CHÚA THÁNH THẦN TRONG THẦN HỌC CỦA YVES CONGAR
I. DẪN NHẬP
1. Đặt vấn nạn
Có một thời người ta thường nói tới sự lãng quên về Chúa Thánh Thần: “Thánh Thần là Đấng đại Bị Quên Lãng (il grande Sconosciuto) hơn cả Ngôi Lời” (1). Vào năm 1951, E. Brunner cho rằng Chúa Thánh Thần có lẽ luôn là đối tượng không được để ý tới của thần học và sự năng động (dinamismo) của Thánh Thần có lẽ thường được xem như con ngáo ộp đối với các nhà thần học (2). Ngày hôm nay tình trạng này không còn như thế nữa. Từ Công Đồng Vatican II, sự quan tâm về thánh linh học có tính thời sự không thể chối cãi được. Từ khắp nơi người ta nói tới một sự tái khám phá về khuôn mặt Chúa Thánh Thần. Quả thế, Công Đồng Vaticano II đã nhắc tới tên của Chúa Thánh Thần 258 lần trong các văn kiện và đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống của Giáo hội cũng như tầm quan trọng của viễn tượng thánh linh học trong tất cả nền thần học như là “linh hồn” của thần học (3).
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai? Ta có thể nói về Ngôi vị (persona) của Người và vai trò của Người trong lịch sử cứu độ? Quả thật, không dễ dàng để nói về những điều đó! Bởi lẽ, trong Ba Ngôi vị thần linh, Người là ngôi vị bí nhiệm hơn cả, ẩn dấu hơn cả (il più misterioso), một khuôn mặt không có khuôn mặt, như «gió muốn thổi đâu thì thổi» (Gv 3,5).
Theo Congar, để nói về Chúa Cha và Chúa Con chúng ta có sẵn những khái niệm khá rõ và có thể tới gần được như tình phụ tử (Cha), hay tình nghĩa tử (Con). Những hạn từ thuộc tương quan này đặc tính hóa hai Ngôi Vị này nhờ sự tương quan hỗ tương “Cha – Con” của họ. Tên gọi Chúa Thánh Thần, ngược lại, không có nói gì tương tự như thế. Chữ “Thánh - Santo và chữ Thần – Spirito cũng được áp dụng cách tương tự cho Chúa Cha và Chúa Con. Bởi vì Thiên Chúa là thánh và thần khí (cf. Gv 4,24). Nói theo nhà thần học Ratzinger, «hữu thể thần linh (spirito) và thánh thiện (santo) tạo thành sự diễn tả về yếu tính của chính Thiên Chúa» (4). Chúa Thánh Thần xuất hiện như một Thiên Chúa ẩn dấu cả về căn tính, cả về hành động của Người. Người được mô tả như là Đấng không nói về mình và không tự mình nói (cf. Gv 16,13), và như Congar nghĩ, Người là «Dieu en avant, Dieu qui appelle sans cesse en avant» (5). Liên quan đến khía cạnh này, Congar khẳng định một dạng thức “kenosi” (tự hủy) của Chúa Thánh Thần, khi Người tự trút bỏ ngôi vị tính (personalità) của mình để trở nên liên hệ với Các Ngôi Vị khác và với con người (6).
Điều này cho thấy sự khó khăn khi chúng ta trình bày về nguồn gốc, ngôi vị và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của Ba Ngôi và trong lịch sử cứu độ. Khó khăn này bắt rễ từ chính trong mạc khải Thánh Kinh và trong tất cả truyền thống thần học tín lý. Tự thân Thánh Thần là Đấng không thể diễn tả (ineffabile), nói theo kiểu nói của thánh Basilio. Kinh Thánh chỉ dùng những biểu tượng và hình ảnh để nói về Người, như nước, khí, lửa, chim bồ câu vvv… Đối diện với Chúa Thánh Thần là đối diện trước một mầu nhiệm lớn, khôn giò khôn thấu, vượt khỏi trí khôn và khả năng con người. Các nỗ lực thần học chỉ là những cố gắng để đến gần với Mầu Nhiệm, chứ không thể hiểu hết được Mầu Nhiệm về Người.
Sau Công Đồng Vaticano II, nhiều nhà thần học với những tiếp cận khác nhau như H. Mühlen, Yves Congar, L. Bouyer, K. Rahner, H.U. von Baltharsar, F.X Durrwell và những vị khác… đã cố gắng để khám phá và phác họa khuôn mặt của Chúa Thánh Thần và hoạt động của Người trong công trình cứu độ, nhằm xây dựng một nền thần học thánh linh công giáo đầy đủ và quân bình liên hệ tới các ngành thần học khác. Trong bài này, chúng ta chỉ nói về những nổ lực thần học của Yves Congar trong việc xác định Chúa Thánh Thần là ai và Người làm gì trong đời sống Ba Ngôi và trong nhiệm cục cứu độ.
2. Một vài nét tiểu sử của Yves Congar
Yves Congar (1904-1995) sinh tại Sedan, miền Ardenne của Nước Pháp, là nhà giáo hội học nổi tiếng, một chuyên viên chính và quan trọng của Công Đồng Vaticano II, một nhà đại kết được ưa thích và cũng là một nhà thánh linh học có tầm cở. Congar diễn tả ước muốn của mình trở thành cây đàn qua đó Thần Khí của Thiên Chúa sẽ làm rung chuyển các dây đàn và vang lên những ca khúc và điệu nhạc hài hòa. Cha đã hiến cả đời mình cho chân lý Tin Mừng và cũng đã chịu đau khổ rất nhiều vì tiếng gọi đó. Bị lên án bởi Giáo Hội vì những sự mới mẻ thần học vào năm 1953 với việc lưu đày ở Giêrusalem, rồi ở Đức và ở Anh. Sau những sóng gió, Cha được phong là “maestro in teologia” – tôn sư trong thần học – của Dòng Đaminh. Được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y vào năm 1994 như là một sự nhìn nhận chính thức của Giáo hội về những đóng góp to lớn của Congar cho nền thần học công giáo. Cha Congar mất vào mùa thu năm 1995 tại thành phố Paris.
II. CĂN TÍNH CỦA CHÚA THÁNH THẦN TRONG THÁNH LINH HỌC CỦA CONGAR
Chúa Thánh Thần là ai? Đó là câu hỏi nền tảng hướng dẫn suy tư của chúng ta ở phần này. Theo Congar, để tìm hiểu về Chúa Thánh Thần, trước hết chúng ta phải tìm lại những mặc khải và những kinh nhiệm về Ngôi vị thứ Ba trong Kinh Thánh và trong Truyền Thống của giáo hội. Đó là hai nguồn chính yếu để suy tư và là nền tảng của thần học.
1. Chúa Thánh Thần ở trong Kinh Thánh và trong các Giáo phụ
Theo định hướng của Công Đồng Vaticano II thần học phải trở về nguồn Kinh Thánh và các giáo phụ, Congar cho thấy rằng Cựu Ước đã nói điều gì đó rồi về Chúa Thánh Thần qua những ẩn dụ, hình ảnh và biểu tượng có tính các khách quan (oggettivo): Trong tiếng Do thái, Ruach có nghĩa là khí, gió, hơi thở, không khí (cf. St 1,2; 6,17). Thần Khí đã hiện diện ngay từ lúc tạo dựng: “Thần Khí bay là là trên mặt nước” (St 1,1). Thần Khí là sức mạnh tạo dựng, ban sự sống và thúc đẩy con người hành động để chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trong lịch sử (Gdc 15,19; 1Sam 16,13…), vì thế Thần Khí trở thành nguyên lý bên trong của đời sống luân lý (Ez 36,25-27). Như vậy Cựu Ước đã nói về “thực tại” của Thánh Thần, nhưng không dám khẳng định Người là một Ngôi Vị vì nguyên nhân của niềm tin độc thần, nghĩa là chỉ tin vào một Thiên Chúa duy nhất.
Trong Tân Ước, Chúa Thánh Thần thực sự được mạc khải như là một Ngôi Vị nhiệm xuất (procede) từ Chúa Cha (Ga 15,26). Như thế, Thánh Thần không chỉ là một sức mạnh đơn thuần, nhưng là một Chủ Thể Siêu Việt, là Chính Thiên Chúa. Đây là sự mới mẻ của mạc khải Tân Ước. Nếu các Sách Nhất lãm nhấn mạnh đến sự hiện diện liên lĩ của Chúa Thánh Thần trong con người của Đức Kitô và sứ mạng của Người dưới sự thúc đẩy và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần (Mc 1,8; Mt 12,31; Lc 24,49); thì Sách Công vụ Tông Đồ đặc biệt mô tả sự bành trướng và truyền giáo của Giáo hội dưới sự tác động và hướng dẫn của Ngôi Ba. Thánh Phaolô đề cập nhiều về Chúa Thánh Thần, Đấng đến từ Thiên Chúa (2Cor 2,12), như là nguyên lý của đời sống mới (Rm 8,9.15; Gal 4,6), là “Quà Tặng” cho chúng ta (Rm 5,5), là Đấng ở trong chúng ta (2Cor 3,16; 6,19), ban phát các ân huệ các tự do tùy theo ý muốn của mình vì lợi ích chung (1Cor 12,11). Đặc biệt Thánh Gioan nói về Chúa Thánh Thần như là Thánh Thần của Chân Lý và là Đấng Phù Trợ (Paraclito) được ban bởi Đấng Phục Sinh (Ga 14,6.26).
