TUYÊN NGÔN CHUNG CỦA CUỘC GẶP GỠ DO THÁI CÔNG GIÁO
“MỖI XÃ HỘI PHẢI TÔN TRỌNG VÀ BÊNH VỰC NHÂN PHẨM”
Budapest, Hung gia Lợi, 13/11/2008 (Zenit.org). Đây là tuyên ngôn chung công bố ngày thứ tư khi bế mạc phiên họp Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo Do Thái Quốc Tế Lần Thứ Hai Mươi diễn ra từ Chủ Nhật tại Budapest
Cuộc gặp gỡ của Ủy Ban Liên Lạc Công giáo Do Thái Quốc Tế (ILC) lần thứ hai mươi của Ủy Ban Quan Hệ Tôn Giáo Với Người Do Thái và Ủy Ban Do Thái Giáo Quốc Tế về Tham Vấn Liên Tôn (IJCIC) nhóm tại Budapest, ngày 9-12/11/2008. Được Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hung và Liên Đoàn Các Cộng Đồng Do Thái Giáo Hung chào đón. Đây là lần thứ hai Cuộc họp ILC đã diễn ra tại Trung/Đông Âu.
Cuộc gặp gỡ trước diễn ra tại Prague. Tại đó các tham dự viên phát biểu rõ rằng Chủ Nghĩa Bài Do Thái là một tội ác chống lại Thiên Chúa và nhân loại. Các đề tài của hội nghị hiện hành chú ý đến vai trò của tôn giáo trong xã hội dân sự ngày nay và tình hình thời sự hiện hành của các quan hệ Do Thái Giáo Công Giáo tại Đông Âu
Trong các thập niên mới đây cuộc đối thoại Công Giáo Do Thái giao đã được đánh dấu do tình thân nhiệt huyết và hiểu biết lẫn nhau gia tăng. Điều đó đã giúp chúng tôi có thể xây dựng một bầu khí tin cậy thân mật.
Vì thế cuộc đối thoại Công giáo Do Thái có thể trở nên một dấu chỉ hy vọng và nguồn gợi hứng cho thế giới đang bị biến loạn của chúng ta. Tinh thần thân hữu mới và nỗi chăm lo cho lẫn nhau có thể là biểu tượng quan trọng nhất mà chúng tôi phải cống hiến cho các xã hội của chúng tôi. Việc này chính là nhóm các nhà lãnh đạo trẻ, Công giáo cũng như Do Thái giáo, thường họp với nhau. Họ đã gặp mặt nhau nhiều ngày trước cuộc gặp gỡ ILC tổ chức và họ tham dự với tính cách đại biểu trọn vẹn.
Việc chọn lựa địa điểm tại Hung phản ánh ILC ước nguyện tăng cường các quan hệ tại Trung và Đông Âu. Hơn nữa có sự kiện là Hung gia Lợi, và nhất là Budapest có nhiều cộng đoàn Công giáo và Do Thái giáo, đang trải qua cuộc hồi sinh sôi nổi trong thời hậu Cộng sản. Điều ấy khiến cho Hung Gia Lợi được chọn lựa như địa điểm tư nhiên cho cuộc hội họp này.
Vì kỷ niệm thứ bẩy mươi của Kristallnacht lên tới cao điểm tạị Shoah vào ngày 9/11/2008, ILC thấy thích hợp là bắt đầu cuộc họp, nhớ đến biến cố này. Tiến sĩ Péter Feldmájer, Chủ Tịch Liên Đoàn Các Cộng Đoàn Do Thái giáo Hung Gia Lợi và Hồng Y Péter Erdő, Giáo Chủ Hung Gia Lợi, ngỏ lời. Nhân dịp này, Giáo Hoàng Biển Đức XVI có gửi mấy lời chú thích được hội nghị đón nhận nồng nhiệt.
Lễ khai mạc chính thức diễn ra tại Khách Sạn Hoàng Gia Buda (Budavari Palota), và gồmcác giới thiệu của Hồng Y Walter Kasper, Ủy Hội Tòa Thánh về Quan Hệ Tôn giáo với người Do Thái, Thầy Rabbi David Rosen, Chủ Tịch IJCIC, Hồng Y Tiến Sĩ. Péter Erdő và Tiến Sĩ Péter Feldmájer.
