Một số nhận định của Đức Cha Rrok Mirdita, Tổng Giám Mục Tirana về tình hình Giáo Hội Công Giáo Albania thời hậu cộng sản
Trong số các Giáo Hội Đông Âu bị chế độ cộng sản vô thần tàn phá thảm hại nhất có Giáo Hội Công Giáo Albania. Năm 1946 đảng cộng sản lên nắm quyền tại Albania và đẩy đưa dân tộc này vào con đường khổ nạn kéo dài nửa thế kỷ. Trước khi nhà độc tài Enver Hoxha lên nắm quyền, Albania được chia làm 3 miền: miền Bắc có 10% tổng số dân theo công giáo; miền nam có 20% tổng số dân theo chính thống; và phần còn lại theo Hồi giáo, một loại hồi giáo khoan nhượng.
Nhưng năm 1967 chủ tịch Enver Hoxha lên nắm quyền và đã bắt đầu một chính sách tàn phá tôn giáo một cách khốc liệt chưa từng thấy. Sau nhà nước Khmer Đỏ của Campuchia với chính sách diệt chủng, nhà nước cộng sản dưới thời Enver Hoxha nổi tiếng là tàn ác nhất thế giới. Ngoài việc bắt bớ, tàn sát, bỏ tù và đầy ải các Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân dấn thân, chính quyền cộng sản Albania còn tàn phá 2.169 nhà thờ trên toàn nước, nhiều nhà thờ bị biến thành các nhà kho hoặc được dùng cho các mục đích khác. Hồi giáo mất đi một số tín hữu, vì họ gia nhập Giáo Hội Công Giáo hay Giáo Hội Chính Thống.
Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng người ta ước lượng Giáo Hội Công Giáo có khoảng nửa triệu tín hữu, sống trong 5 giáo phận đa số tại miền bắc và miền trung là hai vùng có đông tín hữu công giáo sinh sống, và một vùng giám quản tông tòa ở niền nam. Từ năm 1992 tới nay đại chủng viện liên giáo phận ở Scutari đã tiếp đón 213 chủng sinh, trong đó có 20 người đã trở thành linh mục. Cha Artur Jaku là linh mục trẻ nhất, vì mới được truyền chức cách đây vài tháng.
50 năm bị tàn phá và qụy ngã, nhưng Giáo Hội Công Giáo Albania không bị chống chế. Ngay khi có các dấu hiệu của tự do tôn giáo, một ít linh mục còn sống sót đã bắt đầu cử hành thánh lễ, ban bí tích cho tín hữu và tái tổ chức hàng ngũ giáo dân.
Hồi tháng 5 năm 1991 Tòa Thánh đã gửi một phái đoàn gồm Đức Cha Lupinacci, Giám Mục Lungro, Đức Cha Vincenzo Paglia, thuộc cộng đoàn thánh Egidio, Giám Mục Terni, và Linh Mục Pietro Maione, dòng Tên, sang viếng thăm Albania để tìm cách liên lạc với linh mục tu sĩ còn sống sót sau mấy chục năm bị bách hại.
Tuy các linh mục Albani đã bắt đầu tìm cách tái tổ chức cuộc sống Giáo Hội, nhưng các vị hầu như không biết gì về Công Đồng Chung Vaticăng II, và cũng không biết gì về các Đức Giáo Hoàng từ Pio XII đến Gioan Phaolô II.
Phái đoàn Tòa Thánh đã viếng thăm khắp nơi và quy tụ các linh mục tu sĩ còn sống sót lại, để giúp các vị cập nhật hóa vấn đề và tình hình Giáo Hội trên thế giới, cũng như trình bầy với các vị về các cải cách phụng vụ. Đã chỉ có một Giám Mục duy nhất sống sót, nhưng già yếu bệnh tật và một phần nào đã từng giàn xếp với nhà nước cộng sản. Khi gặp phái đoàn Tòa thánh, Đức Cha đã giơ nắm tay chào theo kiểu cộng sản.