Dựa vào những dữ liệu Kinh Thánh, các Giáo phụ Đông và Tây đã phát triển nền Thánh Linh học để thiết lập một giáo huấn căn bản và phong phú về Chúa Thánh Thần, chống lại những lạc giáo cùng thời của các Ngài khi cho rằng Chúa Thánh Thần chỉ là một thụ tạo, kém hơn Chúa Con và Chúa Cha về bản tính (như các pneumatomachi lạc giáo)… Những đóng góp của các Ngài được hội tụ trong xác quyết rõ ràng rằng Chúa Thánh Thần là Đấng phân biệt từ Chúa Cha và Chúa Con, đồng bản tính, cùng vinh dự, vinh quang và tôn thờ với Chúa Cha và với Chúa Con. Giáo huấn này trở thành niềm tuyên xưng của Giáo hội trong tín biểu của Công Đồng Costantinopoli (383): “Tôi tin Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống, nhiệm sinh từ Chúa Cha, là đối tượng của chính sự tôn thờ và vinh quang của Chúa Cha và Chúa Con” (DS 150).
2. Ngôi vị của Chúa Thánh Thần trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi
Nền tảng của suy tư thần học về Chúa Thánh Thần là đức tin của Giáo hội được tuyên xưng dựa trên Mầu nhiệm Ba Ngôi. Theo Congar, Thánh Linh học luôn phải được nhìn trong viễn tượng Ba Ngôi. Ba Ngôi học là viên đá tảng để xây dựng nền thánh linh học.
Trong đời sống Ba Ngôi, Chúa Cha là Suối Nguồn, là Khởi Nguyên duy nhất và là Nguồn gốc của hữu thể và sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
«Quan niệm đầu tiên về mầu nhiệm Ba ngôi, Congar viết, là quan niệm về nguồn gốc của nó trong vương quốc của Chúa Cha» (7). «Thiên Chúa» quả thật là Cha, Đấng không có nguồn gốc và là suối nguồn vô hình (avrch/|), Người ở trong ánh sáng không thể tới gần được. Ngôi Lời và Thánh Thần mạc khải về Người và đưa tới Người. Cả Hai, trước hết, phát xuất từ miệng của Người» (8). Chúa Con được sinh bởi Chúa Cha, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (theo truyền thống Tây Phương Filioque) hay qua Chúa Con (per Filium, truyền thống Đông Phương), và vũ trụ được tạo dựng bởi Chúa Cha nhờ Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Mọi vật đến từ Thiên Chúa, nghĩa là từ Chúa Cha và sẽ quy về Người như là mục đích tối hậu của mình.
Những suy tư thần học của Congar diễn tả về những tính cách riêng để xác định ngôi vị và phẩm tính của Chúa Thánh Thần. Cũng như Thánh Agustino (9) và Thánh Thôma Aquinô, Congar cho rằng Tình Yêu (Amore) và Quà Tặng (Dono) là những tên gọi riêng của Chúa Thánh Thần, theo nghĩa là những tên gọi này diễn tả được sự liên hệ của Người với các Ngôi vị khác. Trong trật tự Ba Ngôi nội tại (immanente), Chúa Thánh Thần là Tình Yêu hỗ tương – Amore vicendevole – của Chúa Cha và Chúa Con. Người là nexus amoris của Chúa Cha và Chúa Con (mối dây tình yêu, theo kiểu nói của các Giáo phụ Tây phương). Người là sự hiệp thông (comunione) giữa Chúa Cha và Chúa Con, một sự hiệp thông được bản thể hóa (ipostatizzata). Là niềm vui vĩnh cữu, là nụ hôn của Ba Ngôi (theo kiểu diễn tả của thánh Alberto), là sự hoan lạc và sự thánh thiện của Ba Ngôi. Người là sự hoàn tất, sự viên mãn và sự kết thúc của sự phong nhiêu thần linh.
Trong nhiệm cục cứu độ – economia, Người là sự thông truyền (comunicazione), là sự đổ xuống dồi dào, là Quà Tặng nhưng không của chính Tình Yêu Ba Ngôi cho nhân loại, trong lòng mỗi người. Như Thánh Phaolô nói rằng: «Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta tình yêu của Thiên Chúa nhờ Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta» (Rm 5,5). Như thế Thánh thần cũng chính là Tình Yêu, là Quà Tặng, là mối liên kết giữa con người với Thiên Chúa.
Liên quan đến vấn đề về Filioque và processio (nhiệm xuất) của Chúa Thánh Thần, mà trong quá khứ là nguyên nhân gây ra chia rẽ giữa giáo hội Đông Phương và Tây Phương, Congar đã cố gắng đào sâu những vấn đề này một cách rất kỹ lưỡng. Thần học Tây phương khẳng định rằng: trong những tương quan Ba Ngôi nội tại, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (Filioque). Trong khi thần học Đông phương từ thế kỷ IX-X và sau đó, lại đề ra thuyết monopatrismo, là một giáo thuyết thần học về sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần (evk mo,nou tou/ Patro,j a Patre solo), nghĩa là Chúa Thánh Thần nhiệm xuất “từ Chúa Cha mà thôi”. Theo Congar, cả hai cơ cấu và hai lối tiếp cận thần học khác nhau nhưng lại bổ túc cho nhau về chính mầu nhiệm và mỗi bên giải quyết một số vấn đề và để cho bên kia khám phá và trả lời cho những khía cạnh mà bên này còn chưa đạt tới. Trong cố gắng hòa giải đại kết, Congar kết luận rằng: Sự nhiệm sinh của Chúa Thánh Thần từ Chúa Cha có sự tham dự của Chúa Con và việc sinh ra của Chúa Con từ Chúa Cha có sự tham dự của Chúa Thánh Thần (ex Spirituque). Bởi trong sự hòa nhập Ba Ngôi – pericolesi, các ngôi vị đều hiệp thông và đồng tham dự với nhau từ bản thể và mỗi hành động của Thiên Chúa.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA THÁNH THẦN TRONG NHIỆM CỤC CỨU ĐỘ
Congar cho rằng: Chúng ta không thể nhận biết Chúa Thánh Thần một cách trực tiếp, nhưng chúng ta nhận biết Người qua các hành động và sự diễn tả của Người. Giáo hội là nơi trong đó Chúa Thánh Thần mạc khải sứ mạng và hoạt động của mình. Thánh Irênê có câu nói tuyệt vời: «Ở đâu có Thánh Thần của Đức Chúa, ở đó có Giáo Hội và ở đâu có Giáo Hội, ở đó có Thánh Thần của Đức Chúa và các ân sủng» (10). Dưới cái nhìn đó chúng ta sẽ tìm hiểu về những hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội và đời sống người kitô hữu.
1. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo Hội
Sau một thời gian dài trong đó nền giáo hội học chiếm ưu thế mang tính kitô học quá nhiều (cristocentrismo), tính phẩm trật và cơ cấu, theo kiểu piramide và tính hữu hình. Nay Giáo hội lại được nhìn và khám phá theo viễn tượng mầu nhiệm của nó (như là Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô, là Dân Thiên Chúa) và theo chiều kích Thánh Linh học.
Theo hướng này, Congar đặc biệt nghiên cứu vai trò của Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong việc thành lập Giáo Hội. Giáo Hội được chuẩn bị từ lòng Chúa Cha, được sinh ra và phát triển bởi hai sứ vụ của Lời và Thần Khí: Chúa Kitô là đấng sáng lập Giáo Hội và Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập (co-istituente), Chúa Kitô thiết lập cơ cấu, Chúa Thánh Thần ban ân sủng và sự sống cho Giáo Hội. Đối với Congar, giữa cơ cấu (istituzione) (những gì Đức Kitô thực hiện trong giáo hội) và ân sủng (carisma của Chúa Thánh Thần) không có sự đối lập nhau, nhưng là bổ túc cho nhau, hai sứ vụ của Ngôi Lời (Verbo) và Thần Khí (Soffio) như hai bàn tay, (nói theo Thánh Irênê mà Congar rất thích), thực hiện một công trình cứu độ duy nhất của Chúa Cha. Cùng với Chúa Con trong tư cách là Đầu của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần là LINH HỒN, Anima, là Đấng làm cho giáo hội sống động, trẻ trung và là Người ban tặng các ân sủng và đặc sủng cho Giáo hội. Một cách chính xác hơn, Congar nói về Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền của Giáo Hội. Nghĩa là Chúa Thánh Thần hoạt động ngay ở trong bản tính của Giáo hội.
2. Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của người Kitô hữu
Nếu Chúa Thánh Thần là sợi dây tình yêu của đời sống Ba Ngôi, thì Người cũng là trung tâm của toàn thể đời sống người Kitô hữu. Quả thế, Congar cho thấy rằng qua phụng vụ, và các Bí tích, Chúa Thánh Thần bày tỏ vai trò của mình như là một người thực hiện, người thánh hóa, người hướng dẫn và cùng hành động với chúng ta, Người ban các ân sủng và quà tặng của Người cho chúng ta.
Chúa Thánh Thần không xuất hiện như một Người “xa lạ” nhưng là Đấng cư ngụ, hành động và thần hóa chúng ta (cf. 1 Cor 3,16); một cách tuyệt vời theo cách nói của Thánh Agustino, Người là Thiên Chúa “intimior intimo meo et superior summo meo” (mật thiết hơn cả chính con với con và vượt hẳn hơn chính con). Theo chiều hướng đó thì nói như J. Moltmann: «Như thế, Thánh Thần của Thiên Chúa gần gủi với chúng ta hơn tất cả những gì mà chúng ta gần gủi với chính mình… Chúng ta biết rất ít về Chúa Thánh Thần bởi vì Người quá gần với chúng ta, chứ không phải là Người ở quá xa chúng ta» (11).