Phiên họp thứ nhất, ILC dành cho vấn đề “Tôn giáo trong Xã Hội Dân Sự”, do Giáo Sư József Schweitzer, một Rabbi hồi hưu, nguyên Viện Trưởng Chủng Viện Rabbi Budapest và Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám Mục Danh Dự Địa phận Washington, DC, phát biểu.
Tập trung vào công đoàn Do Thái giáo Hung trong năm mươi năm qua, Rabbi Schweitzer hình dung cuộc đấu tranh vẫn thường đối mặt cả hai cộng đoàn chúng tôi. Duy trì một cộng đoàn tôn giáo trong khi một xã hội dân sự làm cho cách biểu lộ công khai một tôn giáo có nhiều khi thành bất hợp pháp và là một thách thức. Hồng Y McCarrick, nêu ra thí dụ về xã hội đương đại tại Hoa Kỳ, suy nghĩ về các phúc lợi mà các định chế tôn giáo đem lại cho các xã hội dân sự. Đó là các giá trị đạo đức siêu việt, các công cuộc bác ái, và các kho tàng văn hóa nhờ các phương tiện truyền thông. Thảo luận và tranh biện tiếp sau đó.
Người Do Thái và người Công giáo đối diện với các thách thức về đời sống tôn giáo trong các xã hội trần thế. Các giá trị tôn giáo không còn được mọi người tiếp nhận, cho dù chúng vẫn là cốt yếu cho cuộc sống hạnh phúc của cá nhân và xã hội. Mỗi xã hội phải tôn trọng và bênh vực nhân phẩm và nhân quyền.
Thừa nhận giá trị tích cực của nền dân chủ có tham gia rộng rãi, đồng thời chúng tôi xác định quốc gia có trách nhiệm bảo đảm xã hội chống lại chủ nghĩa cực đoan, như vô cảm đối với các giá trị đạo đức và văn hóa của các truyền thống tôn giáo. Với cương vị các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi kêu gọi các thành viên của hai truyền thống chúng tôi chấp nhận có vai trò cổ vũ lòng tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
Các nhà hữu trách tôn giáo và dân sự liên hệ phải bảo đảm Quyền tự do tôn giáo cho cá nhân cũng như cộng đoàn. Người Công giáo và người Do Thái có bổn phận đạo đức phải chứng tỏ trách nhiệm tôn giáo đối với xã hội, và giáo dục các thế hệ tương lai đối vơi các giá trị tôn giáo. Đây là điều quan trọng đặc biệt trong thời gian hiện hành, mặc cho có biểu lộ tính bài ngoại, chủ nghĩa chủng tộc, và chủ nghĩa Bài Do Thái nổi lên ở nhiều nơi tại Trung và Đông Âu. Chúng tôi tiếp tục lấy làm tiếc về mặt tôn giáo bạo lực được cổ vũ và chú ý đặc biệt về những cuộc bùng phát chống lại người Kitô tại Ấn Độ vá những thời gian Bài Do Thái tại Âu châu và Trung Đông.
Ngày thứ hai, chương trình tập chú vào tình trạng hiện hành các quan hệ Do Thái giáo Công giáo tại Đông Âu và do Giáo Sư Stanislaw Krajewski của Ba Lan phát biểu. Giáo sư này nói về bối cảnh xã hội học của người Do Thái và Công giáo tại nhiều nơi ở Trung và Đông Âu. Và Giáo sư Balázs Schanda xuất xứ từ Hung gia Lợi đưa ra một cái nhìn sơ lược về điều kiện pháp lý đang chi phối các hoạt động của họ.
Buối sau trưa, có cuộc gặp gỡ với cộng đồng Do Thái ở Hung Gia Lợi. Rabbi Giáo Sư Alfréd Joel Schőner, người đứng đầu Chủng Viện Rabbi giới thiệu cộng đồng này. Các người tham dự ILC đi một vòng thăm những điểm mốc quan trọng, có liên kết với lịch sử người Công giáo và Do Thái giáo Hung Gia Lợi.