Mục đích chuyến viếng thăm của phái đoàn Tòa Thánh cũng là để chuẩn bị cho chuyến công du mục vụ Albania của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Ngày 25 tháng 4 năm 1992 Đức Gioan Phaolô II viếng thăm Giáo Hội và nhân dân của vùng đất khổ đau này, và chỉ nội trong vòng một ngày ngài tấn phong một loạt các Giám Mục: Đức Cha Rrok Mirdita cho tổng giáo phận Tirana-Durazzo, Đức Cha Frano Ilia cho giáo phận Scutari và Đức Cha Zef Simoni Giám Mục phụ tá giáo phận Scutari. Thêm vào đó là hai Giám Mục thuộc dòng Phanxicô là Đức Cha Robert Ashta cho giáo phận miền bắc và Đức Cha Hil Kabashi như là Giám Quản Tông Tòa miền nam Albania.
Vài tháng sau, Đức Gioan Phaolô II chỉ định vị Hồng Y đầu tiên cho Giáo Hội Albania: đó là linh mục Miche Kolici, 90 tuổi, sống sót sau mấy chục năm ngồi tù. Trong cùng thời gian này Đức Gioan Phaolô II cũng chỉ định Đức Tổng Giám Mục Ivan Dias, người Ấn Độ làm Sứ Thần Tòa Thánh Albania. Sau khi hàng giáo phẩm được tái thành lập Giáo Hội Công Giáo Albania bắt đầu hồi sinh.
Trong số các nhân lực của Giáo Hội, ngoài các tu sĩ dòng Tên, dòng Phanxicô, đòng Đa Minh, cũng có các tu sĩ thuộc các dòng Don Bosco, Dehoniani, Orioni, Barnabiti, Giuseppini, Salvatoriani, Concezionisti, Vinh Sơn và Rogazionisti. Trong đại chủng viện Scutari cũng có các đại chủng sinh đến từ Montenegro và Kosovo.
Có khoảng 35 dòng nữ, trong đó có dòng các nữ tu Năm Dấu Thánh hiện diện tại Albania từ thế kỷ XIX. Các chị cũng có một vị tử đạo là nữ tu Maria Tuci, bị tra tấn tàn bạo cho tới chết. Thế rồi cũng có các nữ tu dòng kín Claret. Các chị hiện sống trong trụ sở công an cũ, nơi đã có biết bao nhiêu Kitô hữu tử đạo vì bị tra tấn hành hạ và sát hại. Các chị đã giữ các phòng giam này y nguyên như đưới thời cộng sản, chứng tích của chế độ độc tài sắt máu và tàn ác vô nhân.
Giáo Hội Công Giáo Albania hiện có 4 giáo phận và một vùng giám quản tông tòa. Nằm xa nhất ở miền bắc Albania là giáo phận Spa, do Đức Cha Lucjan Avgustini cai quản. Đức Cha là Giám Mục trẻ tuổi nhất của Hội Đồng Giám Mục. Giáo phận Sapa có 9 linh mục trong đó có 4 vị là ”linh mục hồng ân đức tin”. Cũng có các tu sĩ Capucino trợ giúp, trong khi các nữ tu thuộc 11 dòng khác nhau, và trong làng Neenshat cũng có một tu viện của các nữ tu dòng kín Cát Minh.
Tiếp đến là giáo phận Lezha, do Đức Cha Ottavio Vitale người Ý, thuộc dòng Rogazionisti cai quản. Giáo phận chỉ có 5 linh mục ”hồng ân đức tin”, nhưng các linh mục tu sĩ các dòng nam Phanxicô, Rogazionisti, Marianisti và các Tu Huynh lòng Thương Xót, trợ giúp công tác tông đồ mục vụ rất tích cực.
Thứ ba là giáo phận Rreeshen, do Đức Cha Cristoforo Palmieri, người Ý, thuộc dòng Vinh Sơn cai quản. Có 5 linh mục giáo phận, trong đó có 2 vị là linh mục ”hồng ân đức tin”. Trong số các dòng nam có dòng Vinh Sơn, Somaschi và Phanxicô. Và cũng có các nữ tu thuộc 7 dòng nữ.