Vì thế, Chúa Thánh Thần được gọi lex nova, luật mới, là bạn đồng hành của đời sống người Kitô hữu. Với Cha Congar, đời sống của người Kitô hữu là một hành trình theo và trong Thánh Thần. Người là người thực hiện sự thánh hóa của chúng ta, làm cho chúng ta trở thành con nhận của Chúa Cha, và nhờ Người chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha – Abbà Cha ơi! (Rm 8,15). Ai sống theo Thần Khí thì sống trong tự do, bác ái, hoan lạc và bình an của Thiên Chúa (x. Gal 5,22).
VI. ĐÁNH GIÁ THÁNH LINH HỌC CỦA CONGAR
1. Những ảnh hưởng chính trên thánh linh học của Congar
Mỗi nhà thần học đều chịu ảnh hưởng và được gợi hứng từ bối cảnh thần học và những vấn đề thần học của thời đại đó. Congar là một nhà thần học lớn của thế kỷ XX, và cũng như các nhà thần học khác, tư tưởng của Congar chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhà thần học và các truyền thống thần học khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng chính và có ý nghĩa.
- Những ảnh hưởng có ý nghĩa hơn cả trên thánh linh học của Congar đó là việc nghiên cứu về thần học các Giáo Phụ, về Thánh Tôma Aquinô, và Johann Adam Möhler, sự dấn thân cho đại kết với người Tin lành, Chính Thống giáo, và kinh nghiệm của Congar trong Công đồng Vaticano II. Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng sâu đậm vào tư tưởng của Congar.
2. Đặc điểm và sự đóng góp thánh linh học của Congar
Khi lưu ý tới sự yếu kém của thần học tiền công đồng về Chúa Thánh Thần đơn thuần chỉ là một khảo luận về Ngôi Thứ Ba mà không có liên hệ với các khảo luận thần học khác, Congar đã thực hiện cách giàu có và quân bình một nền thần học của Thánh Linh học và một nền Thánh Linh học trong thần học, nghĩa là một nền thánh linh học toàn vẹn (integrale) mà nó mang các đặc tính của Ba Ngôi học, Kitô học, Giáo hội học, nhân chủng học, và cánh chung học… Như thế chiều kích thánh linh học thấm nhập tất cả nền thần học, liên hệ đến các lĩnh vực thần học. Điều này thiết lập một viễn tượng mới mẻ trong thần học của Congar và là đóng góp lớn cho nền thần học Công giáo.
Trước hết, đó là một nền thánh linh học mang tính Ba Ngôi học:
Với Cha Congar, niềm tin Ba Ngôi là nền tảng và khuôn mẫu của đời sống kitô hữu, là viên đá góc tường của thần học hệ thống để nói về Thiên Chúa, là viễn tưởng và chân trời cần thiết cho một nền thần học về Chúa Thánh Thần.
Trong thập niên 1970-1980, sau Công Đồng Vaticanô II, đã có sự tái sinh của sự quan tâm về học thuyết Ba Ngôi vốn một thời đã bị lãng quên. Congar giải thích rằng: «Từ tất cả các nơi, trong thời gian gần đây, dân chúng đã từ bỏ sự không thích hợp của quan niệm về Thiên Chúa theo cái nhìn tiền ba ngôi (pretrinitaria)» (12). Congar liên kết tiền ba ngôi thuyết này (pretrinitarianismo) với sự thống trị của thần học duy gia trưởng-paternalismo và nam tính trong Kitô giáo (13). Congar cũng cho rằng, ở bình diện mục vụ, truyền thống ba ngôi học không thường xuyên có liên hệ với tu đức, và được sống bởi các người công giáo. Sự lơ là các đặc tính ba ngôi của thần học cũng đã là rõ ràng trong sự kiện là nhiều khảo luận thần học đề cập về tạo thành, ơn cứu độ, nhân chủng học và kitô học, mạc khải và giáo hội, các bí tích và cánh chung,… mà không hề quan tâm, nghĩ tới những mặt khác khởi đi từ tính riêng biệt của đức tin kitô giáo vào Thiên Chúa Ba Ngôi.
Để tránh sự thiếu hụt này và giữ cho được quân bình của nền thần học và nền tu đức Kitô giáo, theo Congar, cần phải trở về với nền tảng đức tin của chúng ta, trong đó chúng ta tin và tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi. Nền tảng ba ngôi học này cũng là con đường để đổi mới một nền thánh linh học đích thực và khuôn mẫu Ba Ngôi học và Thánh linh học này tránh được chủ nghĩa duy gia trưởng và duy quyền lực trong Giáo Hội (14).
Congar trình bày một nền thánh linh học đầy ý nghĩa, được nhìn và liên hệ chặt chẽ với mầu nhiệm Ba Ngôi. Quả thế, không thể tách biệt Chúa Cha khỏi Chúa Con và khỏi Chúa Thánh Thần. Một cách hữu thể học, các ngôi vị nên một với nhau, liên hệ với nhau. Vì thế, thánh linh học phải được hiểu dưới ánh sáng và với toàn thể mầu nhiệm Ba Ngôi. Với viễn tượng ba ngôi này, theo Congar, người ta có thể tránh được những loại chủ thuyết “duy”: thuyết duy tiền ba ngôi (pre-trinitarianismo), duy kitô học (cristomonismo) và ngay cả duy thánh linh học (pneumatomonismo). Điều này sẽ mang lại một nền thánh linh học khỏe khoắn, thực thụ và quân bình của nó.
Thánh linh học của Congar là một nền thánh linh học mang tính kitô học (cristologia):
Khi đề cập về tương quan giữa Thánh Thần và Đức Kitô, Cha Congar khẳng định rằng: «Không thể có kitô học nếu không có thánh linh học, cũng như không thể có một thánh linh học mà lại vắng mặt kitô học» (15). Trong mối tương quan hai chiều này, “Chúa Thánh Thần của Đức Kitô” sẽ không còn được hiểu như là một sự phụ thuộc cấp dưới vào Ngôi Lời, nhưng là diễn tả sự liên hệ chặt chẽ giữa Đức Kitô và Chúa Thánh Thần, giữa kitô học và thánh linh học. Quả thế, Thần học về “Thánh Thần của Đức Kitô” trở thành một sự mở ra của thánh linh học ngay trong lòng của kitô học và cũng là sự quay về của kitô học vào lòng của Thánh linh học. Theo Congar, một nền thánh linh học viên mãn và khỏe mạnh sẽ không tách rời hành động của Chúa Thánh Thần khỏi công trình của Đức Kitô (16). Congar đã cố gắng làm sáng rõ tương quan giữa Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Sự đóng góp ý nghĩa của Congar hệ tại trong «sự thay đổi tận căn giữa thánh linh học và kitô học: là sự quân bình giữa duy thánh linh học và duy kitô học» (17). Congar thành lập công thức nền tảng của ông: «Kitô học và thánh linh học không thể tách biệt nhau», bởi vì Chúa Thánh Thần luôn là Thánh Thần của Đức Kitô, như Kinh Thánh làm chứng nhiều lần (cf. 2Cor 3,17) «và sự khỏe mạnh của thánh linh học ở trong sự liên hệ với Kitô học» và «une ecclésiologie pneumatologique, suppose […] une cristologie pneumatologique, c’est-à-dire la perception du rôle de l’Esprit dans la vie messianique de Jésus» (18).
Một nền thánh linh học mang tính giáo hội học (ecclesiologica):
Như đã nói, thế kỷ XX được coi là thế kỷ của một sự đổi mới lạ thường về giáo hội học. Về phía mình, Cha Congar là người đã đóng góp lớn cho sự đổi mới này trong Công Đồng Vaticano II và sau Công Đồng, với sự phục hồi lại nguyên thủy chiều kích thánh linh học của Giáo hội. Trong quá khứ, một cách truyền thống, giáo hội học của Tây Phương mang tính quy Kitô là chính yếu (nếu không muốn nói là duy kitô học – cristomonismo). Thần học Công giáo tiền công đồng quá nhấn mạnh đến các khía cạnh kitô học của Giáo hội, bị giới hạn chỉ trong sự quy chiếu tới những hành động của Chúa Giêsu lịch sử và điều này tạo ra một lỗ hổng hiển nhiên trong lĩnh vực giáo hội học, nơi mà sự thiếu vắng của nền thánh linh học đúng đắn được thay thế bằng cái nhìn một chiều về Giáo hội theo tính pháp lý (giuridica), giáo sĩ (clericale) và piramide. Hệ quả đưa tới ít nhất là ba điều sau: các tín hữu bị giảm thiểu như là những đối tượng như trẻ thơ cần được chăm sóc và hướng dẫn, Congar tóm tắt diễn tả của Doloso Cortès “tất cả cho dân, không gì từ dân”; rồi một quan niệm tuyệt đối hóa mang tính duy gia trưởng về quyền hành trong Giáo hội, và sự thoái hóa của hiệp nhất (unità) thành đồng nhất hóa (uniformità). Vì thế cần phải vượt lên cái nhìn duy Kitô học và tiền ba ngôi của giáo hội học bằng cái nhìn ba ngôi học và nhất là chiều kích thánh linh học của Giáo hội.
Congar cho rằng giáo hội học-thánh linh (ecclesiologia pneumatologica) cho phép khẳng định rằng Giáo hội trước hết là một sự hiệp thông (communio) và Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp thông này. Cha Congar dám chắc rằng nó sẽ tránh được sự duy pháp lý, sự đồng nhất hóa, và logic hoàn toàn duy giáo sỹ, piramide, và gia trưởng trong Giáo hội. Congar cho thấy tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo Hội không chỉ hệ tại ở những hoạt động của Giáo Hội, nhưng nhất là ở trong chính bản tính của Giáo Hội. Thánh Thần là đấng đồng sáng lập Giáo hội, Đấng cư ngụ trong giáo hội như linh hồn cư ngụ trong thân xác. Đấng thánh hóa Giáo hội và làm cho Giáo hội sống động. Khi mẫu giáo hội này, một Giáo hội hiệp thông thánh linh (Chiesa communio-pneumatologica), vượt trên một Giáo hội nặng kiểu một tổ chức xã hội pháp lý (societas-giuridica), duy cơ cấu và hữu hình.