Buổi chiều một cuộc cử hành lễ kỷ niệm thành lập quốc gia Do Thái lần thứ sáu mươi được cộng đồng Do Thái giáo Hung Gia Lợi cùng với Sứ Quán Do Thái tại Hung Gia Lợi chào đón. Biến cố này được Ngài Aliza Bin-Noun, Đại Sứ của Quốc Gia Do Thái, Hòng Y Walter Kasper và Rabbi Mordechai Piron, Chủ Tịch của Uỷ Ban Do Thái Giáo Quốc Gia Do Thái và Tham Vấn Liên Tôn, phát biểu.
Ngày cuối cùng, ILC dành bàn về những vấn đề hiện hành cũng như các nhóm công tác về các dự án liên hợp, giáo dục và đào tạo thế hệ lãnh đạo mới trong quan hệ Công giáo Hồi giáo. Đáng chú ý, các báo cáo của các nhóm công tác cùng tham dự cho thấy các sáng kiến: đối thoại ba bên liên quan đến thành viên Kitô Chính thống của IJCIC cũng như Tòa Thánh cùng các đại biểu Hồi giáo, qua Liên Đoàn Các Trí Thức Hồi Giáo Của Hồi Giáo Morocco; ủy thác Tiểu Ban Giáo Dục giúp quảng bá tri thức và tác động của cuộc đối thoại này; và công tác của nhóm cốt lõi lãnh đạo Do thái và Công giáo sáng giá, chuẩn bị cuộc hội thào do ILC bảo trợ, nhóm vào tháng 6/ 2009 tại Castel Gandolfo.
Cuộc khủng hoàng kinh tế hiện nay làm chúng tôi chú ý đến tính thống nhất và tình liên kết của toàn thể nhân loại. Không nên trách cứ bất cứ nhóm tôn giáo, kinh tế, xã hội, chủng tộc hay quốc gia đặc biệt nào về cơn khủng hoảng hiện hành. Chúng tôi bày tỏ quan tậm đặc biệt đến những thành viên của xã hội dễ tồn thương nhất, cách riêng là những người nghèo khó. Họ luôn luôn phải chịu đưng nhiều nhất từ các điều kiện kinh tế thay đổi có kịch tính nhất. Chúng tôi chủ ý chuyển tín điệp hy vọng, mời gọi mỗi người dấn thân cho mục tiêu công bằng xã hội và liên đới nhân bản.
“MỖI XÃ HỘI PHẢI TÔN TRỌNG VÀ BÊNH VỰC NHÂN PHẨM”
Budapest, Hung gia Lợi, 13/11/2008 (Zenit.org). Đây là tuyên ngôn chung công bố ngày thứ tư khi bế mạc phiên họp Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo Do Thái Quốc Tế Lần Thứ Hai Mươi diễn ra từ Chủ Nhật tại Budapest
Cuộc gặp gỡ của Ủy Ban Liên Lạc Công giáo Do Thái Quốc Tế (ILC) lần thứ hai mươi của Ủy Ban Quan Hệ Tôn Giáo Với Người Do Thái và Ủy Ban Do Thái Giáo Quốc Tế về Tham Vấn Liên Tôn (IJCIC) nhóm tại Budapest, ngày 9-12/11/2008. Được Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hung và Liên Đoàn Các Cộng Đồng Do Thái Giáo Hung chào đón. Đây là lần thứ hai Cuộc họp ILC đã diễn ra tại Trung/Đông Âu.
Cuộc gặp gỡ trước diễn ra tại Prague. Tại đó các tham dự viên phát biểu rõ rằng Chủ Nghĩa Bài Do Thái là một tội ác chống lại Thiên Chúa và nhân loại. Các đề tài của hội nghị hiện hành chú ý đến vai trò của tôn giáo trong xã hội dân sự ngày nay và tình hình thời sự hiện hành của các quan hệ Do Thái Giáo Công Giáo tại Đông Âu
Trong các thập niên mới đây cuộc đối thoại Công Giáo Do Thái giao đã được đánh dấu do tình thân nhiệt huyết và hiểu biết lẫn nhau gia tăng. Điều đó đã giúp chúng tôi có thể xây dựng một bầu khí tin cậy thân mật.