Thứ bốn là tổng giáo phận Tirana-Durazzo, do Đức Cha Rrock Mirdita và Đức Cha Geroge Frendo Giám Mục Phụ tá, thuộc dòng Đa Minh, cai quản. Có 10 linh mục giáo phận, trong đó có 6 vị là linh mục ”hồng ân đức tin”. Cũng có nam tu sĩ thuộc các dòng Tên, Concezionisti, Barnabiti, Giuseepini, Dehoniani, Don Bosco, Salvatorini, Phanxicô và Đa Minh. Cũng có các nữ tu thuộc 27 dòng khác nhau.
Các tu sĩ Concezinisti điều khiển đại học Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, trong khi các tu sĩ dòng Tên trông coi một giáo xứ rất sinh động với một nhà sách công giáo duy nhất trong toàn nước Albania. Các tu sĩ Don Bosco điều khiển các trường dậy nghề rất được ưa thích, trong khi các tu sĩ Phanxicô trông coi đền thánh Antonio. Đây là đền thánh nổi tiếng có rất đông tín hữu tới hành hương vào ngày 13 tháng 6.
Thứ năm là Tòa Giám Quản Tông Tòa ở miền nam, do Đức Cha Hi Kabashi, dòng Phanxicô trông coi. Đây là vùng có đa số dân theo Chính Thống. Có khoảng 10 linh mục và các nữ tu thuộc 30 dòng khác nhau đảm trách các công tác tông đồ mục vụ. Dòng các nữ tu thánh Giovanna Antida Thouaret điều khiển một trường huấn luyện y tá nổi tiếng trong toàn nước Albania.
Phía Giáo Hội Chính Thống cũng không khá hơn. Kể từ khi có thể tái hoạt động Giáo Hội Chính Thống đã có thêm được 147 linh mục. Trong 50 năm bị bách hại các linh mục chính thống cũng đã quên không còn nhớ kiểu cử hành các lễ nghi nữa. Đức Thượng Phụ Anastasios Yannoulatos cũng đã phải bắt đầu xây dựng Giáo Hội từ đầu.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Rrok Mirdita, Tổng Giám Mục Tirana-Durazzo, về tình hình Giáo Hội Công Giáo Albania, thời hậu cộng sản.
Hỏi: Thưa Đức Cha Mirdita, có thể nói là Giáo Hội Albania đã tái sinh hay không?
Đáp: Vâng, có thể nói được như thế, mặc dù còn có rất nhiều điều phải làm. Giáo Hội Albania đã có thể tái sinh cũng là nhờ sự trợ giúp của các Giáo Hội anh em khác, bắt đầu từ Giáo Hội Italia. Ưu tư đầu tiên hiện nay của chúng tôi là ơn gọi địa phương. Chính nhờ có các thừa sai mà chúng tôi có thể đáp ứng được các nhu cầu mục vụ trên toàn nước. Sự trống rỗng ơn gọi đó đã do chế độ cộng sản gây ra. Đã chỉ có 33 linh mục sống sót, nhưng các vị đều rất già yếu và bệnh tật vì các bách hại phải chịu. Trong 18 năm nay đã chỉ có 30 tân linh mục được thụ phong. Giáo Hội cần có nhiều ơn gọi mới.
Hỏi: Giáo Hội Albania đã thăng tiến cuộc đối thoại đại kết. Đâu đã là các kết quả đạt được, thưa Đức Cha?
Đáp: Các tương quan với các anh chị em chính thống và tin lành tốt đẹp và có thể được cải tiến nhiều hơn nữa. Chúng tôi đã cùng nhau tổ chức các buổi cầu nguyện chung và các tuần đại kết. Và sẽ có nhiều sinh hoạt khác nữa được đề ra. Một trong các dịp tốt là đại hội được tổ chức trong Năm Thánh Phaolô, với sự tham dự của Đức Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thống. Cuộc đối thoại này đã bắt đầu từ nền tảng của các tín hữu, rồi chuyển sang lãnh vực văn hóa, sau đó mới tới lãnh vực thần học.