Thánh linh học mang tính nhân chủng loại học (antropologica):
Khởi đi từ cái nhìn của nhân loại học Kitô giáo trong đó con người được định nghĩa một cách nền tảng và hữu thể học, là IMAGO DEI, hình ảnh của Thiên Chúa (cf. St 1,26). Thiên Chúa là hình ảnh của chúng ta, Chúa Cha sinh ra cách hằng hữu Ngôi Lời và nhiệm sinh Thần Khí tình yêu. Các ngôi vị thần linh hiện hữu với, nhờ và cho nhau. Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa hiện hữu cách tương tự trong hữu thể với nhau (être à) và có tương quan với nhau. Con người chỉ tìm thấy sự viên mãn và bổ túc đầy đủ trong sự hiệp thông với Đấng Khác (Altro) và với người khác. Thiên Chúa và con người không thể tách biệt nhau, tương tự như thế, con người với con người cũng không thể tách biệt nhau, nhưng hiệp thông với nhau.
Khi con người đánh mất tương quan với Thiên Chúa vì tội lỗi của mình, Congar tin rằng, Thiên Chúa chữa lành những vết thương của nhân loại qua việc sai Chúa Con và sai Thánh Thần đến với nhân loại. Đức Kitô đấng cứu độ con người khỏi tội và Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh hóa con người. Người làm cho chúng ta trở thành con nhận của Chúa Cha và tạo vật mới trong Đức Kitô. Thánh Thần ở trong chúng ta và hướng chúng ta tới Thiên Chúa.
Ngược với nền thần học công giáo tân kinh viện thống trị trong thời tuổi trẻ của ông, Congar phát triển điều mà ông định nghĩa là một nền nhân chủng học thánh linh nó không tách rời khỏi điều mà ông gọi là một nền giáo hội học thánh linh. Mối tương quan thánh linh học này mà Congar thiết lập giữa nhân chủng học và giáo hội học là «một trong những đóng góp có ý nghĩa trong thần học về Chúa Thánh Thần của ông… Suy tư về hai chiều kích này của thần học của ông về Thánh Thần cho thấy sự bất khả phân chia của chúng» (19).
Cuối cùng là một nền thánh linh học mang tính cánh chung học (escatologica):
Tương quan giữa thánh linh học và cánh chung học là rất quan trọng. Thánh Thần đã được ban bởi Đấng Phục sinh như là Quà Tặng cánh chung. Nhưng Giáo hội lữ hành sống và bước đi trong thực tại “đã và chưa” – già e non ancora, đã đón nhận, nhưng chưa đầy đủ, đã được thánh hóa, nhưng chưa hoàn toàn thánh thiện. Giáo hội chỉ đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn và viên mãn với Thiên Chúa trong ngày cánh chung, như cô dâu và chú rể, được trình bày bởi Gioan trong sách khải huyền. Với tư cách là Quà Tặng cánh chung như là sự khởi đầu, như mầm..., Chúa Thánh Thần thực hiện trước những lời hứa cánh chung, Người xuất hiện như tác giả của một thực tại mà Người làm điểm nối giữa hiện tại và tương lai, Người ban cho chúng ta eschata, sự sống vĩnh cữu, sự mới mẽ cánh chung. Với Quà Tặng Thánh Thần, chúng ta nếm trước, tham dự trước sự sống của ngày cánh chung và chờ đợi sự viên mãn được hứa ban cho chúng ta đó là sự viên mãn trong Thánh Thần của Đức Kitô.
KẾT LUẬN
Trong Hội Ngị Đại Kết ở Upsal, Thượng phụ Hazim đã phát biểu những lời đầy sức sống về công trình của Thiên Chúa và Thánh Thần của Người, được Congar trích dẫn và tâm đắc: «Không có Thánh Thần, Thiên Chúa rất xa vời, Đức Kitô thuộc về quá khứ, Tin mừng là chữ chết, Giáo Hội chỉ là tổ chức, quyền bính là thống trị, truyền giáo là tuyên truyền, phụng tự chỉ là thuần túy tưởng niệm, hành vi kitô hữu chỉ còn là đạo đức nô lệ. Nhưng trong Thánh Thần, vũ trụ được nâng dậy và rên rỉ làm nảy sinh Nước Thiên Chúa, con người chiến đấu chống lại xác thịt, Đức Kitô Phục sinh đến hiện diện giữa chúng ta, Tin Mừng trở thành quyền bính sự sống, Giáo hội là Hiệp Thông Ba Ngôi, quyền bính nhằm phục vụ và giải thoát, Truyền giáo là một lễ Hiện Xuống… » (20).
Chúng ta vừa cố gắng giới thiệu những nét chính yếu trong nền thánh linh học của Congar. Có thể kết luận rằng thần học về Thánh Thần của Congar như là một cố gắng cho chúng ta có một cái nhìn toàn bộ về nền thánh linh học công giáo. Và có thể được xem như là một viên đá tảng trên đó thế hệ kế tiếp có thể sẽ xây lên những tòa nhà mới và những công trình mới đầy đủ và đẹp đẽ hơn.
Kết quả trên đây chỉ đơn giản là những trang giấy đơn sơ và giới hạn. Trong khi thực tại mầu nhiệm mà Congar nói đến và làm chứng – Quà Tặng của Thiên Chúa –, thì không thể diễn tả hết trong những từ ngữ đơn hèn của con người, nhưng có thể được khấn cầu trong lời nguyện: “Veni Sancte Spiritus!” Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến để bù đắp sự yếu đuối của chúng con (cf. Rm 8,26).
Chú thích:
1. Cf. Congar trích dẫn H.-U. VON BALTHASAR, Spiritus Creator. Saggi teologici, vol. 3, Morcelliana, Brescia 1972, 97. Cf. V. DILLARD, Au Dieu inconnu, Beauchesne, Paris 1938.
2. Cf. E. BRUNNER, Ein Buch von der Kirch, Göttingen 1951, 55.
3. Cf. LG 2, 7, 42, 48; GS 3, 21, 48.
4. J. RAZINGER, “Lo Spirito Santo come ‘communio’. Sul rapporto fra pneumatologia e spiritualità in Agostino”, in HEITMANN C. - MÜHLEN H. (a cura di), La riscoperta dello Spirito. Esperienza e teologia dello Spirito Santo, Jaca Book, Milano 1977, 253.
5. Y.-M. CONGAR, “Actualité d’une pneumatologie”, in Proche Orient Chrétien 23 (1973), 121-132, qui 131.
6. Cf. Y.-M. CONGAR, Credo nella Spirito Santo, Queriniana, Brescia 1998-19992, 5. Từ đây tác phẩm này sẽ được ký hiệu là CNSS.
7. CNSS, 571. Chi è il Padre? Secondo la tradizione teologica che prende le mosse dai Padri della Chiesa, il Padre è colui che assicura l’unità della Trinità essendo la fonte unica della divinità. Sappiamo che non esiste un’essenza divina anteriore alle persone, non c’è una natura divina che stia al di sopra di esse (DH 803-804), ma questa natura è posseduta interamente dai tre, ognuno a modo suo. Il Padre la possiede in modo fontale, originaria, dandola e mai ricevendola, anche se sempre relativamente al Figlio e allo Spirito Santo; cioè, il suo possesso originario della divinità non può essere considerato indipendentemente dalle altre due persone. Cf. L.-F. LADARIA, Il Dio vivo e vero. Il mistero della Trinità, Piemme, Casale Monferrato 20022, 336-337.
8. Cf. Y.-M., CONGAR, La Parola e il Soffio, Borla, Roma 1985, 26. Si è evidenziato come l’amore del Padre sia amore sorgivo, fontale: il Padre è il principio, la sorgente e l’origine della vita divina. Concilio XI di Toledo (675): DS 525 afferma: «Confessiamo che il Padre non è generato, non è creato, ma è ingenerato. Egli infatti, dal quale il Figlio riceve la nascita e lo Spirito Santo la processione, non ha origine da nessuno. Egli dunque è fonte e l’origine di tutta la divinità».
9. Theo kiểu nói của Agustino, thì Chúa Cha là Đấng Yêu Thương (Amante), Chúa Con là Đấng Được Yêu (Amato), và Thánh Thần là Tình Yêu (Amore).
10. IRENEO, Adv. Haer., 3,24,1.
11. MOLTMANN, Lo Spirito della Vita. Per una pneumatologia integrale [1991], Queriniana, Brescia 19942,183.
12. Y.-M. CONGAR, “Actualité renouvelée du Saint Esprit”, in Lumen Vitae 27, 4 (1972), 543-560, qui 455. Anche in CNSS, 189.
13. Cf. Y.-M. CONGAR, “Actualité de la pneumatologie”, in Credo in Spiritum Sanctum. Atti del congresso teologico internazionale di pneumatologia, vol. 1, LEV, Città del Vaticano 1983, 22.
14. Cf. Y.-M. CONGAR, La Parola e il Soffio, op. cit., -12.
15. Id., La Parola e il Soffio, op. cit., 10.
16. Cf. CNSS, 179.
17. M. G. CONGIU, Le Chiese Sorelle nella Teologia di Yves Congar, Roma 2001, 241.
18. Y.-M. CONGAR, “Pneumatologie dogmatique”, in Initiation à la pratique de la théologie, 495-496.
19. E.-T. GROPPE, “The Contribution of Yves Congar’s Theology of the Holy Spirit”, in Theological Studies 62 (2001), 457.
