Báo Arkansas Catholic vinh danh một cộng đồng Công Giáo Việt Nam
Nguyệt san Arkansas Catholic của giáo phận Arkansas trong số đề ngày 5 tháng 12 năm 2009, đã đăng bài viết mang tựa đề “ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nhỏ Bé Nhưng Thiết Yếu Cho Họ Đạo Nashville” (Small Vietnamese community is vital to Nashville mission) Ký giả Fran Presley viết rằng:
Khi Sàigòn rơi vào tay cộng sản năm 1975, nhiều người Công Giáo Việt Nam đã tìm tự do tại Hoa Kỳ. Họ mang theo đức tin kiên vững mà giờ đây đang làm cho nhiều giáo xứ thêm phong phú. Chẳng hạn như tại nhà thờ St. Martin ở thành phố Nashville, bà Denise Cobe, một nhân viên làm việc cho nhà thờ đã phát biểu về các thành viên trong công đồng Việt Nam ở nhà thờ này như sau: “Chúng tôi không thể làm đươc việc nếu không có họ”
Một trong những thành viên cộng đồng Việt Nam mà bà Cobb nói đến là ông Nguyễn Nghiã quê ở Sàigòn. Ông Nghiã nói rằng, nhà thờ vẫn là điều quan trọng nhất đối với đời sống ông. Sau khi đến Fort Chaffee, ông Nghiã muốn nuôi con trong một thành phố nhỏ và khi người bảo trợ cho gia đình ông hỏi ông có muốn định cư ở Nashville không? Ông chỉ hỏi lại có một câu:
- “ Ở đó có nhà thờ Công Giáo không?”
Rồi ông giải thích thêm:
-“Đối với tôi điều quan trọng nhất là kiếm ra thành phố nào có nhà thờ Công Giáo”
Khi ông biết đươc nhà thờ St. Martin là nhà thờ Công Giáo, ông đã không do dự đưa vợ và 5 con về Nashville sinh sống. Giờ đây các con ông đã trưởng thành, họ đã được nuôi dưỡng đức tin tại nhà thờ St. Martin.
Gia đình ông Nguyễn ở Việt Nam là gia đình đạo hạnh. Cô của ông là Mẹ bề trên của một tu viện. Nhiều người trong họ hàng ông cũng là các linh mục tu sĩ.
Một thành viên khác của cộng đồng người Công Giáo Việt Nam ở Nashville là ông bà Trần Nam. Câu chuyện ông bà Nam có khác đôi chút. Vợ ông là người Công Giáo, nhưng ông Nam không phải là người Công Giáo. Họ sống gần nhà thờ và đôi khi ông Nam đến nhà thờ. Sau khi đến định cư ở Fort Chaffee, ông Nam đã lãnh nhận bí tích rửa tội. Gia đình có 3 người và giờ đây cả ba đều hăng hái hoạt động cho giáo xứ.
Linh Mục Kevin Atunzu, chính xứ giáo xứ St. Martin, nói về các gia đình Việt Nam ở đây như sau:
- “Họ là những tín hữu kiên vững”
Vì nhà thờ St. Martin chỉ là một họ đạo (Mission) chưa phải là một giáo xứ (Parish) nên các thành viên phải đảm trách các công việc của họ đạo. Hai gia đình Việt Nam này đã tự nguyện làm những công việc của nhà thờ.
Bà Cobb người đảm trách các công việc điều hành, kế toán, ca trưởng cho họ đạo đã kể về hai gia đình Việt Nam này:
-“Tôi thật sự tri ân và ca ngợi việc họ nhiệt tình với giáo xứ, họ nỗ lực yểm trợ giáo xứ và tỏ ra quan tâm đến tất cả mọi người”.
Rồi bà nói thêm:
-“Tôi thật sự cảm phục điều họ thực hành đức tin. Mỗi ngày đi qua nhà thờ về nhà thì hầu như ngày nào tôi cũng thấy một trong hai người ấy đang lần hạt cầu nguyện trong nhà thờ”.
Cha Đỗ Duy Nho ở nhà thờ St. Patrick, thành phố North Little Rock thỉnh thoảng đến Nasville để dâng lể cho các gia đình Việt Nam. Cha cử hành thánh lễ tại tư gia.