Cũng có sự trao đổi các giáo sư giữa hai đại chủng viện. Hai Giáo Hội đã nhận được một ơn thánh lớn Chúa ban: đó là khởi hành từ một mảnh đất phì nhiêu. Tín hữu của cả hai Giáo Hội cảm thấy cần đối thoại với nhau và xích lại gần nhau hơn. Họ giống như một dòng sông mà các chủ chăn chúng tôi phải có bổn phận hướng dẫn.
Hỏi: Thưa Đức Cha, cả Hồi giáo cũng đang tái tổ chức, đặc biệt là khuynh hướng hồi giáo quá khích. Đức Cha có cảm thấy lo âu không?
Đáp: Bên trong Hồi giáo truyền thống tại Albania cũng phát triển một huynh hướng hồi giáo qúa khích. Các vị lãnh đạo của Hồi giáo cũ là những người có tinh thần trách nhiệm, và chúng tôi có các tương quan tốt với nhau, vì các tương quan đó được linh hứng từ tình huynh đệ và đối thoại, chứ không như khuynh hướng mới tạo ra vấn đề. Nhưng vấn đề này các vị lãnh đạo hồi giáo phải giải quyết trong nội bộ với nhau. Và dĩ nhiên là chúng tôi không có bổn phận phải can thiệp.
Hỏi: Nhà nước có trả lại cho Giáo Hội các tài sản đã bị chế độ cộng sản tịch thu trong qúa khứ hay không, thưa Đức Cha?
Đáp: Vấn đề chưa được giải quyết hoàn toàn. Chính quyền hiện nay có nỗ lực để tìm ra một giải pháp, nhưng trong các năm qua cũng có rất nhiều vấn đề kỹ thuật: chẳng hạn như có những người nói rằng họ có quyền trên các tài sản đó. Khi không thể trả lại các tài sản nào đó người ta cũng tìm một hình thái nào đó để bù lại. (Avvenire 9-8-2009)
Trong số các Giáo Hội Đông Âu bị chế độ cộng sản vô thần tàn phá thảm hại nhất có Giáo Hội Công Giáo Albania. Năm 1946 đảng cộng sản lên nắm quyền tại Albania và đẩy đưa dân tộc này vào con đường khổ nạn kéo dài nửa thế kỷ. Trước khi nhà độc tài Enver Hoxha lên nắm quyền, Albania được chia làm 3 miền: miền Bắc có 10% tổng số dân theo công giáo; miền nam có 20% tổng số dân theo chính thống; và phần còn lại theo Hồi giáo, một loại hồi giáo khoan nhượng.
Nhưng năm 1967 chủ tịch Enver Hoxha lên nắm quyền và đã bắt đầu một chính sách tàn phá tôn giáo một cách khốc liệt chưa từng thấy. Sau nhà nước Khmer Đỏ của Campuchia với chính sách diệt chủng, nhà nước cộng sản dưới thời Enver Hoxha nổi tiếng là tàn ác nhất thế giới. Ngoài việc bắt bớ, tàn sát, bỏ tù và đầy ải các Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân dấn thân, chính quyền cộng sản Albania còn tàn phá 2.169 nhà thờ trên toàn nước, nhiều nhà thờ bị biến thành các nhà kho hoặc được dùng cho các mục đích khác. Hồi giáo mất đi một số tín hữu, vì họ gia nhập Giáo Hội Công Giáo hay Giáo Hội Chính Thống.
Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng người ta ước lượng Giáo Hội Công Giáo có khoảng nửa triệu tín hữu, sống trong 5 giáo phận đa số tại miền bắc và miền trung là hai vùng có đông tín hữu công giáo sinh sống, và một vùng giám quản tông tòa ở niền nam. Từ năm 1992 tới nay đại chủng viện liên giáo phận ở Scutari đã tiếp đón 213 chủng sinh, trong đó có 20 người đã trở thành linh mục. Cha Artur Jaku là linh mục trẻ nhất, vì mới được truyền chức cách đây vài tháng.