20. CNSS, 218.
I. DẪN NHẬP
1. Đặt vấn nạn
Có một thời người ta thường nói tới sự lãng quên về Chúa Thánh Thần: “Thánh Thần là Đấng đại Bị Quên Lãng (il grande Sconosciuto) hơn cả Ngôi Lời” (1). Vào năm 1951, E. Brunner cho rằng Chúa Thánh Thần có lẽ luôn là đối tượng không được để ý tới của thần học và sự năng động (dinamismo) của Thánh Thần có lẽ thường được xem như con ngáo ộp đối với các nhà thần học (2). Ngày hôm nay tình trạng này không còn như thế nữa. Từ Công Đồng Vatican II, sự quan tâm về thánh linh học có tính thời sự không thể chối cãi được. Từ khắp nơi người ta nói tới một sự tái khám phá về khuôn mặt Chúa Thánh Thần. Quả thế, Công Đồng Vaticano II đã nhắc tới tên của Chúa Thánh Thần 258 lần trong các văn kiện và đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống của Giáo hội cũng như tầm quan trọng của viễn tượng thánh linh học trong tất cả nền thần học như là “linh hồn” của thần học (3).
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai? Ta có thể nói về Ngôi vị (persona) của Người và vai trò của Người trong lịch sử cứu độ? Quả thật, không dễ dàng để nói về những điều đó! Bởi lẽ, trong Ba Ngôi vị thần linh, Người là ngôi vị bí nhiệm hơn cả, ẩn dấu hơn cả (il più misterioso), một khuôn mặt không có khuôn mặt, như «gió muốn thổi đâu thì thổi» (Gv 3,5).
Theo Congar, để nói về Chúa Cha và Chúa Con chúng ta có sẵn những khái niệm khá rõ và có thể tới gần được như tình phụ tử (Cha), hay tình nghĩa tử (Con). Những hạn từ thuộc tương quan này đặc tính hóa hai Ngôi Vị này nhờ sự tương quan hỗ tương “Cha – Con” của họ. Tên gọi Chúa Thánh Thần, ngược lại, không có nói gì tương tự như thế. Chữ “Thánh - Santo và chữ Thần – Spirito cũng được áp dụng cách tương tự cho Chúa Cha và Chúa Con. Bởi vì Thiên Chúa là thánh và thần khí (cf. Gv 4,24). Nói theo nhà thần học Ratzinger, «hữu thể thần linh (spirito) và thánh thiện (santo) tạo thành sự diễn tả về yếu tính của chính Thiên Chúa» (4). Chúa Thánh Thần xuất hiện như một Thiên Chúa ẩn dấu cả về căn tính, cả về hành động của Người. Người được mô tả như là Đấng không nói về mình và không tự mình nói (cf. Gv 16,13), và như Congar nghĩ, Người là «Dieu en avant, Dieu qui appelle sans cesse en avant» (5). Liên quan đến khía cạnh này, Congar khẳng định một dạng thức “kenosi” (tự hủy) của Chúa Thánh Thần, khi Người tự trút bỏ ngôi vị tính (personalità) của mình để trở nên liên hệ với Các Ngôi Vị khác và với con người (6).
Điều này cho thấy sự khó khăn khi chúng ta trình bày về nguồn gốc, ngôi vị và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của Ba Ngôi và trong lịch sử cứu độ. Khó khăn này bắt rễ từ chính trong mạc khải Thánh Kinh và trong tất cả truyền thống thần học tín lý. Tự thân Thánh Thần là Đấng không thể diễn tả (ineffabile), nói theo kiểu nói của thánh Basilio. Kinh Thánh chỉ dùng những biểu tượng và hình ảnh để nói về Người, như nước, khí, lửa, chim bồ câu vvv… Đối diện với Chúa Thánh Thần là đối diện trước một mầu nhiệm lớn, khôn giò khôn thấu, vượt khỏi trí khôn và khả năng con người. Các nỗ lực thần học chỉ là những cố gắng để đến gần với Mầu Nhiệm, chứ không thể hiểu hết được Mầu Nhiệm về Người.
Sau Công Đồng Vaticano II, nhiều nhà thần học với những tiếp cận khác nhau như H. Mühlen, Yves Congar, L. Bouyer, K. Rahner, H.U. von Baltharsar, F.X Durrwell và những vị khác… đã cố gắng để khám phá và phác họa khuôn mặt của Chúa Thánh Thần và hoạt động của Người trong công trình cứu độ, nhằm xây dựng một nền thần học thánh linh công giáo đầy đủ và quân bình liên hệ tới các ngành thần học khác. Trong bài này, chúng ta chỉ nói về những nổ lực thần học của Yves Congar trong việc xác định Chúa Thánh Thần là ai và Người làm gì trong đời sống Ba Ngôi và trong nhiệm cục cứu độ.
2. Một vài nét tiểu sử của Yves Congar
Yves Congar (1904-1995) sinh tại Sedan, miền Ardenne của Nước Pháp, là nhà giáo hội học nổi tiếng, một chuyên viên chính và quan trọng của Công Đồng Vaticano II, một nhà đại kết được ưa thích và cũng là một nhà thánh linh học có tầm cở. Congar diễn tả ước muốn của mình trở thành cây đàn qua đó Thần Khí của Thiên Chúa sẽ làm rung chuyển các dây đàn và vang lên những ca khúc và điệu nhạc hài hòa. Cha đã hiến cả đời mình cho chân lý Tin Mừng và cũng đã chịu đau khổ rất nhiều vì tiếng gọi đó. Bị lên án bởi Giáo Hội vì những sự mới mẻ thần học vào năm 1953 với việc lưu đày ở Giêrusalem, rồi ở Đức và ở Anh. Sau những sóng gió, Cha được phong là “maestro in teologia” – tôn sư trong thần học – của Dòng Đaminh. Được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng Y vào năm 1994 như là một sự nhìn nhận chính thức của Giáo hội về những đóng góp to lớn của Congar cho nền thần học công giáo. Cha Congar mất vào mùa thu năm 1995 tại thành phố Paris.
II. CĂN TÍNH CỦA CHÚA THÁNH THẦN TRONG THÁNH LINH HỌC CỦA CONGAR
Chúa Thánh Thần là ai? Đó là câu hỏi nền tảng hướng dẫn suy tư của chúng ta ở phần này. Theo Congar, để tìm hiểu về Chúa Thánh Thần, trước hết chúng ta phải tìm lại những mặc khải và những kinh nhiệm về Ngôi vị thứ Ba trong Kinh Thánh và trong Truyền Thống của giáo hội. Đó là hai nguồn chính yếu để suy tư và là nền tảng của thần học.
1. Chúa Thánh Thần ở trong Kinh Thánh và trong các Giáo phụ
Theo định hướng của Công Đồng Vaticano II thần học phải trở về nguồn Kinh Thánh và các giáo phụ, Congar cho thấy rằng Cựu Ước đã nói điều gì đó rồi về Chúa Thánh Thần qua những ẩn dụ, hình ảnh và biểu tượng có tính các khách quan (oggettivo): Trong tiếng Do thái, Ruach có nghĩa là khí, gió, hơi thở, không khí (cf. St 1,2; 6,17). Thần Khí đã hiện diện ngay từ lúc tạo dựng: “Thần Khí bay là là trên mặt nước” (St 1,1). Thần Khí là sức mạnh tạo dựng, ban sự sống và thúc đẩy con người hành động để chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trong lịch sử (Gdc 15,19; 1Sam 16,13…), vì thế Thần Khí trở thành nguyên lý bên trong của đời sống luân lý (Ez 36,25-27). Như vậy Cựu Ước đã nói về “thực tại” của Thánh Thần, nhưng không dám khẳng định Người là một Ngôi Vị vì nguyên nhân của niềm tin độc thần, nghĩa là chỉ tin vào một Thiên Chúa duy nhất.
Trong Tân Ước, Chúa Thánh Thần thực sự được mạc khải như là một Ngôi Vị nhiệm xuất (procede) từ Chúa Cha (Ga 15,26). Như thế, Thánh Thần không chỉ là một sức mạnh đơn thuần, nhưng là một Chủ Thể Siêu Việt, là Chính Thiên Chúa. Đây là sự mới mẻ của mạc khải Tân Ước. Nếu các Sách Nhất lãm nhấn mạnh đến sự hiện diện liên lĩ của Chúa Thánh Thần trong con người của Đức Kitô và sứ mạng của Người dưới sự thúc đẩy và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần (Mc 1,8; Mt 12,31; Lc 24,49); thì Sách Công vụ Tông Đồ đặc biệt mô tả sự bành trướng và truyền giáo của Giáo hội dưới sự tác động và hướng dẫn của Ngôi Ba. Thánh Phaolô đề cập nhiều về Chúa Thánh Thần, Đấng đến từ Thiên Chúa (2Cor 2,12), như là nguyên lý của đời sống mới (Rm 8,9.15; Gal 4,6), là “Quà Tặng” cho chúng ta (Rm 5,5), là Đấng ở trong chúng ta (2Cor 3,16; 6,19), ban phát các ân huệ các tự do tùy theo ý muốn của mình vì lợi ích chung (1Cor 12,11). Đặc biệt Thánh Gioan nói về Chúa Thánh Thần như là Thánh Thần của Chân Lý và là Đấng Phù Trợ (Paraclito) được ban bởi Đấng Phục Sinh (Ga 14,6.26).