Vì thế cuộc đối thoại Công giáo Do Thái có thể trở nên một dấu chỉ hy vọng và nguồn gợi hứng cho thế giới đang bị biến loạn của chúng ta. Tinh thần thân hữu mới và nỗi chăm lo cho lẫn nhau có thể là biểu tượng quan trọng nhất mà chúng tôi phải cống hiến cho các xã hội của chúng tôi. Việc này chính là nhóm các nhà lãnh đạo trẻ, Công giáo cũng như Do Thái giáo, thường họp với nhau. Họ đã gặp mặt nhau nhiều ngày trước cuộc gặp gỡ ILC tổ chức và họ tham dự với tính cách đại biểu trọn vẹn.
Việc chọn lựa địa điểm tại Hung phản ánh ILC ước nguyện tăng cường các quan hệ tại Trung và Đông Âu. Hơn nữa có sự kiện là Hung gia Lợi, và nhất là Budapest có nhiều cộng đoàn Công giáo và Do Thái giáo, đang trải qua cuộc hồi sinh sôi nổi trong thời hậu Cộng sản. Điều ấy khiến cho Hung Gia Lợi được chọn lựa như địa điểm tư nhiên cho cuộc hội họp này.
Vì kỷ niệm thứ bẩy mươi của Kristallnacht lên tới cao điểm tạị Shoah vào ngày 9/11/2008, ILC thấy thích hợp là bắt đầu cuộc họp, nhớ đến biến cố này. Tiến sĩ Péter Feldmájer, Chủ Tịch Liên Đoàn Các Cộng Đoàn Do Thái giáo Hung Gia Lợi và Hồng Y Péter Erdő, Giáo Chủ Hung Gia Lợi, ngỏ lời. Nhân dịp này, Giáo Hoàng Biển Đức XVI có gửi mấy lời chú thích được hội nghị đón nhận nồng nhiệt.
Lễ khai mạc chính thức diễn ra tại Khách Sạn Hoàng Gia Buda (Budavari Palota), và gồmcác giới thiệu của Hồng Y Walter Kasper, Ủy Hội Tòa Thánh về Quan Hệ Tôn giáo với người Do Thái, Thầy Rabbi David Rosen, Chủ Tịch IJCIC, Hồng Y Tiến Sĩ. Péter Erdő và Tiến Sĩ Péter Feldmájer.
Phiên họp thứ nhất, ILC dành cho vấn đề “Tôn giáo trong Xã Hội Dân Sự”, do Giáo Sư József Schweitzer, một Rabbi hồi hưu, nguyên Viện Trưởng Chủng Viện Rabbi Budapest và Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám Mục Danh Dự Địa phận Washington, DC, phát biểu.
Tập trung vào công đoàn Do Thái giáo Hung trong năm mươi năm qua, Rabbi Schweitzer hình dung cuộc đấu tranh vẫn thường đối mặt cả hai cộng đoàn chúng tôi. Duy trì một cộng đoàn tôn giáo trong khi một xã hội dân sự làm cho cách biểu lộ công khai một tôn giáo có nhiều khi thành bất hợp pháp và là một thách thức. Hồng Y McCarrick, nêu ra thí dụ về xã hội đương đại tại Hoa Kỳ, suy nghĩ về các phúc lợi mà các định chế tôn giáo đem lại cho các xã hội dân sự. Đó là các giá trị đạo đức siêu việt, các công cuộc bác ái, và các kho tàng văn hóa nhờ các phương tiện truyền thông. Thảo luận và tranh biện tiếp sau đó.
Người Do Thái và người Công giáo đối diện với các thách thức về đời sống tôn giáo trong các xã hội trần thế. Các giá trị tôn giáo không còn được mọi người tiếp nhận, cho dù chúng vẫn là cốt yếu cho cuộc sống hạnh phúc của cá nhân và xã hội. Mỗi xã hội phải tôn trọng và bênh vực nhân phẩm và nhân quyền.