50 năm bị tàn phá và qụy ngã, nhưng Giáo Hội Công Giáo Albania không bị chống chế. Ngay khi có các dấu hiệu của tự do tôn giáo, một ít linh mục còn sống sót đã bắt đầu cử hành thánh lễ, ban bí tích cho tín hữu và tái tổ chức hàng ngũ giáo dân.
Hồi tháng 5 năm 1991 Tòa Thánh đã gửi một phái đoàn gồm Đức Cha Lupinacci, Giám Mục Lungro, Đức Cha Vincenzo Paglia, thuộc cộng đoàn thánh Egidio, Giám Mục Terni, và Linh Mục Pietro Maione, dòng Tên, sang viếng thăm Albania để tìm cách liên lạc với linh mục tu sĩ còn sống sót sau mấy chục năm bị bách hại.
Tuy các linh mục Albani đã bắt đầu tìm cách tái tổ chức cuộc sống Giáo Hội, nhưng các vị hầu như không biết gì về Công Đồng Chung Vaticăng II, và cũng không biết gì về các Đức Giáo Hoàng từ Pio XII đến Gioan Phaolô II.
Phái đoàn Tòa Thánh đã viếng thăm khắp nơi và quy tụ các linh mục tu sĩ còn sống sót lại, để giúp các vị cập nhật hóa vấn đề và tình hình Giáo Hội trên thế giới, cũng như trình bầy với các vị về các cải cách phụng vụ. Đã chỉ có một Giám Mục duy nhất sống sót, nhưng già yếu bệnh tật và một phần nào đã từng giàn xếp với nhà nước cộng sản. Khi gặp phái đoàn Tòa thánh, Đức Cha đã giơ nắm tay chào theo kiểu cộng sản.
Mục đích chuyến viếng thăm của phái đoàn Tòa Thánh cũng là để chuẩn bị cho chuyến công du mục vụ Albania của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Ngày 25 tháng 4 năm 1992 Đức Gioan Phaolô II viếng thăm Giáo Hội và nhân dân của vùng đất khổ đau này, và chỉ nội trong vòng một ngày ngài tấn phong một loạt các Giám Mục: Đức Cha Rrok Mirdita cho tổng giáo phận Tirana-Durazzo, Đức Cha Frano Ilia cho giáo phận Scutari và Đức Cha Zef Simoni Giám Mục phụ tá giáo phận Scutari. Thêm vào đó là hai Giám Mục thuộc dòng Phanxicô là Đức Cha Robert Ashta cho giáo phận miền bắc và Đức Cha Hil Kabashi như là Giám Quản Tông Tòa miền nam Albania.
Vài tháng sau, Đức Gioan Phaolô II chỉ định vị Hồng Y đầu tiên cho Giáo Hội Albania: đó là linh mục Miche Kolici, 90 tuổi, sống sót sau mấy chục năm ngồi tù. Trong cùng thời gian này Đức Gioan Phaolô II cũng chỉ định Đức Tổng Giám Mục Ivan Dias, người Ấn Độ làm Sứ Thần Tòa Thánh Albania. Sau khi hàng giáo phẩm được tái thành lập Giáo Hội Công Giáo Albania bắt đầu hồi sinh.
Trong số các nhân lực của Giáo Hội, ngoài các tu sĩ dòng Tên, dòng Phanxicô, đòng Đa Minh, cũng có các tu sĩ thuộc các dòng Don Bosco, Dehoniani, Orioni, Barnabiti, Giuseppini, Salvatoriani, Concezionisti, Vinh Sơn và Rogazionisti. Trong đại chủng viện Scutari cũng có các đại chủng sinh đến từ Montenegro và Kosovo.