Dựa vào những dữ liệu Kinh Thánh, các Giáo phụ Đông và Tây đã phát triển nền Thánh Linh học để thiết lập một giáo huấn căn bản và phong phú về Chúa Thánh Thần, chống lại những lạc giáo cùng thời của các Ngài khi cho rằng Chúa Thánh Thần chỉ là một thụ tạo, kém hơn Chúa Con và Chúa Cha về bản tính (như các pneumatomachi lạc giáo)… Những đóng góp của các Ngài được hội tụ trong xác quyết rõ ràng rằng Chúa Thánh Thần là Đấng phân biệt từ Chúa Cha và Chúa Con, đồng bản tính, cùng vinh dự, vinh quang và tôn thờ với Chúa Cha và với Chúa Con. Giáo huấn này trở thành niềm tuyên xưng của Giáo hội trong tín biểu của Công Đồng Costantinopoli (383): “Tôi tin Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống, nhiệm sinh từ Chúa Cha, là đối tượng của chính sự tôn thờ và vinh quang của Chúa Cha và Chúa Con” (DS 150).
2. Ngôi vị của Chúa Thánh Thần trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi
Nền tảng của suy tư thần học về Chúa Thánh Thần là đức tin của Giáo hội được tuyên xưng dựa trên Mầu nhiệm Ba Ngôi. Theo Congar, Thánh Linh học luôn phải được nhìn trong viễn tượng Ba Ngôi. Ba Ngôi học là viên đá tảng để xây dựng nền thánh linh học.
Trong đời sống Ba Ngôi, Chúa Cha là Suối Nguồn, là Khởi Nguyên duy nhất và là Nguồn gốc của hữu thể và sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
«Quan niệm đầu tiên về mầu nhiệm Ba ngôi, Congar viết, là quan niệm về nguồn gốc của nó trong vương quốc của Chúa Cha» (7). «Thiên Chúa» quả thật là Cha, Đấng không có nguồn gốc và là suối nguồn vô hình (avrch/|), Người ở trong ánh sáng không thể tới gần được. Ngôi Lời và Thánh Thần mạc khải về Người và đưa tới Người. Cả Hai, trước hết, phát xuất từ miệng của Người» (8). Chúa Con được sinh bởi Chúa Cha, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (theo truyền thống Tây Phương Filioque) hay qua Chúa Con (per Filium, truyền thống Đông Phương), và vũ trụ được tạo dựng bởi Chúa Cha nhờ Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Mọi vật đến từ Thiên Chúa, nghĩa là từ Chúa Cha và sẽ quy về Người như là mục đích tối hậu của mình.
Những suy tư thần học của Congar diễn tả về những tính cách riêng để xác định ngôi vị và phẩm tính của Chúa Thánh Thần. Cũng như Thánh Agustino (9) và Thánh Thôma Aquinô, Congar cho rằng Tình Yêu (Amore) và Quà Tặng (Dono) là những tên gọi riêng của Chúa Thánh Thần, theo nghĩa là những tên gọi này diễn tả được sự liên hệ của Người với các Ngôi vị khác. Trong trật tự Ba Ngôi nội tại (immanente), Chúa Thánh Thần là Tình Yêu hỗ tương – Amore vicendevole – của Chúa Cha và Chúa Con. Người là nexus amoris của Chúa Cha và Chúa Con (mối dây tình yêu, theo kiểu nói của các Giáo phụ Tây phương). Người là sự hiệp thông (comunione) giữa Chúa Cha và Chúa Con, một sự hiệp thông được bản thể hóa (ipostatizzata). Là niềm vui vĩnh cữu, là nụ hôn của Ba Ngôi (theo kiểu diễn tả của thánh Alberto), là sự hoan lạc và sự thánh thiện của Ba Ngôi. Người là sự hoàn tất, sự viên mãn và sự kết thúc của sự phong nhiêu thần linh.
Trong nhiệm cục cứu độ – economia, Người là sự thông truyền (comunicazione), là sự đổ xuống dồi dào, là Quà Tặng nhưng không của chính Tình Yêu Ba Ngôi cho nhân loại, trong lòng mỗi người. Như Thánh Phaolô nói rằng: «Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta tình yêu của Thiên Chúa nhờ Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta» (Rm 5,5). Như thế Thánh thần cũng chính là Tình Yêu, là Quà Tặng, là mối liên kết giữa con người với Thiên Chúa.
Liên quan đến vấn đề về Filioque và processio (nhiệm xuất) của Chúa Thánh Thần, mà trong quá khứ là nguyên nhân gây ra chia rẽ giữa giáo hội Đông Phương và Tây Phương, Congar đã cố gắng đào sâu những vấn đề này một cách rất kỹ lưỡng. Thần học Tây phương khẳng định rằng: trong những tương quan Ba Ngôi nội tại, Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con (Filioque). Trong khi thần học Đông phương từ thế kỷ IX-X và sau đó, lại đề ra thuyết monopatrismo, là một giáo thuyết thần học về sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần (evk mo,nou tou/ Patro,j a Patre solo), nghĩa là Chúa Thánh Thần nhiệm xuất “từ Chúa Cha mà thôi”. Theo Congar, cả hai cơ cấu và hai lối tiếp cận thần học khác nhau nhưng lại bổ túc cho nhau về chính mầu nhiệm và mỗi bên giải quyết một số vấn đề và để cho bên kia khám phá và trả lời cho những khía cạnh mà bên này còn chưa đạt tới. Trong cố gắng hòa giải đại kết, Congar kết luận rằng: Sự nhiệm sinh của Chúa Thánh Thần từ Chúa Cha có sự tham dự của Chúa Con và việc sinh ra của Chúa Con từ Chúa Cha có sự tham dự của Chúa Thánh Thần (ex Spirituque). Bởi trong sự hòa nhập Ba Ngôi – pericolesi, các ngôi vị đều hiệp thông và đồng tham dự với nhau từ bản thể và mỗi hành động của Thiên Chúa.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA THÁNH THẦN TRONG NHIỆM CỤC CỨU ĐỘ
Congar cho rằng: Chúng ta không thể nhận biết Chúa Thánh Thần một cách trực tiếp, nhưng chúng ta nhận biết Người qua các hành động và sự diễn tả của Người. Giáo hội là nơi trong đó Chúa Thánh Thần mạc khải sứ mạng và hoạt động của mình. Thánh Irênê có câu nói tuyệt vời: «Ở đâu có Thánh Thần của Đức Chúa, ở đó có Giáo Hội và ở đâu có Giáo Hội, ở đó có Thánh Thần của Đức Chúa và các ân sủng» (10). Dưới cái nhìn đó chúng ta sẽ tìm hiểu về những hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội và đời sống người kitô hữu.
1. Tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo Hội
Sau một thời gian dài trong đó nền giáo hội học chiếm ưu thế mang tính kitô học quá nhiều (cristocentrismo), tính phẩm trật và cơ cấu, theo kiểu piramide và tính hữu hình. Nay Giáo hội lại được nhìn và khám phá theo viễn tượng mầu nhiệm của nó (như là Thân Mình mầu nhiệm của Đức Kitô, là Dân Thiên Chúa) và theo chiều kích Thánh Linh học.
Theo hướng này, Congar đặc biệt nghiên cứu vai trò của Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong việc thành lập Giáo Hội. Giáo Hội được chuẩn bị từ lòng Chúa Cha, được sinh ra và phát triển bởi hai sứ vụ của Lời và Thần Khí: Chúa Kitô là đấng sáng lập Giáo Hội và Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập (co-istituente), Chúa Kitô thiết lập cơ cấu, Chúa Thánh Thần ban ân sủng và sự sống cho Giáo Hội. Đối với Congar, giữa cơ cấu (istituzione) (những gì Đức Kitô thực hiện trong giáo hội) và ân sủng (carisma của Chúa Thánh Thần) không có sự đối lập nhau, nhưng là bổ túc cho nhau, hai sứ vụ của Ngôi Lời (Verbo) và Thần Khí (Soffio) như hai bàn tay, (nói theo Thánh Irênê mà Congar rất thích), thực hiện một công trình cứu độ duy nhất của Chúa Cha. Cùng với Chúa Con trong tư cách là Đầu của Giáo Hội, Chúa Thánh Thần là LINH HỒN, Anima, là Đấng làm cho giáo hội sống động, trẻ trung và là Người ban tặng các ân sủng và đặc sủng cho Giáo hội. Một cách chính xác hơn, Congar nói về Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền của Giáo Hội. Nghĩa là Chúa Thánh Thần hoạt động ngay ở trong bản tính của Giáo hội.
2. Hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của người Kitô hữu
Nếu Chúa Thánh Thần là sợi dây tình yêu của đời sống Ba Ngôi, thì Người cũng là trung tâm của toàn thể đời sống người Kitô hữu. Quả thế, Congar cho thấy rằng qua phụng vụ, và các Bí tích, Chúa Thánh Thần bày tỏ vai trò của mình như là một người thực hiện, người thánh hóa, người hướng dẫn và cùng hành động với chúng ta, Người ban các ân sủng và quà tặng của Người cho chúng ta.
Chúa Thánh Thần không xuất hiện như một Người “xa lạ” nhưng là Đấng cư ngụ, hành động và thần hóa chúng ta (cf. 1 Cor 3,16); một cách tuyệt vời theo cách nói của Thánh Agustino, Người là Thiên Chúa “intimior intimo meo et superior summo meo” (mật thiết hơn cả chính con với con và vượt hẳn hơn chính con). Theo chiều hướng đó thì nói như J. Moltmann: «Như thế, Thánh Thần của Thiên Chúa gần gủi với chúng ta hơn tất cả những gì mà chúng ta gần gủi với chính mình… Chúng ta biết rất ít về Chúa Thánh Thần bởi vì Người quá gần với chúng ta, chứ không phải là Người ở quá xa chúng ta» (11).
