết như vậy nhưng mà chưa có cơ hội để đưa vấn đề này ra; như tới bây giờ thì Tòa Thánh theo dõi, biết.
Gia Minh: Dù không có cơ hội, nhưng có ý kiến ra sao không thưa Đức Ông?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Vì không có cơ hội nên hiện nay cũng không có ý kiến gì. Chừng nào có cơ hội gặp thì lúc đó sẽ có ý kiến.
Gia Minh: Hẳn nhiên tất cả tình hình đều có báo cáo cho Đức Thánh Cha?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Báo cáo tình hình cho Đức Thánh Cha cũng giới hạn thôi, bởi vì hiện tại Đức Thánh Cha không có đại diện của mình ở Việt Nam. Nếu có đại diện thì có thể nói chuyện với chính quyền và ở địa phương thì biết rõ tình hình. Các Đức giám mục cũng có báo cáo phần nào, nhưng mối liên hệ không được bình thường.
Những người làm việc với Đức Thánh Cha cũng cố gắng theo dõi qua báo chí, Internet để biết tình hình Việt Nam; nhưng trực tiếp để hiểu mà không có người đại diện ở địa phương là điều thiếu sót.
Gia Minh: Có thông tin nói Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt của giáo phận Hà Nội đã gửi đơn xin từ chức, là người ở Vatican và có tham gia những đoàn đi Việt Nam rồi thì tin đó ở Vatican hiện nay ra sao?
Đức Ông Nguyễn văn Phương: Tôi chỉ biết qua báo chí tin này thôi chứ không biết gì nhiều hơn.
Gia Minh: Khả năng Đức Thánh cha đến thăm giáo hội Công giáo Việt Nam, nước có nhiều giáo dân Công giáo đứng hàng thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á, thì khả năng này ra sao?
Đức Ông Nguyễn Văn Phương: Đối với tín hữu Công giáo Việt Nam thì việc được Đức Thánh cha đến thăm là điều hết sức vui mừng, mong mỏi. Các đức giám mục có lần nói với Đức Thánh Cha là mong mỏi Ngài đến thăm giáo hội Việt Nam. Về phía giáo hội thì điều đó là dĩ nhiên rồi. Nhưng về mặt chính quyền thì Đức Thánh cha đến nước nào cũng phải có sự đồng ý của chính quyền nước đó.Hiện tại chưa có liên hệ ngoại giao với Việt Nam nên điều đó không phải là dễ.