Có khoảng 35 dòng nữ, trong đó có dòng các nữ tu Năm Dấu Thánh hiện diện tại Albania từ thế kỷ XIX. Các chị cũng có một vị tử đạo là nữ tu Maria Tuci, bị tra tấn tàn bạo cho tới chết. Thế rồi cũng có các nữ tu dòng kín Claret. Các chị hiện sống trong trụ sở công an cũ, nơi đã có biết bao nhiêu Kitô hữu tử đạo vì bị tra tấn hành hạ và sát hại. Các chị đã giữ các phòng giam này y nguyên như đưới thời cộng sản, chứng tích của chế độ độc tài sắt máu và tàn ác vô nhân.
Giáo Hội Công Giáo Albania hiện có 4 giáo phận và một vùng giám quản tông tòa. Nằm xa nhất ở miền bắc Albania là giáo phận Spa, do Đức Cha Lucjan Avgustini cai quản. Đức Cha là Giám Mục trẻ tuổi nhất của Hội Đồng Giám Mục. Giáo phận Sapa có 9 linh mục trong đó có 4 vị là ”linh mục hồng ân đức tin”. Cũng có các tu sĩ Capucino trợ giúp, trong khi các nữ tu thuộc 11 dòng khác nhau, và trong làng Neenshat cũng có một tu viện của các nữ tu dòng kín Cát Minh.
Tiếp đến là giáo phận Lezha, do Đức Cha Ottavio Vitale người Ý, thuộc dòng Rogazionisti cai quản. Giáo phận chỉ có 5 linh mục ”hồng ân đức tin”, nhưng các linh mục tu sĩ các dòng nam Phanxicô, Rogazionisti, Marianisti và các Tu Huynh lòng Thương Xót, trợ giúp công tác tông đồ mục vụ rất tích cực.
Thứ ba là giáo phận Rreeshen, do Đức Cha Cristoforo Palmieri, người Ý, thuộc dòng Vinh Sơn cai quản. Có 5 linh mục giáo phận, trong đó có 2 vị là linh mục ”hồng ân đức tin”. Trong số các dòng nam có dòng Vinh Sơn, Somaschi và Phanxicô. Và cũng có các nữ tu thuộc 7 dòng nữ.
Thứ bốn là tổng giáo phận Tirana-Durazzo, do Đức Cha Rrock Mirdita và Đức Cha Geroge Frendo Giám Mục Phụ tá, thuộc dòng Đa Minh, cai quản. Có 10 linh mục giáo phận, trong đó có 6 vị là linh mục ”hồng ân đức tin”. Cũng có nam tu sĩ thuộc các dòng Tên, Concezionisti, Barnabiti, Giuseepini, Dehoniani, Don Bosco, Salvatorini, Phanxicô và Đa Minh. Cũng có các nữ tu thuộc 27 dòng khác nhau.
Các tu sĩ Concezinisti điều khiển đại học Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, trong khi các tu sĩ dòng Tên trông coi một giáo xứ rất sinh động với một nhà sách công giáo duy nhất trong toàn nước Albania. Các tu sĩ Don Bosco điều khiển các trường dậy nghề rất được ưa thích, trong khi các tu sĩ Phanxicô trông coi đền thánh Antonio. Đây là đền thánh nổi tiếng có rất đông tín hữu tới hành hương vào ngày 13 tháng 6.
Thứ năm là Tòa Giám Quản Tông Tòa ở miền nam, do Đức Cha Hi Kabashi, dòng Phanxicô trông coi. Đây là vùng có đa số dân theo Chính Thống. Có khoảng 10 linh mục và các nữ tu thuộc 30 dòng khác nhau đảm trách các công tác tông đồ mục vụ. Dòng các nữ tu thánh Giovanna Antida Thouaret điều khiển một trường huấn luyện y tá nổi tiếng trong toàn nước Albania.
Phía Giáo Hội Chính Thống cũng không khá hơn. Kể từ khi có thể tái hoạt động Giáo Hội Chính Thống đã có thêm được 147 linh mục. Trong 50 năm bị bách hại các linh mục chính thống cũng đã quên không còn nhớ kiểu cử hành các lễ nghi nữa. Đức Thượng Phụ Anastasios Yannoulatos cũng đã phải bắt đầu xây dựng Giáo Hội từ đầu.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Rrok Mirdita, Tổng Giám Mục Tirana-Durazzo, về tình hình Giáo Hội Công Giáo Albania, thời hậu cộng sản.