Vì thế, Chúa Thánh Thần được gọi lex nova, luật mới, là bạn đồng hành của đời sống người Kitô hữu. Với Cha Congar, đời sống của người Kitô hữu là một hành trình theo và trong Thánh Thần. Người là người thực hiện sự thánh hóa của chúng ta, làm cho chúng ta trở thành con nhận của Chúa Cha, và nhờ Người chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha – Abbà Cha ơi! (Rm 8,15). Ai sống theo Thần Khí thì sống trong tự do, bác ái, hoan lạc và bình an của Thiên Chúa (x. Gal 5,22).
VI. ĐÁNH GIÁ THÁNH LINH HỌC CỦA CONGAR
1. Những ảnh hưởng chính trên thánh linh học của Congar
Mỗi nhà thần học đều chịu ảnh hưởng và được gợi hứng từ bối cảnh thần học và những vấn đề thần học của thời đại đó. Congar là một nhà thần học lớn của thế kỷ XX, và cũng như các nhà thần học khác, tư tưởng của Congar chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhà thần học và các truyền thống thần học khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng chính và có ý nghĩa.
- Những ảnh hưởng có ý nghĩa hơn cả trên thánh linh học của Congar đó là việc nghiên cứu về thần học các Giáo Phụ, về Thánh Tôma Aquinô, và Johann Adam Möhler, sự dấn thân cho đại kết với người Tin lành, Chính Thống giáo, và kinh nghiệm của Congar trong Công đồng Vaticano II. Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng sâu đậm vào tư tưởng của Congar.
2. Đặc điểm và sự đóng góp thánh linh học của Congar
Khi lưu ý tới sự yếu kém của thần học tiền công đồng về Chúa Thánh Thần đơn thuần chỉ là một khảo luận về Ngôi Thứ Ba mà không có liên hệ với các khảo luận thần học khác, Congar đã thực hiện cách giàu có và quân bình một nền thần học của Thánh Linh học và một nền Thánh Linh học trong thần học, nghĩa là một nền thánh linh học toàn vẹn (integrale) mà nó mang các đặc tính của Ba Ngôi học, Kitô học, Giáo hội học, nhân chủng học, và cánh chung học… Như thế chiều kích thánh linh học thấm nhập tất cả nền thần học, liên hệ đến các lĩnh vực thần học. Điều này thiết lập một viễn tượng mới mẻ trong thần học của Congar và là đóng góp lớn cho nền thần học Công giáo.
Trước hết, đó là một nền thánh linh học mang tính Ba Ngôi học:
Với Cha Congar, niềm tin Ba Ngôi là nền tảng và khuôn mẫu của đời sống kitô hữu, là viên đá góc tường của thần học hệ thống để nói về Thiên Chúa, là viễn tưởng và chân trời cần thiết cho một nền thần học về Chúa Thánh Thần.
Trong thập niên 1970-1980, sau Công Đồng Vaticanô II, đã có sự tái sinh của sự quan tâm về học thuyết Ba Ngôi vốn một thời đã bị lãng quên. Congar giải thích rằng: «Từ tất cả các nơi, trong thời gian gần đây, dân chúng đã từ bỏ sự không thích hợp của quan niệm về Thiên Chúa theo cái nhìn tiền ba ngôi (pretrinitaria)» (12). Congar liên kết tiền ba ngôi thuyết này (pretrinitarianismo) với sự thống trị của thần học duy gia trưởng-paternalismo và nam tính trong Kitô giáo (13). Congar cũng cho rằng, ở bình diện mục vụ, truyền thống ba ngôi học không thường xuyên có liên hệ với tu đức, và được sống bởi các người công giáo. Sự lơ là các đặc tính ba ngôi của thần học cũng đã là rõ ràng trong sự kiện là nhiều khảo luận thần học đề cập về tạo thành, ơn cứu độ, nhân chủng học và kitô học, mạc khải và giáo hội, các bí tích và cánh chung,… mà không hề quan tâm, nghĩ tới những mặt khác khởi đi từ tính riêng biệt của đức tin kitô giáo vào Thiên Chúa Ba Ngôi.
Để tránh sự thiếu hụt này và giữ cho được quân bình của nền thần học và nền tu đức Kitô giáo, theo Congar, cần phải trở về với nền tảng đức tin của chúng ta, trong đó chúng ta tin và tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi. Nền tảng ba ngôi học này cũng là con đường để đổi mới một nền thánh linh học đích thực và khuôn mẫu Ba Ngôi học và Thánh linh học này tránh được chủ nghĩa duy gia trưởng và duy quyền lực trong Giáo Hội (14).
Congar trình bày một nền thánh linh học đầy ý nghĩa, được nhìn và liên hệ chặt chẽ với mầu nhiệm Ba Ngôi. Quả thế, không thể tách biệt Chúa Cha khỏi Chúa Con và khỏi Chúa Thánh Thần. Một cách hữu thể học, các ngôi vị nên một với nhau, liên hệ với nhau. Vì thế, thánh linh học phải được hiểu dưới ánh sáng và với toàn thể mầu nhiệm Ba Ngôi. Với viễn tượng ba ngôi này, theo Congar, người ta có thể tránh được những loại chủ thuyết “duy”: thuyết duy tiền ba ngôi (pre-trinitarianismo), duy kitô học (cristomonismo) và ngay cả duy thánh linh học (pneumatomonismo). Điều này sẽ mang lại một nền thánh linh học khỏe khoắn, thực thụ và quân bình của nó.
Thánh linh học của Congar là một nền thánh linh học mang tính kitô học (cristologia):
Khi đề cập về tương quan giữa Thánh Thần và Đức Kitô, Cha Congar khẳng định rằng: «Không thể có kitô học nếu không có thánh linh học, cũng như không thể có một thánh linh học mà lại vắng mặt kitô học» (15). Trong mối tương quan hai chiều này, “Chúa Thánh Thần của Đức Kitô” sẽ không còn được hiểu như là một sự phụ thuộc cấp dưới vào Ngôi Lời, nhưng là diễn tả sự liên hệ chặt chẽ giữa Đức Kitô và Chúa Thánh Thần, giữa kitô học và thánh linh học. Quả thế, Thần học về “Thánh Thần của Đức Kitô” trở thành một sự mở ra của thánh linh học ngay trong lòng của kitô học và cũng là sự quay về của kitô học vào lòng của Thánh linh học. Theo Congar, một nền thánh linh học viên mãn và khỏe mạnh sẽ không tách rời hành động của Chúa Thánh Thần khỏi công trình của Đức Kitô (16). Congar đã cố gắng làm sáng rõ tương quan giữa Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Sự đóng góp ý nghĩa của Congar hệ tại trong «sự thay đổi tận căn giữa thánh linh học và kitô học: là sự quân bình giữa duy thánh linh học và duy kitô học» (17). Congar thành lập công thức nền tảng của ông: «Kitô học và thánh linh học không thể tách biệt nhau», bởi vì Chúa Thánh Thần luôn là Thánh Thần của Đức Kitô, như Kinh Thánh làm chứng nhiều lần (cf. 2Cor 3,17) «và sự khỏe mạnh của thánh linh học ở trong sự liên hệ với Kitô học» và «une ecclésiologie pneumatologique, suppose […] une cristologie pneumatologique, c’est-à-dire la perception du rôle de l’Esprit dans la vie messianique de Jésus» (18).
Một nền thánh linh học mang tính giáo hội học (ecclesiologica):
Như đã nói, thế kỷ XX được coi là thế kỷ của một sự đổi mới lạ thường về giáo hội học. Về phía mình, Cha Congar là người đã đóng góp lớn cho sự đổi mới này trong Công Đồng Vaticano II và sau Công Đồng, với sự phục hồi lại nguyên thủy chiều kích thánh linh học của Giáo hội. Trong quá khứ, một cách truyền thống, giáo hội học của Tây Phương mang tính quy Kitô là chính yếu (nếu không muốn nói là duy kitô học – cristomonismo). Thần học Công giáo tiền công đồng quá nhấn mạnh đến các khía cạnh kitô học của Giáo hội, bị giới hạn chỉ trong sự quy chiếu tới những hành động của Chúa Giêsu lịch sử và điều này tạo ra một lỗ hổng hiển nhiên trong lĩnh vực giáo hội học, nơi mà sự thiếu vắng của nền thánh linh học đúng đắn được thay thế bằng cái nhìn một chiều về Giáo hội theo tính pháp lý (giuridica), giáo sĩ (clericale) và piramide. Hệ quả đưa tới ít nhất là ba điều sau: các tín hữu bị giảm thiểu như là những đối tượng như trẻ thơ cần được chăm sóc và hướng dẫn, Congar tóm tắt diễn tả của Doloso Cortès “tất cả cho dân, không gì từ dân”; rồi một quan niệm tuyệt đối hóa mang tính duy gia trưởng về quyền hành trong Giáo hội, và sự thoái hóa của hiệp nhất (unità) thành đồng nhất hóa (uniformità). Vì thế cần phải vượt lên cái nhìn duy Kitô học và tiền ba ngôi của giáo hội học bằng cái nhìn ba ngôi học và nhất là chiều kích thánh linh học của Giáo hội.
Congar cho rằng giáo hội học-thánh linh (ecclesiologia pneumatologica) cho phép khẳng định rằng Giáo hội trước hết là một sự hiệp thông (communio) và Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp thông này. Cha Congar dám chắc rằng nó sẽ tránh được sự duy pháp lý, sự đồng nhất hóa, và logic hoàn toàn duy giáo sỹ, piramide, và gia trưởng trong Giáo hội. Congar cho thấy tương quan giữa Chúa Thánh Thần và Giáo Hội không chỉ hệ tại ở những hoạt động của Giáo Hội, nhưng nhất là ở trong chính bản tính của Giáo Hội. Thánh Thần là đấng đồng sáng lập Giáo hội, Đấng cư ngụ trong giáo hội như linh hồn cư ngụ trong thân xác. Đấng thánh hóa Giáo hội và làm cho Giáo hội sống động. Khi mẫu giáo hội này, một Giáo hội hiệp thông thánh linh (Chiesa communio-pneumatologica), vượt trên một Giáo hội nặng kiểu một tổ chức xã hội pháp lý (societas-giuridica), duy cơ cấu và hữu hình.