Bà Cobb còn kể:
- “Ông Nam đến sớm để mở cửa nhà thờ. Vào ngày Chúa Nhật, ông mở cửa nhà Chầu để mọi người chầu Mình Thánh Chúa một giờ trước khi dự thánh lễ. Trong thánh lễ ông đọc bài đọc hai bằng tiếng Việt. Ông luôn luôn để ý xem nhà thờ có thiếu vật dụng gì không. Nếu thiếu ông báo cho nhân viên điều hành xứ đạo mua sắm. Ông Nghiã cũng làm như vậy. Cả hai ông thấy nhà thờ thờ cần làm gì thì hai ông tự làm, từ việc sử chữa nho nhỏ cho tới việc giúp lễ khi cần. Cả hai ông đều là thừa tác viên thánh thể và giữ vai trò hướng dẫn giáo dân trong các thánh lễ.
Còn bà Nam săn sóc vườn hoa của nhà thờ. Các bà Việt Nam thuộc giáo xứ St.Martin cắt hoa ở vườn nhà mình đem đến trang hoàng nhà thờ”
Ông Louie Graves một giáo dân của nhà thờ này nói hiện tại có khoảng 10 người Công Giáo Việt Nam ở đây. Ho thường xuyên đi nhà thờ và khách của họ cũng tham dự thánh lễ tại nhà thờ này. Ông phát biểu:
-“Họ thật là những người tuyệt vời. Có lúc ở đây đã có hàng chục gia đình Việt Nam đến định cư nhưng dần dần họ di chuyển đến các nơi khác có cộng đồng Việt Nam lớn hơn”
Tưởng cũng nên nói thêm, khi các vị Giám Mục Việt Nam thăm Hoa Kỳ, các vị Giám Mục Mỹ đều đưa ra một nhận xét với các vị Giám Mục Việt Nam rằng “ Giáo dân Việt Nam là một hồng ân của Chúa ban cho Giáo Hội Hoa Kỳ”.
Vài bằng chứng cụ thể là tại San Jose, bắc California, có hai nhà thờ. Một là nhà thờ giáo xứ St. Patrick trước kia là nhà thờ chính tòa của giáo phận San Jose. Hai là nhà thờ thánh Maria Goretti. Cả hai nhà thờ này đều lâm tình trạng thiếu hụt tài chánh một cách nghiêm trọng, có thể phải đóng cửa vì không đủ tài chánh trang trải. Nhà thờ St. Patrick đã được ĐGM trao cho các cha Việt Nam thành lập giáo xứ thể nhân cho người Việt Nam tại San Jose nên nhà thờ này đã hồi sinh và đang phát triển mạnh. Nhà thờ St. Maria Goretti có thành phần giáo dân đa chủng tộc: Mỹ, Mexicô, Phi Luật Tân. Số giáo dân Việt Nam và giáo dân Mễ ngang nhau nhưng đóng góp tài chánh cho giáo xứ, phần lớn là do giáo dân Việt Nam.
Nguyệt san Arkansas Catholic của giáo phận Arkansas trong số đề ngày 5 tháng 12 năm 2009, đã đăng bài viết mang tựa đề “ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nhỏ Bé Nhưng Thiết Yếu Cho Họ Đạo Nashville” (Small Vietnamese community is vital to Nashville mission) Ký giả Fran Presley viết rằng:
Một trong những thành viên cộng đồng Việt Nam mà bà Cobb nói đến là ông Nguyễn Nghiã quê ở Sàigòn. Ông Nghiã nói rằng, nhà thờ vẫn là điều quan trọng nhất đối với đời sống ông. Sau khi đến Fort Chaffee, ông Nghiã muốn nuôi con trong một thành phố nhỏ và khi người bảo trợ cho gia đình ông hỏi ông có muốn định cư ở Nashville không? Ông chỉ hỏi lại có một câu:
- “ Ở đó có nhà thờ Công Giáo không?”
Rồi ông giải thích thêm:
-“Đối với tôi điều quan trọng nhất là kiếm ra thành phố nào có nhà thờ Công Giáo”
Khi ông biết đươc nhà thờ St. Martin là nhà thờ Công Giáo, ông đã không do dự đưa vợ và 5 con về Nashville sinh sống. Giờ đây các con ông đã trưởng thành, họ đã được nuôi dưỡng đức tin tại nhà thờ St. Martin.
Gia đình ông Nguyễn ở Việt Nam là gia đình đạo hạnh. Cô của ông là Mẹ bề trên của một tu viện. Nhiều người trong họ hàng ông cũng là các linh mục tu sĩ.
Một thành viên khác của cộng đồng người Công Giáo Việt Nam ở Nashville là ông bà Trần Nam. Câu chuyện ông bà Nam có khác đôi chút. Vợ ông là người Công Giáo, nhưng ông Nam không phải là người Công Giáo. Họ sống gần nhà thờ và đôi khi ông Nam đến nhà thờ. Sau khi đến định cư ở Fort Chaffee, ông Nam đã lãnh nhận bí tích rửa tội. Gia đình có 3 người và giờ đây cả ba đều hăng hái hoạt động cho giáo xứ.