Hỏi: Thưa Đức Cha Mirdita, có thể nói là Giáo Hội Albania đã tái sinh hay không?
Đáp: Vâng, có thể nói được như thế, mặc dù còn có rất nhiều điều phải làm. Giáo Hội Albania đã có thể tái sinh cũng là nhờ sự trợ giúp của các Giáo Hội anh em khác, bắt đầu từ Giáo Hội Italia. Ưu tư đầu tiên hiện nay của chúng tôi là ơn gọi địa phương. Chính nhờ có các thừa sai mà chúng tôi có thể đáp ứng được các nhu cầu mục vụ trên toàn nước. Sự trống rỗng ơn gọi đó đã do chế độ cộng sản gây ra. Đã chỉ có 33 linh mục sống sót, nhưng các vị đều rất già yếu và bệnh tật vì các bách hại phải chịu. Trong 18 năm nay đã chỉ có 30 tân linh mục được thụ phong. Giáo Hội cần có nhiều ơn gọi mới.
Hỏi: Giáo Hội Albania đã thăng tiến cuộc đối thoại đại kết. Đâu đã là các kết quả đạt được, thưa Đức Cha?
Đáp: Các tương quan với các anh chị em chính thống và tin lành tốt đẹp và có thể được cải tiến nhiều hơn nữa. Chúng tôi đã cùng nhau tổ chức các buổi cầu nguyện chung và các tuần đại kết. Và sẽ có nhiều sinh hoạt khác nữa được đề ra. Một trong các dịp tốt là đại hội được tổ chức trong Năm Thánh Phaolô, với sự tham dự của Đức Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thống. Cuộc đối thoại này đã bắt đầu từ nền tảng của các tín hữu, rồi chuyển sang lãnh vực văn hóa, sau đó mới tới lãnh vực thần học.
Cũng có sự trao đổi các giáo sư giữa hai đại chủng viện. Hai Giáo Hội đã nhận được một ơn thánh lớn Chúa ban: đó là khởi hành từ một mảnh đất phì nhiêu. Tín hữu của cả hai Giáo Hội cảm thấy cần đối thoại với nhau và xích lại gần nhau hơn. Họ giống như một dòng sông mà các chủ chăn chúng tôi phải có bổn phận hướng dẫn.
Hỏi: Thưa Đức Cha, cả Hồi giáo cũng đang tái tổ chức, đặc biệt là khuynh hướng hồi giáo quá khích. Đức Cha có cảm thấy lo âu không?
Đáp: Bên trong Hồi giáo truyền thống tại Albania cũng phát triển một huynh hướng hồi giáo qúa khích. Các vị lãnh đạo của Hồi giáo cũ là những người có tinh thần trách nhiệm, và chúng tôi có các tương quan tốt với nhau, vì các tương quan đó được linh hứng từ tình huynh đệ và đối thoại, chứ không như khuynh hướng mới tạo ra vấn đề. Nhưng vấn đề này các vị lãnh đạo hồi giáo phải giải quyết trong nội bộ với nhau. Và dĩ nhiên là chúng tôi không có bổn phận phải can thiệp.
Hỏi: Nhà nước có trả lại cho Giáo Hội các tài sản đã bị chế độ cộng sản tịch thu trong qúa khứ hay không, thưa Đức Cha?
Đáp: Vấn đề chưa được giải quyết hoàn toàn. Chính quyền hiện nay có nỗ lực để tìm ra một giải pháp, nhưng trong các năm qua cũng có rất nhiều vấn đề kỹ thuật: chẳng hạn như có những người nói rằng họ có quyền trên các tài sản đó. Khi không thể trả lại các tài sản nào đó người ta cũng tìm một hình thái nào đó để bù lại. (Avvenire 9-8-2009)