Thánh linh học mang tính nhân chủng loại học (antropologica):
Khởi đi từ cái nhìn của nhân loại học Kitô giáo trong đó con người được định nghĩa một cách nền tảng và hữu thể học, là IMAGO DEI, hình ảnh của Thiên Chúa (cf. St 1,26). Thiên Chúa là hình ảnh của chúng ta, Chúa Cha sinh ra cách hằng hữu Ngôi Lời và nhiệm sinh Thần Khí tình yêu. Các ngôi vị thần linh hiện hữu với, nhờ và cho nhau. Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa hiện hữu cách tương tự trong hữu thể với nhau (être à) và có tương quan với nhau. Con người chỉ tìm thấy sự viên mãn và bổ túc đầy đủ trong sự hiệp thông với Đấng Khác (Altro) và với người khác. Thiên Chúa và con người không thể tách biệt nhau, tương tự như thế, con người với con người cũng không thể tách biệt nhau, nhưng hiệp thông với nhau.
Khi con người đánh mất tương quan với Thiên Chúa vì tội lỗi của mình, Congar tin rằng, Thiên Chúa chữa lành những vết thương của nhân loại qua việc sai Chúa Con và sai Thánh Thần đến với nhân loại. Đức Kitô đấng cứu độ con người khỏi tội và Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh hóa con người. Người làm cho chúng ta trở thành con nhận của Chúa Cha và tạo vật mới trong Đức Kitô. Thánh Thần ở trong chúng ta và hướng chúng ta tới Thiên Chúa.
Ngược với nền thần học công giáo tân kinh viện thống trị trong thời tuổi trẻ của ông, Congar phát triển điều mà ông định nghĩa là một nền nhân chủng học thánh linh nó không tách rời khỏi điều mà ông gọi là một nền giáo hội học thánh linh. Mối tương quan thánh linh học này mà Congar thiết lập giữa nhân chủng học và giáo hội học là «một trong những đóng góp có ý nghĩa trong thần học về Chúa Thánh Thần của ông… Suy tư về hai chiều kích này của thần học của ông về Thánh Thần cho thấy sự bất khả phân chia của chúng» (19).
Cuối cùng là một nền thánh linh học mang tính cánh chung học (escatologica):
Tương quan giữa thánh linh học và cánh chung học là rất quan trọng. Thánh Thần đã được ban bởi Đấng Phục sinh như là Quà Tặng cánh chung. Nhưng Giáo hội lữ hành sống và bước đi trong thực tại “đã và chưa” – già e non ancora, đã đón nhận, nhưng chưa đầy đủ, đã được thánh hóa, nhưng chưa hoàn toàn thánh thiện. Giáo hội chỉ đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn và viên mãn với Thiên Chúa trong ngày cánh chung, như cô dâu và chú rể, được trình bày bởi Gioan trong sách khải huyền. Với tư cách là Quà Tặng cánh chung như là sự khởi đầu, như mầm..., Chúa Thánh Thần thực hiện trước những lời hứa cánh chung, Người xuất hiện như tác giả của một thực tại mà Người làm điểm nối giữa hiện tại và tương lai, Người ban cho chúng ta eschata, sự sống vĩnh cữu, sự mới mẽ cánh chung. Với Quà Tặng Thánh Thần, chúng ta nếm trước, tham dự trước sự sống của ngày cánh chung và chờ đợi sự viên mãn được hứa ban cho chúng ta đó là sự viên mãn trong Thánh Thần của Đức Kitô.
KẾT LUẬN
Trong Hội Ngị Đại Kết ở Upsal, Thượng phụ Hazim đã phát biểu những lời đầy sức sống về công trình của Thiên Chúa và Thánh Thần của Người, được Congar trích dẫn và tâm đắc: «Không có Thánh Thần, Thiên Chúa rất xa vời, Đức Kitô thuộc về quá khứ, Tin mừng là chữ chết, Giáo Hội chỉ là tổ chức, quyền bính là thống trị, truyền giáo là tuyên truyền, phụng tự chỉ là thuần túy tưởng niệm, hành vi kitô hữu chỉ còn là đạo đức nô lệ. Nhưng trong Thánh Thần, vũ trụ được nâng dậy và rên rỉ làm nảy sinh Nước Thiên Chúa, con người chiến đấu chống lại xác thịt, Đức Kitô Phục sinh đến hiện diện giữa chúng ta, Tin Mừng trở thành quyền bính sự sống, Giáo hội là Hiệp Thông Ba Ngôi, quyền bính nhằm phục vụ và giải thoát, Truyền giáo là một lễ Hiện Xuống… » (20).
Chúng ta vừa cố gắng giới thiệu những nét chính yếu trong nền thánh linh học của Congar. Có thể kết luận rằng thần học về Thánh Thần của Congar như là một cố gắng cho chúng ta có một cái nhìn toàn bộ về nền thánh linh học công giáo. Và có thể được xem như là một viên đá tảng trên đó thế hệ kế tiếp có thể sẽ xây lên những tòa nhà mới và những công trình mới đầy đủ và đẹp đẽ hơn.
Kết quả trên đây chỉ đơn giản là những trang giấy đơn sơ và giới hạn. Trong khi thực tại mầu nhiệm mà Congar nói đến và làm chứng – Quà Tặng của Thiên Chúa –, thì không thể diễn tả hết trong những từ ngữ đơn hèn của con người, nhưng có thể được khấn cầu trong lời nguyện: “Veni Sancte Spiritus!” Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến để bù đắp sự yếu đuối của chúng con (cf. Rm 8,26).
Chú thích:
1. Cf. Congar trích dẫn H.-U. VON BALTHASAR, Spiritus Creator. Saggi teologici, vol. 3, Morcelliana, Brescia 1972, 97. Cf. V. DILLARD, Au Dieu inconnu, Beauchesne, Paris 1938.
2. Cf. E. BRUNNER, Ein Buch von der Kirch, Göttingen 1951, 55.
3. Cf. LG 2, 7, 42, 48; GS 3, 21, 48.
4. J. RAZINGER, “Lo Spirito Santo come ‘communio’. Sul rapporto fra pneumatologia e spiritualità in Agostino”, in HEITMANN C. - MÜHLEN H. (a cura di), La riscoperta dello Spirito. Esperienza e teologia dello Spirito Santo, Jaca Book, Milano 1977, 253.
5. Y.-M. CONGAR, “Actualité d’une pneumatologie”, in Proche Orient Chrétien 23 (1973), 121-132, qui 131.
6. Cf. Y.-M. CONGAR, Credo nella Spirito Santo, Queriniana, Brescia 1998-19992, 5. Từ đây tác phẩm này sẽ được ký hiệu là CNSS.
7. CNSS, 571. Chi è il Padre? Secondo la tradizione teologica che prende le mosse dai Padri della Chiesa, il Padre è colui che assicura l’unità della Trinità essendo la fonte unica della divinità. Sappiamo che non esiste un’essenza divina anteriore alle persone, non c’è una natura divina che stia al di sopra di esse (DH 803-804), ma questa natura è posseduta interamente dai tre, ognuno a modo suo. Il Padre la possiede in modo fontale, originaria, dandola e mai ricevendola, anche se sempre relativamente al Figlio e allo Spirito Santo; cioè, il suo possesso originario della divinità non può essere considerato indipendentemente dalle altre due persone. Cf. L.-F. LADARIA, Il Dio vivo e vero. Il mistero della Trinità, Piemme, Casale Monferrato 20022, 336-337.
8. Cf. Y.-M., CONGAR, La Parola e il Soffio, Borla, Roma 1985, 26. Si è evidenziato come l’amore del Padre sia amore sorgivo, fontale: il Padre è il principio, la sorgente e l’origine della vita divina. Concilio XI di Toledo (675): DS 525 afferma: «Confessiamo che il Padre non è generato, non è creato, ma è ingenerato. Egli infatti, dal quale il Figlio riceve la nascita e lo Spirito Santo la processione, non ha origine da nessuno. Egli dunque è fonte e l’origine di tutta la divinità».
9. Theo kiểu nói của Agustino, thì Chúa Cha là Đấng Yêu Thương (Amante), Chúa Con là Đấng Được Yêu (Amato), và Thánh Thần là Tình Yêu (Amore).
10. IRENEO, Adv. Haer., 3,24,1.
11. MOLTMANN, Lo Spirito della Vita. Per una pneumatologia integrale [1991], Queriniana, Brescia 19942,183.
12. Y.-M. CONGAR, “Actualité renouvelée du Saint Esprit”, in Lumen Vitae 27, 4 (1972), 543-560, qui 455. Anche in CNSS, 189.
13. Cf. Y.-M. CONGAR, “Actualité de la pneumatologie”, in Credo in Spiritum Sanctum. Atti del congresso teologico internazionale di pneumatologia, vol. 1, LEV, Città del Vaticano 1983, 22.
14. Cf. Y.-M. CONGAR, La Parola e il Soffio, op. cit., -12.
15. Id., La Parola e il Soffio, op. cit., 10.
16. Cf. CNSS, 179.
17. M. G. CONGIU, Le Chiese Sorelle nella Teologia di Yves Congar, Roma 2001, 241.
18. Y.-M. CONGAR, “Pneumatologie dogmatique”, in Initiation à la pratique de la théologie, 495-496.
19. E.-T. GROPPE, “The Contribution of Yves Congar’s Theology of the Holy Spirit”, in Theological Studies 62 (2001), 457.
20. CNSS, 218.