Linh Mục Kevin Atunzu, chính xứ giáo xứ St. Martin, nói về các gia đình Việt Nam ở đây như sau:
- “Họ là những tín hữu kiên vững”
Vì nhà thờ St. Martin chỉ là một họ đạo (Mission) chưa phải là một giáo xứ (Parish) nên các thành viên phải đảm trách các công việc của họ đạo. Hai gia đình Việt Nam này đã tự nguyện làm những công việc của nhà thờ.
Bà Cobb người đảm trách các công việc điều hành, kế toán, ca trưởng cho họ đạo đã kể về hai gia đình Việt Nam này:
-“Tôi thật sự tri ân và ca ngợi việc họ nhiệt tình với giáo xứ, họ nỗ lực yểm trợ giáo xứ và tỏ ra quan tâm đến tất cả mọi người”.
Rồi bà nói thêm:
-“Tôi thật sự cảm phục điều họ thực hành đức tin. Mỗi ngày đi qua nhà thờ về nhà thì hầu như ngày nào tôi cũng thấy một trong hai người ấy đang lần hạt cầu nguyện trong nhà thờ”.
Cha Đỗ Duy Nho ở nhà thờ St. Patrick, thành phố North Little Rock thỉnh thoảng đến Nasville để dâng lể cho các gia đình Việt Nam. Cha cử hành thánh lễ tại tư gia.
Bà Cobb còn kể:
- “Ông Nam đến sớm để mở cửa nhà thờ. Vào ngày Chúa Nhật, ông mở cửa nhà Chầu để mọi người chầu Mình Thánh Chúa một giờ trước khi dự thánh lễ. Trong thánh lễ ông đọc bài đọc hai bằng tiếng Việt. Ông luôn luôn để ý xem nhà thờ có thiếu vật dụng gì không. Nếu thiếu ông báo cho nhân viên điều hành xứ đạo mua sắm. Ông Nghiã cũng làm như vậy. Cả hai ông thấy nhà thờ thờ cần làm gì thì hai ông tự làm, từ việc sử chữa nho nhỏ cho tới việc giúp lễ khi cần. Cả hai ông đều là thừa tác viên thánh thể và giữ vai trò hướng dẫn giáo dân trong các thánh lễ.
Còn bà Nam săn sóc vườn hoa của nhà thờ. Các bà Việt Nam thuộc giáo xứ St.Martin cắt hoa ở vườn nhà mình đem đến trang hoàng nhà thờ”
Ông Louie Graves một giáo dân của nhà thờ này nói hiện tại có khoảng 10 người Công Giáo Việt Nam ở đây. Ho thường xuyên đi nhà thờ và khách của họ cũng tham dự thánh lễ tại nhà thờ này. Ông phát biểu:
-“Họ thật là những người tuyệt vời. Có lúc ở đây đã có hàng chục gia đình Việt Nam đến định cư nhưng dần dần họ di chuyển đến các nơi khác có cộng đồng Việt Nam lớn hơn”
Tưởng cũng nên nói thêm, khi các vị Giám Mục Việt Nam thăm Hoa Kỳ, các vị Giám Mục Mỹ đều đưa ra một nhận xét với các vị Giám Mục Việt Nam rằng “ Giáo dân Việt Nam là một hồng ân của Chúa ban cho Giáo Hội Hoa Kỳ”.
Vài bằng chứng cụ thể là tại San Jose, bắc California, có hai nhà thờ. Một là nhà thờ giáo xứ St. Patrick trước kia là nhà thờ chính tòa của giáo phận San Jose. Hai là nhà thờ thánh Maria Goretti. Cả hai nhà thờ này đều lâm tình trạng thiếu hụt tài chánh một cách nghiêm trọng, có thể phải đóng cửa vì không đủ tài chánh trang trải. Nhà thờ St. Patrick đã được ĐGM trao cho các cha Việt Nam thành lập giáo xứ thể nhân cho người Việt Nam tại San Jose nên nhà thờ này đã hồi sinh và đang phát triển mạnh. Nhà thờ St. Maria Goretti có thành phần giáo dân đa chủng tộc: Mỹ, Mexicô, Phi Luật Tân. Số giáo dân Việt Nam và giáo dân Mễ ngang nhau nhưng đóng góp tài chánh cho giáo xứ, phần lớn là do giáo dân Việt Nam.