Thừa nhận giá trị tích cực của nền dân chủ có tham gia rộng rãi, đồng thời chúng tôi xác định quốc gia có trách nhiệm bảo đảm xã hội chống lại chủ nghĩa cực đoan, như vô cảm đối với các giá trị đạo đức và văn hóa của các truyền thống tôn giáo. Với cương vị các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi kêu gọi các thành viên của hai truyền thống chúng tôi chấp nhận có vai trò cổ vũ lòng tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
Các nhà hữu trách tôn giáo và dân sự liên hệ phải bảo đảm Quyền tự do tôn giáo cho cá nhân cũng như cộng đoàn. Người Công giáo và người Do Thái có bổn phận đạo đức phải chứng tỏ trách nhiệm tôn giáo đối với xã hội, và giáo dục các thế hệ tương lai đối vơi các giá trị tôn giáo. Đây là điều quan trọng đặc biệt trong thời gian hiện hành, mặc cho có biểu lộ tính bài ngoại, chủ nghĩa chủng tộc, và chủ nghĩa Bài Do Thái nổi lên ở nhiều nơi tại Trung và Đông Âu. Chúng tôi tiếp tục lấy làm tiếc về mặt tôn giáo bạo lực được cổ vũ và chú ý đặc biệt về những cuộc bùng phát chống lại người Kitô tại Ấn Độ vá những thời gian Bài Do Thái tại Âu châu và Trung Đông.
Ngày thứ hai, chương trình tập chú vào tình trạng hiện hành các quan hệ Do Thái giáo Công giáo tại Đông Âu và do Giáo Sư Stanislaw Krajewski của Ba Lan phát biểu. Giáo sư này nói về bối cảnh xã hội học của người Do Thái và Công giáo tại nhiều nơi ở Trung và Đông Âu. Và Giáo sư Balázs Schanda xuất xứ từ Hung gia Lợi đưa ra một cái nhìn sơ lược về điều kiện pháp lý đang chi phối các hoạt động của họ.
Buối sau trưa, có cuộc gặp gỡ với cộng đồng Do Thái ở Hung Gia Lợi. Rabbi Giáo Sư Alfréd Joel Schőner, người đứng đầu Chủng Viện Rabbi giới thiệu cộng đồng này. Các người tham dự ILC đi một vòng thăm những điểm mốc quan trọng, có liên kết với lịch sử người Công giáo và Do Thái giáo Hung Gia Lợi.
Buổi chiều một cuộc cử hành lễ kỷ niệm thành lập quốc gia Do Thái lần thứ sáu mươi được cộng đồng Do Thái giáo Hung Gia Lợi cùng với Sứ Quán Do Thái tại Hung Gia Lợi chào đón. Biến cố này được Ngài Aliza Bin-Noun, Đại Sứ của Quốc Gia Do Thái, Hòng Y Walter Kasper và Rabbi Mordechai Piron, Chủ Tịch của Uỷ Ban Do Thái Giáo Quốc Gia Do Thái và Tham Vấn Liên Tôn, phát biểu.
Ngày cuối cùng, ILC dành bàn về những vấn đề hiện hành cũng như các nhóm công tác về các dự án liên hợp, giáo dục và đào tạo thế hệ lãnh đạo mới trong quan hệ Công giáo Hồi giáo. Đáng chú ý, các báo cáo của các nhóm công tác cùng tham dự cho thấy các sáng kiến: đối thoại ba bên liên quan đến thành viên Kitô Chính thống của IJCIC cũng như Tòa Thánh cùng các đại biểu Hồi giáo, qua Liên Đoàn Các Trí Thức Hồi Giáo Của Hồi Giáo Morocco; ủy thác Tiểu Ban Giáo Dục giúp quảng bá tri thức và tác động của cuộc đối thoại này; và công tác của nhóm cốt lõi lãnh đạo Do thái và Công giáo sáng giá, chuẩn bị cuộc hội thào do ILC bảo trợ, nhóm vào tháng 6/ 2009 tại Castel Gandolfo.
Cuộc khủng hoàng kinh tế hiện nay làm chúng tôi chú ý đến tính thống nhất và tình liên kết của toàn thể nhân loại. Không nên trách cứ bất cứ nhóm tôn giáo, kinh tế, xã hội, chủng tộc hay quốc gia đặc biệt nào về cơn khủng hoảng hiện hành. Chúng tôi bày tỏ quan tậm đặc biệt đến những thành viên của xã hội dễ tồn thương nhất, cách riêng là những người nghèo khó. Họ luôn luôn phải chịu đưng nhiều nhất từ các điều kiện kinh tế thay đổi có kịch tính nhất. Chúng tôi chủ ý chuyển tín điệp hy vọng, mời gọi mỗi người dấn thân cho mục tiêu công bằng xã hội và liên đới nhân bản.